Hiện tượng thái tử đỏ: Đâu là tính chính danh của quyền lực?

FB Trương Nhân Tuấn

19-12-2017

Ảnh: internet

Quyền lực trong xã hội con người, từ cổ đại đến nay, đều đặt nền tảng trên quan niệm “chính danh – légitime”. Không có chính danh thì nói không ai nghe.

Quyền lực (power – pouvoir) ở đây được hiểu như là “quyền lực chính trị”. Tức là “thẩm quyền” áp đặt những nguyên tắc luật lệ mà mọi người trong xã hội (thuộc một vùng lãnh thổ nhứt định) phải tuân thủ.

Vũ “nhôm” – anh là ai?

FB Ngô Nguyệt Hữu

19-12-2017

Vũ “nhôm”. Ảnh: internet

Sau thời Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bí Thanh, Đà Nẵng phút chốc rơi vào chốn “quần ngư tranh thực” trong mắt của đám đông với bữa tiệc mang tên “Biệt thự trên bán đảo Sơn Trà” – bàn thiêng của xứ Quảng Đà xưa.

Bí thư Nguyễn Bá Thanh mất, người được nhắc nhiều nhất tại Đà Nẵng không phải là Bí thư mất chức Nguyễn Xuân Anh hay Chủ tịch tại vị Huỳnh Đức Thơ, mà chính là ông Vũ “nhôm”.

Vụ hot girl Thanh Hóa: “Nâng đỡ không trong sáng” hay “hối lộ tình dục”?

Dân Luận

Định An

18-12-2017

Tranh: Lê Anh Phong (LAP).

Tiếng Việt vốn phong phú, đa dạng, từ ngữ đa nghĩa, biến hoá và ảo diệu vô cùng. Thế nên mới nói: “phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam”, “nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong”, “nói vậy mà không phải vậy”… Trong lịch sử phát triển, tiếng Việt luôn được bổ sung những từ, cụm từ mới. Mới đây, cụ thể là vào ngày 16/12, kho từ điển tiếng Việt lại được bổ sung cụm từ “nâng đỡ không trong sáng”, và đương nhiên trái nghĩa với nó là “nâng đỡ trong sáng”.

Cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh: Luật sư chân đất với các tài liệu khó tìm (phần 6)

FB Minh Trần

19-12-2017

Tiếp theo phần 1 – 2phần 3phần 4phần 5

Ảnh: internet

Đến đây là xong phần của mình trong câu chuyện Vầng Trăng Khuyết, thôi, nghỉ ngơi cho khỏe để sức viết về Sân Vận động Chi Lăng, câu chuyện thu hồi trên 3000 tỷ, chuyện nhân sự của Đà Nẵng, núi Sơn Trà, núi Phước Tường, đất đai Ngũ Hành Sơn.. Chuyện Vầng Trăng Khuyết giai đoạn sau này của anh Văn Hữu Chiến với anh Huỳnh Đức Thơ – chuyện hai người tự lo. Mặc dầu nghĩ vậy nhưng nhiều người vẫn muốn nghe cho hết câu chuyện của Vành Trăng Khuyết nên động viên, cổ vũ, có người “khích tướng”- chơi vậy ai chơi, dễ làm cho người ta hiểu nhầm đấy chú ạ – có người còn dùng những câu thơ trong bài thơ nổi tiếng Tống Biệt Hành của Nhà thơ Thâm Tâm để “khích lệ” nữa chứ: “Đưa người, ta không đưa qua sông. Sao có tiếng sóng ở trong lòng?. Bóng chiều không thắm, không vàng vọt. Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong.” . Hết chỗ nói với các vị.

Đinh La Thăng “nhập kho” và vị trí của sự kiện này trong cuộc chiến tranh giành quyền lực của Đảng Cộng sản Việt nam.

