Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Nền giáo dục phản giáo dục

Trần Mạnh Hảo

24-7-2023

Bộ Giáo dục Việt Nam hôm nay thực chất là bộ phản giáo dục, không phải nền giáo dục Việt Nam lạc hậu mà nó đã lạc đường, đi ngược lại nền giáo dục văn minh nhân bản của nhân loại!

Vụ án “Trốn thuế” ở Nha Trang sẽ đi vào lịch sử kinh dị của tố tụng!

Trần Đình Triển

15-11-2019

Vụ án “Gọi là trốn thuế” có liên quan đến Luật sư Trần Vũ Hải sẽ đi vào lịch sử tố tụng của đất nước. Tôi chưa có thời gian phân tích nhiều, xin điểm qua một số nội dung:

Tâm lý chính trị bị tác động bởi ba yếu tố lớn về chính sách nhân sự

Ngô Huy Cương

25-12-2021

Cuộc chiến chống tham nhũng có lẽ luôn gắn liền với sự tồn tại của nhà nước dù ở bất cứ nơi đâu và tại bất cứ thời điểm nào.

Dự án lấn biển The Sea Eyes & Tư Duy Phát Triển

FB Lê Xuân Thọ

12-1-2019

Dự án khu đô thị lấn biển The Sea Eyes của Công ty CP phát triển Lý Sơn (do Công ty Cp đầu tư phát triển Hợp Nghĩa giữ cổ phần chi phối) đang bị khựng lại ở khâu tham vấn ý kiến cộng đồng. Ở cả hai lần lấy ý kiến dân, đều có mẫu số chung là ý kiến phản đối nhiều hơn ý kiến đồng tình.

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4-1975 (Kỳ cuối)

Lê Nguyễn

24-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4kỳ 5kỳ 6kỳ 7kỳ 8kỳ 9

(Hồi ức này chỉ là sự nhắc nhở lại những kỷ niệm vui buồn của một phận người sau khi cuộc chiến kết thúc, nó không được sử dụng vào những mục tiêu chính trị và không nhằm nói lên những quan điểm cực đoan trước một quá khứ đã lùi sâu nửa thế kỷ. Tất nhiên, người viết cũng mong mỏi người đọc với một tâm thế như vậy, bình tâm và không cực đoan trong các bình luận của mình…)

10. Câu chuyện về những chiếc bao bố ở trại Long Thành

Ông Tập yêu cầu Việt Nam ngăn chặn nỗ lực của bên ngoài nhằm ‘làm xáo trộn’ khu vực

Bloomberg

Tác giả: Zibang Xiao

Cù Tuấn, biên dịch

14-12-2023

Tóm tắt:

* Trung Quốc, Việt Nam nhất trí ‘xây dựng cộng đồng có tương lai chung’.

* Chuyến thăm của ông Tập diễn ra sau khi Mỹ tăng cường tập trung vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Nhà hoạt động Trương Minh Tam đi tị nạn chính trị ở Hoa Kỳ

Người Việt

31-1-2018

Ông Trương Minh Tam. Ảnh: FB Trương Minh Tam-Ngày Mới

Nhà hoạt động Trương Minh Tam vừa từ phi trường quốc tế Nội Bài lên đường đi tị nạn chính trị ở Hoa Kỳ.

Chiều 31 Tháng Giêng, sau khi đã quá cảnh ở Đài Bắc, Đài Loan, ông Tam công bố tin ông đi tị nạn trên trang Facebook cá nhân với sự sắp đặt của nhân viên Tổ Chức Di Trú Quốc Tế (IOM).

Liệu có “bàn tay vô hình” nào sau vụ Đồng Tâm?

RFA

Trần Việt Trung

16-9-2020

Hình minh hoạ. Phiên toà xử 29 người dân Đồng Tâm ở Hà Nội hôm 7/9/2020. Nguồn: TTXVN

Đúng là do sự quên lãng các bài học từ những vụ “án tỏ” như Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng), Trịnh Xuân Thanh (Hậu Giang), cùng hàng loạt các vụ “án mờ” khác nên lần này lại xẩy ra vụ Đồng Tâm. Nhưng sau vụ này, dư luận càng băn khoăn, liệu có “bàn tay vô hình” nào đằng sau chuỗi các sự kiện phi lý – phi nhân và kết cục bi thảm của phiên toà liên quan đến thôn Hoành?

