Sự tự hủy diệt của Mỹ

Foreign Affairs

Tác giả: Fareed Zakaria

Dịch giả: Mai V. Phạm

Số tháng 7 và tháng 8/2019

Washington Phung Phí Khoảnh Khắc Đơn Cực

Một thời điểm nào đó trong hai năm qua, vai trò bá chủ của Mỹ đã chết. Thời đại thống trị của Mỹ là một thời kỳ ngắn ngủi, khốc liệt khoảng ba thập niên được đánh dấu bằng hai thời khắc quan trọng. Đầu tiên là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào năm 1989. Sự kết thúc, đúng hơn là sự khởi đầu của sự kết thúc, là một sự sụp đổ nữa của cuộc chiến Iraq vào năm 2003, và sự sụp đổ chậm dần kể từ đó.

Nhưng cái chết của vai trò bá chủ của Hoa Kỳ là kết quả của những nguyên nhân bên ngoài, hay do Washington đã tự đẩy nhanh sự sụp đổ của chính mình bằng những thói quen xấu và hành vi xấu? Đó là một câu hỏi sẽ được các nhà sử học tranh luận trong nhiều năm tới. Nhưng tại thời điểm này, chúng tôi có đủ thời gian và cái nhìn bao quát để đưa ra một số quan sát sơ bộ.

Hầu hết những cái chết đều có nhiều nguyên nhân và cái chết của vai trò bá chủ Hoa Kỳ cũng vậy. Những yếu tố hệ thống sâu xa trong bộ máy quốc tế hoạt động mạnh mẽ nhằm chống lại bất kỳ quốc gia nào thâu tóm được quá nhiều quyền lực. Tuy nhiên, trong trường hợp của Hoa Kỳ, do họ đã quản lý kém cỏi quyền bá chủ, lạm dụng quyền lực, đánh mất đồng minh và khuyến khích kẻ thù. Và bây giờ, dưới thời Trump, Hoa Kỳ dường như đã không còn quan tâm, đúng hơn là đánh mất niềm tin, vào tư tưởng và mục đích đã thổi nguồn sinh khí cho sự hiện diện quốc tế của Hoa Kỳ trong ba phần tư thế kỷ.

MỘT NGÔI SAO ĐÃ SINH RA

Quyền bá chủ của Hoa Kỳ hậu Chiến tranh Lạnh là điều mà thế giới chưa từng thấy kể từ thời Đế chế La Mã. Các nhà văn thường thích chọn năm 1945 là mốc cho bình minh “thế kỷ Hoa Kỳ”, không lâu sau khi nhà xuất bản Henry Luce cho ra thuật ngữ này. Nhưng thời kỳ hậu Thế chiến II đã hoàn toàn khác so với thời kỳ hậu 1989. Ngay cả sau năm 1945, ở những vùng đất rộng lớn trên toàn cầu, Pháp và Vương quốc Anh vẫn có những đế chế chính thức và do đó có tầm ảnh hưởng sâu sắc. Chẳng mấy chốc, Liên Xô đã chứng tỏ là một đối thủ siêu cường, tranh giành ảnh hưởng của Washington ở nhiều nơi. Hãy nhớ rằng cụm từ Thế giới Thứ Ba xuất phát từ sự phân chia thế giới làm 3 phần: Thế giới Thứ Nhất là Hoa Kỳ và Tây Âu; Thế giới Thứ Hai là các nước cộng sản. Còn Thế Giới Thứ Ba ở khắp mọi nơi, mà quốc gia nơi đó đang lựa chọn giữa ảnh hưởng Hoa Kỳ hoặc Liên Xô. Đối với phần lớn dân số thế giới, từ Ba Lan đến Trung Quốc, thế kỷ này dường như không phải của người Mỹ.

Sau chiến tranh lạnh, sức mạnh bá chủ của Hoa Kỳ lúc đầu rất khó nhận ra. Như tôi đã viết trong tờ The New Yorker năm 2002, hầu hết những thành phần tham gia đã bỏ lỡ nó. Năm 1990, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher lập luận rằng, thế giới đang chia thành ba lĩnh vực chính trị, bị chi phối bởi đồng Đô La, đồng Yên, và đồng Mác Đức (Deutsche Mark). Từ năm 1994, cuốn sách “Diplomacy” của Henry Kissinger đã dự đoán sự khởi đầu của một thời đại đa cực mới. Chắc chắn ở Mỹ, đã không có thái độ chiến thắng. Chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1992 được đánh dấu bằng cảm xúc của yếu đuối và mệt mỏi. Paul Tsongas, ứng cử viên đảng Dân chủ đầy hy vọng lập đi lập lại câu nói: “Chiến tranh lạnh đã kết thúc; Nhật Bản và Đức đã giành chiến thắng”. Những nước châu Á đã bắt đầu nói về thế kỷ Thái Bình Dương.

Có một ngoại lệ trong phân tích này, đó là một bài luận của nhà bình luận phe bảo thủ Charles Krauthammer “Khoảnh khắc Đơn cực”, xuất bản năm 1990. Nhưng, thái độ chiến thắng cũng bị giới hạn trong tầm bao quát của nó, thể hiện ở tựa đề bài viết: “Khoảnh khắc đơn cực sẽ ngắn ngủi”. Trong bài xã luận trên Washington Post, ông Krauthammer dự báo rằng, trong thời gian rất ngắn, Đức và Nhật Bản, hai “cường quốc khu vực” sẽ theo đuổi các chính sách đối ngoại độc lập với Hoa Kỳ.

Các nhà hoạch định chính sách hoan nghênh sự suy yếu của chủ nghĩa đơn cực, mà họ cho là sắp xảy ra. Năm 1991, khi cuộc chiến ở vịnh Balkan nổ ra, chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu, Jacques Poos, tuyên bố: “Đây là thời khắc của Châu Âu”. Ông giải thích: “Nếu một vấn đề có thể được giải quyết bởi người châu Âu, đó là vấn đề Nam Tư. Đây là một quốc gia châu Âu, và nó không do người Mỹ quyết định”. Tuy nhiên, thực tế là chỉ có Hoa Kỳ mới có sự kết hợp của sức mạnh và ảnh hưởng để can thiệp hiệu quả và giải quyết khủng hoảng.

Tương tự, vào cuối thập niên 1990, khi một loạt các cuộc khủng hoảng kinh tế khiến các nền kinh tế Đông Á rơi vào tình trạng khó khăn, chỉ có Hoa Kỳ mới có thể ổn định hệ thống tài chính toàn cầu. Hoa Kỳ đã tổ chức một gói cứu trợ quốc tế trị giá 120 tỷ đô la cho các quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất và xử lý cuộc khủng hoảng thành công. Tạp chí Time đưa ba người Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Robert Rubin, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan và Phó Bộ trưởng Tài chính Lawrence Summers lên trang bìa với tựa đề: “Ủy ban Giải Cứu Thế Giới”.

BẮT ĐẦU CỦA KẾT THÚC

Vai trò bá chủ của Mỹ đã phát triển vào đầu thập niên 1990 trong lúc không ai chú ý đến. Thì vào cuối thập niên 1990 khi các yếu tố bắt đầu làm suy yếu vai trò bá chủ của Hoa Kỳ, ngay cả khi mọi người bắt đầu nói về Hoa Kỳ là “quốc gia không thể thiếu” và “siêu cường độc nhất thế giới”. Trước hết, quan trọng nhất là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Có thể dễ dàng nhận ra rằng, Bắc Kinh sẽ trở thành đối thủ nặng ký duy nhất của Washington, nhưng điều đó không rõ ràng vào khoảng một phần tư thế kỷ trước. Mặc dù Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng kể từ thập niên 1980, nhưng họ đã bắt đầu từ một nền tảng rất thấp. Chỉ vài quốc gia mới có thể tiếp tục quá trình tăng trưởng mạnh như thế trong hơn vài thập kỷ qua. Kết hợp kỳ lạ của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa Lênin của Trung Quốc có vẻ mong manh như cuộc nổi dậy ở Thiên An Môn đã cho thấy.

Nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc vẫn tồn tại và đất nước này đang trở thành cường quốc mới, đất nước có sức mạnh và tham vọng sánh ngang với Mỹ. Về phần mình, Nga đã đi từ một quốc gia yếu và im hơi lặng tiếng vào đầu thập niên 1990 để trở thành một cường quốc phục thù – quốc gia có đủ khả năng và xảo quyệt để phá rối. Với hai siêu cường toàn cầu bên ngoài hệ thống quốc tế do Mỹ xây dựng, thế giới đã bước vào thời điểm hậu Hoa Kỳ. Ngày nay, Mỹ vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh, nhưng nó tồn tại trong một thế giới của các cường quốc toàn cầu và khu vực – có khả năng và thường xuyên chống lại Mỹ.

