Việt Nam và Ukraine, dân tộc nào bất hạnh hơn?

Đào Tăng Dực

2-4-2022

Từ ngày 24 tháng 2 vừa qua, toàn thể nhân loại văn minh, trừ một số ít quốc gia trên thế giới trong đó có CSTQ và đàn em là CSVN, không ngừng lo lắng cho số mệnh của nhân dân Ukraine, khi nhà độc tài Vladimir Putin, xua gần 200,000 quân, với sự yểm trợ của hàng ngàn xe tăng, thiết giáp, trọng pháo, hỏa tiễn tầm xa, chiến đấu cơ và chiến hạm, tiến chiếm lãnh thổ của Ukraine trên ba mặt trận:

Chính phủ vừa ăn cướp mà lại còn lươn lẹo

Phạm Minh Vũ

1-4-2022

1. Hôm nay, chính phủ Việt Nam dùng ma thuật để ăn cướp của Dân mà mình nghĩ rằng nó rất lưu manh mà cũng rất đậm chất XHCN.

Xử lý tham nhũng: Không thấy niềm vui, chỉ có căm giận và bất bình

Blog VOA

Trân Văn

1-4-2022

Ông Chu Ngọc Anh. Hình: Trích xuất từ most.gov.vn

Rất nhiều người dùng mạng xã hội đang bỡn cợt như Nguyen Dan: Hôm trước ăn ‘Quýt’, hôm nay ăn ‘Thanh Long’. Mọi người mong chờ mai mốt uống ‘Trà’, thậm chí có Nha ‘Đam’. Còn ‘Lò vôi’ thì làm gì nhỉ?

Bài học cho Việt Nam

Lê Hồng Giang

31-3-2022

Tôi khá ngạc nhiên khi thấy báo CAND có bài phỏng vấn TS Lê Hồng Hiệp về cuộc chiến Nga-Ukraine. Mặc dù TS Hiệp từng là “người của chế độ” và có quan điểm gần với chính quyền hơn so với đa số “lề trái”, về cơ bản anh Hiệp là một học giả độc lập, đang làm việc/nghiên cứu ở Singapore chắc chắn không bênh Putin chằm chặp như đa số báo chí/truyền hình trong nước.

Suy nghĩ nhân việc của anh Trịnh Văn Quyết và FLC

Nguyễn Đức Thành

31-3-2022

Trịnh Văn Quyết. Nguồn: TTXVN

Tôi không muốn đưa lại hình ảnh Trịnh Văn Quyết khóc lóc sụt sùi trước lúc biệt ly, vì nó không được hay. Mà cũng chưa rõ bức hình được chụp trong bối cảnh nào. Người đứng chụp có vẻ ở gần, như là người trong cuộc, mà sao lại đưa lên. Hay là người trong nhóm tới bắt Quyết đi? Dù thế nào đó cũng không phải là một hình ảnh đẹp về một cá nhân.

Tại sao Thụy Điển và Phần Lan cân nhắc gia nhập NATO?

Nghiên cứu Quốc tế

Tác giả:

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

24-3-2022

Đồ họa từ Reuters

Từ hàng chục năm nay các nước Thụy Điển và Phần Lan đều muốn giữ vị thế trung lập. Nhưng sau khi Putin xâm lược Ukraine, các nước này vội vã nhích gần lại với NATO. Điều này cũng là do hậu quả của một sang chấn từ năm 1939.

Ông Trịnh Văn Quyết FLC bị bắt, có phải vì “thao túng thị trường chứng khoán”?

RFA

Gió Bấc

30-3-2022

Ảnh: Ông Trịnh Văn Quyết. Nguồn: Reuters

Sau hai ngày dư luận ồn ào đồng đoán, báo chí nhà nước kẻ đấm người xoa chuyện “tạm hoãn xuất cảnh”, “khởi tố”, thị trường chứng khoán rung lắc, cổ phiếu FLC bị nằm sàn, chiều 29-3, báo chí đồng loạt đưa tin theo Bộ Công An: đã khởi tố bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC về hành vi thao túng thị trường chứng khoán…

Putin đang nghĩ gì?

The New Yorker

Cù Tuấn, dịch

30-3-2022

Tranh vẽ của João Fazenda: Putin cầm trên tay Quảng trường Đỏ.

