Tòa án Hiến pháp không thể là giải pháp cho vụ án oan

Đặng Đình Mạnh

17-5-2020

Nhân dịp đọc bài viết “Tòa Hiến Pháp” của tác giả P.H.N có nêu ý kiến về sự cần thiết thành lập Tòa án hiến pháp qua “tình huống phát sinh pháp lý trong vụ án xét xử giám đốc thẩm” Hồ Duy Hải, để giải quyết hai tình huống pháp lý:

– Thứ nhất, giả định VKSNDTC không đồng ý với Quyết định ngày 08/05/2020 của Hội đồng thẩm phán TANDTC nên tiếp tục kháng nghị (lần 2). Do đó, TANDTC tổ chức phiên tòa giám đốc thẩm mới (lần 2) và tiếp tục bác kháng nghị với lý do quyết định kháng nghị của VKSNDTC là không đúng pháp luật.

Theo đó, tác giả cho rằng: “Vậy trong tình huống pháp lý này rất cần có Tòa Hiến pháp đứng ra phán xét tranh chấp pháp lý giữa TANDTC và VKSNDTC”.

– Thứ hai, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã bác kháng nghị, giữ nguyên bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật, bị cáo Hồ Duy Hải sẽ bị thi hành án tử hình trong bối cảnh giả định rằng Quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC là sai lầm, thì cần có Tòa Hiến pháp để công dân khiếu nại về quyết định giám đốc thẩm ấy.

Trước hết, chúng ta cần ghi nhận những nỗ lực tìm kiếm cơ hội pháp lý để giải quyết vụ án mà công chúng đang tin rằng bất công, oan ức cho bị án Hồ Duy Hải. Cho nên, mọi nỗ lực theo hướng nào cũng đều cần thiết và hữu ích. Kể cả giải pháp thiết chế Tòa án hiến pháp để thực thi nghĩa vụ lương tâm là giải cứu một nạn nhân án oan. Tuy rằng, giải pháp ấy chưa được thuyết phục lắm về một số phương diện học thuật và pháp lý, như sau:

Tòa án hiến pháp, hoặc Tòa/Viện bảo hiến chỉ có một mục đích được xác định trong như chính tên gọi của thiết chế này: Bảo vệ hiến pháp.

Đối tượng của Tòa án hiến pháp nhắm đến là các đạo luật, nghị quyết của cơ quan lập pháp, các nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị của cơ quan hành pháp để bảo đảm hành vi lập pháp hoặc lập quy của các cơ quan này luôn luôn tuân thủ hiến pháp. Đương nhiên, theo đó thì mọi hành vi vi phạm hiến pháp sẽ đều bị Tòa án hiến pháp hủy bỏ. Tuyệt nhiên, về học thuật, pháp lý thì đối tượng nhắm đến của Tòa án hiến pháp chưa bao giờ là phán quyết của cơ quan tư pháp cả.

Các cơ quan tư pháp gồm viện kiểm sát và tòa án. Trong hoạt động tư pháp, sự khác biệt quan điểm giải quyết về một vụ án giữa hai cơ quan này là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng sự khác biệt quan điểm này không phải là một tranh chấp cần phân xử bởi một cơ quan khác (như tác giả đề xuất là Tòa án hiến pháp). Vì lẽ, căn cứ vào chức năng, thì VKS là cơ quan công tố, có thẩm quyền truy tố và kháng nghị. Nhưng tòa án mới là cơ quan xét xử các vụ án, kể cả phán quyết về kháng nghị của VKS (như vừa bác kháng nghị của VKSNDTC trong vụ án Hồ Duy Hải). Do đó, nếu có khác biệt về quan điểm giữa họ, thì chính tòa án sẽ giải quyết bằng một phán quyết. Cho thấy, thẩm quyền của tòa án có ưu thế hơn so với VKS, vì họ có thẩm quyền quyết định chung cuộc về một sự vụ cụ thể.

Thế nên, việc cho rằng sự khác quan điểm giữa hai cơ quan này là một dạng tranh chấp cần được giải quyết bằng giải pháp thiết chế Tòa án hiến pháp là chưa đúng với chức năng, mục đích và đối tượng của thiết chế này.