Các cuộc tấn công khủng bố 11/9 và sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo đóng một vai trò kép, làm suy yếu vai trò bá chủ của Mỹ. Lúc đầu, các cuộc tấn công dường như đã kích thích Washington và buộc Hoa Kỳ huy động sức mạnh. Vào năm 2001, nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn lớn hơn kinh tế của 5 nước cộng lại, đã chọn tăng cường chi tiêu quốc phòng hàng năm gần 50 tỷ Mỹ kim, lớn hơn ngân sách quốc phòng hàng năm của Vương quốc Anh. Khi Washington đổ quân vào Afghanistan, họ đã có thể nhận được sự ủng hộ áp đảo cho chiến dịch này, bao gồm cả từ Nga. Hai năm sau, mặc dù có nhiều sự phản đối, Hoa Kỳ vẫn có thể kết hợp một liên minh quốc tế lớn cho một cuộc xâm lược Iraq. Những năm đầu của thế kỷ này đánh dấu đỉnh cao của chủ nghĩa bá quyền Mỹ, khi Washington cố gắng tái thiết các quốc gia xa lạ và xa cách là Afghanistan và Iraq, mặc dù phần còn lại của thế giới do dự hay phản đối quyết liệt.

Iraq đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt. Mỹ bắt đầu một cuộc chiến tranh tự mình lựa chọn, bất chấp những do dự của thế giới. Mỹ đã cố gắng để có được sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc nhưng khi điều đó dường như khó khăn, nên Mỹ đã mặc kệ tổ chức này. Mỹ cũng bỏ qua Học thuyết Powell, khái niệm mà Đại tướng Colin Powell đưa ra trong Chiến tranh Vùng Vịnh, rằng một cuộc chiến chỉ xứng đáng tham gia khi các lợi ích chiến lược của quốc gia hơn hẳn rủi ro và chiến thắng áp đảo là chắc chắn. Chính quyền của Tổng thống Bush quả quyết rằng, thách thức lớn nhất trong việc chiếm đóng Iraq có thể được giải quyết với một số lượng quân nhỏ. Iraq được cho sẽ tự lo. Và khi ở Baghdad, Washington đã quyết định phá hủy nhà nước Iraq, giải tán quân đội và thanh trừng bộ máy quan liêu, tạo ra hỗn loạn và thúc đẩy một cuộc nổi dậy. Những sai lầm đó đã có thể được khắc phục. Nhưng tổng hợp lại cho ra kết quả là Iraq đã trở thành một thất bại đắt giá.

Sau ngày 9/11, Washington đã đưa ra những quyết định quan trọng, có hậu quả tiếp tục ám ảnh Hoa Kỳ, nhưng các quyết định đã được đưa ra trong vội vã và hoảng sợ. Hoa Kỳ nhận ra rằng, đất nước đang gặp hiểm nguy, cần phải làm bất cứ điều gì cần thiết để tự bảo vệ mình khỏi việc xâm chiếm Iraq, cho tới chi các khoản tiền khổng lồ cho an ninh quốc gia và tra tấn. Phần còn lại của thế giới chứng kiến một quốc gia đang đối phó với một loại khủng bố mà họ đã có kinh nghiệm nhiều năm qua, nhưng đã bị quật ngã như một con sư tử bị thương, phá hủy các liên minh và nguyên tắc quốc tế.

Trong hai năm đầu, chính quyền của Tổng thống George W. Bush đã từ bỏ nhiều thỏa thuận quốc tế hơn bất kỳ chính quyền nào trước đây (Chắc chắn rằng kỷ lục này đã được Tổng thống Donald Trump phá vỡ). Cách hành xử của Hoa Kỳ ở nước ngoài dưới thời Tổng thống Bush đã hủy hoại quyền lực chính trị và đạo đức của Hoa Kỳ, khi mà những đồng minh lâu đời như Canada và Pháp nhận thấy mình đang xung đột với Hoa Kỳ về bản chất, đạo đức và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

MỤC TIÊU RIÊNG

Vậy điều gì đã làm xói mòn vai trò bá chủ của Mỹ? Sự trỗi dậy của các quốc gia thách thức mới hoặc quyền lực quá tầm? Cũng như với mọi hiện tượng lịch sử lớn và phức tạp, sự xói mòn vai trò bá chủ của Mỹ có lẽ là sự kết hợp của tất cả những điều trên. Sự trỗi dậy của Trung Quốc là một trong những thay đổi địa chấn trong chính trường quốc tế có thể làm xói mòn bất kỳ sức mạnh bá chủ nào, bất kể khả năng ngoại giao có khéo léo đến đâu. Tuy nhiên, sự trở lại của Nga lại là một vấn đề phức tạp hơn.

Vào đầu thập niên 90, các nhà lãnh đạo Moscow quyết tâm biến đất nước mình thành một nền dân chủ tự do, một quốc gia châu Âu và một đồng minh của phương Tây. Eduard Shevardnadze, từng là bộ trưởng ngoại giao trong thập niên cuối cùng của Liên Xô, đã ủng hộ cuộc chiến của Hoa Kỳ chống lại Iraq vào giai đoạn thập niên 1990 – 1991. Và sau khi Liên Xô sụp đổ, Bộ trưởng ngoại giao đầu tiên của Nga, Andrei Kozyrev, là một người theo khuynh hướng tự do phóng khoáng, ủng hộ chủ nghĩa quốc tế và ủng hộ mạnh mẽ cho nhân quyền.

Lỗi lớn nhất mà Mỹ phạm phải trong khoảnh khắc đơn cực là, Mỹ đã không để ý đến những gì đang diễn ra. Điều đáng chú ý là, mặc dù Washington đã trao cho Moscow một số vị thế và sự tôn trọng, nhưng Hoa Kỳ chưa bao giờ quan tâm nghiêm túc tới những lo ngại an ninh của Nga. Hoa Kỳ mở rộng NATO nhanh chóng và dữ dội, một quá trình có thể là cần thiết đối với những quốc gia như Ba Lan, vốn có lịch sử bị đe đọa bởi Nga, nhưng là một quá trình thiếu suy nghĩ, ít quan tâm đến sự nhạy cảm của Nga, và thậm chí còn mời Macedonia vào NATO. Ngày nay, những hành động chống đối Nga khiến hành vi hung hăng của Tổng thống Vladimir Putin trở nên hợp lý. Tuy nhiên, cũng cần phải đặt câu hỏi, động lực nào đã tạo ra sự trỗi dậy của Putin và chính sách đối ngoại của ông ta ngay từ đầu? Không còn nghi ngờ gì nữa, chính những hành động của Hoa Kỳ có tính hủy hoại, kích thích nước Nga thực hiện các hành vi trả thù và trả đũa.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô, người Mỹ muốn về nhà và họ đã làm thế. Trong Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã quan tâm mạnh mẽ tới các sự kiện ở Trung Mỹ, Đông Nam Á, Eo biển Đài Loan và thậm chí Angola và Namibia. Vào giữa thập niên 90, Mỹ đã đánh mất sự quan tâm tới thế giới. Các đài phát thanh nước ngoài của NBC đã giảm từ 1.013 phút vào năm 1988 xuống còn 327 phút vào năm 1996. Cả Nhà Trắng và Quốc hội trong giai đoạn Chính quyền Tổng thống Bush cầm quyền đều không quan tâm vào một nỗ lực đầy tham vọng nhằm thay đổi nước Nga, không quan tâm đến việc đưa ra một phiên bản mới của Kế hoạch Marshall, hoặc can dự sâu vào Nga. Ngay cả khi các khủng hoảng kinh tế xảy ra trong thời Tổng thống Clinton, các nhà Lập pháp Mỹ đã phải nỗ lực tìm một giải pháp, bởi Quốc hội sẽ không phê chuẩn ngân sách giải cứu Mexico, Thái Lan hay Indonesia. Họ đưa ra những lời khuyên, hầu hết để yêu cầu sự hỗ trợ từ Washington, nhưng thái độ của Mỹ lại là thiện chí xa vời, không phải là một siêu cường muốn can dự.

Kể từ khi kết thúc Thế chiến I, Mỹ đã muốn biến đổi thế giới. Trong thập niên 90, điều đó dường như có thể hơn bao giờ hết. Các quốc gia toàn cầu đang hướng về phía Mỹ. Chiến tranh vùng Vịnh dường như đánh dấu một cột mốc cho trật tự thế giới mới – duy trì một quy tắc, được sự ủng hộ của các cường quốc, và hợp thức hóa bằng luật pháp quốc tế. Nhưng ngay tại thời điểm những phát triển tích cực này, thì Mỹ đã không còn quan tâm. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ vẫn muốn thay đổi thế giới trong thập niên 1990, nhưng bằng giá rẻ. Họ không có vốn chính trị hay tài lực để thực hiện. Đó là lý do tại sao lời khuyên của Washington cho các nước luôn giống nhau: Liệu pháp cú sốc kinh tế và dân chủ tức thì. Bất kỳ phương pháp nào giống như phương Tây đã tự do hóa nền kinh tế và dân chủ hóa chính trị – là không thể chấp nhận được.

Trước cuộc khủng bố ngày 11/9, khi đương đầu với các thử thách, chiến thuật của Mỹ là tấn công từ xa, vì vậy cách đối đầu song phương là cấm vận kinh tế và các cuộc không kích chính xác. Tất nhiên, những giới hạn về sự sẵn sàng chi trả và chịu tổn thất của Hoa Kỳ không thay đổi. Vì thế trong bài viết đăng trên báo New York Times vào năm 1998, tôi đã chỉ ra rằng chính sách ngoại giao của Mỹ được định nghĩa bằng “khoa trương về sự biến đổi, nhưng thực chất là sự thích ứng”. Theo tôi, kết quả là quyền bá chủ trống rỗng. Sự trống rỗng đó vẫn tiếp diễn.

ĐÒN GIÁNG CUỐI CÙNG

Chính quyền Trump đã làm rỗng chính sách đối ngoại của Mỹ nhiều hơn nữa. Bản năng của Trump là theo phong cách của cựu Tổng thống Jackson – hầu như không quan tâm đến thế giới vì cho rằng phần lớn thế giới đang gây hại và làm phiền nước Mỹ. Trump là người theo Chủ nghĩa dân tộc, bảo hộ và dân túy, với quyết tâm “Nước Mỹ trên hết”. Nhưng đúng nghĩa hơn, ông ta đã từ bỏ chính trường quốc tế.

Dưới thời Trump, Hoa Kỳ đã rút khỏi TPP và không còn can dự rộng vào Châu Á. Hoa Kỳ cũng đang tách dần quan hệ đối tác 70 năm với châu Âu. Hoa Kỳ dưới thời Trump giải quyết người Mỹ gốc Latin bằng lăng kính hoặc ngăn cản người nhập cư hoặc thắng cử tại Florida. Hoa Kỳ thậm chí còn tìm cách xa lánh Canada. Và Hoa Kỳ cũng giao chính sách Trung Đông cho Irael và Arab Saudi. Với một vài ngoại lệ mang tính bốc đồng – như mong muốn dành giải Nobel hòa bình – khi tìm cách giải hòa với Bắc Hàn. Có thể nói, điều đáng chú ý nhất trong chính sách đối ngoại của Trump chính là sự vắng mặt của Hoa Kỳ trên trường quốc tế.

Khi Vương quốc Anh còn là cường quốc – vai trò bá chủ của nước này bị xói mòn bởi nhiều tác động mang tính hệ thống như sự trỗi dậy của Đức, Mỹ và Liên Xô. Nhưng Anh cũng mất quyền kiểm soát đế chế của mình vì vươn xa quá sức, cộng với thái độ kiêu ngạo. Vào thập niên 1900, với một phần tư dân số thế giới nằm dưới sự cai trị của Anh, hầu hết các thuộc địa lớn của Anh yêu cầu quyền tự trị giới hạn. Nếu Vương quốc Anh trao cho các thuộc địa này đòi hỏi đó, có thể Anh sẽ kéo dài thời gian cai trị thêm vài thập niên nữa? Nhưng Anh không làm thế, tập trung vào những lợi ích hạn hẹp, ích kỷ thay vì thích nghi nhằm đáp ứng lợi ích của đế chế rộng lớn hơn.

Mỹ có một sự tương đồng với Anh. Nếu hành động kiên định hơn, theo đuổi các lợi ích và ý tưởng rộng lớn hơn, Mỹ có thể duy trì ảnh hưởng hơn nhiều thập kỷ nữa. Quy tắc mở rộng quyền bá chủ có vẻ đơn giản: tăng tự do hơn và giảm bá quyền. Nhưng quá rõ ràng, Washington theo đuổi lợi ích cá nhân hẹp hòi, xa lánh đồng minh và khuyến khích kẻ thủ. Không giống như Vương quốc Anh ở cuối triều đại trị vì của mình, Mỹ không bị phá sản hoặc mở rộng bờ cõi quá sức. Mỹ vẫn tiếp tục là quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới. Mỹ vẫn sẽ tiếp tục tăng tầm ảnh hưởng hơn các quốc gia khác. Nhưng Mỹ sẽ không còn định nghĩa hoặc làm chủ hệ thống quốc tế như cách Mỹ đã làm trong gần 3 thập niên trước.

Sau cùng, những gì còn tiếp tục tồn tại chính là tư tưởng của người Mỹ. Mỹ là một bá chủ độc nhất vô nhị ở chỗ, nước này mở rộng ảnh hưởng để thiết lập một trật tự thế giới mới, là một giấc mơ của Tổng thống Woodrow Wilson và phần lớn được triển khai bởi Tổng thống Franklin Roosevelt. Đó là thế giới đã được tạo ra một nửa sau năm 1945, đôi khi còn gọi là “trật tự quốc tế tự do”, mà sau đó Liên Xô từ bỏ để xây dựng không gian riêng. Nhưng thế giới tự do tiếp tục tồn tại qua Chiến tranh Lạnh, và sau năm 1991, nó đã mở rộng để bao trùm toàn bộ thế giới. Ý tưởng làm nên trật tự đó đã tạo ra sự ổn định và thịnh vượng trong ba phần tư thế kỷ qua. Câu hỏi bây giờ là liệu khi sức mạnh Mỹ đang suy vong, thì hệ thống quốc tế mà quốc gia này bảo trợ – các nguyên tắc, chuẩn mực và giá trị có còn tồn tại. Hay Mỹ sẽ chứng kiến sự suy tàn của đế chế ý tưởng của mình?

Nếu Mỹ-Trung đụng độ trên biển – Cuộc khủng hoảng Trung Quốc tháng 10/2020

Economist

Người dịch: Châu Minh Dũng

4-7-2019

Lời người dịch: Nội dung bài viết sau đây xoay quanh một sự kiện giả tưởng, diễn ra vào tháng 10/2020, trước ngày bầu cử tổng thống sắp tới: Chiến hạm USS McCampbell bị lực lượng dân quân biển Trung Quốc bao vây trong 13 ngày ở Biển Đông.

Logic trong cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

Project Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm, chuyển ngữ

6-5-2021

Lời người dịch: Trong bài này, Joseph S. Nye không đưa ra một kịch bản tồi tệ nhất khi Hoa Kỳ và Trung Quốc không còn kiềm chế trong việc giải quyết các tranh chấp hiện nay: Chiến tranh nguyên tử có thể xảy ra cho nhân loại. Với 8000 đầu đạn hạt nhân của Nga, khoảng 270 của Trung Quốc và 7000 của Mỹ, việc xung đột hai nước, nếu không có giải pháp, sẽ là  nghiêm trọng hơn thời Chiến tranh Lạnh.

“Sự thật hư thối” đang gây hại cho sự phục hồi bệnh dịch virus corona ở Mỹ như thế nào?

VOX

Trò chuyện giữa Alex WardJennifer Kavanagh, của RAND Corp

Lê Minh Nguyên, tóm lược

15-5-2020

Người Mỹ không thể đồng ý với nhau về các sự kiện (facts) cơ bản. Đó là mối đe dọa lớn đối với sự phục hồi do virus corona gây ra.

RSF kêu gọi chính quyền Trump cho phép tự do thông tin về virus corona

RSF

Dịch giả: Trúc Lam

23-4-2020

Hoa Kỳ bị xếp hạng thứ 45 về tự do báo chí, thua cả Séc, Italy, Nam Hàn, Đài Loan.

Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) bị báo động bởi xu hướng lạnh lùng trong việc từ chối tham gia họp báo chí và các biện pháp trả đũa đối với các nhà báo, nhân viên chính phủ và những người tố giác cố gắng đưa tin và lên tiếng về cuộc khủng hoảng COVID-19 ở Hoa Kỳ. Đó là một vấn đề khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng mà các nhà báo tự do đưa tin về đại dịch này và những người có thông tin liên quan đến đại dịch lên tiếng mà không sợ bị trả thù.

Hungary muốn cho Trung Quốc xây dựng một trường đại học ưu tú giữa EU

DerStandard

Hiếu Bá Linh, biên dịch

19-04-2021

Tổng thống Áder của Hungary và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Wei gặp nhau vào tháng 3 vừa qua. Ảnh: AP / MTI / Bruzak

Nhân kỷ niệm 75 năm ngày hai quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản

New York Times

Tác giả: Yoko Ogawa

Dịch giả: T.Vấn

6-8-2020

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cúi đầu trước đài tưởng niệm sau khi đọc bài diễn văn nhân kỷ niệm lần thứ 75, tưởng nhớ các nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử tại công viên tưởng niệm Hòa Bình ở thành phố Hiroshima hôm thứ Năm 6-8-2020. Nguồn: Philip Fong/ AFP — Getty Images

Lời người dịch: Hôm 6 tháng 8 năm 2020, thế giới kỷ niệm lần thứ 75 ngày hai quả bom nguyên tử được ném xuống hai thành phố lớn của Nhật bản: Hiroshima và Nagasaki. Tưởng không cần phải nhắc lại những thiệt hại về người, của và tinh thần người dân Nhật Bản và những hệ quả tai hại khôn lường từ 75 năm qua. Điều cần nói đến là sự quên lãng của nhân lọai về một tai họa nhãn tiền, một tai họa đã xảy ra cách đây 75 năm, nhưng cũng có thể xẩy ra lần nữa vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu.

Hiệp định “Abraham” do Jared Kushner dàn dựng đã tạo ra xung đột bạo lực giữa Israel và Palestine như thế nào?

US News

Tác giả: Paul D. Shinkman

Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao, chuyển ngữ

13-4-2021

Lời Người dịch: Những người miền Nam Việt Nam hẳn chia sẻ được nỗi bất bình với người Palestine khi những thoả thuận ký với quân thù đang xâm chiếm lãnh thổ của họ mà không hề có sự tham gia của chính họ. Ít ra, lúc này chính sự hung bạo của Israel đã khiến Liên Hiệp quốc và cả thế giới phải lên tiếng, cho thấy sự “giả dối” của Hiệp định Abraham mà Jared Kushner đã dàn dựng cho Israel ký với các nước Ả Rập, không có sự đồng tình của Palestine.

Trump đã đi rồi nhưng thế giới không quên (Phần II)

Foreign Policy

Tác giả: Jonathan Kirshner

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

Số tháng 3 và tháng 4/2021

Tiếp theo phần I

TRỞ NÊN TỒI TỆ HƠN 

Tồn tại liên tục cho đến chính quyền Biden, do đó, là nhận xét cho rằng trọng tâm chính trị ở Hoa Kỳ đã chuyển khỏi chủ nghĩa quốc tế mang tính đặc trưng của 75 năm trước Trump và hướng tới một cái gì đó gần hơn với chủ nghĩa cô lập, vốn có một truyền thống lâu dài trong lịch sử Hoa Kỳ. Khi đánh giá quỹ đạo tương lai của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, các nhà quan sát bên ngoài sẽ phải đưa ra đánh giá về từng đảng phái chính trị.

Biden gửi một thông điệp cho Trung Quốc

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan, chuyển ngữ

31-5-2022

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Nguồn: Susan Walsch/ AP

Bộ tứ và Đối tượng Tình cảm

Afghanistan: Cắt bỏ thủ tục nghịch lý

Asia Sentinel

11-8-2021

Tác giả: David Brown

Người dịch: Song Phan

Một nhà ngoại giao Hoa Kỳ lâu năm, là người đã chứng kiến ​​sự sụp đổ của Sài Gòn, nhìn về Afghanistan hiện nay.

Thông điệp lễ Tạ Ơn từ tổng thống tân cử Joe Biden: Tôi luyện linh hồn một dân tộc

Nhã Duy chuyển ngữ

26-11-2020

Tân tổng thống Joe Biden và vợ Jill Biden. Ảnh: Internet

Thưa quốc dân đồng bào,

Lễ Tạ Ơn là một khoảng thời gian đặc biệt tại Mỹ. Đây là lúc để suy nghiệm lại những gì đã diễn ra trong năm và nghĩ về những gì phía trước.

COVID-19: “Vũ khí hoàn hảo” của Đảng CS Trung Quốc (phần 2)

Stefano Filippi, thực hiện

Thục-Quyên, lược dịch

7-2-2021

Tiếp theo phần 1

Chẳng phải phương Tây từng là những quốc gia dẫn đầu thế giới về các công nghệ tiên tiến nhất sao? Trung Quốc đã vượt qua chúng ta như thế nào?

Thở máy cho bệnh nhân Covid-19 diễn ra thế nào?

Der Spiegel

Tác giả: Martin U. Müller

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

17-4-2020

Một bệnh nhân được cung cấp oxy qua máy thở (ảnh lưu trữ). Nguồn: Drägerwerk / DPA

Trong đại dịch corona người ta rất thường nói đến máy thở và năng lực trong những nơi chăm sóc đặc biệt (ICU). Nhưng việc thở máy đối với bệnh nhân thật sự có nghĩa là gì? Và tại sao không phải chỉ cần có thiết bị tối tân là đủ?

Trump biết chính xác làm thế nào để cứu vãn cơ hội tái đắc cử: Dựng lên một vở tuồng

Washington Post

Tác giả: Paul Waldman

Dịch giả: Bùi Như Mai

6-5-2020

Trong vòng chưa đầy một ngày, Tổng thống Trump tuyên bố Ủy ban Đặc nhiệm virus corona của ông có thể sẽ vãn tuồng (tôi nghĩ là tôi đã làm một công việc quá giỏi đến mức không cần uỷ ban này nữa) và rồi ông lại đổi ý và tweet rằng, Uỷ ban Đặc nhiệm sẽ tiếp tục vô thời hạn với trọng tâm là AN TOÀN & MỞ CỬA QUỐC GIA.

Ông Trọng làm trong sạch đảng

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

30-4-2018

TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: AP

Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trông giống như một ông cụ hiền hòa nhưng ông cứng như sắt. Ông ta chắc chắn mọi điều tốt hơn nhiều năm trước, khi Việt Nam vẫn còn nghèo nhưng đảng Cộng sản cầm quyền vẫn còn trong sạch. Ông là một nhà lý thuyết, một người tin tưởmg Mác Lênin chân thành mà hai năm trước đây đã chiếm ưu thế trong một cuộc tranh giành quyền lực đầy kịch tính. Bây giờ ông nhắm tới việc dọn sạch những kẻ thoái hóa, chờ thời và cơ hội. Dù thích ông hay không, đã đến lúc để tâm đến Tổng Bí thư Trọng.

Thư gửi những người Việt hâm mộ Trump

Tác giả: Hồ Vĩnh Long

Dịch giả: Trúc Lam

30-8-2019

Tôi đọc một số bài bình luận về Trump trên các diễn đàn tiếng Việt, chủ yếu từ Facebook. Một điều làm tôi quay mặt đi trong những ngày này là, có rất nhiều người hâm mộ Trump cuồng nhiệt, cả trong và ngoài nước.

Kế hoạch trục xuất người tị nạn Việt Nam của Trump phản bội một nguyên tắc thiêng liêng của Mỹ

The Washington Post

Tác giả: Max Boot

Dịch giả: Vũ Ngọc Chi

2-1-2019

Trẻ em VN, trong đó có một cậu bé người Mỹ gốc Việt tóc vàng tên là Dũng, nằm trong số những thuyền nhân Việt Nam, chạy trốn khỏi đất nước sau khi Sài Gòn thất thủ. Những đứa trẻ này được chụp ảnh trong một trại ở Thái Lan vào năm 1980. (Mydans / AP)

Sự tham gia của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Việt Nam là một thiện chí – các nhà lãnh đạo Mỹ đã tìm cách cứu Miền Nam Việt Nam khỏi sự cai trị của cộng sản – nhưng được tiến hành một cách kém cõi và cuối cùng là một thảm họa.

“Tôi hy vọng World Cup này cho chúng ta biết bóng đá bị lạm dụng tồi tệ như thế nào”

Süddeutsche Zeitung

Phỏng vấn: Stephan Reich

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

18-11-2022

Cựu tuyển thủ quốc gia Tabea Kemme sẽ có mặt tại World Cup ở Qatar với tư cách là một chuyên gia truyền hình và tư vấn về sáng kiến ​​cho sự đa dạng hơn trong bóng đá. Trong cuộc phỏng vấn này, cô ấy giải thích lý do tại sao cô lại đến Qatar mặc dù là một phụ nữ đồng tính, cách cô ấy nhận ra những sai lầm của DFB (Hiệp hội Bóng đá Đức) ngay tại thang máy ở Frankfurt như thế nào và tại sao tẩy chay World Cup là đối đáp sai lầm.

Tại sao Washington phải chuyển trục về châu Á?

