Giá lúc này có được tầm nhìn và bản lĩnh Sáu Dân

Tương Lai

26-11-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 23

Thưa các bạn,

Buổi tưởng niệm nhân ngày sinh thứ 95 ông Sáu Dân diễn ra trong thế nước chông chênh khiến cho cái điệp khúc trên càng trở nên giục giã. Trĩu nặng nỗi lo đất nước trước nanh vuốt của kẻ thù gặm nuốt ngoài Biển Đông, gây sức ép toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, quốc phòng, trong khi trên danh nghĩa thì ta có hàng chục “đối tác chiến lược” nhưng thế nước chưa bao giờ lâm vào tình thế ngặt nghèo như hiện nay. Có lẽ chỉ có ông Trọng là hớn hở và cười tươi với ông Tập và nịnh khéo “trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc”! Chắc Tập hài lòng và trong bụng nghĩ rằng, so với Lê Chiêu Thống thời Càn Long thì chú này xem ra được hơn đấy!

Hai vụ Trịnh Xuân Thanh và Trầm Bê: có dấu hiệu lạ?

BBC

26-11-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: internet

Có vẻ có ‘dấu hiệu lạ’ qua các diễn biết xảy ra với các vụ án Trịnh Xuân Thanh và Trầm Bê, so với ‘thông lệ’ những gì thường thấy từ trước trong các vụ án lớn, một khách mời nói với BBC Tiếng Việt hôm thứ Bảy.

Hôm 25/11/2017, blogger, nhà báo tự do Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng khi nêu bình luận về hai vụ án trên, nói với Bàn tròn điểm tin tức tuần này của BBC từ Đà Nẵng:

Mắc bẫy định hướng dư luận của Cộng sản

Thạch Đạt Lang

26-11-2017

Hai ngày vừa qua, cộng đồng mạng, đặc biệt trên facebook đã dậy sóng vì một bài viết của ông PGS- TS Bùi Hiền trong cuốn sách mới xuất bản, tựa đề “Ngôn Ngữ ở Việt Nam – Hội Nhập Và Phát Triển” (Tập 1). Nhiều tờ báo trong nước như Thanh Niên, Dân Trí, Tuổi Trẻ… đều lên tiếng về bài viết này.

Bài “Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế” của tác giả Bùi Hiền nói trên, với đề xuất thay đổi một số mẫu tự khi viết, dựa theo cách phát âm trong tiếng Việt như: Záo Zục (giáo dục), N`à nướk (nhà nước), qười zân tộk (người dân tộc), Qôn qữ (ngôn ngữ), wủ tướq (thủ tướng)… đã gây rất nhiều tranh cãi. Hầu hết độc giả đều không chấp nhận đề án mang tính cách mạng chữ viết theo sự “nghiên cứu” của tiến sĩ Bùi Hiền. Hai chữ nghiên cứu được người cho vào ngoặc kép vì không hiểu đây có thật sự là môt công trình nghiên cứu nghiêm túc, có tính hàn lâm hay chỉ là cơn bốc đồng của một người muốn nổi tiếng, chơi bạo, lấy tiếng… ngu và điên.

Đóng góp ý kiến với Bộ Tài chính

Nguyễn Hồng Khoái

26-11-2017

(Hội nghị đối thoại với bộ Tài chính ngày 27 tháng 11 năm 2017)

Thưa Hội nghị

Một năm qua nhiều biến đổi đối với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ họ chịu sức ép rất lớn từ những biến đổi về chính sách và các phát ngôn từ lãnh đạo bộ Tài chính. Sau đây tôi xin được nêu một số vấn đề sau đây về sự điều hành của lãnh đạo bộ Tài chính

SỰ VIỆC ĐÃ QUA

1.- Chuyển Thuế môn bài thành phí môn bài: Bằng việc chuyển thuế môn bài thành lệ phí môn bài học trò trường đại học Tài chính Kế toán ngày xưa đã nhổ toẹt vào cái giáo trình mà thày cô trường này đã dày công giáo dục và đào tạo ra họ.

APEC 2017 định hình tương lai Châu Á thế nào?

