Vài suy ngẫm về chương trình nghệ thuật đặc biệt tối 2/2/2021

Nguyễn Ngọc Chu

3-2-2021

I. Không biết Hội diễn nghệ thuật chào mừng thành công Đại hội Đảng có từ bao giờ? Nhưng chắc chắn tại Đại hội II (1951, trong kháng chiến), và tại Đại hội III (1960, khi đã hoà bình) đều không có.

Kết quả Đại hội XIII: Nữ giới gần như không có chỗ trên chính trường

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

3-2-2021

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản khóa 13 ra mắt. Ảnh: Zing.vn

“Tứ trụ” khóa này lại toàn nam như cũ.

Chỉ có 9,5% tổng số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản là nữ, tương đương 19 trong tổng số 200 người. Trong đó, 18 người là ủy viên chính thức, 1 người là ủy viên dự khuyết.

Địa ngục xanh Việt Nam (Phần 13) – Hạm đội 7: Bốn quả bom trong vòng 60 giây

Tác giả: Helmut P. Müller

Dịch giả: Phan Ba

03-2-2021

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5 — Phần 6 — Phần 7 —  Phần 8  Phần 9  Phần 10 Phần 11 và Phần 12

“Allright, Sir – được rồi!” Đại úy Hải quân Blaisdell thuộc “Naval Support Activity” [“Hoạt động Hỗ trợ Hải quân”] ở Đà Nẵng đặt ống nghe của chiếc điện thoại bàn xuống giá và hài lòng gật đầu. Trên nguyên tắc, ông không tiến hành những cuộc trao đổi như vậy qua mạng điện thoại địa phương mà dùng chiếc điện thoại thứ hai. Được nối kết vào máy đó chỉ là các cơ sở quân đội.

Vũ Đức Đam: Thử tiếp cận chính trị học về các sự việc liên quan

Kim Văn Chính (*)

3-2-2021

Hình ảnh Phó TT Vũ Đức Đam được chia sẻ rất nhiều trên Facebook mấy ngày qua.

1. Vũ Đức Đam là người quê tôi nên tôi quan tâm viết status này về các sự việc liên quan đến ông. Quả thật, ông là một hiện tượng, một ngôi sao, một trường hợp hiếm hoi và độc đáo trên chính trường Việt Nam.

Anh Đam đang ở đâu?

Đào Tuấn

2-2-2021

Đêm: Anh ở tâm dịch Chí Linh (Hải Dương) động viên những người ở tiền phương. “Chúng ta đã cùng nhau cam kết trong 10 ngày cơ bản khống chế, dập được ổ dịch ở Chí Linh, đến hôm nay, chúng ta còn 6 ngày nữa, các đồng chí phải tiếp tục tinh thần đó”.

Từ Chí Linh, anh tiếp tục qua Đông Triều, Quảng Ninh, cũng trong đêm.

Sáng hôm sau, anh ở tổ truy vết dịch. Ở đó, vị tướng chống dịch làm một clip kêu gọi người dân ở vùng có dịch sử dụng tối đa các công cụ truyền thông xã hội để cung cấp thông tin cho Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19. Một cái clip quay bằng điện thoại.

Đến trưa ngày 1.2 anh Đam làm việc với CDC Hà Nội, vẫn kiên định: “Còn 5 ngày nữa, các đồng chí phải tiếp tục từng giờ, từng phút”.

Buổi chiều, Phó Thủ tướng tặng sách cho các cháu học sinh đang trường tiểu học Xuân Phương- những đứa trẻ còn rất nhỏ- nhỏ đến thơ dại- đang phải cách ly.

Thống kê của Phạm Mỹ bạn tôi, về 24h của Phó Thủ tướng. Mỹ nói đúng: vị tướng ấy đang lăn xả ở những điểm nóng nhất của miền Bắc.

Có lẽ lâu lắm rồi người dân mới lại chứng kiến một viên tướng tiền phương như tướng Đồng Sĩ Nguyên, từng “ngồi lì” trong một căn hầm sơ sài bên túi bom phà Giang để tận mắt khảo sát quy luật đánh bom B52, một Đặng Tính cùng lính của mình lấp hố bom- quần dài quàng cổ. Hay gần nhất, tướng Nguyễn Văn Man cưỡi cano vượt lũ cứu dân giữa đêm.

