Người Việt và căn bệnh cẩu thả, đại khái, qua loa

Nguyễn Chí Tuyến

5-9-2023

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đánh trống khai giảng năm học mới tại trường THPT chuyên Amsterdam. Ảnh: VA

Trong bức ảnh này tôi xin phép không bình luận về người đánh trống khai giảng năm học mới.

Hà Giang – Một chương bất tử

FB Nguyễn Hồng Lam

19-7-2018

Câu chuyện về sự tha hóa, tàn mạt nhiều mặt của một bộ phận cán bộ trong mấy năm gần đây cũng không thể làm hoen ố cái tên Hà Giang. Chỉ là nhất thời thôi. Trong tôi, vẫn luôn có một Hà Giang – cao nguyên đá – với những con người lừng lẫy một thời, một biểu tượng bất khuất. Càng có ý nghĩa hơn khi mảnh đất phên dậu đầy đá tai mèo này nằm liền kề vùng Thập Vạn Đại Sơn (kéo dài 150 km từ châu Tổng Cản, tỉnh Quảng Tây đến tận sát cao nguyên Vân Nam – Quý Châu) mông muội và tàn bạo. Hà Giang, chính xác là Đồng Văn và Mèo Vạc chỉ cách mảnh đất hàng trăm năm thổ phỉ của Trung Quốc một con sông Nho Quế sâu thăm thẳm giữa trùng trùng núi đá.

“Lỗ thủng lịch sử” nói gì?

Chu Mộng Long

15-2-2022

Thú thực, tôi không dám đưa bài thơ “Lỗ thủng lịch sử” của Nguyễn Hữu Hồng Minh lên trang của tôi. Lý do, Facebook sẽ nhầm của tôi rồi ra lời cảnh cáo “vi phạm tiêu chuẩn của cộng đồng” và lại treo bút. Cho nên tôi chỉ bình gián tiếp qua những lời bình mà không đưa nguyên văn. Một bạn yêu thơ đã vào inbox “phỏng vấn” tôi: Bài thơ Lỗ thủng lịch sử’ nói gì vậy?

LS Lê Ngọc Luân: Tôi sẽ gửi thư khẩn cấp cho Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng

FB LS Lê Ngọc Luân

31-7-2017

Thân chủ của LS Lê Ngọc Luân, là người bị đồng đội đánh đập. Ảnh chụp màn hình video clip.

Anh trai của người bị đánh dập tinh hoàn đã trốn được về nhà tối ngày hôm qua. Sau khi được người dân giúp đỡ, một nhà báo quen tôi trên facebook gọi nói có cháu làm taxi, và tôi đã bí mật liên hệ với anh taxi để giúp em. Thời điểm đó, người dân nói, bên trong đã chỉ đạo, đánh kẻng truy bắt nên cần trốn gấp. Tôi sốt hết cả ruột gan, may mắn xe taxi cũng đến đúng lúc, em leo lên xe và đi thẳng về nhà cách đó 200 km.

Nếu bị bắt, có thể em sẽ bị bắt viết và ký vào các tài liệu bất lợi. Sáng nay gia đình lên doanh trại yêu cầu đưa người em về để đi chữa bệnh vì thời gian nghĩa vụ đã hết. Không biết đơn vị có cho không.

Khi niềm tin mất

Đỗ Ngà

24-9-2020

Khi con người trở nên tham thì lòng tin xã hội dành cho người đó cũng mất dần. Khi xã hội tham lam thì con người trở nên mất niềm tin vào nhau, điều đó đang diễn ra tại xã hội Việt Nam.

Năm 1945: Liên Xô không ưa Pháp nhưng để Pháp quay lại VN

BBC

2-9-2019

Stalin và Truman ở Potsdam 7-8/1945. Tại hội nghị này, các đại cường thắng trận trong Thế Chiến 2 đã quyết định số phận của nhiều dân tộc nhỏ. Nguồn: Library of Congress

Một trong những vấn đề của lịch sử Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945 là không một đại cường nào thuộc phe Đồng Minh thắng trận công nhận chính phủ Hồ Chí Minh.

