Hồ sơ thuế của Trump (I): Những tài liệu từ lâu bị che giấu cho thấy, lỗ lã triền miên và nhiều năm tránh né việc đóng thuế (Phần 3)

New York Times

Tác Giả: Russ Buettner, Susanne CraigMike McIntire

Dịch Giả: T.Vấn

30-9-2020

Tiếp theo phần 1phần 2

Phần 3: Tấm bản đồ của đế chế doanh nghiệp Trump

Nội dung của hàng ngàn tài liệu thuế kinh doanh và cá nhân có chứa đựng nhiều chi tiết về tài chính đã bị che giấu trong nhiều năm.

Hồ sơ thuế của Trump (III): Khu đầm lầy Trump đã tái tạo (Phần 9)

New York Times

Tác giả: Nicholas Confessore, Karen Yourish, Steve Eder, Ben Protess, Maggie Haberman, Grace Ashford, Michael LaForgia, Kenneth P. Vogel, Michael Rothfeld Larry Buchanan

Dịch giả: T.Vấn

20-10-2020

Tiếp theo phần 1 phần 2phần 3phần 4phần 5phần 6phần 7phần 8

Thuật lãnh đạo và công việc kiếm tiền

Trong tuần diễn ra lễ nhậm chức của tổng thống Trump, một chính trị gia người Romania tên là Liviu Dragnea có ghé qua khách sạn quốc tế Trump ăn tối và uống rượu.

Ở nước mình, Dragnea – thủ lãnh của đảng Dân Chủ Xã Hội – bị cấm không cho nắm giữ những chức vụ quan trọng và chuẩn bị phải ra tòa vì các cáo buộc tham nhũng. Nhưng ở Washington, ông ta vẫn có thể bắt tay với vị tổng thống đắc cử.

Tối hôm đó, khi tổng thống Trump và đoàn tùy tùng đi ngang qua khách sạn, Dragnea và viên thủ tướng Romania chụp bắt ngay cơ hội. Dragnea đã có được một buổi mà sau đó ông ta mô tả một cách sai lạc là một buổi ăn tối thân mật, một hình thức gặp mặt phải mất cả năm trời để sắp xếp, kể cả với các vị nguyên thủ quốc gia. Sau đó, ông ta đưa bức hình chụp chung với Trump lên trang Facebook, hàm ý rằng ông ta đã gặt hái được một cam kết thắt chặt hơn mối quan hệ giữa hai quốc gia.

Đối với các chính trị gia nước ngoài ở mức thấp nhất trong nấc thang ngoại giao ở Washington, ngay cả một cơ hội gặp gỡ với tổng thống Hoa Kỳ cũng đã là thắng lợi có ý nghĩa về mặt tuyên truyền. Đại biểu của ít nhất 33 quốc gia đã từng bước ngang qua khách sạn Trump, theo thống kê của bản tin 1100 Pennsylvania của ký giả Zach Everson, là người theo dõi các hoạt động ra vào nơi đây.

Alan M. Madison, người đại diện cho các chính quyền và đảng phái chính trị nước ngoài ở Washington, bao gồm cả đảng Dân Chủ Xã Hội của Dragnea, cho biết:

“Việc họ có thể sắp xếp được một cuộc gặp gỡ, một cái bắt tay và chụp chung một bức hình được lan truyền xa rộng về tận quê nhà của họ – đó là vàng đối với họ. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì để đạt được điều đó”.

Một số tòa đại sứ đã dời những buổi tiệc hàng năm hoặc các dịp lễ kỷ niệm độc lập của nước họ vào trong khách sạn Trump. Viên đại sứ Phi Luật Tân giải thích với báo The Philippine Star: “Vì mấy tòa đại sứ khác họ tổ chức các dịp kỷ niệm hàng năm của họ trong khách sạn được rất nhiều người tham dự, tôi quyết định – tại sao mình lại không làm giống như vậy”.

Khi thủ tướng Zeljka Cvijanovic của khu vực Serbian trong vùng đất Bosnia, ghé lại khách sạn, gặp được Kellyanne Conway và Sarah Huckabee Sanders ở đó, bà ta bèn cho ra một thông báo gần giống với tuyên bố chính thức cấp nhà nước, trong đó có đoạn: “Ngay trong ngày đầu tiên viếng thăm Washington, thủ tướng Zeljka Cvijanovic đã tiếp xúc được với những cố vấn thân cận nhất của tổng thống Hoa Kỳ”.

New York Times nhận diện hơn 20 viên chức, các chính trị gia, doanh nghiệp và các nhóm quyền lợi ngoại quốc có các mối quan hệ chặt chẽ với các chính quyền hải ngoại đã tổ chức các sự kiện ở khách sạn Trump hay mướn phòng ở đó.

Những thắng lợi về chính sách đôi khi theo sát đằng sau. Tập đoàn FLC, một tập đoàn Việt Nam có một công ty con là hãng hàng không thương mại, đã tổ chức một hội nghị tại khách sạn Washington vào tháng 6 năm 2018, quảng cáo cho những cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Tám tháng sau đó, cơ quan hàng không Liên bang Hoa Kỳ đã thỏa thuận cho hàng không Việt Nam thiết lập đường bay với Hoa Kỳ. Trump đến tham dự một buổi lễ tại Hà Nội để ăn mừng FLC đã ký một hợp đồng mua máy bay của hãng Boeing trị giá 3 tỉ đô la.