Ukraina sẽ chiến thắng một ngày không xa

Nguyễn Đức Thành

19-10-2022

Ảnh: Tác giả chụp cùng bà Nataliya đại biện Ukraine tại Việt Nam

Chiều hôm nay, tôi tới thăm Nataliya tại Đại sứ quán Ukraina tại Hà Nội. Chúng tôi quen nhau, đầu tiên là qua các sự kiện trên mạng xã hội, từ sau khi cuộc chiến phi nghĩa của Nga nổ ra trước sự bàng hoàng của nhân loại. Khi đó tôi vẫn đang ở Mỹ, và không đêm nào ngủ trọn giấc từ sau ngày 24/2/2022.

Nà Sản và Điện Biên Phủ, trách nhiệm của người làm tướng với máu đồng đội

Nguyễn Lương Hải Khôi

8-5-2019

Võ Nguyên Giáp (Bộ trưởng Bộ quốc phòng) tham quan khoa Kĩ thuật hàng không trường Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự Cáp Nhĩ Tân (Trường này trực thuộc Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc), hiệu trưởng của trường này lúc đó là đại tướng Trần Canh. Đứng sau hai người là Vi Quốc Thanh. Ảnh: FB Huzi

1) Điện Biên phủ – Vi Quốc Thanh hay Võ Nguyên Giáp

Giới sử học Việt Nam – China từng có hội thảo để “làm rõ trắng đen” chiến thuật – chiến lược quyết định thắng thua trong trận Điện Biên Phủ là của ai, Võ Nguyên Giáp hay Vi Quốc Thanh. Theo Dương Trung Quốc kể lại, phía China thừa nhận là của Võ Nguyên Giáp.

Theo phía Việt Nam, tài liệu do China công bố “thêm mắm thêm muối” khá nhiều, thậm chí có nguỵ tạo, để “chứng minh” cho vai trò quyết định của cố vấn China.

2) Thảm bại Nà Sản

Điện ảnh sướng thật

Tạ Duy Anh

8-11-2023

Đều là làm nghệ thuật, nhưng so với đám viết văn thì những người làm điện ảnh quá sướng, được Bộ trưởng Bộ văn hóa kéo cả Quốc hội vào bảo vệ. Thậm chí ông Bộ trưởng còn dùng diễn đàn oai phong hàng đầu này làm hậu thuẫn để dọa những kẻ dám bôi xấu bộ phim Đất rừng phương Nam.

Cãi với ông Thủ tướng người xứ cãi

Viet-Studies

Nguyễn Văn Chiến

30-5-2019

Ngày 17.5.2019 là “Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam” và nhân dịp này ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viết bài “Tạo đột phá chiến lược trong phát triển khoa học – công nghệ và đổi mới, sáng tạo ở Việt Nam” đăng tải trên nhiều tờ báo nhà nước. [1]

Ngày giỗ đầu bác sĩ Li Wenliang (Lý Văn Lượng)

Trần Trung Đạo

7-2-2021

Bác sĩ Li Wenliang (Lý Văn Lượng), qua đời lúc 2:30 phút sáng giờ địa phương ngày 7 tháng 2 năm 2020 vì bị nhiễm vi khuẩn coronavirus trong khi làm việc chống lại căn bệnh này.

Canh bạc tất tay của Putin: Lịch sử có lặp lại?

Dương Quốc Chính

24-9-2022

Putin động viên (bắt lính) thêm 300 ngàn quân đồng thời với việc hai nước cộng hoà tự xưng Donetsk và Luhansk đang làm cái gọi là “trưng cầu dân ý” sáp nhập vào Nga cho thấy dã tâm xâm lược của Nga đã rất rõ ràng. Không hiểu giờ này anh em cuồng Nga nghĩ sao?

Báo Nhân Dân đưa thông tin sai về cụ Đặng Văn Việt

Nguyễn Việt Long

28-9-2021

Trong bài viết mới đăng của báo Nhân Dân về Trung tá Đặng Văn Việt nhan đề “Vĩnh biệt huyền thoại – một người lính với số phận bi hùng“, có thông tin như sau: “Đặng Văn Việt theo học trường Quốc học Huế, nơi cha ông làm quan. Có thời gian, khi theo người cha sang Pháp công tác, cậu bé Việt đã học 4 năm tại trường Lycée de la Providence. Sau khi về nước, cậu còn học thêm 4 năm nữa tại trường Trung học Khải Định.