Đối tác “Chiến lược toàn diện” và “Nhân quyền”

Hà Hoàng Hợp

10-9-2023

I. QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện không phải là một hiệp định, hay một thỏa thuận có ràng buộc pháp lý, vậy nó dựa trên những nền tảng nào?

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Lời chào thân ái từ Hà Nội

LTS: Hôm nay 23/7/2018, tròn một năm kể từ khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại công viên Tiergarten, Đức, và đưa về VN, lên truyền hình đầu thú. Sau một năm, nhiều sự thật liên quan tới vụ bắt cóc này đã được báo chí Đức phanh phui.

Kỷ niệm một năm vụ án này, báo Taz của Đức, số ra cuối tuần vừa qua có đăng bài báo dài, gồm năm chương, có tựa đề “Lời chào thân ái từ Hà Nội” của ba tác giả Sebastian Erb, Marian Mai và Christina Schmidt. Bài báo kể lại toàn bộ chi tiết vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, từ khi bị bắt cho đến phiên tòa xét xử bị can Nguyễn Hải Long, hiện đang diễn ra ở Đức.

Thứ Bảy vừa qua, dịch giả Hiếu Bá Linh cũng đã dịch Chương 3: “Cộng sản và phản động cho Tiếng Dân. Xin được giới thiệu toàn bộ bản dịch năm chương bài báo, của dịch giả Phan Ba.

_____

Tác giả: Sebastian Erb, Marian Mai Christina Schmidt

Dịch giả: Phan Ba

23-7-2018

Vào ngày 1 tháng 8 năm 2001, một người Việt trẻ, 25 tuổi, sang Đức, vào ở trong một phòng đơn trong một ký túc xá tại thành phố nhỏ bé trong vùng Bayern, Murnau Cạnh Hồ Staffel, và bắt đầu học một khóa tiếng Đức. Nước Cộng hòa Liên bang đã mời anh ấy sang. Chính xác hơn: cơ quan tình báo nước ngoài BND.

Xăng

Nguyễn Tiến Tường

23-2-2022

“Giá xăng vẫn rẻ so với thế giới” là câu nói cửa miệng của nhiều quan chức, nhiều đời bộ trưởng tài chính. Ngay mỗi đợt giá xăng tăng sốc, báo chí lại đồng loạt hát rền bài ca con cóc này.

Ông Trọng thắng hay thua vụ Trịnh Xuân Thanh?

FB Nguyễn Anh Tuấn

3-8-2017

Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: internet

Niềm hân hoan, phấn khích sau khi bắt được “con cá không quá to nhưng láu” Trịnh Xuân Thanh đã nhanh chóng nhường chỗ nỗi hoang mang, lo âu trước phản ứng quyết liệt của người Đức đối với việc cựu quan chức Việt Nam này bị bắt cóc ngay trên đất của họ – sự sỉ nhục đối với bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào.

Một sĩ quan tình báo ở sứ quán Việt Nam đã bị buộc yêu cầu rời khỏi Đức, song đây chỉ là động thái bước đầu mang tính biểu tượng. Điều đáng lo ngại thực sự nằm ở “những hành động khác ở cấp độ chính trị, kinh tế và chính sách phát triển” mà Chính phủ Đức bảo lưu quyền thực hiện, được nêu ra trong tuyên bố chính thức của họ, trong trường hợp yêu cầu giao trả Trịnh Xuân Thanh về Đức không được phía Việt Nam đáp ứng.

Vấn đề Việt Nam

Đỗ Ngà

30-9-2020

Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Trung Cộng là sự sợ sệt, còn đối với Mỹ thì chỉ là đối tác bạn bè. Và tất nhiên, Cộng sản Việt Nam nghe lời Trung Cộng hơn Mỹ. Làm mất lòng Mỹ cùng lắm là bị Mỹ đánh thuế cao, hạn chế thị trường và Việt Nam kiếm ít đô la hơn mà thôi chứ không hề nguy hiểm. Còn làm mất lòng Bắc Kinh thì khác, đôi khi sinh mệnh chính trị của một số lãnh đạo khó mà an toàn.

Ngọng nghịu nói chuyện dạy người

Tâm Chánh

7-9-2019

Khai trường giờ đã là ngày khai trương một thời vụ làm ăn giáo dục. Mọi thứ cứ như một trường buôn thành thục. Nhà giáo rải thảm đỏ chào đón như nghi thức thị trường chứng khoán gõ khánh mở cửa lại. Nhưng có lẽ vì vậy, cần xem xét lại việc thực thi luật phổ cập giáo dục tiểu học.

Lịch sử đảo chiều trong cuộc chiến mà các quốc gia trên bán đảo Triều Tiên trở thành nhà cung cấp vũ khí

New York Times

15-9-2023

Tác giả: Choe Sang-Hun, từ Seoul

Cù Tuấn, biên dịch

Một bức ảnh do truyền thông nhà nước Triều Tiên công bố cho thấy Tổng thống Vladimir V. Putin của Nga bên cạnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Sân bay vũ trụ Vostochny ở Nga hôm thứ Tư. Nguồn: Korean Central News Agency/ Getty Images/ AFP

Tóm tắt: Do nhu cầu vũ khí cho cuộc chiến ở Ukraine, Mỹ và Nga đã quay sang các đồng minh của họ ở Nam và Bắc Triều Tiên, những quốc gia vẫn tích trữ vũ khí trong nhiều thập niên sau cuộc xung đột của chính họ.

Định lại nghĩa của ‘kiên định’, ‘dũng cảm’

Blog VOA

Trân Văn

27-7-2018

Theo ông Thơ, phải có sự đánh giá công bằng với những “cán bộ tốt” bởi họ kiên định, mạnh dạn đấu tranh với những sai phạm liên quan đến Vũ ‘Nhôm’ (trong hình). Ảnh: VnExpress

Thiên hạ phát hoảng sau khi nghe ông Huỳnh Đức Thơ, Phó Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, đồng thời còn là đại biểu của Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, đề cập đến… “kiên định”, “dũng cảm”. Dường như về mặt ngữ nghĩa, “kiên định”, “dũng cảm” nay đã… khác hẳn hiểu biết của đa số người Việt!

Putin trong cơn tuyệt vọng

Nguyễn Đức Thành

28-2-2022

Một điều hy hữu trong lịch sử chiến tranh của nhân loại, là chưa đầy một tuần, hay có lẽ chính xác hơn là chưa đầy 100 giờ đồng hồ, cuộc chiến do một cường quốc quân sự (tôi xin không gọi là Nga là siêu cường quân sự nữa) phát động với một nước láng giềng nhỏ bé hơn nhiều lần, đã thấy được kết cục thảm bại nghiêng về phía quân xâm lăng.

Hà Nội ‘chống tham nhũng’: Cựu Thống đốc Ngân hàng là mục tiêu mới

Người Việt

7-8-2017

Ông Nguyễn Văn Bình. (Hình: Tuổi Trẻ)

VIỆT NAM (NV) – Dường như đèn xanh đã sáng và cuộc tấn công đã bắt đầu nhắm vào ông Nguyễn Văn Bình, cựu Thống đốc Ngân hàng (2011 – 2016), giờ là Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng CSVN.

Trong hai ngày 7 và 8, tờ Tuổi Trẻ liên tục giới thiệu ý kiến của hàng loạt cá nhân, đại diện cho nhiều giới, kể cả công an, phân tích và đề nghị phải truy cứu trách nhiệm những cá nhân đã gây ra hàng loạt vụ đổ vỡ trong lĩnh vực tín dụng – ngân hàng.

Đại hội đảng – Đại nhạc hội tung hứng… nhân dân!

Blog VOA

Trân Văn

8-10-2020

Một billboard ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh chào mừng 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hình minh họa.

Trung tuần tháng trước, Ban Dân vận của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13 (Đại hội 13).

Ngay giữa Thủ đô

Mai Quốc Ấn

12-9-2019

Ngay giữa trung tâm chính trị của quốc gia gồm Quốc hội, Chính phủ, các Bộ và cả Bộ Chính trị trong hệ thống đảng của các cán bộ- đảng viên. Các cơ quan, tổ chức vừa nêu đều tuyên bố không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế. Thì vụ cháy Rạng Đông (với số thuỷ ngân, lưu huỳnh độc hại) ngay giữa khu dân cư đông đúc của quận Thanh Xuân, bị lờ đi.