Anh Đam, như những vị tướng súng dài- bằng vào sự có mặt của mình đang truyền cảm hứng cho tuyến đầu chống dịch, cho người dân. Đang nỗ lực bằng mọi cách để chúng mình có một cái Tết, một cuộc sống bình thường mới.

Vậy mà vừa xong, một bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng chính phủ vừa phát biểu: Nói Chính phủ công bố rằng sẽ kiểm soát dịch bệnh trong vòng 10 ngày là không đúng. Chính phủ không công bố thông tin này mà là Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch và đó là phát ngôn của cá nhân người công bố. Ai công bố điều đó thì phải chịu trách nhiệm.

Bọn trẻ trâu hay nói câu đ3o gì, đại khái không sợ kẻ địch mạnh thì phải.

Tham khảo tiêu chí… ‘tốt’ và… ‘đẹp’ từ đại hội 13

Blog VOA

Trân Văn

2-2-2021

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của đảng CSVN vừa bế mạc. Thay mặt BCH TƯ đảng nhiệm kỳ 13, ông Nguyễn Phú Trọng long trọng tuyên bố: Đại hội lần này thành công rất tốt đẹp!

Di sản chống Cộng của chính quyền Donald Trump (Bài 1)

VOA

2-2-2021

Qua bốn năm dưới chính quyền của Tổng thống Donald Trump, yếu tố Trung Quốc nổi lên như một tâm điểm trong các chính sách đối ngoại của Washington, từ thương chiến đến an ninh quốc phòng, cùng hàng loạt các chính sách trừng phạt các quan chức Bắc Kinh và quân đội cộng sản. Chính quyền Trump cũng mạnh mẽ lên tiếng tố cáo tội ác của chủ nghĩa cộng sản ở Cuba, Venezuela, Iran, Triều Tiên… nhưng hầu như chưa đề cập nhiều đến Việt Nam.

Chính trị hóa quân đội, mối nguy khôn lường cho đất nước

Đỗ Ngà

2-2-2021

Việc đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo trước phe quân đội trong cuộc bầu cử Quốc hội ở Myanmar tuy bị tố gian lận nhưng chưa chắc gì thực sự có gian lận. Vì quyền lợi của mình thì phe quân đội có quyền nghi ngờ bên kia gian lận, tuy nhiên giải quyết tranh chấp hợp pháp là kiện tụng lên tòa án. Đó là cách văn minh nhất, cách giải thuyết phục nhất.

Cần bộ máy sạch hay con người sạch

Đỗ Ngà

1-2-2021

Ông Trọng (trái) và ông Barry O’Farrell, cựu thủ hiến bang New South Wales của Úc. Ảnh trên mạng

Đại hội 13: Mười bảy ông sao có mỗi một bà

Blog VOA

Nguyễn Hùng

1-2-2021

Mười tám nhân vật quyền lực nhất của Việt Nam vừa được quyết định vào ngày Chủ Nhật cuối cùng của tháng Một. Vị trưởng đảng theo gương của Vladimir Putin ở Nga hay Tập Cận Bình ở Trung Quốc, đã quyết định tại vị càng lâu càng tốt.

Xin nghỉ mà không được nghỉ?

Nguyễn Ngọc Chu

1-2-2021

I. “ĐẢNG VIÊN THÌ PHẢI CHẤP HÀNH”?

1. Hôm nay nhiều báo đăng lời của TBT Nguyễn Phú Trọng lý giải tại sao tiếp tục ở lại – dù tuổi cao, dù không khoẻ lắm. Báo Vietnamnet.vn đưa tin: “Tôi thì không khỏe lắm, tuổi cao rồi, tôi xin nghỉ rồi nhưng Đại hội bầu vẫn phải làm vì là đảng viên thì phải chấp hành“.

Còn báo Tuổi Trẻ điện tử thì: “Tổng bí thư, Chủ tịch nước: ‘Tôi đã xin nghỉ nhưng được phân công, đảng viên phải chấp hành’.”

