Biểu hiện một quốc gia thất bại

Nhân Trần

15-12-1018

Trong những ngày tháng cả đất nước đang sục sôi về giải bóng đá AFF Cup này, tôi mới chợt ngộ ra một quốc gia thất bại có biểu hiện ra làm sao. Đó là điều mà bao lâu nay tôi vẫn mơ hồ, cứ canh cánh trong lòng, tôi hoài nghi và cố đi tìm một lý thuyết vững chắc để giải thích cho việc này.

Trái bóng và liêm sỉ

Blog VOA

Trân Văn

15-12-2018

Cổ vũ đội nhà trong trận gặp Myanmar, 20 tháng 11. Hình minh họa. Ảnh: AP

Tuần này, ‘liêm sỉ’ tiếp tục là một trong những từ được sử dụng nhiều nhất trên mạng xã hội Việt ngữ.

Không biết hổ thẹn, không phải là con người

Nguyễn Văn Nghệ

12-12-2018

Con người ta (ngoại trừ những người bệnh tâm thần) khi bắt đầu có trí khôn thì cũng bắt đầu biết hổ thẹn. Tính hổ thẹn đã xuất hiện từ rất xa xưa trên mặt đất này. Theo Kinh thánh Cựu ước thì từ thuở hồng hoang, Thượng đế tạo dựng nên Adam và Eva, rồi để hai ông bà sống trong vườn Địa Đàng. Hai ông bà được hưởng mọi thứ hoa trái trong vườn, chỉ trừ cây “biết lành, biết dữ” ở giữa vườn. Hai ông bà sống trần truồng mà không hề hổ thẹn.

Ở đâu trên thế giới người ta yêu bóng đá như ở Việt Nam?

FB Võ Xuân Sơn

12-12-2018

Cứ mỗi trận bóng đá mà đội tuyển Việt nam thắng trận, thậm chí là hòa thôi, là người hâm mộ lại đổ xuống đường, được gọi là “đi bão”.

Nước Việt tôi ơi, đừng bay như quả bóng

FB Trương Duy Nhất

11-12-2018

Hiếm dân tộc nào cuồng si như người Việt. Post lại bài “đừng gọi họ là anh hùng” viết từ đầu năm, khi tuyển U23 vào đến trận chung kết Á châu. Như góp một chiều cảm xúc khác trong lúc chờ xem trận Việt – Ma tối nay.

ĐỪNG GỌI HỌ LÀ ANH HÙNG

Khó nói hết cảm xúc những ngày qua. Vâng, lịch sử. Chưa bao giờ vui đến thế. Chưa bao giờ có được những phút giây ngập tràn, hả hê thế. Tôi cũng hét, gào đến khản giọng. Bao triệu người Việt hét mừng đến lạc giọng như tôi.

Các bác thương lấy chính mình với ạ!

FB Ngô Nguyệt Hữu

10-12-2018

Các bác vì đất nước mà trải qua cuộc chiến, vì món nợ sơn hà mà để lại một phần thân thể nơi chiến trường, quốc gia luôn nhớ công ơn của các bác, hậu bối luôn trân quý sự đóng góp của các bác.

Thành Chương và “Việt phủ”

FB Phạm Lưu Vũ

10-12-2018

Ông Thành Chương là một họa sĩ vào loại Việt tài, nhân một nghìn lần thì thành Nhân tài, một triệu lần thì thành Thiên tài. Ông xây cái “Việt phủ” mang tên mình như một nồi lẩu khổng lồ, chứa đựng những dấu vết của văn hóa Việt và chứa cả những lời trầm trồ. Sẵn tiền nhiều như quân Nguyên, ông sử dụng cái tài 3 trong một của mình để làm nên điều đó: họa sĩ, cổ học và… con buôn.

Việt phủ Thành Chương – Văn hóa hay không?

FB Chất lượng cuộc sống

9-12-2018

Việt Phủ Thành Chương tồn tại không đúng quy định của luật pháp, điều này đã được UBND Hà Nội xác nhận.

Việt phủ không thuộc diện nhà nước công nhận là di tích, công trình cần được bảo tồn, hay thắng cảnh hoặc địa điểm kinh doanh du lịch. Nói cho đúng, nó chỉ là công trình để thoả mãn đam mê cá nhân của hoạ sĩ Thành Chương. Cái tên của nó đã nói lên điều này.

Người của lòng nhân ái

FB Vũ Thư Hiên

9-12-2018

Ở miền Bắc trong thập niên 60 mọi tin tức đều chậm. Tin trong nước, tin thế giới, chậm hết. Tin được kiểm duyệt kỹ, phát từ trên xuống dưới theo đại lý, cấp cao được hưởng nhiều, cấp thấp ít hơn, xuống đến bần dân nó chỉ là cái xác rữa. Thế tất tin ở ngoài lọt vào bên trong những bức tường và hàng rào các trại giam còn chậm hơn rất nhiều. Tin Bùi Ngọc Tấn bị bắt đến với tôi chậm tới bốn năm.

Chết trước ánh bình minh

FB Đỗ Cao Cường

7-12-2018

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói:

– Bình minh đang đến đất nước ta, những người trẻ phải mang thế giới về Việt Nam.

Và hôm nay, sau một đống nợ công không biết bao giờ trả nổi, những làng ung thư mọc lên, trong niềm vui sướng tột độ đã có rất nhiều thanh niên mang cả thế giới về Việt Nam như lời thủ tướng nói, nhưng đó là một thế giới ngầm, thế giới của tội ác, của những điều vô cảm, nghèo khổ và bất công.

Chuyện cái quần!

Blog VOA

Trân Văn

6-12-2018

Ông Nguyễn Quốc Hùng – chồng bà Dương Ngọc Ánh – đã thay mặt vợ xin lỗi thầy giáo Hồ Văn Khánh, giáo viên trường Trung học cơ sở (THCS) Trần Huỳnh, tại một buổi họp với đầy đủ các bên được cho là có liên quan: Ban Giám hiệu trường THCS Trần Huỳnh, Hội Phụ huynh huynh học sinh trường THCS Trần Huỳnh, Phòng Giáo dục – Đào tạo thành phố Bạc Liêu, chính quyền phường 7 thành phố Bạc Liêu.

231 cái tát và 1 cái bắt tay

Bá Tân

5-12-2018

231 cái tát và 1 cái bắt tay, nếu cho mỗi thứ vào một cái rỗ, hai thứ đó hoàn toàn khác nhau, không có quan hệ với nhau. Cái tát và cái bắt tay, theo đúng nguyên nghĩa, không những không giống nhau mà còn đối lập.

Xin nhắn ông Nguyễn Mạnh Hùng

FB Nguyễn Ngọc Chu

4-12-2018

Vài năm gần đây, chúng ta đã rợn người với phát biểu của các chức sắc Việt Nam (cấp từ ĐBQH, tỉnh, và bộ trưởng cho đến tứ trụ). Các phát biểu đó không đơn lẻ mà hàng tá. Đơn cử, ớn lạnh như phát biểu của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm: ‘Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc’.

Bạn không phải là con kiến

FB Trần Trung Đạo

3-12-2018

Tại Việt Nam CS, một hiện tượng xã hội nổi bật, ngày càng phổ biến và đặc thù hơn các xã hội khác: lạy các viên chức CS.

Khu lưu niệm Tố Hữu: Một tố cáo lóe sáng!

Blog VOA

Trân Văn

4-11-2018

Tin Việt Nam sẽ chi 28 tỉ, trong đó một phần là ngân sách trung ương, một phần là ngân sách địa phương và một phần là những nguồn huy động hợp pháp khác để xây dựng “Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu” (1) chẳng khác gì một tố cáo!

Nghĩ đến cái sự hèn

FB Đỗ Duy Ngọc

30-11-2018

Trước đó đã lâu và sau khi Trần Bắc Hà bị bắt, trên mạng đã râm ran kể nhiều giai thoại về những hành vi coi trời bằng vung của Trần Bắc Hà. Cách của Hà là lối ứng xử của kẻ vô học nhờ dựa hơi mà có uy danh.

Họ đang chạy theo mục đích gì?

KTS Trần Thanh Vân

29-11-2018

Chùa Khai Phúc tại thôn Hành Cung thuộc xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, là ngôi chùa nhỏ, diện tích chỉ chừng 100m2, do Thượng hoàng Trần Thái Tông xây dựng, sau trận đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất 1258.

