Tư pháp Việt Nam hoạt động theo cách kỳ lạ

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan, chuyển ngữ

28-10-2020

Michael Nguyễn trong một phiên tòa ngày 24/6/2019. Nguồn: AFP/ Getty Images

‘Anh hùng nhân dân’ Mỹ được trả tự do vào lúc việc đàn áp những người bất đồng chính kiến tăng mạnh

Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ đang thua

Foreign Affairs

Tác giả: Julian Gewirtz

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

Số tháng 11-12/ 2020

Washington phải chứng tỏ Bắc Kinh sai lầm

Hậu quả của nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump sẽ còn được tranh luận trong nhiều thập niên tới, nhưng đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, ý nghĩa của nó đã rõ ràng. Các lãnh đạo Trung Quốc tin rằng, bốn năm qua cho thấy Hoa Kỳ đang xuống dốc nhanh chóng và sự suy thoái này đã khiến Washington điên cuồng cố gắng ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Bệnh “nghi ngờ gian lận bầu cử” lây lan sang Đức

Hiếu Bá Linh, biên dịch

17-1-2021

Bầu cử Quốc hội Liên bang Đức: Giống như Donald Trump! Một phần năm dân chúng Đức nghĩ rằng sẽ có gian lận bầu cử.

Mọi người sẽ đi về đâu?

Hành tinh Titanic

23-2-2021

Trong hầu hết lịch sử loài người, con người đã luôn sống trong một khoảng nhiệt độ hạn hẹp một cách đáng kinh ngạc, ở những nơi mà khí hậu tạo điều kiện cho họ sản xuất lương thực dồi dào.

Mua vaccine Sputnik cho bang Bayern: Söder quảng cáo không công cho Putin

Deutschlandfunk

Võ Thu Phương, lược dịch

9-4-2021

Markus Söder, thống đốc bang Bayern, mua vắc-xin Sputnik V, là thành công lớn cho Tổng thống Nga Putin. Nguồn: M. Shemetov / Reuters / AP

Lời người dịch: Markus Söder, thống đốc bang Bayern, từng là khuôn mặt sáng giá nhất của các ứng cử viên vào chức Thủ tướng. Mùa dịch này, Söder luôn bày tỏ ý muốn ngông cuồng chống dịch một cách riêng lẻ và làm những chuyện mà các tiểu bang khác không ai hiểu nổi.

Hoa Kỳ phải ngừng làm người biện giải cho chính phủ Netanyahu

Tác giả: Thượng nghị sĩ Bernie Sanders

Nhã Duy, chuyển ngữ

14-5-2021

Nguồn ảnh: Khalil Hamra/ Associated Press

“Do Thái có quyền tự vệ.” Đây là những lời mà chúng ta hay nghe mỗi khi chính phủ Do Thái trả đũa các cuộc tấn công bằng phi đạn từ Gaza bằng sức mạnh quân sự khổng lồ của mình, từ cả phía nội các Dân Chủ lẫn Cộng Hòa.

Chuyện ra đi và kế vị của Tập Cận Bình còn mờ mịt*

Foreign Affairs

Tác giả: Jude Blanchette Richard McGregor

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

20-7-2021

Lễ diễn hành trước Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, tháng 10/2019. Nguồn: Thomas Peter / Reuters

Lời người dịch: Các lý giải của Jude Blanchette và Richard McGregor về sự ra đi và kế vị của Tập Cận Bình trong tương lai là một đóng góp hữu ích cho độc giả quan tâm đến sự nghiệp chính trị của Nguyễn Phú Trọng và sự thống trị của ĐCSVN, vì không có sự khác biệt lớn trong hệ thống chính trị giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng hai tác giả không nêu lên một khía cạnh thời sự đang tác động cho tình thế là dịch bịnh COVID-19.

Cả hai đảng CSTQ và đảng CSVN đều luôn tự hào về các thành tích kinh tế toả sáng mà không cần cải cách tự do chính trị và tự tuyên dương là “cường quốc chống dịch bịnh” hữu hiệu hơn các nước dân chủ phương Tây.

Hiện nay, biến chuyển thảm khốc về dịch bịnh tại Việt Nam cho thấy một sự thật khác hẳn và giúp cho người dân có một cơ hội để nhận định đúng đắn hơn về sự lãnh đạo của đảng CSVN.

Dịch bịnh là một thảm hoạ chung, không phải là giặc, giải pháp khẩn yếu là cần có thuốc phù hợp để điều trị và không cần tuyên truyền. Chống giặc Pháp và Mỹ khi xưa và chống dịch bịnh COVID-19 ngày nay là hai đối tượng khác nhau, cần phân biệt. Hiện nay, cả nước không có giặc, chỉ có bịnh. Dân miền Nam khi xưa không cần giải phóng khỏi ách kềm kẹp của Mỹ Ngụy, thì ngày nay cũng không cần có tinh thần giải phóng với chiến dịch Hồ Chí Minh trên không. Hô hào khẩu hiệu cho việc Bịt chặt kẽ hở không cho Covid-19 xuyên qua không phải là một giải pháp thông minh sáng tạo và không giúp được gì cho dân đang cần thuốc.

Qua việc giải quyết các vấn đề chính sách y tế do trận đại dịch phát sinh, đảng CSVN càng thể hiện rõ rệt các chuyện lạm quyền, hống hách, hành hạ sách nhiễu dân, sự bất công và bất bình đẳng.

May mắn cho chính quyền là dân chúng đang kiệt sức, lo chuyện sống chết cho cá nhân và gia đình, nên không còn ai lo chuyện đấu tranh chống chính quyền.

Nhưng cuối cùng, sự bất lực của chính quyền sẽ mang lại một hậu quả nghiêm trọng khác, đó là dân chúng không còn sức khoẻ để sản xuất và nền kinh tế sẽ không còn lành mạnh để tăng trưởng và phồn thịnh.

Có lẽ đến một thời điểm nào đó, nguồn cấp dưỡng của dân chúng cho Đảng sẽ không còn. Bằng một cách nào đó, dịch bịnh và biến đổi khí hậu sẽ giúp cho Nguyễn Phú Trọng ra đi nhanh hơn là đột tử. Giống như Trung Quốc, việc kế vị và sự lãnh đạo của đảng CSVN không còn là chuyện mờ mịt, mà phải được bàn đến công khai.

***

Sau gần chín năm nhậm chức, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thống trị hệ thống chính trị của đất nước mình. Tập kiểm soát tiến trình hoạch định chính sách trong nước, quân đội và ngoại giao quốc tế. Quyền lực vô đối của Tập trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (đảng CSTQ) khiến không ai có thể đụng tới Tập giống như Joseph Stalin hay Mao Trạch Đông sau các cuộc thanh trừng tàn bạo được thực hiện trong hai thời kỳ Đại Khủng bố và Cách mạng Văn hóa.

Không có những đối thủ chính trị đáng tin cậy, nên bất kỳ quyết định nghỉ hưu nào cũng sẽ tuỳ theo thẩm quyền chuyên quyết và lịch trình của Tập. Việc huỷ bỏ các giới hạn nhiệm kỳ tổng thống năm 2018 cho phép Tập cai trị vô thời hạn, khi Tập chọn như vậy. Nếu Tập từ chức lãnh đạo chính thức, Tập có thể sẽ giữ quyền kiểm soát trên thực tế đối với đảng CSTQ và Quân đội Giải phóng Nhân dân. Tập càng chuyên trách lâu dài hơn, cấu trúc chính trị sẽ càng thay đổi cho phù hợp với nhân cách, các mục tiêu, các ý thích thất thường và mạng lưới trong giới thân cận của Tập hơn. Để bù lại, Tập trở nên quan trọng hơn đối với sự ổn định chính trị thường nhật của Trung Quốc khi Tập còn tại chức.

Trung Quốc phải trả một cái giá cho sự tích lũy quyền lực cá nhân này. Tập đã không chỉ định người kế nhiệm, nghi ngờ về tương lai của một hệ thống ngày càng phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Tập. Chỉ có một số ít các quan chức cấp cao của đảng dường như có vài ý tưởng về các kế hoạch dài hạn của Tập, và cho đến nay, họ đã im lặng về việc Tập dự định còn lưu lại vị trí tột đỉnh này trong bao lâu. Liệu Tập sẽ nghỉ hưu tại Đại hội Đảng lần thứ 20 vào năm 2022, hay sẽ vĩnh viễn bám quyền? Nếu Tập đột tử khi tại chức, giống như Stalin vào năm 1953, liệu có sự chia rẽ trong đảng khi các đối thủ giành nhau để nắm quyền? Liệu các nhà quan sát từ bên ngoài thậm chí sẽ có thể nhận ra các dấu hiệu bất hoà?

Đặt những vấn đề này không phải là suy đoán vu vơ. Một ngày nào đó, một cách nào đó, Tập sẽ rời khỏi chính trường. Nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy khi nào và cách nào Tập sẽ ra đi – hoặc ai sẽ thay thế cho Tập khi Tập tạo điều kiện như vậy – Trung Quốc phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kế vị có thể xảy ra. Trong vài năm qua, Tập đã moi móc cặn kẻ các luật lệ mong manh của Trung Quốc xoay quanh việc chia sẻ và chuyển quyền. Khi đến thời điểm phải thay thế Tập, khi vấn đề này chắc chắn không thể tránh, tình trạng rối loạn ở Bắc Kinh có thể có các tác động gây bất ổn mà nó vượt qua khỏi biên giới của Trung Quốc.