Nguyễn Tiến Dân

19-12-2017

1- Thời “thịnh trị” của nhà Sản, nước Nam mình, nghèo mạt rệp. Bù lại, được cái thanh bình. Ngoài đường, bói cũng không ra một tay giang hồ thứ thiệt, với kính dâm che kín mặt và khẩu colt đeo xệ đít. Muốn bắn – muốn giết nhau, nào có được công khai như bọn găng tơ Hoa kỳ. Thích khử nhau đến đâu, cũng chỉ dám ới đối phương ra chỗ kín và lặng lẽ mà làm. Cán bộ cấp cao, thì lôi nhau vào trụ sở của Đảng CS. Ở đó, họ giở “vũ khí nóng” ra, để thanh toán lẫn nhau. Kín cổng – cao tường, chuyện của họ, họa chăng, chỉ có ma với quỷ mới biết. Dân đen, giỏi lắm thì cũng chỉ được “nghe hơi nồi chõ”. Phận hèn như họ, muốn quyên sinh, cũng chẳng đào đâu ra những chỗ riêng tư và kín đáo như thế. Lâm cảnh chán đời và muốn chết, họ chỉ còn biết dắt tay nhau vào đồn Công an. Nơi ấy, hàng trăm đồng bào của họ, vô duyên – vô cớ, vẫn bị công an lùa vào. Sa chân đến đó, ai cũng được đón tiếp ân cần bằng dùi cui và nắm đấm. Chỉ một lần “rửa bát không sạch”, cũng có thể “lên đường theo Tổ tiên”.

TBT Nguyễn Phú Trọng và hai năm ‘chỉnh đốn Đảng’

BBC

18-12-2017

Ảnh: Getty Images

Cuộc họp của Ban Bí thư do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì hôm 17/12 đã cách chức nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010 – 2015 của ông Phạm Văn Vọng, từng là Ủy viên Trung ương Đảng.

Đây là diễn biến mới nhất sau hai năm, kể từ Đại hội Đảng 12, khi ông Nguyễn Phú Trọng kêu gọi đấu tranh “chống tham nhũng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

Sau khi được bầu lại làm Tổng Bí thư tháng Giêng 2016, ông Nguyễn Phú Trọng cùng giới chức trong Đảng đã ban hành hàng loạt văn bản về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.

Tuổi Trẻ: Tham nhũng quyền lực

Tuổi Trẻ

Lê Thanh Tâm

18-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: báo TT

TTO – Điểm lại danh sách cán bộ cấp tỉnh vừa bị kỷ luật hoặc bị đề nghị kỷ luật thì hầu hết đều có vi phạm liên quan đến công tác cán bộ, ưu ái người thân.

Nổi bật nhất là chuyện ở tỉnh Quảng Nam, ông Lê Phước Thanh – nguyên bí thư Tỉnh ủy – bỏ qua mọi quy định về công tác cán bộ, bao che cho con trai Lê Phước Hoài Bảo kê khai lý lịch không trung thực, đồng thời tiến hành quy hoạch, luân chuyển, điều động, tạo điều kiện cho quý tử thăng tiến vèo vèo.

Thanh Niên: Tham nhũng quyền lực

Thanh Niên

An Nguyên

18-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: NDiep/ DT

Việc xử lý nghiêm cha con nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam công bố hôm 16.12, cũng như xử lý các trường hợp tương tự trước đó ở Đà Nẵng, Bộ Công thương, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ… cho thấy Đảng đã không còn chấp nhận “sự đã rồi” và để cho những người sai phạm được “hạ cánh an toàn”; công cuộc chống tham nhũng không còn giới hạn trong phạm vi vật chất.

Từ nhân cách Nguyễn Sự, nghĩ về trách nhiệm đề bạt Đinh La Thăng

FB Huỳnh Ngọc Chênh

18-12-2017

ẢNh: Báo Dân Việt.

Khi ông Lê Phước Hoài Bảo bị kỷ luật xóa đảng và cách chức giám đốc sở KHĐT Quảng Nam thì ông Nguyễn Sự nguyên bí thư thành ủy Hội An, nguyên thường vụ tỉnh ủy Quảng Nam phát biểu với báo chí đứng ra chịu trách nhiệm liên đới về việc đề bạt Hoài Bảo trước đây.

Ông Sự cho biết sẵn sàng nhận các hình thức kỷ luật thích đáng vì đã tham gia thường vụ tỉnh ủy và đồng tình với việc đề bạt Hoài Bảo lên chức giám đốc sở. Ông nói rõ: “Tôi sẵn sàng nhận hình thức kỷ luật theo quy định của Đảng liên quan đến việc bổ nhiệm anh Bảo” và “việc đề bạt ông Bảo không liên quan gì đến Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam nhiệm kỳ này mà thuộc nhiệm kỳ trước. Liên quan vụ việc bổ nhiệm ‘thần tốc’ này, tập thể Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam nhiệm kỳ trước, trong đó tổ chức Đảng cũng như từng cá nhân liên quan đến việc đề bạt ông Lê Phước Hoài Bảo không thể trốn tránh trách nhiệm”.