Tóm tắt: Bản sắc dân tộc mà Tổng thống Nga đã góp phần quảng bá — phi tự do, mang tính đế quốc và sự căm phẫn phương Tây — đã đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc xâm lược tàn bạo của ông vào Ukraina.

Tỷ phú Trịnh Văn Quyết

Nguyễn Tiến Tường

30-3-2022

Ông Trịnh Văn Quyết trước khi bị công an dẫn giải ra xe. Ảnh trên mạng

Không ai tắm hai lần trên một dòng sông, nhưng anh Quyết “úp bô” nhà đầu tư chứng khoán nhiều lần. Mỗi lần như vậy, dư luận ước tính anh Quyết hốt vài trăm tỷ đồng!

Đất đai, trái bom khi nào… phát nổ?

Blog VOA

Trân Văn

29-3-2022

Vụ Thủ Thiêm: Hàng chục nhà báo, người dân ‘vây’ trụ sở tiếp dân. Hình minh họa. Nguồn: VNE

Chẳng riêng các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã nhìn thấy nguy cơ vỡ nợ dây chuyền khi nhiều ngân hàng dốc tiền mua trái phiếu mà nhiều doanh nghiệp phát hành để có tiền thanh toán nợ cũ đến hạn phải trả.

Hôm nay (29/3/2022), tờ Lao Động có hai thông tin liên quan đến việc hủy bỏ hai đại dự án dính líu tới đất đai ở hai tỉnh khác nhau: Công ty Đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ Quảng Ngãi (QISC) trả lại Dự án Khu Dân cư trục Mỹ Trà – Mỹ Khê cho chính quyền tỉnh Quảng Ngãi (1) và Tập đoàn Hoa Sen chính thức rút khỏi Dự án Khu Công nghiệp Du Long ở Ninh Thuận (2).

QISC giành được Dự án Khu Dân cư trục Mỹ Trà – Mỹ Khê (tọa lạc tại thành phố Quảng Ngãi) năm 2015 và từng được xem là “mỏ” giúp chính quyền tỉnh Quảng Ngãi kiếm được một khoản tiền lớn cho ngân sách tỉnh này nhưng đến giờ, “mỏ… tiền” này vẫn chỉ là một bãi đất có diện tích khoảng 20 héc ta dành cho… cỏ dại, bất kể ¾ diện tích đã được san nền, làm đường, thiết lập lưới điện, hệ thống thoát nước!

Tương tự, 407 héc ta ở huyện Thuận Bắc mà tỉnh Ninh Thuận tổ chức thu hồi cách nay 14 năm để thực hiện Dự án Khu Công nghiệp Du Long giờ vẫn dành để nuôi… cỏ. Chín năm đầu (2008 – 2017), 407 héc ta đó nằm trong tay một doanh nghiệp Trung Quốc. Vì dự án vẫn… nằm trên giấy, chính quyền tỉnh Ninh Thuận đã dàn xếp để doanh nghiệp Trung Quốc ấy chuyển nhượng dự án cho Tập đoàn Hoa Sen và giờ, sau năm năm nắm giữ dự án, Tập đoàn Hoa Sen đã chuyển nhượng dự án cho một doanh nghiệp khác.

Thu hồi đất ồ ạt để đổi hạ tầng, công trình và để thực hiện các dự án phát triển đô thị, xây dựng khu công nghiệp là nguyên nhân tạo ra tạo ra vô số bãi đất hoang (3), thành phố ma (4) ở khắp mọi nơi tại Việt Nam, kể cả Hà Nội (5), TP.HCM (6). Tuy chưa có thống kê đầy đủ để biết một cách tường tận, rằng những dự án “trời ơi, đất hỡi” đó đã tước đoạt sinh kế của bao nhiêu triệu gia đình, khiến bao nhiệu nhiều triệu người lâm vào cảnh bần cùng, ảnh hưởng đến “quốc kế, dân sinh”, bao nhiêu triệu héc ta đất bị bỏ hoang không sinh lợi trong vài thập niên và đã tác động thế nào đến cả sự ổn định lẫn phát triển của kinh tế – xã hội nhưng có thể khẳng định, việc phê duyệt – cho phép thực hiện các dự án đã làm đất đai tăng giá, giúp một nhóm nhỏ quen được gọi là… “nhà đầu tư” hưởng lợi lớn trong ngắn hạn nhờ chênh lệch giá trị. Không chỉ có thế…

***

Tuần trước, đại diện Cục Thuế TP.HCM cho biết, Dream Republic và Sheen Mega – hai trong số bốn doanh nghiệp giành được quyền khai thác bốn khu đất tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm mà chính quyền TP.HCM đem ra đấu giá hồi cuối năm ngoái (7), vừa… “hứa sẽ… cố gắng nộp đủ tiền trong thời gian sớm nhất” (8). Bởi hy vọng sẽ thu được khoảng 8.000 tỉ cho ngân sách nên Cục Thuế TP.HCM vẫn ráng chờ chứ không hủy kết quả đấu giá cho dù khoản tiền chậm nộp (lệ phí trước bạ và 50% tiền sử dụng đất) đã quá hạn khoảng sáu tuần. Đó cũng là lý do chưa rõ cuộc đấu giá bốn khu đất tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm hồi cuối năm ngoái có… “thất bại toàn diện” hay không, cho dù kết quả cuộc đấu giá ấy từng tạo ra giá trị chưa từng có đối với đất đai tại Việt Nam và ngay sau đó tạo ra sự lo âu trên diện rộng đối với cả chính quyền lẫn nhiều giới, kể cả giới kinh doanh bất động sản!

Không phải tự nhiên mà chính quyền Việt Nam yêu cầu một số ngân hàng giải trình về quan hệ với các doanh nghiệp tham gia đấu giá (đã cho vay hoặc hứa cho vay bao nhiêu, mục đích các khoản vay là gì, có phân loại chi tiết về nợ gốc, nợ lãi, kèm phân tích kế hoạch – khả năng trả nợ, phía hỏi vay có nợ xấu – nợ khó trả hay không,...) và công khai bày tỏ sự lo ngại về tình trạng một số doanh nghiệp vay mượn tứ tung, từ ngân hàng đến phát hành giấy mượn nợ (trái phiếu doanh nghiệp), nợ cao gấp nhiều lần vốn thực có, cho nên yêu cầu tổ chức kiểm tra (9). Cũng không phải tự nhiên mà Công ty Ngôi Sao Việt (thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh), rồi Công ty Bình Minh – hai trong bốn doanh nghiệp trúng đấu giá hai trong số bốn lô đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm xin bỏ cuộc sau khi giành chiến thắng, chấp nhận mất vài trăm tỉ tiền đặt cọc (10).

Tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn vừa giới thiệu bản phân tích của SSI Research (chuyên nghiên cứu về chứng khoán). Theo báo cáo này, riêng trong năm 2021, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam đã phát hành lượng trái phiếu trị giá 320.000 tỉ đồng với mức lãi suất trung bình từ 10,3%/năm đến 10,6%/năm, thậm chí một số doanh nghiệp bất động sản cam kết trả lãi từ 12%/năm tới 13%/năm (11). Đó cũng là lý do nhiều ngân hàng tại Việt Nam dốc tiền mua trái phiếu doanh nghiệp nói chung và trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản nói riêng để hưởng chênh lệch lãi suất khi nhận tiền tiết kiệm và cho vay, bất kể phần lớn trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm, không bảo lãnh thanh toán. Năm ngoái, hệ thống ngân hàng và công ty chứng khoán đã bỏ 153.000 tỉ mua trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản.

Chẳng riêng các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã nhìn thấy nguy cơ vỡ nợ dây chuyền khi nhiều ngân hàng dốc tiền mua trái phiếu mà nhiều doanh nghiệp phát hành để có tiền thanh toán nợ cũ đến hạn phải trả, trong đó có tới gần 50% là trái phiếu do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản phát hành (12) nhưng vẫn không ngăn được tình trạng gần như toàn bộ nguồn lực của quốc gia, cả công lẫn tư tiếp tục dốc vô và trông vào đất đai – bất động sản. Làm sao có thể hùng cường nếu sự thịnh vượng phụ thuộc vào… giá đất đai – bất động sản? Tuy nhiên làm sao có thể khác khi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương dường như chỉ biết mỗi một cách để chứng minh năng lực trí tuệ, năng lực quản trị – điều hành là đặt ra các chỉ tiêu về tăng trưởng rồi dùng đất để hoàn thành những chỉ tiêu ấy!

Chú thích

(1) https://laodong.vn/bat-dong-san/sa-lay-du-an-dat-vang-400-ti-o-quang-ngai-1028381.ldo

(2) https://laodong.vn/bat-dong-san/tap-doan-hoa-sen-rut-khoi-ninh-thuan-sau-14-nam-xi-dat-bo-hoang-1028456.ldo

(3) https://congthuong.vn/nghe-an-nhieu-khu-cong-nghiep-bi-bo-hoang-173154.html

(4) https://congan.com.vn/thi-truong/bat-dong-san/dong-nai-xoa-so-thanh-pho-ma-tai-nhon-trach_125696.html

(5) https://tienphong.vn/diem-mat-cac-khu-biet-thu-trieu-do-bo-hoang-o-ha-noi-truoc-de-xuat-danh-thue-post1348810.tpo

(6) https://thanhnien.vn/diem-danh-cac-du-an-bo-hoang-dat-post956124.html

(7) https://vnexpress.net/toan-canh-dau-gia-4-lo-dat-vang-thu-thiem-4416081.html

(8) https://tuoitre.vn/hai-doanh-nghiep-trung-dau-gia-dat-tai-thu-thiem-hua-se-som-nop-tien-20220321142521602.htm

(9) https://laodong.vn/thi-truong-bds/dau-gia-dat-thu-thiem-tinh-tiet-moi-day-con-sot-ngay-cang-nong-993201.ldo

(10) https://viettimes.vn/them-doanh-nghiep-xin-bo-coc-dat-thu-thiem-con-tay-choi-thu-3-thi-sao-post154199.html

(11) https://thesaigontimes.vn/doanh-nghiep-bat-dong-san-phat-hanh-gan-320-000-ti-dong-trai-phieu-nam-2021/

(12) https://www.vietnamplus.vn/lo-ngai-rui-ro-siet-viec-mua-trai-phieu-doanh-nghiep-cua-ngan-hang/755570.vnp

Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ – một điều luật hoàn toàn thừa thãi

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

29-3-2022

Nhưng lại rất cấp thiết để bảo vệ quyền lực độc tôn của chính quyền Đảng Cộng sản.

Có hằng hà sa số điều luật có vấn đề nghiêm trọng trong Bộ luật Hình sự nói riêng và luật Việt Nam nói chung, nhưng Điều 331 của Bộ luật Hình sự là một điều luật có vấn đề… đặc biệt nghiêm trọng.

Nó đặc biệt nghiêm trọng vì nó hoàn toàn thừa thãi.

Ta hãy đọc nguyên văn điều luật này: [1]

Thoạt nghe, điều luật này có vẻ… có lý. Xâm phạm lợi ích của người khác thì phải bị trừng phạt chứ.

Vậy thì ta hãy xem lý do tại sao cần phải có luật.

Về cơ bản, luật được sinh ra để làm hai việc: quy định những gì công dân không được làm và những gì chính quyền được làm.

Pháp luật hiện đại được xây dựng dựa trên giả định rằng “tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, như Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776 đã nói và được Hồ Chí Minh trích dẫn trong Tuyên ngôn Độc lập 1945 do chính ông soạn thảo và đọc. Giả định này xuất phát từ thuyết luật tự nhiên, do các triết gia Khai Sáng ở châu Âu phát triển vào thế kỷ 17 – 18. [2] Theo đó, chỉ cần là con người được sinh ra là đã nghiễm nhiên có quyền tự do chứ không cần ai ban phát. Ban phát quyền là giả định phổ biến trong các xã hội quân chủ – một loại hình xã hội xoay quanh một cá nhân hay một dòng họ.

Vì con người có sẵn quyền tự do như vậy, họ có thể lạm dụng quyền đó để gây hại cho người khác. Nếu ai cũng có quyền tự do tuyệt đối thì hậu quả là một xã hội loạn lạc. Nhà nước vì vậy được sinh ra để thiết lập trật tự xã hội thông qua một khế ước xã hội (social contract), hoặc ít nhất là các triết gia Khai Sáng đã nghĩ như vậy và đặt nền tảng cho nhà nước hiện đại. [3] Cái nhà nước đó sẽ ban hành ra pháp luật để hạn chế bớt quyền tự do của mỗi cá nhân, đặt ra những điều cấm, biến tự do thành những quyền tương đối.

Chẳng hạn, anh/ chị có quyền tự do ngôn luận, nhưng quyền đó sẽ bị giới hạn trong các trường hợp vu khống, tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, kích động bạo lực tức thì, v.v.

Hoặc, anh/ chị có quyền biểu tình, nhưng phải thông báo/ đăng ký với chính quyền và chỉ được biểu tình ở ngoài những khu vực cấm.

Hoặc, anh/ chị có quyền sở hữu tài sản, nhưng tài sản đó có thể bị nhà nước trưng dụng cho những mục đích an ninh, quốc phòng khi có lý do hợp lý và có bồi thường thỏa đáng; việc sử dụng tài sản cũng bị giới hạn trong trường hợp gây ảnh hưởng tới môi trường; và, gần gũi nhất, nhà nước có quyền khám xét mảnh đất, ngôi nhà bạn sở hữu khi điều tra tội phạm, v.v.

Nếu bạn vi phạm những điều cấm hoặc không tuân thủ những giới hạn trên, bạn có thể phải chịu chế tài (và chế tài này cũng không nhất thiết phải là tù tội trong luật hình sự).

Mọi giới hạn và can thiệp của nhà nước, về nguyên tắc, phải thỏa mãn tiêu chí cần thiết, tức là có thể biện minh được bằng những lý do hợp lý. [4] Chẳng hạn, nhà nước có quyền triệu tập nhân chứng để phục vụ việc xét xử tại một phiên tòa hình sự.

Đó là cách tiếp cận của những người theo trường phái nhà nước tối thiểu (minimal state). Dần dần, người ta xây dựng những mô hình nhà nước lớn hơn, có mức độ can thiệp sâu hơn vào xã hội, giới hạn nhiều quyền hơn, đánh thuế cao hơn và cung cấp nhiều dịch vụ hơn. Pháp luật khi đó không còn chỉ là để ngăn chặn và trừng phạt các hành vi gây hại, bảo vệ tự do của người dân, mà còn để phân phối của cải và cung cấp những phúc lợi gia tăng cho người dân. Đó là mô hình nhà nước phúc lợi (welfare state). [5]

Nhưng dù là nhà nước tối thiểu hay nhà nước phúc lợi, căn bản pháp luật vẫn dựa trên nguyên lý đã nêu ở đầu bài: mọi người đều nghiễm nhiên có quyền tự do, luật được đặt ra để giới hạn các quyền tự do đó, ngăn chặn hoặc trừng phạt những hành vi xâm hại đến lợi ích của người khác hoặc của xã hội.

Và đó chính là nội dung của… Điều 331.

Ta hãy đọc lại điều luật đó: “Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị…”.

Nói cách khác, Điều 331 này cõng trên lưng toàn bộ chức năng gốc và căn bản của cả một hệ thống pháp luật. Bản thân nó không giải quyết một vấn đề xã hội nào cụ thể cả, mà nó chính là triết lý chung đằng sau tất cả những đạo luật. Nó là tuyên ngôn chung của mọi hoạt động lập pháp để giải quyết các vấn đề pháp lý của xã hội, chứ nó không phải là một điều luật như điều khoản về tội giết người, tội cướp tài sản, hay tội gây rối trật tự công cộng.

Đó cũng chính là lý do mà nhiều người đã nhận xét rằng điều luật này mơ hồ, không rõ ràng. Làm sao rõ ràng được khi nó không giải quyết một vấn đề cụ thể mà chỉ có ý nghĩa tuyên ngôn về triết lý lập pháp?

Đến đây, ta sẽ thấy vì Điều 331 không giải quyết một vấn đề cụ thể nào nên nó không có lý do để được sinh ra. Nó hoàn toàn thừa thãi.

Vậy thì tại sao nó vẫn được sinh ra?

Tôi xin đề xuất hai điều để lý giải chuyện này.

Một, chính quyền Việt Nam và Đảng Cộng sản cần một công cụ hình sự để bảo vệ quyền lực của chính nó khỏi những mối đe dọa từ xã hội, chẳng hạn như những lời chỉ trích, những cuộc biểu tình, những hội đoàn độc lập. Chính vì thế, họ đặt ra những tội an ninh quốc gia như tội tuyên truyền chống nhà nước, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Nhưng những điều luật an ninh quốc gia này nặng tính chính trị, thường bị quy cho là tội chính trị, và do đó, những ai bị truy cứu theo những tội danh này cũng được gọi là tội phạm chính trị, và những vụ án đó được gọi là vụ án chính trị. Là một đảng từng tranh đấu để loại bỏ ách nô lệ và những vụ án chính trị như vậy, Đảng Cộng sản không muốn mang tiếng là một kẻ cai trị tương tự như người Pháp. Do đó, họ cần tạo ra một điều luật ít tính chính trị hơn, nằm ngoài nhóm tội an ninh quốc gia. Và tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ ra đời, nằm trong nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính – nghe nhạt nhẽo hơn nhiều.

Hai, chính quyền và Đảng Cộng sản cần một điều luật có phạm vi áp dụng đủ rộng để họ muốn diễn giải thế nào cũng được, phù hợp với nhiều mục đích. Vì thế, họ tạo ra một điều luật có phạm vi rộng tới mức không thể rộng hơn, như tôi đã trình bày ở bên trên: nó cõng toàn bộ chức năng gốc và căn bản của hệ thống pháp luật. Với phạm vi điều luật lớn như vậy, về lý thuyết, họ có thể diễn giải nó thành bất kỳ cái gì và lấn át cả chức năng của các điều luật khác.

Chẳng hạn, muốn trừng phạt một người vì bịa chuyện nói xấu một người khác, họ có thể dùng Điều 331 và như vậy vô hình trung vô hiệu hóa một điều luật sẵn có là tội vu khống.

Hoặc, muốn trừng phạt những người biểu tình bên ngoài các khu vực cho phép, gây tắc nghẽn giao thông, họ cũng có thể dùng Điều 331 và phớt lờ một tội danh sẵn có là tội gây rối trật tự công cộng.

Tuy nhiên, bằng cách gom tất cả những hành vi và khái niệm này với nhau, nhà nước Việt Nam có một tập hợp những vi phạm không lằn ranh, không giới hạn, không cần phân biệt mà cũng không thể giải thích.

“Bịa chuyện nói xấu sai sự thật” hay đơn thuần chỉ là vài ngôn từ thô lỗ vô thưởng vô phạt?

“Gây tắc nghẽn giao thông” hay đơn thuần chỉ là một buổi tuần hành trên vỉa hè gây chướng mắt nhà chức trách?

Tất cả là tùy hứng của cơ quan chức năng. Luật pháp vốn dĩ cần phải định nghĩa rõ ràng những gì công dân không được làm và những gì nhà nước được làm – với triết lý ngầm định là nhằm bảo vệ quyền tự do của người dân và giới hạn quyền lực nhà nước – thì nay biến thành một công cụ vạn năng với khả năng diễn giải vô hạn cho nhà nước.

Và sự thật cho thấy Điều 331 đang đóng vai trò gần như tương tự Điều 117 – tội tuyên truyền chống nhà nước và Điều 156 – tội vu khống. Nó được dùng để truy cứu những ai chỉ trích chính quyền/ quan chức chính quyền/ những ai thân cận với chính quyền.

Như vậy, Điều 331 có thể thừa thãi với công dân, chứ không thừa thãi với quan chức. Đó là khi ta biết quan chức và chính quyền nói chung có địa vị pháp lý cao hơn thường dân. Trong lịch sử, đó chính là triết lý cốt lõi, nền tảng để xây dựng nên các chính quyền quân chủ.

_____

Chú thích:

1. thuvienphapluat.vn. (2017). Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2017 Bộ luật Hình sự. Thuvienphapluat.vn. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Van-ban-hop-nhat-01-VBHN-VPQH-2017-Bo-luat-Hinh-su-363655.aspx

2. natural law | Definition, Theory, Ethics, Examples, & Facts | Britannica. (2022). In Encyclopædia Britannicahttps://www.britannica.com/topic/natural-law

3. social contract | Definition, Examples, Hobbes, Locke, & Rousseau | Britannica. (2022). In Encyclopædia Britannicahttps://www.britannica.com/topic/social-contract

4. 4 Permissible limitations of the ICCPR right to freedom of expression | Australian Human Rights Commission. (2013). Humanrights.gov.au. https://humanrights.gov.au/our-work/4-permissible-limitations-iccpr-right-freedom-expression

5. neoliberalism | Definition, Ideology, & Examples | Britannica. (2022). In Encyclopædia Britannicahttps://www.britannica.com/topic/neoliberalism

Cao “Tử lộ” TP.HCM – Trung Lương

Mai Bá Kiếm

2-3-2022

Sáng nay, phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình đã tử nạn trên cao “tử lộ” TPHCM – Trung Lương. Nguyên nhân, xe chở ông bị nổ bánh sau, đụng vào con lươn rồi lật ngang.