Lời của TBT Nguyễn Phú Trọng trên đây gợi nhớ đến trả lời của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 14/11/2012 trước câu hỏi của ông Dương Trung Quốc về từ chức:

Đảng đã phân công tôi tiếp tục làm Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội cũng chấp thuận tôi làm Thủ tướng Chính phủ nên tôi cũng sẽ chấp hành, chấp nhận nhiệm vụ giao phó. Trong sự nghiệp của mình, tôi không có chạy, không có xin, không thoái thác, từ chối nhiệm vụ nào Đảng phân công. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện công việc mà Đảng và nhà nước giao phó“.

Từ 2 trường hợp trên thì thấy được rằng, không có tự từ chức đã đành, lại còn xin nghỉ mà không được nghỉ.

2. Điều thứ 2 rất trăn trở là: Có phải cứ phân công là phải đảm nhiệm?

Bởi vì biết đâu sự đảm nhiệm đó không mang lại lợi ích mà có khi còn mang lại tác hại? Chẳng hạn như trường hợp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tự tự chức vì ông cảm thấy sức khoẻ không đủ – có thể làm ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến vận mệnh quốc gia.

3. Điều thứ 3 phải trăn trở là: Việc phân công TBT Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm chức vụ TBT nhiệm kỳ thứ III liên tiếp tương thích như thế nào với Điều 17 của Điều lệ Đảng?

Điều 17 Điều lệ ĐCS Việt Nam ghi rõ: “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”.

Điều khoản này được thông qua lần đầu tiên tạị Đaị hội IX ngày 22/ 4/2001. Đây là nỗ lực của các cựu TBT Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và các lãnh đạo cách mạng lão thành khác như Đại tướng Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt và toàn Đại hội IX – trong ngăn chặn sự kéo dài quyền lực, để “nhốt quyền lực” bằng Điều Lệ Đảng mà không một đảng viên nào có thể vi phạm.

Quy định “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp” lại được toàn thể Đại hội XI nhất trí thông qua ngày 19/01/ 2011, cuối thời TBT Nông Đức Mạnh.

Cho đến sáng nay (01/2/2021), trên báo chí chính thống của Nhà nước chưa thấy thông báo về sửa đổi Điều 17 Điều lệ Đảng. Trong khi đó, Hội nghị 11 BCH Trung ương Đảng (07/10-12/10/2019) tán thành trình Đại hội XIII: Giữ nguyên Điều lệ Đảng, không sửa đổi, không bổ sung.

Chiều nay (01/2/2021) được biết Đại hội XIII không sửa đổi Điều lệ Đảng.

Vậy điều khoản “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp” của Điều 17 Điều lệ Đảng được tuân thủ như thế nào?

Cần lưu ý rằng, hạn chế 2 nhiệm kỳ không phải là sáng kiến riêng của Việt nam. Đây là đúc kết kinh nghiệm của nhân loại. Đây chính là “Lồng nhốt quyền lực”.

Đến như ông Putin, sau 2 nhiệm kỳ làm Tổng thống Nga, cũng phải chuyển sang làm Thủ tướng một nhiệm kỳ, trước khi làm Tổng thống nhiệm kỳ thứ 3.

Tại sao trong 5 triệu 100 ngàn đảng viên mà không thể tìm ra người tài giỏi, để người xin nghỉ vẫn không được nghỉ? dù “không khoẻ lắm”? Đây là điều trăn trở của mọi đảng viên.

Rõ ràng là công tác quy hoạch cán bộ có vấn đề. Sau 2 nhiệm kỳ 10 năm mà vẫn không thể tìm được người đảm nhiệm chức vụ TBT. Như vậy các đồng chí trong BCT của cả 2 nhiệm kỳ XI, XII là chưa đủ năng lực? chưa có người giỏi chăng?

Tháng 07 năm 1936 tại Hội nghị BCHTƯ, đồng chí Hà Huy Tập được cử làm TBT thay đồng chí Lê Hồng Phong TBT của Đảng mới có hơn một năm trước (03- 1935). Chỉ chưa đầy 2 năm, Tháng 3/1938 đồng chí Nguyễn Văn Cừ được cử làm TBT thay đồng chí Hà Huy Tập. Khi đồng chí guyễn Văn Cừ bị địch bắt tháng 1/1941 thì tháng 5/1941 đồng chí Trường Chinh được cử lên thay. Sau TBT Trường Chinh là TBT Lê Duẩn, TBT Nguyễn Văn Linh, TBT Đỗ Mười…

Đảng không bao giờ thiếu TBT. Giỏi như TBT Lê Hồng Phong, TBT Hà Huy Tập đều phải thay thế chỉ sau 1, 2 năm. Liên tục trong nhiều năm Đảng thay đổi TBT nhiều lần. Chỉ sau này chức TBT mới bị kéo dài nhiều nhiệm kỳ. Đó là nguyên do dẫn đến quy định “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”.

