Sự tất thắng của Dân chủ, Tự do đang đến gần

Kông Kông

26-12-2019

Đúng ngày Noel năm 1991 Tổng Thống Gorbachev từ chức. Ngày hôm sau đế quốc Liên bang Xô Viết tan rã. Có 12/15 nước thuộc Liên bang tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô. Tiếp theo là hàng loạt các nước cộng sản Đông Âu sụp đổ. Khối Tư bản Tự do thở phào. Chấm dứt được thảm cảnh 100 triệu người chết vì chủ nghĩa cộng sản, một thể chế chính trị hoang tưởng!

Các thành viên chính phủ nên dự phiên tòa xét xử đại án Mobifone mua AVG

Bá Tân

25-12-2019

Các đại quan tham nhũng tại phiên tòa. Nguồn: TTXVN

Năm 2019 khép lại cũng là ngày tuyên án xét xử đại án AVG, là ngẫu nhiên hay có sự sắp đặt của lịch sử. Mãi mãi sau này các thế hệ người Việt sẽ không quên sự kiện “lẫy lừng” của thời kỳ nở rộ tham nhũng: Năm 2019 kết thúc tang tóc với đại án tham nhũng, do hai cựu bộ trưởng cầm đầu.

Gorbachev, Yeltsin, Sakharov, ai là nhà dân chủ?

Trần Trung Đạo

25-12-2019

Khá nhiều người Việt yêu dân chủ và cũng vì quá tha thiết với dân chủ nên tôn sùng Mikhail Gorbachev như là một nhà dân chủ vĩ đại, vị cứu tinh của nhân loại.

Tập Cận Bình tái lập chủ trương tự thần tượng cá nhân!

Âu Dương Thệ

25-12-2019

Trong thời gian gần đây trên các cơ quan báo chí do ĐCS Trung quốc (TQ) kiểm soát xuất hiện loạt bài “Kể chuyện Tập Cận Bình”. Đặc điểm của loạt bài này là ca tụng và thần thánh hóa cá nhân và cả gia đình họ Tập. Để thực hiện mục tiêu này nên các bài đã ca tụng hết mình Tập Cận Bình được coi là lãnh tụ đang dẫn dắt TQ thực hiện giấc mơ vĩ đại của thời đại, quyết phục hưng TQ trở thành một siêu cường trên thế giới.

Vụ Gia Trang Quán ở Bình Chánh: Khoan thư sức dân hay khoan thủng dân?

Trương Châu Hữu Danh

25-12-2019

Để đánh giá một quốc gia có văn minh, người ta nhìn vào hệ thống pháp luật. Ở quốc gia đó, mọi hoạt động của đời sống xã hội đều được pháp luật điều chỉnh với nguyên tắc: Xử lý các vấn đề kịp thời theo luật định và dự liệu các tình huống pháp lý có thể xảy ra trong tương lai gần.

Nhân chuyện Liên Xô nói chuyện Việt Nam

Nguyễn Lân Thắng

25-12-2019

Liên Xô. Ấy là hai từ cực kỳ vĩ đại, hằn sâu trong ký ức xa xưa thời trẻ con của tôi. Tất cả những gì đẹp nhất, kỳ diệu nhất, lung linh nhất mà trí tuệ của một thằng trẻ con có thể tưởng tượng ra đều gắn với hai chữ Liên Xô. Có gì để mà so sánh đâu khi xung quanh chúng tôi ngày ấy tràn ngập phim ảnh Liên Xô, hoạ báo Liên Xô, khẩu hiệu Liên Xô, anh hùng Liên Xô. Chưa kể những thứ vĩ đại, đẹp đẽ khác như cung văn hoá hữu nghị Việt Xô, cầu Thăng Long hai tầng hiện đại, thuỷ điện Hoà Bình chặn dòng sông Đà hung dữ, tàu vũ trụ Liên Xô đưa người lên không gian… Ngày đó cứ nghĩ đến đất nước Liên Xô là tôi lại tưởng tượng ra một thiên đường có thật trên hành tinh này.