Khi bài thơ Hoàng Sa vượt vĩ tuyến 17 vô Nam

Lê Đức Dục

17-1-2022

Năm 1974, khi Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, đất nước vẫn còn chia hai miền Nam /Bắc.
Nhiều trận đánh vẫn chỉ là người Việt bắn vào người Việt.

Anh Trương Huy San có một đúc kết rất sâu sắc: “Hoàng Sa – đấy là chiến trường duy nhất trước ngày 30-4-1975 mà ở đó người Việt đã không nổ súng vào người Việt.”

(Dĩ nhiên đánh Trung Quốc bảo vệ xứ sở thì khỏi phải lo khi hòn đạn bay ra người trúng đạn rất có thể đó chính là anh em máu mủ của mình.)

Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 và hạm trưởng Ngụy Văn Thà, cả con tàu và chiến binh hạm trưởng đã hy sinh trong hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974. Ảnh tư liệu

Trở lại với bài thơ Hoàng Sa nói trên, khi ấy ở miền Bắc rất ít người biết thông tin này và nếu biết vẫn không hiếm người nghĩ chính Trung Quốc đã giải phóng Hoàng Sa từ tay VNCH giúp cho ta vì Tàu và ta cùng là anh em trong phe XHCN, sau này Tàu sẽ giao lại!

Nhưng giữa ngày tháng Hoàng Sa bị xâm lược đó, một thi sĩ miền Bắc làm bài thơ này, gửi từ Hà Nội qua Pháp và từ Pháp về Nam Việt Nam bày tỏ tấc lòng.

Năm 2005 câu chuyện và bài thơ được kể trên giai phẩm Quảng Đà in ở hải ngoại. Có người nghi tác giả là Việt Phương, có người dẫn lại cơ sở nói tác giả là Hoàng Xuân Huế, người em bà con của cụ Hoàng Xuân Hãn…

Nhưng mình nghĩ trong bối cảnh năm 1974 ấy ở miền Bắc mà viết được như thế này thì biết trái tim thi sĩ dũng cảm ấy đã rỏ máu với Hoàng Sa như thế nào.

***

Hoàng Sa

Xin kể thêm tôi
thành mười chín triệu một người (*)
Trái tim tôi đập về trong nớ
Dòng máu xa nguồn bỗng giận sôi

Hoàng Sa, Hoàng Sa
Cái tên nghe buồn như thuở ban sơ
Từ tuổi ấu thơ, hay tự bao giờ
Ðối với tôi đã là da thịt
Dầu chỉ là một mảng san hô

Lại đau chăng vết buốt tự ngàn xưa
Trang sử cũ còn hằn dấu ngựa
Từ thảo nguyên xa, từ biên ải lửa
Khói tràn về đen thẫm những giấc mơ
Đếm biết bao nhiêu người vợ đợi chờ
Em ơi! Trên từng trang sử nhỏ

Xin kể thêm tôi thành mười chín triệu một người,
Thành viên gạch hồng tươi
Làm bức tường thành ngăn triền sóng dữ
Làm chiếc vò đựng mùa xuân ngọt lự
Giữ không rơi một giọt mật nào
Mỗi giọt ra đi, chính giọt máu đào
Từ cuộc đời cha ông rỏ xuống

Em trai ơi!
Trên đảo mù sương
hôm đó có em tay cầm súng
Từ những hạm tàu rẽ sóng đại dương
Anh thấy pháo em dương nòng sừng sững

Cuộc chiến đấu kết thúc dù bi thảm
Bài ca anh hùng vẫn vọng trời cao
Xin cho thơ tôi góp phát súng chào
Vĩnh biệt tuần dương chìm dần giữa sóng
Ðáy biển âm thầm, ngàn năm lạnh cóng
Vẫn mặn nồng lòng Tổ quốc ta

Xin cho thơ tôi làm thảm sóng ngân nga
Ru giấc ngủ những chàng trai dũng cảm
Tiếng cười ngày nào còn ran trong nắng
Đôi mắt ngày nào đọng mắt người thương

Tôi biết mùa xuân chưa đến bao giờ
Ngực đảo còn đau ngàn bàn chân lạ
Hoàng Sa, xa vời ơi Hoàng Sa!
Tên người ngân buồn như bản thánh ca…

(1974- Khuyết danh)

(*) Giải thích thêm vì có bạn chưa rõ: Dân số miền Nam khi ấy là 19 triệu, miền Bắc 21 triệu.

Quốc gia và Trại lính

FB Huy Đức

10-9-2018

Nếu Tướng Nguyễn Mạnh Hùng xây dựng được một “hệ sinh thái số VN” tôi sẽ lựa chọn ngay vì tất cả những gì tôi viết là bằng tiếng Việt và cho người Việt. Nhưng, 39% người sử dụng MXH ở VN là cho mục tiêu kinh doanh. Họ cần chảy trong không gian 2 tỷ người của Google, Facebook… chứ không cần ao tù, nước đọng.

Vụ GS Chu Hảo: Có bao giờ tầng lớp trí thức chân chính và tử tế ở Việt Nam lại bị gạt ra bên lề như thế này không?

Viet-Studies

Quách Hạo Nhiên

6-11-2018

1. Lên tiếng về việc GS Chu Hảo bị UBKT Trung ương Đảng xem xét “kỷ luật” vì “tội” tổ chức dịch và xuất bản những quyền sách “trái với cương lĩnh, đường lối của Đảng”, mới đây GS Cao Huy Thuần có bài viết tuy ngắn nhưng vô cùng sâu sắc. Ông gọi sự kiện này là một nỗi đau” về một “vấn đề không mới” – vấn đề “lạc hậu về văn hóa” của người Việt trong thời đại tri thức. Quả đúng như vậy, đây thật sự một là “nỗi đau” không chỉ đối với tầng lớp trí thức chân chính, tử tế (vốn rất hiếm hoi ở xã hội VN hôm nay) mà còn là nỗi đau chung của một dân tộc với bề dầy văn hóa 4000 năm lịch sử. Riêng tôi, sau khi đọc bài viết của GS Cao Huy Thuần thấy cũng cần thiết phải đặt ra thêm một câu hỏi: có bao giờ tầng lớp trí thức chân chính và tử tế ở Việt Nam lại bị xúc phạm và gạt ra lên lề như thế này không?

Con trai cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có mất chức bí thư Kiên Giang?

Người Việt

7-9-2017

Ông Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh: Báo Zing

Cùng giữ chức bí thư ở tuổi 39 như ông Nguyễn Xuân Anh – cựu bí thư Thành Ủy Đà Nẵng vừa “ngã ngựa,” dư luận đang dấy lên những đồn đoán về nhân vật tiếp theo sẽ bị mất chức bí thư là ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai cả của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Nghị, 41 tuổi, từng đảm nhiệm các vị trí phó hiệu trưởng trường Đại Học Kiến Trúc TPHCM, thứ trưởng Bộ Xây Dựng, phó bí thư rồi bí thư Tỉnh Ủy Kiên Giang.

SWIFT, vũ khí hạt nhân trong tài chánh

Nhã Duy

26-2-2022

Trong vài ngày qua, đòn trừng phạt tài chánh nặng nề nhất là SWIFT, được xem như một vũ khí hạt nhân trong lãnh vực tài chánh, đang được Hoa Kỳ cùng phe đồng minh bàn luận xem có thể áp dụng lên Nga hay không? Có lẽ đây cũng là dịp để tìm hiểu thêm về SWIFT.

Làm gì khi học sinh đi học trở lại

Võ Xuân Sơn

23-2-2020

Như vậy là từ ngày 2/3, học sinh đi học lại.

Thôi thì chính quyền đã quyết, thì phải nghe theo. Vấn đề bây giờ là phòng dịch trong nhà trường như thế nào.

Tranh luận: Võ Văn Thưởng lại vứt bỏ một cơ hội khác!

Blog VOA

Trân Văn

14-12-2019

Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN, vừa tạo ra một cơ hội để tranh luận nhưng 99,9% chính ông sẽ vứt bỏ cơ hội ấy…

Sự lạc hậu của nghị định 64/2008/NĐ-CP

Ngô Ngọc Trai

20-10-2020

Ca sỹ Thuỷ Tiên đang ở Quảng Trị hỗ trợ người dân do ảnh hưởng của bão lụt. Ảnh: internet

Sau một tuần kêu gọi cứu trợ người dân bị lũ lụt, Ca sĩ Thủy Tiên đã vận động được 100 tỷ đồng. Số tiền rất lớn trong thời gian ngắn, cho thấy tiềm năng rất lớn về hiệu quả vận động tiền cứu trợ của những thực thể “ngoài nhà nước”.

Chói tai và vỡ vụn

Tạ Duy Anh

29-4-2023

Một bộ luật không cho phép kẻ bắt trộm một con vịt thoát sự trừng phạt, là cần thiết. Nhưng một bộ luật mà khiến kẻ bắt trộm một con vịt phải lĩnh án tới 7 năm tù, thì bộ luật ấy nhất định phải xem lại.

Trong tiểu thuyết “Đi tìm nhân vật”, tôi từng để nhân vật nói với mình thế này: “Tôi tự nhủ là mình không được mủi lòng. Còn những tiếng kêu khác của đồng loại, thê thảm hơn, chói tai hơn mà ta buộc phải làm ngơ”.

Phải có niềm tin vào người trẻ

Nguyễn Trường Sơn

17-8-2020

“Chúng tôi đã chán ngấy nghe người lớn nói rằng chúng tôi quá trẻ và không hiểu chuyện, chẳng phải chính chúng tôi sẽ tiếp quản đất nước này trong tương lai hay sao?!”

Vì sao chữ Nôm chết?

Chu Mộng Long

6-12-2019

Chữ Nôm chết vì nó phải chết! Vì lẽ đơn giản, cái gì hợp lý thì tồn tại, bất hợp lý thì bị đào thải. Đó là lẽ tự nhiên.

Mẫu cán bộ năng nổ

Blog RFA 

Nguyễn Tường Thụy

16-12-2017

Ông Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, viên chức cao cấp nhất của Đảng Cộng sản bị bắt giữ. Ảnh chụp tại một phiên họp Quốc hội, 30/10/2017. Ảnh: AFP.

Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng lên đến đỉnh cao khi ông Đinh La Thăng bị bắt. Ông Thăng là quan chức to nhất, là thanh củi gộc cho vào cái lò của ông Trọng mặc dù ngoài xin lỗi Đảng, xin lỗi nhân dân ông còn xin lỗi cả… cá nhân ông Trọng. Đinh La Thăng từng là ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Tp HCM, Bộ trưởng Giao thông vận tải, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), đại biểu quốc hội… Nói ông Thăng là quan chức to nhất bị bắt là ở chỗ đó. “Tiện tay”, ông Trọng cho bắt luôn cả em trai ông Thăng là Đinh Mạnh Thắng. Có một điều lạ là sai phạm của ông Đinh La Thăng là từ hồi ông làm lãnh đạo PVN nhưng sau đó vẫn bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, bầu ông vào Bộ chính trị rồi cho làm Bí thư Thành ủy Tp HCM.

Được “miễn trách nhiệm hình sự”: Bị cáo vô tội hay có tội mà được miễn hình phạt?

Mai Bá Kiếm

13-1-2024

Hôm qua, khi Tòa tuyên “miễn trách nhiệm hình sự” cho cựu giám đốc CDC tỉnh Bình Dương Nguyễn Thành Danh thì các báo “mậu dịch” (mượn lời nhà báo Nguyễn Thông) như lên cơn sốt, tuyên dương tấm gương đạo đức sáng ngời của ông Danh là dám từ chối 4,2 tỷ đồng của Việt Á hối lộ cho ông và giám đốc Sở Y tế (Nguyễn Hồng Chương).

Vụ báo Tiền Phong lâm nạn

Nguyễn Thông

17-9-2021

Ảnh chụp màn hình báo Tiền Phong ghi chú thích sai.

Chuyện báo Tiền Phong, cơ quan trung ương của đoàn TNCS Hồ Chí Minh bị sao quả tạ do chú thích bậy ảnh, biến người sống thành người chết, thực ra dạng vụ việc như vậy không phải hiếm trong làng báo. Xôn xao một vài hôm thôi, ngày mai lại có thể trôi vào dĩ vãng. Chuyện gì cũng vậy.

Những câu hỏi về cái chết của 3 Cảnh sát cơ động vụ Đồng Tâm

Vũ Hữu Sự

27-2-2020

Trong 5 ngày, bộ công an (BCA) có 3 lần thông tin về nguyên nhân dẫn đến cái chết của 3 sỹ quan CSCĐ trong vụ Đồng Tâm đêm ngày 8/1/2020, mỗi lần lại có sự khác nhau. Tuy nhiên, theo lần thông báo cuối cùng thì vào đêm ngày 8/1/2020, lực lượng CSCĐ đã đến lập chốt ở đầu làng Hoành xã Đồng Tâm để bảo vệ từ xa việc xây tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn. Thấy CSCĐ lập chốt, một số đối tượng ở làng Hoành đã kéo đến tấn công.