Đảng không nên diễn nữa

FB Đỗ Minh Tuấn

1-8-2018

Vừa qua BCT đã kỷ luật nội bộ một số quan chức và tướng lĩnh cao cấp vì các tội tham nhũng, sử dụng đất công và đất chiếm của dân vào các hoạt động của nhóm lợi ích v.v… Với dân đây chỉ là một việc giống như mấy cái gỉ mũi mà thằng hủi cạy ra khoe khắp xóm làng là mình đã sạch sẽ thơm tho mà thôi!

Ukraine – Giấc mơ Antonov (Phần 3)

Nguyễn Thọ

7-3-2022

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2

Tổng trọng lượng 640 tấn khi cất cánh, bộ bánh hạ cánh bao gồm 32 chiếc và 6 động cơ phản lực, sải cánh gần 90m là các đặc điểm của Mriya (Giấc mơ). Ảnh trên mạng

Vụ phá hủy chiếc máy bay Atonov AN-225 tại sân bay Gostomel phía Bắc Kiew trong ngày thứ ba của cuộc chiến đã gây chấn động ngành vận tải hàng không toàn cầu. [1]

Carl Thayer: 5 Nguyên nhân của việc Việt Nam gia tăng bắt bớ các blogger và các nhà hoạt động dân chủ

FB Lê Quốc Tuấn

14-8-2017

Bốn nhà hoạt động bị bắt bớ trong vụ trấn áp gần đây nhất: (từ trái qua) Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức và Nguyễn Bắc Truyển. Ảnh: internet

Chưa bao giờ chúng ta thấy quá nhiều nhà hoạt động bị bắt và bị kết án trong một thời gian ngắn như hiện đang diễn ra ở Việt Nam trong tháng vừa qua. Làm thế nào để giải thích tình huống này?

Bạn có nghĩ rằng có xu hướng tăng cường đàn áp các nhà hoạt động gần đây là vì TT. Hoa Kỳ Trump không quan tâm đến vấn đề quyền con người ở Việt Nam?

Lũ lụt miền Trung

Võ Xuân Sơn

14-10-2020

Hôm qua, cậu “con trai” từ Quảng Bình gọi điện, cho biết nhà ngập lút nóc, nên phải nghỉ học và về nhà ngoại ở. Gọi là “con” vì vợ chồng tôi nhận giúp cho mấy cháu, là con của những người mẹ đơn thân khiếm thị ở Lệ Thủy, Quảng bình, từ mấy năm nay.

Bộ … Ác Nhơn

Nguyễn Đức

16-9-2019

Chỉ trong một thời gian ngắn, có đến 607 giấy phép nhập khẩu “ma” được Cục Dược “cấp vô tư”, nhưng trách nhiệm bộ trưởng, thứ trưởng phụ trách Cục Dược gần như là vô can!

Ngoại giao cây tre (Phần 2)

Nguyễn Thông

27-9-2023

Tiếp theo Phần 1

Chỉ thoạt nhìn vào bụi tre khóm trúc là nhận ra ngay trúc, tre, luồng, nứa, vầu, họ nhà tre đều mọc thẳng, thẳng tắp. Dân gian có câu “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng” (cây trúc dù có bị cháy thành than nhưng mỗi đốt trúc vẫn cứ ngay thẳng như vốn có chứ không hề xiên xẹo). Ông Thép Mới viết “Tre là thẳng thắn, bất khuất”. Bác nhà thơ Nguyễn Duy người xứ Thanh nơi nhiều tre nứa nhất nước tổng kết ngắn gọn “Nòi tre đâu chịu mọc cong/ Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”, “Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.

Thuốc trị tim lại đe dọa gây ung thư

FB Vũ Kim Hạnh

5-8-2018

TRỊ TIM “DÍNH” UNG THƯ, ĐIỀU MÀ CẢ THẾ GIỚI SỢ

Đài truyền hình Việt Nam vừa đưa tin (hơi muộn) về một điều gây chấn động giới y khoa và cả các bệnh viện ở Việt Nam cũng như các nước suốt tuần qua.

THUỐC TRỊ TIM LẠI ĐE DỌA GÂY UNG THƯ

Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) yêu cầu thu hồi mọi dược phẩm có chứa Valsartan do Công ty Dược phẩm Huahai Chiết Giang (ZHP) Trung Quốc điều chế. Động thái thu hồi tiến hành sau khi EMA phát hiện hoạt chất Valsartan của Huahai chứa N-nitrosodimethylamine (NDMA), chất hóa học có thể gây ung thư.

Bộ Y tế Việt Nam sau đó đã lệnh dừng lưu hành 32 thuốc sản xuất trong nước và ngừng nhập khẩu 25 thuốc chứa valsartan có nguồn gốc từ công ty Huahai Trung Quốc. Thuốc trong nước bị thu hồi thuộc về 13 công ty dược. Các công ty này nhập khẩu valsartan từ Huahai về bào chế. Thuốc nhập khẩu có xuất xứ từ Ấn Độ, Bangladesh, Hàn Quốc, Ba Lan, Tây Ban Nha… Các nước này cũng dùng nguyên liệu từ Huahai để chế ra dược phẩm.

Dược phẩm và thực phẩm Trung quốc có chứa độc tố, chính người Trung Quốc đã quá quen với thông tin này, nhưng EMA nghiên cứu khá lâu và đưa cảnh báo với tất cả thận trọng. Tôi từng nghe một nhà quản lý bịnh viện kể là cách đây không lâu, một công ty dược lớn của TQ trúng thầu cung cấp thuốc cho Bệnh viện Chợ Rẫy mà không bác sĩ nào của BV kê toa vì bệnh nhân sợ hãi, phản đối.

VÀ HÀNG TỶ USD CHO VAY “HỢP TÁC PHÁT TRIỂN”

Thông tin này không thể không gợi nghĩ đến một “toa thuốc” cứu nhân độ thế mà “anh Cả của Thế giới” đang trao rầm rộ, cấp tập cho các nước nghèo và đang phát triển. Toa thuốc bổ liều mạnh đó có tên “Một Vành Đai & Một Con Đường” (Belt and Road Initiative, BRI) là tên một chương trình hợp tác phát triển, đến nay đã có 70 quốc gia tham dự, với số dân lớn bằng 65% dân số toàn cầu, nhưng theo báo chí quốc tế quan sát thực tế thì… nhiều điều “nói dzậy mà hổng phải dzậy”.

Trung Quốc đang bỏ ra hàng trăm triệu, hàng tỷ đô la, mời gọi các quốc gia thực hiện các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở ( mục đích công khai là phát triển giao thông và thương mại để thúc đẩy kinh tế) mà không cần điều kiện như các ngân hàng và cơ quan cấp viện quốc tế khác. Theo thời gian, người ta thấy dần lộ diện hai yếu tố độc: nạn tham nhũng và nợ công.

Chỉ hợp tác với chính quyền, không hợp tác với các công ty tư nhân và tuyệt đối cấm cửa giới truyền thông. Một chiến thuật khác là công trình phải do công ty xây cất và công nhân TQ thực hiện. Vừa giải quyết nạn thừa dư công nhân khi họ chuyển sang SX công nghệ cao, vừa chuẩn bị tiếp quản luôn, nếu chủ nhà thất bại, trao toàn dự án, thật là 1 công đôi việc.

Đã xuất hiện những ví dụ nhãn tiền: Hải cảng Hambantota của Sri Lanka, nhận vay của TQ mà không đủ tiền trả nợ liên tiếp nhiều năm, đến năm 2017 chính phủ Sri Lanca phải nhường việc quản trị hải cảng cho công ty xây dựng Harbor Engineering Company của Trung Cộng, với gần 4,000 mẫu (ha) đất, và thời hạn 99 năm, và TQ cũng được quyền khai thác 69 km vuông đất đai chung quanh.

Còn ở Myanmar, người dân đang tranh luận về việc cho TQ xây dựng và khai thác cửa biển đáy sâu ở Kyaukphyu, phía nhìn sang Bangladesh và Ấn Độ. Bắc Kinh muốn bỏ ra $7.3 tỷ xây dựng cảng nước sâu ở đây trong đó công ty TQ CITIC sẽ đầu tư 70% , lấy quyền khai thác hải cảng trong 50 năm. Các chuyên gia cho rằng ý định TQ là thiết lập một đường ống dẫn dầu từ Kyaukphyu đi qua Myanmar lên tới tỉnh Vân Nam TQ, cung cấp 10% tổng lượng dầu nhập của TQ và còn quan trọng hơn là có thể mua thẳng dầu từ các nước Trung Đông mà không cần đi qua eo biển Malacca của Singapore (mà Hải Quân Mỹ dễ kiểm soát).

Một minh chứng quen thuộc là: Đặc khu Boten (Lào) ở gần vùng Ba Biên Giới Lào, Thái, Myanmar, nhượng cho TQ thời hạn 65 năm. Bên trong, toàn nhà cửa nguy nga, casino bậc sang quốc tế, khách sạn bốn sao, nhà hàng ăn, hàng quán đầy đường… tất cả đều của người Tàu, mọi bảng hiệu, giao thiệp, buôn bán chỉ bằng tiếng Tàu, xài đồng tiền Tàu; ăn mặc, đi đứng, nói năng y chang ở Quảng Đông, Vân Nam… người Lào chỉ được vào nếu được TQ cho phép.

Một cuộc biểu tình của dân Sri Lanca phản đối dự án Cảng nước sâu Hambantota. Ảnh trên mạng

Nga đã bên bờ bại trận

Nguyễn Đức Thành

14-3-2022

Dưới đây là ý kiến của nhà khoa học chính trị hàng đầu Francis Fukuyama (ĐH. Stanford), tác giả nổi tiếng của “Sự cáo chung của Lịch sử và con người cuối cùng” và nhiều tác phẩm khác. Cuốn sách này mãi đến giờ vẫn bị cấm xuất bản tại Việt Nam, trong khi một số tác phẩm quan trọng của ông gần đây đã được đồng nghiệp của tôi là Nguyễn Khắc Giang dịch và xuất bản.

Cưỡng đoạt tài sản ông Trịnh Vĩnh Bình, Việt Nam có thể phải bồi thường $1.25 tỷ

Người Việt

19-8-2017

Ông Trịnh Vĩnh Bình với tư cách người bị hại trong phiên xử ngày 4 Tháng Năm, 2013, tại Tòa Án Nhân Dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Hình: Báo Thanh Niên)

BÀ RỊA-VŨNG TÀU, Việt Nam (NV) – Trọng Tài Quốc Tế tại Paris, Pháp, sẽ phân xử vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam đòi bồi thường tối thiểu $1.25 tỷ vào ngày 21 Tháng Tám. Việt Nam chắc chắn sẽ thua, chỉ chưa biết mức bồi thường ra sao.

Ông Trịnh Vĩnh Bình, 70 tuổi, cư ngụ tại Sài Gòn, vượt biên năm 1976, đến Hòa Lan định cư trong cùng năm rồi trở thành triệu phú nhờ cung cấp chả giò cho thị trường Hòa Lan, Bỉ, Anh. 

Độc quyền từ thiện hay cò từ thiện?

Mai Bá Kiếm

22-10-2020

Để quản lý tận răng mọi hành vi thể hiện tấm lòng tương thân, tương ái của đồng bào trong thiên tai và hoạn nạn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2008 liệt kê 3 nhóm tổ chức, đơn vị được “độc quyền” TIẾP NHẬN và PHÂN PHỐI TIỀN và HÀNG CỨU TRỢ gồm:

Từ năm 1934, ông Lê Viết Lới đã đề xuất xây dựng nhà vệ sinh công cộng cho TP Vinh, Bến Thủy

Phạm Xuân Cần

22-9-2019

Lê Viết Lới là một doanh nhân giàu có nhất nhì Vinh Bến Thủy, ông cũng là dân biểu Trung Kỳ đã có nhiều kế sách về kinh tế và dân sinh. Tuy nhiên, ông cũng là doanh nhân có số phận bi thảm nhất của Vinh Bến Thủy. Tôi sẽ viết về nhân vật rất đặc sắc này. Hôm nay chỉ giới thiệu một bài của ông trên báo Thanh Nghệ Tịnh Tân Văn 1934.