Sau nhiều thập kỷ xung đột với băng đảng 3K, cộng đồng người Việt phát triển thịnh vượng ở Texas

National Public Radio

Tác giả: John Burnett

Dịch giả: Châu Minh Dũng

25-11-2018

Bà Hiền Trần, 66 tuổi và chú chó Lucy tại khu chung cư Làng Thái Xuân ở Houston ngày 29/10. Nguồn: Scott Dalton/ NPR

Khi những người Việt Nam tị nạn đầu tiên đến định cư ở thị trấn ven biển Seadrift, Texas, họ đã phải đối mặt với thái độ thành kiến ​​và giận dữ từ một số người dân địa phương. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm vào ngày 25/11/1979, khi đảng Ku Klux Klan đến làng chài này. Họ đe dọa các ngư dân Việt Nam đang cạnh tranh với ngư dân da trắng bản địa và buộc [các ngư dân Việt Nam] phải từ bỏ ngư trường ở đây rồi rời khỏi thị trấn này. Đó chỉ là một phần của làn sóng thù địch nhắm đến khoảng 130.000 người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ sau ngày chính quyền Sài Gòn sụp đổ.

Bốn thập kỷ sau, người Việt Nam vẫn đang bám trụ dọc theo vùng Duyên hải Vịnh Mexico của Hoa Kỳ (US Gulf Coast). Quá trình người Việt tìm cách thích nghi với nơi này là một một trang sử đầy giá trị giáo dục, và nó cung cấp một cái nhìn, để qua đó chúng ta xem lại thái độ hiện tại với người nhập cư.

Tôi yêu nước Mỹ. Đó là lý do tại sao tôi phải nói lên sự thật về nước Mỹ (Phần 2)

TIME

Tác giả: Nguyễn Thanh Việt

Dịch giả: Mai V. Phạm

15-11-2018

Tiếp theo phần 1

Đây là một gánh nặng đè trĩu lên con trai tôi, mặc dù nó không nặng hơn gánh mà cha mẹ tôi đã kỳ vọng vào tôi. Tên của tôi có nghĩa là người Việt Nam, một dân tộc với những câu chuyện thần thoại yêu nước kể rằng hàng thế kỷ chúng tôi đã phải chịu đựng gian khổ để được độc lập và tự do. Và mặc dù hiện tại Việt Nam đã độc lập, nhưng lại không hề có tự do. Tôi có thể không bao giờ quay trở lại Việt Nam thì tốt hơn, bởi vì tôi không bao giờ có thể trở thành một nhà văn ở Việt Nam và tự do nói những điều tôi muốn nói mà không bị tống vào tù.

Vì vậy, tôi chọn sự tự do của nước Mỹ, thậm chí tại thời điểm khi mà câu nói “yêu thì ở, không thì cút” không còn là lời nói cường điệu nữa. Chính quyền hiện tại đang đe dọa ngay cả những công dân nhập tịch bằng việc tước quốc tịch và trục xuất. Có lẽ không phải là quá xa vời để tưởng tượng rằng một ngày nào đó một người nào đó giống như tôi, sinh ra ở Việt Nam, có thể bị tống về Việt Nam, mặc dù đã nỗ lực hơn so với nhiều người Mỹ bản địa. Nếu là như vậy, tôi sẽ không mang con trai mình đi cùng tôi. Việt Nam không phải là đất nước của nó. Nước Mỹ là đất nước của con trai tôi và có lẽ nó sẽ biết đó là một tình yêu ít phức tạp và nhiều linh cảm hơn tôi.

Tôi cũng hy vọng rằng con trai tôi cũng sẽ biết tình yêu của một người cha thông thường thì ít phức tạp hơn tình yêu của tôi. Tôi chưa bao giờ nói “I love you” khi lớn lên vì Bố Mẹ tôi chưa từng nói “I love you” đối với tôi. Điều đó không có nghĩa là họ không yêu tôi. Họ yêu tôi rất nhiều, đến nỗi họ làm việc kiệt sức ở nước Mỹ – quê hương mới của họ. Tôi rất ít khi gặp Bố Mẹ mình. Khi tôi được gặp thì họ đã quá mệt mỏi để vui đùa cùng tôi. Tuy nhiên, dù mệt mỏi thế nào đi chăng nữa, họ luôn làm bữa ăn tối, ngay cả khi bữa ăn tối thường chỉ là món lòng luộc. Tôi lớn lên từ ruột, lưỡi, dạ dày, gan, mề và tim. Nhưng tôi chưa bao giờ phải đói.

Ký ức về tình yêu bản năng mãnh liệt đó, được thể hiện trong sự hy sinh của Bố Mẹ tôi, ngấm chặt trong tủy xương tôi. Một từ hoặc một giai điệu có thể khiến tôi cảm nhận được sự sâu sắc của tình yêu đó, như khi tôi nghe lỏm một cuộc trò chuyện trong tiệm thuốc gần nơi tôi ở Los Angeles. Người đàn ông bên cạnh tôi là một người châu Á, không đẹp trai, ăn mặc giản dị. Ông nói tiếng Việt trên chiếc điện thoại di động của mình. “Con ơi, Ba đây. Con ăn cơm chưa? ” Ông ấy trông lam lũ, có lẽ thuộc tầng lớp lao động. Nhưng khi ông ấy nói chuyện với con mình bằng tiếng Việt, giọng ông ấy rất dịu dàng, âu yếm. Những gì ông ấy nói không thể chuyển ngữ được. Nó chỉ có thể được cảm nhận.

Những gì ông ấy nói không có ý nghĩa gì đáng kể trong tiếng Anh, nhưng khi được nói bằng tiếng Việt, nó có nghĩa lớn lao. “Con ơi, Ba đây. Con ăn cơm chưa? ”Đây là cách mà những người chủ chào đón những vị khách đến chơi, bằng cách hỏi họ có ăn cơm chưa. Và đây cũng là cách Cha Mẹ – những người sẽ không bao giờ nói “I love you” – thể hiện tình yêu thương với những đứa con của họ. Tôi lớn lên với những truyền thống, những cảm xúc, những sự thân mật, gắn bó này và khi tôi nghe ông ấy nói như thế với con ông, tôi như muốn khóc. Điều này cho tôi biết rằng tôi vẫn là người Việt Nam, bởi vì lịch sử nằm trong máu tôi và văn hóa nằm trong dây rốn tôi. Mặc dù tiếng Việt của tôi không hoàn hảo, tôi vẫn đang kết nối với Việt Nam và với những người Việt tị nạn trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, khi tôi bắt đầu lớn lên, một số người Mỹ gốc Việt đã nói với tôi rằng tôi không thực sự là người Việt vì tôi không nói tiếng Việt giỏi. Câu nói đó cũng gần như đồng nghĩa với câu “yêu thì ở, không thì cút”. Có nhiều cách để trở thành người Việt Nam, cũng giống như có nhiều cách để trở thành người Pháp, và có nhiều cách để trở thành người Mỹ. Đối với tôi, miễn là tôi cảm nhận chất Việt Nam, miễn là những gì thuộc về Việt Nam khiến tôi xao xuyến, thì tôi vẫn là người Việt Nam. Đó là cách tôi cảm nhận tình yêu đất nước dành cho Việt Nam, một trong những đất nước của tôi và đó cũng là cách tôi cảm nhận bản chất Việt Nam của chính mình.

Khi phản đối tất cả những ai nói “yêu thì ở, không thì cút”, tôi nhấn mạnh vào nước Mỹ đã cho phép tôi trở thành người Việt Nam và nước Mỹ được giàu mạnh nhờ tình yêu của nhiều thành phần khác nhau. Chính vì vậy, mỗi ngày tôi hỏi con trai mình đã ăn cơm chưa và mỗi ngày tôi nói với con mình tôi yêu nó. Tình yêu của đất nước và tình yêu của gia đình không khác nhau là mấy. Tôi muốn tạo dựng một gia đình mà tôi sẽ không bao giờ nói “yêu thì ở, không thì cút” với con mình, cũng giống như tôi mong muốn một đất nước sẽ không bao giờ nói như thế với bất cứ ai.

Hầu hết người Mỹ sẽ không cảm nhận được những gì tôi cảm nhận được khi họ nghe tiếng Việt, nhưng họ cảm nhận được tình yêu của đất nước theo cách riêng của họ. Có lẽ họ cảm nhận được tình yêu sâu sắc, đầy xúc cảm khi họ nhìn thấy quốc kỳ hoặc nghe quốc ca. Tôi thừa nhận rằng những biểu tượng đó không có ý nghĩa nhiều đối với tôi, bởi vì chúng vừa thể hiện sự chia rẽ lẫn đoàn kết. Quá nhiều người, từ những quan chức cao cấp nhất của chính phủ đến thường dân, đã sử dụng những biểu tượng đó để nói với tất cả người Mỹ “yêu thì ở, không thì cút”.

Không cảm nhận được quốc kỳ và quốc ca không khiến tôi mất chất Mỹ, hơn những người yêu thích những biểu tượng đó. Không phải sẽ là quan trọng hơn nếu tôi yêu ý nghĩa thực sự của những biểu tượng đó, chứ không phải là hình thức của các biểu tượng? Những giá trị nền tảng: dân chủ, bình đẳng, công lý, hy vọng, hòa bình và đặc biệt tự do, tự do viết và suy nghĩ bất cứ điều gì tôi muốn, ngay cả khi các quyền tự do và vẻ đẹp của những giá trị đó đều được nuôi dưỡng bởi máu của diệt chủng, nô lệ, chinh chiến, thực dân, chiến tranh đế quốc, chiến tranh vĩnh cửu. Tất cả những điều đó là nước Mỹ, nước Mỹ xinh đẹp và hung bạo của chúng ta.

Tôi không hiểu sự xung đột đó của nước Mỹ trong thời niên thiếu khi tôi ở San Jose, California, vào những năm 1970 và 1980. Hồi đó tôi chỉ muốn trở thành người Mỹ theo cách đơn giản nhất có thể, một phần nhằm đối chọi lại yêu cầu của Bố tôi rằng tôi là người Việt Nam 100%. Bố tôi cảm nhận tình yêu sâu đậm đối với đất nước của ông ấy vì ông ấy đã mất nó khi chúng tôi trốn khỏi quê hương Việt Nam như những người tị nạn khác vào năm 1975. Nếu Bố Mẹ tôi nắm giữ bản sắc và văn hóa Việt Nam một cách quyết liệt, đó là bởi vì họ muốn giành lại đất nước của họ – một cảm xúc, giá trị tinh thần mà nhiều người Mỹ chắc chắn sẽ hiểu.

Hoa Kỳ tái lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1994, và Bố Mẹ tôi đã nắm lấy cơ hội đầu tiên để về thăm lại quê nhà. Họ đã về Việt Nam hai lần, không có tôi, viếng thăm quê hương đang cố thoát khỏi nghèo đói sau chiến tranh và tuyệt vọng. Không biết Bố Mẹ tôi đã nhìn thấy gì ở Việt Nam, nhưng nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Bố tôi. Sau chuyến đi thứ hai, Bố Mẹ tôi không bao giờ trở lại Việt Nam nữa. Trong bữa tiệc Tạ Ơn sau đó, Bố tôi nói: “Chúng ta bây giờ là người Mỹ.”

Cuối cùng, Bố tôi cũng đã xác nhận nước Mỹ. Tôi nên phấn khởi, trong lúc cùng gia đình ăn gà tây, khoai tây nghiền và nước sốt cranberry, là những món mà anh tôi đã mua từ siêu thị vì không ai trong gia đình tôi biết nấu những món đặc sản mà chúng tôi ăn chỉ ăn một lần vào dịp lễ Tạ Ơn. Nhưng nếu như tôi cảm thấy không thoải mái, thì đó là do tôi cố tự hỏi: Nước Mỹ (mà Bố tôi xác nhận) là nước Mỹ nào?

Nỗi lo văn hóa nền

Viet-studies

Ngô Thảo

11-11-2018

Nước ta vừa trãi qua một mùa hè nóng khác thường. Đường phố Thủ đô có ngày vượt qua 60 độ C. Sánh với sự khác thường ấy chăng là độ nóng của Chính trường. Trong lịch sử của chính thể kỷ niệm 73 năm, chắc chắn chưa có khi nào, trong một thời gian ngắn, mà xảy ra những biến động, tổn thất về nhân sự cấp cao nhiều như thế, ở cấp tối cao như thế: Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, các Tướng lĩnh Công an và cả Quân đội.

Khánh thành bia tri ân ngài Alexandre De Rhodes, Isfhan, Ba Tư, ngày 5/11/2018

Mai Anh Nguyên

9-11-2018

Bia tri ân đã chính thức được trân trọng đặt để và một buổi lễ khánh thành long trọng, ấm cúng và trang nghiêm đã được tổ chức tại mộ phần cha Alexandre de Rhodes sáng ngày 5/11/2018, nhân ngày giỗ thứ 358 của Đức cha.

Tour du lịch mạo hiểm

Lò Văn Củi

9-11-2018

Anh Sáu Nhặt bữa nay cười hì hì, không thắc mắc như mọi khi, anh nói:

– Vụ này cũng vui vui ha, mà hay hay, bà con cô bác có thêm cách làm ăn, coi bộ cũng được được.

Kẻ nào đã tẩy xoá những hình khắc tranh và chữ viết cổ ở Bãi đá chữ viết cổ Sapa?

FB Lưu Trọng Văn

8-11-2018

Gã phải rú lên hồi còi báo động đỏ khi sáng nay phát hiện rất nhiều bức điêu khắc và chữ viết cổ tại Di chỉ Văn hóa QG Bãi đá cổ Sapa đã bị tẩy xoá.

Phát biểu ngày khánh thành bia tri ân ngài Alexandre De Rhodes, Isfhan, Ba Tư, 5/11/2018

8-11-2018

GS Nguyễn Đăng Hưng

Kính thưa các vị khách quý,

Basalame khanoomha va agkayan

Thưa các bạn,

Vẫn biết lúc ban đầu các giáo sỹ cơ đốc chỉ muốn tạo dựng một phương tiện hữu hiệu để truyền đạo, nhưng tính cách nghiêm túc và khoa học của công trình của họ đã cho ra đời một sản phẩm văn hóa tuyệt vời giúp cho người Việt có cơ hội nhanh chóng hòa nhập với thế giới văn minh, giúp các trẻ em Việt Nam có thể nhanh chóng biết đọc và biết viết, thoát ra những rối rắm của cách viết tượng hình vay mượn từ Trung Hoa.

Trong phòng ăn VIP

FB Luân Lê

30-10-2018

Mấy hôm trước, tôi có may mắn được một người bạn nữ làm doanh nghiệp từ Sài Gòn ra đây công việc mời cơm trưa. Khi đến nơi, đó là một căn phòng VIP và đã có nhiều người đang ăn uống trong đó.

Đừng để nghệ thuật “chết vì thiếu hiểu biết”

FB Nguyễn Hồng Lam

19-10-2018

Theo Thông tư 25 do Bộ trưởng Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Nguyễn Ngọc Thiện ký ngày 30-8-2018 thì diễn viên sẽ bị hạn chế, thậm chí là bị cấm sử dụng thuốc lá trong lĩnh vực điện ảnh và sân khấu.

Phẩm chất của một quý tộc

FB Luân Lê

15-10-2018

Một số kẻ nhận được những sự ưu ái hoặc được ban phát sự thành công trong một xã hội hỗn loạn và vô pháp, lại vẫn tưởng rằng mình trở thành một nhà quý tộc hoặc ít nhất là có những phẩm chất tinh quý như vậy. Chúng vẫn nghĩ rằng với khối tài sản mình có, những sinh hoạt xa hoa mình thụ hưởng, chúng sẽ có và khẳng định được cái cốt cách của một quý tộc thực thụ, trong khi phần nhiều trong chúng là tiềm tàng những tố chất của một kẻ lưu manh, vô dạng và vô đạo.

Nhạc giao hưởng dành cho giới thượng lưu, quý tộc

FB Võ Xuân Sơn

15-10-2018

Trong vụ tranh luận về việc xây nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm, có một luồng ý kiến, rằng cần xây nhà hát cho tầng lớp thượng lưu. Lý do vì họ đóng góp nhiều (ý là đóng nhiều thuế) cho đất nước, họ xứng đáng được hưởng.

Hoang tưởng nhân cách

FB Võ Xuân Sơn

15-10-2018

Ca sĩ Mỹ Linh – Trương Anh Quân. Ảnh trên mạng

Trên facebook đang lan truyền thông tin về việc Nhạc sĩ Trương Anh Quân, chồng của ca sĩ Mỹ Linh, phản biện về việc xây dựng nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm. Đọc những dòng đó, tôi thật sự thất vọng về vợ chồng Mỹ Linh.

Nhà hát nghìn tỷ hay môi trường nghệ thuật nghìn tỷ?

FB Lê Quang

11-10-2018

Bài viết này cố gắng bao quát hai khía cạnh hẹp của mối quan hệ đặc biệt giữa các Nhà hát và Thành phố, trong thời gian gần đây đã thu hút được sự chú ý của dư luận đối với dự án xây nhà hát nghìn tỷ tại Thủ Thiêm.