Thượng tướng Võ Tiến Trung, ông là ai? (Phần cuối)

Thu Hà

13-3-2021

Tiếp theo phần 1

Máu nhuộm hải đảo, biên cương…

Trong khoảng thời gian 50 năm qua, có bốn mốc quan trọng mà Trung Cộng đã tiến hành xâm lược quy mô, giết người tàn bạo đối với Việt Nam, đó là Hải chiến Hoàng Sa tháng 1/1974, Chiến tranh biên giới 2/1979, Mặt trận Vị Xuyên 7/1984 và Thảm sát Gạc Ma tháng 3/1988.

Thượng tướng Võ Tiến Trung, ông là ai? (Phần 1)

Thu Hà

10-3-2021

Kỷ niệm 33 năm ngày Trung Cộng xâm lược và thảm sát Gạc Ma (14/3/1988 – 14/3/2021)

Nói gì về những ngày này 42 năm trước?

Blog VOA

Trân Văn

22-2-2021

Ngày 14 tháng 2 vừa qua là thời điểm tròn 42 năm Trung Quốc xua quân sang dạy cho Việt Nam một bài học và đó là lý do, tuần này, “hèn”… trở thành từ phổ biến trên mạng xã hội…

Chiến tranh Việt – Trung năm 1979 góp phần vào tiến trình lịch sử thế giới như thế nào

South East Asia Globe

Tác giả: Hoàng Minh Vũ

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

17-2-2021

Ngày 17 tháng 2 đánh dấu 42 năm kể từ khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam, khi Bắc Kinh trả đũa việc Hà Nội lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Là một cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu, nó chứng tỏ là thời điểm quan trọng trong một năm có lẽ đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử cận đại – đó là năm 1979.

Ngày 17/2

Thái Hạo

17-2-2021

Tôi vẫn chưa viết được một điều gì về cuộc xâm lược dã man của CS Trung Quốc vào Việt Nam, mà vẫn chỉ nói về những điều của quốc nội. Nó cũng giống như việc tôi ít đề cập đến bầu cử Mỹ, đến Trump, đến Sa hoàng Putin v.v.. dù biết tất cả những điều ấy đều can hệ tới thân phận nước Việt và dân Việt.

Một cách tiếp cận thực dụng, thực tế với Trung Quốc là cần thiết

Trịnh Hữu Long

17-2-2021

Bất chấp chúng ta nuôi dưỡng những mong muốn nào về Trung Quốc, những điều sau đây là thực tế phũ phàng chúng ta phải chấp nhận:

Ngày này 42 năm trước

Nguyễn Thông

17-2-2021

Ngày này tức là ngày 17 tháng 2. Còn 42 năm trước, tức vào buổi chiều 17.2.1979. Khi ấy tôi dạy tại Trường dự bị đại học TP.HCM. Mới gần 2 tuổi nghề, hăng lắm, trường giao việc gì cũng nhận, thậm chí chưa giao cũng xung phong. Hồi ấy không biết, hoặc chưa có bài vè “Tiến lên ta quyết tiến lên/Tiến lên ta lại xông lên hàng đầu”, hăng bởi đang là đoàn viên.

Chỉ trong 14 năm, Bắc Kinh đã ba lần xâm lược nước ta – Ba mùa xuân đau thương, mất mát

Cù Mai Công

17-2-2021

Không được sợ Trung Quốc!” (Cố Tổng bí thư Lê Duẩn).

Sáng 17-2-1979, 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi, Trung Quốc đưa 600.000 quân và 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối mở cuộc tấn công xâm lược nước ta dọc theo biên giới phía Bắc – từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) hơn ngàn cây số.

Trung Quốc tuyên truyền sai sự thực về lịch sử đảo Bạch Long Vỹ [Vịnh Bắc Bộ] trên tờ The Diplomat

Nghiên cứu Việt – Mỹ

16-2-2021

Đảo Bạch Long Vỹ của Việt Nam trên trang Diplomat

Tháng 4 năm 2019, tờ The Diplomat ở Washington DC cho đăng bài “Hòn đảo trên Biển Đông mà Trung Quốc đã cho đi” của tác giả Trung Quốc Zhen-Gang Ji, tuyên truyền sai sự thật về lịch sử đảo Bạch Long Vỹ, mà không kiểm tra cẩn trọng về nội dung của bài.

Quan điểm của CLB Lê Hiếu Đằng về cuộc xâm lược của Trung Quốc ngày 17/2/1979

16-2-2021

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đứng đầu là Đặng Tiểu Bình đã đưa 60 vạn quân cùng các phương tiện chiến tranh tối tân, đồng loạt tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Quân xâm lược Trung Cộng đã tàn sát hàng chục vạn đồng bào ta, tàn phá tất cả các thành phố, làng mạc nơi chúng tấn công, chiếm đóng.

Giấc mộng thống lĩnh thế giới của TQ với hai vũ khí chiến lược mới

Vũ Kim Hạnh

16-2-2021

Hôm nay, mùng 5 Tết, một ngày lịch sử đầy tự hào của người Việt: Tết Đống Đa.

Việt Nam không biết thông tin Trung Quốc đặt tên lửa phòng không gần biên giới?

RFA

Diễm Thi

5-2-2021

“Chúng tôi sẽ xác minh thông tin như bạn hỏi”.

Đó là câu trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, tại cuộc họp báo trực tuyến vào chiều 4 tháng 2 về câu hỏi liên quan một số hình ảnh, thông tin cho thấy có một căn cứ tên lửa đất đối không đang được Trung Quốc hoàn tất chỉ cách biên giới Việt Nam chừng 20km.

“Thượng tôn pháp luật” hay “Chính trị là thống soái”?

Ngô Ngọc Trai

6-2-2021

Việt Nam đang xác minh thông tin về một bãi phóng tên lửa đất đối không do Trung Quốc xây dựng sát biên giới, nếu hình ảnh từ vệ tinh được chia sẻ trên mạng là đúng thì đó là một hành động quân sự đe dọa chủ quyền của Việt Nam.

Tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông, Đá Ba Đầu, cơ sở tên lửa gần biên giới Việt – Trung

Đặng Sơn Duân

5-2-2021

1. Tàu sân bay USS Nimitz vào Biển Đông

Tối ngày 4.2, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz bắt đầu tiến băng qua eo biển Malacca chuẩn bị tiến vào Biển Đông, sau khi quay về từ Biển Ả Rập.

Kiến nghị Quốc hội ra nghị quyết về tình hình Biển Đông

2-2-2021

Người dân Philippines đứng trước LSQ Trung Quốc ở thành phố Makati, kêu gọi chính quyền thách thức luật hải cảnh Trung Quốc hôm 29-1-2021. Nguồn: ABS-CBN News

Kính gởi: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 22/01/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc ban hành Luật Hải cảnh, cho phép tàu cảnh sát biển Trung Quốc được thực thi pháp luật như sau:

Phạm Minh Chính, viên công an đến từ Thanh Hóa

Jackhammer Nguyễn

31-1-2021

Bước đệm cho chức Tổng Bí thư?

Danh sách Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) chính thức được công bố, giống hệt như những đồn đoán, rò rỉ từ cả tuần trước về vị trí của “tứ trụ”, bốn người đứng đầu là các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Việt Nam cần phải làm gì trước luật hải cảnh mới công bố của Trung Quốc?

Trương Nhân Tuấn

31-1-2021

Cho tới hôm kia phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao VN mới rụt rè lên tiếng về vụ luật hải cảnh của TQ đưa vào áp dụng. Nói “rụt rè” là nói nhẹ. Bởi vì VN không hề đá động gì tới nội dung hải cảnh TQ sẽ “sử dụng vũ khí cầm tay, vũ khí phóng trên thuyền, vũ khí phóng từ trên không” để chế ngự những tàu bè “xâm phạm” hải phận của họ.

