Nhà Xuất Bản Tự Do ra mắt sách “Giã từ tự do”

Kurtulus Bastimar, luật sư nhân quyền

10-12-2021

Tác phẩm “GIÃ TỪ TỰ DO” có tên tiếng Anh là “A FAREWELL TO FREEDOM” là một cuốn tiểu thuyết của tác giả trẻ Kurtuluş Baştimar người Thổ Nhĩ Kỳ. Tác phẩm này đã được báo Book Culture Art Times (BCA Times) của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ trao giải thưởng “Bút vàng Văn chương” vào năm 2018. Đây là một giải thưởng danh giá được trao cho các tác phẩm văn học xuất sắc, và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận.

“Giã từ tự do” có bản gốc được viết bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó được dịch sang tiếng Anh, và nay Nhà xuất bản Tự Do hân hạnh được tác giả trao bản quyền để chuyển ngữ sang tiếng Việt. Đây là một món quà quý giá mà tác giả ưu ái dành tặng cho người dân Việt Nam, tặng cho những người đã, và đang cống hiến công sức của mình trong cuộc tranh đấu bảo vệ quyền tự do ngôn luận, thông qua Nhà xuất bản Tự Do.

Đề cập đến lý do tặng cuốn sách này cho người Việt Nam, tác giả Kurtulus viết:

“Trong câu chuyện này, bạn đọc Việt Nam sẽ bắt gặp một cuộc chiến chống lại quyền phát biểu ý kiến, quyền biểu hiện, và sự thiếu hiểu biết về sự tồn tại của một xã hội. Theo tôi, người Việt Nam đang phải đối mặt với sự cấm đoán tương tự về quyền có ý kiến, và quyền tự do ngôn luận. Do đó, tôi dành tặng ấn bản tiếng Việt của “Giã từ Tự do” cho Nhà xuất bản của tôi: Nhà xuất bản Tự do cùng với toàn thể thành viên của nó, và tất nhiên cũng là cho tất cả người dân Việt Nam.”

***

“Giã từ dự do” là câu chuyện kể về những người Kurd bị xua đuổi, bị trục xuất khỏi ngôi làng của họ. Họ bị tấn công, bị tra tấn và bị lưu đày khỏi quê hương. Những ngôi nhà, những ngôi làng mà người Kurd sinh sống đều bị thiêu rụi. Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người dân bị cấm sử dụng một cách triệt để trong cả khu vực công cộng lẫn riêng tư. Đã từng có nhiều người Kurd bị bắt, bị tra tấn, bị bỏ tù chỉ vì họ nói, hát, viết, xuất bản… bằng tiếng Kurd. Các đảng chính trị đại diện cho quyền lợi của người Kurd bị cấm đoán.

Người Kurd đã từng có những hoạt động chính trị bao gồm cả các hoạt động ôn hòa vì các quyền dân sự cơ bản, cũng như các cuộc nổi dậy vũ trang, và chiến tranh du kích, với đòi hỏi về các quyền tự quyết, và một nhà nước độc lập của riêng người Kurd. Nhưng cho đến nay, ước mơ tự trị, tự quyết này vẫn luôn bị dập tắt.

Nhân vật chính của “Giã từ dự do” – Ahmet – đưa độc giả đến một thế giới vô định. Đọc “Giã từ tự do”, độc giả Việt Nam sẽ chứng kiến cuộc chiến của người Kurd để giành lại quyền thể hiện bản thân bằng tiếng mẹ đẻ, một cuộc chiến để tồn tại với bản sắc, văn hóa và ngôn ngữ của riêng họ. Theo chân Ahmet, độc giả có thể cảm nhận được, thấy được, hiểu được những nét đặc sắc trong văn hóa của người Kurd và ý chí vươn lên của họ. Nhưng, đau buồn thay, mọi nỗ lực của họ đều bị những thế lực hắc ám chà đạp. Những thế lực này có thể là những phe phái cầm quyền tàn bạo, cũng có thể là đám xã hội đen bẩn thỉu. Thân phận người dân thật nhỏ bé và mong manh dưới những gót giày thô bạo. Nhưng, cho dù bị chà đạp, ý thức mãnh liệt để nói lên sự thật và bảo vệ bản sắc cội nguồn vẫn không bao giờ bị dập tắt.