Trong giai đoạn hiện nay, khi luật pháp thường bị công chúng đùa tếu táo là rừng luật và luật rừng, thì việc thiết chế Tòa án hiến pháp là hết sức cần thiết và hữu ích. Nó giúp bảo đảm sự hoạt động lành mạnh của tất cả các cơ quan công quyền, giúp đưa những nguyên tắc tốt đẹp về nhân quyền được hiến pháp công nhận đi vào cuộc sống…

Thế nên, tôi rất tán thành về ý kiến nên thiết chế Tòa án hiến pháp, nhưng không thể xem như là một giải pháp để giải quyết vụ án oan mà công chúng đang quan tâm.

China Policy Limited hay câu chuyện “Chó sói gửi chân”

Mạnh Quân

17-5-2020

Chắc chẳng còn mấy ai lạ gì câu chuyện “chó sói gửi chân”- một chuyện khá hay ho về việc giả danh, “đặt chân giữ cửa” để từng bước, gửi các chân còn lại, mở được cửa và chén thịt con mồi.

Phân giả Thuận Phong khi nào khởi tố?

Nguyễn Đức

17-5-2020

Qua 2 khóa Quốc hội vẫn chưa khởi tố những kẻ sản xuất phân bón giả ở Đồng Nai. Liệu có quá khó để xử lí theo luật một vụ có nhiều dấu hiệu tội phạm, chứng cứ rất rõ.

Đừng để bị dắt mũi trong kỳ án Hồ Duy Hải

Đoàn Kiên Giang

17-5-2020

1. Vì sao bị án Hồ Duy Hải nhận tội, xin giảm án, không kêu oan?

=> Hồ Duy Hải phủ nhận liên quan tới vụ án mạng ngay trong bản khai đầu tiên, sau đó thì nhận tội. Tại phiên tòa, Hải kêu oan (SGGP).

Một án văn nghệ ít người biết (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

17-5-2020

Hôm rồi, Ban Tuyên giáo của đảng tổ chức khá long trọng lễ trao giải cho những cá nhân, tập thể, tác phẩm học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách của cụ Hồ. Điều này nhà nước chính quyền thực hiện hằng năm nhưng năm nay là mốc kỷ niệm chẵn hoành tráng (130 năm) nên độ lễ cũng hoành tráng hơn.

Cứ như những hàng chữ “đại tự” và con số cũng to chẳng kém trên phông màn (ảnh kèm theo) thì cuộc lễ này là “Lễ trao giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020”. Nhiều giải lắm. Trao nhận tíu tít. Nhưng cảm thấy lạ nhất là ban tổ chức lại lần mò quá khứ, trao giải đặc biệt (tức là giá trị trên cả giải nhất) cho một bài thơ chỉ thế hệ tôi (và trước hoặc sau đó mươi năm) biết, bài “Hồ Chí Minh, tên người là cả một niềm thơ” của nhà thơ cộng sản Cuba Felix Pita Rodriguez. Có nhẽ ban tổ chức đã chuẩn bị kỹ lưỡng nên mời cả con gái thi sĩ quá cố tới nhận giải ngay trên sân khấu, do đích thân nhân vật số 2 của đảng, ông Trần Quốc Vượng trao.

Ảnh: TTXVN

Phải nói như này, đó là một bài thơ viết về cụ Hồ vào hạng hay nhất. Mà lại do người nước ngoài viết. Tôi lẩn thẩn cho rằng còn hay hơn cả thơ Tố Hữu về cụ, vốn chỉ ca ngợi một cách thái quá, giọng điệu nịnh nọt lộ liễu. Có nhẽ chỉ bài thơ nội địa “Muôn vàn tình thương yêu trùm lên khắp quê hương” của nhà chính trị-thi sĩ Việt Phương mới sánh nổi. Lứa chúng tôi (sinh giữa thập niên 50) hầu như đứa nào cũng biết, thậm chí thuộc làu bản dịch bài thơ của Phê Lích (thời ấy cứ gọi nôm na tên của Felix Pita Rodriguez thành Phê Lích Pi Ta Rô Đri Ghết). Hình như người ngoài họ nhìn vào ta sẽ khách quan chân thực và táo bạo hơn. Đó là chưa nói thứ tư duy của Tây có những vượt thoát ra khỏi khuôn mẫu tầm thường (mà phương đông hay có), tạo ra những hình ảnh đặc biệt.

Lúc ban đầu, chúng tôi đọc bản dịch thi phẩm trứ danh này do nhà thơ Đào Xuân Quý chuyển ngữ từ bản tiếng Pháp, thấy đã hay, sau có những người được học hành ở Cuba rành tiếng Tây Ban Nha dịch, cụ thể là bản của Hoàng Hiệp (không phải nhạc sĩ Hoàng Hiệp lá đỏ) thì càng hay hơn. Không phải kiểu hô khẩu hiệu mòn sáo như Tố Hữu “người là cha, là bác, là anh/quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”, mà Felix có cách diễn đạt rất đắt về cụ Hồ, chả hạn “Bởi vì người đã đói mọi cơn đói ngày xưa/Người đã chết hai triệu lần năm đói bốn nhăm khủng khiếp/Bởi vì người đã mặc mọi tấm áo xác xơ/Đã đi đôi chân trần của người dân mất nước”…

Thơ như thế này thì Chế Lan Viên cũng phải lắc đầu lè lưỡi. Ở Việt Nam thời ấy, cụ Chế khi công khai, lúc ngấm ngầm, luôn coi mình là nhất, thi bá trong quần hùng. Đám chúng tôi, học sinh lớp 8 lớp 9, rồi sau này thành sinh viên, cứ đọc đi đọc lại thơ Felix, bảo nhau tài thật, tài đến thế là cùng, cha bố anh Phê Lích.

Hẳn nhiều người nhớ rõ, ông Phê Lích viết bài trứ danh này năm 1968 sau khi sang Việt Nam đang chống Mỹ và được gặp cụ Hồ. Tức là khi cụ còn sống. Nhà thơ chỉ cảm nhận một con người lừng lẫy của cách mạng vô sản và thể hiện ra thôi chứ hoàn toàn chả có ý “học tập và làm theo” gì. Thế giới phe tả khi đó còn mải học tập và làm theo Stalin, Brezniev, Mao Trạch Đông, mấy khi để ý đến người vùng sâu vùng xa. Những năm chiến tranh, nhiều người biết nó (bài thơ), thuộc nó (tôi chẳng hạn).

Kể từ sau 1975, không mấy ai nhắc tới nó nữa, cũng như số phận của rất nhiều tác phẩm văn chương trong dòng ca ngợi, nhất thời. Bây giờ, Ban Tuyên giáo cũng như nhà cai trị xứ này sực nhớ tới nó, cũng là lẽ thường tình. Tuy nhiên, “biết ơn người có công” là một chuyện, nhưng gán cho thi sĩ Phê Lích và bài thơ của ông là kết quả của cuộc học tập và làm theo thì quả thật quá khiên cưỡng, nhất là lại của “giai đoạn 2018 – 2020” thì càng vênh lắm. Ừ, thì khi đã có quyền, người ta muốn làm gì chả được, kể cả những điều phi lý vô lý nhất.

Nhưng tôi vẫn chưa kể vào cốt lõi vụ án văn nghệ ít người biết đâu. Kể luôn thì dài quá, mệt người đọc. Muốn biết đó là gì, ai sống chết thế nào, xem kỳ 2 sẽ rõ.

(còn tiếp)

Ngăn cản tiếp cận tri thức là tội đồ của dân tộc

NXB Tự Do

16-5-2020

Điều 19 trong “Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát” năm 1948. Ảnh: internet

Nói tới nước Mỹ, tôi luôn bị “ám ảnh” về một chi tiết “Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?”. Đó là khi những đại biểu trong Quốc hội lập hiến lúc bấy giờ đã có những ngày bế tắc với các vấn đề như: Phải làm thế nào để người Mỹ không bị cản trở về các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nhân quyền được bảo đảm?… Để giải toả sự “căng thẳng” này, ngài Franklin đã từng đề nghị sẽ mời những mục sư tới hội trường cầu nguyện vào mỗi buổi sáng. Nhưng ý kiến đó liền bị đại biểu Williamson phản đối vì “không có tiền để thuê mục sư tới cầu nguyện”. Nước Mỹ lúc này mới trải qua một cuộc chiến kéo dài, kinh tế kiệt quệ thê thảm. Cuối cùng, các đại biểu đã không cần đến mục sư mà cũng đã cho ra đời bản Tuyên ngôn nhân quyền nổi tiếng thế giới, và bản Hiến pháp có giá trị không chỉ với nước Mỹ, mà cả với thế giới cho đến tận ngày nay. Bởi sự khao khát về sự tự do và tính liêm chính đã giúp các đại biểu vượt lên trên tất cả. Nước Mỹ trở nên hùng mạnh từ đây.

Ngài chánh án kém hiểu biết pháp luật và bầy cừu

Vũ Hữu Sự

17-5-2020

Quyết định giám đốc thẩm của hội đồng thẩm phán TANDTC do chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình là chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm, xét xử giám đốc thẩm vụ án “giết người” và “cướp tài sản” xẩy ra ở bưu điện Cầu Voi 12 năm trước, theo kháng nghị của VKSNDTC, vẫn đang làm sôi sục trên mạng xã hội.

Chuyện Tuấn “cò”, Vũ “nhôm” và quan chức Đà Nẵng (Kỳ 1)

Phạm Vũ Hiệp

16-5-2020

Tuấn “cò” tên thật là Trịnh Mạnh Tuấn, sinh năm 1960, tại Hoà Thuận, Hải Châu, Đà Nẵng. Hỗn danh Tuấn “cò” ra đời từ khi Tuấn trổ tài móc ngoặc, cò mồi, dẫn dắt lừa bịp… làm bất cứ chuyện gì có thể kiếm ra tiền.

Sư phụ hai mặt: Donald Trump đã thỏa hiệp với quỷ ma

Stern

Tác giả: Jan Christoph Weichmann

Dịch giả: Hoài Việt

11-5-2020

Gần 80.000 người Mỹ đã bị Coronavirus giết chết. Tổng thống Mỹ để họ chết âm thầm, không đề cập đến họ, không chia buồn. Con số người chết cũng giống như con virus: Nó không thể bị cạo sửa, lấp liếm hay mua chuộc.

“Obamagate”, câu chuyện kẻ lùn và người khổng lồ

Nhã Duy

16-5-2020

Đông đảo giới bình luận chính trị cũng như những nhà sử học, phim ảnh tài liệu đã cùng chung một nhận xét rằng, kể từ cái đêm mà Donald Trump ngồi sượng mặt, vụng về và xấu hổ khi bị tổng thống Barack Obama mang ra làm trò cười giữa buổi tiệc dành cho giới truyền thông báo chí vào năm 2011, Trump đã găm một mối hận trong lòng và là một trong những lý do dẫn Trump đến giấc mộng trở thành tổng thống Hoa Kỳ.

Người Việt ở Nga bị mắng oan

LTS: Tác giả Đặng Văn Thanh, một người Việt sống ở Nga, đưa ra góc nhìn khác về những người Việt ở Nga, trở về Việt Nam, xét nghiệm dương tính với Covid-19. Tác giả viết, “tất cả 23 trường hợp là nam giới độ tuổi đa số từ 26-40“. Nhưng theo danh sách đăng trên báo Tuổi Trẻ thì có một người 24 tuổi, ba người 25 tuổi, bốn người 26 tuổi.

Có nhiều cách thích hợp để tái mở cửa quốc gia. Mỹ sẽ tìm ra được con đường riêng của mình

TIME

Tác giả: Haley Sweetland Edwards

Dịch giả: T.Vấn

14-5-2020

Tổng thống Trump đang đi về nơi họp báo trong khu vực Vườn Hồng hôm 11/5 nhưng không đeo khẩu trang, bất chấp những hướng dẫn của CDC yêu cầu mọi người nên đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng. Ảnh: Brendan Smialowski— AFP/ Getty Images

Mùa xuân khốc liệt năm nay, nước Mỹ đã phải đối đầu với hai cuộc khủng hoảng lớn. Hơn 14 tuần lễ vừa qua, đã có hơn 84,000 người Mỹ chết do Covid-19.

Phục hồi kinh tế sau Covid-19 bắt đầu từ đâu?

Nguyễn Ngọc Chu

16-5-2020

Làm thế nào để phục hồi nền kinh tế và tiếp tục phát triển mạnh sau Covid 19 là vấn đề quan tâm bậc nhất cho những nhà quản lý kinh tế Việt Nam hiện nay. Muốn có biện pháp đúng thì trước hết phải đánh giá đúng tình hình. Trước hết là từ bình diện quốc gia.

Nếu không hủy bản án Giám đốc thẩm Hồ Duy Hải, uy tín của nền tư pháp Việt Nam sẽ sụp đổ

Thái Vĩnh Thắng

15-5-2020

Bản án giám đốc thẩm về vụ án giết người mà bị cáo là Hồ Duy Hải bị buộc tội và bị kết án tử hình cần phải bị hủy bỏ, niềm tin của người dân Việt Nam vào công lý sẽ sụp đổ hoàn toàn nếu bản án này không được hủy bỏ. Bản án này đã gây nên sự bức xúc và phẫn nộ trong xã hội, nhất là những người quan tâm đến công bằng, công lý, hiến pháp, nhà nước pháp quyền và quyền con người. Bản án giám đốc thẩm đã mắc những sai lầm trầm trọng sau đây:

“Xã hội hóa giáo dục”, dân hãi quá

Mạc Văn Trang

16-5-2020

Không biết trên trái đất này có nước nào dùng khái niệm “xã hội hoá giáo dục” như nhà nước Việt Nam không? Chắc không có!

Một số vấn đề đặt ra đối với cải cách nền tư pháp

Ngô Ngọc Trai

16-5-2020

1. Triển khai thực hiện việc chuyển các trại giam giữ sang cho Bộ Tư pháp quản lý, bao gồm các trại giam thi hành án phạt tù và trại tạm giam, nhà tạm giữ đối với các bị can, bị cáo đang trong quá trình xử lý hình sự.

Suy đoán vô tội và suy đoán có tội

Huỳnh Ngọc Chênh

16-5-2020

Chánh án Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: Báo DT

Trước tòa án của pháp luật, nghi can Hồ Duy Hải phải được áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình tố tụng hình sự.

Tôi vừa trò chuyện cùng “Nguyễn Văn Nghị”…

Trương Châu Hữu Danh

15-5-2020

Nhiều năm nay, dư luận cứ loay hoay với nhân vật “Nguyễn Văn Nghị, sinh năm 1978, ngụ Cai Lậy, Tiền Giang”. Nhân vật này xuất hiện ngay những ngày đầu xảy ra vụ án. Nhưng sau đó, trong hồ sơ không còn – nói đúng hơn là cơ quan tố tụng xác định không liên quan nên dẹp qua một bên.

“Sự thật hư thối” đang gây hại cho sự phục hồi bệnh dịch virus corona ở Mỹ như thế nào?

VOX

Trò chuyện giữa Alex WardJennifer Kavanagh, của RAND Corp

Lê Minh Nguyên, tóm lược

15-5-2020

Người Mỹ không thể đồng ý với nhau về các sự kiện (facts) cơ bản. Đó là mối đe dọa lớn đối với sự phục hồi do virus corona gây ra.

Cơ hội thoát Trung sau đại dịch COVID-19?

Gellert Nguyễn

15-5-2020

Tính đến thứ Năm ngày 14/5/2020 đại dịch COVID-19 đã gây cho hơn 300.000 người chết trên khắp thế giới và làm tê liệt các nền kinh tế. Ở Mỹ hiện có hơn 33 triệu người thất nghiệp. Dịch bệnh đã làm cho nền kinh tế Hoa Kỳ bị lâm vào cảnh suy trầm mà các nhà kinh tế học so sánh với đại khủng hoảng lịch sử diễn ra trong thập niên 1930s.

Trường hợp Hồ Duy Hải không còn là vụ án hình sự

Blog VOA

Trân Văn

16-5-2020

Tuần này, quyết định của Hội đồng Thẩm phán (HĐTP) Tòa án Tối cao (TATC) khi Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải bị cáo buộc “giết người”, “cướp tài sản” vẫn là vấn đề nóng nhất cả trên mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam.