Trung Quốc đang tổ chức du lịch như thế nào tại Hoàng Sa của Việt Nam?

Đỗ Hùng

27-1-2021

Một cái mà Trung Quốc gọi là “làng chài” trên Bãi Ba Ba. Ảnh: Hải Hiệp Bưu luân

CNN mới có bài viết trong mục Du lịch về hoạt động du lịch của Trung Quốc tại Hoàng Sa, quần đảo của Việt Nam mà Trung Quốc đã chiếm lần hồi vào nhiều giai đoạn, đến năm 1974 thì họ nổ súng cưỡng chiếm nốt phần còn lại từ Việt Nam Cộng Hòa.

Luật hải cảnh mới của TQ là mối đe dọa trực tiếp đến sinh mạng và đời sống của ngư dân VN

Nguyễn Ngọc Chu

23-1-2021

1. Tin hôm qua, ngày 22/1/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua luật hải cảnh mới – trao cho hải cảnh Trung Quốc quyền nổ súng trước – đã đưa khu vực Biển Đông Nam Á vào cận kề của các xung đột vũ trang cục bộ. Nhưng xung đột vũ trang cục bộ tuy gần mà còn xa. Điều cận kề bị nã đạn chính là ngư dân Việt Nam.

Chủ quyền Hoàng Sa và vấn đề “ratione temporis”

Trương Nhân Tuấn

20-1-2021

Phóng đồ hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Một năm 1974. Nguồn: internet

Có câu hỏi trên RFA rằng “VN có vĩnh viễn mất Hoàng Sa vào tay Trung quốc?“. Sau 50 năm sẽ mất Hoàng Sa?

Theo tôi, LS Nguyễn Hoàng Duyên trả lời chính xác, là không có văn bản nào thuộc công pháp quốc tế nói về điều này.

Tuy nhiên nếu ta qui chiếu theo phán quyết (préliminaire) của Tòa Công lý quốc tế (CIJ) về vụ Nauru c. Australie, ngày 26 tháng Sáu 1992. Tòa phán rằng:

“La Cour reconnaît que (…) le retard d’un Etat demandeur peut rendre une requête irrecevable. Elle note cependant que le droit international n’impose pas à cet égard une limite de temps déterminée”.

Tạm dịch: Tòa nhìn nhận rằng… sự trễ nải của một quốc gia bên nguyên đơn có thể làm cho đơn thỉnh cầu của quốc gia này bị bác bỏ. Tuy nhiên Tòa cũng ghi nhận rằng, luật quốc tế không áp đặt một thời hạn cụ thể trong vấn đề này.

Tức là, mặc dầu luật quốc tế không đề cập gì đến thời hạn bao lâu thì một vụ tranh chấp (giữa hai quốc gia) sẽ “tàn”. Nhưng nếu một bên “ngâm tôm” quá lâu thì đơn khiếu nại của bên này có thể sẽ bị Tòa bác.

Ý kiến cá nhân của tôi, vấn đề “thời gian” sẽ không là một “trở ngại”, nếu VN liên tục lên tiếng phản đối bất kỳ một hành vi nào của TQ thể hiện ở Hoàng Sa.

Cái khó của VN là việc “mất tố quyền – forclusion – estopped”, tức VN không còn “quyền” nào nữa để kiện tụng TQ trong bất cứ vấn đề nào ở Hoàng Sa (và có thể ở Trường Sa). Công hàm 1958 của PVĐ có hiệu lực “ngăn chặn” mọi vận động pháp lý của VN liên quan đến HS và TS.

TQ luôn nói rằng trong cuộc chiến HS họ “phản công tự vệ” vì VNCH khai hỏa trước. TQ cho rằng mục đích cuộc chiến HS 17-19 tháng Giêng 1974 là “giải phóng một vùng lãnh thổ bị ngoại xâm chiếm đóng”.

Vụ đụng độ Gạc ma 1988 lập luận của TQ vẫn không thay đổi.

VN dễ dàng đi kiện TQ vụ Gạc Ma nhưng họ đã không đi kiện. Nhà cầm quyền CSVN cũng không hề có những phản đối đúng mức với những hành vi “bồi đắp đảo” của TQ (từ năm 2013) ở 7 bãi đá chiếm của VN.

Chuyện “dễ” họ không làm. Vì họ không muốn làm hay họ muốn làm nhưng không thể làm được?

Theo tôi là họ không thể làm được. VN đến nay không trả lời, không phản biện được nội dung công hàm ngày 17 tháng Tư năm 2020 của TQ gởi tổng thơ ký LHQ trong vụ “cuộc chiến công hàm” ở Ủy ban ranh giới thềm lục địa. Công hàm này TQ cho rằng VN đã bị “mất tố quyền – estopped” vì công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng (và những tài liệu như sách giáo khoa, báo chí, bản đồ… của VN nhìn nhận HS và TS thuộc TQ).

Tức là cản trở khiến VN hôm nay không thể kiện tụng gì với TQ là sự hiện hữu công hàm 1958.

Các tuyên bố của TQ như “phản công tự vệ” hay “giải phóng một lãnh thổ bị ngoại bang chiếm đóng” đều đặt căn bản trên công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng.

Do đó bất cứ động thái nào của VN về pháp lý ở HS hay TS, nếu VN chưa làm một “thủ tục hóa giải” công hàm 1958 hợp lý và thuyết phục, thì VN “kiện là để thua”. Tòa sẽ bác đơn VN từ bãi “gởi xe” (nói kiểu Đỗ Dzũng trên YouTube…).

_____

RFA: Việt Nam có vĩnh viễn mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc?

Diễm Thi

19-1-2021

Sau 50 năm sẽ mất Hoàng Sa?

Ngày 19 tháng Một năm 1974, một trận hải chiến xảy ra ở vùng biển Quần đảo Hoàng Sa giữa Hải quân Trung Quốc và Hải quân VNCH. Ngày 20 tháng Một năm 1974, Trung Quốc đã dành được quyền kiểm soát tất cả các đảo từ phía VNCH. 74 thủy thủ VNCH tử trận, 16 thủy thủ bị thương và 48 thủy thủ bị bắt làm tù binh. Phía Trung Quốc có 18 thủy thủ tử trận, 67 thủy thủ bị thương.

Trong những năm đầu thế kỷ 20, quần đảo Hoàng Sa do người Pháp quản lý. Trong Đệ nhị thế chiến từ năm 1941 đến năm 1945, người Pháp phải rút quân khỏi Đông Dương, người Nhật quản lý quần đảo Hoàng Sa.

Tại Hiệp ước hòa bình San Francisco năm 1951, người Nhật tuyên bố từ bỏ chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1956, chính quyền VNCH tuyên bố quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Năm 1958, Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa tuyên bố quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trên thực tế, VNCH chỉ kiểm soát nhóm đảo phía Tây là nhóm Trăng Khuyết với trung tâm là Đảo Hoàng Sa.

Khi Chính quyền VNCH trao quyền thăm dò, khai thác dầu khí cho các công ty nước ngoài ở nhóm đảo Trăng Khuyết vào giữa năm 1973, hải quân VNCH và Trung Quốc bắt đầu có những vụ đụng độ trên biển. Cao điểm là trận hải chiến đầu năm 1974.

Đến nay đã 47 năm trôi qua, nhiều người Việt Nam quan ngại rằng, chiếu theo luật quốc tế, nếu sau 50 năm mà Việt Nam không lấy lại được Hoàng Sa thì những đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ sẽ trở nên vô hiệu. Điều này có nghĩa Việt Nam sẽ mất vĩnh viễn Quần đảo Hoàng Sa về tay Trung Quốc.