Bi kịch chính trị tái diễn

Các việc chuyển quyền thường xuyên trong trật tự và an bình phần lớn được coi như là được bảo đảm trong các nền dân chủ hiện đại, nhưng các việc chuyển đổi gây nhiều xáo trộn là một nguồn gốc của xung đột và bất ổn trên toàn thế giới. Ngay cả các hệ thống dân chủ với các thủ tục pháp lý vững chắc và các công ước lâu đời quy định việc kế nhiệm cũng không thoát được các khó khăn với việc chuyển giao đầy bất ổn, như đã thấy trong nỗ lực gần đây của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc làm mất uy tín việc thắng cử của Tổng thống Joe Biden.

Ở nhiều nước, các hạn chế về mặt chính trị và pháp luật còn khiếm khuyết, cho phép những người đương nhiệm nắm quyền, thường là vô thời hạn. Nơi nào mà các tiến trình pháp lý vững chắc hơn, các nhà lãnh đạo có ý định tại chức, thì họ sẽ ngăn chận hoặc thậm chí còn bỏ tù các đối thủ chính trị. Mặc dù một số nhà độc tài thành công trong việc chống lại các mối đe dọa đối với quyền lực của họ, những nỗ lực để được cai trị suốt đời cũng có thể gây ra các cuộc khủng hoảng về kế vị, thách thức cho giới lãnh đạo chính thức hoặc thậm chí còn đảo chính.

Trung Quốc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Học giả Bruce Dickson đã mô tả sự kế vị là “một bi kịch chính của nền chính trị Trung Quốc gần như kể từ khi thành hình Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949”. Trong thời kỳ Mao, các đấu tranh trong giới lãnh đạo diễn ra thường xuyên và khốc liệt, từ “Vụ Gao Gang” vào đầu những năm đầu tiên của thập niên 1950, người ta chứng kiến Mao đã gây ra xung đột giữa một số người mơ làm kế vị, rồi đến cái chết của Lâm Bưu, người được Mao chọn thừa kế và chết trong một vụ tai nạn máy bay đầy bí ẩn trong khi cố gắng đào thoát khỏi Trung Quốc vào năm 1971. Một người có tiềm năng kế vị khác là Lưu Thiếu Kỳ, ông đã bị Mao trù dập và Hồng Vệ Binh đánh đập trước khi chết trong lúc bị giam giữ vào năm 1969.

Cuối năm 1976, các thành viên của “Tứ Nhân Bang”, một nhóm các quan chức cấp cao đã giúp cho Cách mạng Văn hóa trở thành cực đoan, họ đã bị bắt chỉ vài tháng sau khi Mao chết. Người kế vị Mao được lựa chọn cẩn thận là Hoa Quốc Phong, Hoa ủng hộ các vụ bắt giữ, nhưng bản thân Hoa đã bị Đặng Tiểu Bình loại trừ trong một vài năm sau đó, người nắm quyền lãnh đạo vào cuối năm 1978. Sự bất ổn không hoàn toàn kết thúc với thời đại Mao. Hai nhà lãnh đạo được Đặng chọn để lãnh đạo đảng CSTQ vào thập niên 1980 là Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, cả hai đều bị bãi nhiệm trong bối cảnh hỗn loạn chính trị khốc liệt và đấu đá trong giới lãnh đạo.

Tuy nhiên, mô hình đã thay đổi qua vài thập kỷ. Vào thời điểm mà Tập lên chức vào cuối năm 2012, dường như Bắc Kinh đã giải quyết vấn đề chuyển quyền theo một nhịp điệu bền vững, khả đoán và an hoà. Các học giả nổi tiếng của Trung Quốc đã còn đi xa đến mức khi cho là “chính sự kế vị đã trở thành một thể chế của Đảng”. Nhưng Tập đã bỏ đi những giả định đó khi sắp kết thúc nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình. Tại cuộc họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc vào mùa xuân năm 2018, Tập đã đạt được việc thông qua tu chỉnh hiến pháp để loại bỏ giới hạn thời gian cho nhiệm kỳ của mình.

Cũng quan trọng không kém, Tập đã không chọn một ứng viên để thay thế, và cả Tập và đảng CSTQ đều không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy việc chuyển đổi sắp xảy ra. Mặc dù một số phương tiện truyền thông do đảng kiểm soát đã tuyên bố rằng Tập không có ý định cai trị suốt đời, nhưng đáng chú ý là đã không có bất kỳ lời tuyên bố chính thức nào về tương lai chính trị của Tập.

Sự kết thúc của Tập

Tập cũng có thể bất chấp các kỳ vọng và quyết định trao quyền tại Đại hội Đảng lần thứ 20 vào cuối năm 2022. Nhưng nếu không có người kế nhiệm – một người nào đó đã tạo được uy tín và được đảng thử thách, kết quả này rất khó xảy ra. Thay vào đó, một số ứng viên có thể được thăng tiến thông qua việc đề đạt vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, đỉnh cao của quyền lực chính trị ở Trung Quốc. Những cá nhân này sau đó sẽ dành vài năm để chuyển qua các vai trò ngày càng cao để có được kinh nghiệm quản lý và tạo uy tín trong hệ thống. Tuy nhiên, ngay cả khi Tập chỉ định một hoặc nhiều người có tiềm năng kế nhiệm vào năm 2022 với mục tiêu là nghỉ hưu chính thức càng sớm càng tốt trong Đại hội Đảng sắp tới, điều đó có thể không có nghĩa là Tập kết thúc việc kiểm soát không chính thức.

Tập có thể tiếp tục hành sử quyền lực to tát trong bóng hậu trường, như cả hai Đặng và Giang Trạch Dân đã làm sau khi nhiệm kỳ lãnh đạo của họ kết thúc. Xu hướng này ở Trung Quốc phù hợp với một khuôn mẩu lịch sử rộng lớn hơn: rất hiếm khi các nhà cai trị toàn quyền thoái vị, và họ thường giữ ảnh hưởng nếu họ làm như vậy. Hiện nay, sự thống trị của Tập không cho các chính phủ nước ngoài có cơ hội xây dựng mối quan hệ với những người có tiềm năng kế vị. Và nếu Tập không nói rõ về chọn lựa ưu tiên của mình vào năm 2022, sự trì trệ có thể sẽ đảm bảo là bất kỳ ai đủ điều kiện để trở thành nhà lãnh đạo tiếp nối của Trung Quốc hiện đang còn quá non trẻ để nằm trong tầm ngắm của các nhà quan sát từ bên ngoài.

Mặc dù việc củng cố quyền kiểm soát của Tập gây nhiều ấn tượng, ngay cả những nhà lãnh đạo mạnh nhất dựa vào sự hỗ trợ của một liên minh các tác nhân và lợi ích. Sự hỗ trợ đó là có điều kiện và có thể bị xói mòn khi các tình hình quốc nội và quốc tế thay đổi. Những người ngoại cuộc, không ai biết chính xác về cuộc thương thảo giữa Tập và các thành viên của giới lãnh đạo trong chính trị, kinh tế và quân sự. Nhưng có rất ít nghi ngờ về sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng hay các việc sai lầm trong các cuộc khủng hoảng về chính sách đối ngoại tái diễn sẽ khiến công việc quân bình quyền lợi đang cạnh tranh của Tập trở nên khó khăn hơn và sự kiểm soát trở nên căng thẳng hơn. Mỗi liên minh đều có một điểm đột phá. Tất nhiên, điều này là lý do tại sao các nhà lãnh đạo phản ứng với các cuộc âm mưu đảo chính rất nghiêm túc; họ muốn răn đe những kẻ muốn thách thức. Như Tổng thống Gambia Yahya Jammeh đã cảnh báo sau một nỗ lực đảo chính thất bại vào năm 2014: “Bất cứ ai có kế hoạch tấn công đất nước này, hãy sẵn sàng, bởi vì bạn sẽ chết.”

Việc lật đổ một nhà lãnh đạo đương nhiệm không dễ thành công, đặc biệt là một nhà lãnh đạo có kẹp sắt trong một nhà nước độc đảng theo leninist. Một nhà lãnh đạo một cuộc đảo chính đầy tham vọng phải đối mặt với những trở ngại đầy sợ hãi, bắt đầu là với nhu cầu kết hợp hỗ trợ của các thành viên chủ chốt trong bộ máy quan chức thuộc quân sự-an ninh mà không cảnh báo người đương nhiệm và bộ máy an ninh quanh họ. Đứng trước các khả năng công nghệ của các việc bảo mật cho đảng CSTQ mà Tập kiểm soát, một nỗ lực như vậy có nguy cơ bị phát hiện và sự xé rào của những kẻ dự mưu lúc đầu có thể xảy ra khi họ thay đổi ý định. Đúng là Tập có vô số kẻ thù trong đảng. Cũng đúng như vậy khi các rào cản để tổ chức chống lại Tập gần như không thể vượt qua. Không có một cuộc khủng hoảng có hệ thống, cơ hội cho các đối thủ của Tập tiến hành một cuộc đảo chính là quá nhỏ.

Nhưng việc Tập đột tử hoặc mất khả năng sẽ thu ngắn sự cai trị của Tập, bất kể là Tập có ý định chấm dứt khi nào. Tập đang 68 tuổi, có tiền sử hút thuốc, thừa cân, làm một công việc đầy căng thẳng, và theo truyền thông nhà nước, “tìm thấy niềm vui trong khi kiệt sức”. Mặc dù không có dấu hiệu rõ rệt nào cho thấy Tập đang gặp phải tình trạng kém sức khỏe, nhưng Tập vẫn tử vong. Và hiện nay, Tập đã huỷ bỏ các chuẩn mực kế vị của Trung Quốc, sự vắng mặt của Tập sẽ tạo ra một khoảng trống quyền lực và có thể kích hoạt cuộc đấu đá ở cấp cao nhất của đảng CSTQ. Các thành viên trong liên minh của Tập có thể chia thành các nhóm đối lập, mỗi nhóm ủng hộ người kế nhiệm mà mình đã chọn riêng. Những người đã bị thanh trừng hoặc bị trủ dập dưới thời Tập, họ có thể cố gắng tận dụng cơ hội hiếm hoi để giành quyền. Ngay cả khi Tập không chết nhưng bị đột quỵ, đau tim hoặc một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác, Trung Quốc sẽ bước vào tình trạng lấp lửng chính trị. Những người ủng hộ chế độ và những người chống sẽ buộc phải tranh giành để tạo ra các liên minh mới để phòng ngừa cả sự phục hồi và đáo hạn của Tập, với những hậu quả khó lường cho chính sách đối nội và đối ngoại.

Dĩ nhiên, có thể có những kịch bản xảy ra. Thứ nhất, Tập có thể chọn việc nghỉ hưu vào năm 2035, điểm giữa cho lễ kỷ niệm một trăm năm của đảng CSTQ và kỷ niệm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2049. Nhưng bất kể cách nào và khi nào Tập ra đi, việc thiếu một kế hoạch rõ ràng gây nên những vấn đề không thể tránh khỏi về khả năng chuyển quyền của đảng trong một cách yêm thắm và có thể dự đoán được. Trong những thập kỷ sau cái chết của Mao năm 1976, hệ thống chính trị của đất nước dường như ổn định đều đặn, bất chấp đôi lúc có tình trạng hỗn loạn trên thượng tầng. Tuy nhiên, ngày nay, tương lai chính trị của Trung Quốc che giấu tình trạng bất trắc. Vấn đề kế vị không phải là vấn đề mà các quan chức Trung Quốc thảo luận trước công chúng, nhưng họ cũng không thể bỏ qua. Sớm muộn gì thì đó một vấn đề sẽ cần có một giải pháp.

***

Jude Blanchette, Khoa trưởng về Nghiên cứu Trung Quốc tại Center for Strategic and International Studies và là tác giả sách China’s New Red Guards: The Return of Radicalism and the Rebirth of Mao Zedong.

Richard McGregor, Chuyên gia cấp cao tại Lowy Institute và là tác giả sách Xi Jinping: The Backlash

Cả hai là tác giả sách After Xi: Future Scenarios for Leadership Succession in Post-Xi Jinping Era, một báo cáo được Center for Strategic and International Studies and the Lowy Institute ấn hành vào tháng 4 năm 2021. Bài viết được trích ra và tu chỉnh lại từ tác phẩm này.

*Tựa đề bản dịch là của người dịch

______

Bài liên quan: Lễ kỷ niệm 100 năm có thể là sự kiện trọng thể cuối cùngLễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Trung QuốcCải cách chính trị và mở cửa

Các khiếm khuyết của Mỹ trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương

Lowy Institute

Tác giả: Henry Storey

Đỗ Kim Thêm, dịch

24-10-2021

Từ khi nhậm chức hồi tháng 1/2021, Tồng thống Mỹ Joe Biden chưa thăm viếng bất cứ nhà lãnh đạo Đông Nam Á nào (White House/ Adam Schutz/ Flickr)

Đài Loan không phải là Ukraine của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Thay vào đó, hãy xét đến số phận Việt Nam

Nikkei Asia/ RAND

Tác giả: Derek Grossman

Trần Ngọc Cư, biên dịch

21-3-2022

Cuộc chiến của Nga ở Đông Âu khiến các nhà quan sát an ninh khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương so sánh giữa hoàn cảnh của Ukraine [đối với Nga] và hoàn cảnh của Đài Loan đối với Trung Quốc.

Lá thư gởi mẹ

Nhã Duy, chuyển ngữ

25-5-2022

LGT: Cô giáo Eva Mireles, 44 tuổi với 17 năm dạy học, là một trong những người bị thiệt mạng trong vụ nổ súng tại trường tiểu học Robb Elementary ở Texas vừa qua.

Chiến tranh ở Ukraine có thể kết thúc như thế nào

The New Yorker

Tác giả: Keith Gessen

Bùi Xuân Bách, dịch

29-9-2022

Trong những năm gần đây, một nhóm nhỏ các học giả đã tập trung vào lý thuyết về chấm dứt chiến tranh. Họ thấy có lý do để lo ngại về những kết quả có thể xảy ra ở Ukraine.

Hein Goemans lớn lên ở Amsterdam vào thập niên 1960 và 70, xung quanh là những câu chuyện và ký ức về Chiến tranh thế giới thứ hai. Cha ông là người Do Thái và đã trốn “dưới sàn nhà”, như ông nói, trong thời gian Đức Quốc xã chiếm đóng. Khi Goemans đến Hoa Kỳ để học chuyên ngành “quan hệ quốc tế”, ông nhớ lại, khi ông được hỏi trong một lớp học về trải nghiệm riêng tư nhất của ông trong việc hình thành các khái niệm về lĩnh vực này. Ông nói rằng đó là Chiến tranh thế giới thứ hai. Các sinh viên khác phản đối rằng, điều này không đủ riêng tư. Nhưng nó rất riêng tư đối với Goemans. Ông nhớ lại lần tham dự lễ kỷ niệm lần thứ 40 ngày giải phóng Amsterdam vào tháng 5 năm 1985. Nhiều người lính Canada tham gia cuộc giải phóng vẫn còn sống, và họ đã tái hiện quang cảnh quân đội Canada tiến vào giải phóng thành phố. Goemans nhớ mình đã nghĩ rằng, người dân Amsterdam sẽ quá xuề xòa khi tham dự lễ kỷ niệm, và xúc động rằng ông đã sai. “Toàn bộ thành phố chật cứng người hai bên đường”, ông ấy nói với tôi gần đây. “Tôi thực sự ngạc nhiên là mọi người đã cảm nhận sự kiện đó sâu sắc tới mức nào”.

Goemans, hiện đang giảng dạy môn khoa học chính trị tại Viện Đại học Rochester (Hoa Kỳ), đã viết luận văn của mình về lý thuyết chấm dứt chiến tranh – tức là nghiên cứu về cách các cuộc chiến tranh kết thúc. Goemans biết được đã có nhiều công trình về các cuộc chiến bắt đầu như thế nào, nhưng lại biết rất ít về cách chúng có thể kết thúc. Có lẽ, có những nguyên nhân lịch sử cho sự bỏ qua này: vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ và Liên Xô có nghĩa là một cuộc chiến tranh giữa họ có thể kết thúc nền văn minh nhân loại; không chỉ một số người sắp chết, mà là cái chết của tất cả mọi thứ. Do đó, việc nghiên cứu chiến tranh trong thời Chiến tranh Lạnh đã làm phát sinh vốn từ vựng phong phú về răn đe: Răn đe trực tiếp, răn đe mở rộng, răn đe bằng trừng phạt, răn đe bằng cách từ chối. Nhưng Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, và chiến tranh vẫn tiếp tục diễn ra. Goemans nhìn thấy một cơ hội cho sự can thiệp bằng trí tuệ.

Trong luận văn và trong cuốn sách tiếp theo của mình, “Chiến tranh và trừng phạt”, Goemans đã đưa ra lý thuyết về cách thức và lý do tại sao một số cuộc chiến kết thúc nhanh chóng và những cuộc chiến khác lại kéo dài một cách tàn bạo. Cuộc chiến trong tiêu đề là Chiến tranh thế giới thứ nhất; “Sự trừng phạt” là điều mà các nhà lãnh đạo ở Đức nói riêng, lo sợ đang chờ đợi họ, nếu họ mang về bất cứ điều gì ít hơn một chiến thắng. Khi cuốn sách của Goemans ra mắt vào năm 2000, đây là nghiên cứu toàn thời gian hiện đại đầu tiên dành hoàn toàn cho vấn đề chiến tranh kết thúc và nó đã giúp khởi động lĩnh vực này.

Goemans viết, thường chiến tranh được cho là kết thúc do một bên đầu hàng. Một tác giả đã nói vào năm 1944: “Cho đến khi kẻ bại trận bỏ cuộc, chiến tranh vẫn tiếp diễn”. Nhưng ghi chép thực nghiệm cho thấy điều này, cao nhất cũng chỉ là một lời giải thích không đầy đủ. Thường phải có hai bên để bắt đầu một cuộc chiến, ngay cả khi họ có những tội lỗi khác nhau, và thường cũng phải có hai bên để kết thúc nó; kẻ chiến bại có thể chấp nhận các điều khoản đã được đề xuất vào tuần trước, nhưng đâu có điều gì để ngăn người chiến thắng nghĩ thêm ra các điều khoản mới? Thí dụ kinh điển từ Chiến tranh thế giới thứ nhất là việc từ chối của những người Bolshevik, sau khi họ nắm chính quyền ở Nga, để tiếp tục cuộc chiến chống lại Đức; tuyên bố “không chiến tranh cũng không hòa bình”, họ chỉ đơn giản là rời khỏi các cuộc đàm phán tại Brest-Litovsk. Goemans viết: “Theo nghĩa đen, những kẻ thất bại đã bỏ cuộc”. Nhưng người Đức, thay vì chấp nhận điều này, tiếp tục tiến sâu hơn vào Nga. Chỉ sau khi những người Bolshevik đồng ý với những điều khoản, thậm chí còn khắc nghiệt hơn so với những điều khoản đã được đề xuất chỉ ba tuần trước đó, người Đức mới đồng ý rút lui khỏi cuộc chiến.