Foreign Affair

Tác giả: Kurt M. Campbell Ely Ratner

Đỗ Kim Thêm, dịch

Tháng 5-6/2014

Cựu quan chức ngoại giao Hoa Kỳ, Kurt Michael Campbell, được ông Biden chọn làm điều phối châu Á. Ảnh trên mạng

Lời người dịch: Còn quá sớm để thảo luận về chính sách của Joe Biden trong việc hàn gắn các di sản tệ hại của Donald Trump để lại. Yêu cầu chính hiện nay là Trump có ra đi trong yêm thắm không và Joe Biden sẽ phải ổn định nhân sự cho nội các mới như thế nào.

Một ngôi làng ở Việt Nam trở thành biểu tượng xung đột đất đai

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

28-3-2020

Đồng Tâm là một ngôi làng cổ ở rìa phía tây của đồng bằng sông Hồng. Về mặt hành chính, nó đã được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội, hiện là ngôi làng có tám triệu dân. Tuy nhiên, về mặt xã hội và văn hóa, Đồng Tâm vẫn là một thế giới khác. Đó là ngôi làng của những người nông dân, đã canh tác với đất đai giàu phù sa trong vùng, hàng trăm năm qua.

Carl Thayer: 5 Nguyên nhân của việc Việt Nam gia tăng bắt bớ các blogger và các nhà hoạt động dân chủ

FB Lê Quốc Tuấn

14-8-2017

Bốn nhà hoạt động bị bắt bớ trong vụ trấn áp gần đây nhất: (từ trái qua) Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức và Nguyễn Bắc Truyển. Ảnh: internet

Chưa bao giờ chúng ta thấy quá nhiều nhà hoạt động bị bắt và bị kết án trong một thời gian ngắn như hiện đang diễn ra ở Việt Nam trong tháng vừa qua. Làm thế nào để giải thích tình huống này?

Bạn có nghĩ rằng có xu hướng tăng cường đàn áp các nhà hoạt động gần đây là vì TT. Hoa Kỳ Trump không quan tâm đến vấn đề quyền con người ở Việt Nam?

Điều tra về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Slovakia bị Việt Nam lừa dối

Hiếu Bá Linh, lược dịch
1-8-2018

Chuyên cơ của chính phủ Slovakia chở Trịnh Xuân Thanh từ thủ đô Bratislava đến Moscow

Đức có bị lừa dối một cách cố ý trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh không? Hoàn toàn có thể Chính phủ Slovakia đã bị lừa dối trong vụ này. Có thể tại nơi đó đã có một ‘người trong cuộc’, với những mưu mẹo của người này sự lừa lọc gian trá đã diễn ra”, bản báo cáo viết.

Vì sao xung đột giữa người Israel và Palestine leo thang?

Spiegel

Tác giả: Monika Bolliger

Vũ Ngọc Chi, lược dịch

11-5-2021

Biểu tình ở Jerusalem, đụng độ bạo lực, tên lửa từ Dải Gaza: Tranh chấp giữa người Palestine với Israel đang gia tăng. Các câu hỏi và câu trả lời quan trọng nhất về cuộc tranh chấp hiện tại.

Chủ nghĩa Phát Xít sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ?

Project Syndicate

Tác giả: Jason Stanley, Federico Finchelstein, Pablo Piccato

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

Lời giới thiệu: Bài viết này đã được đăng trên trang Project Syndicate ngày 30/10/2020, trong bối cảnh bầu cử Mỹ sắp diễn ra. Project Syndicate là một tổ chức phi lợi nhuận, có trụ sở tại Praha, Cộng hòa Séc, chuyên về truyền thông quốc tế, cung cấp các bài bình luận và phân tích nhiều chủ đề trên toàn cầu. Project Syndicate hiện có 506 tờ báo tại 156 nước. Mặc dù bài viết này đã được đăng 4 ngày trước ngày bầu cử Mỹ, nhưng nội dung vẫn còn mang tính thời sự, xin được giới thiệu với quý độc giả.

Tại sao USMCA không tốt hơn NAFTA mà còn tệ hơn TPP?

Project Syndicate

Tác giả: Jeffrey Frankel

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

9-10-2018

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi Hiệp định Hoa Kỳ – Mexico – Canada (USMCA), mà nó nối tiếp Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), là một “thỏa thuận vĩ đại độc đáo nhất từng được ký kết”. Thật ra, hiệp định này không tốt bằng Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà ông Trump cho Mỹ rút lui ngay sau khi ông nhậm chức, Hiệp định USMCA cũng không phải là tốt hơn một cách quá đặc biệt so với Hiệp định NAFTA mà nó thay thế.

Liệu cuộc chiến Đài Loan sẽ xảy ra?

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

2-12-2022

Lời người dịch: Nga xâm chiếm Ukraine đã làm lung lay nền tảng trật tự quốc tế. Trước tinh thần đoàn kết quốc tế chống Nga, chính giới cho rằng Trung Quốc dè dặt hơn trong khi Nhật Bản vẫn chưa có một đối sách tương ng.

Tuyên bố của trên 100 cựu quan chức An ninh Quốc gia thuộc đảng Cộng hòa

Washington Post

Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao, chuyển ngữ

23-11-2020

Chúng tôi là những cựu quan chức an ninh quốc gia cấp cao, từng phục vụ trong các cơ quan hành chính của đảng Cộng hòa dưới thời Tổng thống Reagan, George H.W. Bush, George W. Bush, và Donald Trump, hoặc là thành viên Đảng Cộng hòa của Quốc hội.

Thông điệp của Prigozhin trước binh biến

Rutube

Lưu Minh Phương, dịch

4-7-2023

Lời người dịch: Tôi không định dịch bài phát biểu của Prigozhin trước sự kiện binh biến của Wagner vì ổng nói hơi dài, ngôn ngữ võ biền, thẳng băng mà thô tục, lại không cầm giấy nên câu cú hơi lủng củng. Nhưng thấy bà con lăn tăn về việc, liệu vụ binh biến có phải do lãnh đạo Nga dàn dựng không, nên mới dịch để thấy: Không thể dàn dựng mà lại để cho Prigozhin bóc mẽ và nói xấu chính quyền đến thế.

Sau đây là bản dịch bài phát biểu của Prigozhin:

***

Chiến dịch Quân sự đặc biệt (QSĐB) bắt đầu từ đâu?

Năm 2014 diễn ra đảo chính quân sự, nổi loạn ở Ukraina. Người Nga bị chèn ép và lùi về Donbass. Chúng ta đã bảo vệ được Donbass. Khi đã bảo vệ được Donbass, lẽ ra ngay từ mùa thu năm 2014, chúng ta phải chiếm các vùng giáp ranh như Slaviansk, Kramatorsk và các điểm tiếp theo dọc ranh giới LNR – DNR. Nhưng điều đó đã không được thực hiện. Dấu chấm hết được đặt vì quân đội không tin chắc có thể hoàn thành nhiệm vụ đó không, và không có một quyết định quyết đoán nào được đưa ra. Thế nên, số phận Donbass bị treo để đó.

Sau năm 2014, từ 2014 đến 2022, cả vùng Donbass bị chia chác, chôm chỉa bởi một số loại người, một số từ bộ máy chính quyền tổng thống, một số từ cơ quan an ninh liên bang, một số là các tài phiệt có dính líu như Kurchenko. Những kẻ này đã biển thủ tiền của người dân Donbass, những người ở các nước cộng hòa không được công nhận là LNR và DNR.

LNR và DNR có các đội công an nhân dân làm nhiệm vụ đánh trả thích đáng trong trường hợp bị Ukraina tấn công. Tuy nhiên, các đội quân này thực ra không tồn tại, chỉ có một số lượng quân tối thiểu và một số tướng lĩnh, đơn giản để cuỗm tiền. Lương lính 40 ngàn rúp thì 20 ngàn nằm lại quỹ, 20 ngàn phát cho người ký, nếu chiến binh có tồn tại và chỉ ngồi nhà. Có tập luyện gì đâu, các chiến binh ma chỉ việc nhận số tiền này. Các tướng nhận tiền cho các quân số ma và ngân sách bị đục khoét.

Donbass quả là nơi tuyệt vời để chia chác như kiểu các cộng sự của chính quyền tổng thống đã làm – đầu tiên là Surkov, rồi Kozak… Các cấp bậc tướng ở Cục An Ninh Liên Bang thì hoàn toàn rõ rồi.

Chiến dịch QSĐB bắt đầu từ nguyên cớ gì

Ukraina có đội quân ở biên giới giáp Donbass – chính là đội quân mà bị chúng ta đã chọc thủng từ Popasnaya đến Artyomyovsk. Đội quân này được thành lập từ các loại quân tình nguyện theo chủ nghĩa dân tộc, gồm cả lực lượng vũ trang Ukraina. Đội quân này đã bắn nhau với chúng ta: Khi thì ta bắn họ, lúc thì họ bắn ta. Tất cả cứ thế diễn ra suốt 8 năm ròng từ 2014 đến 2022. Số vụ bắn lẫn nhau qua lại theo kiểu trao đổi đạn dược, đối súng, có khi tăng, khi giảm. Không có đụng độ nghiêm trọng nào xảy ra ngày 24 tháng 2 cả.

Giờ thì Bộ Quốc phòng mưu toan đánh lừa dư luận và Tổng thống, thêu dệt rằng phía Ukraina đã điên khùng xâm lược và cùng toàn khối NATO tấn công chúng ta. Vậy nên cái gọi là “chiến dịch QSĐB” vào ngày 24/2 đã được khởi đầu vì những nguyên nhân khác.

Giờ nói về quân đội. Bắt đầu từ 2012, sớm hơn là từ thời Serdyukov, nhưng từ năm 2012 khi Shoigu lên thì quân đội chả làm gì cả.

Mỗi lính nghĩa vụ được phát 3 viên đạn như thời tồi tệ nhất của Liên Xô, dù thời đó cũng chưa xảy ra điều này. Họ không tập luyện quân sự, không học sử dụng các loại vũ khí khác nhau, hơn nữa lại là vũ khí hiện đai. Và vì thế ở Nga, quân đội đã bị thiệt hại đến nỗi không thể tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào có quy mô lớn.

Các chiến dịch kiểu Syria thật đáng xấu hổ khi quân Vagner thực hiện nhiệm vụ chính, còn quân chính quy lượn lờ trên máy bay, những điều thật nhục nhã và trơ trẽn mà họ đã làm ở Syria, kiểu ngồi máy bay lướt qua biên giới các quốc gia láng giềng mà các chỉ huy đã nhiều lần cảnh báo Shoigu và Gerasimov, họ không có kinh nghiệm tác chiến nào cho quân đội. Một số lượng lớn các tướng đã gắn cho mình các sao anh hùng Liên bang Nga như kiểu trang trí cây thông. Phần lớn số này chưa từng đi đâu trong đời. Họ nhận danh hiệu anh hùng vì từng một lần ngồi salon bọc da trên máy bay tiện nghi sau bàn bóng loáng bay từ Moskva về phía Khmeimim (căn cứ không quân Nga ở Syria) và quay trở lại.

Họ nhận sao anh hùng Liên bang Nga vì điều đó. Thực tế là họ đã làm mất uy tín của danh hiệu, hủy hoại danh hiệu. Những tên hề suốt ngày đi liếm mông Bộ trưởng Quốc phòng và bộ sậu của ông ta, đã nhận được những cấp bậc, chức tước và phần thưởng sau đó. Lính thời Shoigu không còn tồn tại như một sinh thể có thể nói lên dù chỉ một từ nào đó chứa đựng ý kiến có thể được lắng nghe. Vì thế mà ngày 24/2/2022 quân đội Nga đã rơi vào tình trạng hoàn toàn thiếu đào tạo, thiếu quản lý, thiếu trang bị và còn nhiều yếu tố khác nữa.

Toàn bộ chiến dịch được giữ bí mật. Tất cả các tư lệnh tập đoàn, những người cần điều hành các cánh quân quan trọng nhất khi cuộc chiến bùng nổ không hề biết điều gì xảy ra. Những người chưa từng một lần trong đời cầm vũ khí đã mang đến cho Shoigu những bản đồ chiến thắng với các mũi tên được điểm tô đẹp đẽ bằng bút dạ và bút chì như thời chiến tranh Vệ Quốc Vĩ Đại. Và điều gì phải đến đã đến.

Bây giờ là phần chính – vì sao chiến dịch QSĐB bắt đầu.

Câu chuyện đẹp về phi quân sự và phi phát xít Ukraina có thể thành hiện thực nếu như trong 3 ngày mà thay đổi được chế độ, mặc dù theo tôi biết về chuyện này, khi trở thành Tổng thống, Zelensky đã sẵn sàng với mọi thỏa thuận. Tất cả những gì cần làm là tụt xuống từ đỉnh Olympo, đi và đàm phán, vì cả miền Đông Ukraina toàn người gốc Nga sinh sống. Và vì thế, điều xảy ra hôm nay là chúng ta đi giết những người gốc Nga này.

Vậy đó – chiến dịch được lập kế hoạch vụng về, diễn tập trước đó thì như thế mà vì sao lũ ngốc này lại cho là họ khôn ranh đến mức không ai hiểu họ làm gì trong thời gian tập luyện và không ai chặn nổi họ đến Kiev. Mà đã chẳng ai chặn được nếu như những kẻ thoái hóa này không xếp những đoàn xe dài ngoằng, không cấp cho mỗi loại vũ khí có 0,2 khẩu lượng đạn theo quy định, mà 0,2 khẩu lượng thì chỉ đủ cho vài giờ chiến đấu, không đưa những binh lính chân đất trần trụi về phía Kiev và các khu vực khác.

Chả có quốc gia nào, như tôi đã nhiều lần nói, lại không duy trì phòng vệ biên giới đủ sức chống lại sự đột nhập của quân đội, dù là quân đội có đủ đạn dược. Thế nên họ đã ngạo nghễ nhảy sang các vùng lãnh thổ mà giờ họ đang ở đó, đã đến Kiev để rồi giậm chân quanh Kiev. Thay vì phải đưa ra quyết định khẩn cấp và tiến lên thì Shoigu sợ tụt cà. Y hèn nhát ngồi trong phòng và cuối ngày đầu tiên rất đỗi ngạc nhiên: Vì sao quân sỹ không thể tiến lên dù đã tốn cả ngàn tên lửa để tập kích — không có trinh sát thông thường, không có gì hết, đơn giản là cứ bắn đi đâu đó…

Tiếp theo là việc ném bỏ không thương tiếc lính dù ở ngoại ô Gostomel. Những chàng trai đã bay đến và hy sinh mà không biết mình đang làm nhiệm vụ gì. Họ chỉ biết đứng đó và làm nghĩa vụ của mình. Và vì thế, những ngày đầu chiến tranh, Shoigu đã đẩy hàng ngàn lính Nga đến chỗ chết. Ông ta đã hủy diệt bộ phận có khả năng chiến đấu nhất của quân đội. Mà bộ phận có khả năng chiến đấu trong quân đội chiếm số ít – vì đã nhiều năm trong quân đội điều được giáo dục là nịnh bợ. Bất kỳ ai tích cực đều đã rời bỏ quân đội hoặc sẵn sàng rời bỏ ngay.

Khi sự nhục nhã của chiến dịch QSĐB bắt đầu vào những ngày đầu quân đội Nga thiếu đạn dược, đi vào vùng mà không hiểu họ phải làm gì, tôi đã hỏi nhiều sỹ quan và tướng lĩnh: Tại sao xảy ra thế này, và tất cả họ đều nói: Lũ cặn bã này (tôi nhấn mạnh rằng họ đã dùng từ “cặn bã” để chỉ giới quân sự chính trị chóp bu của đất nước) đâu nói cho chúng tôi biết là đi đâu.

Còn người Ukraina khi biết về những cuộc tập trận thì đương nhiên đã huy động lực lượng tối thiểu và cấp phát vũ khí cho người ở Kiev. Và thay vì để đi tới đích, nếu chúng ta cần như thế, cần gây áp lực cho giới lãnh đạo chóp bu, kéo về phía mình những người có quyền đưa ra quyết định và lập tức đề nghị họ thỏa thuận, nói rằng: “Chúng tôi đứng ở ngoại ô Kiev một ngày đêm rồi, chúng tôi sẽ tiếp tục tiến và tiến nữa, nhưng lúc này chúng ta còn cơ hội. Hãy cùng nhau thỏa thuận. Trước hết là thành lập hội đồng xử lý khủng hoảng, đưa người của mình vào để luận bàn về số phận của công dân Nga”, và sau đó người Ukraina sẽ buộc phải nhượng bộ. Thì lũ khốn bệnh hoạn, bọn tâm thần chó chết lại quyết định “chả có gì đáng sợ, chúng ta ném thêm vài ngàn lính, họ tắt thở dưới hỏa tiễn đối phương như lũ chó con nhưng chúng ta đạt được mục tiêu của mình“. Âu cũng là một phương án. Và họ cũng có thể làm thế nếu như sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời mình nói và sẵn sàng đi đến cùng.

Nhưng họ không sẵn sàng đi đến cùng. Họ muốn sống trong tiện nghi. Họ không sẵn sàng ra nghĩa trang chôn những người họ hàng của mình như hàng nghìn bà mẹ, hàng nghìn đứa con đang chôn cất cha mình. Vì thế mà cuộc chiến lâm vào tình trạng kéo dài. Thay vì phải họp lại với nhau, đặt bàn cho 50 người ngồi, triệu tập tướng lĩnh, tất cả những người có thể đưa ra tư vấn, giải thích nào đó, thì nước ta đến giờ vẫn trong tình trạng tự cách ly. Và vì thế không ai trong số các nhân vật có quyền quyết định họp lại. Họ toàn trao đổi qua điện thoại.

Vào đầu chiến dịch QSĐB, khi tôi bắt đầu luyện tập cho quân Wagner vì có thể sẽ phải khẩn cấp bay về từ châu Phi, cuối tháng 2 năm 2022 khi tôi tập hợp tổ tác chiến trong văn phòng mình để theo dõi diễn biến đang xảy ra, đã biết tin và hiểu rằng quân ta đang thất bại một cách kỳ quái và nhục nhã. Binh lính tử trận. Binh lính đã phải chịu những đòn tàn nhẫn không chỉ cướp đi sinh mạng mà cả thanh danh của mình.

Nhiều nhà lãnh đạo ở Phi Châu đã liên hệ với tôi. Họ cùng đưa ra một câu hỏi: “Vì sao nước Nga có thể trượt dốc đến nhục nhã kỳ cục như vậy?”. Quân đội mạnh thứ hai thế giới mà người ta quảng bá, tất nhiên, đã rõ là không phải như vậy. Chẳng qua là quả bong bóng khí, giá như có gì đó phô trương. Nhục nhã vì nước Nga đã thụt lùi đến thế. Ai cũng tính đến phép mầu, vũ khí hạt nhân chiến thuật, bom nguyên tử sẽ thả xuống Varsava, có điều sợ tụt cà rồi còn đâu.

Những cụ già yếu ớt. Họ không thể bước ra khỏi căn phòng tiện nghi. Lúc ấy, tôi còn được đến Bộ Tổng Tham mưu ở Frunzenskaya. Shoigu hàng ngày vẫn chỉ tiệc tùng nơi bàn mình. Ngày ngày, ông ta tụ tập các phó tướng tiệc tùng từ 1 đến 2 giờ, trứng cá và cô nhắc sập bàn. Ônh ta cũng tiếp khách, nhận quà như thế.

Giữa tháng 3, Wagner được triệu tập để tham chiến. Shoigu trốn. Chả thấy lão đâu. Tên nhãi hèn nhát đã nghĩ làm sao chúng tôi thoát khỏi tình huống này. Thời điểm này cần quẳng y xuống hố rác lịch sử – mong là y bị xét xử và trừng phạt vì tội trong thời gian đó đã hủy diệt hàng chục ngàn sinh mạng trai tráng.

Rồi những kẻ đào ngũ đầu tiên xuất hiện. Để không ai biết rằng họ đã tồn tại, người ta đã chấm dứt hợp đồng với số này và đề lùi ngày lại. Kết quả là sau nhiều năm nhận lương, nhận căn hộ, sống nhờ nhà nước, nhờ vào những người đàn ông bình thường làm việc ở nhà máy, trên máy cày hay đâu đó nữa, các quân nhân này đã về nhà. Không hề có khái niệm thế nào là đào ngũ. Còn sau đó người ta chụp lấy những người đàn ông bao năm phải nuôi dưỡng những quân nhân kia, giao vũ khí cho họ và biến họ thành người bị động viên.

Giờ thì nói thêm về số bị động viên này.

Chiến tranh cần vì cái gì?

Chiến tranh cần để một lũ ti tiện có chiến tích và phô trương quân đội ta hùng mạnh ra sao, để Shoigu nhậm chức nguyên soái — sắc lệnh này chuẩn bị sẵn rồi, và nhận sao anh hùng lần 2. Vì ông ta rất muốn đi vào sử sách như một tướng quân người Tuva vĩ đại, hai lần nhận danh hiệu anh hùng và là nguyên soái trong thời gian thực tế là hòa bình.

Chiến tranh cần thiết không phải để giành lại đất mẹ của người Nga, không phải để phi quân sự và phi phát xít Ukraina. Chiến tranh cần để có thêm một ngôi sao có viền thêu quanh cho một kẻ bệnh tâm thần khi vào quan tài được gắn sao trên gối. Đó là lý do thứ nhất.

Lý do thứ hai, chiến tranh cần cho giới tài phiệt thực tế đang điều hành nước Nga. Giới tài phiệt này nhận được mọi thứ có thể. Nếu kinh doanh ở nước ngoài của họ bị ngưng lại thì nhà nước chia cho họ kinh doanh trong nước. Nên họ tống giam các doanh nhân, đóng cửa các ngân hàng để lũ tài phiệt không mất tiền.

Họ không cần tiền. Từ lâu họ đã chuẩn bị cho mình tất cả rồi. Nào là bệnh viện có thiết bị chuyên dụng để đề phòng biết đâu ung thư và những gì cần thiết để sống lâu hơn. Giới chuyên chế chóp bu này chỉ nghĩ đến một điều: Kéo dài sinh tồn của thân xác mình lâu hơn, sao cho thân xác mình ở trạng thái tốt hơn. Đó là sự bại não của họ. Họ không hề nghĩ về đất nước, về nhân dân, về chiến tranh, mà chỉ nghĩ cho bản thân.

Nhiệm vụ quan trọng thứ hai của chiến dịch là đưa Medvedchuk làm tổng thống Ukraina – chính là tay Medvedchuk trước đó đã đến Kiev ngồi chờ khi quân lính đến, Zelensky bỏ chạy, tất cả hạ vũ khí và ông ta sẽ thành tổng thống của Ukraina này. (…).

Người ta đã quyết đưa Medvedchuk lên ngôi, rồi ông ta bị bắt giữ để phải đem tất cả tù binh Azov ra trao đổi. Nhưng nếu chúng ta muốn phi phát xít Ukraina thì lũ Azov chính là nòng cốt của cấu trúc quốc xã, sao lại đem chúng đổi lấy ông ta? Tại sao ông ta quý giá với chúng ta, sao chúng ta không giao quách ông ta cho họ xử bắn? Và câu hỏi chính là sao không trao đổi tù binh, không đổi lũ Azov lấy tù binh, mà lại đổi lấy cái xác chết này – Medvedchuk chỉ có duy nhất là mối quan hệ bạn bè với lãnh đạo đất nước.

Sau khi chiếm được Kherson và Zaporozje, việc đầu tiên xảy ra là người ta bắt đầu đưa khỏi đó hàng loạt xe ủi, sắt thép, v.v… Khi chiếm được Popashaya, chúng ta đã cắt cử bảo vệ ở các nhà máy, các nhà máy này chúng ta chiếm được, không bị phá hủy, thì tại sao không cho hoạt động? Người ta đã đến, bắt đầu tháo dỡ máy móc và chở về hướng nước Nga. Nhà máy rượu sâm banh Artyomovsk chúng tôi bảo toàn được chẳng qua là vì khu này bị bắn phá không nhiều lắm và quân Ukraina đã bỏ chạy, sợ bị tiêu diệt. Chúng tôi chỉ lấy 10-15 chai rượu từ nhà máy làm quà và chở 2 xe cho phụ nữ Ukraina, còn thì tất cả nguyên vẹn tại chỗ.

Hôm nay có các quyết định về việc khi nào nhà máy sẽ đưa vào hoạt động. Nó hoạt động làm quỷ gì vậy? Nó sẽ thuộc về ai? Đem lợi nhuận cho ai? 100% là không phải cho dân Donbass nhé, 100% là nó sẽ tìm được chủ, người sẽ húp khoản lợi này. Và vì thế, tất cả những gì đã diễn ra, cuộc chiến thần thánh của chúng ta chống lại những kẻ đã xúc phạm đến dân tộc Nga, mưu toan hạ nhục người Nga, đã biến thành một vụ tống tiền, mà chính xác hơn là trộm cắp được nâng tầm pháp luật và ý thức hệ dân tộc.

Ngày 19/3, lần đầu tiên đến lãnh thổ Ukraina, tôi đã hỏi các chỉ huy tại chỗ, vì sao chúng ta không đưa ra số lượng thương vong của quân sĩ chúng ta. Người ta nói với tôi là cấp trên không ai quan tâm đâu. Có nhiệm vụ thì phải thực hiện. Còn chết bao nhiêu sẽ đếm sau, sau khi chiến tranh kết thúc.

Không ai quan tâm là chiến thắng sẽ đạt được bằng các nỗ lực thế nào. Và khi Wagner đến thì đã không còn có thể nói về chiến thắng nữa rồi. Vì chuyển động chỉ nhúc nhích. Để kiểm soát Ukraina thì, hoặc phải lấy Donbass, hoặc phải tiến sang hữu ngạn sông Dnepr, hoặc chiếm hết Ukraina, trừ ra Lvov, miền Tây Ukraina, hoặc chiếm luôn cả Lvov, nhưng đó là chuyện khác. Hoặc đơn giản là thay lãnh đạo. Lãnh đạo thì chúng ta không thể thay. Khi đó, chúng tôi đã hiểu là với những nỗ lực như thế, thì chúng ta không thể lấy được Donbass.

Mỗi ngày được yêu cầu phải cho thấy đã tiến thêm 50-100-200 mét. Không có điều hành, chỉ toàn là một lũ động kinh. Vũ khí hỗn độn, khắp nơi hỗn độn, đúng là lộn xộn toàn tập. Nếu không lộn xộn thế thì chỉ một người phải hy sinh, thay vì 10 người. Nhưng 10 người đã chết thay vì chỉ một người. Phải có ai đó chịu trách nhiệm về mạng sống của những người lính này. Họ đã không trở về nhà được. Một số được chôn, và phần lớn mất tích.

Mỗi ngày đều có những người họ hàng viết cho tôi, hỏi về những chiến sỹ không có quan hệ với Wagner, những chàng trai đã nhập ngũ theo Bộ Quốc phòng. Số lượng lính mất tích mà chúng tôi quan sát thấy là không thể nào chấp nhận. Người ta đã quẳng họ như quăng thịt vì không thể đưa họ về. Và đến giờ người ta vẫn giấu giếm điều đó.

Chuyện khác: Sự thiếu chuyên nghiệp của Bộ tổng tham mưu

Từ những ngày đầu, các bính lính, sĩ quan, tướng lĩnh có câu đùa “để chiến thắng chỉ cần đóng Frunzenskaya” (trụ sở Bộ Quốc phòng Nga). Nếu có đơn vị đạt thành tích nào đó ở mặt trận, người ta lập tức chia đôi đơn vị này, một nửa cần tiếp tục tiến công, nhưng rõ ràng là nửa này không thể tiến công nữa, còn nửa kia bị lấy đi và quăng sang mặt trận khác.

Làm thế để làm gì? Chúng tôi đều cho đó là vì ngu muội, vì chính Tổng tư lệnh và Shoigu điều hành chiến dịch. Nếu tướng nào cho rằng cần làm thế thì trong mọi trường hợp người ta sẽ buộc ông ta phải ngậm miệng và nói cho ông ta biết phải làm thế nào. Còn nếu không tuân lệnh, như Muratov và một số tướng khác đã làm, thì sẽ bị sa thải. Mà nếu tuân theo thì sẽ hy sinh cả đống người. Nhưng sẽ được bỏ qua vì biết vâng lời.

Số quân còn lại của các đơn vị bị quăng quật từ chỗ này qua chỗ khác để tăng cường. Kết quả là chả có một đội quân nào, một sư đoàn nào có thể chiến đấu với đội hình đầy đủ. Tất cả bị xáo trộn tanh bành kiểu đó. Vì thế mà hoàn toàn thiếu điều hành. Vì không có điều hành mà mỗi chỉ huy đều có nguyên nhân tại sao không hoàn thành nhiệm vụ này nọ.

Và kết quả là, để Tham mưu trưởng không lên cơn nghi kỵ, không quát mắng và không sa thải, sẽ phải theo quy trình như sau: Tổng tham mưu trưởng, rồi đến các bộ trưởng sa thải anh, sau đó anh cần xin lỗi họ, nói là anh sẽ phục vụ trung thành, tiếp theo là phải hạ mình giống như chuyện đã xảy ra với Teplinski. Thế thì anh sẽ được ở lại trong vỏ bọc bao che. Tình trạng thiếu điều hành này đã dẫn đến hậu quả là 80% binh lính hy sinh trong cuộc chiến này.

Vấn đề đạn dược.

Mọi người Nga cần hiểu rằng đạn dược có cả, chúng nằm trong kho. Chúng không được cấp phát chỉ vì một nguyên nhân: Lại là những kẻ thiếu chuyên nghiệp cho rằng đạn dược này cần để tại ngoại ô Moskva để đề phòng biết đâu có ai đó tình cờ đụng đến. Và vì thế, nếu lấy số lượng đạn đến 5 triệu thì phải trả tiền bảo hiểm mà dân gọi là 5 triệu tiền áo quan. Tỷ lệ hoàn toàn tương tự. Nhưng các tướng cho rằng, dân thì nhiều chứ tướng lĩnh – người đưa ra quyết định, lại không phải là người chiến đấu nơi chiến địa. Vì thế mà họ đã đẩy lính đến cái chết, thay vì phải tiêu tốn đạn dược.

Với Wagner thì chuyện có khác. Họ cấp đạn dược để tiêu diệt chúng tôi. Vì họ hiểu rõ chúng tôi là lực lượng không liếm mông lãnh đạo quân sự, kẻ đã đẩy binh lính xuống mồ. Họ đã toan hủy diệt chúng tôi ở Bakhmut mà không được. Chúng tôi đã ra khỏi Bakhmut, họ đã gài mìn trên đường chúng tôi ra nhưng cũng không thành công. Mọi thứ đều hướng đến việc hủy diệt Wagner.

Tất cả họ đều hy vọng có thể chiến thắng cuộc chiến này. Nhưng, vì thiếu sự điều hành, không có chiến tích, lãnh đạo Bộ Quốc phòng đánh lừa Tổng thống một cách kỹ càng. Tổng thống nhận được các báo cáo hoàn toàn không phù hợp với thực tế.

Có hai loại chương trình nghị sự được trình soạn: Một là thực địa, loại kia dành cho bàn Tổng thống. Và vì thế ròng rã ngày ngày chúng ta nghe tin đã hủy diệt 60 xe tăng Leopard, 3000 lính đối phương. Khi tiêu diệt xe tăng Leopard, anh nâng “chim” lên bóp cò. Xe tăng bốc cháy tại chỗ. Video clip tràn lan trên truyền thông rồi, chỉ có duy nhất một lần khi quân Ukraina vấp phải không lực của ta. Đã có tính toán trước. Sau không quân thì bộ binh đã tập kích chúng rồi hủy diệt cái đã bị hủy diệt. 2 xe Leopard, 1 xe T-72, cộng với vài cái Bradly. Tất cả đều thấy rõ từ mọi phía. Làm gì có ai tiêu diệu 60 xe Leopard đâu. Đó là điều hoàn toàn nhảm nhí. Shoigu sống theo nguyên tắc: “Để người ta tin vào điều dối trá thì điều dối trá ấy phải dị thường”. Và vì thế mà sự lừa đảo diễn ra. Hai hiện thực.

Ngoài chiến địa lúc này, hôm nay, quân đội Nga đang thoái lui trên các hướng Zaporozhye, Kherson, quân đội Ukraina áp đảo quân đội Nga. Chúng ta đang bị tắm máu. Không ai tiếp tế. Không có điều hành. Vẫn lên cơn như trước: Sau một ly vodka, Tham mưu trưởng hét toáng vào điện thoại như mụ đàn bà ngoài chợ, như con lợn, đòi hỏi trả lại các vị trí. Còn tất cả những gì Tư lệnh có thể làm là nói: “Đã trả lại tất cả rồi”. Và vẽ trên bản đồ dải màu đỏ dài mấy km về phía bắc nhiều hơn thực tế. Vì thế, điều họ kể cho chúng ta là cực kỳ dối trá. <…>

Lũ cặn bã này, khi nhận ra đã làm mất phần lớn lãnh thổ, chúng sẽ họp lại và tuyên bố rằng, đã tập hợp lại lực lượng tại các “vị trí thuận lợi hơn”. Điều này cũng xảy ra ở Bakhmut. Đối phương ngày một thọc sâu hơn vào phòng tuyến của chúng ta. Đối phương không giết binh lính của mình. Đối phương tiết kiệm khí tài của mình. Đối phương chỉ không tiết kiệm đạn dược thôi. Và vì thế mà lính ta từ chết đến thương tật. Người bị thương thì ngày mai sẽ không thể cầm súng được.

Thời gian trôi rất nhanh.

Nguồn: https://rutube.ru/video/3ae2c561b8080b2339b682f0a2516fe5/

“Sự xảo quyệt của người châu Á từ sự lừa dối, sự bất trung và sự trả thù tàn nhẫn”

WELT

Tác giả: Peter Dittmar

Chuyển ngữ: Lê Quang Ngọ Lê Quí Trọng

21-4-2021

Lich sử thế giới: Stalin với Mao

“Kẻ tự lấy lý thuyết của mình ra từ mũi”: Bề ngoài Stalin và Mao đã lấy lòng nhau bằng những nụ hôn anh em đồng chí. Nhưng đằng sau những tuyên bố chính thức, họ còn chỉ trích, lừa dối và chế giễu lẫn nhau.