Tại sao đến nông nỗi này?

Đoàn Bảo Châu

24-6-2022

Trong nước, nội xâm đang hoành hành, đấy chính là nạn tham nhũng tràn lan khắp các tỉnh thành, khắp các bộ, ban ngành. Vấn đề là không có biện pháp quyết liệt và triệt để để chặn đứng nạn này, chỉ là hô hào chung chung, xử lý theo vụ việc.

Tận cùng của “báo ân”!

Nguyễn Thùy Dương

24-7-2019

Bờ Đông Sài Gòn ngoài Thủ Thiêm – Bình Trưng đi về hướng Đông băng qua cầu Sụp (cầu Xây Dựng nối liền quận 2- quận 9 bây giờ) là vùng cứ điểm của Việt Cộng, của những người dân mặc bà ba đen, khăn rằn vắt ngang vai, đầu đội nón tai bèo hay nón lá. Mỗi trận càn quét của quân đội VNCH chỉ khiến họ mạnh lên hơn, khôn ngoan hơn trong chiến đấu.

Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kết thúc chiến tranh ở Ukraine

Financial Times

Cù Tuấn, biên dịch

2-5-2023

Tóm tắt: Nga cần sự hỗ trợ của Trung Quốc, nhưng cuộc xung đột kéo dài đã trở thành gánh nặng chiến lược đối với Bắc Kinh.

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 117 (20-6-2022)

Phan Châu Thành

21-6-2022

1. Tổng thống Ukriana Zelensky lại bất ngờ đến Lysychansk để động viên binh sỹ. Có lẽ trong lịch sử chưa có vị tổng thống nào có mặt liên tục ngoài chiến trường như vậy, bất chấp nguy hiểm.

Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 25-11-2023

Phúc Lai

25-11-2023

1. Trên chiến trường có gì?

Về tình hình chung trong hơn hai tuần vừa qua, chiến trường Ukraine “giảm nhiệt” – điều này tôi cũng đoán phần nào được tình hình thời tiết sẽ bất lợi cho các hoạt động tác chiến và đã viết khoảng đôi ba lần gì đó từ trước khi xin phép các bác cho nghỉ một thời gian. Và đây là những nội dung trong báo cáo của ISW, tôi xin nhặt ra những ý chính:

– Ngày 22 tháng 11: lực lượng Ukraine và Nga tiếp tục tiến hành các hoạt động tấn công ở miền đông và miền nam Ukraine bất chấp điều kiện thời tiết mưa và tuyết. Cố vấn quản lý quân sự tỉnh Kherson của Ukraine, Serhiy Khlan, tuyên bố vào ngày 20 tháng 11 rằng, các cuộc pháo kích của Nga vào bờ phía tây (phải) của tỉnh Kherson đã giảm do điều kiện thời tiết xấu.

– Người phát ngôn Lữ đoàn cơ giới số 14 Ukraine Nadiya Zamryha tuyên bố vào ngày 21 tháng 11 rằng, các lực lượng Nga tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công theo hướng Kupyansk bất chấp tuyết và băng giá. Zamryha nói thêm rằng, số lượng các cuộc tấn công của Nga có thể sẽ giảm do điều kiện thời tiết nhưng lực lượng Nga sẽ không dừng hoàn toàn các hoạt động tấn công.

– Các blogger Nga tuyên bố vào ngày 20 và 21 tháng 11 rằng, cả lực lượng Nga và Ukraine đang gặp khó khăn trong việc vận hành máy bay không người lái, bao gồm cả việc điều chỉnh hỏa lực pháo binh, trong điều kiện thời tiết xấu trên khắp mặt trận.

– Các blogger Nga cũng tuyên bố rằng, điều kiện lầy lội đang làm phức tạp việc di chuyển của các phương tiện nhưng cả lực lượng Ukraine và Nga vẫn tiếp tục cơ động và hoạt động theo mọi hướng.

– Bất chấp điều kiện mưa, tuyết, lực lượng Ukraine và Nga vẫn tiếp tục các hoạt động tấn công ở miền đông và miền nam Ukraine. Thời tiết mùa đông lạnh giá có thể thúc đẩy chiến đấu tích cực hơn.

– Nga tuyên bố Ukraine đã tấn công không thành công gần khu vực Zahoruykivka không tồn tại ở phía đông Kupyansk và gần Kreminna và Kuzmyne. Một blogger quân sự Nga tuyên bố Ukraine đã tấn công không thành công gần rừng Serebryanske phía tây nam Kreminna, nơi một blogger quân sự khác tuyên bố đang có những cuộc giao tranh ở địa phương.

– Shói-gù tuyên bố, Nga đã ngăn chặn mọi hoạt động đổ bộ của Ukraine theo hướng Kherson và đang gây ra tổn thất “khổng lồ”, điều này nhằm mục đích giảm bớt mối lo ngại của các blogger quân sự về việc Nga không có khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công một cách dứt khoát.

– Nga tiếp tục hoạt động gần Avdiivka vào ngày 21 tháng 11 và được cho là đã tiến triển ở một số khu vực. Các nguồn tin Nga tuyên bố, Nga đã tiến về phía bắc Krasnohorivka và Stepove phía tây bắc Avdiivka, nhắc lại những tuyên bố gần đây về việc Ukraine rút khỏi Stepove. Các nguồn tin cũng khẳng định, Nga đã tiến về phía đông nam Avdiivka và giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra gần nhà máy than cốc và Novokalynove ở phía tây bắc. Ukraine cho biết họ đã đẩy lùi các cuộc tấn công ở một số thị trấn gần Avdiivka.

– Ukraine được cho là đã tiến hành các hoạt động không thành công gần Avdiivka nhưng không tiến lên vào ngày 21/11. Một nguồn tin Nga khẳng định, Ukraine phản công không thành công gần ga xe lửa phía đông nam Avdiivka.

– Nga tiếp tục tấn công bất thành về phía tây và tây nam thành phố Donetsk vào ngày 21/11. Ukraine cho biết, họ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga gần Marinka, Pobieda và Novomykhailivka. Ukraine không tiến hành bất kỳ cuộc tấn công nào được xác nhận hoặc tuyên bố ở đó.

– Các blogger quân sự Nga thừa nhận sự hiện diện của Ukraina ở bờ đông sông Dnipro tỉnh Kherson và phàn nàn rằng, các lực lượng không thể ngăn chặn các hoạt động ở đó. Một người tuyên bố cuộc tấn công của Ukraine đã giết chết 76 quân nhân Nga đang được cố gắng điều động.

Bình loạn của Phúc Lai: Tất cả không nằm ngoài những hình dung từ trước, tôi đã cố gắng thuyết phục quý vị rằng:

Thứ nhất, Nga chiếm xong rồi thì… khổ vì đỗ ở lại đó không được đâu, sẽ bị tấn công thôi và do đó để không bị tấn công, chúng buộc phải tấn công và đúng là chúng vẫn tấn công ở hai điểm đáng kể nhất là Kupyansk và Avdiivka. Còn tấn công như thế nào thì quý vị biết rồi. Tất nhiên tình thế sẽ không dừng lại ở đây, nó tiếp diễn như thế nào xin phép quý vị tôi sẽ tiếp tục ở vài phần sau.

Thứ hai, người Ukraine sẽ không tấn công ào ạt đâu mà thời gian qua, họ lặng lẽ qua sông – mặc dù đã có những người háo hức vì xe bọc thép (có bác còn bảo là xe tăng) của Ukraine qua sông – tôi vẫn cho rằng họ chỉ qua ở mức độ vừa phải, nhưng theo chiến thuật đánh lấn, mở rộng dần và cứ hễ Nga xua quân tới khắc phục tình hình là xử lý bằng pháo binh để tiêu hao. Sở dĩ có chiến thuật như thế này vì – xin quý vị quá bộ xem bản đồ tôi đánh số 1.

Với địa hình như vậy – vùng ngập nước chiếm diện tích lớn không thể tiến hành các hoạt động tấn công cơ động có quy mô lớn được. Trên bản đồ những vùng được gạch ngang bằng những vạch nhỏ chính là những vùng bùn lầy quanh năm. Chỉ có thể cơ động xe cơ giới được khi mặt đất đóng băng khoảng 1 tháng đến hơn, mà hiện nay theo AccuWeather thì Kherson ngày hôm nay thứ Bảy (25/11) mưa, ngày mai Chủ Nhật sẽ có tuyết khoảng 1 đến 2cm.

  1. Có điều gì đáng chú ý trong cách thi hành chiến tranh của người Ukraine trên chiến trường?

2.1. Một số điểm sơ lược

Điều này tôi cũng đã viết rồi, nhưng bây giờ cần phải nhìn nhận lại một lần nữa cho rõ, để quý vị không bị hút vào những tin tức bi quan nhất là khi đọc bài của 1 trong gần 700 tờ báo trong nước, à trong một nước nào đó. Chúng ta cần phải không bị cuốn theo những cách tiếp cận chiến tranh kiểu cũ, là phải chiếm đất. Thực tiễn chiến trường hiện nay cho thấy, như hồi năm ngoái tôi và tư lệnh LHA nói chuyện với nhau, Nga chiếm đất mới là chết – ngay cả bên phía Ukraine chiếm lại được một diện tích đất đáng kể từ chiến dịch mùa thu năm ngoái, cũng sẽ có những khó khăn nhất định trong việc căng lực lượng ra để giữ. Điều đem lại lợi thế hiện nay, là do sự vượt trội về pháo binh của người Ukraine, đã làm cho cán cân nghiêng về phía họ.

– Mục đích của người Ukraine rất rõ: Hiểu rõ tính chất máy móc của quân sự Nga: cứ bị chiếm mất một vị trí, là phải cố điều quân khắc phục tình hình và tạo điều kiện cho đối phương đánh tiêu hao. Thậm chí từ năm 2014 đến nay, quân đội Ukraine đã tích lũy được đủ kinh nghiệm trong chiến thuật phòng thủ cơ động, thì ngày nay trong cuộc chiến tranh này, quân Nga tấn công không phải là thảm họa với người Ukraine mà chính là thảm họa cho quân Nga. Tình thế hiện nay cho thấy, nhiều trường hợp quân Nga tấn công rồi bị đánh thiệt hại nặng, phải lùi về xa hơn và tùy từng trường hợp mà vùng xám đó được quân Ukraine chiếm hoặc vẫn chưa vội chiếm. Một ví dụ cụ thể rõ ràng nhất là, ở Ivanivka ngày hôm qua, sau khi quân Nga tấn công ở hai hướng phía bắc và phía đông của Kupyansk và không những không đạt được mục đích mà còn bị thiệt hại và phải lùi về, thì quân Ukraine đã tiến và làm chủ được một diện tích nhất định ở đây (Xin xem các bản đồ số 2 và 3).

– Trong một chiến lược lớn hơn, và điều này tôi cũng viết rồi: Tiếp tục “bào mòn” năng lực quân sự của Liên bang Nga. Ngày hôm qua một cú tấn công lớn đã diễn ra vào mục tiêu ở Dzhankoi, cửa ngõ bán đảo Crimea bị chiếm đóng và kết quả là một giàn S-300 bị tiêu diệt cùng một kho hậu cần lớn ngay gần đầu mối giao thông. Những “câu chuyện” dạng này chúng ta cũng đã bàn luận từ trước và chắc chắn, nó sẽ diễn ra nhiều hơn trong thời gian tới, cho đến khi nào quân Nga chết đói thì thôi.

2.2. Vậy người Ukraine đã chuẩn bị những gì cho câu chuyện này? ATACMS đâu? F-16 đâu?

ATACMS ở đâu tôi không biết, nhưng chắc chắn bây giờ chưa phải lúc dùng nó. Về F-16 thì… các thông tin về chương trình đào tạo phi công nói chung là… rất khó hiểu. Loại máy bay này được cho là – một dòng ý kiến thấy nó đem lại hi vọng cho người Ukraine trên chiến trường và dòng ý kiến khác lại cho rằng nó khá lỗi thời, không chắc đã thắng được máy bay Nga. Dù thế nào chăng nữa, thì hiện tại năng lực của không quân Nga đã suy giảm tương đối nhiều và cơ hội để các cổ động viên hiếu chiến cả hai bên được chứng kiến những trận không chiến cũng không phải là cao. Nhưng F-16 chỉ xuất hiện khi quân Ukraine tiến hành những chiến dịch tấn công và bây giờ cũng chưa phải lúc.

Nhưng… người Ukraine cũng không ngồi yên. Sau sáu tháng tưởng chừng đã biến mất, tên lửa đạn đạo Tochka của Ukraine lại xuất hiện trở lại.

Khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, có tới 500 tên lửa đạn đạo Tochka còn lại trong các kho của quân đội Liên Xô trên lãnh thổ Ukraine. Trước thời điểm cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine nổ ra tháng 2/2022, kho Tochka của quân đội Ukraine đã giảm xuống còn 90 tên lửa trong tình trạng sẵn sàng. Điều này có nguyên nhân của nó. Tochka nặng 2 tấn, tầm bắn trên 100 ki-lô-mét với đầu đạn nặng gần 500kg, dẫn đường bằng quán tính có động cơ nhiên liệu rắn một tầng. Nhiên liệu tên lửa dạng rắn sẽ bị quá hạn và không sử dụng được nữa sau một thời gian nhất định.

Đơn vị duy nhất được trang bị tên lửa của quân đội Ukraine được biết đến trên các nguồn tin công khai là Lữ đoàn tên lửa số 19. Trong cuộc chiến tranh này, từ khi nó nổ ra cho đến tận mùa hè năm 2023, hiếm khi thấy bất kỳ bằng chứng nào về vụ phóng Tochka của quân đội Ukraine; điều này cho thấy, có thể họ đã bắn gần như toàn bộ số Tochka còn có thể dùng được của họ.

Vậy mà Tochka đã trở lại! Tuần qua, một bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy phần còn lại của một quả tên lửa dạng Tochka ở Belgorod. Mục tiêu là một đơn vị quân sự nào đó chỉ cách biên giới Nga – Ukraine vài ki-lô-mét. Một cuộc tấn công khác của Tochka nhằm vào lực lượng Nga ở Donetsk bị chiếm đóng, được cho là đã diễn ra hai ngày trước đó.

Việc Ukraine lại sử dụng Tochka cũng không có gì đáng ngạc nhiên vì họ từ lâu đã sở hữu một trong những ngành công nghiệp tên lửa lớn nhất châu Âu: Khu phức hợp Yuzhmash, hay còn gọi là Pivdenmash ở Dnipro, sản xuất nhiều loại tên lửa và bộ phận tên lửa cho cả các vụ phóng vào không gian vũ trụ và sử dụng cho mục đích quân sự…

Phải chăng vụ tấn công Dzhankoi hôm qua là do Tochka? Rất có thể, vì nó rất vừa tầm và với hậu quả lớn như vậy, khó có thể cho rằng drone là “thủ phạm” của vụ tấn công này.

Còn tôi thì xin báo cáo lại với quý vị, rằng từ khi chúng ta còn mơ hồ về việc có hay không có ATACMS, tôi đã viết rằng, người Ukraine sẽ có những thứ vũ khí của họ, vì đằng nào cũng phải có những cái đó họ mới tấn công được những mục tiêu trên lãnh thổ của Nga.

3. “Cầu Kerch bị phá hủy!” – Sẽ có rất nhiều điều bất ngờ và cũng sẽ sớm thôi!

Đó là lời của người đứng đầu SBU Vasyl Malyuk trong bộ phim tài liệu trên kênh truyền hình 1+1: “SBU – Chiến dịch Chiến thắng Đặc biệt. Giải mật (vụ) cầu Crimea”. Trong chương trình này, Malyuk nói về việc Cơ quan An ninh Ukraine đã cho nổ tung cây cầu như thế nào, đặc biệt là với sự trợ giúp của drone không người lái dưới nước “Sea Baby”.

Theo lời ông Malyuk: “Chúng tôi thực sự đã đảo ngược triết lý hoạt động hải quân. Chúng tôi đã phá hủy huyền thoại về sự bất khả chiến bại của lá cờ Nga. Đây là một đất nước dối trá. Cây cầu sẽ diệt vong. Sẽ có nhiều điều bất ngờ sau này, và không chỉ liên quan đến cây cầu Crimea”.

Bọn Nga đã huênh hoang với cả thế giới rằng, cây cầu với hệ thống bảo vệ trị giá 1 tỷ đô-la Mỹ là công trình được bảo vệ tốt nhất trên thế giới. Nhưng người Ukraine đã chứng minh: “Này, phét lác vừa thôi”. Các cuộc tấn công thành công của SBU vào cầu Kerch đã cắt đứt huyết mạch hậu cần này của Nga và như tôi đã báo cáo trong bài trước, bây giờ quân chiếm đóng buộc phải vận chuyển vũ khí, đạn dược và cả thức ăn cho quân của chúng bằng phà biển.

Malyuk nói thêm: “Sea Baby” của SBU được chế tạo không chỉ là drone không người lái của hải quân mà còn là một nền tảng đa năng, hiện nay được sử dụng rất tích cực để bảo vệ đất nước Ukraine. Để tiến hành chiến dịch này, SBU có tài liệu mật về việc xây dựng cây cầu Kerch và cũng thu thập dữ liệu từ các nguồn công khai từ chính người của chúng. Ví dụ, một người phụ nữ đã quay video khi đang nghỉ ngơi trên du thuyền mà nhờ đó, có thể nhìn thấy rõ cấu trúc của vòm cầu.

Nội dung chính của bộ phim tài liệu về việc phá hoại cây cầu này có điểm nhấn là đích thân Tổng thống Zelensky ra lệnh phá hủy nó. Tổng thống đã được thông báo về sự sẵn sàng 3 tháng trước khi hoạt động.

Phải mất 4 tháng để đào tạo một phi công điều khiển drone không người lái mặt nước. Các binh sĩ Ukraine đã vượt qua khóa học nhận dạng tàu bè ở biển Đen nhanh nhất từ trước đến nay. Năm drone không người lái mặt nước đã được sử dụng để làm nổ tung cây cầu – mọi việc phải hoàn thành trước 2 giờ sáng. Chúng được điều khiển từ Kyiv cách mục tiêu khoảng 1.000 ki-lô-mét.

Để theo dõi thêm, xin quý vị đọc lại bài ngày 15/8 của tôi về tình hình cầu Kerch: https://baotiengdan.com/2023/08/15/vai-gach-dau-dong-ve-cuoc-chien-tranh-cua-putox-o-ukraine-ngay-15-8-2023/

Đến đây chúng ta có thể khẳng định rằng, tất cả những trò “phục hồi hoàn toàn hoạt động của cầu Kerch” của Nga là bịp bợm 100% vì nếu đúng, thì quân Nga ở Kherson không đến nỗi đói đến cỡ như hiện nay – mạng xã hội Nga đang không giấu diếm nổi tình trạng đói cả thức ăn lẫn đạn trên chiến trường và một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của câu chuyện hậu cần, là thiếu nhiên liệu.

Chưa dừng lại ở đó: Du kích Ukraine được cho thấy là đang ngày càng hoạt động mạnh, đặc biệt là vùng Kherson bị chiếm đóng. Cách đây 2 ngày một đoàn xe lớn đang đi ra chiến trường bị diệt. Tình hình đang lặp lại hồi tháng Ba – tháng Tư năm ngoái ở miền Bắc gần Kharkiv: Quân Nga phải dùng xe bọc thép để vận chuyển nhu yếu phẩm và đạn…

4. Đập tan luận điệu bịp bợm của cả bọn quân sự Nga lẫn bọn dư luận viên “sh*t Putox thơm”

Những ngày chiến trường suy giảm các hoạt động của cả hai bên, cũng là những ngày có rất nhiều ý kiến – thậm chí từ các chuyên gia phương Tây cho rằng, cuộc chiến đang đi vào bế tắc và điều đáng nói là phần lớn chúng có xuất phát điểm với lý luận rằng: “Người Ukraine đã thất bại nặng nề trong chiến dịch tấn công mùa hè dẫn đến việc họ không còn khả năng quân sự nữa”. Điều này cũng được khẳng định qua chính mồm của Bộ trưởng quốc phòng Nga, Shói-gù: Quân đội Ukraine coi như không còn gì, các lữ đoàn phương Tây bị tiêu diệt hoàn toàn, tổng cộng đã mất đến 90.000 quân lính trên chiến trường.