Trả lời với truyền thông Nhà nước, ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng cho biết, theo luật quốc tế, nếu như một quốc gia giữ, trực tiếp quản lý một lãnh thổ suốt 50 năm không có tranh chấp thì lãnh thổ đó coi như thuộc về quốc gia đó. Nhưng quần đảo Hoàng Sa không nằm trong trường hợp này bởi Trung Quốc đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm trái phép Hoàng Sa, chứ không phải giành được bằng biện pháp hòa bình.

Luật sư Nguyễn Hoàng Duyên, từng có 7 năm làm Phó khoa trưởng Lincoln Law School of San Jose, nói với RFA sáng 19 tháng Một năm 2021:

“Điều đó không thể hiện ở bất cứ văn bản nào trên công pháp quốc tế hết. Mà thực tế là khi có tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải hay những hòn đảo của hai cơ chế quyền lực, nước nào giữ càng lâu thì chắc chắn nước kia càng khó lấy lại. Nhất là vấn đề tương quan lực lượng giữa hai nước.

Nếu ngay bây giờ Việt Nam đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra tòa án quốc tế để lên tiếng về chủ quyền thì ít ra mình có cái mốc về pháp lý để nói chuyện. Nhưng nói rằng cái mốc đó nó có giá trị khẳng định mạnh tới cỡ nào thì phải nhìn nhận thực tế là kẻ mạnh luôn trấn áp kẻ yếu.

Ngoài ra, sau năm 1945 Liên Hiệp Quốc có một nguyên tắc chung, là không công nhận bất kỳ một lãnh thổ hay lãnh hải nào mà được chiếm bằng võ lực. Đó là một nguyên tắc căn bản.”

Ngày 14 tháng Mười năm 1970, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ra Nghị Quyết 2625 tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Nghị quyết 2625 quy định rõ, lãnh thổ quốc gia không thể bị chiếm đóng quân sự do việc sử dụng vũ lực trái với những điều khoản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Lãnh thổ quốc gia không thể bị một quốc gia khác chiếm đoạt là kết quả của việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực. Không một sự chiếm đóng lãnh thổ do việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực nào được công nhận là hợp pháp.

Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng quy định, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của Liên Hiệp Quốc.

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc bình luận:

“Một điểm nên nhớ là Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khi họ là Ủy viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đáng lẽ họ phải làm gương trong việc không dùng vũ lực xâm chiếm lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền. Họ vi phạm Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc.”

Ông Đinh Kim Phúc nói thêm rằng, là một người nghiên cứu về lịch sử Biển Đông, ông chưa thấy điều khoản quốc tế nào liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo có ghi thời lượng đấu tranh là 50 năm.

Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã tin rằng, Việt Nam một ngày nào đó sẽ đủ mạnh để lấy lại Hoàng Sa cho dù đã mất bao nhiêu năm chăng nữa. Ông giải thích:

“Tôi đã từng nói rằng nếu cần như thời kỳ Bắc thuộc, bị đô hộ một ngàn năm thì Việt Nam vẫn tiếp tục đấu tranh để giành độc lập. Thế thì Hoàng Sa cũng thế thôi. Tôi cho rằng một trong cái tốt nhất của người Việt Nam hiện nay là coi việc mất Hoàng Sa là ‘chất men yêu nước’. Khi có chất men này thì người Việt ở trong và ngoài nước sẽ cùng nhau thể hiện lòng yêu nước của mình.

Người ta nghĩ rằng theo luật quốc tế, khi mất Hoàng Sa mà mình không nói gì thì coi như công nhận đã mất. Thế còn Nhà nước Việt Nam hiện nay, trong bất cứ dịp nào cũng luôn luôn khẳng định chủ quyền của mình tại Hoàng Sa. Khi cả hai bên cùng khẳng định chỉ quyền tức là còn đang tranh chấp. Ngàn năm mình bị đô hộ mà mình còn lấy lại được, huống hồ chỉ mấy chục năm?”

Nhờ đồng chí giữ hộ

Trong một bài viết của Nhà báo Bùi Tín có tựa “40 năm trận Hoàng Sa Oanh Liệt” được VOA đăng hôm Chín tháng Một năm 2014, nhà báo này chia sẻ rằng, ông cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại 40 năm trước ông từng phụ họa với sự giải thích của ông Lê Đức Thọ và Ban Tuyên giáo trung ương rằng: “Hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ”.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã nhận định:

“Theo tôi thì trước 1975 ở miền Nam có đồng minh, ở miền Bắc thì có đồng chí. Khi mà hai miền phân tranh đánh nhau như vậy thì nếu có đồng chí chiếm hộ Hoàng Sa hay Trường Sa thì miền Bắc họ nghĩ để các đồng chí giữ hộ. Tâm lý đó không phải chỉ có ở miền Bắc đâu.

Thế nhưng sau 1975 thì đồng chí có trả lại cho mình đâu. Cứ tưởng đồng minh, đồng chí sẽ giúp mình, nhưng thực tế thì họ chỉ vì quyền lợi của họ thôi chứ đâu phải họ vì Việt Nam Cộng Hòa hay Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đâu.”

Hàng năm, mỗi khi tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa, cư dân mạng xã hội vẫn nhắc lại câu nói của ông Lê Đức Thọ được ông Bùi Tín dẫn lại. Họ cho rằng, mất Hoàng Sa là cái giá phải trả cho thứ ngoại giao kiểu đồng chí của người cộng sản.

Ông Đinh Kim Phúc nhận xét:

“Một vấn đề cần phải đặt ra là cứ mỗi năm đến ngày 19 tháng Một, ngày 18 tháng Ba đều xuất hiện cái tin cho rằng ông Lê Đức Thọ từng nói Hoàng Sa, Trường Sa ở trong tay Việt Nam Cộng Hòa thì để người bạn Trung Quốc giữ. Sau ngày đất nước thống nhất sẽ tính sau.
Đây là chuyện mà tôi là một người nghiên cứu lịch sử và dạy lịch sử, tôi không thấy một cơ sở khoa học nào hết. Tôi chưa thấy bất cứ một văn bản nào hay một sự kiện nào bàn đến vấn đề này.”

Theo ông Phúc, cái tinh thần quốc tế cộng sản nó quá lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của mình để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của Trung Quốc. Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đồng ý trước năm 1975.

Trước trận Hoàng Sa 19-1-1974

Trần Gia Phụng

19-1-2021

Hoàng Sa (Paracel Archipelago) là một quần đảo gồm khoảng trên 100 đảo nhỏ, giữa kinh tuyến 111 và 113 độ Đông, và khoảng vĩ tuyến 15 đến 17 độ Bắc, tức phía nam vĩ tuyến 17 độ Bắc, trong biển Biển Đông, ngoài khơi Việt Nam Cộng Hòa. Quần đảo nầy gồm hai nhóm: nhóm phía tây là Nguyệt Thiềm (hay Trăng Khuyết, tiếng Anh là Crescent group) và nhóm phía đông bắc là An Vĩnh (Amphitrite group).

47 năm hải chiến Hoàng Sa

BTV Tiếng Dân

Đúng 47 năm trước, vào ngày 19/1/1974, là ngày mà 75 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã gửi xác ở Biển Đông trong trận hải chiến Hoàng Sa, trong khi bảo vệ chủ quyền lãnh hải đất nước. Dịp kỷ niệm năm nay, báo chí “lề đảng” đưa tin khá cởi mở về những tử sĩ và cựu binh thuộc về lực lượng bị bộ máy tuyên truyền của chế độ xem là “ngụy quân, ngụy quyền”.