Vụ Hồ Duy Hải: 10 sai sót của hội đồng thẩm phán

Blog VOA

Nguyễn Hùng

16-5-2020

Trang Kiểm Sát Online của Viện Sát NDTC hôm 05/05/2020 đăng hình bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của tử tù Hồ Duy Hải liên tục kêu oan cho con. Photo Kiem Sat

Vụ ông Hồ Duy Hải bị bắt rồi kết án tử hình trong nghi án giết hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi ở Long An xảy ra đã được 12 năm. Việc Hội đồng Thẩm phán đồng loạt bác kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, khiến hành trình tìm công lý của gia đình ông Hồ Duy Hải đang đi vào ngõ cụt.

Suy tư cùng các luồng dư luận qua chuyện Việt Nam gửi Công hàm phản đối Trung Cộng

Vũ Mạnh Hùng

15-5-2020

Căn cứ vào niềm tin và biểu hiện tư tưởng, tạm chia vấn đề này thành 5 luồng dư luận như sau:

Có những “bên thua cuộc” khác

Thế giới là cuộc cờ vĩ đại mà các cường quốc thường là những tay “chơi cờ độn nước”. Kẻ thức thời nên biết chọn loại cờ nào. “Ai cho kén chọn vàng thau tại mình”. Cờ Tàu, tốt muôn đời vẫn là con tốt, kể cả khi nó chiếu được tướng. Cờ Tây, chơi đến tận hàng cuối, tốt có thể về hậu. Nhưng cờ Tây thì phải đi với nhau đến tận cùng mới có kết quả. Phải biết gắn mình vào thế trận chung với các quân cờ khác, dù đó là vua hay hậu, tượng, xe, để đi đến thắng lợi.

Bí ẩn người tên Nghị

Báo Sạch

15-5-2020

Đến chiều nay, cái tên Nguyễn Văn Nghị lại làm xôn xao dư luận quan tâm đến kỳ án Hồ Duy Hải. Thông tin mới nhất, không có ai tên Nguyễn Văn Nghị ở Tiền Giang trong vụ án này.

Hết sức nguy hiểm

Nguyễn Đức

15-5-2020

Phó chánh án TAND tối cao Nguyễn Trí Tuệ. Ảnh trên mạng

Trả lời họp báo, ông Nguyễn Trí Tuệ, Phó chánh án TAND Tối cao, thành viên Hội đồng thẩm phán TC phiên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải nói:

Tại sao Hồ Duy Hải lại là “hình nhân thế mạng” trong vụ án Bưu điện Cầu Voi

Thảo Ngọc

15-5-2020

Sau khi tìm mọi cách để xóa sạch mọi dấu vết liên quan đến Nguyễn Văn Nghị là nghi phạm chính trong vụ án giết hai cô gái tại bưu điện Cầu Voi vào tối 13/1/2008, thì công việc cần thiết và cấp bách nhất đối với Cơ quan điều tra tỉnh Long An là phải bằng mọi giá tìm cho bằng được một thanh niên có thể dùng làm “hình nhân thế mạng”, chịu tội thay cho Nguyễn Văn Nghị.

Vụ án Bưu cục Cầu Voi: Tôi biết Nguyễn Văn Nghị đang ở đâu

Chu Mộng Long

15-5-2020

Dân mạng share thông tin mới nhất từ báo Dân Việt về “nghi can số 1” Nguyễn Văn Nghị trong vụ án Cầu Voi. Phóng viên báo Dân Việt cho biết đã phối hợp với chính quyền xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang theo thông tin báo chí trước đó, nhưng không hề thấy tung tích. Có nghĩa là Nguyễn Văn Nghị có tồn tại ngoài đời nhưng không tồn tại ở địa chỉ mà điều tra viên đã xác định.

Phiên xử Giám đốc thẩm Hồ Duy Hải không thuyết phục

Hồ Quang Huy

15-5-2020

Từ thông tin trên các báo đài, mạng xã hội về vụ an Hồ Duy Hải, tôi có một số nhận định về vụ này như sau:

Thí nghiệm Asch: Quy phục và dũng cảm

Nguyễn Vi Yên

15-5-2020

Mới tuần trước, mười bảy vị thẩm phán còn “đồng thanh tương ứng” gieo lá bài tử trong một vụ án còn nhiều khuất tất, thì tuần này, một người từng là đảng viên làm việc tại Sở Giáo dục Hòa Bình đã tuyên bố trước tòa rằng “ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật”.