Tin đồn ‘hot news’ cỡ nào thì loan được?

Vũ Quý Hạo Nhiên

8-9-2023

Thời làm báo, như hầu hết các nhà báo khác, rất nhiều lần tôi được người này người nọ tuồn cho một tin mật gì đó “tui chỉ nói cho mỗi mình bác thôi”. Thời nay thì ngoài phóng viên báo chí ra, các KOLs trên Facebook, YouTube,… chắc chắn sẽ được tuồn những tin kiểu như vậy.

Nghề viết

Đoàn Bảo Châu

21-6-2021

Cảm ơn các bạn đã gửi lời chúc nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21.6. Mặc dù tôi không còn thuộc đội ngũ nhà báo cách mạng nhưng nghề phóng viên là nghề tôi làm nhiều năm vừa là phóng viên viết, vừa là phóng viên ảnh. Ngoài báo Việt Nam thì tôi đã có ảnh và bài trên khá nhiều báo chí quốc tế.

Sự kiện 60 năm Hồ Chí Minh về thăm Sơn La không thể so sánh về tầm vóc và lịch sử với sự kiện 100 năm ra đời Yêu Sách 8 Điểm và cái tên Nguyễn Ái Quốc

Trần Vũ Hải

17-6-2019

Sơn La bỏ mấy tỷ làm lễ kỷ niệm “60 năm Bác Hồ về thăm Sơn La”, còn Đảng ta sẽ làm gì để kỷ niệm 100 năm ngày gửi bản Yêu Sách 8 Điểm của Nhân Dân An Nam và cũng là 100 năm lần xuất hiện tên Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập Đảng ta?

Tri chứ không phải trí, các bố ợ

Nguyễn Thông

21-5-2022

Tiêu đề trên báo Tuổi Trẻ, sau đó được sửa lại thành “tri thức”. Ảnh chụp màn hình

Phụng sự sự thật – Phụng sự đồng tiền?

Báo Chí Sạch

Kiên Giang

12-8-2019

Được tin Soha gỡ bài về Hà Văn Nam (*), admin lên Facebook giải thích, tương tác, tôi rất vui. Nhưng buồn, là dấu ấn đẹp đẽ Soha gầy dựng bao năm có nguy cơ sập đổ trong chốc lát.

Các quan chức tốt thì không tiến xa…

Thức Phạm

21-6-2023

Cựu Phó thủ tướng Vũ Khoan. Ảnh: VGP

Nghe tin nguyên PTT Vũ Khoan mất trùng Ngày Báo chí cách mạng, mình nhớ về một số kỷ niệm với ông và nghề báo.

Mùa Covid-19, đột nhiên nhiều người bị ngã xuống chiến trường!

Lê Thiếu Nhơn

31-7-2020

Cả nước đang dồn sức chống dịch, không phải lúc tranh cãi hay phản biện. Thế nhưng, có những thông tin cần phải “nói lại cho rõ” ngay.

Facebook và cái phòng đồng vọng trong vụ ông Chân Như

Jackhammer Nguyễn

8-11-2019

Ảnh ông Chân Như. Nguồn: Michael Bùi

Một phóng viên của đài Á châu Tự do là ông Hoàng Đức Chân Như bị phản đối mạnh mẽ vì những phát biểu mang tính chất phân biệt chủng tộc của ông ta trên Facebook.

Phản bác lập luận của hai phe trong vụ Big Tech kiểm duyệt Trump

Luật Khoa

Nguyễn Quốc Tấn Trung

9-1-2021

Lời tòa soạn: Facebook và Twitter đã có một quyết định gây tranh cãi gay gắt khi đình chỉ tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Luật Khoa xin giới thiệu quan điểm của luật gia Nguyễn Quốc Tấn Trung trong bài viết dưới đây. Tác giả phản bác hai lập luận phổ biến nhất của cả hai phe ủng hộ và phản đối quyết định của các công ty công nghệ nêu trên.