Nghĩ về sự ra đi tức tưởi

Lê Huyền Ái Mỹ

29-3-2022

Tin mừng cho bà con Đồng bằng chưa kịp hưởng, khởi công cầu Rạch Miễu 2, cầu Châu Đốc thay phà qua Châu Giang… thì một tin buồn ập đến, một sự ra đi tức tưởi, ngay trên đường về dự lễ khởi công, đi chưa đến được nơi thì đã phải về chốn cuối, ở tuổi 53.

Quân đội tham nhũng phơi bày nhược điểm của Nga trong cuộc chiến xâm lược

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

29-3-2022

Khi nguồn tin quân sự từ Ngũ Giác Đài công bố 60% tên lửa hành trình của Nga bị xịt khi đổ quân xâm lược Ukraine, các chuyên gia quan sát đặt câu hỏi: Nước Nga đánh đấm kiểu gì mà vũ khí của Nga kém hiệu quả thế này?

“Người đàn ông này không thể ngồi ở vị trí quyền lực”

Trương Nhân Tuấn

28-3-2022

“Vì tình yêu thương của Chúa, người đàn ông này không thể ngồi ở vị trí quyền lực”.

Lính tình nguyện Mỹ gốc Việt trở về từ Ukraine: “Quá khủng khiếp”

Blog RFA

Tuấn Khanh

26-3-2022

Hiếu Lê chụp hình với trang phục tác chiến trên đất Ukraine. Nguồn: Facebook Hiếu Lê

Sau khi dành 13 giờ hành quân vào phần đất quân Nga vừa chiếm, để tìm thi thể của một người lính Gruzia đã thiệt mạng gần Irpin, Ukraine, cựu binh Lục quân Hoa Kỳ Hiếu Lê biết phần tham gia vào cuộc chiến này của anh cũng đã kết thúc.

Vì sao bạn ủng hộ Putin?

Mạc Việt Hồng

27-3-2022

Các bạn bảo vệ đảng cộng sản Việt Nam, mình hiểu các bạn. Cha mẹ các bạn có thể là đảng viên đảng CS, bản thân các bạn ăn cây nào rào cây ấy. Nhưng các bạn ủng hộ Putin mình hoàn toàn không hiểu các bạn.

Xét lại chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam

Trương Nhân Tuấn

26-3-2022

Chính sách “bốn không” của quốc phòng Việt Nam không phải tự nhiên mà có. Đây không hề là kết quả của sáng kiến “ngọai giao cây tre” mà các lãnh đạo CSVN thường hay “nổ”.

Việt Nam, ‘sự thật lịch sử’ không nhất thiết phải… thật!

Blog VOA

Trân Văn

26-3-2022

Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, Dương Văn Minh (đeo kính, nhìn lên), tại đài phát thanh Sài Gòn, 4 tháng Năm, 1975. Nguồn: AP Photo/Ky Nhan

Gần như toàn bộ châu Âu đều đứng lên chống Nga

Vũ Hoàng Linh

25-3-2022

Mục tiêu ban đầu của Nga khi đánh Ukraine là đánh nhanh, thắng nhanh, phát động quần chúng nhân dân Ukraine đứng lên phối hợp với quân đội giải phóng Nga, lật đổ “ngụy quyền” Zelensky và tiêu diệt bẽ lũ phát xít Azov, xây dựng nhà nước Ukraine hòa bình, hữu nghị, hợp tác (với Nga).

“Đối tác chiến lược toàn diện” của Việt Nam: Họ là ai?

Nghiên cứu Việt-Mỹ

Ái Châu

23-3-2022

Việt Nam cho đến nay chỉ chọn ba nước làm “đối tác chiến lược toàn diện” là Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Mỹ đã đề nghị ba lần nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên “đối tác chiến lược” (thấp hơn “đối tác chiến lược toàn diện” một bậc) nhưng Việt Nam chưa trả lời.

Gia tăng ‘cơ cấu lại DNNN’ sẽ mất thêm bao nhiêu tỉ nữa?

Blog VOA

Trân Văn

25-3-2022

Thực tế hoạt động của DNNN tại Việt Nam chứng minh, xây dựng CNXH ở Việt Nam đã và vẫn còn là tiến trình không những hết sức tốn kém máu xương, nước mắt, mồ hôi mà còn vắt kiệt nội lực quốc gia. Nguồn: VOA

Xin lỗi ngài tổng thống Zelensky và các bạn Ukraine!

Đoàn Bảo Châu

25-3-2022

Chúng tôi ủng hộ ngài và người dân Ukraine chống lại quân xâm lược Nga, nhưng chúng tôi không thể làm theo lời kêu gọi bởi chúng tôi không muốn bị bắt, không muốn ngồi trong đồn cả ngày trời.

Hãy đổi tên cho Hội Nhà văn, Hội Nhà báo

Vũ Hữu Sự

25-3-2022

Hơn 20 vạn quân Nga tràn vào xâm lược Ukraina. Xích xe tăng của quân xâm lược nghiến nát những cánh đồng lúa mỳ, những làng quê và những đô thị xinh đẹp của một quốc gia hiền hòa. Pháo hạng nặng và tên lửa siêu thanh của quân xâm lược dội bão lửa xuống những trường học, những bệnh viện và những khu dân cư.

“Cuộc chiến dựa trên sự mơ tưởng của Putin”

N-TV

Phan Ba, dịch

23-3-2022

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nguồn: AP

20 ngày bên trong Mariupol: Hai phóng viên ghi lại sự đau đớn của thành phố

AP

Tác giả: Mstyslav Chernov

Nguyễn Xuân-Phương dịch

23-3-2022

Lời người dịch: Ông Mstyslav Chernov là một phóng viên quay phim của Associated Press. Ông đã cùng với nhiếp ảnh gia Evgeniy Maloletka ở lại thành phố Mariupol trong 20 ngày để tường thuật lại tình trạng bên trong thành phố bị vây hãm. Đây là lời kể lại của ông Mstyslav Chernov.

***

Bà Phương Hằng và âm mưu của CSVN

Lê Minh Nguyên

24-3-2022

Cuối cùng thì bà Nguyễn Phương Hằng, vợ ông Huỳnh Uy Dũng, tức Dũng Lò Vôi, cũng đã bị khởi tố và bắt tạm giam. Tội mạ lỵ và phỉ báng ở các quốc gia dân chủ pháp trị, thường được coi là một tội dân sự chứ không phải là một tội hình sự, tức nguời vi phạm bị phạt tiền chứ không bị phạt tù.

Alexander Solzhenitsyn, Putin và chủ nghĩa dân tộc tại Nga

Trần Trung Đạo

24-3-2022

Aleksandr Solzhenitsyn và putin. Nguồn: Politico

Quá khứ bao giờ cũng là bài học quý giá cho tương lai. Học để tránh hay học để vượt qua. Tuy nhiên, nhiều nhà chính trị không chỉ học mà tai hại hơn còn vận dụng quá khứ như một vũ khí để thực hiện tham vọng bành trướng của riêng họ.

Léo Tolstoï và Putin

Lâm Bình Duy Nhiên

24-3-2022

Leo Tolstoï và cháu ngoại Tania Albertini (1905-1996), mẹ của Marta Albertini (Nga, khoảng 1910). Ảnh tư liệu

Marta Albertini là cháu gọi đại văn hào Leo Tolstoï (1828-1910) bằng ông cố ngoại. Bà năm nay 85 tuổi và sống tại bang Valais (Thuỵ Sĩ).

Nhà văn bàn chuyện chiến tranh thì có “mất tư cách” không?

Thái Hạo

23-3-2022

Khoảng một tuần nay, giữa lúc Putin đang gieo chết chóc lên đất nước Ukraine xinh đẹp, trong tôi cứ thấp thoáng lời của một giảng viên, cũng là nhà phê bình văn học* (mà tôi vốn quý mến lâu nay) khi ông nói trên Facebook: