Sài Gòn ngày phong tỏa thứ tư: Nỗi lo còn đó

Đỗ Duy Ngọc

13-7-2021

Tiếp theo phần 1 — phần 2phần 3

Tôi vốn là người lạc quan, trong những tình huống ngặt nghèo nhất của cuộc đời tôi vẫn luôn vững lòng tin. Khi Sài Gòn bùng phát dịch và trải qua những chuỗi ngày giãn cách và phong toả thành phố, tôi vẫn tin thành phố sẽ qua được cơn bệnh nặng, sẽ trở lại sinh hoạt bình thường trong thời gian sớm nhất. Thế nhưng, với những tin tức dồn dập mấy hôm nay, tôi lại lo.

Kiến nghị số 04 về vụ án Hồ Duy Hải

Lê Văn Hòa

13-7-2021

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Bộ Công an sẽ sớm chia sẻ dữ liệu cá nhân của bạn cho doanh nghiệp: Bốn vấn đề cần làm rõ

Luật Khoa

Thanh Ngọc

13-7-2021

Bộ Công an ký kết hợp tác với các đơn vị trong buổi ra mắt Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng Dữ liệu Dân cư, Căn cước Công dân hôm 20/6/2021. Ảnh: Công an Nhân dân.

Chiếc thẻ căn cước sẽ sớm trở thành một vật có chức năng không giới hạn.

Tại sao người VN phản ứng trái ngược trước vắc-xin TQ và phương Tây?

Nghiên cứu Quốc tế

Trần Hùng biên dịch từ Fulcrum

Hai sự kiện tương tự nhau nhưng phản ứng của người dân lại hoàn toàn khác nhau. Ngày 7/7, Việt Nam tiến hành tiếp nhận 97.000 liều vắc-xin Pfizer được chuyển về nước. Thứ trưởng Y tế Việt Nam và Đại biện lâm thời Đại sứ quán Hoa Kỳ đã chủ trì buổi lễ chuyển giao. Số lượng khiêm tốn này là lô đầu tiên trong số 31 triệu liều vắc-xin mà chính phủ Việt Nam đặt hàng từ Pfizer-BioNTech, một công ty liên kết giữa Mỹ và Đức.

Đến cái tên người chết cũng không dám viết

Nguyễn Thông

13-7-2021

Tôi vừa đọc lướt báo sáng nay, cũng là cách “ăn điểm tâm” trong cơn đại dịch. Mấy hôm trước họ đặt hàng rào dây thép gai chắn hết lối ra vào, nhà còn vài gói mì ăn liền nên dùng tạm. Hôm nay hết cảnh “dây thép gai đâm nát trời chiều” xách xe chạy một vòng, bị mấy chú dân phòng chặn lại hỏi đi đâu, mình bảo tao đi mua bánh mì, nó thấy lý do chính đáng nên cho đi. Tất cả những chỗ bán bánh mì đều đóng cửa, cả 5 lò bánh mì mà mình biết cũng đóng lò. Đành về không.

Địa chủ cường hào gian ác

Phạm Xuân Cần

13-7-2021

Xã hội mình bây giờ đã thay đổi nhiều, chứ những năm trước đây nặng nề chuyện lý lịch lắm. Một thời chủ nghĩa lý lịch đã dìm chết không biết bao nhiêu con người, bao nhiêu tài năng và trí tuệ. Xung quanh hai chữ lý lịch và “thành phần” có không biết bao nhiêu là bi hài kịch.

Biểu tình tại Cuba

Lâm Bình Duy Nhiên

13-7-2021

Ảnh: AFP

Từ ngày 11/7/2021, một sự kiện cực kỳ hy hữu trên hòn đảo này, hàng chục ngàn người dân Cuba đã xuống đường biểu tình phản đối những cuộc khủng hoảng xã hội và lên án chế độ của Chủ tịch Miguel Diaz-Canel.

Làm gì nếu bạn là F0/F1 được cách ly tại nhà?

Phan Xuân Trung

12-7-2021

Nhà nước đã tạo ra các khu cách ly tập trung nhằm bảo vệ những người còn lại khỏi bị lây nhiễm COVID. Nhà nước, từ đầu mùa dịch đến nay đã phải lo cho từng bữa ăn, chỗ ngủ cho những người sống cách ly. Chúng ta đã nhìn thấy các chiến sĩ và nhân viên y tế nằm bờ ngủ bụi để canh gác khu cách ly, nhằm bảo vệ bình yên cho xã hội. Đây là điều đáng ghi nhận đối với chủ trương chống dịch của nhà nước.

Nhật ký phong thành (số 4): Chuyện không cũ bao giờ

Tuấn Khanh

12-7-2021

Tiếp theo phần 1 phần 2phần 3

Sáng nay, người nhà mang về cho mình ly café đá. Nhìn mà sửng người không tin được. Bởi giờ này, Sài Gòn có ai mà dám lộ diện bán buôn gì được nữa đâu. Khắp nơi, xe công an, dân phòng cứ rà rà dòm ngó, thấy chỗ nào có dấu hiệu lén bán, là xông vào phạt tức thì, không nói nhiều.

Nhân dân Cuba đứng lên vì tự do

Trần Trung Đạo

12-7-2021

Ảnh trên mạng

Hôm nay, hầu hết các hãng tin quốc tế đồng loạt đưa tin tức, hình ảnh và phim về các cuộc biểu tình tại nhiều nơi của nhân dân Cuba chống chế độ CS vì tự do. Những khẩu hiệu “Đả Đảo Độc Tài”, “Đả Đảo Cộng Sản”, “Tự Do!” được hô vang trên đường phố Havana và các thành phố lớn.

Giáo dục còn gì?

Thái Hạo

12-7-2021

Một cô giáo 7x ở Quảng Ninh nói chuyện với mình, và mình nghe rõ sự run rẩy trong từng con chữ trên màn hình. Cô bảo, hiệu trưởng yêu cầu họ (Giáo viên) tiêm vaccine Sinopharm (của TQ), mà họ thì lo lắng không dám tiêm. Mình bảo chưa yên tâm thì đừng tiêm, đó là quyền mình mà. “Vâng, tôi biết như vậy. Nhưng một khi không tiêm sẽ bị liệt vào thành phần chống đối, vào danh sách đen để trù dập. Tôi sợ lắm”. Một cảm giác vừa đau nhói vừa bi phẫn dâng lên trong lồng ngực mình.

Đề thi Ngữ văn tích hợp Vật lý và Địa lý!

Mai Bá Kiếm

12-7-2021

Đỉnh cao “trí tệ” trong các môn thi tốt nghiệp THPT “chạy dịch” là đề “Ngữ văn mắc dịch”. Nó không phải là đề văn, mà là đề tích hợp lai căn Lý và Địa!

Dịch bệnh đẩy báo in tới bờ huyệt

Nguyễn Thông

12-7-2021

Khi dịch bệnh căng thẳng, nhà cầm quyền nào cũng vậy đều phải thực thi những biện pháp chống dịch chặn dịch (chứ không phải tấn công, tấn thế quái nào được kẻ thù vô hình có “mặt” ở khắp mọi nơi). Một trong những cách ấy là tiến hành phong tỏa, cấm đoán sự đi lại, hạn chế tối đa những hoạt động bị coi là không bức thiết.

Một điểm nghẽn của dòng chảy tri thức

Ngô Ngọc Trai

12-7-2021

TS Nguyễn Ngọc Chu. Ảnh: Viettimes

Cách đây chừng hai năm, một lần khi đọc bài của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu trên báo, thấy có nhiều lỗ hổng trong lập luận kiến giải trong nội dung của anh, tôi đã viết một bài phản biện phê phán rất dứt khoát.

Giá của máu xương

Huy Đức

12-7-2021

Trong trận đánh mở đầu chiến dịch mang mật danh MB84, nhằm lấy lại các điểm cao gần cửa khẩu Thanh Thủy từ tay quân xâm lược Trung Quốc, gần 600 bộ đội Việt Nam đã hy sinh chỉ trong một ngày, ngày 12-7-1984. Trong khoảng thời gian từ 1984 -1987, bộ đội ta chưa bao giờ để cho quân Trung Quốc vào sâu quá 5km nhưng cũng phải trả giá vô cùng to lớn. Hàng ngàn người lính đã hy sinh.

Kêu cứu vì ba ngày chưa tiếp cận được lương thực

Võ Đức Phúc

11-7-2021

Người dân khu phố Bùi Văn Ba thuộc phường Tân Thuận Đông, quận 7 đang khẩn thiết kêu cứu đã ba ngày bị phong tỏa mà không tiếp cận được hàng hóa nhu yếu phẩm thiết yếu.