***

Xin đừng vội trách

Nguyễn Đình Cống

27-1-2021

Trong bài “Cầm bút và im lặng trước cái xấu” tác giả Lâm Bình Duy Nhiên, trách một số người cầm bút ở VN, trong lúc mạnh dạn phê phán các sai lầm của cộng sản lại “im lặng trước cái xấu của chính người Việt trong vụ bầu cử ồn ào tại Mỹ vừa qua. Đó là một lời trách vội vàng.

Về một bài báo đã bị gỡ theo lệnh của ai đó… 

Nguyễn Tiến Dân

24-11-2019

Đôi lời: Ban lãnh đạo CS Việt Nam, đứa nào tính cũng giống nhau: “nhất dốt, nhị hèn, tam tham, tứ ác”. Chính vì thế, chúng bị thôi miên và sợ Tàu cộng đến vãi linh hồn. Từ ông Tổng trở xuống, câu cửa miệng của chúng: “Mình yếu hơn Trung Quốc về tất cả mọi mặt. Nếu làm Trung Quốc nổi giận, chúng gây can qua, lấy gì mà chống?”

Truyền Thông Chính Trị Và Hành Vi ứng Xử Của Các Lãnh Đạo Nhà Nước Việt Nam

Viet-studies

Nguyễn Thanh Anh

20-12-2018

Truyền thông chính trị được xem là một nhánh mới trong nghiên cứu truyền thông, xuất hiện vào nửa sau của thế kỷ 20 và được thay thế cho thuật ngữ mang tính tiêu cực “tuyên truyền” (propaganda). Theo những nhà hành vi học, truyền thông chính trị được dựa trên những hành vi của các tổ chức nhà nước với mục đích quảng bá cho các tổ chức của họ và tập trung chính vào 4 lĩnh vực: tuyên truyền, phân tích bầu cử (electoral analyses), truyền thông đại chúng (mass communication) và quan hệ giữa truyền thông và dư luận.

Nhà báo bị kỷ luật vì phàn nàn vụ Cát Linh – Hà Đông trên Facebook

BTV Tiếng Dân

14-8-2019

Nhà báo Trần Thanh Trường, báo Đại Đoàn Kết. Nguồn: FB nhân vật

Nhà báo Trần Thanh Tường, Trưởng ban Kinh tế – Xã hội của báo Đại Đoàn Kết, bị kỷ luật vì viết bình luận trên Facebook. Hôm 25/3/2019, ông Tường viết trên Facebook, nói về vụ bê bối của dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông, như sau: “Một dự án đầy tai tiếng, được phù phép đội vốn lên thứ hạng khủng khiếp nhất, thi công chầy bửa nhất, gây ra nhiều vụ tai nạn lao động và tai nạn giao thông kinh hoàng nhất … (Còn nhiều cái nhất xin được ‘chán’ đến mức không muốn liệt kê!).

Ấy thế mà, theo chỉ đạo và cam kết của lãnh đạo Bộ GTVT, của UBND TP. Hà Nội, chỉ ít ngày nữa thôi, tuyến đường sắt trên cao này sẽ đưa vào vận hành thương mại. Nhưng ngoài sự ngổn ngang dang dở, là sự xuống cấp tróc lở, hoen gỉ … ngay từ khi chưa vận hành...”

Báo Một Thế Giới đưa tin: Bị kỷ luật vì phàn nàn về đường sắt Cát Linh trên Facebook, nhà báo ‘kêu cứu’. Ông Tường cho biết, ngày 2/4/2019, ông đã bị Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH-TTĐT) của Bộ 4T, nhắc nhở miệng về nội dung trên, nhưng sau đó sếp của ông Tường là Đặng Hồng Quang, (tức đại tá Hồng Thanh Quang), TBT báo Đại Đoàn Kết, gửi công văn cho Cục PTTH-TTĐT, đề nghị ra văn bản để xử phạt ông Tường, là lính của ông Quang.

Ông Tường cho biết: “Vì thấy không có cơ sở xem xét, xử lý theo quy định pháp luật nên Cục PTTH – TTĐT không có văn bản trả lời mà đề nghị Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam trả lời báo. Thế nhưng, văn bản của Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam cũng không nêu cụ thể vi phạm, chỉ yêu cầu xem xét, nhắc nhở“.

Nhưng TBT Đặng Hồng Quang đã chỉ đạo Thư ký hội ra quyết định xử lý, kỷ luật với mức khiển trách và tổ chức họp chi bộ hai lần vì lần đầu không đủ số phiếu, nhằm tăng nặng hình thức kỷ luật ông Tường lên thành cảnh cáo. Ông Tường đang kêu cứu đến Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, vì có khả năng ông bị cách chức và bị thu thẻ nhà báo.

Facebooker Võ Đức Phúc nói với TBT Hồng Thanh Quang như sau: “Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông bây giờ không biết khi nào hoàn thành, nằm phơi nắng phơi mưa hoen rỉ, quá hết sức lãng phí, ai nhìn cũng xót cho quốc gia chứ có riêng gì tay Mõ nhà báo nhỏ nhắn cấp dưới của anh. Bộ GTVT nói mà các nhà thầu Trung Quốc còn lì ra không thèm đếm xỉa, phải kêu đến chính phủ giải quyết cơ mà.

Thanh Tường có nói mấy câu cũng chỉ là bức xúc nói lên tiếng nói của người dân nước Việt. Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử chỉ nhắc nhở miệng thôi chứng tỏ chuyện không đáng, sao anh lại cố ‘truy cùng giết tận’ lính của mình vậy Hồng Thanh Quang?

Nhà báo Đặng Thị Kim Ngân, phóng viên báo Đại Đoàn Kết, là người đã từng kiện ông Đinh Đức Lập, TBT báo Đại Đoàn Kết thời đó và đã thắng kiện, viết: “Lại một đòn bẩn, vô nguyên tắc, sặc mùi trù dập dội vào đầu phóng viên tại báo Đại Đoàn Kết. Ông Tổng này lại đi vào vết xe đổ của tay nguyên TBT Đinh Đức Lập mất rồi. Đúng là thằng đốc đọa, dở chứng…”

Cuộc gọi 150 tỷ đồng – Và giờ thì đã rõ

FB Mai Quốc Ấn

28-5-2018

Bác sỹ Chiêm Quốc Thái. Ảnh: internet

Phóng viên Dương Cầm, thời còn báo Một Thế Giới gọi điện cho bác sĩ thẩm mỹ Chiêm Quốc Thái. Xin trích một phần ghi âm:

Dương Cầm (DC): Bây giờ là anh Khế truyền đạt. Ảnh kêu thì em đăng hà.

Chiêm Quốc Thái (CQT): Bây giờ thực sự muốn con số là bao nhiêu tiền.

DC: (Một đoạn ngắn không rõ) 150 tỉ đó anh.

….

DC: Anh cứ liên lạc qua em rồi em truyền đạt lại cho anh Khế…

Viết vì cái gì?

Mạc Văn Trang

14-11-2019

Hôm nọ cô Em của mình bảo: Anh ơi, anh già rồi, đừng viết lách làm gì nữa. Các cháu bảo, thấy bọn nó chửi bác trên mạng mà xót xa lắm… Xã hội thì đầy chuyện xấu xa, đầy bọn tham nhũng… Cứ để kệ các phe nhóm tranh quyền, đoạt lợi đấu đá với nhau, Bác dính vào làm gì cho cực thân. Bác ngoài 80 tuổi rồi, còn ham hố gì nữa đâu mà đấu tranh?

