Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 10)

Trình Bút

8-12-2017

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5Phần 6Phần 7  —  Phần 8Phần 9

Phần 10: Lĩnh vực kinh tế, thương mại, dự án đầu tư

* Hoang ngôn: “Với tiềm năng sẵn có của các doanh nghiệp hiện nay, chỉ 20 -30 năm nữa, Việt Nam sẽ là một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. 40 năm nữa, Việt Nam sẽ đứng trong top 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới”. 

* Tác giả: TS. Nguyễn Xuân Kiên – Viện trưởng Viện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam và Đông Nam Á

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 9)

Trình Bút

6-12-2017

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5Phần 6Phần 7Phần 8

Phần 9: Lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và xã hội

* Hoang ngôn: “Phải xây dựng được một văn hóa, nếp sống văn hóa khinh bỉ những kẻ tham nhũng, những hành vi tham nhũng”.

* Tác giả: Ông Đinh Thế Huynh – Thường trực Ban Bí thư

* Nguồn: Soha News, ngày 12/09/2016

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 8)

Trình Bút

6-12-2017

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5  — Phần 6Phần 7

Phần 8: Lĩnh vực giáo dục

* Hoang ngôn: “Đây là lứa tuổi mới lớn, nếu các em không đánh nhau, không xích mích nhau thì không bao giờ các em năng động được”.

* Tác giả: Bà Phạm Thị Ngọc Tâm – Hiệu trưởng trường THPT Bùi Thị Xuân, TP. Huế

* Nguồn: Báo Đất Việt Online, ngày 19/02/2016

* Tựa đề: Tượng đài nứt có ‘ý đồ’, đánh nhau mới… năng động

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 7)

Trình Bút

5-12-2017

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2Phần 3Phần 4  —  Phần 5Phần 6

Phần 7: Lĩnh vực y tế

* Hoang ngôn: “Bởi, thực tế có những vấn đề liên quan đến thuốc giả, thuốc thật mình mình không quản lý hết được. Thậm chí, có những hóa chất thế giới phát hiện ra mà chúng ta vẫn chưa phát hiện được”.

* Tác giả: Ông Hà Hào Hiệp – phó chánh thanh tra bộ Y Tế

Sự lương thiện trong truyền thuyết

Phạm Lan Phương

4-12-2017

Ông giáo của tôi – một người Cà Mau – kể rằng một buổi sáng đi chợ, người phụ nữ mua hàng đứng chửi lộn với một bà bán cà chua vì bà cân thiếu. Cái chợ ở mỏm rìa sông bé mọn ồn ào. Chuyện đó làm ông buồn như vết sẹo. Khi kể lại, tôi nhìn thấy trong mắt ông một sự thất vọng đã rưng rưng:

– Thầy còn nhớ, hồi nhỏ thầy đi chợ cho má. Má bảo mua hai quả cà chua, mà có ba quả dính trên một cành đó, bà bán hàng dúi vào tay thầy luôn, bảo mang về cho má nấu. Cái gì đã làm những người nông dân lương thiện đó muốn lừa một cô đi mua hàng? Cái gì đã làm người quê cực khổ chất phác biết chỉnh cái cân để qua mặt một người cũng chẳng giàu có gì hơn mình hả con?

Cái ác vật thể và cái ác phi vật thể

Nguyễn Văn Nghiêm

4-12-2017

Nói cho cùng, cái ác hay sự thiện lành đều tiềm ẩn trong mỗi con người, nó cũng giống như bào tử nấm có sẵn trong tự nhiên, với thời tiết, nhiệt độ thích ứng với loại bào tử nào thì loại nấm đó sẽ mọc tỉ lệ. Khi thời tiết xấu, khí độc nhiều, đương nhiên là nấm đỏ, nấm độc sẽ mọc nhiều, ngược lại, không khí trong lành, ẩm độ vừa đủ, nấm hương, mộc nhĩ, nấm mối hay nấm rơm sẽ mọc. Cái ác và sự thiện lành trong xã hội cũng vậy, khi mà môi trường giáo dục, văn hóa, ứng xử xã hội thiếu lành mạnh, thậm chí vô luân thì nhất định người ta phải mang cái ác ra để đối đãi với nhau và đương nhiên cái ác sẽ có cơ hội trỗi dậy, mọc ra như nấm sau mưa.

Trao đổi với Phạm Tường Vân

Nguyễn Đình Cống

3-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: báo Quốc Tế

Tôi vừa đọc bài “Khi cái ác trở nên phổ biến: Liều thuốc nào cho người Việt?của nhà văn Phạm Tường Vân (PTV). Tôi tâm đắc với bài viết và xin trao đổi vài ý kiến.

PTV viết, “Tôi không dám mở báo ra đọc nữa. Có cảm tưởng chưa khi nào mà cái ác hiển lộ mạnh mẽ đến thế, được dung dưỡng dễ dàng hồn nhiên đến thế, đến nỗi chúng ta phải hỏi liệu đã tới ngưỡng chưa và ngày tận thế còn bao nhiêu canh giờ nữa?”

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 6)

Trình Bút

3-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: LEO

Mời đọc lại: Lời nói đầu  —  Phần 1  —  Phần 2  —  Phần 3  —  Phần 4Phần 5

6. Lĩnh vực vệ sinh, an toàn thực phẩm

* Hoang ngôn: “Một số mặt hàng thủy sản như tôm nếu bị trả do vấn đề chỉ tiêu vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được“.

* Tác giả: Ông Nguyễn Như Tiệp – cục trưởng cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad – Bộ NNPTNT)

* Nguồn: Báo điện tử Lao Động, ngày 09/11/2015

Đôi lời với họa sĩ Đỗ Duy Ngọc

Nguyễn Đình Cống

2-12-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Báo Tiếng Dân vừa đăng bài “Chúng ta đang ở thời đại nói láo toàn tập” của họa sĩ Đỗ Duy Ngọc. Sau khi liệt kê nhiều biểu hiện nói láo khác nhau, tác giả viết:

Nghe láo quen, chúng ta lại tự láo với nhau và chuyện láo trở thành bình thường, láo để tồn tại, để phấn đấu, để thêm lợi thêm danh, và rồi láo đã trở thành một nếp sống. Trẻ con học người lớn nói láo rồi tiếp tục những thế hệ nói láo. Ở nhà trường nghe cô thày nói láo, ra đời nghe thiên hạ nói láo, về nhà lại được nghe nói láo từ cha mẹ, mở máy nghe, nhìn cũng rặt điều láo. Một nền văn hoá láo đã nẩy sinh và phát triển. Hỏi sao trẻ con không láo và tương lai lại tiếp tục láo. Nghĩ cũng buồn!”

Chúng ta ở thời đại nói láo toàn tập

Đính chính: Sau khi đăng bài này, BBT Tiếng Dân đã nhận được phản hồi của BS Đỗ Hồng Ngọc, cho biết, tác giả bài viết không phải là ông, mà là tác giả Đỗ Duy Ngọc. Nội dung như sau:

Hôm nay tôi thấy trên BaoTiengDan có bài viết ‘Láo Toàn Tập’ ghi tác giả là Bs Đỗ Hồng Ngọc, kèm theo cả hình chân dung của tôi. Xin thưa, bài viết này không phải của tôi, Bs Đỗ Hồng Ngọc, mà của tác giả Đỗ Duy Ngọc, đã đăng trên Facebook của ông từ hơn tháng trước. Tôi đã có đính chính trên www.dohongngoc.com (Tôi không có Fb). Và ông Đỗ Duy Ngọc cũng đã ‘Nói Lại Cho Rõ’ trên Fb của ông. Rất mong BBT báo Tiếng Dân chỉnh sửa lại cho đúng”.

Chúng tôi xin được sửa lại tên tác giả cho đúng, cũng như xin được gỡ bỏ tấm ảnh của BS Đỗ Hồng Ngọc ra khỏi bài viết này. Cũng xin cáo lỗi cùng BS Đỗ Hồng Ngọc, tác giả Đỗ Duy Ngọc và quý độc giả về sơ suất này.

_____

Đỗ Duy Ngọc

26-11-2017

Không biết lịch sử ghi lại các triều đại phong kiến đúng sai như thế nào, cũng chẳng có cách nào để kiểm chứng. Thế nhưng, thời đại ta đang sống hoá ra toàn láo cả. Rồi lịch sử thời hiện đại sẽ viết sao đây?

Thằng doanh nhân bán đồ giả làm giàu, cứ tưởng nó giỏi, hoá ra chẳng phải thế. Nó chỉ là kẻ “Treo dê bán chó”, mua 30.000 bán 600.000 không giàu sao được, thế rồi lúc giàu lên, hàng ngày lên mạng truyền thông dạy đạo đức, dạy bí quyết, dạy cách cư xử.

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 5)

Trình Bút

2-12-2017

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2  —  Phần 3Phần 4

5. Lĩnh vực môi trường

* Hoang ngôn: “Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định liên quan, công tác quản lý bảo vệ rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân!”

* Tác giả: Ông Trang Quang Thành – giám đốc sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk

* Nguồn: Báo Người Lao Động Online, ngày 12/12/2014

* Tựa đề: Để mất rừng, lỗi thuộc về… toàn dân!

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 4)

Trình Bút

1-12-2017

Mời đọc lại: Lời nói đầu  —  Phần 1  —  Phần 2Phần 3

4. Lĩnh vực điện, thủy điện, thủy lợi, cấp thoát nước

* Hoang ngôn: “Ông Ngọc Hoàng mới trả lời được”

* Tác giả: Ông Đào Văn Hưng – chủ tịch HĐQT tập đoàn Điện lực Việt Nam

* Nguồn: Báo điện tử VnExpress, ngày 07/07/2010

* Tựa đề: Mất điện nữa hay không, phụ thuộc vào ông ‘ông trời’

* Trích đoạn nội dung:

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 3)

Trình Bút

30-11-2017

Mời đọc lại: Lời nói đầu  —  Phần 1Phần 2

  1. Lĩnh vực thuế, phí, vật giá

* Hoang ngôn: “Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào”.

* Tác giả: Ông Đinh La Thăng – Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải từ năm 2011 – 2016.

TS Đoàn Hương đang tự chửi mình?

29-11-2017

VTV có video clip “Tiến sĩ Đoàn Hương mắng đám quần chúng dám ‘ném đá’ PGS. TS Bùi Hiền”:

LS Lê Văn Luân

Bà tiến sỹ văn chương Đoàn Thị Hương trước đây cũng trong chương trình cafe sáng trên kênh VTV3 đã phát biểu và nhận định rằng, đa số những người lên facebook là vô công rỗi nghề. Và bà ta thì không dùng mạng xã hội, nhưng bà ta lại lớn tiếng chửi những người sử dụng nó như một phương tiện hữu ích cho cuộc sống, từ tự do ngôn luận, chia sẻ tri thức, tương tác với xã hội, bán hàng và tiếp cận những giá trị văn minh của thế giới.

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 2)

Trình Bút

29-11-2017

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1

2. Lĩnh vực giao thông

* Hoang ngôn: “Ai lại chui vào túi nilông như vậy”

* Tác giả: Ông Hoàng Văn Nhân – phó chủ tịch tỉnh Điện Biên

* Nguồn: Báo điện tử Soha, ngày 18/03/2014

* Tựa đề: Phó Chủ tịch tỉnh Điện Biên: “Ai lại chui vào túi nilông như vậy”

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 1)

Trình Bút

28-11-2017

Mời đọc lại: Hoang Ngôn “để lại cho đời” – Lời nói đầu

I. HOANG NGÔN CỦA NHỮNG CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN, CÁC BAN NGÀNH

1. Lĩnh vực cầu đường

“Đánh trống khai trương” là ông cán bộ huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai, ông Nguyễn Ngọc Quang – phó chủ tịch huyện. Ông này được “vinh dự” mở đầu bởi trong hoang ngôn của ông có chữ V. Từ đây có các bình luận liên quan tới hai tiếng Việt Nam.

* Hoang ngôn: “Cầu tạo hình chữ V chứ không Sập”

Hoang Ngôn “để lại cho đời”

LTS: Kể từ hôm nay, trang Tiếng Dân xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả một bộ sưu tập mới ra lò, có tựa đề: Hoang ngôn “để lại cho đời”, của tác giả Trình Bút. Nội dung: tập hợp những câu nói “để đời” của các cán bộ lãnh đạo đảng và nhà nước, từ địa phương cho tới trung ương, những câu nói của các bậc “hiền triết”, “cao minh”, của những người có học hàm, học vị, có chức tước, quyền hành rất lớn trong thể chế này, mà tác giả đặt cho cụm từ “Hoang Ngôn”.

Những câu nói của các lãnh đạo đảng và nhà nước đã để lại cho người đọc nhiều trạng thái cảm xúc như: vui, buồn, tức giận, thậm chí còn có tác dụng xả stress, đã làm nên bộ mặt xã hội Việt Nam hôm nay. Những câu nói này đã được tác giả Trình Bút sưu tầm, kèm theo những hình ảnh, những lời bình luận, và cả những nguồn trích dẫn các câu nói đó để độc giả tiện việc tra cứu. Từ đó, giúp người đọc tìm hiểu nguyên nhân nào đã tạo ra những lãnh đạo như thế trên đất nước chúng ta hôm nay, cũng như nghĩ đến các giải pháp, giúp giải quyết vấn đề, để người dân Việt Nam trong tương lai có được những người lãnh đạo có tầm, có tâm, bớt đi những lãnh đạo với những câu nói “hoang ngôn”.

Viện nghiên cứu Hán Nôm: Chuyện tài liệu “không cánh mà bay”

LTS: Hàng ngàn trang tài liệu của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đã được rao bán trên mạng bởi Thư viện Nhân học, thuộc Trường ĐHKHXH & NV Hà Nội. Mặc dù TS Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên cứu Hán Nôm, đã tìm ra được người rao bán tài liệu ăn trộm, thế nhưng vẫn chưa có ai bị xử lý, vì có vẻ như “kẻ trộm” và “người bị mất trộm” là Viện Nghiên cứu Hán Nôm, cũng như cấp chủ quản của viện này là Viện Hàn lâm KHXH VN, thông đồng với nhau.

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng: “Những tài liệu này không thuộc danh mục bí mật Nhà nước, không thuộc nhóm tư liệu hạn chế đọc“, nhưng vì sao chúng không được công bố rộng rãi cho tất cả mọi người, để độc giả và các nhà nghiên cứu phải mua hoặc đóng tiền lệ phí thành viên của Thư viện Nhân học mới có được? Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam được hưởng lợi bao nhiêu từ vụ trộm này? Vì sao “khổ chủ” là Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã im lặng trong vụ mất trộm này, để cho một thành viên của viện là TS Nguyễn Xuân Diện lên tiếng?

____

Tiền Phong

Nông Hồng Diệu

26-11-2017

TP – Mấy tháng qua, một nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Hán Nôm “la làng” về việc hơn một vạn trang sách thuộc sự quản lí của Viện này không biết bằng con đường nào đã chạy vào thư viện điện tử của một nhóm cá nhân. Đối tượng bị tố cáo “copy” tài liệu không minh bạch, đã lên tiếng phản công: Sẽ kiện kẻ tố cáo ra tòa.

TS Nguyễn Xuân Diện kể “tài liệu không cánh mà bay” với TPCN.

“Câu khách” bằng tài liệu của Viện Hán Nôm?

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, Phó trưởng phòng nghiên cứu văn bản văn học, Viện nghiên cứu Hán Nôm đã gặp phóng viên TPCN kể câu chuyện sau:

Kỷ niệm Lên Mười của Trung Tâm Minh Triết

23-11-2017

Ông Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Minh triết. Ảnh: internet

Sắp tới Trung tâm Minh Triết sẽ tổ chức kỷ niệm Lên Mười (2007- 2017).  Để đánh dấu 10 năm hoạt động của mình, Trung Tâm sẽ thực hiện:

– Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động, những thành tích và khuyết nhược điểm. Đề ra Chương trình và hướng hoạt động cho những năm tới.

– Tổ chức một sinh hoạt học thuật với chủ điểm: “Minh Triết Ích Gì Cho Hôm Nay”. Chúng tôi dự kiến có ba có ba chủ đề thảo luận:

Sợ chết!

FB Ngô Trường An

20-11-2017

Năm 221 TCN, sau khi tiêu diệt các chư hầu, Tần Thủy Hoàng lên ngôi vua hưởng sự giàu sang, quyền uy và gái đẹp.

Vì sợ chết bởi giặc Mông Cổ và rợ Hung Nô nên ông bắt hàng trăm vạn dân, binh đi xây Vạn Lý Trường Thành đến nổi vô số người dân phải chết đói, chết rét, chết vì lao dịch quá sức…

Vì sợ chết bởi đám thư sinh học cao, hiểu rộng. Nghi ngờ sau này chúng nó sẽ lật đổ ngai vàng nên ông ra lệnh đốt hết sách và đem tất cả bọn học trò chôn sống trong đêm.

Nền văn minh thịt chó rực rỡ

FB Trương Nhân Tuấn

18-11-2017

Một người đàn ông bán da chó ở Việt Nam. Nguồn: Chiangrai Times.

Hội nghị APEC đã qua, báo chí đăng nhiều bài nói rằng VN tổ chức “thành công trọn vẹn”, vị thế VN được “nâng cao”. Vấn đề là không thấy bài báo nào nói VN thành công ở cái gì, VN được “nâng” lên cao đến đâu? Tôi thì hơi bị “bi quan”. Thấy là kỳ này chưa chắc VN đã lấy lại “vốn”.

Tới nay vẫn không thấy nhà nước trình làng những hợp đồng đầu tư của nước ngoài. Đại diện FMI là bà Christine Lagarde thấy có trong danh sách tham dự nhưng không thấy bà lên tiếng gì cả. Đại diện World Bank cũng hà tiện tiếng nói. Trong khi lời nói của quí vị này là “vàng”, là “ngọc”. Nghe nói VN chi ra khoảng trên 300 triệu đô la để tổ chức Hội nghị. So với kỳ tổ chức năm 2006, đánh dấu VN bước vào “sân khấu quốc tế”, thì kỳ này chắc là “vãn tuồng”. Điệu bộ ốm o bịnh hoạn của ông chủ tịch nước, thấy hình trên TV lúc tiếp đón khách quốc tế, phản ảnh “vị thế được nâng cao” của VN. Rõ ràng là chủ nhà sắp “rửa chưn lên bàn thờ”.

Trao đổi giữa TS Nguyễn Xuân Diện và Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

CHỦ TỊCH VIỆN HÀN LÂM KHXH VN TRẢ LỜI ĐƠN THƯ TS XUÂN DIỆN

TS. Nguyễn Xuân Diện, Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Sau hơn 3 tháng chờ đợi, ngày 08 tháng 11 năm 2017 vừa qua, tôi đã nhận được Công văn số 2054/KHXH-TCCB gửi cho tôi: Về việc Kết quả xác minh Đơn trình báo và Đề nghị của TS. Nguyễn Xuân Diện, ký ngày 06 tháng 11 năm 2017 do Ông Trần Minh Tuấn, Trưởng ban Ban Tổ chức – Cán bộ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam ký, thừa lệnh của Ông Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

APEC: Tuấn và Trump

FB Huy Đức

13-11-2017

Ông Trương Minh Tuấn viết tặng Putin. Ảnh: interrnet

Mọi so sánh đều khập khiễng nhưng tôi cho rằng, hai nhân vật nổi trội nhất APEC lần này là Tuấn (Trương Minh) & Trump.

TRUMP: Đừng băn khoăn khi Trump ngủ gật trong khi Chủ nhà đang đọc diễn văn. Ông ấy đã hơn 70 lại có thể đang bị jetlag. Nhưng, chỉ riêng cái tweet trong đêm đầu tiên ông ấy mất ngủ ở Hà Nội mà cũng chỉ bị ám ảnh bởi anh Ủn cho thấy Việt Nam không có gram nào “trong trái tim Trump”. Giờ đây nếu bạn hỏi “Bà Trưng” mà ông ấy có lộn thành “Bà Tưng” thì chúng ta cũng phải lấy thế làm mừng là VN vẫn đọng lại chút gì trong ông Tổng thống.

Hoàng Cầm – Một Đời “Nhớ Tiếc”, Một Đời “Níu Xuân Xanh”

Hoàng Hưng

13-11-2017

Là nhà thơ được yêu mến bậc nhất trong đời sống thơ đương đại, gần một năm sau khi lìa trần, Hoàng Cầm vẫn là một hồ sơ chưa được bạch hóa. Cả về đời lẫn về thơ.

Nhà thơ Hoàng Cầm. Ảnh: Hoàng Hưng.

Vụ án “Về Kinh Bắc” – một sự kiện hậu Nhân Văn

Hoàng Hưng

11-11-2017

Gần đây trên mạng xuất hiện một số tư liệu mới về phong trào Nhân văn – Giai phẩm. Tiểu luận mang tên “Vụ Nhân văn – Giai phẩm từ góc nhìn một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành” của nhà văn Lê Hoài Nguyên, nguyên đại tá Cục An ninh Tư tưởng Văn hóa Bộ Công an (A 25), là một tư liệu quan trọng góp phần vào lịch sử đấu tranh dân chủ của nước Việt Nam hiện đại. Trong tiểu luận trên, tác giả xếp vụ án “Về Kinh Bắc” 1982[1] vào mục “Hậu Nhân văn”. Chính điều này đã gợi hứng cho tôi quyết định viết về vụ “Về Kinh Bắc” với tư cách người trong cuộc, mong góp thêm phần hoàn chỉnh tư liệu về phong trào lịch sử này.

Cán bộ Việt Nam mang luật Trung Quốc áp dụng với người Việt Nam

LTS: Đơn phản ánh của bà Nguyễn Thị Ngọc Hiền, về việc ông Trịnh Hữu Anh, cán bộ Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh, không cho bà nhận một kiện sách về Pháp Luân Công từ Đài Loan, với lý do “Trung Quốc không ủng hộ Pháp Luân Công” nên Sở 4T TPHCM không cho phép nhập sách, có thể thấy, ông Trịnh Hữu Anh, dù là quan chức Việt Nam, hưởng lương từ người dân Việt Nam, nhưng ông ta phục vụ cho chính quyền Trung Quốc!

Facebooker Linh Phan đặt câu hỏi: “Chúng ta có nên liên hệ Sở TT&TT, làm một bài phỏng vấn ông Anh như thế này: Động cơ nào khiến anh tích cực mẫn cán thực hiện đường lối chủ trương của… Nhà nước Trung Quốc trên một quốc gia độc lập có chủ quyền là Việt Nam đến như vậy?

____

FB Nguyễn Hiền

08-11-2017

Đơn Phản Ánh

V/v: Ông Trịnh Hữu Anh – Phó phòng Xuất bản, In và Phát hành thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh – có thái độ quan liêu, gây phiền hà, không tôn trọng người dân; yếu kém trong năng lực làm việc; gây ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; phân biệt đối xử đối với người dân học Pháp Luân Công.

Tôi tên: Nguyễn Thị Ngọc Hiền (đã lược thông tin cá nhân khi đăng lại trên Ghi chú này)

Ai mới là những người kiến tạo?

FB Luân Lê

9-11-2017

Một dân tộc với tâm thức nô lệ, an phận thủ thường và chỉ cần cái ăn, cái mặc là đủ chứ không cần gầy dựng nước mạnh hay xây nên hệ giá trị cho quốc gia. Họ sống tầm gửi như những sinh vật, kiếm mồi, đẻ con, rồi qua đời mà không để lại di sản gì cho con cháu. Tư tưởng đa phần thì hời hợt, nhợt nhạt, khí chất thì yếu hèn, tâm tính thì nhỏ nhen, né tránh đủ thứ trong xã hội như thế thì làm sao có động lực và tư duy mà sản sinh ra những nhà tư tưởng và những hiền tài được đây?

Để trả lời một câu hỏi liên quan đến cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2017

Thạch Đạt Lang

9-11-2017

Bãi biển Nha Trang tan hoang sau bão lũ. Ảnh: báo Thanh Niên

Ở các nước tự do, dân chủ Âu-Mỹ, khi có biến động như bị khủng bố hoặc thiên tai, hỏa hoạn gây thiệt hại nghiêm trọng về nhân mạng, thành phố, thị xã, tiểu bang… đều treo cờ rũ từ 1-3 ngày tùy theo mức độ. Nhằm chia sẻ những đau thương, mất mát với gia đình nạn nhân, những cuộc vui chơi như hòa nhạc, khiêu vũ, trình diễn thời trang… đều bị hủy bỏ, do ban tổ chức tự ý hoặc do lệnh của chính quyền.

Những người có duyên nợ với “Về Kinh Bắc”

Hoàng Cầm kể

Hoàng Hưng ghi

7-11-2017

Nhà thơ Hoàng Cầm (phải) và Hoàng Hưng. Ảnh: Hoàng Hưng

1/ Cô “Cần Thơ”:

Cần Thơ là ai? Tôi quan hệ thế nào với cô?

Nguyên tôi có người bạn ở trong Sài Gòn là anh Nguyễn Bùi Chấn, anh ruột cô Nguyễn Thị Bắc, là hoa khôi tỉnh Bắc Giang – tôi định nhờ cô Bắc diễn vở kịch Kiều Loan rút cuộc là không thành mà thành một người tình của tôi.

Bản chép tay “Về Kinh Bắc” của Hoàng Cầm năm 1982

Hoàng Hưng

5-11-2017

Từ hôm nay tôi sẽ xin lần lượt tặng các bạn yêu thơ bản PDF một số tập thơ trong HHEBOOKS, chủ yếu là những tập không được xuất bản tại VN. Tập đầu tiên là toàn tập “Về Kinh Bắc“, nguyên bản chép tay anh Hoàng Cầm chép tặng tôi năm 1982, từ đó có “vụ án Về Kinh Bắc”.

Bìa 1 do anh Văn Cao vẽ 3 cái lá… diêu bông, theo “đặt hàng” của tôi (“nhuận bút” là mấy hộp đường sữa gì đó, hihi…)

Bìa 2 là của ông Trần Thiếu Bảo tự vẽ cho tôi (trong khi giữ tập này để… trao cho Công an, hihi…). Các trang bản chép đều có chữ ký của tôi xác nhận bên trên (tang vật vụ án). “Tang Vật” này sau được mua đi bán lại trong giới sưu tầm sách quý hiếm, tôi may mắn có đc bản copy, hihi…