Lời Ai Điếu – Hồi ký Lê Phú Khải (chương 07b)

Chương 7b:

tác giả: Lê Phú Khải – nguồn ảnh: uyennguyen.net

BA NĂM Ở ĐÀI PHÁT THANH TIỀN GIANG

(tiếp theo Lời nói đầuCh.1, Ch.2, Ch.3, Ch.4, Ch.5, Ch.6, Ch.7a)

Khi vô tới TP HCM, tôi vào cơ quan thường trú của Đài TNVN. Giám đốc Nguyễn Thành, nguyên là giám đốc của Đài Giải phóng trước 1975, phó chủ nhiệm UB Phát thanh và Truyền hình VN xem quyết định về Đài phát thanh Tiền Giang của tôi rồi nói: Vũng Tầu mới thành lập Đài phát thanh, rất cần cán bộ, họ vừa có công văn xin Đài THVN một phó giám đốc phụ trách nội dung, nếu cậu đồng ý, tôi sẽ hủy quyết định về Tiền Giang của cậu và viết quyết định cho cậu ra làm phó Đài Vũng Tầu. Tôi cảm ơn sự tín nhiệm của ông Thành rồi nói mục đích của tôi là vào ĐBSCL để viết, tôi không thể về Vũng Tầu được. Giám đốc Thành lại nói: Vũng Tầu là địa bàn quan trọng, ở đó đang khai thác dầu khí, đây là nhiệm vụ, tôi viết quyết định cậu phải đi. Giám đốc Thành là một người quyết đoán và trên cương vị là phó chủ nhiệm UB Phát thanh và Truyền hình VN, ông có toàn quyền để làm việc đó. Nhưng tôi có một “bảo bối” để chống lại mọi quyết định của lãnh đạo trong một thể chế Đảng trị. Tôi ý thức rất rõ điều này. Nhưng dù sao tôi cũng phải cảm ơn thầm trong bụng vì sự tín nhiệm của ông Thành với tôi. Cuối cùng thì tôi vò đầu vò tai, nói ra vẻ muốn đi lắm mà không thể đi được. Tôi nói: thưa anh Thành, em không phải là Đảng viên thì làm sao mà làm phó giám đốc Đài phát thanh một tỉnh được! Tôi còn đề phòng, nếu giám đốc Thành nói “tôi sẽ kết nạp cậu vào Đảng” như đã có lần mà Đài THTW giao nhiệm vụ mà tôi không nhận với lý do “không phải Đảng viên”, người ta đã nói với tôi như thế. Nhưng giám đốc Thành là một người nguyên tắc cao, nghe thấy tôi nói như thế ông không nói gì nữa.

Lời Ai Điếu – Hồi ký Lê Phú Khải (chương 07a)

Chương 7 và 7a:

tác giả: Lê Phú Khải – nguồn ảnh: uyennguyen.net

BA MƯƠI TÁM NĂM LÀM BÁO “LỀ PHẢI” VÀ “LỀ TRÁI”

(tiếp theo Lời nói đầuCh.1, Ch.2, Ch.3, Ch.4, Ch.5, Ch.6)

Trong thời gian từ 1969 đến 1974 dậy học ở Cẩm Giàng, tôi tham gia Hội Văn nghệ tỉnh, lại viết bài cho các báo ở Hà Nội nên tôi có quen biết một số nhà văn, nhà báo. Đó là cái cầu để tôi, từ một thầy giáo làng bước sang một sân chơi rộng hơn là làm báo ở cơ quan báo chí thuộc trung ương.

Có lần, nhà thơ Thanh Thảo từ chiến trường ra Bắc điều dưỡng ở trại điều dưỡng Nam Sách-Hải Dương, không biết ai giới thiệu, anh Thảo đã “trốn trại” về Cẩm Giàng chơi với tôi. Anh đem theo một tập bản thảo thơ còn chưa in ấn ở đâu. Tôi đã được đọc bài thơ “Dấu chân trên trảng cỏ” của anh trước khi nó nổi tiếng trên cả nước. Nhưng Thảo cũng có những ý thơ “khác thường” nên không được giới chính thống ưa. Tôi nhớ một câu “khác thường” ấy trong tập thơ chép tay của anh: thế hệ tôi bùng cháy ngọn lửa của chính mình/ không dựa dẫm những hào quang có sẵn

Lời Ai Điếu – Hồi ký Lê Phú Khải (chương 06)

Chương 6:

tác giả: Lê Phú Khải – nguồn ảnh: uyennguyen.net

CHÍN NĂM DẠY HỌC Ở THÔN QUÊ

(tiếp theo Lời nói đầuCh.1, Ch.2, Ch.3, Ch.4, Ch.5)

Sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm khóa 1963-1966, thầy Nguyễn Đức Nam bảo tôi có muốn ở lại trường làm cán bộ dạy môn văn học phương Tây thì thầy đề xuất khoa văn giữ lại, nhưng phải học tiếp bốn năm tiếng Pháp nữa tại khoa Pháp văn rồi mới trở về khoa văn làm phụ giảng. Tôi nghe thầy Nam nói sợ quá vì đời sống sinh viên quá khổ cực. Lúc đó có câu “ăn sư ở phạm”, có nghĩa là sinh viên trường sư phạm ăn như sư, ở như phạm nhân. Tôi xin ra trường đi dậy học vì lý do “gia đình khó khăn” về kinh tế. Tướng Qua bảo với mẹ tôi: Khải đã tốt nghiệp đại học thì không thiếu gì việc để nó làm, để tôi xin cho nó về Bộ (CA), khỏi phải đi xa. Mẹ tôi mừng lắm vì chỉ có mình tôi là con trai (tôi có hai bà chị và một em gái). Tôi được ông nội, bà nội rất cưng chiều. Khi học cấp ba rồi, mà về mùa đông, tối đến tôi vẫn nằm ở giữa, ông nội tôi nằm một bên, bà nội tôi nằm một bên, để tôi nằm giữa… cho ấm! Vì thế ông bà nội tôi rất ưng ý để tôi công tác ở ngay Hà Nội. Nhưng, tôi biết rất rõ, tôi không có “máu” làm công chức, nhất là làm công an. Vì thế, tôi kiên quyết cầm quyết định của nhà trường, cắt hộ khẩu Hà Nội để chuyển về Hải Hưng nhận công tác, dù biết chắc sẽ về nông thôn dậy học.

Lời Ai Điếu – Hồi ký Lê Phú Khải (chương 05)

Chương 5:

tác giả: Lê Phú Khải – nguồn ảnh: uyennguyen.net

NHỮNG CHUYỆN KỂ CỦA TƯỚNG QUA

(tiếp theo Lời nói đầuCh.1, Ch.2, Ch.3, Ch.4)

Sở dĩ có chương này trong hồi ký của tôi vì người phương Tây có câu phương ngôn đầy ý nghĩa xã hội: Một nửa sự thật không phải là sự thật. Vì người ta mới chỉ viết có một nửa sự thật nên có những nhân vật có thời được dựng tượng, nhưng một thời gian không lâu, chỉ vài chục năm sau, thiên hạ lại kéo đổ thần tượng đó xuống. Nhưng hàng trăm năm nay, không có ai kéo tượng của Puskin, của Victor Hugo xuống cả. Lịch sử công bằng như thế.

Lời Ai Điếu – Hồi ký Lê Phú Khải (chương 04)

Chương 4:

tác giả: Lê Phú Khải – nguồn ảnh: uyennguyen.net

ĐỜI SINH VIÊN

(tiếp theo Lời nói đầuCh.1, Ch.2, Ch.3)

Cuộc đời thật trớ trêu, nhờ “thi trượt” mà tôi được biết thầy Tuất, hiệu phó nhà trường và sau đó thì trở thành “cháu” của thầy! Ngày ấy tôi thường mang thông tin, thư từ của chú Bẩy Trân đến thầy Tuất và được thầy yêu mến. Là một tri thức miền Nam tây học, tính tình thầy hiền hòa, cởi mở. Còn gì “oai” bằng ở một trường đại học hàng ngàn sinh viên, tôi được xem là “cháu” của thầy hiệu phó. Thực chất, thầy điều hành như hiệu trưởng vì, GS Phạm Huy Thông đứng danh hiệu trưởng nhưng không bao giờ về trường cả, trừ khi có khách quốc tế đến thăm trường là nguyên thủ quốc gia.

Lời Ai Điếu – Hồi ký Lê Phú Khải (chương 03)

Chương 3:

tác giả: Lê Phú Khải – nguồn ảnh: uyennguyen.net

HAI LẦN “THI TRƯỢT” NHƯNG SỐ PHẬN VẪN MỈM CƯỜI VỚI TÔI

(tiếp theo Lời nói đầuCh.1, Ch.2)

Câu chuyện hai lần thi trượt của tôi không biết nên gọi nó là chuyện bi hay hài.

Nhưng chắc chắn nó là một thứ tư lịêu, một chuyện có thật về chế độ thi cử hay nói khác đi là cả nền giáo dục ấu trĩ, xem nặng tính giai cấp của chế độ cộng sản ở miền Bắc. Di hại của nó không biết đến bao giờ mới hết. Đương nhiên là nó còn kéo dài cho đến tận hôm nay khi chế độ cộng sản vẫn ngự trị trên đất nước đau khổ này. Nhưng tôi muốn để ít phút nói về những năm tháng êm đềm của tuổi trẻ trong những năm sống ở cái làng Hoàng Mai thơ mộng ngày đó, trước khi kể chuyện thi trượt.

Lời Ai Điếu – Hồi ký Lê Phú Khải (chương 02)

Chương 2:

tác giả: Lê Phú Khải – nguồn ảnh: uyennguyen.net

ĐI TẢN CƯ LÊN CHÍ CHỦ, PHÚ THỌ

(tiếp theo Lời nói đầu, Ch.1)

Đại gia đình họ Lê Phú bao gồm tất cả các người con, người cháu của ông nội tôi lên một toa đen tầu hỏa từ Hà Nội và điểm dừng là ga Chí Chủ. Đây là quê của người con dâu thứ ba của ông nội tôi. Tôi thường gọi là thím Ba. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình thím Ba tôi mà ông nội tôi mua được một quả đồi tên là đồi Dọc Bùng tại thôn Chí Chủ, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ. Quả đồi được mau chóng khai phá để trồng sắn, nuôi gà vịt… lấy lương thực theo kháng chiến trường kỳ. Mẹ tôi, một người buôn bán giỏi ở Hà Nội trước đây, đã mở một xưởng làm thuốc lá (thủ công) lấy tên là hãng thuốc lá Lương Sơn theo khẩu hiệu “kháng chiến toàn diện” của cụ Hồ. Xưởng thuốc lá phát triển rất tốt. Nhiều con cháu trong họ đã trở thành công nhân làm thuê cho mẹ tôi. Thuốc lá nhãn hiệu Lương Sơn được bán rộng rãi ở vùng tự do lúc đó. Nhưng đến giữa năm 1950, gia đình bố mẹ tôi phải hồi cư về Hà Nội, vì mẹ tôi mang bầu, không thể ngược xuôi buôn bán được nữa. Ông bà nội tôi và gia đình họ Lê Phú vẫn theo kháng chiến đến cùng.

HRW tố cáo Việt Nam sử dụng côn đồ thay Công an để khép công dân vào khuôn khổ

Asia Sentinel

Dịch giả: Song Phan

20-6-2017

LTS: Sử dụng côn đồ để “dạy dỗ” những người không tuân theo ý của chính quyền, là một vấn đề quá quen thuộc ở Việt Nam, nhưng ít người nước ngoài biết đến. Cho nên báo cáo này của một cơ quan phi chính phủ phương Tây, đáng chú ý.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đưa ra nhiều chi tiết về việc đánh đập, hăm dọa

Những nhà hoạt động sau khi bị công an chìm “dạy dỗ”. Ảnh: AS/ internet

Khắp đất nước Việt Nam, thành phần côn đồ trẻ đang được sử dụng làm tay chân của công an, thực hiện việc đánh đập những công dân mà công an chưa muốn bắt, hoặc có lẽ thà không bắt sẽ tốt hơn, theo một báo cáo mới được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ở New York công bố ngày 19 tháng 6.

Lời Ai Điếu – Hồi ký Lê Phú Khải (chương 01)

Chương 1:

tác giả: Lê Phú Khải
nguồn ảnh: uyennguyen.net

HÀ NỘI, NƠI TÔI SINH RA

(tiếp theo Lời nói đầu)

Tôi sinh ra (1942) trong một gia đình công chức tại Hà Nội. Theo ông nội tôi thì nơi chôn rau cắt rốn của nội tôi là làng Cơ Xá Nam, ngày nay thuộc phố Nguyễn Huy Tự quận Hai Bà. Làng tôi có từ trước khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Làng có hai dòng họ lớn là họ Ngô và họ Lê. Lý Thường Kiệt họ Ngô (Ngô Thường Kiệt), vì có công nên được đổi sang họ vua (Lý). Nhân 1000 năm Thăng Long, đền thờ Lý Thường Kiệt được tu tạo, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, hiện tọa lạc ở đầu đường Nguyễn Huy Tự ngày nay.

Tranh đấu vì hận thù hay vì thương yêu

Kông Kông

1-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tranh đấu ở đây giới hạn trong phạm vi mà những người chống lại chế độ đương quyền vì cho rằng chế độ đó đang sai lầm nghiêm trọng cần phải sửa đổi hoặc bị thay thế.

Những phụ nữ tranh đấu thời trước 1975

Trong thời gian chiến tranh Bắc/Nam trước năm 1975 do đảng cộng sản Việt Nam chủ xướng họ đã ca ngợi nhiều nhân vật nữ và tuyển chọn vào danh sách “Nữ anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân”. Lướt qua “thành tích” của một số “nữ anh hùng” đó, đều có một điểm chung nổi bật: Đó là sự căm thù! Tất cả công trạng đạt được đều nhờ vào tài “đánh”, “giết”, “mưu trí” kể cả khủng bố, mà nạn nhân của họ là người cùng nòi giống Việt Nam!

Lời Ai Điếu – Hồi ký Lê Phú Khải (Lời nói đầu)

LỜI NÓI ĐẦU

tác giả: Lê Phú Khải
nguồn ảnh: uyennguyen.net

Có lần, bác sỹ Nguyễn Khắc Viện bảo tôi:

“Nhiều người khuyên Nguyễn Khắc Viện nên viết hồi ký. Nhưng tôi nghĩ, mình chưa một lần bị đi tù. Chưa một lần cầm súng ra trận thì có gì để mà viết hồi ký…”

Cứ như lời ông Viện thì đời tôi, không đáng một xu, vậy có gì để mà viết hồi ký, hồi ức… cho thiên hạ cười chê (!)

Nhưng bạn bè nhiều người lại khuyên Lê Phú Khải nên viết một cuốn hồi ký, không thì phí đi (!)

Chả là, trong lúc vui vẻ, tôi thường kể cho bạn hữu nghe những chuyện “cười ra nước mắt” của dòng họ tôi, hoặc những nhân vật mà suốt cuộc đời 40 năm làm báo tôi được tiếp cận, làm việc… Toàn là những “nhân vật lịch sử”, những chuyện đáng ghi lại. Mà những nhân vật đó lại không thích hoặc không có điều kiện để ghi lại. Bạn bè khuyên tôi nên viết lại những chuyện mà tôi biết…

Biến Cố Đồng Tâm – Truyện Ngụ Ngôn Về Hai Con Dê Cùng Qua Chiếc Cầu Hẹp?