Đôi điều muốn nói với anh Hoàng Hải Vân

Đoàn Bảo Châu

20-7-2019

Lý do duy nhất tôi đối thoại với một cá nhân như anh bởi tôi muốn công luận nhìn rõ chân dung của anh.

Đôi điều về hai cái chết (Phần 2)

Phạm Đình Trọng

7-9-2020

Tiếp theo phần 1: CÁI CHẾT CỦA MỘT CON NGƯỜI

Phần 2. MỘT CÁI TÊN, MỘT TIẾNG NÓI ĐÃ CHẾT

2.1. Suốt mấy chục năm trời, tôi có một thói quen đã trở thành nếp sinh hoạt không thể thiếu như bữa ăn, như giấc ngủ hàng ngày. Thói quen 19 giờ ngồi trước màn hình ti vi xem chương trình thời sự đầy đủ nhất trong ngày của đài truyền hình Việt Nam, VTV. Cùng với chương trình thời sự 19 giờ, tôi còn quan tâm đến vài chương trình xã hội trên kênh truyền hình mang danh nghĩa quốc gia.

Vẫn chỉ là báo quốc doanh và nhà báo quốc doanh mà thôi

Dương Tự Lập

6-7-2018

Vào dịp ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/2019, tác giả, nhà báo Hoàng Hưng có bài trên báo Tiếng Dân: “30 năm trước, Lao Động Chủ Nhật đã làm cuộc cách mạng báo chí Cách mạng“. Đại để vẫn là giọng của một nhà báo Xã hội Chủ nghĩa, nhà báo quốc doanh làm báo quốc doanh không trộn lẫn vào đâu được.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Báo Văn Nghệ TP. HCM gỡ bỏ trọn số báo vì bài nhục mạ Bộ Ngoại giao Đức

Linh Quang

12-9-2017

Ảnh bìa tuần báo Văn Nghệ TP. HCM số 462 ra ngày 10.08.2017, bài “Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu”, trang 16. Ảnh chụp màn hình.

Sau khi trang Thời Báo đăng bài viết đánh động dư luận và đăng bản dịch tiếng Đức, tờ tuần báo Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã phải xóa bỏ trọn số báo 462 ra ngày 10.08.2017 vì trong đó đăng một bài báo nhục mạ Chính phủ Đức với tựa đề “Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?” của tác giả Vũ Hương.

Võ Văn Thưởng, khi 49 ‘lú’ hơn cả 75

Blog VOA

Trân Văn

8-7-2019

Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN. Ảnh: Reuters

Ông Võ Văn Thưởng, 49 tuổi, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN vừa chứng minh, ông hơn hẳn ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư, 75 tuổi, về độ… “lú”.

Về hiện tượng ‘nịnh ông Trọng’

Blog VOA

Trân Văn

12-2-2022

Họ lấy một số bài viết của người này, người kia và bảo đó là nhân dân. Nếu tổ chức thăm dò dư luận một cách nghiêm túc… có lẽ sẽ có đến 99,9 % người Việt Nam không đọc và không muốn đọc sách viết về ông Trọng.

Càng ngày càng giả dối vì chủ nghĩa bằng cấp!

Nguyễn Như Phong

4-7-2020

Không tốt nghiệp cấp 3 vẫn có thể làm ứng viên Phó chủ tịch Tài chính VFF” – Đây là dòng tít trên một tờ báo điện tử có uy tín.

Tôi xin không bình luận gì về thông tin ở bài báo này, bởi lẽ từ nhiều năm nay, tôi là thằng chưa bao giờ coi trọng bằng cấp. Và tôi không tin là những người có “lắm bằng cấp” lại là người thực tài.

Xin kể lại câu chuyện cũ. Năm 1998, anh Hữu Ước, giao cho tôi tuyển 3 phóng viên về báo An ninh Thế giới. Tôi cho đăng quảng cáo tuyển dụng. Cũng ghi rõ phải tốt nghiệp Đại học, phải biết tiếng Anh bằng B…

Có 70 người xin đăng ký dự tuyển. Đọc hồ sơ, thấy ai cũng “tài cao, học rộng”, có người còn trên cả Đại học, có người 2 bằng đại học.

Anh Ước thì bảo: “Mày tổ chức thi tuyển thế nào, kệ mày. Sau này nó không biết viết, tao kỷ luật mày…”

Tôi nghĩ ra trò thi tuyển không giống ai. Hôm đầu tiên, tôi phát cho mối người 2 tờ giấy A4 và bảo: “Mỗi người viết một đơn xin việc ở báo ANTG”. Kết quả là: 40 người không biết viết đơn. Họ còn không biết gọi cho đúng chức danh một lãnh đạo cơ quan báo chí. Tổng biên tập báo thì gọi là “Kinh gửi ông Giám đốc báo An ninh thế giới”.

Còn lại 30 người… Tôi lại phát cho mỗi người 4 tờ giấy A4 và ngồi viết tại chỗ, nội dung là: “Thích viết gì thì viết. Cứ bịa ra mà viết một bài báo”…

Kết quả: 20 người để giấy trắng, hoặc chuồn luôn…

Và sau khi thi vòng thứ 3 thì lấy được 3 người.

Từ thực tế đó, sau này, khi tuyển dụng phóng viên, không bao giờ tôi hỏi bằng cấp và tôi chỉ quan tâm đến “Viết được hay không”…

Anh Hữu Ước cũng rất hay là không bao giờ hỏi “thằng này tốt nghiệp trường nào”. Và khi tôi đưa hồ sơ tuyển dụng để anh ký duyệt, anh cũng chả thèm xem kỹ. Chỉ hỏi đọc một câu: “Nó viết được không”? “Dạ, được anh ạ…”. “Tao ký, mày chịu nhé. Nó ngu thì mày chết!” Rồi anh ký ngay.

Có những phóng viên loại “CCCCC” (Con cháu các cụ cả), tốt nghiệp trường báo chí, khi đưa về tòa soạn, đều phải dạy lại từ đầu… dạy từng ly, từng tý, thậm chí dạy cả cách chừa lề trang giấy khi viết…

Và tôi nghiệm ra rằng, kiến thức về nghề của các trường báo chí, dạy cho sinh viên chả có giá trị gì … Cơ bản là sinh viên học cho có, học lấy bằng, và hoàn toàn họ không có năng khiếu. Nghề viết báo là nghề đòi hỏi năng khiếu… Không có khiếu thì muôn đời chỉ là loại phóng viên “Có cũng được, mà thiếu chả sao”.

Xã hội chúng ta đang không tìm ra được người tài bởi chính vì chủ nghĩa bằng cấp, và chủ nghĩa lý lịch… Đặc biệt là ở các cơ quan Nhà nước.

Phát hiện và trọng dụng được người Tài, có lẽ chỉ có được ở các doanh nghiệp Tư nhân… Và tôi tin là với Doanh nghiệp tư nhân, họ cần thực chất hơn là cần cái bằng “đểu”.

Và chúng ta cũng đang sống trong một xã hội giả dối vì chủ nghĩa bằng cấp. Chính cái thứ “chủ nghĩa bằng cấp” này làm nảy sinh ra bao nhiêu tiêu cực, và nguy hiểm hơn nữa là nó tạo ra những loại người bất tài, vô dung, nhưng tiến thân nhờ bằng cấp (dù ai cũng biết bằng “đểu”), và dĩ nhiên là nhờ luồn lọt, cơ hội…

Đề án quy hoạch báo chí

Nguyễn Thông

3-4-2019

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký duyệt bản quy hoạch báo chí do Bộ 4T trình (sau 6 năm dang dở, đứt đoạn, tưởng đã ném vào sọt rác). Còn nhiều vấn đề phải bàn về bản quy hoạch này. Là người trong nghề, nhà cháu có vài ý kiến như thế này.

1. Xung quanh một bản đề án

Nói ngay, đó là bản đề án quy hoạch báo chí đến năm 2025 do Ban Tuyên giáo của đảng cầm quyền và Ban cán sự đảng Bộ Thông tin – Truyền thông soạn thảo, đã được trình lên Ban Bí thư và Bộ Chính trị, đặt lên đặt xuống mãi, lật qua lật lại mấy lần, có sửa chữa, thêm bớt, cân nhắc đủ thứ, đã được thông qua lần chót (những mấy lần chót, kéo dài năm này qua năm khác). Giờ chốt lại ở tháng 4.2019. Chả biết lần này chốt chặt chưa hay lại như mấy lần trước.

Thực ra việc cần phải rà soát lại hệ thống, bộ máy báo chí hiện hành không phải là điều mới mẻ gì. Ngay từ năm 2006, Bộ Chính trị và đích thân ông Tổng bí thư đã nêu ra vấn đề trên, giao nhiệm vụ cho Ban Tuyên giáo và Bộ 4T soạn thảo. Tính ra phải mất gần chục năm họ mới xây dựng xong cái đề án, có nghĩa là họ đã cân nhắc kỹ lắm, cẩn thận lắm rồi. Có nghĩa là phen này thực hiện rốt ráo chứ không phải chơi, không rao khơi khơi, đánh trống bỏ dùi, ném đá ao bèo như mọi lần.

Mục đích của đề án quy hoạch là gì, theo chính đề án nêu “nhằm đảm bảo cho các cơ quan báo chí phát triển lành mạnh, đúng hướng”. Tất nhiên, ai cũng hiểu, lành mạnh, đúng hướng tức là phải ngoan ngoãn chịu sự lãnh đạo, chỉ bảo của đảng, của nhà cai trị. Đề án này thực ra là cuộc chỉnh đốn, diệt trừ những tờ báo vô tích sự hoặc có hại cho chế độ đường thời, được nấp dưới tên gọi “quy hoạch phát triển”.

Một nhà báo đã được xem bản đề án bảo rằng, nội dung đề án nêu khá nhiều khía cạnh nhưng rất đáng lưu ý 2 vấn đề: Mỗi địa phương tỉnh thành chỉ được có 1 tờ báo in, còn lại những báo xưa nay thuộc địa phương thì phải sáp nhập thành ấn phẩm phụ của báo chính, hoặc là dưới dạng tạp chí, hoặc tự giải thể.

Sáu (6) tổ chức chính trị – xã hội (theo quy định tại điều 9, điều 10 bản Hiến pháp 2013) gồm: Mặt trận tổ quốc VN, Tổng liên đoàn lao động VN (Công đoàn), Hội nông dân VN, Đoàn thanh niên cộng sản HCM, Hội liên hiệp phụ nữ VN, Hội cựu chiến binh VN được quyền mỗi tổ chức có 1 tờ báo in. Những tờ báo khác không thuộc nhóm 6 kia chỉ được tồn tại dưới dạng tạp chí (đương nhiên không thể ra hằng ngày), ấn phẩm phụ, trang tin điện tử (không phải báo điện tử). Nói tóm lại, số báo in, nhất là nhật báo (ra hằng ngày) sẽ bị giảm tối đa.

Chúng ta đều biết, hiện thời rất nhiều cơ quan nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội đều có báo, tạp chí. Có thể đó là tiếng nói của chính đoàn thể, cơ quan, tổ chức đó, nhưng cũng chẳng thiếu trường hợp bán giấy phép, để mặc bên ngoài thao túng.

Vậy thì đề án quy hoạch báo chí có cần không? Theo tôi: Cần và không cần.