Nhận xét về “Giã từ tự do”, nhà văn người Cuba Zoé Valdés – một người chạy trốn chế độ cộng sản và là bạn thân của tác giả – đã viết:

“Có những tác phẩm của một số tác giả làm bạn cảm nhận đến đổ bệnh. Khi tôi đọc Albert Camus tôi đã bị ốm nặng, sốt cao, tôi không thể đọc được vì tôi đã khóc rất nhiều trước vẻ đẹp của ngôn ngữ, và nội dung của tác phẩm. Điều tương tự đã xảy ra khi tôi đọc cuốn tiểu thuyết này. Tôi đã khóc, tôi bị bệnh. Nó đã xảy ra bởi vì đúng vào thời điểm mà người dân Cuba, đặc biệt là thanh niên, trẻ em, thanh thiếu niên, tràn ngập các đường phố trên đảo Cuba từ đầu này đến đầu kia trên đất nước tôi, và hô vang đòi tự do.

Giữa nỗi đau này cho đất nước, tôi đã đọc được “A Farewell to freedom.” Những gì cuốn sách tuyệt vời này dạy là sẽ không có tự do khi không có hy vọng, và khi chúng ta mất hy vọng, con đường dẫn đến tự do sẽ trở nên xa xôi và ảm đạm hơn rất nhiều.”

Đồng cảm với nhà văn Zoé Valdés, độc giả Việt Nam cũng sẽ tìm thấy trong tác phẩm này những vấn đề tương tự với hoàn cảnh Việt Nam. Những thảm cảnh của dân oan bị tấn công, bị xua đuổi ra khỏi ngôi nhà, ngôi làng của họ cùng với nó là tình trạng chiếm dụng đất công của những kẻ có quyền có thế… Tình trạng nghèo khổ bất công của tầng lớp lao động, nạn thất học và lao động sớm của trẻ em nghèo; tình trạng bất bình đẳng giữa các thành phần xã hội; tình trạng quá tải trong các bệnh viện diễn ra tràn lan… Quyền tự do xuất bản, tự do ngôn luận bị cấm đoán; những diễn đàn độc lập bị tấn công, nhà xuất bản độc lập bị săn lùng… Những nhà văn, nhà thơ, nhà báo bị cầm tù, bị đày đọa chỉ vì họ dám viết ra những điều họ nghĩ, họ thấy, họ cảm nhận. Từ những Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Phan Khôi của thập niên 1950, những Vũ Thư Hiên, Hoàng Cầm của thập niên 1970 – 1980, cho đến những Phạm Thành, Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang của ngày hôm nay… hay những shipper bị bắt, bị đánh chỉ vì chuyển giao những cuốn sách đến tay bạn đọc, một Nguyễn Bảo Tiên bị khởi tố chỉ vì đi gửi sách… những thế hệ người Việt vẫn tiếp nối nhau ngẩng cao đầu để nói lên sự thật, cho dù có bị đày đọa vì sự thật đó.

Dù là ở hai quốc gia xa xôi, dù là hai dân tộc chưa có nhiều hiểu biết lẫn nhau, nhưng những nhà văn cam đảm như Ahmet hay Phùng Quán đều có chung một ý chí kiên cường:

“Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu”

                                           (Phùng Quán – Lời mẹ dặn)

Tác giả Kurtuluş Baştimar là một luật sư nhân quyền, và là một nhà văn trẻ sinh năm 1993 tại Kars, một tỉnh phía Đông của Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2014, anh chuyển đến sống ở khu tự trị Crimea, và tại đây, cảm nhận về cuộc sống lưu đày của người dân Krym, anh đã viết tác phẩm đầu tay: “Education, War and Exile.”

Năm 2015, anh chuyển đến Hà Lan học Luật châu Âu tại Đại học Maastricht, và tốt nghiệp vào năm 2018. Trong những năm học Đại học, anh tập trung vào quyền con người. Vì thế, tất cả các tiểu thuyết, và truyện ngắn của anh đều xoay quanh các quyền cơ bản, và tự do.

Nhận xét về người bạn của mình, nhà văn Zoé Valdés viết:

“Đã có nhiều luật sư mong muốn được trở thành nhà văn lớn, và một số người đã đạt được thành công nhất định. Kurtulus Bastimar là một trong những người như vậy. Đây là trường hợp người bạn của tôi, người mà cuộc đấu tranh cho nhân quyền đã giao phó nhiệm vụ cho anh ấy. Cuộc đấu tranh đó đã đưa cả hai chúng tôi vào con đường này, cùng sống, và cùng hy vọng. Các bài viết, và tác phẩm của anh ấy đã đưa tôi đến gần anh một cách sâu sắc qua khát vọng tự do, và tình yêu con người nồng nhiệt.”

Ngoài việc viết sách, tác giả Kurtuluş Baştimar còn là một luật sư nhân quyền quốc tế. Anh sớm đã có những cống hiến cho công việc bảo vệ quyền con người ở nhiều nơi trên thế giới. Sứ mệnh của anh không chỉ dừng lại trong phạm vi đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với anh, một khi đã là luật sư nhân quyền, anh phải đấu tranh để bảo vệ cho bất kỳ ai bị xâm phạm về các quyền cơ bản trên khắp thế giới. Chính điều này đã thôi thúc và khiến anh trở thành một luật sư nhân quyền cho những nhà hoạt động, những tù nhân chính trị – những người đang đối mặt với sự lạm quyền ở Cuba, Iran, Pakistan, Việt Nam và nhiều quốc gia khác nữa. Anh đã và đang theo dõi sát sao những trường hợp này và bảo vệ họ tại các phiên họp của “Nhóm làm việc về việc bắt giữ tuỳ tiện của Liên Hiệp Quốc”.

Những nỗ lực cùng với sự nhiệt tình của anh nhằm tác động lên các quyết định của Nhóm này. Hiện nay, anh cũng đang là luật sư nhân quyền quốc tế bảo trợ cho một số tù nhân lương tâm Việt Nam bị chính quyền đàn áp vì quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt và tự do xuất bản.

Có một chuyện khác đáng nhục hơn

FB Nguyễn Anh Tuấn

28-12-2018

Không ít người tỏ ra phiền lòng trước sự kiện 152 người Việt đồng loạt bỏ trốn ngay khi đặt chân đến Đài Loan, với lo ngại rằng chuyến đi của họ đến quốc đảo này sẽ gặp rắc rối vì liên lụy. Thái độ này hoàn toàn hợp lý và dễ hiểu, mà thực tế là đoàn khách Việt Nam ngay sau đó đã bị giới chức Đài Loan thẩm vấn nhiều giờ ngay tại sân bay trước khi nhập cảnh. [1]

Canada cân nhắc xem Proud Boys là tổ chức khủng bố sau vụ bạo động ở Mỹ

Canada Info

11-1-2021

Nếu bị liệt danh sách khủng bố, Proud Boys sẽ bị nêu tên cùng với Al Qaida, Boko Haram và Taliban, và nhiều tổ chức khác.

Lý do thượng đỉnh Trump – Kim đã không diễn ra

LTS: Có nhiều phân tích gia đưa ra nguyên nhân vì sao cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un dự kiến diễn ra ngày 12/6/2018, bị hủy bỏ. Bài phân tích của GS Phạm Quang Tuấn dưới đây, đưa ra những lý do, dựa vào những thông tin từ báo chí, như tuyên bố của Ngoại trưởng John Bolton, Phó Tổng thống Mike Pence… đã dẫn đến cuộc gặp bị hủy bỏ.

Vua “Kiên định hợp tác xã” và vua “Cải tạo tư sản miền Nam”

Mai Bá Kiếm

5-4-2020

Vừa qua, các báo đưa tin ông Trần Quốc Vượng – Thường trực Ban bí thư, khẳng định: “Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu”, khiến tôi nhớ lại câu “tán thán” của ông Đỗ Mười – Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, hồi năm 1991: “Xã hội chủ nghĩa làm gì có Hợp tác xã tín dụng?”.

Sức khỏe Tổng bí thư và “dân chủ” là… chủ dân?

Blog RFA

Đồng Phụng Việt

13-1-2024

Dân biểu Jen Kiggans – thành viên đảng Cộng hòa, đại diện cho dân chúng tiểu bang Virginia tại Hạ viện Mỹ và Dân biểu Don Davis – thành viên đảng Dân chủ, đại diện cho dân chúng tiểu bang North Carolina tại Hạ viện Mỹ, vừa gửi cho Ủy ban Quân vụ của Hạ viện Mỹ một dự luật mà cả hai cùng soạn thảo, nhằm buộc các thành viên trong Hội đồng An ninh Quốc gia phải thông báo sớm và rạch ròi về những bất thường liên quan đến sức khỏe của đương sự (1).

Chủ tịch nước Trần Đại Quang lại đi Nhật chữa bệnh

Ngọc Thu

10-9-2017

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Cuba, Herminio Lopez Diaz, hôm 28/8/2017. Nguồn: báo Tuổi Trẻ.

Một nguồn tin khả tín từ Nhật, báo cho Tiếng Dân biết: Tối thứ Năm 7/9 vừa qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã bay qua Nhật chữa bệnh. Chuyến đi này dự định kéo dài khoảng một tuần, đến ngày 14/9 ông Quang sẽ trở về Việt Nam, nhưng không rõ lần này ông Quang có về được không.

Scandinavia, tiếng Anh và ‘công dân toàn cầu’

Thôi thì cứ để “công dân có quyền lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp” để công chức nào cũng có… “Chứng chỉ B tiếng Anh” nhưng khi cần đa số phải ráng… rặn mới bật ra được… “ma de in Vietnam” như Thủ tướng hay… “phê tê bốc” như Chủ tịch Ủy ban An ninh – Quốc phòng của Quốc hội!

____

Blog VOA

Trân Văn

20-8-2019

Một góc Copenhagen, Đan Mạch. Photo: VOA

Tuần rồi, tôi và gia đình đến thăm Copenhagen (Đan Mạch) và Malmo (Thụy Điển). Đan Mạch và Thụy Điển là hai trong số tám quốc gia Bắc Âu (Denmark, Sweden, Norway, Finland, Estonia, Latvia, Lithuania, Iceland).

Nhà báo là thuốc giải độc của sự độc tài

Trần Quốc Việt, dịch

15-12-2021

Nhân sự kiện nhà báo Phạm Đoan Trang bị kết án bất công và nặng nề, chúng tôi trích dịch lời phát biểu của hai nhà báo trong lễ trao giải Nobel Hòa bình năm 2021 dành cho họ vào ngày 10 tháng 12 vừa qua.

Các Triển Vọng Cho Mối Quan Hệ Giữa Hoa Kỳ Và Trung Quốc Trong Năm 2019

Project Syndicate

Tác giả: Kevin Rudd

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

14-12-2018

Donald Trump bắt tay Tập Cận Bình. Ảnh: Artyom Ivanov/TASS/Getty Images

Lời Người Dịch: Kevin Rudd không cập nhật các biến chuyển dồn dập gần đây như nền kinh tế Trung Quốc bị tổn thương nặng nề khi các doanh nghiệp quốc tế tháo chạy, thị trường chứng khoán tụt giá, động loạn xã hội lan rộng, nội bộ phân hoá trầm trọng và hệ lụy quốc tế của các hoạt động doanh nghiệp Hoa Vi. Không như Kevin Rudd tiên đoán, trong bài diễn văn kỷ niệm 40 năm cải cách, Tập Cận Bình tỏ ra kiên quyết với Mỹ hơn.

Ngày 15-01-2021, nội các Rutte III bất ngờ sụp đổ

Lữ Thị Tường Uyên

15-1-2021

Thủ tướng Mark Rutte. Nguồn: BN DeStem

Chuyện chính trị Hoa Kỳ đã có bà Pelosi và đoàn Vệ Binh Quốc gia lo. Chuyện chính trị Việt Nam và Trung Cộng đã có Trump lo. Hôm nay mình có vài lời về chuyện chính trị Hòa Lan.

Trách nhiệm của Bộ Trưởng Đinh Tiến Dũng đối với 10 dự án ở Ninh Bình

FB Trần Vũ Hải

28-5-2018

Ông Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng có trách nhiệm gì đối với 10 dự án đội vốn từ hàng trăm tỷ đến hàng nghìn tỷ đồng tại Ninh Bình, quê ông?

Ông Đinh Tiến Dũng, đồng môn (cùng khoá 16 khoa Kế toán xây dựng cơ bản- Đại học Kinh Tế Tài chính nay là Học viện Tài chính) lẫn đồng nghiệp cũ của ông Đinh La Thăng tại Tổng công ty xây dựng Sông Đà, sinh năm 1961, quê ở Ninh Bình. Ông đã từng giữ các chức vụ như Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch tỉnh Điện biên, Bí thư tỉnh Ninh bình, Tổng Kiểm toán Nhà nước và hiện là Bộ trưởng Tài chính từ năm 2013, đương kim đại biểu Quốc hội tại tỉnh Ninh Bình. Với tiểu sử như vậy, ông rõ ràng “thông tuệ” về các dự án xây dựng, và những lắt léo của “đấu thầu, nguồn vốn, hoa hồng..”, lẫn những vấn đề của Tỉnh Ninh Bình.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nên lập thêm “Vụ Nhảy lầu”

Bá Tân

7-4-2020

Nếu ví Bộ Giáo dục và Đào tạo như là cái cây, thì cái cây ấy sống được nhờ dựa vào hàng chục bộ rễ – số đơn vị cấp vụ nằm trong sân bộ này.

Mấy câu hỏi trong vụ án cha mẹ ở Trà Vinh bán con

Thái Hạo

19-1-2024

Như đã biết, một cặp vợ chồng “bán” (từ do tòa án và báo chí dùng) đứa con thứ tư mới 50 ngày tuổi cho một thanh niên và đã bị Toà án tỉnh Trà Vinh kết án tổng cộng 23 năm tù giam.

Lưu Vân Sơn, lãnh đạo cao cấp TQ sẽ thăm Việt Nam tuần tới

LTS: Theo tin từ Tân Hoa xã, ông Lưu Vân Sơn, quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sang thăm Việt Nam tuần tới, chúng tôi xin đăng lại bài viết: “Thường ủy Lưu Vân Sơn tìm đường rút lui trước Đại hội 19“, để độc giả hiểu thêm về nhân vật đứng vị trí thứ 5 trong Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc.

____

Tinh Hoa

Thường ủy Lưu Vân Sơn tìm đường rút lui trước Đại hội 19

Lê Hiếu biên dịch

13-9-2017

Thường ủy Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn đang tìm đường rút lui trước Đại hội 19. Ảnh: Bannedbook

Thường ủy Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn trong bài phát biểu tại lễ khai giảng của trường Đảng Trung ương, đã bày tỏ “lòng trung thành” với ông Tập Cận Bình. Đây được cho là hành động nhằm tìm con đường rút lui trước Đại hội 19.

Đó là Trung Quốc muốn “chiến tranh”

Trương Nhân Tuấn

24-8-2019

Chỉ có một lý do để giải thích vì sao TQ dồn VN đến chân tường qua việc cho tàu HD8 vào sâu trong hải phận EEZ của VN, ngoài khơi Phan Thiết. Đó là TQ muốn “chiến tranh”. Việt Nam chắc chắn không thể ngồi yên để cho tàu bè nghiên cứu, tàu hải giám (và quân sự?) của TQ ra vô vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia mình như chỗ không người.

Về bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

Lê Quang Ngọ Lê Quí Trọng

20-12-2021

Là những người yêu văn học nước nhà, chúng tôi đã chăm chú theo dõi Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức ở Hà Nội cuối tháng 11 vừa qua. Dĩ nhiên, chúng tôi không thể bỏ qua bài phát biểu của người đứng đầu đảng, cơ quan tổ chức và điều hành Hội nghị này.

Một thái độ chống “luật An Ninh mạng”

FB Trần Trung Đạo

5-1-2019

Dưới chế độ CS, hai lý do chính làm cho con người luôn phải sống trong sợ hãi, một là do khủng bố CS và hai là do trình độ nhận thức của người dân chưa được nâng cao đủ để có thể vượt qua sự sợ hãi.

Sự kiện Hoàng Sa: Phía Trung Quốc đã nói gì và làm gì?

Trần Văn Thọ

19-1-2021

Ngày này 47 năm trước Hoàng Sa của chúng ta bất ngờ bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm. Chắc ít người biết rõ Trung Quốc sau đó đã làm gì và đã tuyên truyền với dân chúng của họ như thế nào.

Dự luật bất ổn

FB Luân Lê

29-5-2018

Luật An ninh mạng đã đề cập và đưa ra nhiều vấn đề của Bộ luật Hình sự về tội danh liên quan đến an ninh thông tin như hành vi tuyên truyền chống nhà nước và sử dụng phương tiện mạng để kích động, lôi kéo, xúi giục việc tụ tập đông người. Trong khi họ cố tình trì hoãn Luật Biểu tình mà nó vốn như một quyền tối cao của nhân dân trước nhà nước để bày tỏ và biểu đạt chính kiến cũng như vị thế của chính mình.

Tại sao BBC Việt ngữ lại dùng cách định danh Trung Quốc mà không dùng cách định danh Việt Nam?

Đỗ Hùng

9-4-2020

Ảnh: Digital Globe

1. Cái này hôm trước mình nói rồi (xem link phía dưới*) mà hôm nay BBC Việt ngữ lại dùng tiếp nên càng khó hiểu. Đảo Song Tử Tây ở Trường Sa thì BBC lại dùng một cái tên theo cách gọi của Trung Quốc, là Nam Tử. Độc giả chính của BBC Việt ngữ là người Việt, nhẽ rất ít biết Nam Tử (Nam Tử Tiêu hay Nam Tử Đảo 南子礁/岛) là đảo nào.

Hệ thống đến khố nát cũng… bòn!

Blog VOA

Trân Văn

28-1-2024

Về bản chất, “quà” hỗ trợ người lao động nghèo đón tết không phải là ân huệ do giới lãnh đạo đảng hay Tổng LĐLĐ Việt Nam ban phát, đó là hoàn trả một phần cho người lao động sau khi họ đã đóng đủ loại thuế, đặc biệt là “phí công đoàn”…

Một lộ trình tâm lý đáng sợ!

Blog RFA

VietTuSaiGon

17-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Chúng ta, nói chính xác hơn là người dân Việt Nam đã hoàn toàn đánh mất khả năng cảnh giác cũng như đề kháng trước cái ác, cái xấu. Bởi cái ác, cái xấu đã được chính thống hóa suốt nhiều chục năm nay và nó luôn luôn được ưu tiên trong hành xử của nhà nước, đảng Cộng sản đối với người dân bằng những lộ trình tâm lý.

Hoa Kỳ không của riêng ông Trump mà cũng là ‘quê hương tôi’

BBC

Bùi Văn Phú

27-8-2019

Thuyền nhân tị nạn từ Việt Nam phải bỏ nước ra đi. Nguồn: Bùi Văn Phú

Từ khi Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ vào đầu năm 2017, rõ ràng là ông có chủ trương giới hạn di dân vào Hoa Kỳ, dù bất hợp pháp hay hợp pháp.

Tội ác chưa bị trừng phạt (Phần 1)

Nguyễn Thông

24-12-2021

Vụ “Việt Á kit test” đã cứa một nhát chí tử, phun máu vào đời sống xã hội nước ta. Dư luận phẫn nộ về những kẻ gây tội ác, chỉ có điều chưa chỉ ra căn nguyên, cội nguồn và kẻ cầm đầu. Thủ phạm giấu mặt còn ẩn khuất và chưa bị điểm mặt chỉ tên, chưa bị trừng phạt.

Xin lỗi Dân…

FB Lưu Trọng Văn

8-1-2019

Gã một lần đến Vũng Tàu được nhạc sĩ Trần Tiến hát cho nghe ca khúc mới của Trần Tiến về những đứa trẻ chân đất rét run trên cao nguyên đá Đồng Văn.

Luật hải cảnh mới của TQ là mối đe dọa trực tiếp đến sinh mạng và đời sống của ngư dân VN

Nguyễn Ngọc Chu

23-1-2021

1. Tin hôm qua, ngày 22/1/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua luật hải cảnh mới – trao cho hải cảnh Trung Quốc quyền nổ súng trước – đã đưa khu vực Biển Đông Nam Á vào cận kề của các xung đột vũ trang cục bộ. Nhưng xung đột vũ trang cục bộ tuy gần mà còn xa. Điều cận kề bị nã đạn chính là ngư dân Việt Nam.

Vaclav Havel Prize – Giải thưởng dành cho nghệ sỹ

FB Đỗ Nguyễn Mai Khôi

31-5-2018

Ca sỹ Mai Khôi tại Oslo. Ảnh: FB Đỗ Nguyễn Mai Khôi

Tôi phải chờ đến hôm nay, sau khi nhận giải thưởng, ngủ một giấc ngủ ngon, thức dậy, nhìn lại mình cẩn thận, nghĩ về tất cả những chuyện đã và đang xảy ra…để tin rằng đây là sự thật, không phải giấc mơ. Tôi hoàn toàn không ngờ rằng mình được nhận giải thưởng lớn như thế. Bộ ngoại giao Na-Uy đã ủng hộ và tài trợ cho giải thưởng này.

Những việc tôi làm cũng rất bình thường, tôi chỉ là một NGHỆ SỸ dám hát lên những gì mình cảm thấy, dám viết những gì mình nghĩ, dám lên tiếng trước những bất công, sai trái, SÁNG TÁC mà không cần phải trải qua bất kỳ một sự kiểm duyệt nào. Có lẽ, những bài hát của tôi, từng lời hát, từng note nhạc…vì đã được vang lên từ trái tim này, đến từ những cảm xúc thật này, giờ đây, đang từ từ được lan tỏa đến những trái tim khác.

Bộ trưởng Bộ giáo dục có biết?

Ngô Huy Cương

13-4-2020

Mọi người mỉa mai nhau: “Đã đủ ngu để viết bài báo quốc tế chưa?”

Tôi giật mình tự hỏi tại sao lại có kiểu nói bạo miệng đến thế. Lân la trò chuyện tôi mới biết: Hiện nay có một phong trào ngầm đăng các bài báo quốc tế chuẩn về hình thức nhưng cực tệ về nội dung, có nghĩa là tạp chí hay kỷ yếu mà họ đăng bài có tên trong hệ thống Scopus nhưng thực ra nội dung của nó thua xa một số tạp chí chuyên ngành của Việt Nam. Đó là những tạp chí “bán bài” hay “bán chỗ trong tạp chí”.

Chúng tôi vừa điều tra ra một tạp chí có tên trong hệ thống Scorpus đăng tới khoảng 100 (một trăm) bài viết của các tay viết Việt Nam từ năm 2018 tới nay. Tạp chí “e3s Web of Conferences” có địa chỉ ở Pháp nhưng không gắn với bất kỳ trường đại học hay tổ chức nghiên cứu hay nhà xuất bản có uy tín nào, và đặc biệt là đã bị bán cho người Trung Quốc.

Kể từ khi tạp chí này bị bán cho Trung Quốc vào năm 2018, mỗi năm đăng tới khoảng vài nghìn bài. Riêng năm 2019, tạp chí này cho ra đời khoảng gần 100 số tạp chí. Những người đăng bài trong tạp chí này chủ yếu là người Nga, người Tầu và người Việt. Tạp chí này chuyên đăng lại các kỷ yếu hội thảo do bất kỳ ai tổ chức với ba điều kiện: (1) đăng ký với tạp chí; (2) nộp tiền theo thỏa thuận giữa người tổ chức hội thảo và tạp chí; và (3) gửi kèm theo một bản cam kết của ban tổ chức hội thảo là đã tự bình duyệt (peer review) các bài viết. Tạp chí không đứng ra phản biện, xem xét hay bình duyệt bài viết.

Mặc dù tạp chí tuyên bố là tạp chí chuyên về môi trường, năng lượng và khoa học trái đất nhưng đăng hổ lốn đủ các loại chuyên môn, kể cả các bài viết về khoa học xã hội và nhân văn không lẫn vào đâu được, thậm chí tên hội thảo một đằng nhưng đăng bài một nẻo khác. Tôi xin lấy một ví dụ: Trong Volume 157 (2020) của tạp chí này, đăng các bài trong một hội thảo của Nga có chủ đề tạm dịch tiếng Việt là “Các xu hướng chủ yếu trong đổi mới vận tải” (nguyên văn tiếng Anh là “Key Trends in Transportation Innovation (KTTI-2019)”.

Thế nhưng trong đó có ba bài viết của bốn tác giả Việt Nam về khoa học xã hội không liên quan như sau: (1) Bài thứ nhất của Phạm Văn Đức (Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm khoa học xã hội) dài chưa đầy 05 trang kể cả danh mục tài liệu tham khảo, mang tên tạm dịch ra tiếng Việt là “Vấn đề sinh kế của nhân dân trong chính sách xây dựng xã hội hài hòa của Trung Quốc và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam” (nguyên văn tiếng Anh là “The issue of people’s livelihood in China’s policy of building a harmonious society and Vietnam’s strategy of sustainable development”).

Tôi rất phân vân không biết tác giả này có phải là GS.TS. Phạm Văn Đức – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội lại còn “kiêm nhiệm” Giám đốc Học viện khoa học xã hội (tôi không hiểu), hay không? (2) Bài thứ hai của Nguyễn Thị Lan Hương (Viện Hàn lâm khoa học xã hội) dài chưa đầy 09 trang kể cả danh mục tài liệu tham khảo, mang tên tạm dịch ra tiếng Việt là “Tư pháp môi trường và việc thi hành tư pháp môi trường ở Việt Nam hiện nay” (nguyên văn tiếng Anh là “Environmental justice and implementation of environmental justice in Vietnam today”). Tôi rất phân vân không biết tác giả này có phải là ứng viên GS hay PGS triết học hay không? (3)

Bài thứ ba của Nguyễn Đức Hạnh và Đinh Thị Mai (Đại học Kiểm sát Hà Nội, Học viện Khoa học xã hội) dài 12 trang kể cả danh mục tài liệu tham khảo, mang tên tạm dịch tiếng Việt là “Ảnh hưởng của mua bán động vật hoang dã và phát triển bền vững ở Việt Nam” (nguyên văn tiếng Anh là “Impacts of wildlife trade and sustainable development in Vietnam”). Tôi rất phân vân không biết hai tác giả này có phải là NCS của Học viện khoa học xã hội hay không? Mỗi người tham dự hội thảo này phải nộp cho ban tổ chức 300 euro. Và hội thảo này có tới cả trăm bài viết.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục có biết tình hình như vậy không và có đối sách gì? Bộ trưởng nghĩ gì về tiêu chuẩn của nước ta đối với GS, PGS và NCS quá cao so với thế giới mà bản thân Bộ trưởng cũng không làm nổi dù đã là giáo sư, để dẫn đến tình trạng này? Bộ trưởng có cách gì để kiểm soát hết các tạp chí chuyên môn trong hệ thống ISI và Scorpus? Bộ trưởng có biết đến các tạp chí chuyên môn luật học có truyền thống và uy tín trên thế giới mà không đếm xỉa gì đến các hệ thống trên không? Bộ trưởng đã có đánh giá công khai nào đối với các tạp chí chuyên môn ở trong nước? Và Bộ trưởng làm thế nào để bảo đảm công bằng cho những ứng viên GS, PGS và NCS?

Tôi xin gửi kèm theo đây một số đường dẫn để minh chứng:

Đường dẫn tới tạp chí.

Đường dẫn tới bài của Phạm Văn Đức.

e3s-conferences.org/articles/e3sconf/pdf/2020/17/e3sconf_ktti2020_03019.pdf?

Đường dẫn tới bài của Nguyễn Thị Lan Hương.

Đường dẫn tới bài của Nguyễn Đức Hạnh và Đinh Thị Mai.

Đường dẫn tới chương trình hội thảo.

Đường dẫn tới trang thông tin chính thức của Viện Hàn lâm khoa học xã hội.

Vì sao Phan Châu Trinh chưa thành công?

Luật Khoa

Nguyễn Quang A

8-2-2024

I. Tư tưởng Phan Châu Trinh

Phong trào phát triển đất nước (và dân chủ hóa) do Phan Châu Trinh khởi xướng đầu thế kỷ XX (1905-1907) ở Việt Nam là hết sức toàn diện và đúng đắn. Không những thế, thật đáng ngạc nhiên rằng các tư tưởng chính của ông được thuyết hiện đại hóa mới do Christian Welzel (2013) đúc kết xác nhận về mặt lý thuyết và thực tiễn trên quy mô toàn cầu. Thuyết hiện đại hóa mới được xem như một trong những lý thuyết toàn diện nhất về dân chủ hóa cho đến nay.