Đinh La Thăng có thoát án ‘dựa cột?’

Người Việt

17-12-2017

Ông Đinh La Thăng, cựu ủy viên bộ chính trị, cựu chủ tịch Tập Đoàn Dầu khí Việt Nam. Ảnh: Getty Images.

Bắt ông Đinh La Thăng rồi, dư luận bàn xuôi tán ngược xem liệu số phận một người từng nhiều lần ngồi họp trong Bộ Chính Trị của đảng CSVN với ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ra sao?

Một trong số các bàn luận đó là liệu ông Thăng có thoát bản án tử hình, hay còn gọi là “dựa cột!”

Thuộc cấp một thời của ông Thăng như ông Nguyễn Xuân Sơn đã bị tuyên án tử hình trong phiên tòa hôm 29 Tháng Mười Một, 2017 với cáo buộc “lạm dụng chức vụ…” và “tham ô tài sản…” Nhiều thuộc cấp khác của ông hoặc thay thế ông ở cương vị chủ tịch Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) hơn hai chục ông đã bị tống giam, chờ cuộc điều tra đang mở rộng và khó tránh khỏi những bản án nặng nề.

Thế lực nào bảo kê cho ông Trịnh Văn Quyết?

LTS: Công cuộc đốt lò của cụ Tổng có vẻ như không phải củi nào cũng bị mang ra đốt, bởi có nhiều cây củi khô, chỉ cần cho vào lò là cháy ngay, nhưng chúng vẫn còn nằm lăn lóc đâu đó, bởi sự ưu ái của phe nhóm lò. Tuy nhiên, cũng có những cây củi tươi, chưa sẵn sàng để đốt, nhưng chúng cũng bị cho vào lò, cháy trụi.

Trường hợp ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC là một khúc củi khô to tướng, lăn tới miệng lò nhưng có vẻ như vẫn chưa sẵn sàng để phe nhóm lò cho vào đốt, vì sao? Xin giới thiệu hai bài viết của blogger Lê Nguyễn Hương Trà và Ngọc Bảo Châu, để quý độc giả có cái nhìn rõ hơn về công cuộc đốt lò này.

“Tôi tin rằng ai đứng sau, giúp đỡ ông Đinh La Thăng sẽ phải được làm rõ”

GDVN

Quốc Toản

18-12-2017

Ông Nguyễn Đình Hương. Ảnh: GDVN

(GDVN) – Ông Nguyễn Đình Hương cho rằng cần làm rõ những người có trách nhiệm liên quan tới những vi phạm của ông Đinh La Thăng.

Những vi phạm của ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) trong suốt 1 thời gian dài đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm sáng tỏ.

Cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh: Vất vả với việc chuẩn bị bắt hai người, một người tại Sở K, một người ở Công ty TVGT (phần 5)

FB Minh Trần

17-12-2017

Tiếp theo phần 1 — 2 — phần 3phần 4

Vào khoảng cuối tháng 3 năm 2011, sau khi đi khảo sát thực tế ở Hòa Vang, anh Thanh hỏi tôi rất nhiều về các thủ tục của dự án Đa Phước. Đang nói chuyện bổng dưng anh đổi ý- thôi không đi nữa về nhà tau nói chuyện một chút. Bằng linh cảm tôi thấy có chuyện không hay rồi, tôi đoán là chắc chủ đầu tư dự án Đa Phước than phiền điều gì đây, bởi lẽ anh ít khi nào mời về nhà vui vẻ đâu. Quả thật là vậy, nhưng không phải dự án Đa Phước.

Tham nhũng và cải cách: Cuộc điểm danh “ai là ai” (bài 2)

FB Tâm Chánh

17-12-2017

Mời xem bài 1

Ảnh: internet

Các siêu vụ án ở các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước hãy còn rối ren trong mớ bòng bong nhóm lợi ích, nhưng một uỷ viên Bộ chính trị đương nhiệm đã bị tước bỏ chức vụ để qui án.

Trong vụ việc ở lãnh đạo Đà Nẵng, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dường như chạm được lòng tin của người dân khi xử lý kỉ luật thẳng tay một “con ông cháu cha”. Chế độ “con vua làm vua” nở rộ trong độ 10 năm gần đây đang bị lưỡi hái “chống suy thoái” đưa lên đoạn đầu đài. Sau Nguyễn Xuân Anh là Lê Hoài Bảo, “cậu ấm” giám đốc sở kế hoạch Quảng Nam của cựu bí thư tỉnh này, ông Lê Phước Thành, rồi phó chủ tịch Thanh Hoá “nâng đỡ” không minh bạch với một người đẹ cũng bị xử lý…

Mẫu cán bộ năng nổ

Blog RFA 

Nguyễn Tường Thụy

16-12-2017

Ông Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, viên chức cao cấp nhất của Đảng Cộng sản bị bắt giữ. Ảnh chụp tại một phiên họp Quốc hội, 30/10/2017. Ảnh: AFP.

Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng lên đến đỉnh cao khi ông Đinh La Thăng bị bắt. Ông Thăng là quan chức to nhất, là thanh củi gộc cho vào cái lò của ông Trọng mặc dù ngoài xin lỗi Đảng, xin lỗi nhân dân ông còn xin lỗi cả… cá nhân ông Trọng. Đinh La Thăng từng là ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Tp HCM, Bộ trưởng Giao thông vận tải, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), đại biểu quốc hội… Nói ông Thăng là quan chức to nhất bị bắt là ở chỗ đó. “Tiện tay”, ông Trọng cho bắt luôn cả em trai ông Thăng là Đinh Mạnh Thắng. Có một điều lạ là sai phạm của ông Đinh La Thăng là từ hồi ông làm lãnh đạo PVN nhưng sau đó vẫn bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, bầu ông vào Bộ chính trị rồi cho làm Bí thư Thành ủy Tp HCM.

“Chuông nguyện hồn ai”

FB Nguyễn Tiến Tường

16-12-2017

Ảnh: internet

Không thỏa hiệp! Chắc chắn không có thỏa hiệp! Đó là điều dư luận hoàn toàn có thể chờ đợi vào những diễn biến tiếp theo của công cuộc chống tham nhũng trong những ngày sắp tới. Nếu đi theo chiều hướng này, đất nước sẽ chứng kiến một giai đoạn có thể nói là “kinh thiên động địa” chưa từng có tiền lệ, với danh sách lên đoạn đầu đài ngày một kéo dài.

Tham nhũng và cải cách (bài 1)

FB Tâm Chánh

16-12-2017

Thực sự có tình đồng chí trong đảng? Ảnh: internet

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tham dự và phát biểu ở hội nghị chính phủ trực tuyến. Xu hướng tập trung quyền lực đang diễn ra với mật độ dày, khi cuộc đấu tranh chống tham nhũng đang vỡ thế, cải cách chính trị còn loay hoay.

Tập trung về nhà Đỏ

Thực chất ở Việt Nam, Bộ chính trị là cơ quan lãnh đạo quốc gia. Chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng… sau khi được Quốc hội bầu, lại “sinh hoạt” ở BCT hàng tuần. Tập trung chính sự về lại Nhà Đỏ là cách nói của dân Hà Nội khi đảng tái lập Ban kinh tế, Ban nội chính.

Ông Trịnh Văn Quyết (FLC) và thương vụ ngoạn mục!

FB Ngô Nguyệt Hữu

15-12-2017

Ông Trịnh Văn Quyết, ảnh: Báo GDVN

Tôi vừa nhận được công văn của Hiệp hội Các nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Bộ Tài chính cùng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Ngày 10-12-2017, Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt ông Trịnh Văn Quyết 65 triệu vì hành vi bán chui 57 triệu cổ phiếu từ ngày 20-10 đến 24-10 nhưng không báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ – Phần 8: Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT

David Trần Hiếu

15-12-2017

Lời mở đầu: Như tiền lệ, để tránh sự ồn ào không mong muốn, thời điểm bắt một nhân vật cấp cao tại Việt Nam thường rơi vào một ngày cuối tuần. Một buổi chiều ảm đạm của thứ 6 tuần trước, ngày 8/12, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Ban Kinh tế Trung ương, cựu Bí thư Thành ủy Tp Hồ Chí Minh, cựu Bộ trưởng Giao thông Vận tải, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam – ông Đinh La Thăng đã bị bắt, tạm giam.

Gửi bác Trọng

FB Thái Bá Tân

15-12-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh chụp màn hình VOV

Bác nói: “Nếu mất đảng,
Mất chế độ hiện nay
Sẽ là mất tất cả”.
Thật khó hiểu câu này.

Đảng chỉ là tổ chức,
Bé nhỏ và nhất thời.
Nhân dân và tổ quốc
Mới vạn đại, muôn đời.

Đinh La Thăng có luật sư bào chữa ‘trong chớp nhoáng’

Người Việt

15-12-2017

Ông Đinh La Thăng. Hình: Báo Tuổi Trẻ

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Báo Tuổi Trẻ cho hay, hôm 14 Tháng Mười Hai, Luât Sư Phan Trung Hoài ở Sài Gòn đã được Cơ Quan Điều Tra cấp giấy chứng nhận bào chữa cho cựu ủy viên Bộ Chính Trị đảng CSVN, Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn Đinh La Thăng.

Ông Thăng bị khởi tố và bắt tạm giam hôm 8 Tháng Mười Hai, gia đình ông mới làm thủ tục mời luật sư hôm 12 Tháng Mười Hai nhưng nay ông Hoài đã được cấp giấy bào chữa và là “luật sư duy nhất của ông Thăng” tính đến thời điểm này.

Công an đang phân hóa?

Blog VOA

Trân Văn

15-12-2017

BOT Cai Lậy hỗn loạn ngày 30/11/2017. Ảnh chụp màn hình báo TT

Tuy trạm thu phí cho Dự án BOT đường tránh Cai Lậy đã tạm ngưng hoạt động nhưng thiên hạ vẫn còn bàn luận sôi nổi về những vấn đề có liên quan tới dự án này và công an – lực lượng thực thi pháp luật, bảo vệ trật tự, trị an – đột nhiên trở thành một trong những đối tượng chính…

Thâu tiền BOT chẳng khác thâu tiền mãi lộ

Blog VOA

Bùi Tín

15-12-2017

Tài xế vui mừng sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra lệnh tạm dừng thu phí ở trạm BOT Cai Lậy. Nguồn: Zing

Vấn đề trạm thu phí BOT Cai Lậy/Tiền Giang đang làm sôi nổi dư luận. Quốc hội phải bàn. Hội đồng chính phủ phải bàn. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải quan tâm làm việc với Bộ Giao thông và tỉnh Tiền Giang để sẽ đi đến giải quyết.

Năm 2017: nhiều quan tham xộ khám và nhiều tù nhân lương tâm hơn

Blog RFA

Song Chi

14-12-2017

Ba quan tham xộ khám. Từ trái qua: Hà Văn Thắm, Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Sơn. Ảnh: internet

Nhìn lại năm nay có khá nhiều người Việt thuộc “dạng đặc biệt” phải vào tù.

Thứ nhất là tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị. Thật ra chuyện bị bắt vì bất đồng chính kiến, vì dám lên tiếng trước thực trạng xã hội chính trị ở VN hay vì những hoạt động dân sự không phải là chuyện lạ gì dưới chế độ cộng sản, ngay từ những ngày đầu tiên đảng cộng sản giành được chính quyền ở miền Bắc cho tới nay. Đặc biệt là khoảng 10 năm trở lại đây, khi internet phát triển, người dân hiểu thêm được nhiều điều về lịch sử, về thực trạng đất nước và thế giới, số người lên tiếng ngày càng nhiều hơn. Nhưng trong năm nay số người bị bắt và bị ghép vào các tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân”, quy định tại điều 257, 258 của Bộ luật Hình sự; tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Luật Hình sự hay tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 BLHS, phải nói là nhiều hơn những năm trước.

Củi cao su cháy thế nào?

FB Lê Thiếu Nhơn

14-12-2017

Vụ thất thoát hàng ngàn tỷ đồng tại Tập đoàn Cao Su VN, cơ quan điều tra đã khởi tố 5 bị can. Hai bị can Nguyễn Hồng Phú – nguyên Giám đốc Công ty cao su Phú Riềng và Hoàng Văn Sơn – nguyên Kế toán trưởng Công ty cao su Phú Riềng đã vào trại tạm giam. Ba bị can còn lại thì sao? Hai bị can ở Công ty cao su Đồng Nai là Nguyễn Thành Châu – nguyên Giám đốc và Nguyễn Văn Minh – nguyên Kế toán trưởng, chắc sớm muộn cũng phải nhập kho.

Lê Đức Anh’s Kids

FB Huy Đức

14-12-2017

Ông Cao Duy Hải – Tổng GĐ MobiFone. Ảnh: MobiFone

Nguyễn Bắc Son đưa Cao Duy Hải về làm TGĐ MobiFone ngày 20-4-2015 khi Son bắt đầu triển khai một “thương vụ”mà chỉ không lâu nữa ta sẽ biết… Hải cùng với Phạm Thị Phương Anh – được đưa về làm phó TGĐ MobiFone đúng một tháng trước đó – là cặp đôi được Son tin dùng để thực thi “thương vụ” này.

Nguyễn Bắc Son vốn chỉ là một thư ký điếu đóm của Tướng Lê Đức Anh đoạn cuối, khi ông này làm Chủ tịch Nước. Năm 1997, khi Tướng Lê Đức Anh bị buộc lui về làm Cố vấn BCH TW, Son theo làm trợ lý nên được hưởng “hàm thứ trưởng”. Năm 2001 khi định chế cố vấn không còn, Son được đưa đi làm PBT Thái Nguyên, nấc thang quan trọng để trở thành Bộ trưởng. Cũng chỉ không lâu nữa, ta sẽ tìm thấy câu trả lời tại sao Tướng Lê Đức Anh và Bắc Son lại nỗ lực hậu thuẫn cho Nguyễn Tấn Dũng ở Đại hội XII như thế.

‘Đại án dầu khí’ tác động cải cách ở VN thế nào?

BBC

13-12-2017

Cựu Bộ trưởng Giao thông & Vận tải Việt Nam Đinh La Thăng (trái) trong một ký kết với người tương nhiệm trong một chuyến công du nước ngoài. Fiona Goodall/ Getty

Đại án ‘PVN’ hay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là rất lớn, nghiêm trọng khi có nguyên ủy viên Bộ chính trị bị khởi tố và bắt giam.

Bài viết không đề cập đến chi tiết lâm ly của nó, mà quan tâm cân nhắc từ các khía cạnh liệu đại án này tác động đến cải cách chính trị thế nào và những thách thức đặt ra?

Vụ ông Đinh La Thăng: TBT Trọng tung ‘cú đấm thép’

VOA

Viễn Đông

13-12-2017

Giới quan sát cho rằng phe bảo thủ ở Việt Nam, đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, đang tìm cách “thanh trừng các đồng minh của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”. Ảnh: AP

Giới quan sát nhận định, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tung “cú đấm thép chưa từng có” trong vụ bắt giữ và truy tố ông Đinh La Thăng, và đây là “đòn cảnh cáo” những ai muốn thách thức mình.

Cựu quan chức từng nằm trong nhóm hơn chục người “chóp bu” đầy quyền lực ở Việt Nam “ngã ngựa” hôm 8/12 với tội danh “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” thời còn nắm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), gây rúng động người dân trong nước như thể hiện trên mạng xã hội.

Kiểm tra kê khai tài sản dưới góc độ chế định luật

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

12-12-2017

Thanh tra Chính phủ sau khi kiểm tra kết luận ông Phạm Sỹ Quý kê khai thiếu: 7.905 m2 đất ở, hơn 27.500 m2 đất nông nghiệp do vợ đứng tên, căn nhà 600 m2, tiền vay ngân hàng hơn 9,1 tỷ đồng và nợ bạn bè 60 cây vàng. Do kê khai sai, ông Phạm Sỹ Qúy bị kỷ luật điều chuyển từ Giám đốc sở sang phó Văn phòng HDNN tỉnh; Xây dựng sai phép và không phép bị phạt hành chính 507 triệu đồng (cho công trình tồn tại); chậm nộp thuế phạt trên 50 triệu đồng. Vụ việc coi như khép lại, trước dư luận mong muốn điều tra nguồn gốc tài sản có dấu hiệu bất minh (do kê khai sai) được Thanh tra Chính phủ trả lời: “nội dung thanh tra không có việc xác minh tài sản (điều tra nguồn gốc)… và luật cũng không quy định việc này (1)“.

Ai chống lưng cho ‘củi tươi’ Đinh La Thăng?

Người Việt

Tư Ngộ

12-12-2017

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: AFP/Getty Images

Cả hai anh em ông Đinh La Thăng từ những ngày huy hoàng quyền thế bây giờ đang cùng ở trong nhà giam B14 lạnh lẽo của Bộ Công An ở huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Năm ngoái, trước và sau khi ông Trịnh Xuân Thanh, chủ tịch Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC) một công ty con của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (Petro Vietnam – PVN) bỏ trốn ra nước ngoài, đã thấy báo chí trong nước lai rai nhiều bài viết về những dự án ngàn tỉ đồng của tập đoàn PVN hoặc thua lỗ, hoặc phải “đắp chiếu” từ khi còn xây dựng dang dở.