Có thể nói, Trump là món quà lớn nhất cho Tập thực hiện Giấc mơ Trung Hoa. Các Tổng Thống tiền nhiệm gồm có Bush và Obama “đẻ ra” TPP nhưng lại bị Trump giết chết. Trong khi đó, Tập sẽ thúc đẩy tiến RCEP (không có Mỹ) song song với sáng kiến Đới, Lộ. Vì Trump quyết định bỏ trống sân chơi nên các nước trong khu vực không có sự lựa chọn nào khác hơn là ngã vào quỹ đạo của Trung Quốc, ít nhất là về mặt kinh tế.

___

LS Nguyễn Văn Thân

26-11-2017

Việt Nam mới tổ chức Hội Nghị APEC khá suôn sẻ và thành công tại Đà Nẵng, từ ngày 6 đến 13 tháng 11 vừa qua. Lãnh tụ của các siêu cường quốc gồm có Tổng Thống Mỹ Donald Trump, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng Thống Nga Vladimir Putin, đều có mặt tham dự. Mặc dù Tuyên Bố Đà Nẵng sau Hội Nghị không có gì gọi là đột phá nhưng cũng không có tranh chấp hoặc tranh cãi gắt gao nào trong tiến trình Hội Nghị. Nhìn chung, Hà Nội có thể hài lòng với kết quả của việc tổ chức APEC năm nay.

EVFTA và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

FB Trịnh Kim Tiến

25-11-2017

EVFTA là gì?

EVFTA là Hiệp định thương mại tự do giữa Liên mình Châu Âu (EU) và Việt Nam. Một hiệp định mà Đảng CS Việt Nam đang rất cần có để “sống sót” trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, sau khi Mỹ rút khỏi TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương). Hiệp định đang trong thời gian chờ Quốc hội hai bên phê chuẩn để đi vào thực thi sau khi Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU được ký kết năm 2012.

Theo lịch định thì ngày mồng 1/12/2017 tới đây sẽ diễn ra phiên đối thoại Nhân quyền thường niên giữa Việt Nam với phái đoàn EU.

Xứ biệt phủ đánh thuế từ thiện

FB Hoàng Linh

25-11-2017

Tôi không tin sự mẫn cán của cán bộ quản lý thị trường Yên Bái khi họ đan tâm đè người miền xuôi lên miền ngược đánh thuế từ thiện khi mà biệt phủ cán bộ trồi lên không xử lý được như một nhát chém vào lương tri và sự thách thức dư luận cũng như quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và chính phủ.

Phan Vũ Diễm Hằng, người nữ sinh đầu tiên của Việt Nam đoạt giải cao toán quốc tế (1975) hơn bốn chục năm trước. Nay tôi cũng được biết, chị đang là người phụ nữ đau yếu nhiều năm nay vì chứng nan y. Thế nhưng, người phụ nữ ấy vẫn ngày ngày mải mê đan những chiếc mũ, chiếc khăn len quàng cổ cho trẻ em nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Chị đan và gửi đi nhiều nơi bằng tiền của chị và các cá nhân vốn là bạn bè đã có lòng hảo tâm tin tưởng gửi gấm nơi chị.

Vụ bê bối của Helmut Kohl

Chuyển ngữ: Lê Quang Ngọ Lê Quí Trọng

25-11-2017

Lời người dịch: Những người lãnh đạo trong thể chế đảng toàn trị luôn luôn được ca ngợi bằng những mỹ từ đẹp nhất. Những vầng hào quang do hệ thống tuyên truyền của chế độ dệt kín xung quanh họ, khiến cho nhiều người không thể nhìn thấy những sai lầm của họ đã gây ra bao tổn thất đau thương cho đất nước và dân tộc. Trong nhà nước pháp quyền thì hoàn toàn ngược lại, nếu chính khách nào đó dính bê bối thì dù đã về vườn “ráng làm người tử tế”, người đó cũng không thể được hạ cánh an toàn bởi luật pháp không chiếu cố đến việc “có nhân thân tốt”. Đó chính là trường hợp của Helmut Kohl (1930-2017).

Cố Thủ tướng Đức Helmut Kohl. Ảnh: Getty

Trong những ngày nước Đức để tang ông tạp chí Ngôi sao – Tạp chí lề phải có uy tín ở Đức – số 26 ra ngày 22.06.2017 có 40 trang đặc biệt viết về cuộc đời và di sản của ông. Vào những ngày chớm lạnh buổi đầu đông trong khi chờ tài đốt lò của ông Trọng, chúng tôi xin gửi đến độc giả bài viết của Andreas-Hoidn-Borchers. Tiêu đề của bài được chỉnh lại cho phù hợp khi đã tách ra khỏi loạt bài của tạp chí này.

