Vài suy ngẫm về chương trình nghệ thuật đặc biệt tối 2/2/2021

Nguyễn Ngọc Chu

3-2-2021

I. Không biết Hội diễn nghệ thuật chào mừng thành công Đại hội Đảng có từ bao giờ? Nhưng chắc chắn tại Đại hội II (1951, trong kháng chiến), và tại Đại hội III (1960, khi đã hoà bình) đều không có.

Trong thực tiễn, vấn đề nên hay không nên tổ chức lễ hội chào mừng có thể nói là 50/50, hãy chưa bàn đến. Vấn đề cần bàn là, khi đã tổ chức, thì quy mô và phương thức tổ chức sẽ như thế nào?

Ở phương diện này, Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng thành công của Đại hội XIII diễn ra trên sân vận động Mỹ Đình tối ngày 02/2/2021 đã để lại những điều phải suy ngẫm.

1. Một là, chương trình diễn ra trong thời điểm bùng phát dịch Covid-19 chủng loại mới rất nguy hiểm về tốc độ lây lan, mà lại tập trung nhiều ngàn người, trong đó có rất nhiều vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nếu lỡ xẩy ra lây lan Covid-19 thì hậu quả sẽ rất tai hai.

Dẫu biết rằng, chương trình đã được chuẩn bị rất công phu từ trước với hơn 1800 nghệ sỹ, lại luyện tập dày công nhiều ngày, nếu bỏ đi thì thật tiếc.

Dẫu biết rằng Ban tổ chức đã cẩn thận kiểm tra test Covid-19 cho tất cả những người tham gia chương trình.

Nhưng đặt lên bàn cân lợi hại thì sẽ rõ. Chuẩn bị công phu lớn như Olympic Tokyo mà cũng phải hoãn, nói chi đến một đêm biểu diễn.

2. Hai là, chương trình vô cùng tốn kém.

Tổ chức biểu điễn cho 1800 nghệ sỹ thì tốn kém nhiều về tài chính. Các đoàn không chỉ ở Hà Nội mà đến từ các tỉnh và cả từ TP.HCM. Chưa nói đến công sức luyện tập nhiều ngày và nhiều lần diễn thử.

Lại thêm phải tổ chức kiểm tra test Covid-19 cho mấy ngàn người tham dự, là một sự tốn kém đáng kể. Trong hoàn cảnh phải căng sức chống bùng phát covid chủng loại mới thì thấy thật khó biện hộ.

Tổng cộng tất cả lại, tính cho đầy đủ tất cả mọi thứ, thì đêm nghệ thuật 100 phút của hơn 1800 nghệ sỹ tối ngày 02/2/2021, để chào mừng thành công của Đại hội XIII, đã tiêu phí bao nhiêu tỷ đồng? cả của nghệ sĩ, cả của người đến dự?

3. Có cách nào tổ chức lễ chào mừng thành công Đại hội XIII đủ trang trọng, mà ít tốn kém hơn không?

Đảng luôn đề cao tiết kiệm. Chỉ thị 44/CT-TTg của Thủ tướng về không sử dụng ngân sách vào bắn pháo hoa trong dịp Tết là rất phù hợp và kịp thời. Nhưng chi phí lớn cho Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng thành công của Đại hội XIII diễn ra tối ngày 02/2/2021 thì thật khó thuyết phục.

Đại hội Đảng thành công như thế nào thì đã rõ. Mức độ thành công của Đại hội XIII phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi cá nhân. Việc tổ chức “hoành tráng” lễ chào mừng thành công – không có nghĩa là mức độ thành công của Đại hội Đảng tỷ lệ thuận với sự “hoành tráng” của lễ chào mừng.

II. Dẫu sao thì Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng thành công của Đại hội XIII cũng đã diễn ra tối 02/2/2021 rồi. Trao đổi những điều suy ngẫm trên là để những người có trách nhiệm tham khảo mà có những quyết định phù hợp cho những sự kiện tương tự trong tương lai.

Để cho những ai còn hoài nghi, xin đưa 3 câu hỏi sau đây.

1. Nếu không phải là ngân sách Nhà nước thì có đơn vị tư nhân nào đứng ra tổ chức lễ chào mừng thành công Đại hội XIII như chương trình tối 02/2/2021 không?

2. Nếu tổ chức lễ chào mừng thành công Đại hội XIII với phương thức kinh doanh bán vé thu tiền, lời ăn lỗ chịu, thì có đơn vị nào dám đứng ra tổ chức không?

3. Nếu bạn là người có quyền quyết định tối cao về tổ chức lễ chào mừng về mọi mặt, bao gôm cả kinh phí, thì bạn có tổ chức như đêm 02/02/2021 hay không?

Trong hai chục năm gần đây, nước ta đã chi quá nhiều tiền, một cách quá lãng phí, cho các cổng chào, các tượng đài, các lễ hội. Chi một cách xa hoa. Xa hoa là thứ người cộng sản dị ứng. Xa hoa đối nghịch với tính cách giản dị cần kiệm của giai cấp công nhân – đội ngũ tiên phong của Đảng.

Hái củi 3 năm đốt 1 giờ. Không sắm xe mới, không chạy theo đồ đắt tiền là điều rất quý. Nhưng quý hơn nữa là cắt bỏ được mọi hoạt động mang tính hình thức dẫn đến tiêu tiền lãng phí. Học tập Bác Hồ – xin đừng sao nhãng sự khiêm tốn, giản dị, thực chất, và hiệu quả. Đó là nghĩ đến Dân.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. KHÔNG ĐƯỢC CHẾT

    Một phụ nữ tàn tật,
    Ở Hiệp Hòa, Bắc Giang,
    Chết không giấy chứng tử,
    Không được mượn xe tang.