Hành vi điều khiển xe nghiêm trọng hơn, hay hành vi gắn biển xanh mới thực là lạm quyền?

Bạch Hoàn

25-12-2019

Cuối cùng thì, câu chuyện chiếc xe Mercedes E250 đang lưu thông trên đường phố Hà Nội, chỉ trong chớp mắt biển số màu trắng được biến thành biển xanh 80B, đã khép lại bằng một án phạt hành chính 5 triệu đồng chỉ dành cho tài xế.

Cần yêu cầu ông Nguyễn Tấn Dũng điều trần trước Quốc hội

Tâm Chánh

25-12-2019

Toà án không thể triệu tập ông Nguyễn Tấn Dũng để làm rõ thực hư chỉ đạo của Thủ tướng cho phép Mobifone mua lại AVG. Đó phải là câu hỏi chất vấn chánh án toà án tối cao, chất vấn trưởng bạn chỉ đạo cải cách tư pháp. Nhất là trong các bản án chống tham nhũng vừa qua, thường không xem xét hành vi thanh toán, giao dịch tàng trữ ngoại tệ trong các gia đình quan chức tham nhũng.

Luật pháp và công lý không phải là thứ để đổi chác

Nguyễn Ngọc Chu

25-12-2019

1. Một vụ bán – mua cần hai đối tác chính là người bán và kẻ mua. Trong vụ AVG phải khẳng định ông Phạm Nhật Vũ là người chủ động chào bán trước. AVG bị thua lỗ và ông Phạm Nhật Vũ cần phải bán. Nên ông Vũ phải rao bán và tìm người mua. Nếu ông Vũ không chào bán thì MobiFone không biết AVG. Nếu ông Vũ không bán thì MobiFone không thể mua AVG. Bởi thế, tội của người chủ động bán là tội của kẻ chủ mưu đầu tiên. Tội của người mua là tội của kẻ đồng lõa thứ 2. Đó là 2 người chơi chính trong thương vụ bán – mua AVG.

Hai chuyện mới liên quan “0 đồng” và môi trường

Vũ Kim Hạnh

25-12-2019

Ảnh: internet

“NHÂN DÂN” CHỤP ẢNH KHÓI HỒNG CHỈ TRONG 1 PHÚT?

Vào giờ phút thiêng liêng (?) nào đó của ngày 23/12, một người dân tại huyện Bình Sơn đã chụp bức ảnh cột “khói hồng” mơ mộng bùng lên từ Nhà máy thép Hòa Phát và gửi cho chính quyền địa phương.

Nhà máy Hòa Phát giải thích: Là do hệ thống lọc bụi tĩnh điện của lò thổi bị “mệt” ở quạt hút, và bụi hồng (bụi quặng ô xít sắt Fe2O3) chỉ xuất hiện trong vòng 1 phút. Lập tức nhà máy đã cho dừng hoạt động hệ thống tự động hóa. Dân cười khà, chắc không phải 1 phút đâu, nếu thực là…1 phút thì dân quá “chiên nghiệp”.

Câu chuyện về bức ảnh lịch sử sang trang 25-12-1991

Trần Trung Đạo

24-12-2019

Bức hình bên trái chụp đúng lúc Mikhail Gorbachev vừa đọc xong diễn văn từ chức Chủ Tịch Liên Xô và đang khép lại bài diễn văn sau bảy giờ tối ngày 25 tháng 12, 1991.

Dài dòng báo chí

Báo Sạch

Trung Bảo

24-12-2019

Thế giới của báo chí chưa khi nào thiếu những tay phóng viên “nghiện rượu, biếng nhác, vô công rồi nghề” như cách của một vị Hiệu trưởng Đại học Harvard từng mô tả. Thế giới của báo chí cũng tràn đầy những thông tin rác rưởi, bẩn thỉu mà người ta chỉ đọc để rồi cười nhếch mép khinh bỉ người viết lẫn tờ báo đăng nó. Chưa kể, sự khinh bỉ còn đến khi người ta phải gặp những “nhà báo” dùng lợi thế của ngòi bút để kiếm tiền bất chính.

Nhưng, trong cái thế giới ấy cũng đầy những nhà báo mạo hiểm mạng sống của mình để kể lại những câu chuyện bi thảm nơi chiến trường, chấp nhận tù đày để bảo vệ các quyền tự do của người dân.

Chiến tranh Việt Nam sẽ còn diễn biến thế nào nếu ngày đó không có những bài viết về bê bối Watergate của hai nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein. Hay, bức ảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan xử tử người Việt cộng trên đường phố của phóng viên ảnh Eddie Adams. Và một số thông tin thời hậu chiến cùng những sắp xếp, tính toán sẽ mãi mãi nằm trong vòng mờ ảo của tin đồn cho đến khi hai tập sách Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức ra đời.

Đừng tưởng chỉ tiếng Việt mới có thành ngữ “báo chí ba xu” đầy chế nhạo. Bắt đầu từ khi ông chủ bút Benjamin Day bán tờ báo New York Sun chỉ với giá 1 xu (one penny) vào năm 1833, thuật ngữ “The penny press” đã ra đời, dùng để chỉ những tờ báo chuyên đăng các chuyện cướp – giết – hiếp và có những biên tập viên rất giỏi giật tít đẩy câu chuyện trở nên… khủng khiếp từ những chuyện không có gì quá ghê gớm. Nó dùng để phân biệt với “Ordinary newspaper” chuyên đăng tải các đề tài nghiêm túc về chính trị, kinh tế, thơ văn… và có trị giá khoảng 6 xu (thời đó).

Nếu có thứ gì đó thay đổi nhanh thì nhanh nhất hẳn là báo chí. Ngày nay, khi báo mạng phát triển ồ ạt, thậm chí một tờ báo mạng còn… không bán được 1 xu. Mọi người đều được đọc miễn phí thì gánh nặng tài chính càng lớn hơn bởi sức ép cạnh tranh thông tin và thực tế là không thể nào bảo vệ được bản quyền khi đưa nội dung lên mạng.

Người Việt ta có thể hãnh diện một cách tự trào rằng chúng ta không có bất kỳ một tờ báo lá cải nào đúng nghĩa. Hầu hết các tờ báo, trừ những tờ quá sức bảo thủ, đều chen lẫn giữa thông tin nghiêm túc và thông tin giật gân. Thậm chí, ở những tờ báo chọn đường đi là khiêu gợi sự tò mò thấp kém bên trong người đọc, thì vẫn chưa phải là lá cải đúng nghĩa.

Nếu từng đọc qua những tờ báo lá cải về giới nổi tiếng, chính trị, biếm… sẽ thấy hầu hết các phóng viên và biên tập viên ở những tờ báo giật gân của ta chưa đủ trình độ để làm báo lá cải. Những người này rất giỏi dùng ngôn từ của lá cải, thậm chí là mạt hạng, nhưng hoàn toàn không có được tư duy và khả năng tác nghiệp của các nhà báo làm cho những tờ báo lá cải thực thụ.

Bất chấp còn những nhà báo chọn con đường làm báo ngay thẳng, vẫn có người bĩu môi khi nghe người đối diện tự giới thiệu họ làm nghề báo. Cứ tưởng, chỉ có nhà báo tại Việt Nam mới nghèo nếu chọn con đường làm báo thật sự, hóa ra những đồng nghiệp tại Mỹ cũng có cùng… cảnh ngộ. Mặc dù, cái nghèo tại Mỹ chắc hẳn khá hơn cái nghèo tại Việt Nam.

Trong số những người bĩu môi chê bai nghề báo tại Việt Nam, có lẽ giới kinh doanh chiếm đa số vì những tác động qua lại giữa báo chí – kinh doanh. Thế nhưng, khi những người kinh doanh nhớ đến báo chí thường là khi họ có uất ức, bị chèn ép hoặc cần quảng bá tên tuổi, sản phẩm. Nhưng, phổ biến nhất trong ngày nay đó là dùng tiền để “bịt miệng” những tờ báo khi xuất hiện thông tin bất lợi và ngược lại, nhiều nhà báo rất “thính” khi ngửi ra mùi tiền từ những thông tin kiểu như vậy.

Những người làm kinh doanh ít khi nghĩ rằng, nếu họ muốn, họ cũng có khả năng khiến cho nghề báo đỡ nhiễu nhương đi một phần. Đòi hỏi tất cả đều ngay thẳng trong kinh doanh là vô vọng trong một nền kinh tế như Việt Nam nhưng đâu đó vẫn có những doanh nhân có lòng với xã hội, những người này hoàn toàn có thể dùng đồng tiền lương thiện của mình để quảng cáo, tài trợ cho những chuyên mục hay tờ báo có nội dung tử tế trong nghề báo hiện nay. Cách làm đó không chỉ giúp những tờ báo vượt qua cơn bĩ cực, giúp đưa một ít thông tin trong sạch đến xã hội mà còn khẳng định rằng những doanh nghiệp này chỉ “chơi” với những tờ báo thật sự là báo. Đồng thời, để thiên hạ thấy rằng không cứ phải bám vào quần lót, siêu xe, khoe ngực, cộng đồng mạng phát sốt…, thì mới có thể sống được

Cách nói này có thể gặt lại sự chỉ trích rằng đây là một loại ngụy biện. Không thể đòi hỏi người ta trả tiền để nhà báo làm báo tử tế. Nhưng, quả thật, trong “cuộc chiến” hiện nay giữa nghề báo tử tế và thợ viết trá hình thì cũng cần có sự tiếp sức của nhiều người. Để cho thấy rằng không bao giờ là hết đất sống cho cái nghề nghiệp đặt những điều như ngay thẳng, công chính, trung thực… làm tôn chỉ hành nghề.

Vai trò của giới chóp bu trong các cuộc cách mạng hậu Cộng sản (Phần 1)

NXB Tự Do

24-12-2019

Tác giả: Paul D’Anieri

Minh Tâm biên dịch

TÓM TẮT:

Từ năm 1999, các quốc gia hậu cộng sản đã chứng kiến một loạt các nỗ lực nhằm lật đổ các chế độ bán độc tài, trong đó các cuộc cách mạng thành công được biết đến với tên gọi “Các cuộc cách mạng màu”. Tuy nhiên, không phải tất cả các cuộc nổi dậy đều thành công. Bài báo này sẽ tìm cách giải thích sự đa dạng của các kết quả. Luận điểm trung tâm ở đây là giới chóp bu. Đặc biệt là các lực lượng vũ trang, đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc cách mạng. Quan trọng hơn nhiều so với những gì từng được khẳng định trước đó.

Phiên xử thứ 7 vụ Mobifone mua AVG: Các bị cáo nói lời sau cùng

BTV Tiếng Dân

24-12-2019

Sáng 24/12/2019, 14 bị cáo trong vụ đại án Mobifone mua AVG đã nói lời sau cùng. Người được phát biểu đầu tiên là cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, cứ nghĩ người làm tới cấp bộ trưởng và đầu đã bạc gần hết như ông Son vẫn còn giữ được chút khí phách, nhưng thái độ cúi đầu và tham sống sợ chết của ông ta không khác gì Trịnh Xuân Thanh 2 năm trước.

Phân biệt chủng tộc (Racism)

Nguyễn Thọ

24-12-2019

Nước Đức từng phạm tội diệt chủng nên xã hội rất nhậy cảm với những gì liên quan đến “Phân biệt chủng tộc”. Từ các câu lạc bộ thể thao, các trường học, nhà máy đến các nghiệp đoàn, người ta luôn phản ứng quyết liệt với các biểu hiện chủng tộc.

AVG, đặc thù và hoàng hôn nhiệm kỳ

Tâm Chánh

24-12-2019

Một mấu chốt quan trọng trong thương vụ mua bán AVG, đó là mối liên hệ giữa ông Nguyễn Tấn Dũng, AVG và Mobifone.

Đảng – Tòa

Nguyên Đại

24-12-2019

Quang cảnh nơi trình diễn công lý ngày thứ sáu. Ảnh: TTT

Phiên tòa xử hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Nhật Vũ cùng một số nhân vật khác cuối năm 2019, phô diễn một số khía cạnh rất hài hước của hệ thống tư pháp Việt Nam hiện nay.

Tô Huy Rứa – Chân dung quyền lực (Kỳ 2)

Hồng Hà

24-12-2019

Tiếp theo kỳ 1

Như đã nói ở kỳ trước, luật sư Trần Đình Triển là người bào chữa miễn phí cho hai bị cáo Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy trong vụ án “Hiệu trưởng mua dâm” có liên quan đến hàng loạt quan chức tại Hà Giang, trong đó có ông Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô.

Công ty Quốc doanh PV Power Dám Tàn phá Châu thổ Mê Kông 

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Phạm Long

23-12-2019

Ngày càng cho thấy, năng lượng mặt trời có thể khiến đập bị lỗi thời

Quán tính và bản chất không thích nghe phản hồi của một nhóm lãnh đạo độc tài đang đưa Việt Nam vào thảm hoạ kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, không quá trễ để nhóm lãnh đạo cấp cao (nói chung là Bộ Chính trị) bác bỏ kế hoạch xây dựng đập thủy điện khổng lồ của công ty quốc doanh PetroVietnam trên sông Mekong.

Năng lượng mặt trời sẽ nổi trên sông Mê Kông?

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

5-12-2019

Trong khoảng hơn hai thập kỷ, nhiều đợt báo động đã nổi lên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nó đang chịu tác động dồn dập bởi biến đổi khí hậu, bởi sự phát triển ồ ạt của các đập thượng nguồn, bởi các tập quán canh tác không bền vững và không phù hợp, bởi lòng tham và quyết tâm chính trị. Sự trừng phạt mà đồng bằng này đang gánh chịu đã được báo cáo rõ ràng, đầu tiên là trong các bài nghiên cứu học thuật, kế đó là trong các ấn phẩm chuyên ngành và lời kêu gọi của các tổ chức phi chính phủ.

Làm thế nào một vụ đầu độc ở Bulgaria vạch trần các sát thủ Nga ở châu Âu

New York Times

Tác giả: Michael Schwirtz

Dịch giả: Mai V. Phạm

22-12-2019

Lời người dịch: Bài điều tra dưới đây của New York Times cung cấp cho bạn đọc thông tin quan trọng về các hoạt động phá hoại và ám sát của Nga nhằm loại bỏ kẻ thù và gây bất ổn cho các nước dân chủ phương Tây. Theo báo cáo mới nhất của cộng đồng tình báo Mỹ, “các hoạt động tình báo của Nga sẽ nhắm vào Mỹ, tìm cách thu thập thông tin tình báo, làm lung lay nền dân chủ Mỹ, làm suy yếu các chính sách quốc gia và các mối quan hệ đối ngoại của Mỹ, cũng như tăng vị thế và ảnh hưởng toàn cầu của Moscow”.

Càng bào chữa, càng thảm hại!

Lê Thiếu Nhơn

24-12-2019

Phiên tòa xét xử đại án MobiFone – AVG, đang phơi bày đầy đủ bộ mặt thật của hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông. Nếu bị cáo Nguyễn Bắc Son loay hoay chiến đấu với bài toán khắc phục 3 triệu USD đã nhận hối lộ của Phạm Nhật Vũ, thì bị cáo Trương Minh Tuấn lại mở kim khẩu uốn éo mong sự khoan hồng.

Phạm Nhật Vũ, kẻ hành ác đến tận cùng

Trần Quang Vũ

23-12-2019

1. Phạm Nhật Vũ ăn cướp gần 7.000 tỷ đồng của một dân tộc đi vay nợ từng đồng, để nhiều thế hệ sau đây của VN phải bằng mồ hôi, nước mắt và có thể cả máu để trả vốn và lãi. Kẻ cướp 7.000 tỷ đồng của đất nước, của nhân dân thì không một quốc gia nào, không một dân tộc nào, không một nhà chính trị đứng đắn nào dám mở mồm ra nói rằng thằng kẻ cướp ấy là người yêu nước, yêu dân tộc, yêu nhân dân của nó.

Tổng hợp các phiên xử thứ 5 và thứ 6 vụ Mobifone mua AVG

BTV Tiếng Dân

23-12-2019

Phiên xử thứ 5, ngày 21/12/2019: Lại nhắc đến “đồng chí X”

Trong phiên xử ngày 21/12, LS của ông Nguyễn Bắc Son lặp lại quan điểm rằng, Son không phải chủ mưu vụ Mobifone mua AVG mà chỉ làm theo “tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng”. LS Phạm Công Hùng nhấn mạnh, “quá trình triển khai dự án, ông Son điều hành theo tinh thần của Thủ tướng, điều hành với tư cách người đứng đầu một bộ chứ không phải ‘chủ mưu cầm đầu’ như cáo trạng quy kết”.

Tiến sĩ Tuấn và huy chương zàng

Nguyễn Tiến Tường

23-12-2019

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn. Ảnh: Báo VNN

Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn ở ĐH Fullbright đề nghị trao huy chương zàng cho nền kinh tế và cá nhân Thủ tướng. Tửng thấy anh mang nhân dân và Thủ tướng ra bỡn cợt rất mất nết.

Quốc gia đang gia tăng nợ, cần vay đến 459 nghìn tỷ đồng để… đi trả nợ cũ. Có khác nào đi bốc bát họ để trả góp ngày, khác nào vay tín dụng đen để trả tiền FE Credit.

Vườn quốc gia Tam Đảo đã bị cắt xén như thế nào?

Save Tam Đảo

23-12-2019

Ảnh: internet

Chưa đầy 15 năm, riêng phân khu cần phải bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Tam Đảo đã mất đi 1.642 ha, tính tổng diện tích thì con số là 4.449 ha. Một phần là do điều chỉnh ranh giới, phần còn lại biến đi đâu?

Thông tin về vụ án khởi tố nhà báo tự do Phạm Chí Dũng

Đặng Đình Mạnh

23-12-2019

Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng. Ảnh: internet

Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng bị Cơ quan An ninh Điều tra – Công an TP.HCM bắt tạm giam hình sự vào ngày 21/11/2019. Ông bị khởi tố về tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 Bộ luật hình sự.

Tự do học thuật và đôi điều về bộ sách giáo khoa mới

Nguyễn Ngọc Chu

23-12-2019

Ảnh: internet

Như cỏ cây cần ánh sáng, như chim muông cần không khí, văn học, nghệ thuật, khoa học và giáo dục cần TỰ DO HỌC THUẬT. Có TỰ DO HỌC THUẬT thì văn học, nghệ thuật, khoa học và giáo dục mới phát triển muôn sắc màu không giới hạn.

Ai chịu trách nhiệm với người dân?

Nguyễn Thùy Dương

23-12-2019

Với một vụ Thủ Thiêm, chính quyền Tp.HCM đang nợ ngân sách hơn 36.000 tỷ đồng (con số từ Thông Báo 1041 của Thanh tra Chính Phủ). Con số không dừng lại ở đó nếu Kiểm toán Nhà nước vào cuộc vào năm 2020. Vậy Chính Phủ sẽ làm sao để vừa thu hồi ngân sách thất thoát, vừa trả lại tiền đền bù bị ép mất của dân Thủ Thiêm?

Nếu sau 31/12/2019 hồ sơ vụ Thủ Thiêm thật sự được chuyển cho Bộ Công An, vậy từng “thành quách” sân sau sẽ dần lộ diện? Nếu phiên toà xử Năm Cam đông nghịt cả giang hồ lẫn quan chức phạm tội, thì phiên toà Thủ Thiêm sẽ phá vỡ mọi kỉ lục về số lượng bị cáo, bị can. Tôi không biết nguyên lãnh đạo thành phố đã chuẩn bị Giấy chứng nhận Tâm thần chưa? Các công ty sân sau đã kịp bán lại dự án bỏ của chạy lấy người chưa? Đợt điều tra, kiểm toán tới đây có thay đổi tốt đẹp nào cho dân Thủ Thiêm không, hay chỉ nhằm mở đường “thay máu” nhân sự Sài Gòn? Thay máu xong ai dám chắc máu mới tốt hơn máu cũ? Lỡ may máu mới đen hơn máu cũ thì sao?

Vận mệnh của người dân đặt vào Cán bộ là một tín hiệu xấu, vì thật ra vận mệnh của Nhân Dân của Đất nước phải đặt vào tay Nhân Dân mới đúng. Nhân Dân sẽ có lúc đúng, lúc sai nhưng Dân sẽ chịu trách nhiệm trước đúng sai đó, sẽ tự điều chỉnh để tiến bộ hơn. Nhưng khi đặt vận mệnh vào tay cán bộ người dân sẽ không có cơ hội sửa sai. Câu “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà Nước thống nhất quản lý” đã phát huy hết tác dụng của mình. Đất đai dần rơi vào tay các dự án lớn nhỏ khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa hơn. Nhà Nước là ai? Nhà nước có chịu trách nhiệm về việc quản lý của mình không? Nhà Nước sai khi quản lý đất đai, ai sẽ chịu trách nhiệm khắc phục cho Nhân Dân về cái sai đó?

Tại sao cán bộ ta sinh hoạt Đảng thường xuyên, học tập đạo đức Hồ Chí Minh thường kì vẫn biến chất như vậy? Thỉnh thoảng lại nghe đâu đó phong phanh đồn đại cán bộ ta đạo đức chuẩn 100%. Ban chấp hành Trung Ương Đảng chịu trách nhiệm với Nhân Dân thế nào khi Đảng viên tha hoá? Quốc Hội – cơ quan giám sát, đại diện Nhân Dân chịu trách nhiệm thế nào khi Nhân Dân bị tổn thương?

Câu chuyện cuối tuần: Có một ngày 20 tháng 12 kỳ lạ

Vũ Kim Hạnh

23-12-2019

Khách Trung Quốc đi di lịch giá “0 đồng’ ở cửa khẩu Móng Cái – Quảng Ninh. Ảnh: internet

VÀO CUỘC. ĐI NGƯỢC THẾ GIỚI BẰNG… 5G ?

Để viết chuyện cuối tuần này, đối chiếu các nguồn tin, tôi giật mình, à, có một ngày, 20-12? Này nhé.

Sáng 20 tháng 12, hơn 2.000 người Trung Quốc đi trên 60 xe khách từ tỉnh Quảng Ninh đến thành phố Hải Phòng ăn tiệc, dự định tổ chức hội thảo. Đó là vụ thứ ba, cao trào của một loạt 3 cuộc đổ bộ của cái gọi là du khách, chỉ trong 10 ngày. Du lịch 0 đồng. Ba đoàn khách Trung Quốc rần rần vô VN với cách rất lạ.