Vai trò của Phật giáo ngày nay

Võ Thiêm

25-6-2018

Về bài viết “Phật giáo, tình nghĩa với Cộng sản hay trách nhiệm với dân tộc?” của tác giả Trần Tính, đoán qua hơi văn thì tác giả cũng là “cao nhơn” nhưng điều này không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là bài viết đề cập đến một đề tài hết sức cần thiết, một đề tài không thể và không nên tránh: VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO NGÀY NAY.

Phật giáo, tình nghĩa với Cộng sản hay trách nhiệm với dân tộc?

FB Trần Tính

25-6-2018

Hôm nay, trăng sáng. Thầy Hỷ đi dọc theo sàn nước. Mùi xà-bông giặt đồ cỏn phảng phất: “Không biết hồi nãy sư chú nào giặt đồ mà trễ vậy ta!?” Thầy nghĩ thầm.

Thầy bưng tách trà xuống cốc cho sư phụ. Từ sàn nước xuống dưới cốc sư phụ khá xa. Cốc sư phụ nằm thoai thoải dưới sườn đồi. Thầy vừa đi vừa miên man suy nghĩ về những cuộc biểu tình vừa qua của đồng bào, tới cốc sư phụ lúc nào không hay. Cốc… cốc… cốc…

Đặc khu Kinh tế nhìn từ góc độ chủ quyền

FB Trần Trung Đạo

25-6-2018

(Buổi hội thảo “Chống Lũ Gian Tà Bán Nước Cầu Vinh” đã được Hệ Thống Truyền Thông Cali Today tổ chức 1-5 giờ chiều ngày thứ bảy 23 tháng 6, 2018 với thành phần diễn giả gồm Thẩm phán Phan Quang Tuệ, Tiến Sĩ Đinh Xuân Quân, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, Bình Luận Gia Ngô Nhân Dụng và Trần Trung Đạo. Đưới đây là những điểm chính chép ra từ bài thuyết trình và video 10 phút phần của Trần Trung Đạo do Phóng viên Nghê Lữ thực hiện):

ĐẶC KHU KINH TẾ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CHỦ QUYỀN(Buổi hội thảo “Chống Lũ Gian Tà Bán Nước Cầu Vinh” đã được Hệ Thống Truyền Thông Cali Today tổ chức 1-5 giờ chiều ngày thứ bảy 23 tháng 6, 2018 với thành phần diễn giả gồm Thẩm phán Phan Quang Tuệ, Tiến Sĩ Đinh Xuân Quân, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, Bình Luận Gia Ngô Nhân Dụng và Trần Trung Đạo. Đưới đây là những điểm chính chép ra từ bài thuyết trình và video 10 phút phần của Trần Trung Đạo do Phóng viên Nghê Lữ Nghê Lữ thực hiện): Đặc khu kinh tế, qua nhiều hình thức đã có từ hàng trăm năm trước chứ không phải mới có hôm nay, chẳng hạn đặc khu kinh tế Bangladesh giữa Nam Hàn và Bangladesh, đặc khu kinh tế ở Campichia, Lào v.v. nhưng vấn đề ở đây là đặc khu kinh tế giữa Việt Nam và Trung Cộng. Lý do, chỉ có tại Việt Nam mới có loại đặc khu giữa kẻ thống trị và người bị trị. Bangladesh nghèo nhưng là quốc gia có chủ quyền. Họ ngồi nói chuyện với quốc gia dù giàu hơn họ bao nhiêu đi nữa họ vẫn có đầy đủ tư cách để đối thoại. CSVN không có tư cách đó.Do đó, đạo luật có đặt ra gì đi nữa cũng chỉ trên giấy tờ mà thôi. Chúng ta có chẻ từng chữ để phân tích nội dung của đặc khu cũng chỉ để phân tích, trong thực tế đất nước Việt Nam đã và đang từng phần rơi vào tay Trung Cộng. Lấy tranh chấp Trường Sa làm bằng chứng. Tranh chấp Trường Sa có liên hệ đến nhiều quốc gia nên Trung Cộng còn dè dặt. Nếu tranh chấp ngày hôm nay chỉ là tranh chấp giữa Trung Cộng và Việt Nam, Trường Sa đã mất hẳn vào tay Trung Cộng lâu lắm rồi. Mục đích đấu tranh của chúng ta không phải để một ngày nào đó đưa quân đánh Trung Cộng hay xâm lược Trung Cộng nhưng là bảo vệ cho được chủ quyền Việt Nam. Việt Nam là một nước nhỏ, dân ít, đất hẹp, nỗ lực của chúng ta không phải gây hấn với nước lớn nhưng là để đối thoại với Trung Cộng với tư cách một quốc gia có chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ chứ không phải cách mà CSVN đang “đối thoại” với Trung Cộng. “Đối thoại” đó chỉ là hình thức. Trung Cộng cho phép CSVN được nói bao nhiêu chữ, bao nhiêu lời, tiến bao nhiêu bước. Mỗi khi chúng ta nghe CSVN tuyên bố vài điều mà chúng ta cảm thấy kích thích, thật ra không phải , vậy, tất cả đều có bài bản. Nhìn sang Philippines chẳng hạn. So với Việt Nam, tranh chấp giữa Philippines và Trung Cộng rất nhỏ so với tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng. Nhưng Philippines đã đưa Trung Cộng ra tòa án quốc tế và đã thắng. Từ năm 2000 tới nay, bao nhiêu biến cố đã xảy ra giữa Philippines và Trung Cộng? Chỉ có một biến cố . Việt Nam thì sao? Cho đến nay không ai biết rõ bao nhiêu người Việt đã chết trên biển (dưới bàn tay của hải quân Trung Cộng). Không nên có đặc khu kinh tế (giữa Trung Cộng và Việt Nam) dù dưới bất cứ hình thức nào bởi vì vấn đề của Việt Nam là vấn đề chủ quyền. Những kẻ cầm quyền một quốc gia không danh chính không thể đi nói chuyện với ai được.Vấn đề lớn khác của Trung Cộng là dân số. Các nhà phân tích cho rằng vấn đề dân số tại Trung Cộng chỉ có thể giải quyết được nếu đưa ra khỏi Trung Cộng 300 triệu dân. Nếu đưa qua Việt Nam thì thử hỏi Việt Nam sẽ ra sao sau khi Trung Cộng có mặt, sinh đẻ trên đất nước Việt Nam sau 99 năm? Chúng ta thường nhìn một vấn đề từ góc độ khách quan, khoa học nhưng đừng quên Trung Cộng nhìn vấn đề còn thêm yếu tố hẹp hòi nhưng rất tinh vi. Lấy chuyến viếng thăm Anh Quốc của thủ tướng Trung Cộng để thấy. Chiếc thảm đỏ đón tiếp từ chân cầu thang máy bay đến khán đài danh dự chỉ ngắn vài phân tây mà Trung Cộng cũng gởi thư chính thức phản đối chính phủ Anh. Mao Trạch Đông từng nghĩ việc chiếm lấy Hoàng Sa khi Mao còn sống nhưng CSVN không biết hay hay cố tình bán đứng đất nước Việt Nam.Tóm lại, vấn đề của hôm nay là vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Cộng bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa và các phần lảnh thố khác chứ không phải đơn thuần là vấn đề của đặc khu kinh tế.Tôi tin rằng trong những tuần vừa qua, nhiều trong số quý vị chắc là ăn không ngon, ngủ không yên chỉ vì một câu hỏi “Như vậy rồi chúng ta nên làm gì?” Bốn mươi ba năm rồi, chúng ta hoan hô rất nhiều và chúng ta đả đảo rất nhiều nhưng đến hôm nay chúng ta vẫn là những người con xa xứ. Những người con đang hoài vọng một ngày về nhưng vẫn ngồi đây. Muốn trở về chúng ta phải biết làm gì. Đây là cơ hội lịch sử. Ông bà chúng ta đã biết lấy cái tiêu cực, cái đau khổ làm đường đi. Đường đi của chúng ta hôm nay đã có rồi. Đó là con đường dân tộc.Năm 2007, cuộc biểu tình lớn đầu tiên đã diễn ra tại Việt Nam (khi Trung Cộng tuyên bố đơn vị hành chánh gọi là Tam Sa bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa) bởi vì đất đai. Cách đây hai tuần lễ, một cuộc biểu tình rất lớn đã diễn ra tại Việt Nam cũng chỉ vì đất đai. Chúng ta có một ngôn ngữ mà chúng ta có thể nói cho tất cả người Việt Nam biết đó là lảnh thổ Việt Nam. Xin lỗi quý vị, cách đây bốn mươi năm, chúng ta nói CS vô thần. Nếu chúng ta có niềm tin tôn giáo thì đó là điều hết sức xúc động. Nhưng với các em bé sinh ra và lớn lên ở vùng Cao Bắc Lạng thì điều đó không quan trọng lắm. Vô thần với các em không có nghĩa gì cả. Nhưng hôm nay, nếu chúng ta nói rằng trong tương lai đất nước này sẽ thuộc vào tay Trung Cộng, mồ mả của tổ tiên sẽ bị cày xới lên, một ngàn năm nữa các thế hệ gốc Việt đi ngang qua đây sẽ không còn một nước Việt Nam nữa mà chỉ là những ngôi đền còn lại trên quê hương đổ nát, dấu tích của hàng ngàn năm trước, thì các em sẽ đứng lên.Đây là cơ hội cho tất cả người Việt Nam cùng đứng lên trên mẫu số chung đó. Chỉ có mẫu số chung dân tộc, đoàn kết dân tộc chúng ta mới thắng được Trung Cộng. Tổ tiên ông bà chúng ta làm được, rồi chắc chắn chúng ta cũng sẽ làm được.Muốn được vậy, chúng ta hãy cố gắng hết sức để vượt qua. Bởi vì nếu chúng ta không vượt qua được cái hẹp hòi, chúng ta không thể đi trên con đường thênh thang của đất nước. Dù có gì với nhau đi nữa cũng phải dừng lại để cùng nhìn về tương lai đất nước mình, nhìn về các thế hệ con cháu của mình để cùng đi với các em trong nước. Các em chịu đựng tù đày, các em không sợ thì tại sao chúng ta lại sợ? Tất cả người Việt Nam không nên sợ hãi nữa. Sau năm 1975, chúng ta tưởng như tận thế rồi. Nhưng ngày hôm nay, khoảng không gian của CS mỗi ngày thu hẹp lại. Chế độ CS băng hoại như một vết thương chỉ cần chích một mũi kim nhỏ, vết thương sẽ chảy mủ, nhưng nếu chúng ta không làm công việc đó, không ai làm giùm cho chúng ta cả. Chúng ta đừng ngồi đây mơ một cường quốc nào mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam. Máu xương của mình đổ ra mình mới thấy đau. Không ai đau thế cho mình. Tôi mong quý vị đừng quên ngày 10 tháng 6. Ở bất cứ địa phương nào, thành phố nào, hãy dấy lên phong trào 10 tháng 6. Ngày 10 tháng 6 như ngọn lửa cháy âm ỉ trong lòng và ngày nào đó sẽ thành cơn bão lửa.Trần Trung Đạo

Publiée par Trần Trung Đạo sur Lundi 25 juin 2018

Đặc khu kinh tế, qua nhiều hình thức đã có từ hàng trăm năm trước chứ không phải mới có hôm nay, chẳng hạn đặc khu kinh tế Bangladesh giữa Nam Hàn và Bangladesh, đặc khu kinh tế ở Campichia, Lào v.v… nhưng vấn đề ở đây là đặc khu kinh tế giữa Việt Nam và Trung Cộng. Lý do, chỉ có tại Việt Nam mới có loại đặc khu giữa kẻ thống trị và người bị trị.

Bài viết trả lời các bạn Già và Trẻ

Lê Công Giàu

26-6-2018

Thân gửi các bạn,

Sau cuộc biểu tình ngày 10/6/2018, bị chặn ở nhà, tôi nhận được nhiều lời hỏi thăm, trao đổi của các bạn già và nhiều bạn trẻ, tôi xin có đôi điều trao đổi về sự kiện đáng suy nghĩ này. Vì không thể nói dài qua điện thoại, tôi viết ra đây để gửi đến các bạn, nhất là các bạn già thường ít và lúng túng tìm đọc tin trên mạng.

Thư gởi các nhà lãnh đạo tương lai của Việt tộc: Lãnh đạo nhận nhân lý, nhập nhân trí

GS Lê Hữu Khóa

25-6-2018

Chào các bạn,

Các lãnh đạo trẻ. Ảnh trên mạng

Chúng ta chưa biết nhau và có thể sẽ không quen nhau, nhưng chúng ta vẫn có thể đối thoại được với nhau qua lý luận từ dữ kiện, qua lập luận từ chứng từ, qua giải luận từ các dự phóng tương lai của các bạn muốn trở thành các nhà lãnh đạo tương lai của dân tộc, của đất nước bằng chính tâm chớ không bằng tà quyền, bằng chính trí chớ không bằng bạo quyền, bằng chính lý chớ không bằng tham quyền.

Lịch sử đích thực phải được trân trọng

KTS Trần Thanh Vân

25-6-2018

Kính viếng hương hồn GS Phan Huy Lê

Nhân dịp cả nước xôn xao chuyện Dự án sông Sào Khê huyện Hoa Lư Ninh Bình từ 72 tỷ đồng “phát sinh” thành 2595 tỷ đồng, khiến nhiều ĐBQH đặt câu hỏi nghi vấn, muốn đề nghị thanh tra làm rõ lối làm ăn mập mờ nay, chúng tôi cũng quyết định đi Hoa Lư để “thanh tra thực địa” một chuyện buồn tồn tại nhiều năm nay tại Hoa Lư.

Đại nạn Trung Hoa thời cận đại

Trần Gia Phụng

25-6-2018

Vào gần cuối thế kỷ 19, bị các nước Tây phương đe dọa, Trung Hoa khốn đốn không kém Việt Nam, nhưng triều đình nhà Thanh (cai trị Trung Hoa 1644-1911) vẫn tự nhận Trung Hoa là thượng quốc, có ưu quyền đối với Việt Nam.

Tuyên bố về các cuộc biểu tình đòi bãi bỏ các dự luật “An Ninh mạng” và “Đặc khu Kinh tế”

Từ trái sang: Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu. Tương Lai, Huỳnh Tấn Mẫm, Bùi Tiến An

Chúng tôi nhận định rằng:

1. Biểu tình bày tỏ nguyện vọng và ý chí là quyền hiến định của công dân đã được ghi vào Hiến Pháp, điều 25.

“Thánh thượng sáng suốt” và cơn ma túy dân chủ

FB Hoàng Dũng

24-6-2018

Trong một status cách đây ba ngày, tôi đã đưa ra bằng chứng tại một cuộc Hội thảo được tổ chức vào ngày 18 tháng 1 năm 2018 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo trợ, người ta đã nói thẳng rằng “vị trí chiến lược” của Đặc khu Kinh tế – Hành chính Vân Đồn là “hành lang nối Việt Nam và ASEAN với Trung Quốc, một nút quan trọng trong đề án Một vành đai, một con đường của Trung Quốc”.

Ma Cao kế tiếp? Canh bạc lớn của Trung Quốc ở Campuchia

LTS: Những gì đang diễn ra ở thành phố Sihanoukville, Campuchia, cũng sắp diễn ra ở Việt Nam, tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Mặc dù luật đặc khu chưa chính thức thông qua, thế nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc đang có mặt tại các đặc khu nói trên, họ đang chuẩn bị sẵn sàng để triển khai các dự án đã lên kế hoạch.

Hãy nhìn vào các đặc khu Sihanoukville ở nước láng giềng Campuchia, hay Boten ở Lào, để thấy rằng người dân bản xứ đã bị gạt qua bên lề xã hội, nơi tổ tiên họ đã sống nhiều thế hệ, để rồi bây giờ họ bị chính quyền buộc phải nhường sân chơi cho những người đến từ phương Bắc và các đại gia lắm tiền nhiều của.

Chớ cao giọng dạy dân lòng yêu nước

Tương Lai

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 43

24-6-2018

Người dân xuống đường biểu tình hôm 10/6/2018, phản đối hai dự luật. Nguồn: Facebook

Những ngày vừa qua, đề đối phó với làn sóng biểu tình dâng lên mạnh mẽ phản đối “Luật Đặc khu Kinh tế”, mở đường rước kẻ cướp đảo cướp biển của Việt Nam vào trấn giữ ba vị trí xung yếu của duyên hải Việt Nam, và “Luật An Ninh mạng” tạo cơ sở pháp lý cho việc bịt miệng dân, đang lan rộng ra cả nước, cùng với việc dùng bạo lực trấn áp, đánh đập dân rất tàn nhẫn, một cơn dịch vu cáo dân, cao giọng dạy dỗ dân “phải biết yêu nước đúng cách”. Cơn dịch ấy đang lây nhiễm khá bài bản trên mạng lưới truyền thông nhà nước. Khốn khổ, điều đó lại đang tăng thêm nguy cơ ô nhiễm môi trường sống của chúng ta về vật chất cũng như về tinh thần đã tệ hại, càng tệ hại thêm.

27 Thực thể trên Biển Đông

AMTI/CSIS

Người dịch: Phan Trinh

Lời người dịch: Bài này cung cấp hình ảnh của 27 thực thể – 7 tại Quần đảo Trường Sa, 20 tại Quần đảo Hoàng Sa – gồm các đảo, đá, bãi cạn, bãi xà cừ, cồn cát đang bị Trung Quốc kiểm soát.

Nhà nước cai trị

Phạm Đình Trọng

23-6-2018

Người dân đã thấy rõ cách giải bài toán của các ông khi dân nổi can qua là: Cùng với những máy bay lên thẳng có gắn đại liên, rốc két túc trực ở sân trước sân sau trụ sở công an huyện, cùng với những ống phóng tên lửa trên vai đội quân công an huyện đông như kiến, đội quân thực dân Đại Hán mặc dân sự ém sẵn ở Bô xít Tây Nguyên, ở Formosa Vũng Áng, ở Vân Đồn, ở Bắc Vân Phong, ở Phú Quốc sẽ bảo đảm cho các ông không phải chui ống cống, bảo đảm cho nhà nước cai trị đầy tội ác của các ông chưa bị ném vào sọt rác lịch sử khi 90 triệu người dân Việt Nam thức tỉnh và can qua nổi lên. Với đạo quân khác máu tanh lòng có mặt thường trực trên đất nước Việt Nam, với trực thăng vũ trang, tên lửa vác vai trang bị tới tận công an cấp huyện, nhà nước cai trị của các ông sẽ tồn tại trên máu dân đổ ra lênh láng khắp đất nước. Các ông đã lấy máu dân giải bài toán về sự tồn tại của nhà nước cộng sản cai trị.

Xóa nhòa biên giới Biển Đông

Foreign Affairs

Tác giả: Bonnie S. Glaser Gregory Poling

Dịch giả: Phan Trinh

5-6-2018

Đá Subi thuộc quần đảo Hoàng Sa. Nguồn: Francis Malasig / Reuters

Trích dẫn một số nội dung đáng chú ý: Chính sách “hợp tác phát triển” là chủ trương từ thời Đặng Tiểu Bình, tóm gọn trong 12 chữ “Chủ quyền chúc ngã, các trí tranh nghị, cộng đồng khai phát” (chủ quyền của ta [TQ], gác qua tranh chấp, hợp tác phát triển). Mục tiêu của “hợp tác phát triển”, nói cách khác, là thúc đẩy các nước tranh chấp, chấp nhận chủ quyền của TQ.*

Thư gởi các Bộ trưởng của chính phủ: Chạy chức hay chạy dân?

Lê Hữu Khóa

23-6-2018

Thủ tướng, các phó thủ tướng và các bộ trưởng trong chính phủ đương nhiệm. Ảnh: Internet

Chào các Bộ trưởng,

Là người Việt thiết tha với vận mệnh của giống nòi, tiền đồ của tổ tiên, hoang mang trước viễn cảnh đen tối của Việt tộc, tôi xin được có quyền yêu nước-thương dân như các Bộ trưởng thực sự liêm chính, làm việc vì dân-vì nước, để được đối thoại với các Bộ trưởng trong chính phủ hiện nay. Nội dung đối thoại này càng đúng cho các vị đang là phó thủ tướng và thủ tướng, tất cả cùng một chính phủ, mà lại là lãnh đạo của các Bộ trưởng nên chắc chắn có trách nhiệm nặng nề hơn các Bộ trưởng.

Lý do biểu tình: ‘Chống TQ và mong mỏi dân chủ’

BBC

22-6-2018

Biểu tình ở TPHCM 11 tháng 5/2016. Từ mấy năm trước, thái độ chống Trung Quốc đã xuất hiện trong các cuộc xuống đường ở Việt Nam. Ảnh: LE QUANG NHAT

Giới quan sát cho rằng ác cảm với Trung Quốc và sâu xa hơn, nhu cầu có một xã hội dân chủ là nguyên nhân bùng nổ biểu tình tại Việt Nam.

Ác cảm với Trung Quốc

Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc tại Canberra, cho rằng quan điểm chống Trung Quốc “là độc hại” ở Việt Nam, theo hãng tin Bloomberg.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy: “Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chứ không phải ‘xung đột biên giới’ như người ta nói”

Vũ Thạch

22-6-2018

Kính mời quý độc giả nghe bài phát biểu của Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, cựu Tham Mưu trưởng mặt trận Vị xuyên, tỉnh Hà Giang giai đoạn năm 1985-1989, để biết giá máu của người Việt đã đổ xuống để bảo vệ biên giới phía Bắc cao tới mức nào:

Clip Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy phát biểu. Nguồn: FB Văn Đoàn

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy nói: “Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chứ không phải ‘xung đột biên giới’ như người ta nói“.

Làm sao tin nổi?!

Trương Minh Ẩn

22-6-2018

Tôi buộc phải liệt kê một số dữ kiện nổi cộm của đất nước, một việc chẳng đặng đừng, vì đã có rất nhiều thống kê, liệt kê rồi. Đầu tiên là việc bị mất khá nhiều đất về tay Trung Quốc, như một phần Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan… Quần đảo Hoàng Sa thì cũng đã về tay họ, quần đảo Trường sa thì chỉ còn kiểm soát được một số ít đảo. Chủ quyền trên biển Đông ngày càng bị thu hẹp, đường lưỡi bò của “bạn vàng, bạn tốt” của đảng vẽ ra đang lăm le, thôn tính trọn nó.

Không thể hạ gục được nhân dân!

Kông Kông

21-6-2018

Giữa lúc giặc Tàu cộng chiếm đất, chiếm biển, xâm nhập công khai dưới vô số hình thức và thủ đoạn đang xảy ra khắp nước thì đảng giao Quốc hội tìm mọi cách để thông qua 2 luật Đặc khu và An ninh Mạng! Đã rõ ràng là đảng đang tìm mọi cách để đưa đất nước và dân tộc vào vòng nô lệ. Vì 3 đặc khu là 3 tiền đồn bảo vệ tổ quốc từ biển. Luật An ninh Mạng là chủ trương khóa miệng người dân, bất chấp mọi hậu quả, cho dẫu kinh tế có nguy cơ bị suy sụp.

Chuyện ông chủ tịch tỉnh ở đập thủy điện và các dấu gạch ngang

Văn Biển

21-6-2018

Sáng nay xe Thần Chết chở một người đàn ông tên Tư, ngoài 60. Khác với mọi người, ông khách này trông có vẻ thanh thản.

Hiếm có người nào ở chức vụ như ông, đứng đầu một tỉnh, có khác gì ông vua con, bao nhiêu quyền uy, lợi lộc mà ra đi cứ nhẹ thênh.

Ông Trọng mạ lỵ dân – Bà Ngân lẻo mép dạy đời

Phạm Trần

21-6-2018

“Những phần tử kích động đó là ai, thì toàn là thành phần bất hảo, nghiện hút ma túy, trộm cắp, đủ các kiểu. Cho nên phải có luật để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi của chúng ta”.

“Xem những thành phần bị công an bắt là ai? Toàn là bất hảo cả”. (theo VTC NewsZing, ngày 17/06/2018).

Cần phải giật nước Việt từ tay CS để trả lại cho người Việt yêu nước trước khi quá muộn

FB Đỗ Ngà

21-6-2018

“Đẽo chân cho vừa giày” là cân nói dân gian, ngụ ý muốn phê phán sự ép buộc một đối tượng nào đó vào khuôn khổ định sẵn mà đối tượng bị ép phải trả giá bằng sự đau đớn hay mất mát.

Chân với giày, cái nào phải phục vụ cái nào chắc không cần giải thích. Giày phục vụ cho đôi chân. Nếu phải đẽo chân để nhét cho vừa đôi giày thì đó đã phạm vào điều nghịch lý, và thậm chí nó vô cùng nguy hiểm. Giá trị cốt lõi bị hy sinh để phục vụ cho giá trị hỗ trợ.

Đặc khu Vân Đồn và bài báo của Tân Hoa Xã

Nguyễn Huy Vũ

21-6-2018

Đọc một bài báo không chỉ là đọc nội dung bài báo. Mà nếu để ý chúng ta sẽ biết được nhiều điều đằng sau bài báo đó. Đơn giản là mỗi bài báo đều có một tiểu sử, một lịch sử riêng của nó.

Việt Nam độc lập – hạnh phúc, hay đã là chư hầu phương Bắc?

Mai V. Phạm

20-6-2018

Bạn đọc ắt hẳn sẽ khó chịu với câu hỏi kỳ lạ của tôi vì tin rằng Việt Nam vẫn là một đất nước độc lập, có chủ quyền, chắc chắn không phải là một chư hầu Trung Quốc. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh cùng tôi điểm qua vài sự việc, rồi mỗi người tự trả lời câu hỏi đó một cách thành thật, thẳng thắn và nghiêm túc nhất.

Khi những kẻ độc tài kêu gọi “hòa bình và ổn định”

FB Trần Trung Đạo

20-6-2018

Khi những kẻ độc tài lớn tiếng kêu gọi “hòa bình và ổn định” là khi họ sắp sửa giết người hàng loạt.

Hitler phát biểu trước Quốc Hội Đức Quốc Xã ngày 7 tháng 3, 1936: “Đức Quốc, và đặc biệt là chính phủ Đức hiện nay không có mong muốn nào khác hơn là được sống trong điều kiện hòa bình và thân hữu với các nước láng giềng…

Tình đồng chí, tình hữu nghị

Lò Văn Củi

20-6-2018

Anh Bảy Thọt búng tay chách chách, nói:

– Dà, dà, khoái lãnh đạo ở thị trấn Cờ Đỏ, TP Cần Thơ này lắm à nghen bà con cô bác.

Chuyện thắc mắc dĩ nhiên là có anh Sáu Nhặt liền tay:

Coi nhân dân là thù địch, họ còn sống với ai?

Blog VOA

Bùi Tín

20-6-2018

Quang cảnh biểu tình trước chợ Hàn, Đà Nẵng. Nguồn: VOA

Tình hình trong nước càng ngày càng xấu đi một cách cực kỳ nguy hiểm. Nhân dân thức tỉnh khi lãnh đạo ngày càng quan liêu tham nhũng, xã hội suy đồi, bất công lan rộng, tất cả những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của người dân mong muốn đảng lắng nghe và chấp nhận đều bị Bộ Chính trị bỏ ngoài tai, còn vu cáo chụp mũ là bị ảnh hưởng, xúi dục, mua chuộc của phản động, của đảng Việt Tân nào đó mà người dân cũng không hề biết đó là “bọn phản động” nào, đảng Việt Tân là ở đâu!

Thư gởi các đại biểu Quốc hội: Cúi đầu bấm nút, rồi cúi đầu quỳ gối!

Lê Hữu Khóa

19-6-2018

Các đại biểu Quốc hội VN trong số 496 đại biểu QH khóa 14. Ảnh: VNE

Thưa các vị đại biểu Quốc Hội,

Sau gần một nửa thế kỷ thường xuyên được yêu cầu tư vấn cho các dân biểu và các thượng nghị sĩ tại các nghị trường được lập hiến bảo đảm, thuộc các đảng phái khác nhau trong sinh hoạt dân chủ và đa nguyên tại Âu châu, thì trong tháng 6 năm 2018 tôi rất ngạc nhiên về tuyên bố của bà chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân: “Về Đặc khu… Bộ chính trị đã quyết rồi. Bây giờ Quốc Hội phải bàn để ra luật…”.

Cần thực hiện ngay Luật “Trưng cầu ý dân”

Chủ nợ Trung Quốc cho vay và đầu tư không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn có mục đích chính trị. Nhiều quốc gia là con nợ của Trung Quốc không trả nợ được đã phải gán nợ bằng một phần lãnh thổ của họ. Hiện nay Trung Quốc đã có 77 đặc khu, xây dựng tại 36 quốc gia, trong đó có 56 đặc khu tại 20 quốc gia, nằm dọc theo tuyến “một vành đai, một con đường” của Tập Cận Bình.

Vũ Quang Diệu

19-6-2018

Thứ sáu, ngày 15/6/2018, mỗi hộ dân ở Sài Gòn được phát miễn phí hai tập tài liệu của Mặt trận Tổ Quốc Thành phố (có người nói tài liệu đó của Tuyên giáo Thành ủy), trong đó giới thiệu hai vấn đề:  Dự Luật 3 Đặc khu Kinh tế và Luật An ninh mạng.

Một ngày phải khác mọi ngày (2)

FB Bùi Chí Vinh

19-6-2018

Chỉ có những kẻ cầm quyền liếm gót ngoại bang, những tên văn nghệ sĩ quốc doanh tay sai bán nước mới muốn “Một ngày êm đềm như mọi ngày” để chúng cơm no bò cởi sống phè phỡn trên xương máu nhân dân. Còn với nhân dân ư ? nhân dân ai cũng mong MỘT NGÀY PHẢI KHÁC MỌI NGÀY…