VN: Chấp nhận trả giá đối ngoại vì đối nội?

BBC

26-11-2017

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng đang có những chỉ đạo ‘quyết liệt’ chống tham nhũng và làm sạch các tổ chức Đảng, theo truyền thông Việt Nam. Ảnh: Getty Images

Việc nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu khẩn trương đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh ra xét xử cho thấy ban lãnh đạo Việt Nam đã chấp nhận hy sinh đối ngoại để xử lý đối nội, một ý kiến nhà phân tích thời sự nói với BBC hôm thứ Bảy.

Hôm 25/11/2017, truyền thông chính thức từ Việt Nam đưa tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các cơ quan chức năng của Việt Nam ‘tập trung’ và ‘khẩn trương’ đưa vụ án này cùng vụ việc tại Tập đoàn dầu khi Việt Nam (PVN) liên quan Ngân hàng Đại dương (Ocean Bank) ra xét xử lần lượt trong năm 2017 và đầu quí một năm 2018.

Zimbabwe Và Bàn Tay Trung Quốc

Lê Minh Nguyên

26-11-2017

CTN Trung Quốc Tập Cận Bình và TT Robert Mugabe của Zimbabwe. Ảnh: Tân Hoa xã

Tổng thống Robert Mugabe, 93 tuổi của Zimbabwe đã trị vì 37 năm, chính thức bị Quốc Hội hạ bệ hôm 24/11/2017 và phó tổng thống Emmerson Mnangagwa 75 tuổi lên làm tổng thống.

Ông Mnangagwa cũng là một sản phẩm từ đầu của chế độ, cùng trong đảng cầm quyền Zanu với ông Mugabe, cùng trãi qua 37 năm trong chính quyền và dùng an ninh, quân đội thẳng tay đàn áp đối lập đến độ ông được đặt cho biệt danh là “Cá Sấu” và được cho là người rất tàn bạo. Ông là một trong những đảng viên đầu tiên của đảng Zanu được đưa qua TQ để huấn luyện.

Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: trả lời ba câu hỏi của đại biểu quốc hội Lê Thanh Vân (kỳ 25)

Nguyễn Văn Tung

25-11-2017

Sáng ngày 17/11, tại hội trường Quốc hội, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) đã gây choáng váng nghị trường với 3 câu hỏi trực diện: Một, yêu cầu nào và dựa trên cơ sở nào mà Mobifone dùng vốn do nhà nước cấp để mua AVG? Hai, giá trị đích thực, chính xác khi mua AVG là bao nhiêu? Ba, từ ngày được Mobifone mua về đến nay, AVG hoạt động như thế nào, có tương xứng với giá trị đồng vốn bỏ ra mua hay không?

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã lảng tránh câu trả lời và nói là “đợi kết luận của Thanh tra Chính phủ rồi mới báo cáo”. Rõ ràng, bà Ngân chỉ là bù nhìn và đã không làm tốt vai trò điều hành phiên chất vấn của Quốc hội, bà này có biểu hiện bao che cho tham nhũng!

Hậu thanh tra đất Đồng Tâm: Có ai tin vào thanh tra Hà Nội (bài 1)

Nguyễn Đăng Quang

25-11-2017

Biến cố Đồng Tâm đã để lại nhiều bài học đau xót. Một trong các bài học này chính là công tác thanh tra. Những bức xúc, bất bình và khiếu nại của người dân chất chứa trong nhiều năm về những sai phạm trong việc sử dụng, quản lý đất đai ở xã Đồng Tâm và sân bay Miếu Môn không hề được các cấp chính quyền Hà Nội xem xét, giải quyết.

Ngày 20/4/2017, UBND Hà Nội thông báo mới quyết định lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra toàn diện vấn đề đất đai ở Đồng Tâm và cam kết sẽ phán xử công minh. Nhưng rồi sau đó, kết luận phũ phàng của Thanh tra Hà Nội làm người dân Đồng Tâm từ chỗ chưa kịp lóe lên niềm HY VỌNG đã sớm tắt ngấm LÒNG TIN vào chính quyền.

Quy định mới về sổ đỏ – Ngu hay đểu?