“Hoàng Sa chưa có điện”

Trần Trung Đạo

19-1-2021

Ảnh: Gia Hân

Báo Thanh Niên hôm 23-12-2020 đăng một tin mới đọc tưởng là câu nói của diễn viên hài Trần Thành nhưng báo viết sai họ: “Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành cho biết, EVN đã cung cấp điện tới 11/12 huyện đảo của cả nước. Chỉ còn huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) là chưa được EVN cấp điện.”

Hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974 có một người Ông Tạ: Vũ Hữu San, hạm trưởng HQ-4 Trần Khánh Dư

Cù Mai Công

17-1-2021

HQ-4 Trần Khánh Dư. Ảnh: internet

0g đêm 16 rạng 17-1-1974, 25 tháng Chạp, còn vài ngày nữa là Tết. Khu Ông Tạ đang tràn ngập không khí đón Tết Giáp Dần 1974 thì một người Ông Tạ lặng lẽ cùng chiến hữu mình lướt sóng Biển Đông tiến ra Hoàng Sa: Hạm trưởng HQ-4 Trần Khánh Dư, Vũ Hữu San.

Hội nghị San Francisco 1951 và vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa

Dương Quốc Chính

16-1-2021

Hội nghị San Francisco năm 1951. Ảnh: internet

Mình thấy thông tin về hội nghị này trên web tiếng Việt nói chung là không đầy đủ, kể cả Wikipedia cũng chỉ viết dưới dạng sơ khai, có thể làm cho nhiều người hiểu chưa rõ. Vừa rồi có chuyện Myanmar phủ nhận phán quyết của PCA, có thể cũng có nguyên nhân sâu xa từ hội nghị này.

Vì sao Trung Quốc chọn ngày 19-1 để đánh cướp Hoàng Sa?

Lê Đức Dục

16-1-2021

Bạn hãy “gúc” đi, ngày 18-1-1950 là ngày thiết lập Quan hệ ngoại giao của TQ và VN. Chọn ngày để xâm lược, “nó” cũng tính mở champagne để ta vừa cụng ly vừa bầm tím ruột nên nó luôn lấy cớ này để tổ chức hát hò liên hoan trên xứ chúng ta vào đúng dịp này!

Căn cứ pháp lý để đòi Hoàng Sa, Trường Sa

Dương Quốc Chính

16-1-2021

Ngày 4/9/1958, “đồng chí” Tổng lý Quốc vụ viện TQ (thủ tướng) Chu Ân Lai ra tuyên bố “đặt gạch” đại ý là mấy cái đảo Đài Loan, Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) và hải phận 12 hải lý kể từ đất liền và các đảo là của nhà tao nhé. Sau đó 10 ngày, đồng chí Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra công hàm trả lời đại ý là “Yes, sir!”. Nhưng không nêu cụ thể là Trường Sa, Hoàng Sa là của nhà các bác. Rắc rối bắt đầu từ đây.

Có gì mà khó hiểu!

Mạc Văn Trang

14-1-2021

Nhiều người cứ thắc mắc, sao nói “Việt Nam ổn định, yên bình nhất thế giới”, “Ít có đảng nào được dân tin yêu như Đảng CSVN”… mà phải huy động mấy nghìn quân, xe tăng, súng ống, chó, ngựa, lính đặc công… ra bảo vệ đại hội XIII của Đảng? Sao cứ làm như sắp có biến loạn; cứ như nhìn đâu trong nhân dân cũng thấy “thế lực thù địch”?…

Đại hội 13 đảng CSVN: Một tương lai đen tối cho dân tộc

LS Đào Tăng Dực

9-1-2021

Đại Hội 13 đảng CSVN dự trù diễn ra từ ngày 25 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2 năm 2021.

Mưu đồ của Trung Quốc và tính nhất quán của nó

Ngô Huy Cương

21-12-2020

Tôi nhớ mãi cái lần cuối cùng chúng tôi sang dạy ở Trường Đại học Các Dân tộc Quảng Tây Trung Quốc bởi từ đó tôi đã hiểu được sự nhất quán trong việc triển khai mưu đồ lớn của những người cầm quyền ở cái xứ sở đó.