Bọn phản động đó nói rằng, cuộc phản công của Ukraine đã thất bại, bất chấp NATO cung cấp vũ khí tốt nhất, huấn luyện binh lính Ukraine bởi những huấn luyện viên giỏi nhất, được lên kế hoạch bởi những chiến lược gia giỏi nhất, Ukraine đã sử dụng những binh sĩ giỏi nhất của mình (Còn gọi là “các Lữ đoàn phương Tây”) được hỗ trợ bởi các sĩ quan chỉ huy và cả tình báo của Mỹ?

Bullsh*t. Nếu thực sự cuộc phản công này là thất bại, chúng ta phải nhìn thấy hàng trăm xe tăng bị phá hủy và hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn binh sĩ Ukraine thiệt mạng trên chiến trường đã diễn ra cuộc phản công. Tôi không biết quý vị nắm tình hình ra sao, nhưng ngay cả trên các nguồn thông tin của Nga mà sau đó, truyền thông xứ nào đó vội vàng vồ lấy, tôi không thấy các hoạt động đó hoặc bất kỳ hoạt động nào khác mà chúng ta có thể gọi là một cuộc “phản công toàn diện” (Tương tự như Chiến dịch mùa thu năm 2022),

Tôi phải nói rằng nó – cuộc phản công kiểu Blitzkrieg đó chưa bao giờ xảy ra như một số người mong đợi, và do đó nó làm gì có để bị coi là thất bại. Chúng ta không bao giờ thấy hàng trăm xe tăng của NATO viện trợ cho Ukraine bị đốt cháy trên chiến trường – điều mà nếu có thật thì truyền thông Nga không bao giờ tha để vội vàng tóm lấy, làm rùm beng lên. Không có một cái nào cả, hay chính xác là chỉ vài cái!

Vì vậy, nếu ai đó nói với tôi rằng, cuộc phản công đó chỉ là một kế hoạch nghi binh – vì phòng tuyến Surovikin được Nga xây dựng công khai và chắc chắn là người Ukraine biết – thì tôi sẽ không nghi ngờ điều đó. Họ làm như vậy để người Nga tin rằng, sau “phản công” lực lượng vũ trang Ukraine sẽ không còn gì, và Nga sẽ lại tấn công, và sập bẫy. Đến bây giờ thì tôi cũng không hề nghi ngờ rằng, người Nga có thể không biết, phần nhiều là giả vờ không biết rằng người Ukraine vẫn còn lực lượng, nhưng buộc phải chấp nhận một trận đánh chiếm thành phố khác – trận đánh mà chúng ta vẫn đang quan tâm The Battle of Avdiivka. Nga không có cách nào khác để xua quân lao vào đó, cố kiếm một chiến thắng cho chiến dịch bầu cử của Putox, và tổn thất kinh khủng về cả nhân lực lẫn vũ khí.

Vậy cuộc phản công đó của người Ukraine có diễn ra không và đã – đang diễn ra như thế nào? Có ai tên là “thất bại” ở đây không?

Tôi sẽ không nhắc chuyện “cuộc chiến tranh 3 ngày” để tóm gọn Chính phủ Zelensky phá sản như thế nào nữa. Nhưng cần khẳng định rằng, sau đó chiến dịch The Battle of Donbas kết thúc thất bại cho Nga – chỉ chiếm được hai thành phố là Sieviedonetsk và Lysychansk với một cái giá rất lớn về nhân lực của cả hai bên nhưng có một cái giá cực lớn về đạn pháo và nòng pháo của Nga mà hậu quả của nó đến nay vẫn rất rõ: Putox đi cầu xin đạn dược và pháo binh của Kim Văn Uỷn. Toàn bộ Donbas không chiếm được và quân đội Nga sa vào đà đi xuống, sau đó là chiến dịch mùa thu bị người Ukraine đòi lại phía đông tỉnh Kharkiv, thị trấn Lyman cuối cùng chính thành phố Kherson cũng không giữ được.

Hai thành phố Sieviedonetsk và Lysychansk với Ukraine là đáng kể về ĐẤT ĐAI, nhưng cái mất của Nga về chiến lược là cực kỳ nghiêm trọng và không thể bù đắp được. Có thể nói, Nga đi từ thất bại này đến thất bại khác. Trận đánh The Battle of Bakhmut cũng tương tự như vậy, nó làm hao tổn của Nga những lực lượng cực kỳ lớn.

Trong những lần người Ukraine chiếm lại được đất, chúng ta đều chứng kiến những diễn biến rất ngoạn mục, khi họ đuổi quân Nga chạy không kịp nhìn ra đằng sau. Trong khi đó những gì Nga chiếm được đều với những cái giá cực lớn.

Không, tôi không phải là nhà phân tích quân sự, nên tôi nhìn thấy những điều khác ngoài những điều trên. Hòng bẻ gãy ý chí của người Ukraine, Putox cho bắn tên lửa và thả drone trên toàn đất nước này, đến mức một nửa hệ thống điện của Ukraine bị đánh sập vào cùng một thời điểm – đó là mùa đông năm ngoái. Vậy sau đó, chúng ta có thấy người Ukraine gục ngã không? Không! Trước đó, hắn tức tên tội phạm Putox còn ra lệnh phong tỏa biển Đen để Ukraine không xuất khẩu được ngũ cốc, làm cho dân Ukraine chết đói.

Nhưng dân Ukraine vẫn sản xuất ngũ cốc. Và lưới điện của Ukraine được phục hồi một cách kỳ diệu. Không những thế, có vẻ như hệ thống này đã được “ngầm hóa” một cách ngoạn mục hoàn toàn có thể thách thức những mưu ma chước quỷ của bè lũ Putox. Phát-xít Đức đã tưởng rằng Anh quốc sẽ nhượng bộ trước kế hoạch khủng bố bằng bom bay V-2 vào các thành phố – chúng đã sai. Và bây giờ thì Putox cũng đang sai lầm nghiêm trọng. Hắn chỉ làm cho ý chí chiến đấu của người Ukraine thêm mạnh mẽ mà thôi.

Chưa hết, cầu Kerch bị đánh lần thứ hai, làm cho quân Nga ở chiến trường miền Nam chỉ còn cách ôm bụng đói nằm sau bãi mìn, thứ sẽ làm cho chúng không thể tấn công đi đâu được nữa. Hạm đội biển Đen của Nga bị đánh hết tàu này đến tàu khác, cái chìm cái cháy, cái bị tử thương và phải cao chạy xa bay về Novorossiysk – thật nhục nhã – mà bởi ai, bởi một lực lượng Hải quân không còn tàu chiến!

Bây giờ là lúc người Ukraine có thể xuất khẩu được ngũ cốc, còn nếu tàu Nga qua lại biển Đen, hoàn toàn có thể bị đánh chìm!

Còn nữa, lực lượng không quân Nga từ đầu chiến tranh làm mưa làm gió trên chiến trường, thì bây giờ tháo chạy về tận Taganrog mà vẫn bị tấn công. Không có không quân, lại thiếu pháo binh, quân Nga trên chiến trường như một lũ bù nhìn giữ dưa, lao lên làm bia thịt trước đạn pháo chùm của người Ukraine. Thật là bi kịch.

Đó là người Ukraine chưa bao giờ được phương Tây trang bị những loại vũ khí, hệ thống vũ khí đặc biệt là vũ khí tấn công tốt nhất và hiện đại nhất. Trên thực tế thì họ hầu hết được viện trợ một cách hết sức từ từ và nhỏ giọt bằng các loại vũ khí cũ và lỗi thời với số lượng hạn chế. Đặc biệt, Ukraine chỉ được trang bị những loại vũ khí phòng thủ nhằm giảm bớt tác hại của các cuộc tấn công khủng bố của Nga nhằm vào dân thường, cơ sở dân sự và tài sản cơ sở hạ tầng mà thôi.

Điểm qua một số điều trên, chúng ta nhận ra ai là người có tên là “phản công” – đó là một chiến lược to lớn mà về lâu về dài, nó làm cho bộ máy quân sự của Nga không còn sức lực. Sau cuộc chiến này, Nga sẽ phải mất 20 – 30 năm trong điều kiện bình thường để phục hồi như trước chiến tranh.

Vậy theo quý vị, nếu cái gọi là “phản công” như trên đây, thì nó thắng lợi hay thất bại? Nhân đây tôi cũng xin đề nghị quý vị, hết sức cảnh giác với một số “trẻ trâu” thích phân tích “sư đoàn này, lữ đoàn kia…”, say mê với những chiến dịch phản công hoành tráng. Sẽ không bao giờ có chuyện như thế mà cuộc chiến này sẽ tiếp tục kéo dài thử thách lòng kiên nhẫn của chúng ta cho đến một ngày, hay một sớm mai ngủ dậy, quý vị thấy Putox đã bị hạ bệ và chiến tranh sẽ chấm dứt một cách bất ngờ như thế.

5. Những diễn biến chiến trường nào cho phép một số nguồn phản động tung tin rằng chiến tranh thì bế tắc và người Ukraine thì đang thua?

Trên đây, tôi đã nói về cách thi hành chiến tranh của người Ukraine, thực chất là chiến thuật của họ với ví dụ cụ thể ở Kupyansk cách đây một đến hai ngày. Thế nhưng, tình hình ở Bakhmut và Avdiivka cũng trong khoảng 3 ngày vừa qua có những diễn biến có thể nói là bất lợi cho quân Ukraine, sự thực như thế nào?

Cụ thể, một số nguồn tin Nga (được báo chí trong nước nào đó hào hứng đưa tin) cho rằng quân Nga phản công ở Klishchiivka (https://maps.app.goo.gl/Sw8CpL3Cyb91ybFD8, điểm cao hôm nào đó bị quân Ukraine chiếm được) và chiếm lại được làng – trên thực tế, hóa ra đó là tin giả do bọn blogger thân Kremlin tung ra và hôm qua các nguồn phân tích quân sự đã xác minh quân Ukraine vẫn làm chủ điểm cao này và từ đó khống chế quân Nga trong cái chảo Bakhmut (bản đồ số 4).