Nguyễn Đình Cống

25-11-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: KTĐT

Trang Boxitvn ngày 25/11 đăng bài của Đỗ Minh Tuấn “Quy định mới về sổ đ3 – Phá gia đình và chi rẽ nhân dân”. Xin tóm lược vài ý chính: “Quy định sổ đỏ ghi tên mọi thành viên trong gia đình, kể cả con gái đã đi lấy chồng với mục đích đảm bảo quyền tài sản cho mỗi thành viên, xem ra là một quy định lợi bất cập hại vì các lẽ sau: Thứ nhất, quy định này … công khai phá huỷ văn hoá gia đình truyền thống Việt;… Thứ hai, quy định này phá huỷ vốn văn hoá, vốn xã hội bền vững có nguồn mạch hàng ngàn năm…. Thứ ba, quy định mới này có thể trở thành một công cụ pháp lý chia rẽ các chủ thể đất đai…”

Đặc khu kinh tế và vấn đề an ninh quốc gia

Blog VOA 

Lê Anh Hùng

25-11-2017

Ông Trọng tiếp ông Tập tại Hà Nội. Ảnh: Reuters

Thời gian gần đây, truyền thông Việt Nam bàn luận khá nhiều về ba đặc khu kinh tế đang được đề xuất thành lập ở ba miền đất nước là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Thực ra, việc thành lập đặc khu kinh tế đã được các cơ quan hữu trách Việt Nam nêu ra từ lâu. Đặc khu kinh tế Vũng Tàu – Côn Đảo ra đời năm 1979, và tồn tại đến năm 1991 thì bị giải thể.

Dưới ‘đỏ’ thế nào cũng có … ‘đinh’

Blog VOA

Trân Văn

25-11-2017

“Ngu” trở thành tính từ mà gần như ai sử dụng mạng xã hội cũng dùng khi tham gia bàn luận về Thông tư 33/2017 của Bộ Tài nguyên – Môi trường.

Theo Thông tư vừa kể thì từ ngày 5 tháng 12, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi tên tất cả các thành viên trong gia đình.

Lò ông Trọng nguội, lò Formosa nóng

FB Trương Duy Nhất

25-11-2017

Ảnh: internet

Sự nguội lạnh từ cái lò ông Trọng và những chỉ dấu bất thường:

Sau cuộc thiêu đốt Đà Nẵng, với cú triệt hạ Nguyễn Xuân Anh, cái lò ông Trọng có vẻ nguội lạnh. Huỳnh Đức Thơ, uy tín đã ở mức bê bết sau hàng loạt những đồn đoán về nhà đất, tài sản, cổ phần… dù bị “cảnh cáo” vẫn tại vị.

Những “bó củi” Yên Bái, Thanh Hoá, Hà Giang… có vẻ như không còn nghe nhắc đến, kể cả thanh củi Đinh La Thăng.

Quá nhiều chỉ dấu bất thường. Một cuộc họp Quân uỷ trung ương nhưng vắng mặt ông Trọng (Bí thư quân uỷ). Người thay ông dự, chỉ đạo hội nghị Quân uỷ trung ương lại là Chủ tịch Trần Đại Quang.

Hội nghị 6 trước đó, cái tên Đinh La Thăng cũng không được nhắc đến. Thậm chí, ông Thăng còn chễm trệ ngồi ngay hàng đầu.

Một hội nghị trung ương giữa bộn bề sóng gió ngoại giao sau sự cố Trịnh Xuân Thanh, nhưng không một dòng nói về đối ngoại. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh lại được giao trình bày báo cáo về công tác dân số, sinh đẻ.

Dường như, đang có vấn đề gì đấy không thuận ở nấc thượng triều. Có vẻ như cái lò ông Trọng đã bị tạt từ đâu đó những gàu nước lạnh. Đang hừng hực nóng, tưởng như “củi khô củi ướt” quăng vào cháy thiêu hết, bỗng dưng tắt ngấm.

Nóng lại lò Formosa:

Cuộc chiến từ cái lò ông Trọng, nóng đến mức khiến dân tình nhiều khi quên mất… Formosa. Khi cái lò ông Trọng bắt đầu nguội lạnh, thì hơi nóng từ cái lò Formosa đã trở lại.
Một bài viết đặc biệt trên báo Tiền Phong hôm qua 24/11/2017: “Bộ TN & MT đặc cách cho Formosa xả thải vượt chuẩn?”.

