Tác giả: N. Gregory Mankiw
5-10-2018
Tổng thống Trump đặt chính sách thương mại trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ của mình. Sự kiện đáng chú ý ở đây là thỏa thuận thương mại mới chỉnh sửa giữa Mỹ với Mexico và Canada, được công bố vào thứ hai vừa rồi. Thật khó để lạc quan trước thành công của thỏa thuận lần này, một phần vì những thay đổi vẫn còn khiêm tốn và chủ yếu vì đường lối trong thương mại quốc tế của tổng thống vẫn còn nhiều mơ hồ.
Sự mơ hồ trong chính sách của tổng thống Donald Trump là điều dễ hiểu. Các nhà kinh tế học phải mất nhiều thế kỷ để nghiên cứu về thương mại trước khi có được lời giải đáp cho những vấn đề hóc búa và tìm ra được những sự thật bất ngờ.
Chúng ta hãy cùng ôn lại cho bản thân mình và cho tổng thống một số kiến thức về thương mại mà các nhà kinh tế học đều đồng ý dù thoạt nghe có thể khó hiểu.
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG KHÔNG PHẢI VẤN ĐỀ LỚN
Khi Trump nói về mối quan hệ thương mại của Mỹ với các quốc gia khác, ông thường nhắc đến cán cân thương mại song phương – chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu của Mỹ đến một quốc gia và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia đó đến Mỹ. Nếu kim ngạch nhập khẩu cao hơn kim ngạch xuất khẩu, Mỹ phải chịu thâm hụt thương mại song phương, và tổng thống Donald Trump xem đây là dấu hiệu thất bại trong mối quan hệ song phương.
Để hiểu quan điểm này sai ở đâu, hãy cùng xem xét thâm hụt thương mại song phương mà cá nhân người viết phải gánh chịu. Khi gia đình tôi đi ăn tối ở ngoài, chủ nhà hàng sẽ nhận được tiền thanh toán, và chúng tôi nhận được một bữa tối. Trong ngôn ngữ kinh tế, gia đình Mankiw (tức là gia đình của tác giả – ND) phải chịu thâm hụt thương mại với nhà hàng. Như vậy không có nghĩa chúng tôi trở thành người thua cuộc. Cuối cùng, chúng tôi vẫn rời nhà hàng sau một bữa ăn ngon miệng.
Theo lý thuyết, tôi sẽ hạnh phúc hơn nếu duy trì cán cân thương mại cân bằng. Tôi sẽ hạnh phúc hơn nếu mỗi lần đi ăn ở một nhà hàng, chủ nhà hàng đó sẽ mua một quyển sách của tôi. Nhưng sẽ ngớ ngẩn nếu tôi hy vọng điều đó sẽ xảy ra hoặc tẩy chay những nhà hàng không có ý định mua sách do mình viết.
Tôi có thể liên tục chịu thâm hụt thương mại với nhà hàng vì tôi hưởng thặng dư thương mại trong các mối quan hệ khác,ví dụ với tờ New York Times. Tờ báo trả thù lao nhuận bút cho tôi cao hơn số tiền tôi trả để đặt mua báo của họ. Đây là thặng dư thương mại đối với tôi và thâm hụt thương mại đối với New York Times. Nhưng chúng tôi đều nhận được lợi ích từ mối quan hệ song phương.
TỔNG THÂM HỤT THƯƠNG MẠI LÀ ĐIỀU ĐÁNG LO NGẠI NHƯNG KHÔNG PHẢI VÌ LÝ DO THƯƠNG MẠI
Nếu cộng tất cả cán cân thương mại song phương với các quốc gia, chúng ta sẽ có được cán cân thương mại tổng thể – chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ. Trong nhiều năm, cán cân thương mại của Hoa Kỳ luôn là số âm, nghĩa là kim ngạch nhập khẩu cao hơn kim ngạch xuất khẩu. Tổng thống Trump cho rằng thâm hụt thương mại là dấu hiệu cho thấy các quốc gia khác đang hưởng lợi từ Hoa Kỳ.
Để thấy được chỗ sai trong kết luận này, hãy cùng quay lại với gia đình Mankiw. Tổng cán cân thương mại của gia đình tôi là tổng cán cân thương mại song phương với mọi đối tượng – nhà hàng, tờ The New York Times và những người khác. Kết quả cuối cùng là chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi tiêu của gia đình.
Nếu tổng cán cân thương mại là số dương, gia đình tôi chi tiêu ít hơn thu nhập của mình và chúng tôi có thể để dành được tiền. Nếu tổng cán cân thương mại là số âm, chúng tôi chi tiêu nhiều hơn số tiền mà mình kiếm được. Trong ngôn ngữ kinh tế, chúng tôi bị “hụt thu” (dissave).
Liệu thâm hụt thương mại có phải là vấn đề đáng lo ngại hay không phụ thuộc vào bản chất của việc chi tiêu là chính đáng hay hoang phí. Khi gia đình tôi mượn tiền để mua xe hơi, thâm hụt thương mại sẽ diễn ra, nhưng đây không phải là vấn đề đáng lo ngại, miễn sao về lâu dài gia đình vẫn có khả năng chi trả cho chiếc xe này.
Ngược lại, nếu gia đình chịu thâm hụt thương mại thường xuyên vì có lối sống phung phí hơn mức thu nhập, đó là vấn đề đáng lo ngại vì cuối cùng tôi vẫn phải trả nợ khi đến kỳ hạn. Nhưng trong trường hợp này, vấn đề xuất phát từ thất bại trong hoạch định tài chính chứ không phải do đối tác thương mại không đáng tin cậy. Nếu bạn thường xuyên ăn tối tại những nhà hàng sang trọng, bạn nên tự trách bản thân mình chứ đừng trách nhà hàng.
Lý luận tương tự cũng áp dụng trong mối quan hệ giữa các quốc gia. Một nước sẽ chịu thâm hụt thương mại khi chi tiêu và đầu tư (cả công và tư) cao hơn giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nước đó sản xuất. Nếu muốn giảm thâm hụt thương mại, phải giảm tỉ lệ tương quan giữa chi tiêu và sản xuất chứ không phải gây căng thẳng với các đối tác thương mại trên thế giới.
NHIỀU CHÍNH SÁCH CỦA TT DONALD TRUMP SẼ LÀM TĂNG THÂM HỤT THƯƠNG MẠI
Tổng thống Trump cho rằng thâm hụt thương mại khiến Hoa Kỳ trở thành kẻ thua cuộc trong thương mại quốc tế, vì vậy mục tiêu của ông là giảm thâm hụt thương mại. Nhưng thực ra những sáng kiến chính sách của ông sẽ đẩy tình huống theo hướng ngược lại.
Ví dụ như việc giảm thuế sẽ tăng chi tiêu, các gia đình sẽ tăng tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng và doanh nghiệp tăng tiêu thụ sản phẩm đầu tư. Nới lỏng điều tiết đối với hoạt động kinh doanh cũng kích thích chi tiêu đầu tư. Vì thâm hụt thương mại là do chi tiêu vượt quá sản xuất, nên chi tiêu tăng sẽ dẫn đến thâm hụt thương mại lớn hơn.
Thay đổi trong tỷ giá hối đoái cũng giải thích mối quan hệ giữa chi tiêu và thâm hụt thương mại. Khi tiêu thụ ở Mỹ tăng, Cục Dự trữ Liên bang buộc phải tăng lãi suất để kiểm soát tỉ lệ lạm phát. Lãi suất cao hơn sẽ thu hút dòng vốn từ nước ngoài đổ vào Mỹ, khiến đồng đô-la tăng giá. Đồng đô la mạnh hơn sẽ khiến hàng hóa của Mỹ xuất khẩu sang nước ngoài đắt hơn và hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Mỹ rẻ hơn.
Nói như vậy không có nghĩa các chính sách của tổng thống là sai lầm. Đạo luật về thuế chỉ nên được đánh giá trên những mục tiêu nguyên thủy của nó – đạo luật có giúp cải thiện tính công bằng và hiệu quả của hệ thống thuế khóa và có giúp thu được ngân sách cho các hoạt động của chính phủ hay không. Và mỗi thay đổi về điều tiết nên được đánh giá dựa trên chi phí và lợi ích.
Tác động của các chính sách này lên thâm hụt thương mại chỉ nên là mối lo ngại thứ yếu. Từ nhiều góc độ, thâm hụt thương mại là “fake problem”. Những lãnh đạo dân biểu nên nhìn vào những yếu tố khác khi đánh giá mức độ thành công của các chính sách.
N. Gregory Mankiw: là giáo sư danh hiệu Robert M.Beren của Khoa Kinh tế học, Đại học Harvard. Nếu bạn muốn chịu thâm hụt thương mại với ông, bạn có thể mua sách Principles of Economics (Những Nguyên lý Kinh tế học) của ông.
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright dịch
Trân trọng kính mời ngài đến ăn điểm tâm Bún Mắng, Phở chửi tại thủ đô Việt nam Xã nghĩa. Tôi tin chắc ngài sẽ có ” cách nhìn khác”
“Tổng thống Trump cho rằng thâm hụt thương mại khiến Hoa Kỳ trở thành kẻ thua cuộc trong thương mại quốc tế, vì vậy mục tiêu của ông là giảm thâm hụt thương mại. Nhưng thực ra những sáng kiến chính sách của ông sẽ đẩy tình huống theo hướng ngược lại.
Ví dụ như việc giảm thuế sẽ tăng chi tiêu, các gia đình sẽ tăng tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng và doanh nghiệp tăng tiêu thụ sản phẩm đầu tư. Nới lỏng điều tiết đối với hoạt động kinh doanh cũng kích thích chi tiêu đầu tư. Vì thâm hụt thương mại là do chi tiêu vượt quá sản xuất, nên chi tiêu tăng sẽ dẫn đến thâm hụt thương mại lớn hơn.”
– Theo tôi, tác gỉả viết không chính xác.
Chính sách giảm thuế ở TRONG NƯỚC của ông Trump không những kích thích tiêu dùng mà kích thích cả sản xuất, trong NÔI THưƠNG vì thế không có cái gọi là “thâm hụt thương mại”!
Mặt khác, việc tăng thuế sản phẩm NƯỚC NGOàI nhập khẩu, chắc chắn làm cho sản phẩm nội địa được người dân Mỹ tiêu thụ nhiều hơn.
Tác gỉả đã so sánh khập khiễng, đánh đồng kinh tế gia đình với nền kinh tế quốc gia, đánh đồng NỘI THƯƠNG với NGỌAI THƯƠNG.
Với các thể chế độc tài như Trung Quốc, Việt Nam, các nước dân chủ văn minh trên thế giới cần thiết phải có bảo hộ mậu dịch.
Giáo sư Gregory Mankiw và các “giáo sư” của viện Fullbright CHXHCN Việt Nam kiến thức rất rộng, lý giải nhiều sự việc rất chi tiết. Họ thật thông tuệ mọi lý lẽ. Họ đàm thiên thuyết địa luân nhơn như các bậc cao nhơn tự làm chủ cuộc sống của mình và “tri thiên mệnh”.
Duy chỉ có một điều họ không giải thích được: rằng thì là họ vẫn là những người được các công ty của nhà Trump hoặc các công ty lớn, các trường đại học quanh thế giới MƯỚN họ làm mướn – làm chuyên gia / chuyên viên hoặc cố vân kinh tế – tài chính. Học phải trải qua interview, được mướn và bị sa thải.
qx