Các tài liệu lý thuyết gần đây đã thừa nhận tính hai mặt của chiến tranh, Goemans viết, nhưng ở đây, các khía cạnh quan trọng đã bị bỏ qua. Lý thuyết chiến tranh du nhập từ kinh tế học khái niệm “thương lượng” và các cuộc chiến tranh được cho là bắt đầu khi quá trình thương lượng – về một phần lãnh thổ, thường là – đổ vỡ. Nguyên nhân phổ biến nhất của sự đổ vỡ, theo các nhà lý thuyết chiến tranh (và một lần nữa vay mượn từ kinh tế học), là một số dạng bất cân xứng về thông tin. Nói một cách đơn giản, một hoặc cả hai bên đã đánh giá quá cao sức mạnh của mình so với đối thủ. Có nhiều lý do giải thích cho sự bất cân xứng về thông tin này, đặc biệt là khả năng chiến đấu trong chiến tranh của các quốc gia hầu như luôn là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ. Trong mọi trường hợp, cách tốt nhất để tìm ra ai mạnh hơn là thực sự bắt đầu chiến cuộc. Sau đó, mọi thứ trở nên rõ ràng khá nhanh chóng. Nhiều cuộc chiến tranh đã kết thúc theo cách này, với việc các bên đánh giá lại sức mạnh tương đối của mình và chọn việc đi tới một thỏa thuận.

Nhưng có những loại chiến tranh khác, trong đó các yếu tố ngoài thông tin chiếm ưu thế. Những yếu tố này, một phần do chúng không đóng vai trò nổi bật trong kinh tế học, nên ít được hiểu rõ hơn. Một thực tế là các hợp đồng trong hệ thống quốc tế – trong trường hợp này là các thỏa thuận hòa bình – có rất ít hoặc không có cơ chế thực thi. Nếu một quốc gia thực sự muốn phá vỡ một thỏa thuận, thì không có tòa án trọng tài nào mà bên kia có thể kháng cáo. (Về lý thuyết, Liên Hiệp quốc có thể là tòa án này; trên thực tế thì không). Điều này dẫn đến vấn đề được gọi là “cam kết đáng tin cậy”: một lý do khiến các cuộc chiến tranh có thể không kết thúc nhanh chóng là do một hoặc cả hai bên không thể tin tưởng phía bên kia sẽ tôn trọng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào mà họ đã đạt được. Trong cuốn sách “Chiến tranh kết thúc ra sao” năm 2009 của mình, Dan Reiter, đồng nghiệp của Goemans, đã sử dụng ví dụ về Vương quốc Anh vào cuối mùa xuân năm 1940, sau khi nước Pháp sụp đổ. Nước Anh đã thua trong cuộc chiến và không có gì chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ tham gia kịp thời để cứu nó. Nhưng người Anh vẫn tiếp tục chiến đấu, bởi vì họ biết rằng không thể tin cậy được vào bất cứ một cuộc thương thảo nào với Đức Quốc xã. Như Winston Churchill đã đưa chuyện này ra nội các của mình, theo cách không thể bắt chước của ông ấy: “Nếu câu chuyện về hòn đảo dài này của chúng ta cuối cùng kết thúc, hãy để nó kết thúc chỉ khi mỗi người trong chúng ta nằm nghẹt thở trong máu của chính mình trên mặt đất”.

Theo Goemans, một yếu tố khác đã bị bỏ qua trong tài liệu là nền chính trị trong nước. Các quốc gia được coi là những chủ thể thống nhất với những lợi ích nhất định, điều này đã để lại những áp lực nội bộ đặt lên chính phủ của một quốc gia-nhà nước hiện đại. Goemans đã tạo ra một bộ dữ liệu về mọi nhà lãnh đạo của tất cả các quốc gia có chiến tranh trong khoảng thời gian từ năm 1816 đến 1995, và mã hóa mỗi người theo một hệ thống ba bên. Một số nhà lãnh đạo là nhà dân chủ; một số là nhà độc tài; và một số ở giữa. Theo Goemans, các nhà dân chủ có xu hướng phản ứng với thông tin do chiến tranh đưa lại và hành động phù hợp theo đó; trong trường hợp tồi tệ nhất, nếu họ thua trận nhưng đất nước của họ vẫn tồn tại, họ sẽ bị đuổi khỏi nhiệm sở và về ngồi viết hồi ký. Các nhà độc tài, bởi vì họ có toàn quyền kiểm soát dân chúng trong nước của mình, cũng có thể kết thúc chiến tranh khi họ cần. Sau Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, Saddam Hussein là một nhà lãnh đạo như vậy; ông ta chỉ đơn giản là giết bất cứ ai chỉ trích ông ta.

Goemans nhận thấy rắc rối nằm ở những nhà lãnh đạo không phải là nhà dân chủ hay độc tài: bởi vì họ đàn áp, họ thường gặp những kết cục tồi tệ, nhưng vì họ đàn áp không đủ mạnh tay, họ phải tính đến dư luận và liệu nó có đang chĩa mũi dùi vào họ hay không. Goemans nhận thấy, những nhà lãnh đạo này sẽ bị cám dỗ “đánh bạc để phục sinh”, tiếp tục tiến hành cuộc chiến, thường với  cường độ ngày càng lớn hơn, bởi vì bất cứ điều gì ngoài chiến thắng đều có thể đồng nghĩa với việc họ phải sống lưu vong hoặc chết. Ông ấy nhắc tôi (tác giả) nhớ rằng vào ngày 17 tháng 11 năm 1914 – bốn tháng sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu – Kaiser Wilhelm II đã họp với nội các chiến tranh của mình và kết luận rằng cuộc chiến là bất khả kháng. “Tuy nhiên, họ đã chiến đấu trong bốn năm nữa”, Goemans nói. “Và lý do là họ biết rằng nếu họ thua, họ sẽ bị lật đổ, sẽ có một cuộc cách mạng”. Và họ đã đúng. Những nhà lãnh đạo như thế này rất nguy hiểm. Theo Goemans, chúng là nguyên nhân khiến Chiến tranh thế giới thứ nhất, và nhiều cuộc chiến khác, đã kéo dài hơn nhiều so với những gì lẽ ra chúng nên có.

Gần đây tôi đã nói chuyện với một số nhà lý luận về chấm dứt chiến tranh, gồm cả Goemans, để xem quan điểm lý thuyết có thể cho chúng ta biết gì về cuộc chiến ở Ukraine. Các nhà lý thuyết hóa ra là một nhóm gắn kết và sôi nổi, hầu hết trong số họ dán mắt vào Twitter và Telegram, bằng nhiều ngôn ngữ, khi họ cố gắng theo dõi cuộc chiến trong thời gian thực. Họ tin rằng các cuộc chiến mà họ đã nghiên cứu có thể làm sáng tỏ cuộc xung đột hiện tại. Rõ ràng, họ không phải là những người duy nhất nghĩ như vậy. Nhà lý thuyết chiến tranh Branislav Slantchev, một trong những sinh viên cũ của Goemans và là giáo sư tại Đại học California San Diego (UCSD), nói với tôi rằng, vào tháng 8, anh ấy đã được yêu cầu tham gia hội nghị qua Zoom về chấm dứt chiến tranh do cơ quan tình báo Hoa Kỳ triệu tập.

Reiter, tác giả cuốn sách “Chiến tranh kết thúc ra sao”, đã bị hấp dẫn bởi thực tế rằng cuộc xung đột ở Ukraine là một cuộc chiến kiểu cũ. Có rất ít chiến tranh mạng và Nga chỉ sử dụng một vài tên lửa siêu thanh. Ông nói rằng, về phía Nga, “đó là pháo binh, thiết giáp, bộ binh, sự tàn bạo đối với dân thường. Đó là thế kỷ 20”. Và về phía Ukraine cũng vậy: “Họ có vũ khí khá tinh vi, cùng với sự huấn luyện đầy đủ, kết hợp cùng với rất nhiều bản lĩnh. Mọi thứ không thay đổi nhiều như chúng tôi đã nghĩ ”.

Tanisha Fazal, một học giả tại Đại học Minnesota (Hoa Kỳ), là người đang viết một cuốn sách về y tế  trên chiến trường, đã ngạc nhiên bởi tỷ lệ người Nga bị thương trên số người thiệt mạng quá thấp. Tỷ lệ lịch sử trong một 150 năm qua là khoảng ba hoặc bốn trên một. Trong các cuộc chiến gần đây, chẳng hạn như ở Afghanistan, Hoa Kỳ đã cố gắng đạt được tỷ lệ người bị thương trên người chết lên tới 10 trên một, có nghĩa là ít binh sĩ chết hơn sau khi bị thương. Người Nga được ước tính sẽ kém xuống còn bốn ăn một. Lý do, Fazal nói, là người Nga đã không cố gắng thiết lập ưu thế trên không; họ không thể đưa những người lính bị thương của họ ra ngoài đủ nhanh, và do đó nhiều người trong số họ đã chết.

Nói rộng hơn, chiến tranh đã thể hiện nhiều đặc điểm quen thuộc với các nhà lý thuyết về chiến tranh. Tính toán sai lầm ban đầu của Vladimir Putin rằng ông ta có thể đè bẹp Ukraine trong vài ngày là một trường hợp kinh điển của sự bất cân xứng về thông tin; nó cũng là một thí dụ kinh điển về một chế độ đàn áp bị chính người dân của nó cung cấp thông tin kém giá trị. Mọi người đều đồng ý rằng chúng ta đang phải đối mặt với một vấn đề cam kết đáng tin cậy “kinh điển”. Nga tuyên bố rằng họ không thể tin tưởng Ukraine sẽ không trở thành một quốc gia NATO về bản chất; về phần mình, Ukraine không có lý do gì để tin tưởng một chế độ Nga đã nhiều lần thất hứa và xâm lược nước này vào tháng 2 mà không có hành động khiêu khích nào (từ phía Ukraine). Nhưng việc giải quyết vấn đề cam kết đáng tin cậy rất phức tạp. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nó đã được giải quyết bằng sự tan rã của chế độ Đức Quốc xã, việc viết lại hiến pháp của Đức và sự phân chia nước Đức. Nhưng không có nhiều cuộc chiến kết thúc với kết cục tuyệt đối như vậy.

Thêm vào sự phức tạp, cuộc chiến này, giống như những cuộc chiến khác, rất năng động. Nhiều chuyện lớn đã xảy ra kể từ khi Nga xâm lấn Ukraine vào sáng ngày 24 tháng 2. Những tiết lộ về điểm yếu của Nga và sức mạnh của Ukraine đã nâng cao tinh thần dân chúng Ukraine; việc phát hiện ra các vụ thảm sát thường dân ở Bucha và bây giờ là Izyum đã khiến dư luận phẫn nộ. Nếu trước đây dư luận Ukraine có khoảng trống để nhượng bộ Nga thì giờ đây không gian đó đã đóng lại. “Đôi khi chiến tranh lại tạo ra nguyên nhân chiến tranh”, Goemans nói.

Hàng chục tác nhân bên ngoài đã bị lôi kéo vào cuộc xung đột: Ba mươi quốc gia thuộc Liên minh NATO, đứng về phía Ukraine; Belarus, bây giờ, đứng về phía Nga. Goemans nói: “Đây là một cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu, điều mà chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ không xảy ra trong thời đại chúng ta. Đó là chiến tranh chiến hào, giống như Thế chiến thứ nhất. Và đó là vì sự tồn tại của Ukraine với tư cách là một nhà nước”. Hệ quả là rất lớn. “Điều này sẽ định hình phần còn lại của thế kỷ XXI. Nếu Nga thua hoặc không đạt được điều mình muốn, thì sau này sẽ là một nước Nga khác. Nếu Nga thắng, sau này sẽ là một châu Âu khác”. Phạm vi và sự phức tạp của cuộc chiến đòi hỏi một giải pháp nhanh chóng. Goemans nói: “Đây là điều đã làm cho Thế chiến thứ nhất trở nên to lớn, đó cũng là điều khiến Thế chiến thứ hai trở nên rộng lớn như vậy”, Goemans nói. “Không chỉ là ‘Tôi muốn một mảnh lãnh thổ vì những người anh em đồng tộc của tôi ở đó.’ Nó là — tất cả những thứ nhảm nhí này”.

Khi chúng tôi nói chuyện lần đầu tiên vào đầu tháng 9, Goemans dự đoán một cuộc xung đột kéo dài. Không có yếu tố nào trong ba yếu tố chính của lý thuyết chấm dứt chiến tranh – thông tin, cam kết đáng tin cậy và chính trị trong nước – đã được giải quyết. Cả hai bên vẫn tin rằng họ có thể giành chiến thắng, và sự ngờ vực của họ dành cho nhau ngày càng sâu sắc hơn. Về chính trị trong nước, Putin chính xác là kiểu nhà lãnh đạo mà Goemans đã cảnh báo. Bất chấp bộ máy đàn áp đáng kể của mình, ông ta không có toàn quyền kiểm soát đất nước. Ông tiếp tục gọi cuộc chiến là một “hoạt động quân sự đặc biệt” và trì hoãn việc động viên toàn quốc, để không phải đối mặt với tình trạng bất ổn trong nước. Goemans dự đoán nếu ông ta bắt đầu thua cuộc, ông ta chỉ đơn giản là sẽ leo thang.

Và sau đó, trong những tuần sau khi tôi và Goemans lần đầu tiên nói chuyện, các sự kiện đã nhanh chóng diễn ra dồn dập. Ukraine đã tiến hành một cuộc phản công thành công ngoạn mục, chiếm lại những vùng lãnh thổ rộng lớn ở khu vực Kharkiv và đe dọa chiếm lại thành phố Kherson đã bị chiếm đóng. Putin, như dự đoán, đã chống trả, tuyên bố “động viên một phần” trong nước và tổ chức “cuộc trưng cầu dân ý” vội vàng về việc gia nhập Liên bang Nga tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Việc động viên cục bộ đã được thực hiện một cách hỗn loạn, và như khi bắt đầu chiến tranh, khiến hàng chục ngàn người phải bỏ chạy khỏi nước Nga. Đã có những cuộc biểu tình lẻ tẻ trên toàn quốc, và những cuộc biểu tình này đe dọa ngày càng lớn về quy mô. Trong khi đó, các lực lượng Ukraine tiếp tục tiến về phía đông đất nước họ.

Trong một bài đáng sợ đăng trên blog, Branislav Slantchev, cựu học sinh của Goemans, đã đưa ra một vài tình huống tiềm năng. Ông tin rằng mặt trận của Nga ở Donbas vẫn có nguy cơ sụp đổ không tránh khỏi. Nếu điều này xảy ra, Putin sẽ cần phải leo thang hơn nữa. Điều này có thể diễn ra dưới dạng nhiều cuộc tấn công hơn vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, nhưng nếu mục tiêu là ngăn chặn những bước tiến của Ukraine, thì một lựa chọn khả thi hơn sẽ là một cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật nhỏ. Slantchev dự báo rằng nó có thể nhỏ hơn một kiloton – tức là nhỏ hơn khoảng mười lăm lần so với quả bom ném xuống Hiroshima. Tuy nhiên, nó sẽ rất tàn khốc và gần như chắc chắn sẽ dẫn đến phản ứng dữ dội từ phương Tây. Slantchev không nghĩ rằng NATO sẽ đáp trả bằng các cuộc tấn công hạt nhân của riêng mình, nhưng chẳng hạn, NATO có thể tiêu diệt Hạm đội Biển Đen của Nga. Điều này có thể dẫn đến một hiệp leo thang khác. Trong tình huống như vậy, phương Tây cuối cùng có thể bị cám dỗ để lui bước. Slantchev kêu gọi họ không nên làm vậy. Anh ấy viết: “Đây là bây giờ. Đây là chuyện được ăn cả“.

Goemans nói với tôi: “Branislav rất lo lắng và anh ấy không phải là người nhút nhát (sợ hãi quá mức)”. Goemans cũng lo lắng, mặc dù dòng thời gian giả định của ông đã kéo dài hơn. Ông tin rằng lực lượng tăng viện mới của Nga, dù được huấn luyện và trang bị kém, và sự khởi đầu của một mùa đông sớm sẽ tạm dừng chiến dịch của Ukraine và cứu người Nga vào lúc này. “Mọi người nghĩ rằng nó sẽ nhanh chóng kết thúc, nhưng thật không may, chiến tranh không diễn ra như vậy”, ông nói. Nhưng ông cũng tin rằng Ukraine sẽ tiếp tục tấn công vào mùa xuân, tại thời điểm đó động lực như vậy và những mối nguy hiểm tương tự sẽ trở lại. Goemans nói: “Để chiến tranh kết thúc, yêu cầu tối thiểu của ít nhất một trong các bên phải thay đổi“. Đây là quy tắc chấm dứt chiến tranh đầu tiên. Và chúng ta vẫn chưa đạt đến điểm mà mục tiêu chiến tranh đã thay đổi đủ để có thể đạt được một thỏa thuận hòa bình.

Dự đoán của các nhà lý thuyết về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, phụ thuộc một phần vào cách họ đánh giá các diễn biến. Liệu mặt trận của Nga ở Donbas có thực sự sụp đổ, và nếu có thì bao lâu nữa? Nếu nó sụp đổ, thì Điện Kremlin có thể kiểm soát được bao nhiêu thông tin về nó? Những điều này không thể đoán trước, nhưng người ta phải dự đoán. Ví dụ, Dan Reiter tỏ ra lạc quan hơn một chút so với Goemans về việc Putin có thể bán một phần chiến thắng cho người dân Nga, vì sự quản lý chặt chẽ của ông ta đối với các phương tiện truyền thông Nga. Đối với Reiter, Putin đã đủ là một nhà độc tài, song ông ta có khả năng lùi bước.

Mặc dù là nhà lý thuyết hàng đầu về cam kết đáng tin cậy, Reiter tin rằng chiến tranh có thể kết thúc trong thời gian ngắn với một kết quả tuyệt đối, chẳng hạn như sự tan rã của Liên bang Nga. Ông nói: “Bạn thực sự không muốn một đất nước, vốn là nguồn gây ra một số kiểu đe dọa kéo dài. Tuy nhiên, đôi khi  đó chỉ là thế giới mà bạn phải sống, bởi vì thực sự loại bỏ hoàn toàn mối đe dọa thì quá tốn kém”. Ông nhìn thấy một tương lai mà Ukraine đồng ý ngừng bắn và sau đó dần dần biến mình thành một “con nhím quân sự”, một quốc gia gai góc mà không ai muốn xâm lược. Reiter nói: “Các quốc gia quy mô trung bình có thể tự bảo vệ mình ngay cả trước những kẻ thù rất nguy hiểm. Ukraine có thể tự làm cho mình trở nên dễ phòng thủ hơn trong tương lai, nhưng nó sẽ trông rất khác với tư cách một quốc gia và một xã hội so với trước khi xâm lược“. Nó sẽ giống Israel hơn, với thuế cao, chi tiêu quân sự và nghĩa vụ quân sự bắt buộc kéo dài. Reiter nói: “Nhưng Ukraine có thể bảo vệ được. Họ đã chứng minh điều đó“.

Goemans cảm thấy lo lắng hơn. Một lần nữa, những suy nghĩ của anh lại đưa anh đến với Thế chiến thứ nhất. Năm 1917, Đức không còn hy vọng chiến thắng, quyết định đánh cược để phục sinh. Nó giải phóng vũ khí bí mật của mình, chiếc tầu ngầm U-boat, để tiến hành các hoạt động không giới hạn trên biển cả. Rủi ro của chiến lược này là nó đưa Hoa Kỳ vào cuộc chiến; hy vọng rằng nó sẽ bóp nghẹt Vương quốc Anh và dẫn đến chiến thắng. Theo cách nói của Goemans, đây là một chiến lược “có phương hướng sai cao”, nghĩa là nó có thể dẫn đến một phần thưởng lớn hoặc một tai họa lớn. Trong trường hợp này, nó đã dẫn đến việc Hoa Kỳ tham chiến và đánh bại Đức, và việc Kaiser bị loại khỏi quyền lực.

Trong tình huống này, vũ khí bí mật là hạt nhân. Và việc sử dụng nó mang theo rủi ro, một lần nữa, thậm chí còn lớn hơn sự tham gia của Hoa Kỳ vào cuộc chiến. Nhưng ít nhất nó cũng có thể tạm thời ngăn chặn bước tiến của Quân đội Ukraine. Nếu được sử dụng hiệu quả, nó thậm chí có thể mang về một chiến thắng. Goemans nói: “Mọi người rất vui mừng về sự sụp đổ của mặt trận. Nhưng đối với tôi, nó giống như, ‘Ah-h-h!’” Vào thời điểm đó, Putin thực sự sẽ bị mắc kẹt.

Hiện tại, Goemans vẫn tin rằng khó có thể xảy ra lựa chọn hạt nhân. Và ông ấy tin rằng Ukraine sẽ chiến thắng trong cuộc chiến. Nhưng điều đó cũng sẽ mất nhiều thời gian, với cái giá phải trả là hàng trăm ngàn sinh mạng.

Bước ngoặt của thời đại trên toàn cầu – Làm sao để tránh cuộc chiến tranh lạnh mới trong một kỷ nguyên đa cực

Foreign Affairs

Số tháng 1/ 2-2023

Tác giả: Olaf Scholz, thủ tướng Đức

Đỗ Kim Thêm dịch

Olaf Scholz, Thủ tướng Chính phủ Cộng Hoà Liên Bang Đức, trong một diễn văn truyền hình. Nguồn: Markus Schreiber/ AP

Phỏng vấn cựu Trung tướng Hoa Kỳ Ben Hodges: “Tôi không thấy có ánh sáng nào cuối chân trời cho nước Nga”

NTV

Volker Petersen phỏng vấn tướng Ben Hodges

Nguyễn Văn Vui chuyển ngữ

22-2-2023

Cựu Trung tướng Hoa Kỳ Ben Hodges

Diễn viên hài Uncle Roger bị “tắt đài” trên mạng xã hội Trung Quốc sau những trò đùa về nước này

AP

Tác giả: Kanis Leung, từ Hồng Kông

Trúc Lam, chuyển ngữ

22-5-2023

Ảnh minh họa. Nguồn: NY Post

TAIPEI, Đài Loan (AP) – Một diễn viên hài người Mã Lai nổi tiếng với những nỗ lực chế nhạo các món ăn châu Á của các đầu bếp phương Tây, đã bị đình chỉ tài khoản mạng xã hội Trung Quốc sau khi anh pha trò cười về đất nước này.

Nigel Ng, sử dụng nghệ danh Uncle Roger, là diễn viên hài mới nhất cảm nhận được hậu quả của những trò đùa có thể bị coi là phản ánh tiêu cực về Trung Quốc dưới sự kiểm duyệt ngày càng gắt gao và chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy.

Tuần trước, một diễn viên hài Trung Quốc đã bị cảnh sát điều tra vì một trò đùa về chó hoang.

Ng đã đăng một video clip hôm thứ Năm tuần trước [ngày 18-5-2023] từ một bộ phim hài đặc biệt sắp ra mắt, trong đó anh chế giễu sự giám sát của Trung Quốc và các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Đài Loan.

Đoạn video cho thấy, Ng tương tác với một người trong số khán giả nói rằng anh ta đến từ Quảng Châu, một đô thị ở miền nam Trung Quốc.

Ng nói: “Đất nước tốt, đất nước tốt, chúng ta phải nói điều đó ngay bây giờ, đúng không? Tất cả điện thoại đều nghe”.

Sau đó Ng nói đùa với khán giả, nói rằng họ đến từ Đài Loan, một hòn đảo tự trị do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, nói rằng Đài Loan không phải là một quốc gia thực sự: “Tôi hy vọng một ngày nào đó bạn trở về với đất mẹ. Một Trung Quốc”, anh nói.

Tài khoản Weibo của anh cho biết hôm thứ Hai, rằng anh đã bị cấm đăng bài vì “vi phạm các luật và quy định có liên quan”. Nơi làm việc của Ng đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Trong khi đó, một diễn viên hài Trung Quốc có thể phải đối mặt với án tù khi cảnh sát và các cơ quan chính phủ điều tra anh ta vì một trò đùa mà anh ta đã thực hiện tại một buổi biểu diễn hồi đầu tháng Năm.

Thứ Tư tuần trước, cảnh sát Bắc Kinh công bố rằng họ đang điều tra diễn viên hài Li Haoshi “vì đã xúc phạm nghiêm trọng” Quân Giải phóng Nhân dân [Trung Quốc].

Diễn viên hài này có nghệ danh là HOUSE, đã pha trò về những con chó hoang bằng cách nói một khẩu hiệu tuyên truyền nổi tiếng được sử dụng để mô tả quân đội Trung Quốc.

Li cho biết, anh đã nhận nuôi hai con chó rất hăng hái khi chúng đuổi theo những con sóc, bắn như đạn pháo vào mục tiêu.

Anh này nói, thông thường chó rất dễ thương và làm rung động trái tim của bạn, nhưng khi nhìn thấy hai chú chó của mình, anh ấy nghĩ đến câu nói của người Trung Quốc: “Chiến đấu để giành được chiến thắng, rèn luyện hành vi mẫu mực”.

Cụm từ này được nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sử dụng lần đầu tiên cách đây 10 năm để mô tả các kế hoạch cải cách cho quân đội Trung Quốc, theo Dự án Truyền thông Trung Quốc, nghiên cứu về truyền thông Trung Quốc.

Một cơ quan chính phủ được gọi là Nhóm Thực thi Pháp luật Toàn diện về Thị trường Văn hóa của Bắc Kinh, cho biết trong một tuyên bố vào tuần trước rằng, họ đã nhận được tin báo từ công chúng về màn trình diễn của Li hôm 13 tháng 5 và để đáp lại, họ đã mở một cuộc điều tra về công ty mà Li đã ký hợp đồng.

Đội thực thi pháp luật cho biết, họ sẽ phạt công ty Xiao Guo Wenhua khoảng 2 triệu đô la (13,3 triệu nhân dân tệ). Công ty đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Một sĩ quan giấu tên tại trụ sở cảnh sát Bắc Kinh từ chối, không cho biết liệu Li có đang bị tạm giam hoặc bị bắt giữ hay không, nói rằng cuộc điều tra đang tiếp tục và kết quả sẽ được công bố sau.

VinFast vận động Thống đốc Cooper tăng tốc xử lý khoản vay liên bang để tránh ‘gây thêm’ chậm trễ

The News & Observer

Cù Tuấn, biên dịch

6-8-2023

Giám đốc điều hành VinFast Lê Thị Thu Thủy và Thống đốc Roy Cooper vỗ tay trong buổi lễ khởi công hôm thứ Sáu, 4 tháng 8 năm 2023 tại địa điểm tương lai của nhà máy VinFast ở Moncure. Ảnh trên mạng

Nhiều tháng trước lễ động thổ vào tuần trước đối với nhà máy trị giá 4 tỷ đô la như đã hứa của nhà sản xuất ô tô Việt Nam VinFast tại Chatham County, hồ sơ cho thấy công ty này đã tìm kiếm sự giúp đỡ của thống đốc bang North Carolina để đảm bảo có thêm tiền mặt cần thiết “để hoàn thành dự án mà không bị chậm trễ thêm”.

Có cái gì luôn đúng không? Trên Internet, giờ không ai biết chắc

Wall Street Journal

Tác giả: Christopher Mims 

Cù Tuấn, biên dịch

10-11-2023

Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta không còn niềm tin vào truyền thông, chính phủ và các chuyên gia? Nếu bạn không tin tưởng tôi và tôi cũng không tin tưởng bạn, làm thế nào chúng ta ứng phó với đại dịch, biến đổi khí hậu hoặc có được những cuộc bầu cử công bằng và cởi mở? Đây là cách mà chủ nghĩa độc tài phát sinh – khi chính bạn đã mất hoàn toàn lòng tin vào các định chế”.

Tóm tắt: Các công cụ mới có thể tạo video giả và sao chép giọng nói của những người thân thiết nhất với chúng ta. ‘Đây là cách mà chủ nghĩa độc tài phát sinh’.

Kissinger và ý nghĩa đích thực của tình trạng hòa hoãn (Kỳ 3)

Foreign Affairs

Tác giả: Niall Ferguson

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 3 và tháng 4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Tôi tin vào hòa bình mà ông Ford nói, nhiều như bất kỳ người nào nói. Nhưng ở những nơi như Angola, Campuchia và Việt Nam, sự bình an mà họ đã biết là sự bình an của nấm mồ. Tất cả những gì tôi có thể thấy là những gì mà các quốc gia khác trên thế giới nhìn thấy: Sự sụp đổ của ý chí Mỹ và sự rút lui của sức mạnh Mỹ”.

Thua trong trận, nhưng thắng trong cuộc chiến

Giới bảo thủ phản đối Kissinger vì những lý do vượt ra ngoài sự khoan dung của ông đối với sự ngang bằng về hạt nhân của Liên Xô. Phe diều hâu cũng lập luận rằng, Kissinger đã quá sẵn sàng để chấp nhận điểm bất công của hệ thống Xô Viết – mặt trái lời phàn nàn của những người theo chủ thuyết tự do, rằng ông đã quá sẵn sàng để dung thứ cho đặc điểm bất công của các chế độ độc tài theo cánh hữu.

Vấn đề này đã trở nên nổi bật về hạn chế của Liên Xô đối với việc di cư của người Do Thái và đối xử với những người bất đồng chính kiến của Liên Xô, chẳng hạn như tác giả Aleksandr Solzhenitsyn. Khi Solzhenitsyn đến Hoa Kỳ trong thập niên 1970 (sau khi bị trục xuất khỏi Liên Xô), Kissinger đã chọc giận giới bảo thủ bằng cách khuyên Tổng thống Gerald Ford không nên gặp ông [Solzhenitsyn].

Solzhenitsyn trở thành một trong những đối thủ khó chịu nhất của Kissinger. Tiểu thuyết gia này nói hồi năm 1975: “Một nền hòa bình bao dung cho bất kỳ hình thức bạo lực tàn bạo nào và bất kỳ liều lượng lớn nào của nó chống lại hàng triệu người, nó không có sự cao cả về đạo đức ngay cả trong thời đại hạt nhân”. Ông và giới phê bình bảo thủ khác lập luận rằng, thông qua việc hòa hoãn, Kissinger chỉ đơn thuần cho phép mở rộng chủ nghĩa cộng sản Liên Xô. Sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975, Campuchia rơi vào địa ngục của chế độ độc tài cộng sản Pol Pot, sự can thiệp của Cuba – Liên Xô vào cuộc xung đột tại Angola trong thời hậu thuộc địa – những thất bại này và những thất bại địa chính trị khác, dường như minh chứng cho tuyên bố của họ.

Reagan tuyên bố hồi năm 1976, khi ông vận động chống lại Ford trong cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống của đảng Cộng hòa: “Tôi tin vào hòa bình mà ông Ford nói, nhiều như bất kỳ người nào nói. Nhưng ở những nơi như Angola, Campuchia và Việt Nam, sự bình an mà họ đã biết là sự bình an của nấm mồ. Tất cả những gì tôi có thể thấy là những gì mà các quốc gia khác trên thế giới nhìn thấy: Sự sụp đổ của ý chí Mỹ và sự rút lui của sức mạnh Mỹ”.

Không giống như cáo buộc về tình trạng ưu thế trong hạt nhân của Liên Xô, Kissinger không bao giờ phủ nhận rằng, chủ nghĩa bành trướng của Liên Xô ở thế giới thứ ba đặt ra một mối đe dọa đối với sự hòa hoãn và sức mạnh của Mỹ. Ông nói trong một bài phát biểu hồi tháng 11-1975: “Thời gian không còn nhiều; việc tiếp tục cho một chính sách can thiệp chắc chắn phải đe dọa các mối quan hệ khác. Chúng ta sẽ linh hoạt và hợp tác trong việc giải quyết các xung đột, . . . Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ cho phép việc hòa hoãn biến thành một sự che đậy lợi thế đơn phương”.

Tuy nhiên, thực tế là trong trường hợp không có được sự ủng hộ của Quốc hội – dù là để bảo vệ cho miền Nam Việt Nam hay Angola – chính quyền Ford không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận cho sự bành trướng quân sự của Liên Xô, hoặc ít nhất là chiến thắng của các lực lượng ủy nhiệm của Liên Xô.

Kissinger nói hồi tháng 12 năm 1975: “Các tranh chấp trong nước của chúng ta đang tước đi khả năng của chúng ta cả trong việc cung cấp các động lực cho sự ôn hòa [của Liên Xô] như trong các hạn chế đối với đạo luật thương mại, cũng như khả năng chống lại các hành động quân sự của Liên Xô như ở Angola”.

Tất nhiên, có thể tranh luận ở mức độ nào mà Kissinger hợp lý khi tuyên bố rằng, với sự hỗ trợ liên tục của Quốc hội trong việc viện trợ của Hoa Kỳ, miền Nam Việt Nam và ngay cả Angola có thể đã thoát ra khỏi được sự kiểm soát của Cộng sản.

Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, khi Kissinger quan tâm đến việc ngăn chặn sự lan rộng của các hệ thống Xô Viết. Ông nói hồi năm 1974: “Sự cần thiết cho việc hoà hoãn như chúng ta quan niệm về nó không phản ánh sự tán thành về cấu trúc trong nội địa của Liên Xô. Hoa Kỳ luôn nhìn với sự cảm thông, với sự đánh giá cao, về việc thể hiện tự do tư tưởng trong tất cả các xã hội”. Nếu Kissinger từ chối ủng hộ Solzhenitsyn, đó không phải là vì Kissinger khoan dung (ít có thiện cảm bí mật hơn) với mô hình Xô Viết. Đó là bởi vì ông tin rằng Washington có thể đạt được nhiều hơn bằng cách duy trì mối quan hệ đang vận hành với Moscow.

Và trong việc này, Kissinger chắc chắn đã có lý. Bằng cách giảm bớt các căng thẳng cả ở châu Âu và các nơi khác trên thế giới, việc hòa hoãn đã giúp cải thiện cuộc sống của ít nhất một số người dưới sự cai trị của Cộng sản. Việc di cư của người Do Thái ra khỏi Liên Xô tăng lên trong giai đoạn khi Kissinger đặc trách  việc hòa hoãn.

Sau khi Thượng nghị sĩ Dân chủ Henry “Scoop” Jackson của Washington và giới diều hâu khác trong Quốc hội tìm cách công khai gây áp lực buộc Moscow thả thêm người Do Thái qua việc duy trì thỏa thuận thương mại Mỹ – Xô Viết, việc di cư đã giảm xuống.

Giới phê bình bảo thủ của Kissinger đã kịch liệt phản đối việc Hoa Kỳ ký các Hiệp định Helsinki vào mùa hè năm 1975, họ lập luận rằng, chúng thể hiện cho việc phê chuẩn các cuộc chinh phục của Liên Xô ở châu Âu trong thời hậu chiến.

Nhưng bằng cách nhận cam kết của các nhà lãnh đạo Liên Xô về việc tôn trọng một số quyền dân sự cơ bản của công dân của họ như một phần của các hiệp định – một cam kết mà họ không có ý định tôn trọng – thỏa thuận cuối cùng đã làm xói mòn tính hợp pháp của việc cai trị của Liên Xô ở Đông Âu.

Không có sự thật nào trong số này có thể cứu vãn sự nghiệp của Kissinger trong chính phủ. Ngay sau khi Ford ra đi, Ngoại trưởng của ông cũng vậy, không bao giờ trở lại nhiệm sở quan yếu. Nhưng khái niệm chính về chiến lược của Kissinger tiếp tục phát huy thành quả trong nhiều năm sau, bao gồm cả các chỉ trích chính về hòa hoãn: Carter và Reagan.

Carter đã chỉ trích Nixon, Ford và Kissinger vì không đủ lòng thương cảm trong chủ thuyết hiện thực của họ, nhưng Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh quốc gia của chính ông [Carter], đã thuyết phục ông nên cứng rắn với Moscow. Đến cuối năm 1979, Carter buộc phải cảnh báo Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan, nếu không sẽ phải đối mặt với “hậu quả nghiêm trọng”.

Về phần mình, Reagan cuối cùng đã chấp nhận việc hòa hoãn như là một chính sách của riêng mình trong toàn diện ngoại trừ tên gọi – và thực sự đã vượt xa những gì mà Kissinger đã làm để giảm bớt căng thẳng. Trong khi theo đuổi việc xít lại gần nhau, Reagan đã đồng ý giảm kho vũ khí hạt nhân của Washington xuống một lượng lớn hơn nhiều so với những gì Kissinger nghĩ đã là thận trọng. “Kỷ nguyên Kissinger” không kết thúc khi ông rời chính phủ hồi tháng Giêng năm 1977.

Mặc dù đã bị lãng quên, sự thật này được công nhận bởi những người đương thời nhiều tinh ý hơn của Kissinger. Chẳng hạn như nhà bình luận bảo thủ William Safire lưu ý rằng, chính quyền Reagan đã nhanh chóng bị thâm nhập bởi “những người thuộc phe Kissinger” và “những người theo tinh thần hòa hoãn”, ngay cả khi bản thân Kissinger bị ngăn chặn.

Thật ra, chính quyền Reagan đã trở nên quá thích ứng đến mức bây giờ đến lượt Kissinger lại cáo buộc Reagan là quá mềm mỏng, chẳng hạn như trong phản ứng của Reagan trước việc áp đặt tình trạng thiết quân luật ở Ba Lan. Kissinger phản đối các kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên từ Liên Xô đến Tây Âu với lý donó , sẽ khiến phương Tây “trở thành đối tượng bị thao túng chính trị nhiều hơn so với hiện nay”. (Về sau được phát hiện lời cảnh báo này là tiên đoán).

Năm 1987, Nixon và Kissinger đã lên tiếng trong trang xã luận của tờ Los Angeles Times để cảnh báo rằng, việc Reagan sẵn sàng thực hiện một thỏa thuận với Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo Liên Xô, đã đi quá xa, khi cả hai quốc gia sẽ loại bỏ tất cả vũ khí hạt nhân tầm trung của họ. Đối với lời chỉ trích như vậy, Ngoại trưởng George Shultz đã đưa ra một câu trả lời, tiết lộ: “Bây giờ chúng ta đã vượt quá sự hòa hoãn”.

(Còn tiếp)

Những bài học của Tập Cận Bình về Nga

Foreign Affairs

Tác giả: Joseph Torigian

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

24-6-2024

Thân phụ của nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dạy cho ông điều gì về cách đối phó với Moscow

Được chọn để thống trị thế giới?

Die ZEIT

Người phỏng vấn: Evelyn Finger

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

26-9-2024

LGT của Tiếng Dân: Quân đội Israel vừa đưa ra tuyên bố, Hassan Nasrallah, thủ lĩnh Hezbollah, đã thiệt mạng trong một cuộc không kích lớn của Israel vào thủ đô Beirut của Lebanon. Sau đó, Hezbollah cũng đã xác nhận trong một tuyên bố về cái chết của Nasrallah, là người đã lãnh đạo Hezbollah trong suốt 32 năm qua.

Đánh Giá Bản Khung của ASEAN và Trung Quốc về Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông

Đại Sự Ký Biển Đông

Tác giả: Ian Storey

Biên dịch: Nguyễn Phúc Thiện

Hiệu đính: Huệ Việt

ISEAS ngày 8-8-2017

Đá Chữ Thập ngày 16/6/2017 với các hầm chứa tên lửa và nhiều trang thiết bị quân sự mới. Nguồn: CSIS/AMTI và Digital Globe.

Tóm tắt

  • Tại Manila vào ngày 6 tháng 8 năm 2017, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Bản khung Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
  • Mặc dù bản khung này là một bước tiến trong quá trình quản lý xung đột trên Biển Đông, nó thiếu tính chi tiết và chứa đựng nhiều các nguyên tắc và quy định tương tự trong Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc năm 2002 về Cách Ứng Xử của Các Bên trên Biển Đông (DOC), một bản tuyên bố vẫn chưa được thi hành thậm chí một phần.
  • Văn bản này bao gồm một dẫn chiếu mới về việc ngăn ngừa và quản lý sự cố, cũng như cam kết dường như mạnh mẽ hơn đối với an ninh hàng hải và tự do hàng hải. Tuy nhiên, văn bản không có cụm từ “ràng buộc pháp lý”, cũng như phạm vi địa lý của thỏa thuận và cơ chế thi hành và trọng tài.
  • Bản khung này sẽ tạo cơ sở cho các cuộc đàm phán tiếp theo về COC. Những cuộc thảo luận này có thể kéo dài và gây phiền toái cho các thành viên ASEAN, những người mong muốn thấy được tính ràng buộc, toàn diện và có hiệu lực pháp lý của COC.

Một số người lo sợ rằng, người Mỹ gốc Việt có thể gặp nguy cơ bị trục xuất cao hơn

Pacific Standard

Tác giả: Massoud Hayoun

Dịch giả: Trúc Lam

1-11-2017

Khi Trump chuyển qua trừng phạt các nước không nhận những người bị trục xuất, các nhà phân tích cảnh báo rằng, những cư dân Mỹ gốc Việt không còn được bảo vệ như nhau.

Các thành viên trong cộng đồng người Việt tại một cuộc diễn hành ở Portland Rose Festival. Ảnh: Wikimedia Commons.

Những người ủng hộ quyền của người nhập cư cảnh báo rằng, hàng ngàn cư dân Mỹ gốc Việt có nguy cơ bị trục xuất cao hơn, đặc biệt khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị chuyến thăm ngoại giao tới Việt Nam, nơi ông có thể áp lực lên chính quyền – như ông ta đã làm ở Đông Nam Á và Châu Phi – để nhiều người bị trục xuất hơn.

Chuyên gia nói với Trung Quốc: nếu không hợp tác, nghề cá ở biển Đông có thể sụp đổ

Mongabay

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

21-12-2017

  • Hơn một nửa số tàu đánh cá trên thế giới hoạt động ở biển Đông, nơi mà quyền chủ quyền là chủ đề gây tranh cãi gay gắt giữa các nước ven biển.
  • Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng biển đang nhanh chóng trở thành nơi xảy ra thảm hoạ môi trường, sự sụp đổ gần kề của một trong những vùng thuỷ sản sinh sản nhiều nhất thế giới.
  • Hiện một nhóm chuyên gia gồm các nhà chiến lược địa chính trị cũng như các nhà sinh vật học biển đang kêu gọi các bên tranh chấp cùng hợp lại để quản lý và bảo vệ nguồn cá và môi trường biển.
  • Việc quản lý hiệu quả phụ thuộc vào sự tham gia tích cực của Trung Quốc, nhưng vẫn chưa rõ liệu nước này, hiện sức mạnh khống chế trên biển với sự thèm muốn rất lớn về hải sản, sẽ chịu hợp tác hay không.

Ông Trọng làm trong sạch đảng

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

30-4-2018

TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: AP

Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trông giống như một ông cụ hiền hòa nhưng ông cứng như sắt. Ông ta chắc chắn mọi điều tốt hơn nhiều năm trước, khi Việt Nam vẫn còn nghèo nhưng đảng Cộng sản cầm quyền vẫn còn trong sạch. Ông là một nhà lý thuyết, một người tin tưởmg Mác Lênin chân thành mà hai năm trước đây đã chiếm ưu thế trong một cuộc tranh giành quyền lực đầy kịch tính. Bây giờ ông nhắm tới việc dọn sạch những kẻ thoái hóa, chờ thời và cơ hội. Dù thích ông hay không, đã đến lúc để tâm đến Tổng Bí thư Trọng.

Sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Pompeo, Việt Nam đưa người Mỹ bị đánh đập và giam giữ ra xét xử

ABC News

Tác giả: Conor Finnegan

Dịch giả: Trúc Lam

12-7-2018

Will Nguyễn trong một bức ảnh không ghi ngày của gia đình đưa ra. Nguồn: Vitoria Nguyễn

Việt Nam đã ra lệnh đưa một người đàn ông Mỹ – bị cảnh sát đánh đập và hiện bị giam giữ suốt cả tháng – ra xét xử, ngay cả sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo lên tiếng về vụ việc của anh trong chuyến thăm ở đó tuần này.

Quyền của người lao động và sự ổn định xã hội

Tác giả: Nguỵ Kinh Sinh

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

8-9-2018

Các công nhân ở Thâm Quyến đã đình công, tình đoàn kết và hỗ trợ trên khắp đất nước tiếp tục được thể hiện, với cả hai bên tả và hữu đều đến nơi này để bày tỏ sự ủng hộ, dù họ không liên quan đến cuộc tranh chấp. Điều này cho thấy rằng những người hiểu biết từ mọi tầng lớp xã hội ở Trung Quốc đã có một bước tiến quan trọng trong việc hiểu biết quyền của người lao động. Đây là dấu hiệu quan trọng về sự thức tỉnh liên tục của xã hội TQ.

Tôi yêu nước Mỹ. Đó là lý do tại sao tôi phải nói lên sự thật về nước Mỹ (Phần 1)

TIME

Tác giả: Nguyễn Thanh Việt

Dịch giả: Mai V. Phạm

15-11-2018

LTS: Nhà văn Nguyễn Thanh Việt, sinh năm 1971, là người Mỹ gốc Việt. Ông hiện là phó giáo sư tại Đại học USC. Ông được nhiều người Mỹ biết đến qua tiểu thuyết đầu tay “The Sympathizer”, đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý, trong đó có giải Pulizer năm 2016.

Mới đây, ông Việt có bài viết đăng trên tạp chí TIME của Mỹ, có tựa đề: “Tôi yêu nước Mỹ. Đó là lý do tại sao tôi phải nói lên sự thật về nước Mỹ”. Chúng tôi xin được dịch và giới thiệu cùng quý độc giả. Bài viết khá dài, xin được chia làm hai phần, dưới đây là phần đầu bài dịch.

Kim Jong-un đến Việt Nam, trong một chuyến thăm không chỉ để gặp Trump

New York Times

Tác giả: Mike Ives

Dịch giả: Châu Minh Dũng

25-2-2019

Công nhân đang treo cờ Việt Nam, Triều Tiên và Mỹ, dọc theo một con đường ở Hà Nội hôm Chủ nhật vừa qua, để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Nguồn: Carl Court / Getty Images

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong-un đã đến Việt Nam sáng nay, thứ Ba ngày 26/2/2019, để chuẩn bị cho cuộc gặp với Tổng thống Trump, thảo luận về một loạt vấn đề ngoại giao gai góc, bao gồm chuyện phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.

Con gái cố TT Ronald Reagan gửi thư cho đảng Cộng hòa

Đảng Cộng hòa: “Đừng dùng tên cha tôi, Ronald Reagan, để biện minh cho sự im lặng về Trump”

Washington Post

Tác giả: Patti Davis

Dịch giả: Mai V. Phạm

30-4-2019

Đảng Cộng hòa thân mến,

Tôi chưa bao giờ là một phần của đảng Cộng Hòa, nhưng nó đã là một phần của gia đình tôi trong nhiều thập niên qua. Khi tôi lên 10 tuổi, cha tôi (cố Tổng thống Ronald Regan) quyết định từ bỏ đảng Dân chủ để trở thành thành viên của đảng Cộng hòa. Từ đó, các thành viên đảng Cộng hòa là những vị khách thường xuyên trong các bữa tối của chúng tôi – là đối tượng không được tôi hoan nghênh. Tôi muốn nói về dự án khoa học của mình về trái tim con người, hoặc những cô gái xấu tính ở trường đã chọc ghẹo tôi vì tôi quá cao, lại đeo kính. Nhưng thay vào đó, phần lớn các cuộc trò chuyện xoay quanh việc chính phủ đã lấy quá nhiều thu nhập cho thuế và làm thế nào đảng Cộng hòa duy trì bộ máy chính phủ không quá cồng kềnh.

Mô hình chống đối mới của Hồng Kông

Tác giả: Shi Shan, RFA

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

19-8-2019

Phong trào phản kháng có quy mô lớn ở Hồng Kông trong hai tháng qua đã tăng tốc trong khung cảnh không có một tổ chức phối hợp thống nhất. Một số nhà phân tích cho rằng nền tảng của một sự phối hợp rộng lớn hiện đang được hình thành.

Trump đã phản bội người Kurd. Rồi sẽ đến ai?

The Atlantic

Tác giả: Peter Wehner

Dịch giả: Mai V. Phạm

15-10-2019

Làm nhục thành phần nội các của mình là ghê sợ. Đặt các đồng minh trung thành của Mỹ vào hiểm nguy còn tồi tệ hơn rất nhiều.