Họ bức xúc chia sẻ trên nhóm “Tôi là dân quận 7” cho rằng người của phường ngăn cấm không cho người dân được nhận lương thực tiếp tế bên ngoài, thẳng tay đuổi người giao và dọa bắt phạt.

Nhật ký phong thành (số 3): Sài Gòn bao nhớ

Tuấn Khanh

11-7-2021

Tiếp theo phần 1 phần 2

Buối sáng thứ 3 của ngày Sài Gòn phong thành (11-7), nghe tin công an giao thông và công an chốt chặn thông báo ghi phiếu phạt những người đi đường không chứng minh được tính “chính đáng” và “cần thiết”, tổng số một ngày lên đến gần 900 triệu tiền phạt mà…ham. Trung bình một người bị phạt là 2 triệu (gần 100 đôla Mỹ). Người đi đường và nhân viên chính quyền cãi nhau ỏm tỏi được quay video, kể lại đầy trên các trang mạng xã hội. Có vẻ, khái niệm mơ hồ “chính đáng” và “cần thiết” ở trong điều luật, cũng làm nhức đầu không ít với giới thi hành nhiệm vụ.

Tương phản

Đỗ Ngà

11-7-2021

Mấy ngày gần đây, Thái Lan có số ca nhiễm lên đến trên 7 ngàn, gấp nhiều lần Việt Nam, Chính phủ nước này đã ban hành lệnh lockdown từ ngày 12/7.

Sài Gòn ngày phong tỏa thứ ba

Đỗ Duy Ngọc

11-7-2021

Tiếp theo phần 1 — phần 2

Đã qua ba ngày theo yêu cầu giãn cách của thành phố, những con đường Sài Gòn nằm yên. Thế nhưng trong lòng của Sài Gòn không nằm yên. Đâu đó vẫn có những địa điểm phát rau, tặng gạo, tặng quà cho người nghèo. Đâu đó vẫn có những người mang hộp cơm trưa, chiều cho người túng đói. Đâu đó trên khắp thành phố này vẫn có hàng ngàn con người mang áo quần bảo hộ giữa cơn nắng gắt của mùa hè để xét nghiệm, để tiêm chủng, để cứu chữa cho những người bệnh.

Đang lo, lo dữ

Phan Xuân Trung

11-7-2021

SỰ KIỆN:

1. Tháng trước xem tin thấy bên Campuchia có cảnh tượng công nhân túa chạy khỏi nhà máy vì trong đó có người nhiễm Covid, trong bụng đã lo lo sẽ xảy ra ở Việt Nam. Đúng y như rằng hôm nay có một vụ công nhân phá rào tháo chạy trước sự bất lực của bảo vệ.

Tâm thư gửi ông Nguyễn Văn Nên

Phạm Ngọc Thắng

11-7-2021

Tôi là bác sỹ quân y Phạm Ngọc Thắng, trước khi nghỉ hưu để làm công việc khác thì từng là giáo viên của Bộ môn Ngoại dã chiến, bác sỹ khoa Hồi sức cấp cứu Viện Quân y 103, Học viện quân y; nguyên là Nghiên cứu sinh chuyên ngành Truyền nhiễm, xin được hiến kế cùng ông mấy vấn đề.

Khi luật pháp chưa phải là tối thượng

Lê Văn Hòa

11-7-2021

Ảnh: FB tác giả

Anh em Luật sư chụp kỷ niệm tại trụ sở Tòa án cấp cao tại Hà Nội lúc 21h ngày 10/7/2018, sau khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm vụ án “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi 2009).

Cuộc chạy đua giữa năng lực y tế và sự lan truyền dịch

Vũ Thành Tự Anh

11-7-2021

Số lượng ca nhiễm Covid-19 của TP.HCM đang tăng theo cấp số nhân, với tốc độ tăng trưởng trung bình trong tuần qua là khoảng 10%/ngày, cao gấp rưỡi so với 3 tuần trước đó.

Chuyện đổi tiền (Phần 3): Cuộc đánh úp ăn cướp năm 1985

Nguyễn Thông

11-7-2021

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Ngày 14.9, ông anh trai tôi đang là trưởng phòng ngoài Sở Tư pháp Đà Nẵng đưa đoàn cán bộ vào Sài Gòn công tác. Anh là trưởng đoàn nên có nhiệm vụ giữ tiền ăn, tiền sinh hoạt cho cả đoàn. Tôi kể chuyện có tin đồn đổi tiền, anh Uy tôi bảo nếu đổi thì đổi chứ có sao.

Nhật ký phong thành (số 2): Chuyện cách ly

Tuấn Khanh

10-7-2021

Tiếp theo phần 1

(10-7-2021) Ngày thứ hai cấm cửa dân Sài gòn, xảy ra đầy những chuyện tréo ngoe. Sáng sớm, ngoài đường cũng như trên các trang mạng đầy những hình ảnh dân chúng đi lại, bị các thành phần dân quân tự vệ, cảnh sát, trật tự phường… chận lại, hỏi gắt về sự “chính đáng” và “thiết yếu” của quyền ra phố. Người hoa tay múa chân giải thích, người có đưa giấy tờ cũng không xong, và có người bị rơi vào hoàn cảnh bị phạt đủ thứ tiền, tịch thu cả xe đến méo miệng.

Ngày giãn cách thứ hai ở Sài Gòn: Những đứa trẻ đường phố trong thời đại dịch

Đỗ Duy Ngọc

10-7-2021

Tiếp theo phần 1

Từ khi Sài Gòn bắt đầu bùng phát dịch đợt thứ tư, tui chỉ nằm nhà viết nhảm. Bạn bè, người thân ở xa gần biết hoàn cảnh của tui nên nhắn tin, điện thoại hỏi ăn uống hàng ngày thế nào? Nhất là khi thành phố giãn cách từng khu vực cả tháng trước, rồi đến lúc hàng quán không còn được mở cửa thì người hỏi thăm càng nhiều.

Nhật ký phong thành (số 1): “Ai đang giỡn mặt nhân dân?”

Tuấn Khanh

9-7-2021

Từ trưa ngày 8-7, dân chúng đột ngột túa ra đường nhiều hơn mọi ngày. Ai nấy chạy vội vàng đến các cửa hàng gần nhà, đến các nơi có bán thực phẩm dự trữ, nhằm kịp mua ít gì đó cho gia đình cầm cự trong 2 tuần lễ phong toả, theo lệnh từ chính quyền.

Sống chung với dịch?

Vũ Thành Tự Anh

10-7-2021

Một vài tuần trở lại đây, nhiều người ở Việt Nam bắt đầu cổ xúy “sống chung với dịch”. Khi tìm kiếm cụm từ “sống chung với dịch” hay “chung sống với dịch”, Google sẽ cho ra tổng cộng khoảng 300.000 kết quả. Nhiều tờ báo có lượng độc giả lớn cũng dùng cụm từ “sống chung với dịch”, thậm chí giật tít một cách thản nhiên.

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đấu tranh?

Thái Hạo

10-7-2021

Trong stt liền trước (“vài nhận định bước đầu“), tôi đã thử nêu một câu hỏi, vì muốn tham khảo và quan sát ý kiến của cộng đồng (phản biện để mong nó sửa chữa hay để im cho quá trình “tự phân hủy” được diễn ra nhanh hơn?) thì đã nhận được rất nhiều ý kiến nghiêng về lựa chọn thứ 2.

Thành phố cần một cuộc đại phẫu

Nguyễn Đắc Kiên

10-7-2021

TS Vũ Thành Tự Anh. Ảnh: HMC

1. Hôm trước trả lời phỏng vấn tờ Zingnews, TS Vũ Thành Tự Anh có nói ý rằng: “TP.HCM đã không còn là cảm hứng cho quốc gia về cải cách” (1). TS Anh cho rằng suốt 10 năm qua, các tỉnh không còn đến TP.HCM để học hỏi kinh nghiệm cải cách nữa.

Câu nói của TS Anh làm tôi nhớ lại thời gian hơn 10 năm trước, năm 2008, lần đầu tiên tôi vào TP.HCM làm báo. Khi đó tôi đã hết sức ấn tượng với cách làm việc chuyên nghiệp và cởi mở của chính quyền thành phố (những nơi tôi tiếp xúc (2)), nhất là khi so sánh với đội ngũ cán bộ ở Hà Nội thời bấy giờ.