Theo bài báo, “Mặc dù quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép năm 2013 (QCVN 51:2013/BTNMT) quy định hàm lượng oxy tham chiếu là 7%, tuy nhiên Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) lại cho phép Formosa áp dụng hàm lượng oxy tham chiếu lên 15%. Hệ quả là nồng độ độc hại trong khí thải của Formosa đang vượt ngưỡng nhiều lần so với quy chuẩn Việt Nam”.

Người ký văn bản cho phép Formosa đạp qua quy chuẩn quốc gia, để Formosa đang xả thải vượt ngưỡng chính là cựu Thứ trưởng TN & MT Bùi Cách Tuyến, vị Thứ trưởng hưu sở hữu khu biệt thự khủng đứng tên vợ ông, vừa khiến ầm ĩ dư luận cách đây không lâu.

Kỳ lạ hơn, vẫn theo báo Tiền Phong, để xử lý sai phạm tày trời này, Bộ TN & MT lại đang giao Tổng cục môi trường biên soạn một quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới (QCVN 51: 2017/BTNMT) về khí thải công nghiệp sản xuất thép, để thay thế bộ quy chuẩn 2013 (QCVN 51:2013/BTNMT). Bộ quy chuẩn mới, cơ bản vẫn giữ nguyên các thông số kỹ thuật khí thải công nghiệp trong sản xuất thép, nhưng lại thay đổi hàm lượng oxy tham chiếu từ 7% (QCVN 51;2013) lên 15% (QCVN 51:2017), tức bằng đúng mức sai phạm của Formosa.

Như vậy, thay vì buộc Formosa phải thực hiện đúng quy chuẩn quốc gia như các doanh nghiệp khác, Bộ TN & MT lại đi sửa quy chuẩn quốc gia để… phục vụ cho Formosa.

Cái lò Formosa chẳng những không nguội, mà ngày một nóng hơn. Chỉ bằng mắt thường, dễ thấy những cột khói khủng phun lên từ cái lò Formosa ra sao.

Lời hứa “sẽ đóng cửa Formosa nếu tái phạm” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước quốc hội và quốc dân đồng bào liệu có trôi vào quên lãng?

_____

“Kết quả quan trắc khí thải hằng ngày tại Formosa Hà Tĩnh của Viện công nghệ môi trường trong năm 2017 cho thấy thông số SO2 và NOx liên tục vượt quy chuẩn quốc gia về khí thải: ngày 2/7 vượt 1,07 lần, ngày 24/7 vượt 2,47 lần, ngày 26/7 vượt 2,13 lần, ngày 23/8 vượt 1,6 lần, ngày 21/8 vượt 1,59 lần, ngày 23/9 vượt 1,71 lần, ngày 26/9 vượt 1,84 lần, ngày 27/10 vượt 2,03 lần…” (nguồn: báo Tiền Phong).

Tất cả người Việt yêu nước mình đều là ‘Mẹ Nấm’

Blog VOA

Bùi Tín

25-11-2017

Mẹ Nấm cùng hai con phản đối Trung Quốc đem giàn khoan HD-891 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: VOA

Tòa án tỉnh Khánh Hòa ngày 29/6/2017 kết án cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – Mẹ Nấm – 10 năm tù giam vì « tội » âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Ai cũng biết cô Mẹ Nấm chỉ có mỗi một « tội » là yêu nước thật lòng, thương dân thật bụng, bênh dân oan và chống giặc bành trướng và giặc nội xâm tham nhũng một cách kiên cường nhất.

Để đừng ai phải bỏ nước ra đi

Trung Nguyễn

24-11-2017

Có hai hình ảnh trên thế giới khiến tôi rất xúc động trong những ngày qua. Thứ nhất là đoạn video clip một người lính Bắc Hàn bỏ trốn sang Nam Hàn và bị bắn trọng thương. Thứ hai là hình ảnh người dân Zimbabwe đổ ra đường hò reo ăn mừng việc cựu Tổng thống Robert Mugabe từ chức.

Chế độ độc tài đảng trị hủ bại ở Bắc Hàn

Đã qua thế kỷ 21 được gần 20 năm rồi nhưng vẫn còn những người phải liều chết để trốn chạy các chế độ độc tài, ở đây là chế độ cộng sản Bắc Hàn. Người lính Bắc Hàn đó đã bị chính các đồng đội bắn trọng thương nhằm ngăn cản anh bỏ trốn.

“Quyền im lặng” hiệu lực từ ngày 01/01/2018

LS Đặng Đình Mạnh

24-11-2017

01/07/2016, lẽ ra đã là ngày Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự tu chính có hiệu lực, nhưng đột ngột bị trì hoãn đến ngày 01/01/2018 tới đây. Theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử pháp chế hình sự Việt Nam thì “Quyền Im Lặng” chính thức được công nhận và thi hành.

Quyền im lặng không được quy định thành một điều khoản riêng biệt mà nằm rải rác ở nhiều điều khoản trong bộ luật. Rõ nhất là ở các điều 58, 59, 60 và 61 đối với người bị giữ, bị tạm giữ, bị bắt, bị can, bị cáo thì tất cả họ đều “không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.

Thể chế tạo điều kiện cho quân đội làm kinh tế

FB Nguyễn Ngọc Chu

24-11-2017

Ảnh minh họa: internet

Chừng nào thể chế còn là nguyên nhân sinh ra các nhóm lợi ích kinh tế trong nhà nước, thì chừng đó sẽ còn tồn tại các nhóm lợi ích kinh tế trong quốc phòng.

TƯỚNG KINH TẾ

Trước thực trạng các nhóm lợi ích đang làm suy yếu quân đội, trước sức ép của dư luận, trước sự đấu tranh của một bộ phận tướng lĩnh trong quân đội, Bộ quốc phòng đã có chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn một bộ phận các doanh nghiệp quân đội như Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã khẳng định mà truyền thông đã đưa tin. Đây là một bước tiến tích cực đáng khích lệ. Nhưng vẫn là bước tiến nhỏ ban đầu.

15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế đặt vấn đề với nhà cầm quyền Việt Nam: Tự do tức khắc cho Nguyễn Bắc Truyển

Thục Quyên

24-11-2017

Logo của 15 tổ chức.

Một tuần lễ trước cuộc Đối thoại nhân quyền Việt Nam-EU, 15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế đang sẵn sàng hành động nếu không được nhà cầm quyền Việt Nam phúc đáp thỏa đáng thư chung của họ gửi tới Thủ tướng Nguyễn xuân Phúc ngày 8/11/2017 đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho luật gia Nguyễn Bắc Truyển, một nhà bảo vệ nhân quyền đang bị giam giữ cách ly và độc đoán.

Việt Nam 2017: Họa nhiều hơn phúc

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

22-11-2017

Repsol ngừng khoan lô 136-03 của Việt Nam. Ảnh: internet

Năm 2017 sắp kết thúc. Vài tuần chỉ trong “chớp mắt”, thời gian nhanh tựa tên bay. Nhanh hay chậm chắc không phải do thời gian bị rút ngắn, mà do tâm thức con người. Tư duy truyền thống không thể theo kịp các sự kiện bất thường và hệ quả bất định. Có lẽ đã đến lúc điểm lại các sự kiện quan trọng trong một năm “họa nhiều hơn phúc”, để nhìn lại bức tranh toàn cảnh với nhiều gam màu hỗn độn, hy vọng nhìn thấy lối thoát cuối đường hầm.

Kỷ niệm Lên Mười của Trung Tâm Minh Triết

23-11-2017

Ông Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Minh triết. Ảnh: internet

Sắp tới Trung tâm Minh Triết sẽ tổ chức kỷ niệm Lên Mười (2007- 2017).  Để đánh dấu 10 năm hoạt động của mình, Trung Tâm sẽ thực hiện:

– Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động, những thành tích và khuyết nhược điểm. Đề ra Chương trình và hướng hoạt động cho những năm tới.

– Tổ chức một sinh hoạt học thuật với chủ điểm: “Minh Triết Ích Gì Cho Hôm Nay”. Chúng tôi dự kiến có ba có ba chủ đề thảo luận:

Từ bãi nước bọt của Mao, đến con tôm của Bộ trưởng NN&PTNT Việt Nam

JB Nguyễn Hữu Vinh

23-11-2017

Thời đi học cấp 3, mình chăm chú môn chính trị, mình chăm chú học vì một số yếu tố:

– Bộ môn đó là bộ môn thù địch nhất với tôn giáo mình đang theo, do vậy mình chú ý xem nó nói những gì đúng, sai theo cách nghĩ và nhìn nhận của mình.

– Bộ môn đó giải thích nhiều hiện tượng chính trị trong nước và quốc tế rất lạ cho lứa tuổi đang thích tìm hiểu như mình.

Chuyện đào tạo tiến sĩ

GS Nguyễn Tiến Dzũng

23-11-2017

Tôi thấy có rất nhiều bình luận xung quanh dự án 12 nghìn tỷ VND để đào tạo 9 nghìn tiến sĩ, người khen kẻ chê, nhưng hầu hết đều bỏ qua một số yếu tố quan trọng liên quan.

1. Thứ nhất là chất lượng muốn có ở mức nào? Mức VN (tương tự như mức trung bình của 23 nghìn (?) TS hiện tại) hay mức quốc tế? Mức VN thì lấy ông Nhạ bộ trưởng làm tiêu biểu, tiến sĩ, và sau khi lên làm bộ trưởng thì phong mình lên thành giáo sư, nhưng hỏi người trong ngành không ai nói được ông ta là chuyên gia lĩnh vực gì có đóng góp gì cho khoa học. Tiến sĩ như thế, ắt hẳn không cần đến “88 con bò cho 1 tiến sĩ”, mà có khi mỗi con bò cũng thành một TS. Sự lo lắng của dân rất là có lý.

Để dân hết “chán đảng, khô đoàn, nhạt chính trị”

Trung Nguyễn

23-11-2017

Trong chuyến đi công tác tại thành phố Hải Phòng, ngày 15/11/2017, Tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã công nhận có tình trạng “chán đảng [cộng sản], khô đoàn [thanh niên cộng sản], nhạt chính trị” ở Việt Nam bằng tuyên bố:

“Công tác cán bộ là then chốt của then chốt, nguyên nhân của mọi nguyên nhân… cần hết sức thấm thía, từ đó ngăn chặn tình trạng chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị, ngăn chặn cho được tình trạng tha hóa, hư hỏng, tư tưởng dao động không vững vàng, kèn cựa nhau… thực hiện thật tốt các nghị quyết của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.”

Kích cỡ kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam khác nhau, đừng nói gì tới cạnh tranh thực sự

Guancha

Dịch giả: Nguyễn Trung Thuần

22-11-2017

Lời dịch giả: Mời bà con đọc bài phỏng vấn của trang Người Quan sát TQ với Hứa Lợi Bình Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chiến lược Châu Á- Thái Bình Dương và Toàn cầu, Viện KHXH Trung Quốc. Có thể xem đây là quan điểm chính thống của chính quyền Trung Quốc khi nhìn nhận về tình hình Việt Nam và về chiến lược của Trung Quốc đối với Việt Nam trong nay mai. Cần đọc để hình dung trước số phận của Việt Nam trong tay Trung Quốc khi sự kết nối chiến lược “Hai hành lang, Một vành đai” và “Một vành đai, Một con đường” đã trở thành hiện thực.

Thử bàn về kế hoạch thành lập các “đặc khu kinh tế”

FB Trương Nhân Tuấn

22-11-2017

Vậy là sau ba thập niên “Đổi mới” VN mới bắt đầu có dự án cho thành hình các “đặc khu kinh tế”, mà thực chất là sao chép (một cách không trọn vẹn) mô hình “mở cửa” của TQ.

Thời “mở cửa”, các “đặc khu kinh tế” của TQ được thành lập năm 1980, gồm có 5 đặc khu, trong đó các khu Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu thuộc tỉnh Quảng Đông, Hạ Môn thuộc Phúc Kiến và Hải Nam. (Ta chỉ thường chỉ nghe đặc khu Thẩm Quyến vì sự thành công của nó. GDP của Thẩm Quyến là trên 260 tỉ đô la).

Đào tạo tiến sỹ có quan trọng?

FB Luân Lê

22-11-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Việt Nam không làm bất cứ cái gì một cách đồng bộ. Tiến lên xã hội chủ nghĩa mà không có một nền kinh tế đủ mạnh và nền tảng một nền văn hoá vững chắc, nhưng vẫn tách khỏi thế giới để miệt mài đi tìm trong cái bụng đói và đôi chân nặng chì.