Dẹp bớt cái đám báo chí bùng nhùng, èo uột, dở sống dở chết, tốn hại tiền ngân sách, tiền thuế của dân, là cần thiết. Và càng cần hơn khi, như người ta nói, hơn 800 cơ quan báo chí mà cũng chỉ như một, với vị tổng biên tập là ban tuyên giáo, chung một giọng, chỉ biết mải miết thực hiện định hướng, đi đúng lề phải, sa vào lá cải cướp giết hiếp, tình tiền tù tội… rẻ tiền, bị người đọc thờ ơ, tẩy chay, thì dẹp là phải rồi.

Phải trả báo chí về xã hội dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường, bắt nó tự cung tự cấp, tự hạch toán; nếu làm hay, đứng đắn, đàng hoàng, thời sự, khách quan, không câu khách rẻ tiền, đủ sức thu hút được bạn đọc… thì tồn tại, thì sống. Còn không thì tự tiêu vong.

Báo gì thì báo, dù của đảng cầm quyền, của quân đội, công an, mặt trận… cũng cứ phải tự lo, phải chấm dứt sống dựa ngậm vào bầu vú ngân sách. Dân không thể cứ còng lưng mãi đóng thuế nuôi những tờ báo mà cả đời họ không đọc, ví dụ tờ Nhân Dân, tờ Quân đội, tờ Công an. Không ai cấm nó tồn tại, nhưng đừng biến nó thành thứ sống tầm gửi vào mồ hôi nước mắt nhân dân.

(Còn tiếp)

Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của báo chí!

FB Hoàng Hải Vân

15-3-2019

Một anh chồng đốn mạt làm đơn tố cáo vợ là một cô giáo “quan hệ bất chính” với một nam sinh 16 tuổi. (Tôi nói đốn mạt, vì dù người vợ có sai thì người đàn ông tử tế cũng không mang vợ mình ra làm nhục trước công luận). Chưa ai điều tra xác minh cái đơn đó cùng clip anh ta cung cấp thật giả thế nào, nhưng lập tức báo chí vào cuộc.

Một loạt báo to, báo nhỏ, báo trung ương, báo địa phương, báo ngành, báo hội, báo giấy báo điện tử hùa vào dấy máu ăn phần. Do báo chí “vào cuộc”, nên một loạt các quan chức từ huyện, tỉnh đến trung ương phải lên tiếng. Sự lên tiếng cũng chỉ nước đôi yêu cầu xác minh, rằng nếu đúng như vậy thì sẽ thế này thế khác. Hậu quả là cô giáo bị đình chỉ công tác “để xác minh”, còn em học sinh thì xấu hổ không đi học.

Nhiều báo ra vẻ khách quan bằng cách đăng tố cáo trước, sau đó gặp những người trong cuộc, anh này nói A, cô kia nói B, ông nọ nói C, bà khác nói D… tương hết lên báo để ai hiểu gì thì hiểu. Chẳng ai quan tâm đến thân phận của hai con người là cô giáo và em học trò. Đừng tưởng hôm trước nói xuôi hôm sau nói ngược là khách quan.

Đó là một trong những “sự kiện báo chí” lạ lùng của thế giới, nhưng không lạ mấy ở nước ta. Trên thế giới có những tờ báo chuyên “ngồi lê đôi mách” chuyện đời tư của người khác, thường gọi là báo lá cải, những tờ báo đó cũng có nhiều người đọc, nhưng người ta chỉ đọc chúng để thỏa những cơn tò mò chứ không ai đọc chúng để biết cái gì là trúng cái gì là trật.

Còn ở nước ta, mọi tờ báo được cấp giấy phép đều là báo chí cách mạng, mỗi khi lên cơn, đều đồng loạt biến thành báo lá cải. Tôi thành thật bày tỏ lòng kính trọng đối với những tờ báo không tham gia “sự kiện báo chí” này. Xu hướng trên mạng xã hội xung quanh vụ trên có vẻ khách quan đàng hoàng hơn là báo chí chính thống.

Qua vụ trên, một lần nữa cho thấy ai cũng có thể trở thành nạn nhân của báo chí. Muốn hại người khác, chỉ cần nhử được báo chí vào cuộc ắt sẽ thành công. Các nước văn minh không như thế. Ở các nước văn minh báo chí thông tin sai sự thật làm tổn hại đời tư của người khác sẽ bị kiện sạt nghiệp.

Còn ở nước ta, báo chí vừa bị giới hạn trong những vấn đề mang tính chính trị và không dám động đến những nhân vật có quyền thế, nhưng lại quá tự do trong việc chà đạp lên thân phận con người. Hệ thống tòa án nước ta không đủ minh bạch để bảo vệ đời tư công dân, nên thường thì “được vạ má đã sưng”. Báo chí chỉ sợ Ban Tuyên giáo Trung ương, không sợ tòa án.

Xin dẫn một bài trong vô số các bài viết về vụ cô giáo. Qua bài này, có thể thấy việc điều tra xác minh là vô cùng đơn giản. Nếu như ngay từ đầu, các báo hoặc các “cơ quan chức năng” chỉ cần xác minh những lời người trong cuộc nói đúng hay là sai trươc khi đăng báo thì đã không có cái “sự kiện báo chí” kỳ quặc kia.

http://soha.vn/chu-nha-nghi-noi-co-giao-va-nam-sinh-hoi-thue-phong-tro-nguoi-chong-noi-khong-dung-20190311182418679.htm

6 nguồn tin đáng chú ý về Biển Đông

Luật Khoa

Phùng Anh Khương

19-7-2019

Biển Đông lại dậy sóng. Và cộng đồng người Việt Nam trên các trang mạng xã hội những ngày qua cũng dậy sóng vì các tranh luận có liên quan.

Quy hoạch báo chí và Tự do báo chí (Phần 2)

Nguyễn Thông

6-3-2020

Tiếp theo Phần 1

Chiều 4.3, Bộ 4T và Ban Tuyên giáo tổ chức buổi lễ long trọng trao giấy phép mới cho đại diện của 18 tờ báo bị cưỡng bức thành tạp chí. Tham dự “lễ” có các quan chức của hai cơ quan “đầu não” về thông tin truyền thông, lý luận và tư tưởng này, và tất nhiên không thể thiếu người cầm đầu những hội đoàn chủ quản, các tổng biên tập của những tờ báo vừa bị lột xác đau đớn thành tạp chí.

Tự do ngôn luận ở xứ sở mà chính quyền là ông chủ

Luật Khoa

Tấn Thành

24-4-2021

Ảnh: Loan Phạm/ Việt Nam Thời Báo

Cái giá của tự do ở Việt Nam thực sự cay đắng. Hoặc bạn im miệng, hoặc bạn ngồi tù.

Nghịch lý của báo chí

FB Luân Lê

16-7-2018

Điều nghịch lý báo chí ở Việt Nam là ở chỗ, báo chí không được coi là hoạt động công vụ, nhưng lại cũng không phải là một định chế dân sự, và bất cứ hoạt động nào cũng nằm dưới sự quản lý tuyệt đối của cơ quan chức năng gồm Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin – Truyền thông, cùng một số cơ quan liên quan khác.

Luật Khoa và bốn năm của Trump

Luật Khoa

8-1-2021

Bốn năm của Trump là một bài kiểm tra gay gắt mà Luật Khoa phải vượt qua.

Chúng tôi viết những dòng này khi một cuộc bạo loạn vừa chấm dứt ở thủ đô Washington D.C của Mỹ.

Thử một góc nhìn pháp lý trong vụ báo Phụ Nữ

Báo Sạch

Thanh Nhã

29-5-2020

Xã hội văn minh thì pháp luật là công cụ hữu hiệu để mọi cá nhân, tổ chức vận dụng để bảo vệ mình.