Nhưng nay, sau khi chuyển vào sinh sống tại thành phố hơn 5 năm, thì tôi lại thấy một bộ mặt khác. Nhiều vị cán bộ thành phố tôi có dịp tiếp xúc thời gian gần đây làm tôi nhớ đến bộ mặt của các “ông quan cách mạng” thủ cựu, hách dịch của miền Bắc những năm 99, 2000.Thành phố đã không chỉ thụt lùi so với chính mình mà có lẽ còn bị tụt lại phía sau nhiều địa phương khác. Đó không chỉ là lời cảnh báo, mà có vẻ nó đã thành sự thật rành rành với cuộc khủng hoảng Covid-19 đang diễn ra gần 2 tháng qua.

Với đợt dịch Covid-19 này, có lẽ chính quyền TP.HCM đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong suốt nhiều năm (thậm chí hàng thập kỷ qua). Và với những gì đã và đang diễn ra, có thể nói cuộc khủng hoảng cũng đã phơi bày bộ mặt năng lực quản trị yếu kém của thành phố hơn bao giờ hết.Theo thông tin của tờ Zingnews, ngày 26/6/2021, phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu ký kế hoạch lấy 5 triệu mẫu xét nghiệm trong 10 ngày (26/6 đến 5/7) để truy tìm F0.

Tuy nhiên, báo cáo của Sở Y tế ngày 6/7 cho thấy từ 26/5 đến hết ngày 5/7 thành phố mới lấy được gần 1,7 triệu mẫu xét nghiệm PCR. Mục tiêu lấy hàng triệu mẫu xét nghiệm của tầm soát diện rộng của TP.HCM đã không đạt được (3).

Chỉ một sự kiện này thôi đã cho thấy rất nhiều vấn đề. Hoặc là lãnh đạo thành phố đã duy ý chí trong việc ra quyết định; hoặc là đội ngũ chuyên viên, tham mưu giúp việc của lãnh đạo thành phố rất kém; hoặc là đội ngũ tổ chức thực hiện thiếu năng lực.

Và một vấn đề đáng nói hơn nữa là sau thất bại này và các “thất bại” khác như sự kiện hỗn loạn tiêm chủng ở nhà thi đấu Phú Thọ hay lấy kết quả xét nghiệm ở chợ Bình Điền… cuối cùng thì không có một ai phải gánh chịu trách nhiệm? Phải đến ngày 9/7 báo chí mới loan tin về việc điều chuyển công tác giám đốc HCDC như một hình thức kỷ luật. Tuy nhiên, kể cả động thái này cũng có vấn đề.

Sự rành mạch trong diễn ngôn kỷ luật cũng là một yếu tố quan trọng cho thấy sự chuyên nghiệp của hệ thống quản trị. Ngay trong ngày 10/7, báo chí cũng loan tin Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê bình lãnh đạo 3 lãnh đạo địa phương ở Bắc Giang bị phê bình vì lơ là chống dịch. Trước đó, Bắc Giang cũng phê bình, thậm chí đình chỉ chức vụ một loạt lãnh đạo địa phương vì để dịch bệnh lây lan.

Dù có đau đớn hay đáng hổ thẹn thì bộ mặt năng lực quản trị yếu kém của thành phố hiện nay vẫn là sự thật mà thành phố phải đối mặt và cũng là thách thức mà thành phố phải giải quyết rốt ráo khi cuộc khủng hoảng Covid-19 này qua đi.

Cái khối u trì trệ yếu kém lan khắp từ dưới lên trên ở thành phố hiện nay có lẽ là hệ quả của 2- 3 nhiệm kỳ tệ hại vừa rồi, và để giải quyết nó ắt cũng không thể một sớm một chiều, nhưng điều quan trọng là ngay từ bây giờ lãnh đạo thành phố phải nhận thức rõ vấn đề và quyết tâm thay đổi.

Vừa rồi, một vị lãnh đạo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn có nói rằng Bộ này phải sửa đổi, không chỉ trình độ mà còn phải cả thái độ, và thậm chí thái độ mới là cái “gốc” của một nền hành chính công vụ sau đó mới đến trình độ. Theo tôi, đây cũng chính là hai thứ mà chính quyền thành phố cần nhìn nhận sửa đổi, và đầu tiên chắc chắn phải bắt đầu từ các cấp lãnh đạo cao nhất của thành phố.

Tất nhiên, không phải không có những tín hiệu tích cực, như vừa rồi, Sở Thông tin Truyền thông đã cung cấp dữ liệu Covid-19 cho 2 nhóm nghiên cứu Đại học Fulbright và nhóm nghiên cứu Tech4Covid phân tích, đánh giá, dự báo và giải pháp đối với dịch Covid-19 tại thành phố. Hay ngay trong sáng nay, 10/7, Bí thư thành Ủy TP.HCM cũng gặp gỡ các chuyên gia, nhà khoa học cùng bàn cách chống dịch Covid-19. Đó là chẳng phải là tín hiệu của việc biết lắng nghe và muốn thay đổi hay sao?

2. Một cuộc đại phẫu cho TP.HCM chắc chắn phải bắt đầu từ lãnh đạo, chính quyền và người dân thành phố, nhưng cũng như việc chống lại khủng hoảng Covid-19 hiện nay, việc này không thể thành công thiếu đi sự hỗ trợ, đặc biêt là sự hỗ trợ chính sách từ phía trung ương.

Một bài phỏng vấn khác của Zingnews với TS Vũ Thành Tự Anh đã nói kỹ việc này. Theo TS Anh, điều quan trọng thành phố cần không chỉ là thành phố được giữ lại ngân sách bao nhiêu, mà quan trọng hơn là cơ chế để tự tạo vốn phát triển. Đó là thực hiện một cách nhất quán chủ trương cho phép TP.HCM trở thành một “thí điểm cải cách thể chế” theo mô hình sandbox về đổi mới thể chế (4).

Một bản tin mới đây trên báo Thanh Niên đưa ra một chi tiết đáng chú ý đó là “hộ gia đình sở hữu xe hơi ở TP.HCM thấp hơn vùng nông thôn Vĩnh Phúc”. Thống kê rộng ra thì khu vực Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ hộ gia đình sở hữu xe hơi lên cao nhất là 7,9% và thấp nhất là Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 2,5%. Trong nhóm các địa phương có số hộ sở hữu xe hơi đứng đầu có Hà Nội, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc…

Có nhiều yếu tố dẫn đến kết quả này, tuy nhiên, có một yếu tố chắc chắn không thể đến là hệ thống đường xá, hạ tầng giao thông rất phát triển ở các địa phương này. Hạ tầng giao thông ở TP.HCM nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung chắc chắn đang là một nút thắt mà ai cũng thấy rõ, và là bài toán mà các lãnh đạo cấp trung ương phải giải.

Cách đây 2 năm, cũng trên FB này tôi đã nhận định rằng, “quản trị sẽ là vấn đề lớn nhất của Việt Nam trong vòng 10 năm tới”. Cơn khủng hoảng Covid-19 đã khiến cho vấn đề này sớm bộc lộ hơn, nhưng cũng là cơ hội để chính quyền các cấp sớm nhận diện và có sách lược đối phó.

Và cuối cùng, tôi đồng ý với TS Vũ Thành Tự Anh trong bài đã dẫn ở trên, “TP.HCM phải được Trung ương coi như đây là một điểm đột phá. Đây là một điểm thử nghiệm các cải cách mới, đây là một điểm đưa Việt Nam đi đến vị trí tiên phong và cạnh tranh một cách ngang hàng bình đẳng với các đô thị khác trên thế giới.”

Cá nhân tôi cho rằng, nếu dù có ở hoàn cảnh nào thì TP.HCM có lẽ vẫn là nơi là duy nhất hội tụ đầy đủ mọi yếu tố để làm một “điểm đột phá”, một “đầu tàu đích thực” thúc đẩy đổi mới sáng tạo và mở ra những vận hội mới cho cả nền kinh tế.

_____

(1) https://zingnews.vn/tphcm-khong-con-la-cam-hung-cho-quoc-gia-ve-cai-cach-post1211791.html

(2) Nếu tôi nhớ không nhầm thì đây là bài đầu tiên tôi viết khi vừa chân ướt chân ráo vào TP.HCM năm 2008, khi đó tôi làm cho tờ VnExpress: https://vnexpress.net/hang-nghin-container-hang-hoa-bi-tac-tai-cang-sai-gon-2692574.html

(3) https://zingnews.vn/2-ngay-3-cuoc-hop-va-thay-doi-trong-chien-luoc-chong-dich-cua-tphcm-post1235528.html

(4) https://zingnews.vn/can-thi-diem-cai-cach-the-che-o-tphcm-post1220158.html