Nguyễn Trọng Bình

  1. Nín thở chờ đợi
Người dân Đồng Tâm vẫn luôn tin tưởng vào đảng và nhà nước

Những ngày này có lẽ, người dân Đồng Tâm đang nín thở chờ đợi kết quả thanh tra của chính quyền Hà Nội theo như cam kết của ông Nguyễn Đức Chung.  Không biết có phải mọi chuyện đã được sắp đặt sẵn rồi hay không khi mà mới đây, người đứng đầu Chính phủ cũng đã tuyên bố trong chuyện này sẽ “Xử quan trước, phạt dân sau”. Phải chăng với tuyên bố này thì sắp tới đây đằng nào thì người dân Đồng Tâm cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm? Không những vậy, sẽ là thảm hại hơn nữa nếu kết luận cuối cùng cho rằng đất mà bà con khiếu kiện, tranh chấp là đất Quốc phòng?

Kết án Như Quỳnh 10 năm tù: Ai vui, ai buồn, ai tức?

FB Mạc Văn Trang

30-6-2017

Bloggger Mẹ Nấm trong những lần lên tiếng đòi trả tự do cho các blogger khác. Ảnh: internet

17h chiều nay, 29/6/2017, Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – blogger Mẹ Nấm – vừa bị TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt 10 năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo khoản 1, điều 88 Bộ Luật hình sự.

Không ai ngờ một phụ nữ mạnh mai, chỉ đấu tranh ôn hòa bằng nói và viết trên facebook, những điều bất bình về thực trạng xã hội, lại đang phải nuôi mẹ già và hai con nhỏ, mà Tòa nỡ kết án 10 năm tù!

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh & án tù 10 năm cho quyền tự do ngôn luận

30-6-2017

Luật sư Hà Huy Sơn: “Cơ quan tố tụng vẫn không thay đổi, vẫn coi thường vai trò của luật sư và vẫn ngang nhiên xâm phạm các quyền của bị can, bị cáo”.

Luật sư Võ An Đôn: “Trong các vụ án nhân quyền, luật sư có mặt cũng như không, tòa chỉ tuyên án theo quyết định của họ“.

Tuyên bố về chủ quyền biển đảo quốc gia Việt Nam của công dân và các tổ chức XHDS Việt Nam

Ngày 27 tháng 6 năm 2017

Lần đầu tiên, một lãnh đạo Trung Quốc sang Việt Nam – tướng Phạm Trường Long –  đã tuyên bố công khai, trực tiếp với lãnh đạo Việt Nam, rằng “vùng lãnh hải Biển Đông là thuộc chủ quyền Trung Quốc từ thời cổ đại”, điều mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu tại Singapore sau khi rời Việt Nam, mà không dám nói khi còn ở Việt Nam.

Phạm Trường Long, đại diện lập trường bành trướng của Trung Quốc, đã tiến thêm một bước khiêu khích mới, đe dọa chủ quyền Việt Nam, đồng thời Trung Quốc tiến hành manh động gây hấn ở lãnh hải và một số điểm trên đất liền của Việt Nam.

Cộng đồng gốc Việt vận động cho nhân quyền Việt Nam

VOA

30-6-2017

Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Virgina Bennett phát biểu, trao đổi trực tuyến với nhà vận động Vũ Quốc Ngữ từ Hà Nội, tại Ngày Vận động cho Việt Nam tại điện Capitol, thủ đô Washington, ngày 29/6/2017. Ảnh: VOA

Đông đảo cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ có mặt tại điện Capitol thủ đô Washington hôm 29/6 để vận động các dân biểu thực hiện các biện pháp chế tài thích đáng trước tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Báo Tuổi Trẻ bị kiểm duyệt hay đã tự kiểm duyệt?

Ngọc Thu

30-6-2017

Một bài viết trên báo Tuổi Trẻ, ngày 27/6/2017, có tựa đề: “Phía đường băng, còn đó các anh nằm…“, đưa tin về việc Kiến trúc sư Nguyễn Xuân Thắng phát hiện “thông tin nghi vấn có nhiều hơn một ngôi mộ tập thể trong sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 10 năm trước“.

Bài báo có đăng hai bức ảnh đã bị cắt, dán, chỉnh sửa, đục bỏ hai chữ “lầm đường” trong câu: “Nơi đây an nghỉ những chiến sĩ lầm đường đêm mồng 1 Tết Mậu Thân. Linh thiêng xin các bạn hãy giúp cho xứ Việt Nam thân yêu của chúng ta mau thái bình”.

Viết cho những người trẻ, nhân phiên xử Mẹ Nấm

FB Phạm Đoan Trang

29-06-2017

Hình ảnh blogger Mẹ Nấm trong các hoạt động mà chị tham gia trước khi bị bắt. Ảnh: internet

Ngày hôm nay, một phiên tòa chính trị đã diễn ra ở Nha Trang, nơi người ta xử một phụ nữ trẻ, mẹ của hai đứa con nhỏ. Đó là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, 38 tuổi.

Người ta không cho chị mặc chiếc áo trắng mà mẹ của Quỳnh gửi vào trại giam cho con. Người ta bắt chị phải mặc một cái áo phông không cổ, với những hình vẽ của trẻ con trước ngực.

Người ta chặn phố xá, chặn mọi ngả đường đến tòa. Nha Trang bỗng như trong tình trạng thiết quân luật.

Phiên tòa “không tranh luận”

FB Lê Luân

29-6-2017

Blogger Mẹ Nấm tại phiên tòa. Ảnh: TTXVN

Vào đầu giờ chiều nay, vụ án tiếp tục với phần tranh luận. Ban đầu là luật sư Võ An Đôn và tiếp đến là luật sư Nguyễn Khả Thành. Tôi là người cuối cùng đối tụng với kiểm sát viên.

Sáu vấn đề chủ yếu tôi đặt ra:

Một. Kết luận điều tra và Cáo trạng viện kiệm sát buộc tội bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hoàn toàn dựa vào bốn bản kết luận giám định của 03 (ba) vị giám định viên khác nhau về lĩnh vực thông tin và văn hoá. Tuy nhiên, Luật Giám định tư pháp, Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông và Nghị định 132/2013 không quy định thẩm quyền về giám định tư pháp của Bộ Thông tin truyền thông và cấp địa phương là Sở TTTT. Nên nếu không có thẩm quyền giám định thì việc giám định có giá trị pháp lý hay không?

Chính quyền cần xoa dịu mâu thuẫn xã hội, thay vì xem dân như kẻ thù

Mạnh Kim

29-6-2017

Hình ảnh blogger Mẹ Nấm hiên ngang trước phiên tòa. Ảnh: internet

Căn cứ vào cáo trạng buộc tội Mẹ Nấm-Như Quỳnh, sẽ có không ít nhân vật hoạt động có thể “thích hợp” thậm chí “vừa vặn” hơn, trong “khuôn khổ” cái gọi là “lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Tuy nhiên, Mẹ Nấm vẫn “được chọn”. Cách thức chọn bắt – bắt ai, bắt lúc nào, bắt như thế nào – không bao giờ là ngẫu nhiên. Được cân nhắc và tính toán, nó phải tạo hiệu quả tâm lý. Phải mang lại hiệu ứng truyền thông. Phải đưa đến một tác động xã hội và dẫn đến một sự sợ hãi lan rộng. Người ta thậm chí lường trước cả phản ứng dư luận, trong cũng như ngoài nước.

Quyền lực của kẻ bị trị

Tuấn Khanh

28-6-2017

Bìa sách “Một cơn gió bụi” của sử gia Trần Trọng Kim. Ảnh: Kiều Mai Sơn.

Thật ngạc nhiên, bản PDF từ một cuốn sách cũ của học giả Trần Trọng Kim đột nhiên trở thành thứ được săn tìm trong suốt nhiều ngày ở Việt Nam, kể từ khi có lệnh “ở trên” là phải thu hồi bản in lại của nhà sách Phương Nam từ ngày 26/6/2017. Dù đó là một phiên bản bị kiểm duyệt và cắt xén một cách tồi tệ.

Những câu chuyện bị xoá đi, những chi tiết quan trọng liên quan đến những nhân vật lịch sử như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp được giấu lại sau lưỡi kéo kiểm duyệt của chính quyền. Nhưng chính điều đó, lại khiến vô số người săn tìm và đọc lại những bản in gốc để ngẫm nghĩ về chuyện tình của ông Hồ Chí Minh với cô Đỗ Thị Lạc, rồi chuyện những người kháng Pháp đầu tiên từ chối không muốn theo cộng sản đã bị Việt Minh thủ tiêu… Thậm chí đây là cơ hội-đánh động để nhiều người nhìn thấy lại một chính phủ dân chủ đầu tiên của người Việt với chủ nghĩa quốc gia, chỉ trong 4 tháng tồn tại đã tạo ra những tiền đề cho một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và văn minh như thế nào.

Có nên trách báo chí “quên” Mẹ Nấm?

FB Trung Bảo

28-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Ai lại không thấy sự ngược đời trên những tờ báo qua sự so sánh phiên toà Nga-Mỹ và phiên toà Mẹ Nấm. Một đằng là sự ngập tràn thông tin, tường thuật chi tiết và hấp dẫn bằng mọi hình thức thể hiện. Phía còn lại là sự im lìm đáng sợ dù vụ xử này hội đủ điều kiện để “câu” view thậm chí có thể cao hơn vụ kia.

Có nên trách báo chí và những người làm báo? Chỉ nên buồn cho nghề báo. Buồn vì chúng tôi có những người đủ khả năng và sự chuyên nghiệp để đưa tin nhưng mãi mãi bị kiềm hãm bởi óc quản lý của những cảnh sát tư tưởng còn rơi rớt lại từ thời Stalin. Bạn có thể yêu cầu chúng tôi đấu tranh cho nghề nghiệp của mình. Đành trả lời đó phải là câu chuyện dài của cả một xã hội, không thể trút hết lên vai nhà báo dù đúng là họ có vai trò quan trọng.

“Trong khuôn khổ pháp luật” là cái quái gì thế?

Phạm Trần

29-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong dân gian Việt Nam thường nghe nói “lươn lẹo mãi sẽ có ngày đứt lưỡi” để răn đe những kẻ mồm loa mép giải chuyên nói những điều gian dối để lừa người.

Nhưng với người Cộng sản Việt Nam, nhất là hàng ngũ lãnh đạo và tuyên truyền thì lại cứ nghĩ họ càng khoác lác bao nhiêu thì có lợi bấy nhiêu, và càng nói dối nhiều thì kết quả tốt sẽ tăng cao.

Sau 42 năm “giải phóng” rồi “thống nhất”, đấu tranh nội bộ đảng nổ lớn

“Chuyện ông Nguyễn Phú Trọng ‘chống tham nhũng’ chỉ là cái cớ, vì tham nhũng được gọi là giặc nội xâm và coi như không có một quan chức lớn nào không tham nhũng. Vì thế lồng trong cuộc chiến ‘chống tham nhũng’ đang xảy ra là cuộc chiến nội bộ dưới một nhãn mác mới”.

Kông Kông

28-6-2017

Các “đồng chí” cộng sản đâm sau lưng nhau. Nguồn: internet

Cuộc chiến tranh Bắc/Nam 1954 – 1975 chấm dứt với phe miền Bắc thắng vào ngày 30 tháng Tư. Cuộc chiến đó do đảng cộng sản miền Bắc chủ trương với danh nghĩa “Giải Phóng”.

Sau “giải phóng” thì người dân cả nước được thấy rõ sự thật. Người miền Nam thấy được “thiên đường” cộng sản “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”. Đồng bào miền Bắc thấy được “miền Nam đồi trụy, đói rách vì bị Mỹ Ngụy ác ôn bóc lột”.

Khi công quyền lồng lộn vì tiền

FB Trịnh Kim Tiến

28-6-2017

Blogger Mẹ Nấm. Ảnh: internet

Một chi tiết đặc biệt trơ trẽn, không những được nêu rõ trong cáo trạng mà còn được nhắc nhiều lần trên báo công an nhân dân để buộc tội Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là việc chị được vinh danh và nhận giải “Người Bảo Vệ Nhân Quyền 2015” của tổ chức Civil Rights Defenders (CRD).

Ai cũng biết đây là một tổ chức có tiếng ở Thụy Điển, không phải ai cũng dễ dàng được họ lựa chọn và vinh danh. Việc một người phụ nữ Việt Nam được trao giải thưởng cao quý này đáng lẽ phải là một niềm tự hào của Việt Nam, nhưng nhà cầm quyền lại dùng nó để bôi nhọ và buộc tội người phụ nữ này.

Ngày mai họ xử chị

FB Trịnh Kim Tiến

28-6-2017

Bà Nguyễn Tuyết Lan, mẹ của cô Quỳnh, cùng 2 cháu ngoại. Ảnh: internet

Họ có thể sẽ túm lấy tóc mẹ chị, kéo lết bà trên đường đầy sỏi đá, nhốt bà một mình trong căn phòng tối như đã từng làm với mẹ của Nguyễn Hữu Quốc Duy trong phiên toà xét xử anh. Điều mà không ai nghĩ là điều đã từng xảy ra. Người mẹ già, bà của hai đứa cháu dại, có thể phải trả giá đắt chỉ vì muốn được vào nghe họ xử con mình, bà chắc chắn vẫn sẽ đi.

Từ 2 đầu, đường Phan Bội Châu, những hàng rào gai được dựng lên, sự kiểm soát chặt chẽ đến ngạt thở, người đi bộ cũng không được tiếp cận. Những người lạ mặt với những chiếc điện thoại trong tay là mục tiêu của sự hỏi han, bắt bớ và thậm chí đánh đập nếu không chịu nghe lời. Đó là khung cảnh đã từng diễn ra trong ngày Duy bị đưa ra xét xử.

Liu Xiaobo: “Tôi không có kẻ thù”

Luật Khoa

Quỳnh Vi

28-6-2017

Ông Lưu Hiểu Ba. Ảnh: Getty Images

Ngày 26/6/2017, báo chí quốc tế đồng loạt đưa tin giáo sư, nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc, Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba) vừa được tạm thả ra từ nhà tù tỉnh Liaoning, Trung Quốc để điều trị ung thư gan thời kỳ cuối. Trên mạng xã hội hiện đang loan tải một lá thư ngỏ của giới trí thức Trung Quốc gửi chính quyền, yêu cầu trả tự do cho Liu Xiaobo.

Họa sĩ Nguyễn Nhân bị kỷ luật vì tác phẩm “Biển chết”

28-6-2017

Nhà báo Võ Đắc Danh vừa đăng trên Facebook quyết định của Hội Văn học Nghệ thuật Trà Vinh, kỷ luật họa sĩ Nguyễn Nhân vì ông đã cho ra đời bức ảnh “Biển chết”.

Tác phẩm “Biển chết” của họa sĩ Nguyễn Nhân. Ảnh: FB Võ Đắc Danh