Một số khách hàng của cơ sở doanh nghiệp Trump đã dùng những nơi này để tạo dựng các mối quan hệ với các nhà lãnh đạo nước ngoài. Broidy, một doanh nhân California và là một tân hội viên của Mar-a-Lago, đã dùng cơm tối với Dragnea và sắp xếp cuộc gặp tại chỗ cho ông này với tổng thống Trump. Về sau, Broidy tìm cách để có được sự làm ăn với Romania và các nước khác. Tháng 2 năm 2017, Broidy viết thư cho bộ trưởng Quốc Phòng Angola thảo luận về một cuộc viếng thăm của ông này đến Mar-a-Lago trong lúc đang đòi chính phủ nước này thanh toán một khoản tiền cho công ty Circinus, công ty cung cấp dịch vụ phòng vệ của ông ta.

Mùa thu năm đó, Broidy tổ chức một buổi tiếp tân ở khách sạn Washington, có rượu pha, ăn tối và “giờ giao lưu xã hội với xì-gà” – tất cả là để chào đón bộ trưởng Quốc Phòng Romania và viên tướng đứng đầu một cơ quan mà Broidy đang để mắt tới với hy vọng có được một thương vụ mới.

Broidy và nhóm của ông ta mời được một số viên chức chính phủ, gồm đại sứ Hoa Kỳ ở Romania, bộ trưởng thương mại Wilbur Ross. Ông ta cũng mời Ryan Zinke, bộ trưởng Nội Vụ, và “nhiều chức sắc quan trọng” khác – theo nội dung một e-mail có được do sự yêu cầu công khai các văn kiện. Ross không tham dự nhưng Zinke và viên đại sứ có mặt.

Khoảng 5 tháng sau, công ty của Broidy đã đạt được một thỏa thuận hợp tác với một công ty dịch vụ phòng vệ của Romania do nhà nước sở hữu, tạo nền tảng cho việc ký kết một hợp đồng trị giá 200 triệu đô la. Tuy nhiên, hợp đồng này không bao giờ thành hiện thực. Dragnea bị kết tội lợi dụng quyền hành và phải thi hành án tù; cùng lúc, những giao dịch của Broidy với các khách hàng nước ngoài bị điều tra bởi cơ quan Liên bang.

Broidy không trả lời những yêu cầu bình luận. Hôm thứ năm vừa rồi, có tin tiết lộ rằng ông ta bị cáo buộc một tội danh duy nhất là âm mưu vi phạm luật lobby cho khách hàng ngoại quốc trong một trường hợp không dính dáng gì đến Romania. Tuy nhiên, các công tố viên trong vụ này đã nhấn mạnh đến mối quan hệ của Broidy với cơ sở doanh nghiệp của Trump, trích dẫn một nội dung tin nhắn từ Broidy, đề nghị sắp xếp một buổi chơi golf cho một chính trị gia nước ngoài với tổng thống Trump tại sân câu lạc bộ Bedminster hoặc khu vực Washington.

Thậm chí một chính trị gia hạng xoàng ở Đông Âu cũng có thể kề vai sát cánh với nhà lãnh đạo của thế giới tự do. Mùa xuân vừa rồi, tại một buổi hội hè do đảng bộ Cộng hòa địa phương tổ chức ở Mar-a-Lago, thủ lãnh của một đảng chính trị đứng hàng thứ sáu của Romania đã tìm cách đến gần được Trump và chụp chung hình.

Cơ hội chẳng bao lâu tự nó xuất hiện: Trong một bức hình khá mờ đưa lên trong tài khoản facebook và Instagram , nhà hoạt động chính trị Eugen Tomac, được nhìn thấy đang bắt tay với tổng thống Trump, là người mà ông ta tuyên bố đã mời sang viếng thăm Romania.

Trên tài khoản Facebook của mình, Tomac viết: “Chúng ta đang làm điều đúng nhất cho Romania và cho tương lai của khối Châu Âu-Đại Tây Dương của chúng ta. Chỉ bằng cách này chúng ta mới có thể làm cho Romania hùng mạnh và vĩ đại một lần nữa”.

Hồi ký: Tổng thống Barack Obama đối phó với đại dịch H1N1 ra sao?

Barack Obama

Nhã Duy, chuyển ngữ

18-11-2020

Lời người dịch: Mùa Xuân năm 2009, chỉ sau vài tháng sau khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Obama đang bộn bề đối phó để vực dậy cuộc suy thoái kinh tế Hoa Kỳ, cùng các cuộc chiến ở Trung Đông, nội các tổng thống Obama còn phải đối phó thêm với đại dịch H1N1 đầy nguy hiểm.

10 cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng: Để quân đội tham gia tranh chấp bầu cử sẽ nguy hiểm cho đất nước

Washington Post

Trúc Lam, dịch

3-1-2021

10 cựu Bộ trưởng QP Mỹ. Hàng trên (từ trái qua): Ashton Carter, Dick Cheney, William Cohen, Mark Esper, Robert Gates. Hàng dưới (từ trái qua): Chuck Hagel, James Mattis, Leon Panetta, William Perry và Donald Rumsfeld

Ý kiến của 10 cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Ashton CarterDick CheneyWilliam CohenMark EsperRobert GatesChuck HagelJames MattisLeon PanettaWilliam PerryDonald Rumsfeld

Jamie Raskin đã thắng trước khi phiên tòa luận tội bắt đầu

Washington Post

Tác giả: Jennifer Rubin

Trúc Lam, chuyển ngữ

9-2-2021

“Chiến thắng” trong phiên tòa luận tội đồng nghĩa với việc xóa bỏ mọi nghi ngờ hợp lý trong tâm trí người Mỹ, rằng Tổng thống Donald Trump đã kích động bạo loạn, rằng ông để nó tiếp tục trong sự cố gắng tuyệt vọng để nắm quyền hành và đảng Cộng hòa đơn giản là không quan tâm. Những người điều hành việc luận tội ở Hạ viện đã làm một công việc xuất sắc về tất cả các điểm trong các lập luận mở đầu của họ hôm thứ Ba [ngày 9/2/2021].

Người biểu tình châu Á và giấc mơ Mỹ

Project Syndicate

Tác giả: Ian Buruma

Chuyển ngữ: Hoàng Thủy Ngữ

4-3-2021

Những người biểu tình phản đối vụ đảo chính quân sự ở Myanmar hy vọng có sự can thiệp của Mỹ, cho thấy hình ảnh của nước Mỹ với tư cách là đất nước đấu tranh cho tự do toàn cầu vẫn chưa chết, ngay cả sau 4 năm Donald Trump theo chủ nghĩa cô lập “Nước Mỹ trên hết”. Nhưng Hoa Kỳ luôn là một nước ủng hộ có chọn lọc cho nền dân chủ, và bây giờ nó đang thu hẹp lại.

Năm điều cần biết trong ngày 28/4: Covid-19, Biden, bạo lực của cảnh sát, Boko Haram, Hungary

CNN

Tác giả: AJ Willingham

Thụy Mân lược dịch

28-4-2021

(CNN) Có thể xăng sẽ khan hiếm vào mùa hè này, nhưng không phải vì do thiếu hụt dầu thô, mà vì đang thiếu hụt những người lái xe tải chở xăng dầu đi phân phối.

Biến thể Delta ở Vương quốc Anh: Chết dù đã chích ngừa

FAZ

Tác giả: Jochen Buchsteiner

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

25-6-2021

Lời người dịch: Bài dịch này không nhằm mục đích gây thêm lo lắng cho mọi người, vì hiện tại con số lây lan đã giảm đáng kể, ở Đức chỉ còn 5,9 ca/ 100.000 người trong 7 ngày (05:55 RKI: 592 neue Fälle – bundesweite Inzidenz sinkt auf 5,9), tuy nhiên chúng ta cũng nên tiếp tục giữ những biện pháp vệ sinh cần thiết như trước đây và có thể phải chuẩn bị tinh thần khi mùa lạnh đến.

Báo Sạch

Trịnh Hữu Long

13-9-2021

Một văn bản được cho là Kết luận Điều tra vụ Báo Sạch cho rằng nhóm này đã nhận vài tỷ đồng từ các doanh nghiệp để làm truyền thông. Một số báo nhà nước cũng loan tin tương tự. Tôi không rõ những thông tin này chính xác tới đâu. Tuy vậy, cứ cho là thông tin này đúng sự thật thì có mấy điều đáng lưu ý:

Nhà Xuất Bản Tự Do ra mắt sách “Giã từ tự do”

Kurtulus Bastimar, luật sư nhân quyền

10-12-2021

Tác phẩm “GIÃ TỪ TỰ DO” có tên tiếng Anh là “A FAREWELL TO FREEDOM” là một cuốn tiểu thuyết của tác giả trẻ Kurtuluş Baştimar người Thổ Nhĩ Kỳ. Tác phẩm này đã được báo Book Culture Art Times (BCA Times) của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ trao giải thưởng “Bút vàng Văn chương” vào năm 2018. Đây là một giải thưởng danh giá được trao cho các tác phẩm văn học xuất sắc, và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận.

“Giã từ tự do” có bản gốc được viết bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó được dịch sang tiếng Anh, và nay Nhà xuất bản Tự Do hân hạnh được tác giả trao bản quyền để chuyển ngữ sang tiếng Việt. Đây là một món quà quý giá mà tác giả ưu ái dành tặng cho người dân Việt Nam, tặng cho những người đã, và đang cống hiến công sức của mình trong cuộc tranh đấu bảo vệ quyền tự do ngôn luận, thông qua Nhà xuất bản Tự Do.

Đề cập đến lý do tặng cuốn sách này cho người Việt Nam, tác giả Kurtulus viết:

“Trong câu chuyện này, bạn đọc Việt Nam sẽ bắt gặp một cuộc chiến chống lại quyền phát biểu ý kiến, quyền biểu hiện, và sự thiếu hiểu biết về sự tồn tại của một xã hội. Theo tôi, người Việt Nam đang phải đối mặt với sự cấm đoán tương tự về quyền có ý kiến, và quyền tự do ngôn luận. Do đó, tôi dành tặng ấn bản tiếng Việt của “Giã từ Tự do” cho Nhà xuất bản của tôi: Nhà xuất bản Tự do cùng với toàn thể thành viên của nó, và tất nhiên cũng là cho tất cả người dân Việt Nam.”

***

“Giã từ dự do” là câu chuyện kể về những người Kurd bị xua đuổi, bị trục xuất khỏi ngôi làng của họ. Họ bị tấn công, bị tra tấn và bị lưu đày khỏi quê hương. Những ngôi nhà, những ngôi làng mà người Kurd sinh sống đều bị thiêu rụi. Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người dân bị cấm sử dụng một cách triệt để trong cả khu vực công cộng lẫn riêng tư. Đã từng có nhiều người Kurd bị bắt, bị tra tấn, bị bỏ tù chỉ vì họ nói, hát, viết, xuất bản… bằng tiếng Kurd. Các đảng chính trị đại diện cho quyền lợi của người Kurd bị cấm đoán.

Người Kurd đã từng có những hoạt động chính trị bao gồm cả các hoạt động ôn hòa vì các quyền dân sự cơ bản, cũng như các cuộc nổi dậy vũ trang, và chiến tranh du kích, với đòi hỏi về các quyền tự quyết, và một nhà nước độc lập của riêng người Kurd. Nhưng cho đến nay, ước mơ tự trị, tự quyết này vẫn luôn bị dập tắt.

Nhân vật chính của “Giã từ dự do” – Ahmet – đưa độc giả đến một thế giới vô định. Đọc “Giã từ tự do”, độc giả Việt Nam sẽ chứng kiến cuộc chiến của người Kurd để giành lại quyền thể hiện bản thân bằng tiếng mẹ đẻ, một cuộc chiến để tồn tại với bản sắc, văn hóa và ngôn ngữ của riêng họ. Theo chân Ahmet, độc giả có thể cảm nhận được, thấy được, hiểu được những nét đặc sắc trong văn hóa của người Kurd và ý chí vươn lên của họ. Nhưng, đau buồn thay, mọi nỗ lực của họ đều bị những thế lực hắc ám chà đạp. Những thế lực này có thể là những phe phái cầm quyền tàn bạo, cũng có thể là đám xã hội đen bẩn thỉu. Thân phận người dân thật nhỏ bé và mong manh dưới những gót giày thô bạo. Nhưng, cho dù bị chà đạp, ý thức mãnh liệt để nói lên sự thật và bảo vệ bản sắc cội nguồn vẫn không bao giờ bị dập tắt.

Nhận xét về “Giã từ tự do”, nhà văn người Cuba Zoé Valdés – một người chạy trốn chế độ cộng sản và là bạn thân của tác giả – đã viết:

“Có những tác phẩm của một số tác giả làm bạn cảm nhận đến đổ bệnh. Khi tôi đọc Albert Camus tôi đã bị ốm nặng, sốt cao, tôi không thể đọc được vì tôi đã khóc rất nhiều trước vẻ đẹp của ngôn ngữ, và nội dung của tác phẩm. Điều tương tự đã xảy ra khi tôi đọc cuốn tiểu thuyết này. Tôi đã khóc, tôi bị bệnh. Nó đã xảy ra bởi vì đúng vào thời điểm mà người dân Cuba, đặc biệt là thanh niên, trẻ em, thanh thiếu niên, tràn ngập các đường phố trên đảo Cuba từ đầu này đến đầu kia trên đất nước tôi, và hô vang đòi tự do.

Giữa nỗi đau này cho đất nước, tôi đã đọc được “A Farewell to freedom.” Những gì cuốn sách tuyệt vời này dạy là sẽ không có tự do khi không có hy vọng, và khi chúng ta mất hy vọng, con đường dẫn đến tự do sẽ trở nên xa xôi và ảm đạm hơn rất nhiều.”

Đồng cảm với nhà văn Zoé Valdés, độc giả Việt Nam cũng sẽ tìm thấy trong tác phẩm này những vấn đề tương tự với hoàn cảnh Việt Nam. Những thảm cảnh của dân oan bị tấn công, bị xua đuổi ra khỏi ngôi nhà, ngôi làng của họ cùng với nó là tình trạng chiếm dụng đất công của những kẻ có quyền có thế… Tình trạng nghèo khổ bất công của tầng lớp lao động, nạn thất học và lao động sớm của trẻ em nghèo; tình trạng bất bình đẳng giữa các thành phần xã hội; tình trạng quá tải trong các bệnh viện diễn ra tràn lan… Quyền tự do xuất bản, tự do ngôn luận bị cấm đoán; những diễn đàn độc lập bị tấn công, nhà xuất bản độc lập bị săn lùng… Những nhà văn, nhà thơ, nhà báo bị cầm tù, bị đày đọa chỉ vì họ dám viết ra những điều họ nghĩ, họ thấy, họ cảm nhận. Từ những Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Phan Khôi của thập niên 1950, những Vũ Thư Hiên, Hoàng Cầm của thập niên 1970 – 1980, cho đến những Phạm Thành, Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang của ngày hôm nay… hay những shipper bị bắt, bị đánh chỉ vì chuyển giao những cuốn sách đến tay bạn đọc, một Nguyễn Bảo Tiên bị khởi tố chỉ vì đi gửi sách… những thế hệ người Việt vẫn tiếp nối nhau ngẩng cao đầu để nói lên sự thật, cho dù có bị đày đọa vì sự thật đó.

Dù là ở hai quốc gia xa xôi, dù là hai dân tộc chưa có nhiều hiểu biết lẫn nhau, nhưng những nhà văn cam đảm như Ahmet hay Phùng Quán đều có chung một ý chí kiên cường:

“Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu”

                                           (Phùng Quán – Lời mẹ dặn)

Tác giả Kurtuluş Baştimar là một luật sư nhân quyền, và là một nhà văn trẻ sinh năm 1993 tại Kars, một tỉnh phía Đông của Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2014, anh chuyển đến sống ở khu tự trị Crimea, và tại đây, cảm nhận về cuộc sống lưu đày của người dân Krym, anh đã viết tác phẩm đầu tay: “Education, War and Exile.”

Năm 2015, anh chuyển đến Hà Lan học Luật châu Âu tại Đại học Maastricht, và tốt nghiệp vào năm 2018. Trong những năm học Đại học, anh tập trung vào quyền con người. Vì thế, tất cả các tiểu thuyết, và truyện ngắn của anh đều xoay quanh các quyền cơ bản, và tự do.

Nhận xét về người bạn của mình, nhà văn Zoé Valdés viết:

“Đã có nhiều luật sư mong muốn được trở thành nhà văn lớn, và một số người đã đạt được thành công nhất định. Kurtulus Bastimar là một trong những người như vậy. Đây là trường hợp người bạn của tôi, người mà cuộc đấu tranh cho nhân quyền đã giao phó nhiệm vụ cho anh ấy. Cuộc đấu tranh đó đã đưa cả hai chúng tôi vào con đường này, cùng sống, và cùng hy vọng. Các bài viết, và tác phẩm của anh ấy đã đưa tôi đến gần anh một cách sâu sắc qua khát vọng tự do, và tình yêu con người nồng nhiệt.”

Ngoài việc viết sách, tác giả Kurtuluş Baştimar còn là một luật sư nhân quyền quốc tế. Anh sớm đã có những cống hiến cho công việc bảo vệ quyền con người ở nhiều nơi trên thế giới. Sứ mệnh của anh không chỉ dừng lại trong phạm vi đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với anh, một khi đã là luật sư nhân quyền, anh phải đấu tranh để bảo vệ cho bất kỳ ai bị xâm phạm về các quyền cơ bản trên khắp thế giới. Chính điều này đã thôi thúc và khiến anh trở thành một luật sư nhân quyền cho những nhà hoạt động, những tù nhân chính trị – những người đang đối mặt với sự lạm quyền ở Cuba, Iran, Pakistan, Việt Nam và nhiều quốc gia khác nữa. Anh đã và đang theo dõi sát sao những trường hợp này và bảo vệ họ tại các phiên họp của “Nhóm làm việc về việc bắt giữ tuỳ tiện của Liên Hiệp Quốc”.

Những nỗ lực cùng với sự nhiệt tình của anh nhằm tác động lên các quyết định của Nhóm này. Hiện nay, anh cũng đang là luật sư nhân quyền quốc tế bảo trợ cho một số tù nhân lương tâm Việt Nam bị chính quyền đàn áp vì quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt và tự do xuất bản.

Những sự thật về mối quan hệ giữa NATO và Nga (Phần 2)

NATO

Thục Quyên, phỏng dịch

27-2-2022

Tiếp theo phần 1

III/ Những luận điệu hoang tưởng của Nga về sự cộng tác giữa NATO và Nga:

Hoang tưởng 8: NATO phá hoại an ninh bằng cách đình chỉ hợp tác thực tế với Nga.

Sự thật: Năm 2014, NATO đã đình chỉ mọi hợp tác thực tế với Nga để đáp trả các hành động gây hấn của họ ở Ukraine. Sự hợp tác này bao gồm các dự án ở Afghanistan, chương trình chống khủng bố và hợp tác khoa học. Các dự án này đã mang lại kết quả theo thời gian, nhưng việc tạm dừng chúng không làm suy yếu an ninh của Liên minh hoặc giảm khả năng chống lại các thách thức như khủng bố.

NATO đã nói rõ vẫn tiếp tục tìm kiếm một mối quan hệ mang tính xây dựng với Nga. Nhưng sự cải thiện trong quan hệ giữa NATO và Nga phụ thuộc vào sự thay đổi rõ ràng và mang tính xây dựng trong các hành động của Nga – một hành động thể hiện sự tuân thủ luật pháp quốc tế và các cam kết quốc tế của Nga.

IV/ Những luận điệu hoang tưởng của Nga về sự bành trướng của NATO

Hoang tưởng 9: Nga có quyền yêu cầu bảo đảm rằng Ukraine và Georgia sẽ không gia nhập NATO

Sự thật: Mọi quốc gia có chủ quyền đều có quyền lựa chọn các thỏa thuận an ninh cho mình. Đây là nguyên tắc cơ bản của an ninh châu Âu và là nguyên tắc mà Nga cũng đã ký kết chấp thuận (xem Đạo luật cuối cùng của Helsinki) (1).

Khi ký Đạo luật Căn bản NATO – Nga, Nga cũng cam kết duy trì “tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia và tôn trọng quyền tự nhiên của họ trong việc lựa chọn các phương tiện để bảo đảm an ninh của mình“. Ukraine và Georgia có quyền lựa chọn liên minh của mình và Nga, theo những thỏa thuận do chính Nga nhiều lần ký kết, không có quyền ra lệnh cho lựa chọn đó phải theo ý của Nga.

NATO bác bỏ mọi ý tưởng tạo lại những vùng ảnh hưởng ở Âu châu – chúng đã là một phần của lịch sử và nên thuộc về lịch sử.

Hoang tưởng 10: NATO có căn cứ trên khắp thế giới

Sự thật: Cơ sở hạ tầng quân sự của NATO bên ngoài lãnh thổ của các nước Đồng minh chỉ giới hạn trong các khu vực mà Liên minh đang tiến hành các sứ mạng. Thí dụ, NATO có các cơ sở quân sự ở Kosovo để thực hiện sứ mạng của KFOR (Kosovo Force) là gìn giữ hòa bình.

NATO cũng có các văn phòng liên lạc dân sự ở các nước đối tác như Georgia, Moldova, Ukraine và Nga. Đây không thể được coi là “căn cứ quân sự”.

Các nước trong Liên minh có riêng các căn cứ ở nước ngoài trên cơ sở các thỏa thuận song phương và nguyên tắc đồng ý của nước chủ nhà, trái ngược với các căn cứ của Nga trên lãnh thổ Moldova, Ukraine và Georgia.

V/ Những luận điệu hoang tưởng của Nga về thái độ của NATO đối với Nga

Hoang tưởng 11: NATO thổi phồng sự sợ hãi về các cuộc tập trận của Nga

Sự thật: Mọi quốc gia đều có quyền tiến hành các cuộc tập trận, nhưng điều quan trọng là chúng phải được tiến hành một cách minh bạch và phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế. Để thúc đẩy tính minh bạch, các thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác tại Âu châu OSCE, bao gồm cả Nga, cam kết tuân thủ các quy định của Văn kiện Vienna. Nếu một cuộc tập trận có sự tham gia của ít nhất 9.000 nhân viên, thì cuộc tập trận phải được thông báo, và nếu nhân sự từ 13.000 trở lên, thì các quan sát viên của OSCE phải được mời tham dự cuộc tập trận.

Những lo ngại của NATO về các cuộc tập trận của Nga là kết quả trực tiếp của sự thiếu minh bạch của Nga. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nga chưa bao giờ chấp nhận sự quan sát những cuộc tập trận theo đúng tiêu chuẩn của Văn kiện Vienna.

Nga cũng đã thực hiện các cuộc tập trận nhanh và lớn, bao gồm hàng chục ngàn quân, để đàn áp tinh thần các nước láng giềng. Cách hành xử này làm tăng căng thẳng và xói mòn lòng tin. Cuộc tấn công của Nga vào Georgia năm 2008 và việc sáp nhập Crimea bất hợp pháp vào năm 2014 đã được che đậy như là các cuộc tập trận chớp nhoáng.

Hoang tưởng 12: NATO là một dự án địa chính trị của Hoa Kỳ

Sự thật: NATO được thành lập vào năm 1949 bởi mười hai quốc gia có chủ quyền: Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Iceland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Kể từ đó, NATO đã phát triển và hiện nay có 30 nước đã tự quyết định tham gia vào tổ chức. Tất cả các quyết định trong NATO đều được thực hiện bởi sự đồng thuận, có nghĩa là một quyết định chỉ có thể được đưa ra nếu mọi nước Đồng minh chấp thuận nó.

Tương tự, quyết định cho bất kỳ quốc gia nào tham gia vào các hoạt động do NATO dẫn đầu hoàn toàn tùy thuộc quốc gia đó và theo các thủ tục pháp lý của riêng quốc gia đó. Không thành viên nào của Liên minh có thể quyết định việc triển khai bất kỳ lực lượng nào của một nước Đồng minh khác.

Hoang tưởng 13: NATO đã cố gắng cô lập hoặc loại trừ Nga

Sự thật: Trong hơn ba thập niên, NATO đã không ngừng nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợp tác với Nga.

NATO bắt đầu tiếp cận, đề nghị đối thoại thay vì đối đầu, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở London vào tháng 7 năm 1990 (2). Những năm tiếp theo, Liên minh đã thúc đẩy đối thoại và hợp tác bằng cách thành lập Quan hệ Đối tác vì Hòa bình (PfP Partnership for Peace) và Hội đồng Đối tác Euro – Đại Tây Dương (EAPC Euro – Atlantic Partnership Council), cho toàn châu Âu tham dự, bao gồm cả Nga.

Năm 1997, NATO và Nga đã ký Đạo luật Sáng lập về Quan hệ , Hợp tác và An ninh, thành lập Hội đồng Liên hiệp Thường trực NATO-Nga. Vào năm 2002, hội đồng này đã được nâng cấp thành Hội đồng NATO – Nga (NRC, NATO – Russia Council) (3).

NATO chủ tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Nga. Đôi bên đã cộng tác về các vấn đề, từ chống ma tuý và chống khủng bố, đến cứu hộ tàu ngầm và lập kế hoạch khẩn cấp dân sự. Tuy nhiên, vào tháng 3/2014, trước những hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine, NATO đã đình chỉ hợp tác thực tế với Nga. Nhưng song song, NATO vẫn mở các kênh liên lạc với Nga. Hội đồng Nga – NATO vẫn là một nền tảng quan trọng để đối thoại. Đó là lý do tại sao Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã mời tất cả các thành viên của Hội đồng NATO – Nga tham dự một loạt các cuộc họp nhằm cải thiện an ninh ở châu Âu.

Hoang tưởng 14: NATO lẽ ra phải giải tán sau Chiến tranh Lạnh

Sự thật: Tại Hội nghị thượng đỉnh London năm 1990, các nhà lãnh đạo NATO đã nhất trí: “Chúng ta cần tiếp tục sát cánh cùng nhau, để kéo dài nền hòa bình lâu dài mà chúng ta đã có được trong 4 thập niên qua”. Đây là sự lựa chọn của những nước có chủ quyền và hoàn toàn phù hợp với quyền phòng vệ tập thể theo Hiến chương Liên Hiệp quốc.

Kể từ đó, 16 quốc gia khác đã chọn gia nhập NATO. Liên minh đã thực hiện các nhiệm vụ mới và thích ứng với những thách thức mới, đồng thời tiếp tục tuân theo các nguyên tắc cơ bản về an ninh, phòng thủ tập thể và ra quyết định bằng sự đồng thuận.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Brussels vào tháng 6 năm 2021, NATO đã đồng ý cùng tăng cường để hiện đại hóa và thích ứng hóa Liên minh, vạch ra lộ trình cho thập niên tới và sau đó. Khái niệm “Chiến lược tiếp tục” của NATO sẽ là kế hoạch chi tiết cho sự thích ứng này. Vào thời điểm cạnh tranh toàn cầu gia tăng, Âu châu và Bắc Mỹ tiếp tục cùng nhau đứng vững trong NATO. Những thách thức an ninh mà Liên minh phải đối mặt quá lớn và không quốc gia hoặc châu lục nào có khả năng một mình gánh vác.

Cùng với nhau, các nước trong NATO sẽ tiếp tục nhiệm vụ bảo vệ hơn 1 tỷ người.

VI/ Những luận điệu hoang tưởng của Nga về Hoạt động của NATO

Hoang tưởng 15: Hoạt động của NATO ở Afghanistan là một thất bại

Sự thật: NATO đang tiến hành đánh giá trung thực và rõ ràng về sự can dự tại Afghanistan, xem xét lại điều gì đã có hiệu quả và điều gì không hiệu quả. Ngoài ra, còn có những câu hỏi khó cần đặt ra cho cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn.

NATO đã dẫn đầu các nỗ lực quân sự ở Afghanistan trong nhiều năm, nhưng không chỉ riêng nỗ lực quân sự. Các chính phủ quốc gia, Liên minh châu Âu và Liên Hiệp quốc, cũng đã đầu tư rất nhiều vào việc cố gắng phát triển và xây dựng một Afghanistan tốt đẹp hơn. Tất cả chúng ta đều đang đối diện những câu hỏi khó trả lời.

Đồng thời, cũng nên ghi nhận những thành tựu đáng kể đã đạt được. NATO đã ngăn Afghanistan trở thành nơi trú ẩn an toàn cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Từ năm 2001, không có cuộc tấn công khủng bố nào từ Afghanistan chống lại các quốc gia Âu – Mỹ. Cộng đồng quốc tế, được hỗ trợ bởi sự hiện diện quân sự của NATO, cũng đã giúp tạo điều kiện đẩy mạnh các tiến bộ kinh tế và xã hội đáng kể.

Không thể dễ dàng đảo ngược những lợi ích này mà chúng ta có thể thấy từ vai trò của thế hệ trẻ, phụ nữ và các phương tiện truyền thông tự do hiện nay tại Afghanistan. Tuy NATO không còn quân đội hiện diện, cộng đồng quốc tế vẫn có đòn bẫy đối với Taliban, bao gồm các công cụ tài chính, kinh tế và ngoại giao. NATO sẽ tiếp tục buộc Taliban giải trình về những trường hợp khủng bố, và về vấn đề tự do và nhân quyền.

Hoang tưởng 16: Hoạt động của NATO tại Libya là bất hợp pháp

Sự thật: Chiến dịch do NATO lãnh đạo đã được khởi động theo thẩm quyền hai Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (UNSCR), 1970 và 1973. Cả hai đều chiếu theo Chương VII của Hiến chương LHQ và cả hai đều không bị Nga phản đối.

UNSCR 1973 ủy quyền cho cộng đồng quốc tế “thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết” để “bảo vệ thường dân và các khu vực dân cư bị đe dọa tấn công”. Đó là những gì NATO đã làm, với sự hỗ trợ chính trị và quân sự của các quốc gia trong khu vực và các thành viên của Liên đoàn Ả Rập.

Sau xung đột, NATO đã hợp tác với Ủy ban Điều tra Quốc tế của LHQ về Libya. Cơ quan này không phát hiện có vi phạm UNSCR 1973 hoặc luật pháp quốc tế, mà thay vào đó kết luận “NATO đã tiến hành chiến dịch với độ chính xác cao và chứng minh quyết tâm tránh thương vong cho dân chúng”.

Hoang tưởng 17: Hoạt động của NATO tại Kosovo là bất hợp pháp

Sự thật: Chiến dịch của NATO tại Kosovo xảy ra sau hơn một năm nỗ lực ráo riết của Liên Hiệp quốc và Nhóm Liên lạc (Contact Group), trong đó Nga là thành viên, nhằm mang lại một giải pháp hòa bình.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc nhiều lần đánh giá cuộc thanh trừng sắc tộc tại Kosovo và con số ngày càng cao những người tị nạn là mối đe dọa cho nền hòa bình và an ninh quốc tế. Một chiến dịch của lực lượng Đồng minh NATO được khởi động nhằm ngăn chặn các làn sóng vi phạm nhân quyền và giết hại dân thường theo quy mô lớn và kéo dài.

Sau chiến dịch không kích, Liên Hiệp quốc ủy nhiệm (UNSCR) (4) cho lực lượng KFOR của NATO, ban đầu bao gồm cả Nga, trọng trách bảo vệ Hoà bình, tạo dựng một môi trường an toàn và an ninh tại Kosovo.

______

(1) https://www.osce.org/helsinki-final-act

(2) https://www.nato.int/cps/en/natolive/official_texts_23693.htm

(3) https://www.nato.int/cps/en/natolive/official_texts_25468.htm

(4) https://www.un.org/en/ga/search/view_doc.asp?symbol=S/RES/1244(1999)

Chiến tranh Ukraine làm giảm 1% các triển vọng tăng trưởng toàn cầu

UNCTAD

Đỗ Kim Thêm, dịch

24-3-2022

Một chung cư bị hư hại nặng trong cuộc chiến ở Kyiv, Ukraine © UNICEF/ Anton Skyba (the Globe and Mail)

Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Mậu dịch và Phát triển (UNCTAD) cảnh báo, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 3,6%  xuống 2,6% cho năm 2022 và các nước đang phát triển sẽ cần 310 tỷ đô la Mỹ để đáp ứng các yêu cầu cho dịch vụ nợ công nước ngoài trong năm nay.

Di sản của Nguyễn Phú Trọng

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan, chuyển ngữ

8-11-2022

Một đánh giá miễn cưỡng đối với nhà lãnh đạo già của Việt Nam

Ảnh: Khoảnh khắc vui sướng trong Hành lang Quyền lực. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (mặc áo sọc ngắn) cùng với “tam trụ” (từ trái sang) Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023

The Economist

Cù Tuấn, dịch

17-11-2022

Tóm tắt: Trung Quốc hiện đang phải chịu sự sụt giảm về nhân khẩu học.

Chủ tịch nước bị loại giữa lúc vụ bê bối Covid bị phanh phui

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan chuyển ngữ

17-1-2023

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Nguồn: VNE

Nguyễn Xuân Phúc theo các đồng minh Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam về vườn

Phải chăng trào lưu toàn cầu hóa đã kết thúc?

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

31-3-2023

Mặc dù sự cạnh tranh Mỹ-Trung có thể phá vỡ các thỏa thuận về kinh tế trong toàn cầu, nhưng chắc chắn nó không báo trước sự suy giảm nghiêm trọng về tình trạng tương thuộc của con người. Lịch sử cho thấy trào lưu toàn cầu hóa phần lớn được thúc đẩy bởi những thay đổi trong công nghệ mà nó làm giảm đi tầm quan trọng của khoảng cách và điều đó sẽ không thay đổi.

Giải mã thông điệp phản chiến thu nhỏ của những người biểu tình ở Nga

New York Times

Cù Tuấn, biên dịch

23-6-2023

Tóm tắt: Với việc Putin đàn áp các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Ukraine, người dân Nga đã tìm ra nhiều cách để bày tỏ sự phản đối của mình thông qua những biểu tượng phản kháng nhỏ.

Chiến tranh đã lan đến Crimea

Economist

Cù Tuấn, biên dịch

26-9-2023

Tóm tắt: Tấn công chậm rãi nhưng có phương pháp, Ukraine đang làm suy yếu hỏa lực của Nga trên bán đảo này

Thành công và hạn chế trong chính sách Đông Nam Á của Tổng thống Biden

Foreign Policy

Tác giả: Derek Grossman

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng/ NCQT

7-2-2024

Ba năm qua, chính sách của Biden ở Đông Nam Á đã có nhiều điểm sáng, nhưng vẫn thiếu một chiến lược rõ ràng cho khu vực.

Đại tá Reisner: “Thời điểm vỡ đập có thể sắp xảy ra”

NTV

Frauke Niemeyer phỏng vấn đại tá Markus Reisner

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

24-4-2024

Với bước đột phá ngày hôm qua của Nga, “chiếc hộp Pandora đã được mở”, các blogger quân sự viết. Đại tá Reisner giải thích điều gì nguy hiểm đến thế và tại sao hiện nay lại thiếu đạn dược như vậy.