Một tin nữa còn xác thực hơn, mà theo bạn Facebook của tôi, bác NTT cho biết ở phía đông nam Avdiivka quân Nga tiến được 800 mét trong… 10 ngày và ở phía bắc thì chúng cố mở rộng khu vực đã chiếm được. Còn báo chí nước nào đó thì dẫn tin của tài khoảng Rybar (thân Kremlin), sung sướng đưa tin, quân Nga chuẩn bị khép vòng vây ở Avdiivka – thị trấn bị vây chỉ trong vài ngày nữa. Bài báo này là một ví dụ: https://dantri.com.vn/the-gioi/chien-su-ukraine-2311-tang-thiet-giap-nga-bat-ngo-tien-vao-avdiivka-20231123094619947.htm

Chuyện này thì… có thể tin được, nhưng cần phải xem xét nó dưới một cái nhìn tổng quát hơn, và tôi xin phép lần ngược lại khoảng một tuần kể từ hôm nay, chúng ta đến với thị xã Horlivka (https://maps.app.goo.gl/mUYFHD6piE4tFw5s6). Thị xã nằm ở phía bắc thành phố Donetsk, đường chim bay dưới 20 ki-lô-mét và trong chiến dịch này của quân Nga, nó được sử dụng như trung tâm hậu cần của Nga. Từ đầu tháng 10, các thành viên mạng xã hội người Nga đã nói về “địa ngục Horlivka” khi các bệnh viện dã chiến ở đó quá tải, đầy ngập thương binh Nga.

Khoảng ngày 18/11 tức cách đây đúng một tuần, người Ukraine bắt đầu tổ chức phản công khá mạnh, ít nhất ba mũi đồng loạt vào các địa danh như Shumy (https://maps.app.goo.gl/mSu2at2Um8CGMMo27), Zalizne (https://maps.app.goo.gl/V2N28ebqsDyVSixcA) và Niu-York (https://maps.app.goo.gl/P8GkqfDdBxxUiRMo8), nhưng có thể do say máu, Nga cố gắng cho quân lao ra từ Horlivka (Được biết ở thị xã này chúng có đến 40.000 quân cả lành lặn lẫn thương binh) https://maps.app.goo.gl/P8GkqfDdBxxUiRMo811. Báo cáo của Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết, riêng hôm đó quân Nga thiệt hại 1190 nhân mạng, 13 xe tăng và 25 xe bọc thép (Xin quý vị xem bản đồ số 5).

Đến hôm nay, theo bản đồ (tôi đánh số 6) của ISW, thì quân Ukraine vẫn làm chủ được một khu vực tô màu xanh phía tây của Horlivka, nó làm cho tuyến đường tiếp tế cho chiến trường Avdiivka từ Horlivka của quân Nga càng nằm dưới tầm hỏa lực của Ukraine.

 

Đánh giá về sự kiện này, tôi có tham khảo một chuyên gia nước ngoài thì ý kiến của anh này cho rằng, đây như một đòn giải vây cho Avdiivka, nó cho phép quân Ukraine rút bớt lực lượng từ trong thị trấn này ra ngoài, đề phòng trường hợp bị vây thật. Nếu dự đoán đó là đúng thì trong ngắn hạn, quân Nga có thể sẽ tiến được một chút ở Avdiivka do lực lượng phòng thủ của Ukraine mỏng đi, nhưng về dài hạn thì quân Nga càng không có hi vọng chiếm được thị trấn này.

6. Một số hình dung cho tương lai

Trong một bài nào đó trước đây, tôi đã viết về cái mốc tháng 11 căn cứ trên tính toán rằng chiến dịch bầu cử của Nga diễn ra vào cuối tháng 3 năm 2024, thì tháng 11 sẽ phải có một số những động tác khởi động. Cụ thể là, Ngày Đoàn kết toàn dân Nga (День народного единства) 4/11/2024 sẽ là ngày Putox đăng đàn tuyên bố chiến thắng trên chiến trường Ukraine và bắt đầu chiến dịch bầu cử quốc gia. Sau đó lễ khai mạc Triển lãm “Nga” cực lớn đã diễn ra nhưng không có sự có mặt của tên độc tài, vốn được dự kiến là CÓ ĐẾN DỰ.

Như vậy là các tính toán của tôi đã báo cáo các bác quả có đúng phần nào, tôi đã viết nếu người Ukraine kéo dài được trận chiến The battle of Avdiivka, thì bước đầu đã phá được chiến dịch bầu cử này của Putox. Putox không xuất hiện ở cả hai sự kiện, do đó chưa tuyên bố bắt đầu chiến dịch bầu cử tổng thống Nga 2024, coi như chiến dịch này bước đầu XÌ HƠI.

Tuy nhiên, thời gian của hắn vẫn còn, vì chiến dịch bầu cử của Nga thường kéo dài 4 tháng, như vậy quỹ thời gian vẫn còn “dư địa” được một tháng, cũng là cao tay. Vậy là, hắn vẫn còn khoảng hai tuần đến cùng lắm là 20 ngày nữa để dứt điểm The battle of Avdiivka, nếu không thì sẽ buộc phải hoãn bầu cử. Trong trường hợp đó, chỉ có một lý do duy nhất là tuyên bố đất nước đang ở tình trạng chiến tranh và Tổng thống hiện nay sẽ nắm quyền cho đến khi nào tình trạng đó chấm dứt.

Nhưng với tình thế chính trị của Putox thì đó là điều không thể chấp nhận được, đường đường một cường quốc có vũ khí hạt nhân, có quân đội [lớn] thứ hai trên thế giới với những vũ khí quy ước cũng kinh khủng mạnh mẽ, mà lại sa lầy đến mức ban bố tình trạng chiến tranh, mà với ai? – Với một dân tộc Ukraine theo chính lời của hắn – một dân tộc chưa bao giờ từng tồn tại. Người Việt Nam chúng ta có câu “ếch chết tại miệng” quả không sai.

Có những điều không bao giờ giấu được, kể cả dân chúng Nga cũng đã và ngày càng biết rõ. Số lượng thương binh chở về ngày càng nhiều. Lượng lính chết lại càng không giấu được. Kinh tế kinh khủng về suy thoái, chẳng bao giờ có chuyện “càng cấm vận thì Nga càng mạnh” – quên đi! Nước ta lại chẳng thấm đòn cấm vận mãi rồi còn lạ gì. Hiện nay người đau răng Nga không có vật liệu hàn răng, đến mấy cái tay khoan hỏng còn chẳng nhập khẩu nổi, thì sao người ta không biết hậu quả chiến tranh ra sao. Chưa hết, tình trạng xẻ thịt máy bay trong hàng không Nga, như chúng ta đã tiên đoán từ năm ngoái, năm nay đã diễn ra trầm trọng. Điều này sẽ diễn ra trong ngành đường sắt, khi mà vòng bi Trung Quốc không thể chống chọi được với tải trọng của các đoàn tàu Nga, khi giao thông vận tải tê liệt thì nền kinh tế tê liệt.

Điều đáng kể nhất là lòng tin của dân Nga vào năng lực của quân đội nước này giảm từ 80 xuống 75%. Với truyền thống dối trá thì con số 5% này phải là 30, 40% trên thực tế.

Để thêm thắt vào đó, mùa đông năm nay người Ukraine sẽ “ưu ái” các hệ thống năng lượng Nga: Điện, sưởi ấm… người dân Nga sẽ phải đọc các bản giới thiệu nhân vật ứng cử trong giá rét (vui nhỉ!). Chưa hết, như người Ukraine tuyên bố, đã đến lúc phải hỏi thăm hệ thống kinh tế dầu khí của Nga (công nghiệp lọc dầu) – khi đó thì xong đời Putox. Tôi xin nhắc lại điều tôi đã viết nhiều lần, sẽ không có đối lập nổi lên đánh bại Putox đâu mà sẽ là chính bọn chúng lật Putox, để thay thế hắn bằng một nhân vật khác.

Để luận tội Putox thì có nhiều, chúng ta tạm liệt kê ra đây: đến nay đã có ba cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong cuộc chiến ở Ukraine. Một là việc Nga rút lui khỏi khu vực Kharkiv của Ukraine vào tháng 9 năm 2022 và sau đó là chạy khỏi Kherson, cuộc nổi dậy của lính đánh thuê Wagner thất bại vào tháng 6 năm 2023 và tình trạng bất ổn bài Do Thái ở Bắc Kavkaz vào tháng 10.

Cuộc khủng hoảng đầu tiên đã dẫn đến tuyên bố huy động một phần. Tuy nhiên, hai cuộc khủng hoảng sau đó không dẫn đến nhiều phản ứng thực chất từ chính quyền trung ương Kremlin. Chóp bu Kremlin tính toán rằng theo thời gian, mọi chuyện sẽ lắng xuống và rơi vào quên lãng. Nhưng không, lúc chúng phải lôi ra nói chuyện với nhau thì không có gì bị quên lãng cả.

Vì vậy bất cứ sự cố nào trên chiến trường từ Bakhmut, Avdiivka, Kherson, Crimea… đều có thể dẫn tới biến động trong chính trường Nga – chúng ta cần hình dung rằng hiện nay với Putox, ở Avdiivka quân Nga đánh nhau không thắng, thì đã là thất bại rồi.

Đó cũng là lý do tại sao năm ngoái, khi Putox tuyên bố Nga sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine một cách vội vàng – một nước cờ chính trị và hắn tưởng rằng vị thế của hắn sẽ mạnh lên, chuyện này còn làm cho bọn dư luận viên ngu muội người Việt Nam vốn tôn thờ Putox, háo hức tuyên bố: Người dân Nga sẽ vùng lên, lao vào chiến tranh. Tôi chưa bao giờ nghe thấy một ý kiến ngu ngốc đến cỡ đó! Khi thấy động thái này của Putox, tôi đã phát biểu: Về chiến lược, thằng này như thế đã đặt thợ mộc đóng cho hắn cái quan tài. Hắn không chỉ bằng tuyên bố sáp nhập suông mà ngăn người Ukraine tấn công vào những vùng đất họ đang bị chiếm, mà khi đó với người Nga, thì Putox hóa ra không bảo vệ được những vùng đất của mình. Ngu không để đâu cho hết. Như người nào ở Việt Nam nói: Tất cả nằm trong tính toán của Putox cả!

Về phía người Ukraine, quá trình bào mòn sức mạnh quân sự của quân đội Nga trên chiến trường có thể diễn ra trong một thời gian nữa mới có những đòn đánh quân sự quyết định. Năm nay rét muộn như thế này, thì theo kinh nghiệm dân gian nó sẽ rét sâu trong một thời gian có thể sẽ ngắn hơn, và thời gian lạnh nhất sẽ là tháng Một năm 2024. Nhưng với thời tiết như thế này thì Nga có thể sẽ không chờ thêm được đến lúc đó, mà từ nay đến giữa tháng 12 sẽ phải cố tấn công rất mạnh ở Avdiivka và có thể, ở Bakhmut và Kupyansk. Cũng có thể dự đoán rằng lúc này chúng đang chuẩn bị cho giai đoạn đó, vì vậy chúng duy trì tấn công bằng bộ binh là chính, đang để dành xe tăng và xe bọc thép.

Nếu Bộ chỉ huy Ukraine cũng dự đoán như thế, thì họ cũng sẽ có phương án đón đánh và lại một trận đánh đẫm máu mới sẽ diễn ra, chắc chắn thất bại sẽ dành cho… Putox, Shói-gù, Gerasimov… và lúc này mới là lúc không gượng nổi. Và lại quay lại với những đoán mò trước đây, quân Ukraine khi đó mới có đòn đánh ở Kherson từ Antonovsky theo hướng Dzhankoi – Armiansk; đòn đổ bộ ở Crimea sau khi đánh sập vĩnh viễn cầu Kerch… Nhưng tôi vẫn hi vọng một bất ngờ ở thành phố Donetsk. Mất Donetsk đồng nghĩa với bộ ba Putox, Shói-gù, Gerasimov lên giá treo cổ.

Em chỉ mong “mọi việc sẽ ổn” thôi mà

Vũ Kim Hạnh

6-3-2021

Tôi viết bài này đã 3 hôm. Đâu phải để mừng ngày 8/3. Cũng không phải để đưa một tin hot. Tôi viết rồi thấy nghẹn và dừng. Rồi nghĩ mãi, và lại tiếp tục. Lần này, không biết xong không…

Tình hình Ukraine ngày thứ 664

Phan Châu Thành

19-12-2023

1. Tổng kết tình hình chiến sự của Warmapper trong cả năm 2023 cho thấy không có sự thay đổi lớn trên chiến trường Ukraina, khi tỷ lệ kiểm soát lãnh thổ của cả hai bên chỉ xê dịch trong khoảng dưới 1% diện tích lãnh thổ.

Những “Tấm Cám” thời cộng sản

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

27-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Gia đình trong tâm thức và cuộc sống người Việt

Trong tất cả tình cảm con người Việt Nam, nặng nhất vẫn là tình cảm gia đình rồi đến quê hương xứ sở. Sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong gia đình người Việt là một nét văn hóa riêng có của đất nước, dân tộc này.

Có lẽ, trong kho tàng ngôn ngữ dân gian Việt Nam đúc kết tự ngàn đời, vẫn dành những câu, những từ đẹp nhất để ca ngợi tình cảm gia đình. Truyền thống đó được đúc kết tự ngàn năm, qua ngàn đời người dân Việt đã cùng chung sống dưới một mái nhà, no đói có nhau và gom góp xây dựng cuộc sống.

“Quyền lịch sử” của Trung Cộng trên Biển Đông là quyền gì?

Trần Trung Đạo

20-7-2019

Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) trong tài liệu của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ảnh: FB Tác giả

Tháng 7, 2016, từ các trang mạng xã hội, diễn đàn, cho đến các tầng lớp, thế hệ Việt Nam trong cũng như ngoài nước, một luồng sóng cảm tình dành cho Philippines tràn ngập, nhiều hơn cả khi quốc gia này bị cơn bão Yolanda càn quét cách đây ba năm.

Đây là một tình cảm rất tự nhiên giữa những người cùng số phận nhỏ nhoi nhưng phải đương đầu với một Trung Cộng to lớn và đầy tham vọng.

Ủng hộ Philippines không có nghĩa ủng hộ chủ quyền của Phi trên các đảo Philippines đòi hỏi mà là ủng hộ một nước dân chủ nhưng sức yếu chống lại một Trung Cộng bá quyền bành trướng.

Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration, PCA) không có nghĩa sẽ làm ngưng tranh chấp và phần thắng chỉ thuộc về Philippines vì rất nhiều quốc gia trong vùng có quyền lợi trực tiếp nhưng chưa chọn cách giải quyết tranh chấp qua phương pháp trọng tài.

Ý nghĩa quan trọng trong phán quyết là quốc tế hóa được cuộc tranh chấp, tạo khả năng mặc cả đa phương giữa các bên liên hệ trước một hội nghị hay trước tổ chức trọng tài quốc tế, giới hạn chiếc bẫy “thảo luận song phương” chỉ nhằm “câu giờ” của Trung Cộng.

Với những quốc gia chủ trương quốc tế hóa Biển Đông, chiến thắng của Philippines mở ra cánh cửa đàm phán xa hơn về quyền lợi và trách nhiệm một cách bình đẳng giữa các nước trong vùng.

Với các cường quốc Mỹ, Nhật, chiến thắng của Philippines giúp cho họ thêm lý do quốc tế để can thiệp cụ thể và tích cực hơn trong tranh chấp.

Một cái tát của PCA chỉ nhắm vào mặt Trung Cộng thôi, đó là việc phủ nhận quan điểm “quyền lịch sử”, lý luận cốt tủy mà Trung Cộng dùng để biện hộ cho “đường lưỡi bò” trên Biển Đông.

Như chúng ta đều biết, trong hầu hết các văn bản, tuyên bố, phát biểu, các lãnh đạo Trung Cộng luôn nhắc tới nhắc lui câu “quyền lịch sử của Trung Quốc” để cho rằng 90% của Biển Đông vốn thuộc về Trung Quốc không phải hôm nay mà từ hai ngàn năm trước.

Nhưng tòa phán: Toà nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển, ngư dân từ Trung Quốc và các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây.

Vì vậy, toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong “đường 9 đoạn.”

Đặng Tiểu Bình và “quyền lịch sử”

Vào thập niên 1960, Đặng Tiểu Bình là trưởng phái đoàn đại diện Trung Cộng trong đàm phán với Liên Xô về chủ quyền của các đảo Trân Bảo, Ẩn Long và Hắc Hạt Tử trong khu vực sông Ussuri.

Khi có phiên họp, phái đoàn họ Đặng không chỉ mang theo giấy tờ tài liệu mà còn chở theo nhiều toa xe lửa chứa đầy sách vở và đồ vật để chứng minh “quyền lịch sử” của Trung Quốc trên các đảo này.

Trung Quốc vốn là một nước đông dân, diện tích rộng, có nền văn minh phát triển sớm, có chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, do đó, việc tổ tiên họ đã từng đến, từng đi đánh cá, từng đặt chân một đôi ngày, từng mô tả trong văn chương thơ phú về các hòn đảo đó thì cũng không có gì là đáng ngạc nhiên.

Những tài liệu phía Đặng Tiểu Bình đưa ra hay vật dụng họ góp nhặt được dù bao nhiêu cũng không thuyết phục Liên Xô hay chứng minh những đảo đó thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Dĩ nhiên hai đàn anh CS không đưa tranh chấp ra PCA như ngày nay.

Sau hơn 20 năm vừa đánh vừa đàm, một hiệp ước biên giới Liên Xô – Trung Cộng đã được ký kết lần đầu vào tháng 10 năm 1991, lần nữa vào tháng 10 năm 2004 với Nga và lần cuối cùng vào tháng 7, 2008 cũng với Nga.

Cả Trung Cộng lẫn Nga đều biết, lý do chính của xung đột trước đây không phải là lãnh thổ mà là sự tranh chấp quyền lực của hai nước cộng sản đàn anh trong phong trào cộng sản quốc tế.

Khi Liên Xô sắp sụp đổ, chủ quyền trên các đảo vốn không chứng tỏ một tiềm năng kinh tế nào không còn là yếu tố quan trọng để giằng co, tranh chấp nữa. Cái gọi là “quyền lịch sử” không đóng vai trò gì trong hiệp ước biên giới giữa Liên Xô và sau đó là Nga với Trung Cộng.

Tân Hoa Xã giải thích “quyền lịch sử”

Theo báo Time, hôm 12 tháng 7, 2015 các đài truyền hình Trung Cộng cho chiếu một số tranh hoạt họa của Tân Hoa Xã như là cách để giải thích cái gọi là “quyền lịch sử” của Trung Cộng trên Biển Đông.

Một trong số tranh hoạt họa là mẩu đối thoại ngắn giữa ba con thú đại diện cho ba thành phần trong vụ kiện.

Một con cáo đại diện cho PCA, một con khỉ tí hon đại diện cho Philippines và con Panda dễ thương đại diện cho Trung Cộng.

Con Panda trả lời câu hỏi tại sao Trung Cộng có “quyền lịch sử”, bởi vì “chúng tôi đã giong buồm và đánh cá trên Biển Đông ngay cả trước khi Chúa Jesus ra đời.”

Việc cho rằng người dân Trung Hoa đã từng “giong buồm và đánh cá” nên Biển Đông thuộc Trung Cộng nghe phi lý đến mức buồn cười; tuy nhiên, đây lại là lý luận chiến lược mà Trung Cộng áp dụng trong đàm phán biên giới từ ngày lập quốc CS năm 1949 tới nay.

“Quyền lịch sử” của Trung Cộng đúng như PCA phán quyết không có giá trị gì nhưng với không ít dân Trung Cộng bị tuyên truyền tẩy não, đó lại là quyền “thiêng liêng, bất khả xâm phạm.”

Quan điểm cực đoan Đại Hán này là sản phẩm của bộ máy tuyên truyền bắt đầu từ thời Đặng Tiểu Bình và nâng lên thành “Giấc Mơ Trung Quốc” dưới thời Tập Cận Bình.

Họ Đặng và nay họ Tập cho rằng Trung Cộng không chủ trương xâm lược quốc gia nào hay dân tộc nào mà chỉ thu hồi lãnh thổ và lãnh hải vốn thuộc Trung Quốc.

Lý luận ngụy biện và điên cuồng này là bản sao quan điểm của Hitler đã dùng để khai mào cho Thế Chiến thứ Hai khi y cho rằng Đức chỉ nhằm “phục hồi những lãnh thổ vốn thuộc về Đức nhiều thế kỷ.”

Tương tự, khẩu hiệu “100 năm sỉ nhục” được các lãnh đạo Trung Cộng dùng làm củi để đun lò lửa dân tộc cực đoan tại Trung Cộng cũng không khác gì lời lẽ Hitler đã viết về hiệp ước Versailles trong Mein Kampf: “Mỗi điểm của hiệp ước đã ghi sâu vào ý thức và con tim của dân tộc Đức và đốt cháy họ cho đến khi tâm hồn của sáu chục triệu dân bùng lên ngọn lửa công phẫn và nhục nhã.”

Như vừa viết ở trên, ngay cả việc người dân Trung Hoa hai ngàn năm trước đã thật sự có giong buồm trên Biển Đông, có ghé Hoàng Sa, Trường Sa vài hôm để bắt yến, tức cảnh sinh tình hạ bút vài câu thơ và được đời sau ghi chép lại cũng không thể cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa thuộc quyền lịch sử của Trung Cộng.

Lịch sử thế giới để lại vô số tài liệu của các nhà thám hiểm, thăm dò, kể cả dấu tích của đoàn viễn chinh lừng danh Viking do Leif Erikson chỉ huy từng khám phá ra Bắc Mỹ vào thế kỷ 11 trước Christopher Columbus vào thế kỷ 15, nhưng không tổ chức quốc tế nào căn cứ vào các tài liệu lưu trữ để cho rằng chủ quyền biển đảo của một quốc gia phát xuất từ người đã thăm dò, thám hiểm hay khám phá ra vùng đất đó.

Một lãnh thổ, đất hay đảo, của một quốc gia phải là lãnh thổ được phát hiện, chiếm hữu, điều hành trong hòa bình, có tính pháp lý, đơn vị hành chánh chính thức, được ghi lại trong bản đồ của quốc gia đó và được quốc tế công nhận chứ không phải cưỡng chiếm bằng võ lực như Trung Cộng đã làm đối với Philippines và Việt Nam.

Tập Cận Bình, kẻ nuôi cọp đang lo cọp sẽ ăn thịt mình, do đó, không lạ gì trong thời gian ngắn tới đây, y vẫn sẽ tuyên bố hung hăng kể cả những hành động gây hấn với các nước láng giềng để xoa dịu lò lửa cực đoan Đại Hán tại lục địa nhưng chính y cũng biết gió đã đổi chiều.

“Quyền lịch sử” của Trung Cộng về chủ quyền trên Biển Đông thực chất chỉ là quyền ăn cướp.

Ghi chép thời sự dịch 2021 (Phần 10)

Nguyễn Thông

14-1-2022

Tiếp theo Phần 1 − Phần 2 − Phần 3 − Phần 4 − Phần 5 − Phần 6 − Phần 7Phần 8Phần 9

Mừng đảng mừng xuân mừng vùng xanh, không đi lối này. Ảnh: Zing.vn

Ngày 9.7

Ông Phan Văn Mãi bí thư Bến Tre được trung ương điều về TP.HCM làm Phó bí thư thường trực. Dư luận chắc như đinh đóng cột nói sắp thay Nguyễn Thành Phong, còn Phong sẽ làm gì thì chưa biết, không chừng bị kỷ luật bởi chống dịch rất quẩn quanh vớ vẩn, càng chống dịch càng nặng. Người ta còn bảo nhau tới lúc này mà mới có ý định thay tay Phong là quá muộn. Cũng hạng xôi thịt cũng chả khác gì Lê Hoàng Quân tiền nhiệm, mà rõ nhất là vụ phá đám việc dọn dẹp vỉa hè-lòng lề đường khi Đoàn Ngọc Hải đang làm rất hiệu quả. Cả vụ cẩu lư hương của Đức Thánh Trần nữa. Nhiều người chốt lại không có cặp nào vô tích sự, tai hại, ngáng đường, kìm hãm sự phát triển của Sài Gòn bằng cặp Nguyễn Thiện Nhân – Nguyễn Thành Phong. Phong mà mất chức, dân Sài Gòn đốt pháo bông ăn mừng.

Vì sao hơn một tuần nay báo chí Việt Nam đồng loạt giảm “liều lượng” về Myanmar?

Jang Kều

25-3-2021

Nếu ai hỏi tôi đang quan tâm đến điều gì những ngày này? Tất nhiên tôi rất quan tâm và hướng mọi năng lượng tích cực của mình vào chiến dịch “Trồng rừng giữ nước” của SỐNG FOUNDATION. Tôi cũng đang chuẩn bị cho Oliver Garden Hoi An – một dự án thiện nguyện của con trai mình. Tôi cũng quan tâm đến số phận của các dự án năng lượng sạch do các chính sách, quy định, quan điểm của Thủ tướng & các Bộ ngành vô cùng bất nhất với “điểm nhấn” là dự án xài 4.800 tỷ để … kéo điện ra Côn Đảo.

Vụ rò rỉ tài liệu mật của Lầu Năm Góc: Những bước ngoặt mới trong một âm mưu quen thuộc

New York Times

Tác giả: Anton Troianovski, Andrew E. Kramer, Erika Solomon

Cù Tuấn biên dịch

15-4-2023

Một đội pháo binh Ukraine đang bốc dỡ đạn pháo. Các tài liệu Lầu Năm Góc bị rò rỉ cảnh báo về tình trạng thiếu hụt đạn dược sắp xảy ra, nhưng các quan chức Ukraine đã nói điều đó một cách công khai hàng tháng. Nguồn: Finbarr O’Reilly/ The New York Times

Buồn và ngán ngẩm!

Nguyên Tống

23-2-2023

Thái Hạo và GS Hoàng Dũng. Ảnh: FB Thái Hạo

Mình vừa đọc một stt của facebooker Thái Hạo, nói rằng anh ta được mời đến nói chuyện với phụ huynh học sinh về chủ đề sách vở, giáo dục tại Thanh Hoá vào sáng mai, nhưng sát giờ thì Ban tổ chức nói là huỷ lời mời vì có ý kiến của bên an ninh gì đó là không nên mời diễn giả Thái Hạo. Mình thấy thực sự buồn và ngán ngẩm.

Corona và Greta

Nguyễn Thọ

15-4-2020

Cô bé Thụy Điển 17 tuổi Greta Thunberg đã tạo ra cơn bão môi trường trong giới trẻ. Nhưng cô cũng có nhiều kẻ thù. Người ta mắng cô bé là đồ kiêu ngạo, vắt mũi chưa sạch. Có người chửi chỉ vì cô dám thách thức các hệ thống chính trị hiện hành. Có người chỉ vì muốn bênh Tổng thống Trump là người luôn phê phán Greta. Có người vì sợ phải từ bỏ cuộc sống đầy tiện nghi. Đó là quyền của mọi người, tôi không có ý kiến.

“Ăn” rác mà giàu

FB Mai Quốc Ấn

10-2-2019

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà tuyên bố “rác là tài nguyên, không phải chất gây ô nhiễm.” Ông Hà đã phát ngôn rác là tài nguyên trong ngữ cảnh chung khi nhắc đến khái niệm “kinh tế tuần hoàn” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Lý thuyết về rác là: “chất thải của quy trình này là nguyên liệu của quy trình khác”; nhưng nói rác là tài nguyên vốn thuộc về tự nhiên thì thật là…

300 kí ma túy đá và hàng chục chùa kiểu Ba Vàng, thứ “ma túy” nào độc hơn?

FB Vũ Kim Hạnh

23-3-2019

Trưa hôm qua, 13g ngày 21/3, Công An bắt vụ mua bán má túy đá với qui mô khủng khiếp: 300 kg trị giá hơn 600 tỉ đồng khi đang được tập kết tại một công ty may mặc xuất khẩu ở TPHCM bởi ông trùm đường dây là người Trung Quốc tên Huang Zai Wen, 50 tuổi cùng 16 đồng hương TQ và 3 người Việt Nam. Địa điểm giao hàng là Công ty Hasan trong khu dân cư phường Bình Hưng Hòa B (Q. Bình Tân, TP.HCM).

Báo chí đánh doanh nghiệp

Dương Quốc Chính

23-6-2019

Báo chí cách mạng bây giờ sống bằng tiền quảng cáo là chính, trừ mấy tờ gói xôi còn có ngân sách nuôi. Nói cách khác là các doanh nghiệp nuôi các báo. Báo càng to, càng nổi tiếng, quan hệ rộng, thì càng được nuôi nhiều. Vì thế nên có sự mâu thuẫn về lợi ích trong việc làm báo.

Đại biểu hay là các quan đại thần

FB Luân Lê

8-6-2018

Khi ông Thủ tướng nói: luật đặc khu đã tạo ra một làn sóng khủng khiếp trong dân. Tức rằng ông ấy nhận ra một điều hiển nhiên là, người dân cả nước đã thực sự bày tỏ một cách công khai và đòng loạt trên diện rộng về sự sôi sục cùng nỗi bất an, lo lắng xen lẫn cả sự phẫn nộ tột độ dành cho dự luật này khi nó được đem ra thảo bàn tại nghị trường.

Thế nhưng cũng trong những ngày này, đối nghịch lại với tình trạng cấp bách ở trên từ phía nhân dân, các đại biểu quốc hội của nước ta đang trong tình trạng như thế nào, khi mà có đoàn đại biểu vắng tới hơn một nửa số người có trách nhiệm đại diện cho dân, dù về mặt hình thức, để tham gia một cách đầy đủ và toàn vẹn nhất trong những kỳ họp như vậy?

Quốc hội, là nơi mà những đại diện cho người dân, được người dân trả lương, nhận uỷ thác quyền lực và vị thế chính trị từ nhân dân để làm việc và đưa ra những quyết sách thay dân. Nhưng trong tình cảnh nhân dân cả nước đang hoang mang và giận dữ về các vấn đề trọng đại nhất của quốc gia, thì có những đại biểu lại thản nhiên vắng mặt như câu chuyện đi chợ hay là cuộc họp cơ quan mà anh ta là người đứng đầu. Những kẻ đó có xứng đáng hay không về vai trò đại biểu thay dân gánh vác trọng trách về những quyết sách lớn của đất nước, những kẻ vô trách nhiệm và tệ hại về nhận thức như vậy, trong khi nhân dân còng lưng đóng thuế nuôi họ và giao cho họ quyền lực của mình?

Chúng ta cũng biết, trước đây còn có chuyện, đại biểu đi họp còn được nhắc nhở là không nói về vấn đề tham nhũng vì sợ bị cắt các dự án đầu tư hoặc bị thanh kiểm tra. Mà thực ra hầu hết đại biểu là đảng viên đảng cộng sản (khoảng 470/496), chịu sự chỉ đạo của đảng, không chỉ về mặt tổ chức đảng phái chính trị mà còn về mặt tổ chức chính quyền được ghi vào ngay phần đầu của Hiến pháp 2013 (Điều 4). Nhân dân thì không quản lý được các đại biểu quốc hội là đảng viên này, nhưng đảng thì chỉ cần nhắc nhở là họ sẽ run sợ và nghe lời răm rắp. Vậy tại sao trong cuộc họp này họ lại vắng mặt nhiều như thế, đảng không quản được họ hay thiếu đi trọng lượng đối với những đại biểu vô tổ chức này hay sao? Và vấn đề đặt ra là, khi họ không tham dự bàn thảo về các vấn đề hệ trọng của đất nước, thế thì đến ngày bấm nút thông qua dự luật chắc họ vẫn “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” của mình?

Đại biểu quốc hội mà còn với nhận thức và tình trạng tệ hại như thế với vị trí chính trị quan trọng hàng đầu đối vói vận mệnh dân tộc và quốc gia, họ bàng quan như thế với công việc đất nước, thì trách sao người dân khó có thể thụ hưởng được những điều tốt đẹp từ những con người với phẩm chất như vậy. Chính quyền sao có thể trở nên mạnh mẽ và tử tế được nếu còn bao gồm những con người mà coi quốc hội như cái chợ nhà, thích thì đến còn không muốn thì sẵn sàng vắng mặt? Họ kiến tạo được điều gì hay giá trị thiết thực và hữu ích nào cho xã tắc với tâm thức và hành xử như vậy?

Đại biểu phải là những người chuyên trách, không nên và chuẩn xác hơn là không được kiêm nhiệm các chức vụ ở các nhánh quyền lực khác, tức mỗi dân biểu không đảm nhận những chức vị ở nhánh hành pháp và tư pháp, mà chỉ gánh vác bổn vụ đại diện cho dân về mặt lập pháp tại quốc hội mà thôi. Và bản thân họ phải không bị chi phối bởi những quyết định và sự quản lý nội bộ của đảng, hoặc phải có sự giám sát ngang bằng bởi một cơ chế quyền lực với vai trò một đảng chính trị khác thì mới có thể kiểm soát được các đại biểu này trong nhiệm kỳ mà lá phiếu của nhiều người dân đã lựa chọn ghi tên họ.

Lý do khiến ông Trần Văn Giàu thất sủng

Dương Quốc Chính

20-8-2020

Trước đây mình đã viết mấy stt về chuyện Nam Kỳ có 2 xứ ủy, mâu thuẫn nhau về đường lối cách mạng. Xứ ủy Giải phóng mới chính thống, có liên hệ chặt chẽ với TƯ, nhưng xứ ủy Tiền phong của ông Giàu mới có công cướp chính quyền do nắm được lực lượng bán vũ trang Thanh niên tiền phong của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch.

Nghĩ về từ thiện

Thái Hạo

24-5-2021

Hành thiện là điều tốt lành, điều ấy khỏi bàn, nhưng cái chúng ta cần bàn ở đây là phương cách và cứu cánh. Sự kiện Hoài Linh hay những cá nhân khác từng có những lùm xùm tương tự cho ta thấy mấy điểm:

Tỷ phú ủy thác

FB Nguyễn Tiến Tường

4-4-2018

Các tỷ phú VN được Forbes điểm danh, đa phần trong số họ có đầu tư vào lĩnh vực đất đai. Ảnh: internet

Sẽ dư thừa nếu nhắc đến những di sản mà tỷ phú thế giới kiến tạo nên cho nhân loại. Họ tạo thặng dư dựa trên trí tuệ siêu việt, kiến tạo giá trị cho tương lai. Đó là tỷ phú năng lượng, tỷ phú công nghệ, tỷ phú hàng tiêu dùng. Ở ta, mỗi tỷ phú xuất hiện, rừng mất đi một ít, đất thêm nhiều cơn biến cố.

Tôi ấn tượng với câu chuyện về cuộc gặp gỡ của nguyên thủ tướng Phan Văn Khải với các tỷ phú thời sơ khai. Là những gốm sứ Minh Long, bánh kẹo Kinh Đô và gạch Đồng Tâm. Họ là những tỷ phú sản xuất đúng nghĩa. Thời sau đó, là lúc nở rộ của tỷ phú ngân hàng và bất động sản. Những lĩnh vực không trực tiếp sản xuất hoặc thặng dư đến từ giá trị ảo.

Trong đồn công an

FB Nguyễn Thúy Hạnh

25-12-2017

Hình ảnh trong giờ “họp chi bộ” tại CA Hà Nam lúc sắp ra về. Ảnh: FB Nguyễn Thúy Hạnh

Có quá nhiều chuyện bi thảm trong đồn công an, nên mình muốn kể chút chuyện khôi hài để anh em nào chưa từng bị “lên xe bus” đỡ cảm thấy căng thẳng, và ko ngại tham dự những phiên toà xử người yêu nước, hoặc xuống đường thể hiện chính kiến.

Sáng 22/12, sau khi bị đưa về một đồn CA ở Phủ Lý, bọn mình bị chia ra mỗi người một phòng cho cái gọi là “thẩm vấn”.

Vụ án “Michael PhuongMinh”

LS Nguyễn Văn Miếng

17-6-2019

Ông Michael Nguyễn Minh Phương, 55 tuổi, cư dân quận Cam, California, sẽ ra tòa tuần tới. Nguồn: Helen Nguyễn/ Reuters.

Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định đưa vụ án “Nguyen Michael PhuongMinh” ra xét xử:

– Thời gian mở phiên tòa: 08 giờ 00 phút, thứ Hai 24 tháng 6 năm 2019 (Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài hai ngày).

Kể từ 1/1/2021, bạn có quyền thành lập hay tham gia bất cứ một loại hình công đoàn cở cơ sở nào

Hoàng Dũng

13-12-2019

Ảnh: internet

Có một ‘phan’ nhắn hỏi về việc không đóng tiền công đoàn, không tham gia công đoàn có được không. Mình trả lời ‘phan’ là được chứ. Công đoàn không bắt buộc.

Sau đó thì mình cho rằng đây là một câu hỏi hay và nhiều bạn nên biết, nên viết rõ hơn.

1. Công đoàn là một hiệp hội của những người làm công ăn lương có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mướn họ, hoặc là nghiệp đoàn của những người công nhân. Đấy là định nghĩa. Bạn có thể hiểu đơn giản hơn: Công đoàn là một nhóm người đại diện cho người bán sức lao động. Đại diện này sẽ thay thế bạn để đấu tranh cho quyền lợi của bạn.

Tàu Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam: Ý đồ và Hậu quả quốc tế

Nghiên cứu Biển Đông

Hoàng Lan

26-5-2023

Trả lời câu hỏi của phóng viên chiều ngày 25/5/2023, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (XYH-10) của Trung Quốc cùng một số tàu hải cảnh, tàu cá bảo vệ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982. Trước đó, theo tin từ Reuters, tàu XYH-10 cùng loạt tàu hộ tống đã xuất hiện tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 8/5.

Giáo dục ở Việt Nam: Phải “xoá bài làm lại”!

FB Nguyễn Thị Oanh

20-7-2018

Cả nước đang xôn xao, tập trung phẫn nộ về vụ nâng điểm thi tốt nghiệp PTTH ở Hà Giang. Riêng tôi, khi đọc tin về vụ này, cảm giác thấy thật bình thường, không hề bất ngờ hay ngạc nhiên! Hình như tôi, cũng như nhiều người khác, sau rất nhiều những đau đáu góp ý và mong chờ, nay đã trở nên vô cảm với mọi chuyện đang diễn ra trong nền giáo dục nước nhà.

Đúng là “Thời loạn”!

Nguyễn Như Phong

14-1-2022

Bốn năm trước, tôi có viết cuốn tiểu thuyết mang tên ‘Thời loạn’. Cuốn tiểu thuyết nói về những “doanh nhân” mà để làm giàu, họ không từ một thủ đoạn nào. Thủ đoạn từ mưu mô thổi giá chứng khoán, buôn lậu vàng, thâu tóm đất đai đến đòi nợ thuê, rồi cả giết người… Những cuộc tình đầy toan tính và éo le.

Cái ác đến từ đâu?

Ngô Huy Cương

22-5-2022

Mấy ngày nay cư dân mạng ồn ào lớn về mức án bị cho là quá nhẹ, áp cho ông nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, trong sự so sánh với mức án áp cho những người dân nghèo phạm tội trộm cắp vặt.

Cảnh sát Nhật làm thế nào để nghi can khai?

Nguyễn Quốc Vương

10-5-2020

Trong những lần đi dịch cho luật sư Nhật (luật sư chỉ định) bảo vệ cho nghi can người Việt bị tạm giữ, tạm giam, tôi rất tò mò muốn biết “cảnh sát Nhật làm thế nào để nghi can khai nhận tội mình đã gây ra”.

Nhà hát sát Hồ Tây: Vấn ý chỉ gây thêm thất vọng!

Blog VOA

Trân Văn

18-7-2022

Phóng sinh cá chép ở Hồ Tây ngày 23 tháng Chạp. Hình minh họa.

Chưa kết thúc đợt vấn ý, Phó Chủ tịch quận Tây Hồ đã dẫn Nghị quyết của Đại hội đảng 13 và chỉ đạo của Tổng Bí thư nhằm thuyết minh cho dự tính quy hoạch khu vực trung tâm bán đảo Quảng An”: Huy động tối đa các nguồn lực để phát triển văn hóa?

Chính quyền quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội vừa công bố Đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm bán đảo Quảng An, trong đó có một nhà hát nằm trên hồ Đầm Trị sát Hồ Tây để… “lấy ý kiến nhân dân”.

Đồ án giới thiệu ý tưởng quy hoạch 45 héc ta thuộc hai phường Quảng An và Tứ Liên thành nhiều phân khu: Vui chơi giải trí, Công viên Văn hóa tâm linh, Công viên Văn hóa nghệ thuật chuyên đề trong đó có một nhà hát hiện đại, kết hợp với khu vực phát triển thương mại, dịch vụ, khách sạn phục vụ du lịch,… biến nơi này thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa nữa của thủ đô cụ thể hóa “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Thỉnh thoảng, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam lại tổ chức vấn ý nhân dân về chuyện gì đó và giống như những lần tổ chức vấn ý mà thiên hạ đã biết, lần này, phản ứng của nhân dân không khác lắm…

***

Phản hồi sự kiện vừa đề cập thông qua báo điện tử Dân Trí, một số người như Dac Thang, Nguyễn Phúc Trường,… nhắc nhở: Hãy để cho Hồ Tây yên ổn. Đừng hủy hoại cảnh quan của Hồ Tây nữa! Dang Khoa Nguyen than: Cơn nghiện lấp ao hồ không chấm dứt! Lê Nguyễn Khánh Vân không đồng tình bởi: Thành phố đang nghẹt thở với đủ loại công trình, chỉ nên tạo công trình xanh, tạo không gian cho dân. Phúc Quang Đoàn lưu ý: Không nên lấp hồ hay sử dụng mặt nước quá nhiều vì sẽ tiếp tục gây ngập lụt mỗi khi có mưa lớn. Nên xây thêm nhiều cầu để kết nối với phía Đông hơn là tập trung dân cư về một phía.

Cũng qua Dân Trí, Cu Hoang Duc góp ý: Nên tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách về môi trường, giao thông. Các vị nên nghĩ đến sức khỏe nhân dân chứ đừng nhắm vào tạo hình ảnh hay những vấn đề khác. Không hay ho gì khi có Nhà hát đẹp nhưng giao thông tắc nghẽn, môi trường độc hại. Đó cũng là lý do Trương Thắng đòi: Bỏ ngay ý định này! Dùng nguồn tiền đó để chống ngập sau mưa hoặc mở rộng bênh viện cho dân đỡ khổ! Hoàng Quân tán thành vì: Hà Nội còn bao nhiêu công trình dang dở, ngổn ngang dân đang phải gánh chịu hậu quả. Lãnh đạo thành phố nên tập trung vào những công trình chưa hoàn tất cho dân nhờ (1)!

Ngoài Dân Trí, phản hồi của độc giả trên những trang web của các cơ quan truyền thông chính thức cho phép độc giả gửi bình luận về cuộc vấn ý vừa đề cập cũng giống như vậy. Chẳng hạn qua tờ Tuổi Trẻ, Đỗ Quang nêu nhận định: Hồ Tây cần thoáng để dân có chỗ hít thở, giữ vẻ đẹp của hồ! Không nên bê cái nhà hát khổng lồ về đây! Nhà hát làm ở đâu thì làm sao cứ bíu vào cái hồ đẹp như mơ thế này? Dân VN thì lặp lại chuyện Nhà hát Lớn Hà Nội chỉ mới khai thác được 30% công suất để chứng minh: Xây thêm một nhà hát hiện đại ở khu vực Hồ Tây là quá lãng phí. Một độc giả tên Đức cũng có ý kiến tương tự vì… còn nhiều công trình trọng điểm thiếu tiền (2)…

Có một điểm đáng chú ý là chỉ có một… Đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm bán đảo Quảng An nhưng thông tin về nhà hát theo quy hoạch này lại rất khác nhau, có nơi cho biết, đó là nhà hát 1.600 chỗ, có nơi khẳng định, qui mô của nhà hát lên tới 1.800 chỗ. Chưa kể có nơi bảo rằng, nhà hát nằm… “bên” Hồ Tây, nơi khác thì cho biết, nhà hát nằm… “trên” Hồ Tây và công trình này là Nhà hát opera chứ không phải là nhà hát loại bình thường (3)…

Vĩnh Quyên – một thành viên của nhóm “Hà Nội tri thức” trên facebook (4) viết như thế này về ý tưởng xây dựng Nhà hát opra trong Đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm bán đảo Quảng An:

Nhân dự án xây nhà hát opera 1.600 chỗ trên hồ Tây làm nhớ lại có lần đi xem nhạc giao hưởng ở Nhà hát Lớn. Khi hết chương, nhạc trưởng vẫn đang để đũa chỉ huy ngang ngực tự dưng có một khán giả vỗ tay và như hiệu ứng cánh bướm, gần như cả khán phòng vỗ tay rầm rầm khiến các nhạc công đưa mắt nhìn nhau kiểu như không hiểu chuyện gì đang diễn ra nhỉ

Trong lúc xem thì tin nhắn điện thoại loé sáng nhiều lần cùng tiếng báo có tin nhắn. Chết cười lúc kết thúc khán giả vỗ tay nhiệt tình khiến nhạc trưởng ra chào ba lần rồi mà khán giả vẫn tiếp tục vỗ tay, vô tư vỗ mãi không thấy nhạc trưởng quay ra nữa mới thôi.

Giao hưởng còn thế nữa là Opera, thể loại rất kén người xem và khá – nếu không muốn nói là rất xa lạ với người Việt. Không dám nói ngoa chứ đa số dân Việt mù nhạc, chỉ biết hai nốt đô – la là hết nên các chương trình nhạc giao hưởng, hoà nhạc cổ điển … chỉ có giới “tinh bông” đi mà chủ yếu đi bằng vé mời chứ bỏ tiền túi ra mua thì hãy đợi đấy.

Thế nên nghe những thông tin về việc xây dựng Nhà hát opera trên hồ Tây cụ thể tại đầm Trị, một khoảng mặt nước của hồ Tây ở bán đảo Quảng An, khu vực tập trung các làng cổ và di tích nổi tiếng mình không khỏi bật cười và tiếp sau đó là sự phẫn nộ về lòng tham vô đáy của con người.

Hà Nội không có Nhà hát Opera cũng chả sao bởi thực sự dân Hà nội không có nhu cầu cấp thiết về loại hình này nhưng nên nhớ Hà Nội chỉ có một hồ Tây và trong hồ Tây có đầm Trị, nơi duy nhất đang trồng giống sen quí của Hà Nội. Biểu tượng của Hà Nội là bông hoa sen. Hồ Đầm Trị vốn dĩ đang là một đầm sen rất đẹp – là biểu tượng sống của Hà Nội. Vậy tại sao phải thay biểu tượng sống ấy bằng một biểu tượng “chết “- bằng bê tông cốt thép?

Chủ dư án để xuất xây nhà hát khổng lồ này để coi như là một biểu tượng văn hoá , biểu tượng kiến trúc của Hà Nội. Xin thưa, biểu tượng văn hoá Hà Nội không cần phải đao to búa lớn, chỉ cần bỏ đám cỏ lau phất phới cạnh Tháp Bút ngay gần cầu Thê Húc, dỡ bỏ hệ thống đèn xanh đỏ mớ ba, mớ bảy của các ngân hàng gắn trên các đường phố chính, xoá bỏ văn minh ăn uống chùi giấy vệ sinh vứt trắng xoá dưới chân như bãi rác trong khi các thượng đế vẫn điềm nhiên ăn uống vô tư, phạt nặng đái bậy ngoài đường giữa ban ngày ban mặt...

Còn biểu tượng kiến trúc ư, chỉ cần sử dụng tối đa mấy cái nhà hát, mấy công trình như Bảo tàng Hà Nội chẳng hạn, ngừng đào đường, lật vỉa hè quanh năm suốt tháng mà mưa to là thành “Hà lội” – phố bỗng là dòng sông uốn quanh. Người Hà nội chỉ cần thế là hạnh phúc rồi. Chỉ cần thế thôi là người Hà Nội đã đội ơn Tổng đốc Hà Nội ngàn lần rồi

Nên nhớ, lòng tham con người là vô đáy. Những con bạch tuộc tham lam làm dự án này xong sẽ lại sang dự án khác và ròi hồ Tây sẽ “dvd” trong một nốt nhạc. Cứ đà này, đến một lúc nào đó, không xa , một câu chuyện truyền thuyết mới sẽ bắt đầu bằng câu quen thuộc “ ngày xửa ngày xưa Hà nội có hồ Tây nơi xuất hiện một loài sen kỳ lạ (5)…

***

Tại Việt Nam, vấn ý không hiếm song hồi đáp, điều chỉnh sau khi vấn ý nhân dân để thỏa mãn ý chí, nguyện vọng của họ lại rất hi hữu. Tuy nhiên điều này dường như vẫn không quan trọng bằng việc tại sao những vấn đề được chọn đưa ra vấn ý thường khiến nhân dân dị ứng và phản ứng gay gắt. Chưa kết thúc đợt vấn ý, Phó Chủ tịch quận Tây Hồ đã dẫn Nghị quyết của Đại hội đảng 13 và chỉ đạo của Tổng Bí thư nhằm thuyết minh cho dự tính quy hoạch khu vực trung tâm bán đảo Quảng An”: Huy động tối đa các nguồn lực để phát triển văn hóa?

Lẽ nào đó là lý do nhân dân không xem vấn ý là… “được”?

Chú thích

(1) https://dantri.com.vn/xa-hoi/ha-noi-lay-y-kien-viec-xay-dung-nha-hat-ben-ho-tay-20220713093910935.htm

(2) https://tuoitre.vn/ha-noi-du-kien-xay-nha-hat-1-600-cho-ngoi-khu-dam-tri-ngay-sat-ho-tay-20220713113917097.htm

(3) https://thanhnien.vn/ho-tay-se-la-trung-tam-van-hoa-nghe-thuat-cua-thu-do-post1478655.html

(4) https://www.facebook.com/groups/373876840199844

(5) https://www.facebook.com/groups/373876840199844/posts/1092727304981457/