Người tài trong dân còn nhiều hơn nữa. Như Nguyễn Trãi đã từng viết: “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau. Nhưng hào kiệt đời nào cũng có”.

Không có ai là vĩ đại muôn năm. Không có ai là không vượt qua được. Nhân loại tiến bộ nhờ đời sau giỏi hơn đời trước. Khi một người vĩ đại đến mức đời sau không có ai vượt qua thì đó là hoạ chứ không phải là phúc. Trong thực tế, điều đó không bao giờ xảy ra. Cha ông đã dạy: “Con hơn cha là nhà có phúc”.

Cho nên, phải hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ để lúc nào cũng có sẵn TBT mới. Đảng chỉ mạnh khi hội tụ nhiều người tài giỏi.

II. BAO GIỜ THÌ CÓ “LỒNG NHỐT QUYỀN LỰC”?

Việc TBT Nguyễn Phú trọng giữ nhiệm kỳ III liên tiếp, cho thấy con đường xây dựng “Lồng nhốt quyền lực” thật gian truân.

Một là, “Lồng nhốt quyền lực” sẵn có mà tuyệt đại đa số các nước trên thế giới đang dùng thì nước ta chưa ưng ý. Mặc dù đó là loại “Lồng nhốt quyền lực” đã được kiểm nghiệm thực tế qua hàng trăm năm ở 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng một số người ở nước ta hiện nay đang kiên trì xây dựng “Lồng nhốt quyền lực” kiểu khác.

Hai là, xây dựng “Lồng nhốt quyền lực” mà được phần nào lại tự dỡ bỏ đi phần ấy bằng “ngoại lệ” thì biết bao giờ xong?

III. SỰC NHỚ ĐẾN LỊCH SỬ

Chẳng hiểu sao lại sực nhớ, vua Càn Long ở ngôi 61 năm – luôn giữ Hoà Thân là kẻ gian thần tham lam xu nịnh để khống chế người trung lương như tể tướng Lưu gù. Lại sực nhớ, Tào Tháo rút gươm chém kẻ đến gần vì giả mơ ngủ, để không kẻ nào dám bén mảng lúc Tháo ngủ.

Lại sực nhớ năm 220 Hán Hiến Đế 3 lần viết chiếu nhường ngôi cho Tào Phi (con của Tào Tháo) mà Tào Phi từ chối. Đến lần thứ 4 Tào Phi mới chịu nhận ngôi vua mà lập nên nhà Tào nguỵ. Nhưng thật trớ trêu, chỉ 46 năm sau, chắt của Tào Phi – Tào nguỵ nguyên đế Tào Hoán – cũng phải 3 lần viết chiếu nhường ngội cho Tư Mã Viêm là cháu của Tư Mã Ý thì Tư Mã Viêm mới chịu nhận ngôi vua mà trở thành Tấn Vũ Đế.

Còn sực nhớ nhiều điều nữa mà vẫn chưa tỉnh ngủ.

Nhân tài ở đâu?

Vũ Hữu Sự

1-2-2021

Mở đầu năm 2021 này, bộ nội vụ đã đưa ra lấy ý kiến góp ý về dự thảo chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài, với mục tiêu từ năm 2026 đến năm 2030, có ít nhất từ 2 đến 5% lãnh đạo cấp bộ là “nhân tài”.

Tôi không thích ông Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo đất nước Việt Nam

Đỗ Hoàng Diệu

1-2-2021

Từ khi trưởng thành, gần như toàn bộ thời gian của ông gắn liền với Tạp chí Cộng sản, Học viện Nguyễn Ái Quốc, Tuyên giáo, Ban Xây dựng đảng. Thậm chí khi sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh, học vị Phó Tiến sĩ cũng ngành Xây dựng đảng.

Đảng lo chuyện làm quan

Tâm Chánh

1-2-2021

Nói hài hước, bây giờ tính ra đảng cũng không việc gì nhiều để loay hoay bảo thủ hay cải cách.

Nhân vật của năm, của đại hội XIII: Phạm Minh Chính

Huy Đức

1-2-2021

Ông Phạm Minh Chính – được Đại hội bầu để ứng cử vào vị trí Thủ tướng – rõ ràng là nhân vật của năm, hay đúng hơn, là nhân vật của Đại hội XIII.

Về bài-thơ-màu-đen

Vũ Thị Phương Anh

31-1-2021

Vài dòng về bối cảnh: Có một bài thơ tiếng Anh của một nhà thơ nữ da đen trẻ tuổi, đọc trong buổi lễ nhậm chức của Joe Biden. Và sau đó là một bài-thơ tiếng Việt của một họa sĩ nam lớn tuổi gốc Việt (lâu lâu cũng làm thơ) hiện đang sống ở Mỹ, để nói về bài thơ đầu tiên.

Dân chủ tập trung

Dương Quốc Chính

31-1-2021

Nhiều người thắc mắc không rõ thế nào là dân chủ tập trung. Thì đợt đại hội đảng vừa qua chính là ví dụ kinh điển nhất về dân chủ tập trung.

Dự đoán tứ trụ từ quốc tang

Dương Tu

31-1-2021

Danh sách 180 ủy viên chính thức và 20 uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 13 vừa được công bố ngày hôm qua: https://vnexpress.net/danh-sach-uy-vien-trung-uong-khoa-xiii-4228952.html

Nhân tài với đảng và nhân tai

Blog VOA

Trân Văn

31-1-2021

Đặng Thái Sơn – Nghệ sĩ dương cầm đầu tiên là dân châu Á đạt giải nhất Cuộc thi Piano quốc tế Frederic Chopin (1980) – vừa từ Canada về Việt Nam để thăm mẹ (Nghệ sĩ Thái Thị Liên) và giới thiệu Tuyển tập Thơ, Họa đầu tiên của cha (Nhà thơ, Nhạc sĩ Đặng Đình Hưng).

Địa ngục xanh Việt Nam – Phần 12: “Helgoland” – “Con tàu của hy vọng”

Tác giả: Helmut P. Müller

Dịch giả: Phan Ba

30-1-2021

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5 — Phần 6 — Phần 7 —  Phần 8  Phần 9 Phần 10 Phần 11

“Đất nước này đau ốm vì hoàn cảnh sống, không chỉ vì chiến tranh.” Người bác sĩ 38 tuổi, Tiến sĩ Gerhard Freilinger từ Wien, buồn bã nói. Từ khi ông ở Việt Nam – hai tháng nay – như là bác sĩ, ông đã “nhìn và trải nghiệm nhiều hơn là với công việc nhiều năm trời tại Bệnh viện Phẫu thuật Đại học II ở Wien”.

Dân biết cả đấy – thưa ông

Blog VOA

JB Nguyễn Hữu Vinh

29-1-2021

Có lẽ một trong ít câu nói của Nguyễn Phú Trọng mà tôi đồng ý, đó là câu “Dân biết cả đấy” khi ông ta nói về công tác cán bộ. Rằng cán bộ phải thế nọ, phải thế kia đừng thế này, đừng thế khác… vì “dân biết cả đấy”.

Ba thách thức ‘đe dọa sinh mệnh đảng và sự tồn vong chế độ’

Blog VOA

Trân Văn

29-1-2021

Ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị của BCH TƯ đảng CSVN nhiệm kỳ 12, vừa cảnh báo các đồng chí là đại biểu tham dự đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của đảng CSVN rằng: Hiện có ba thách thức lớn đe dọa sinh mệnh đảng và sự tồn vong của chế độ.

Nguyễn Phú Trọng, trường hợp đặc biệt, rất đặc biệt

Blog VOA

Trân Văn

28-1-2021

Ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN vừa tái xác nhận tin… đồn về nhân sự lãnh đạo đảng nhiệm kỳ tới là hoàn toàn chính xác: Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng Bí thư thêm một nhiệm kỳ nữa.

Ông Trọng sẽ nói vậy và ông Tập cũng sẽ nói vậy

Blog VOA

Trân Văn

28-1-2021

Dư luận rần rần trước sự kiện Trung Quốc tiến thêm một bước: Cấm các phương tiện hàng hải qua lại ở vịnh Bắc bộ – khu vực phía Tây bán đảo Lôi Châu của Trung Quốc – trong bốn ngày (từ 27/1/2021 đến 30/1/2021) vì hải quân Trung Quốc sẽ tập trận ở đó.

Mọi điều bạn cần biết về Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Luật Khoa

Trần Hà Linh

28-1-2021

Đại biểu tham dự hội nghị trung ương khóa XII, ngày 11/5/2020. Ảnh: VGP/ VnExpress

Cơ quan quyền lực thứ hai của Đảng Cộng sản được tạo ra và có thực quyền như thế nào.

Thế nào là liêm khiết?

Nguyễn Ngọc Chu

28-1-2021

1. Nhiều người được khen là LIÊM KHIẾT khi không thấy dấu hiệu tham lam tiền bạc của kẻ đút lót.

Nếu không Nguyễn Phú Trọng

Hoàng Dũng

28-1-2021

Nguyễn Phú Trọng không thoả mãn bất cứ một điều kiện nào để trở thành Tổng bí thư đảng cộng sản khoá 13 tới, vì:

Các văn kiện đại hội đảng là kết tinh trí tuệ toàn dân?

Blog VOA

Trân Văn

27-1-2021

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN, mới khoe: Các văn kiện được trình cho hơn 1.500 đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của đảng CSVN xem xét, thảo luận là… sản phẩm của kết tinh sáng tạo, là nỗ lực phấn đấu bền bỉ qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta (1)!

Một tình huống Hiến pháp

Lê Nguyễn Duy Hậu

27-1-2021

Một trong những khó khăn cho sinh viên luật ở Việt Nam đó là việc thiếu vắng những sự kiện, vấn đề đòi hỏi phải áp dụng các kĩ thuật giải thích pháp luật để làm sáng tỏ vấn đề. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực luật hiến pháp. Tuy nhiên, những tình huống thú vị lại xuất hiện khá nhiều trong hai kì đại hội đảng gần đây và là cơ hội cho sinh viên luật rèn luyện khả năng phân tích của mình, thay vì lười biếng chấp nhận hoặc bỏ qua.

Trên tinh thần đó, hãy thử phân tích một tình huống cho đến nay vẫn là “giả định”, và có thể là một bài test thú vị cho sinh viên luật hiến pháp thay vì những điều luật khô khan. Nếu như hiến pháp nói rằng không một ai có quyền được bổ nhiệm làm nguyên thủ quốc gia quá hai nhiệm kỳ, thực tế thì lại có một ứng cử viên quá đủ tiêu chuẩn và sự ủng hộ nhưng ông đã làm đủ hai nhiệm kỳ.

Vậy câu hỏi đặt ra là liệu Quốc hội – với tư cách cơ quan quyền lực tối cao và có cả quyền sửa hiến pháp – có quyền nói rằng “đây là trường hợp đặc biệt” với một “nhân sự đặc biệt” nên vẫn sẽ bổ nhiệm ông mặc dù trái với câu chữ hiến pháp? Hay trước khi bổ nhiệm thì phải bắt buộc sửa đổi hiến pháp trước để phù hợp về mặt hình thức?

Tất nhiên lựa chọn nào cũng có cái dở và có cái được. Sửa hiến pháp nhìn chung khá dễ nếu Quốc hội đã đồng lòng. Nhưng vốn dĩ đây là “trường hợp đặc biệt”, việc sửa đổi hiến pháp như vậy sẽ khiến cho các trường hợp không đặc biệt về sau lợi dụng nó để làm quá hai nhiệm kỳ. Vì vậy đây cũng là vấn đề cần cân nhắc.

Vậy có thể tiếp tục với cách giải thích “sáng tạo” kia không? Cách giải thích này thật ra không tồi, vì nó cho phép “uyển chuyển” trong vận dụng hiến pháp, đồng thời cũng phù hợp với nguyên tắc ý chí của Quốc hội phải được tôn trọng. Quốc hội vốn dĩ cũng có quyền sửa hiến pháp, tức là nếu Quốc hội đồng lòng đề cử một ai thì tuy hơi trái trình tự nhưng cũng không phải cái gì quá đáng xét về mặt ý chí.

Nhưng nếu chấp nhận cách giải thích như vậy thì cũng phải chấp nhận cả một kết luận rằng hiến pháp thành văn trong trường hợp này là không có giá trị tối cao. Nếu hiến pháp thành văn không áp dụng cho những trường hợp đặc biệt, vậy thực chất hiến pháp là gì – nếu hiểu hiến pháp không chỉ là cuốn luật mà là tất cả những quy định liên quan đến vận hành nhà nước?

Theo logic trên thì hiến pháp trong trường hợp này đó là bất kỳ những gì Quốc hội quyết định. Có khi Quốc hội sẽ quyết định làm theo hiến pháp thành văn, hoặc có khi Quốc hội quyết định đây là trường hợp đặc biệt, hiến pháp thành văn không áp dụng. Kết quả đó là ta sẽ có một hệ thống Quốc hội tối cao thay vì hiến pháp thành văn tối cao. Hệ luỵ của nó chính là bản hiến pháp thành văn sẽ trở nên không còn giá trị trong mắt những người có quyền làm không đúng với câu chữ của nó, nhân danh các “trường hợp đặc biệt”.

Như vậy, lựa chọn phương án nào cũng sẽ dẫn đến một định nghĩa “luật hiến pháp ra gì” đáng suy nghĩ. Đây vốn dĩ là câu hỏi đầu tiên của bộ môn luật hiến pháp. Xuất phát từ câu hỏi này, giải pháp sáng tạo nghe chừng phù hợp cho tình huống trước mắt và rất hấp dẫn, nhưng nếu được phân tích kĩ lưỡng, chưa chắc các đại biểu Quốc hội sẽ chấp nhận với giải pháp này.

Trên thực tế, việc một quốc gia (hay một tổ chức) tạo ra những quy định thành văn chính là để kiểm soát con người, tránh trường hợp quá lạm dụng các tình huống để quyết định không theo hệ thống. Nhưng ở khía cạnh người thực thi pháp luật thì có khi sẽ thấy những quy định như vậy lỗi thời, không phù hợp, và có xu hướng “thay trời hành đạo”.

Một cái nhìn thực chứng thì sẽ chấp nhận rằng luật là những gì các tác nhân xã hội đồng ý và thực thi lâu dài, tạo thành những quy luật, và do đó nếu một quốc gia chọn hiến pháp là những gì Quốc hội nói đó là hiến pháp chứ không hẳn là hiến pháp thành văn thì cũng là điều chấp nhận được. Đây là vấn đề thứ hai của môn luật hiến pháp, đó là các cơ quan nhà nước nên làm gì với quyền lực mình được trao (ngụ ý hoặc minh bạch).

Vì vậy, rất có thể một đề xuất sẽ phải là tuy Quốc hội có quyền thay đổi hiến pháp thành văn và rằng việc dựa vào “tình huống đặc biệt” là không quá sai thì quyền lực này cũng không nên được thực thi một cách quá dễ dàng như vậy. Khi lựa chọn một giải pháp nào, các tác nhân có quyền quyết định phải hiểu là họ đang làm gì và hệ luỵ của nó về sau sẽ ra sao, chứ không đơn thuần là tìm lý lẽ để giải quyết xong chuyện trước mắt.

Trung Quốc đang tổ chức du lịch như thế nào tại Hoàng Sa của Việt Nam?

Đỗ Hùng

27-1-2021

Một cái mà Trung Quốc gọi là “làng chài” trên Bãi Ba Ba. Ảnh: Hải Hiệp Bưu luân

CNN mới có bài viết trong mục Du lịch về hoạt động du lịch của Trung Quốc tại Hoàng Sa, quần đảo của Việt Nam mà Trung Quốc đã chiếm lần hồi vào nhiều giai đoạn, đến năm 1974 thì họ nổ súng cưỡng chiếm nốt phần còn lại từ Việt Nam Cộng Hòa.