    Bà tàn tật từ bé,
    Không chồng con, gia đình.
    Còn nuôi hai em nhỏ
    Cũng tàn tật như mình.

    Thế mà rồi khi chết,
    Người phụ nữ đáng thương,
    Do nợ một triệu bảy,
    Không được chết bình thường.

    Một triệu bảy thuế phí –
    Tiền an ninh quốc phòng,
    Tiền đền ơn đáp nghĩa,
    Tiền làm mương, be đồng.

    Tiền ủng hộ khuyến học,
    Tiền văn nghệ, hội xuân,
    Tiền đồng bào bão lụt,
    Tiền thuế đất, vân vân.

    Chừng ấy khoản thuế phí
    Đè nặng lên vai bà,
    Một phụ nữ tàn tật,
    Ở Bắc Giang, Hiệp Hòa.

    Và bà đã ngã khuỵu
    Dưới gánh nặng nợ nần.
    Chết, không trả được nợ,
    Nên chính quyền của dân

    Không cho loa thông báo,
    Không cho mượn xe tang,
    Không cho khai chứng tử.
    Như xưa, phạt vạ làng. Thái Bá Tân

    • 3 Mẩu Chuyện quê tôi

      Không thua kém Thanh Hóa,
      Người dân ở quê tôi,
      Cứ đến “mùa đóng góp”
      Cũng ngửa mặt kêu trời.

      Xã Nghi Thái, Nghi Lộc,
      Tỉnh cách mạng, Nghệ An,
      Mời các bạn khảo sát,
      Cho biết thôi, miễn bàn.

      1
      Nông dân Vương Đình Dũng,
      Thôn Thái Học – Anh này
      Bị tàn tật từ bé,
      Vợ chết mấy năm nay.

      Anh đang nuôi con nhỏ.
      Tàn tật, phải ngồi không.
      Sống bằng tiền trợ cấp
      Khoảng tám trăm nghìn đồng.

      Từ số tiền còm ấy
      Bố con anh đều đều
      Nộp phí cho lý trưởng.
      Thật tiếc, phí rất nhiều.

      Nhất là khoản đóng góp
      Xây dựng lại nông thôn.
      Ba trăm nghìn, chết lặng,
      Anh lại bóp mồm con.

      Sau đó là các khoản
      Tiền phụng dưỡng người già,
      Tiền để nuôi cán bộ,
      Nuôi đội hát, nuôi loa.

      Tiền cho quỹ khuyến học,
      Tiền kinh tế dân sinh.
      Tiền cho quỹ xã hội,
      Tiền dân phòng, an ninh…

      Gần hai chục loại phí
      Liên tiếp đổ lên đầu.
      Liên tiếp anh khất nợ,
      Năm này sang năm sau.

      2
      Ở thôn khác, Thái Cát,
      Cô mù Nguyễn Thị Hiền,
      Một mình nuôi con nhỏ,
      Thôn cũng không cho yên.

      Nên có hay không có.
      Thật mù hay không mù,
      Cô vẫn phải đóng đủ,
      Nếu không muốn ngồi tù.

      Lại xây dựng làng xóm,
      Lại khuyến học, môi trường,
      Lại tiền nuôi cán bộ,
      Lại tình nghĩa, tình thương…

      3
      Quay lại thôn Thái Học.
      Cụ bà Nguyễn Thị Lâm,
      Một mình, tám mươi tuổi.
      Thế mà cụ hàng năm

      Phải đóng một khoản phí
      Gọi là giúp người già,
      Cụ có kêu túng thiếu,
      Lý trưởng cũng không tha.

      Năm Hai Không Một Sáu,
      Bà cụ phải buộc lòng
      Đóng mười hai loại phí,
      Gần sáu trăm nghìn đồng.

      Riêng khoản đóng cho xã,
      Vì già yếu, được tha.
      Nhưng tiền xây thôn xóm,
      Ba trăm nghìn, nôn ra!

      *
      Nhưng thương tâm hơn cả
      Là ông Trần Văn Tình.
      Bốn người con còn nhỏ,
      Vợ ung thư, một mình

      Ông phải tự xuay xở.
      Cái gì cũng cần tiền.
      Mà tiền thì không có.
      Nhiều lúc tưởng phát điên.

      Thế mà rồi bất chợt
      Lý trưởng đến nhà ông
      Chìa cái giấy thuế phí
      Một phẩy năm triệu đồng.

      *
      Đại khái là như thế,
      Ở Nghệ An quê tôi.
      Nhà nào cũng cảnh ấy.
      Không ai thoát, mà rồi

      Muốn thoát cũng chẳng được.
      Vì đó là chủ trương.
      Chủ trương đổ thuế phí
      Lên đầu thằng dân thường.

      PS
      Đất nước đang đổi mới,
      Nhưng còn nhiều dân nghèo.
      Tiếc rằng chính nhà nước
      Càng làm dân thêm nghèo.

      Báo đảng viết đấy nhé,
      Không phải tôi điêu toa.
      Vinh quang và tốt đẹp
      Thời đại của chúng ta?

      Thái Bá Tân

  2. Chắc chắn đây là đảng cầm quyền phá gia chi tử, tứ đổ tường, một quốc gia có hai lá cờ nên cái gì cũng phải chi gấp đôi.
    Nghĩ mà xót xa, thằng lãnh đạo ngông cuồng lú lẫn, chăm lo quảng cáo cho thứ mặt hàng độc quyền. Dân tình lũ lụt, Covid, đói kém, thực tế là dân năm nay rất nghèo rất khó.
    Huyên hoang tự đắc và hoang tưởng hào quang tăng trưởng, khốn thay!

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây