Trump đã giúp Trung Quốc như thế nào?

Project Syndicate

Tác giả: Yu Yongding

Dịch giả: Mai V. Phạm

30-10-2018

LTS: Trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung leo thang, để có cái nhìn đa chiều về những gì đang diễn ra và ảnh hưởng tới hai nước, cũng như các nước xung quanh, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ông Yu Yongding, cựu Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Thế giới Trung Quốc, đăng trên tạp chí Project Syndicate.

Bước nhảy lùi vĩ đại của Trung Quốc

Viet-studies

Tác giả: Jonathan Tepperman

Dịch giả: Huỳnh Hoa

15-10-2018

Ảnh minh họa. Nguồn: Etienne Oliveau/Getty Images

Trong nhiều thập niên, quốc gia này đã xoay xở tránh được phần lớn những vấn đề mà các chế độ độc tài phải chịu đựng. Giờ đây, trò chơi quyền lực cá nhân của Tập Cận Bình có nguy cơ phá hủy mọi thứ đã làm cho Trung Quốc trở nên khác biệt.

Mỹ – Trung đang chơi trò chơi nguy hiểm – Sắp tới, điều gì sẽ xảy ra?

BTV Tiếng Dân

Trung Quốc sẽ là một đối tác trung thành với trật tự quốc tế tự do hay là cường quốc theo chủ nghĩa xét lại? Chúng tôi xin giới thiệu bản dịch bài viết của Stacie E. Goddard, đăng trên báo Washington Post ngày 3/10/2018, phân tích câu hỏi trên.

***

Tuần này, các tàu chiến của Trung Quốc và Mỹ đã chơi trò chơi nguy hiểm “Ai là gà” (game of chicken) ở Biển Đông, càng làm tăng thêm những căng thẳng vốn đã gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về các vấn đề thương mại và những cáo buộc Trung Quốc đã can thiệp vào bầu cử ở Hoa Kỳ. Mối quan hệ Mỹ – Trung đang rung chuyển, nhưng câu hỏi đặt ra là, những căng thẳng này sẽ diễn ra theo chiều hướng nào?

Phô Diễn Răng Rồng: Những Cảnh Báo của Trung Quốc trên Biển Đông

Viện NC Chính sách Đối Ngoại HK

Tác giả: Felix K. Chang

Dịch giả: Nhật Minh

20-9-2018

Ngày 31 tháng 8, tàu tấn công đổ bộ Albion của Hải quân Hoàng gia [Anh] thực hiện quyền tự do hải hành bằng cách đi qua quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Đã thành thông lệ, Bắc Kinh chỉ đạo các tàu chiến Anh rời khỏi và Bộ Ngoại giao Trung Quốc ban hành tuyên bố, yêu cầu Vương quốc Anh kết thúc những “hành động khiêu khích” như vậy.

Đâu là thời điểm thích hợp để khởi xướng cách mạng tại Tàu?

Chu Chi Nam Vũ Văn Lâm

12-9-2018

Một nhà đấu tranh cách mạng có nói: Trong một xã hội, khi mà giai cấp thượng tầng xào xáo, đấm đá lẫn nhau, khi mà giai tầng trung lưu mất định hướng, giai tầng bình dân bất mãn, thì đó là thời điểm thích hợp nhất để khởi xướng cách mạng.

Cuộc cờ mà người chơi là Nhân dân

FB Lưu Trọng Văn

12-9-2018

Tưởng Giới Thạch (trái) gặp Mao Trạch Đông thập niên 1960. Ảnh: China History Podcast

Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Hoa khi tìm hiểu vì sao Mao Trạch Đông lại thắng Tưởng Giới Thạch thì ngạc nhiên phát hiện ra rằng cái gọi là nghệ thuật quân sự của Mao chính là nghệ thuật đánh cờ vây. Mao và các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc rẩt giỏi chơi cờ vây.

Chọn “Thái độ phớt lờ thái độ”?

FB Vũ Kim Hạnh

12-9-2018

Vừa đọc một stt rất ngắn, tổng kết chuyến đi làm việc ở Nhật Bản 5 ngày của bạn Nguyễn Bá Quỳnh, Tổng giám đốc Hitachi Consulting (có một khu nông nghiệp công nghệ cao của Hitachi đang làm thử nghiệm tại CV phần mềm Quang Trung):

Quyền của người lao động và sự ổn định xã hội

Tác giả: Nguỵ Kinh Sinh

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

8-9-2018

Các công nhân ở Thâm Quyến đã đình công, tình đoàn kết và hỗ trợ trên khắp đất nước tiếp tục được thể hiện, với cả hai bên tả và hữu đều đến nơi này để bày tỏ sự ủng hộ, dù họ không liên quan đến cuộc tranh chấp. Điều này cho thấy rằng những người hiểu biết từ mọi tầng lớp xã hội ở Trung Quốc đã có một bước tiến quan trọng trong việc hiểu biết quyền của người lao động. Đây là dấu hiệu quan trọng về sự thức tỉnh liên tục của xã hội TQ.

Kẻ ngạo mạn, kẻ cúi đầu

Trương Minh Ẩn

7-9-2018

Buổi sáng ngồi ở một quán cà phê, khi mải mê với tin tức thì nghe bàn kề bên có người nói trong niềm hả hê, nên phải dừng lại nghe ngóng. Và đây là đoạn đối thoại của mấy người trong bàn:

Trung Quốc đã muốn thì phải chiều

Blog VOA

Trân Văn

5-9-2018

Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Từ 12 tháng 10 năm 2018, cho phép sử dụng Nhân dân tệ (Yuan) tại bảy tỉnh tiếp giáp với biên giới Trung Quốc (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên) là bằng chứng mới nhất, rõ nhất về việc Trung Quốc đã muốn thì phải chiều, bất kể chuyện chiều theo ý muốn của Trung Quốc nguy hại như thế nào cho vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc, độc lập – tự chủ về kinh tế – xã hội và xa hơn nữa là chính trị…

Bản tin Biển Đông ngày 1/9/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Báo Thanh Niên đưa tin, lực lượng không quân Thái Bình Dương (PACAF) của Mỹ xác nhận, trong hai ngày 27 và 30/8 hai máy bay ném bom B-52H đã thực hiện cuộc diễn tập thông thường ở khu vực Biển Đông.

Trung Quốc đang thu tóm Việt Nam qua chiến thuật “Tằm ăn dâu” và “Sự đã rồi”

Châu Minh Dũng

1-9-2018

Chiến thuật “tằm ăn dâu” và “sự đã rồi” là hai thủ đoạn ưa dùng của lãnh đạo Bắc Kinh để thỏa mãn cơn khát mở rộng lãnh thổ. Biển Đông là khu vực nhiều lần chứng kiến Trung Quốc sử dụng hai thủ đoạn này. Tuy nhiên, thực tế là chính các vùng, miền trên khắp đất nước Việt Nam lại là các nơi Trung Quốc đã và đang ráo riết áp dụng “tằm ăn dâu” và “sự đã rồi”, tạo nên nguy cơ rất lớn với chủ quyền Việt Nam.

Chân Dung Vành Đai Con Đường và Chiến Tranh Thương Mại

Lê Minh Nguyên

28-8-2018

Trong bài viết đăng trên China Brief của The Jamestown Foundation ngày 10/8/2018, ông Matt Schrader cho rằng, trong hai tuần lễ vừa qua, rõ ràng có những dấu hiệu bất ổn cho Đảng Cộng sản Trung Quốc do bởi chính sách đầy tham vọng của ông Tập Cận Bình. Dư luận tấn công ông trên nhiều mặt trận, từ bóp nghẹt tự do đến muốn ngồi ghế chủ tịch suốt đời.

Âm thanh Liên Xô sụp đổ đang vang trong vành đai và con đường của Trung Quốc

Bloomberg

Tác giả: David Fickling

Dịch giả: Lê Văn

12-8-2018

Dồn sức phát triển Siberia giúp châm ngòi cho Liên Xô.sụp đổ. Photographer: Oleg Nikishin/Getty Images

Điều gì khiến cho đế quốc sụp đổ?

Theo một quan điểm có ảnh hưởng, câu hỏi cuối cùng vẫn là về đầu tư. Các cường quốc lớn là các quốc gia khai thác tốt nhất tiềm năng kinh tế của họ để xây dựng sức mạnh quân sự. Khi nó trở nên quá mức thì việc chia nhỏ các chi tiêu để duy trì lợi thế chiến lược sẽ khiến nguồn vốn cho các lảnh vực sản xuất năng động của nền kinh tế bị cắt giảm nó sẽ dẫn đến sự suy vong không thể tránh khỏi.

Huyền Thoại về Chiến Tranh với Trung Quốc

LTS: Mới đây, học giả Richard Heydarian của Philippines có bài viết trên The Philippine Daily Inquirer, bình luận về khả năng chiến tranh với Trung Quốc ở Biển Đông. Nguy cơ Trung Quốc có thể leo thang đến bước chiến tranh nếu chọc giận Trung Quốc, cũng là nỗi lo sợ tồn tại trong nhiều người Việt, thể hiện trong nhiều tranh luận hẹp về lựa chọn giải pháp cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Một ngày ba vụ án, mà kẻ gây án đều đến từ “nước lạ”!

Khoa Duy

9-8-2018

Một sự trùng hợp đến kì lạ, chỉ trong ngày 7/8/2018, đã xảy ra 3 vụ án trải dài từ ngoài biển đảo xa xôi Hoàng Sa, đến thủ đô Hà Nội và tỉnh biên giới Quảng Ninh, là tỉnh mà sắp tới đây có thể sẽ có đặc khu kinh tế Vân Đồn. Trùng hợp thì đã rõ, còn kỳ lạ vì cả 3 vụ án (2 trong 3 vụ là trọng án) thì thủ phạm đều là người đến từ “nước lạ”.

“Uy tín của Tập Cận Bình bị sứt mẻ”

Zeit Online

Steffen Richter phỏng vấn Willy Lam

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

3-8-2018

Lần đầu tiên, nhà lãnh đạo độc đoán Tập Cận Bình của Trung Quốc đang bị chỉ trích từ trong nước: Ông ta bị cho là đã không có đối sách thỏa đáng với Trump. Chuyên gia Willy Lam cho chúng ta biết chuyện gì xảy ra phía sau hậu trường chính trị Trung Quốc.

Một Cái Nhìn Kỹ Hơn Dự Thảo Duy Nhất Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông của ASEAN

Diplomat

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Nhật Minh

3-8-2018

Bài báo hé lộ vài nội dung trong Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông Duy Nhất của ASEAN – Trung Quốc.

Vào ngày 3 tháng 8 vừa rồi, Ngoại trưởng của 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng người đồng cấp Trung Quốc đã loan báo sự đồng thuận về một Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo Bộ Quỵ tắc Ứng xử ở Biển Đông Duy Nhất (sau đây gọi là Văn Bản) làm cơ sở cho việc thông qua một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.

Văn Bản này dài 19 trang khổ A4. Nó được cấu trúc gồm 3 phần chính theo Thoả thuận Khung Bộ quy tắc Ứng xử đã được thông qua trước đây – những điều khoản tiền đề, những điều khoản chung, và những điều khoản cuối cùng. Văn Bản được mã hoá theo màu sắc như sau: màu đen cho nội dung được lấy từ Khung COC, màu xanh da trời cho nội dung đã được thống nhất, và màu xanh lá cây là những ý kiến mà 11 bên đưa vào.

Văn Bản lặp lại những từ ngữ trong Khung COC rằng đây “không phải là một văn kiện để giải quyết tranh chấp lãnh thổ hoặc phân định biển.” Ở phần 2 của Những Nguyên tắc Chung, Malaysia thêm vào một cảnh báo pháp lý như sau:

Các Bên tiếp tục công nhận rằng COC không giải quyết hoặc không ảnh hưởng đến lập trường của các Bên về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp, ranh giới biển, hoặc các quyền lợi hàng hải các Bên được cho phép theo luật quốc tế về biển và được ghi nhận / phản ánh trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Giới hạn về độ dài không cho phép bài viết phân tích và tổng kết đầy đủ Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất này. Bài viết này tập trung vào 5 vấn đề chính được đề cập trong Văn Bản: phạm vi địa lý áp dụng COC; vấn đề giải quyết tranh chấp; nghĩa vụ hợp tác; vai trò của các bên thứ ba; và tình trạng pháp lý của Bộ Quy tắc cuối cùng về Ứng xử ở Biển Đông.

Phạm vi địa lý

Văn Bản không xác định rõ ràng phạm vi địa lý trên Biển Đông được áp dụng. Ở phần Những Điều Khoản Chung, Việt Nam đề xuất rằng, “Bộ quy tắc Ứng xử hiện tại sẽ áp dụng cho tất cả các thực thể đang trong tranh chấp và những vùng biển chồng lấn do những yêu sách theo UNCLOS 1982 ở Biển Đông.” Indonesia thì thêm vào, “các Bên cam kết tôn trọng Vùng Đặc Quyền Kinh Tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển theo quy định trong UNCLOS 1982.

Malaysia đề xuất, “tuỳ thuộc vào các yếu tố/nội dung của COC, phạm vi địa lý/phạm vi áp dụng có thể cần phải được xác định,” trong khi Singapore thì bình luận “các Bên có thể sẽ muốn cân nhắc về sự tiện ích của việc thêm một phần về định nghĩa các thuật ngữ sẽ được sử dụng trong đây.”

Giải quyết Tranh chấp

Một phần lớn Văn Bản được dành cho các vấn đề phòng ngừa, quản lý và giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa các bên. Tuy nhiên Văn Bản không có bất kỳ tham chiếu cụ thể nào đối với các cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc có trong Phụ lục VII UNCLOS.

Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp, Indonesia đề xuất như sau:

Các Bên nhất trí, khi thích hợp, sẽ sử dụng Hội đồng Cấp Cao của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) với sự đồng ý của các Bên liên quan, để giải quyết mọi tranh chấp liên quan đến các sự cố có thể xảy ra trên Biển Đông.

Các Bên đồng ý rằng bất kỳ sự cố nào chưa được giải quyết sẽ được chuyển tới một cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp của quốc tế, với sự đồng ý của Các Bên liên quan.

Việt Nam đề xuất rằng các bên giải quyết tranh chấp “thông qua đàm phán hữu nghị, điều tra, trung gian, hoà giải và những biện pháp khác theo thoả thuận của các Quốc gia Ký kết (Contracting States).” Nếu những biện pháp đó không thành công, Việt Nam đề nghị các bên tranh chấp “sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo những điều khoản tương ứng của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á.”

Việt Nam kết luận rằng không có bất kỳ điều gì trong COC “sẽ ngăn cản” việc giải quyết tranh chấp một cách hoà bình phù hợp theo Điều 33(1) của Hiến chương Liên Hợp quốc. Điều 33 bao gồm “các biện pháp [giải quyết tranh chấp] khác” như trọng tài, Toà án quốc tế, sử dụng các cơ quan hay thoả thuận khu vực, hoặc những biện pháp hoà bình khác được quyết định bởi các bên liên quan.

Văn Bản có hai lựa chọn để giám sát việc thực hiện. Lựa chọn thứ nhất, được ủng hộ bởi Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Malaysia, và Singapore, đặt trách nhiệm vào Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc. Lựa chọn thứ hai, được đề xuất bởi Việt Nam, kêu gọi việc thiết lập một Uỷ ban lãnh đạo bởi các Ngoại trưởng hoặc đại diện của các quốc gia.

Nghĩa vụ Hợp tác

Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất có nguồn gốc từ những điều khoản trong UNCLOS rằng các quốc gia ký kết có nghĩa vụ hợp tác bảo vệ môi trường biển trong một biển nửa kín và trong khi đang chờ giải quyết tranh chấp, các quốc gia ký kết cần tham gia vào những  thoả thuận có tính thực tiễn.

Phần 2 (Các Điều Khoản Chung), tiểu mục c (Những cam kết cơ bản) gồm 6 điểm: i (Nghĩa vụ hợp tác), ii (Đẩy mạnh hợp tác hàng hải có tính thực tiễn), iii (Tự kiềm chế/Thúc đẩy lòng tin và sự tín nhiệm), iv (Phòng ngừa sự cố), v (Quản lý sự cố), và iv (Các cam kết khác, phù hợp với luật quốc tế, để đáp ứng các mục tiêu và nguyên tắc của COC).

Phần 2.c có lẽ là phần được tranh luận nhiều nhất trong Văn Bản. Ví dụ, phần này bao gồm giải thích dài tỉ mỉ 4 lựa chọn về nghĩa vụ hợp tác và thúc đẩy hợp tác hàng hải thực tế, nối tiếp bởi hai bộ chọn lựa về tự kiềm chế/thúc đẩy lòng tin, và kết thúc là thảo luận về ba điểm còn lại. Tiếp sau đó Văn Bản còn chứa đựng một đề xuất bởi Việt Nam thay thế toàn bộ phần 2.c (Những cam kết cơ bản) với 27 điểm quy định những điều các quốc gia phải làm và không được làm.

Trong phần 2.c (i và ii), Philippines, Indonesia và Singapore, Trung Quốc và Campuchia, đã lần lượt đề xuất bốn lựa chọn riêng biệt về nghĩa vụ hợp tác. Ngoại trừ lựa chọn Trung Quốc đề xuất, tất cả các lựa chọn khác về cơ bản đều bao gồm năm lĩnh vực hợp tác trong Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Chúng bao gồm: bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an toàn giao thông và liên lạc ở biển, và chống tội phạm xuyên quốc gia. Đề xuất của Indonesia bổ sung đánh bắt trái phép vào danh sách của DOC về tội phạm xuyên quốc gia – bao gồm buôn bán ma túy trái phép, cướp biển và cướp vũ trang trên biển, và giao thông có vũ trang bất hợp pháp. Campuchia thì đề xuất kết nối biển.

Đề xuất của Trung Quốc thì có phần chồng chéo với những lựa chọn khác nhưng đáng chú ý ở chi tiết mà nó cung cấp trên sáu lãnh vực hợp tác – bảo tồn nguồn cá, hợp tác an ninh và luật biển, đi lại và tìm kiếm cứu nạn trên biển, nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường, kinh tế biển bao gồm hợp tác trong lãnh vực thuỷ sản và dầu và khí, và văn hoá biển.

Quan trọng nhất là về hợp tác kinh tế biển, Trung Quốc đề xuất là sự hợp tác chỉ được thực hiện bởi các quốc gia ven biển “và không được hợp tác với các công ty từ những nước ngoài khu vực.” Ngược lại, Malaysia lại đề nghị rằng không có gì trong COC “sẽ ảnh hưởng… quyền hoặc khả năng của các Bên tiến hành các hoạt động cùng với nước ngoài hoặc các tổ chức tư nhân do họ tự lựa chọn.”

Hai lựa chọn được đề xuất ở phần 2.c.iii với tiêu đề “Tự kiềm chế/Thúc đẩy lòng tin và sự tín nhiệm. Lựa chọn đầu tiên được liệt kê bởi Indonesia gồm bốn biện pháp: đối thoại giữa các quan chức quốc phòng và quân đội, đối xử nhân đạo với người gặp nạn, tự nguyện thông báo về các cuộc tập trận chung hay kết hợp sắp diễn ra, và thường xuyên trao đổi thông tin liên quan.

Lựa chọn thứ hai trong phần 2.c.iii có 7 điểm, trong đó 5 điểm được đề xuất bởi Trung Quốc, một được đề xuất bởi Philippines và điểm cuối cùng được đề xuất chung bởi Trung Quốc và Philippines.

Điểm đầu tiên Trung Quốc đề xuất là “các hoạt động quân sự trong khu vực là để dẫn tới tăng cường lòng tin lẫn nhau.” Trong đề xuất thứ hai Trung Quốc kêu gọi giao lưu giữa các lực lượng quốc phòng và quân đội bao gồm “tàu quân sự ghé thăm cảng của nhau và tuần tra chung một cách thường xuyên.” Đề xuất thứ 3 kêu gọi thường xuyên tập trận chung giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN.”

Điểm thứ tư Trung Quốc đề xuất:

Các Bên sẽ thiết lập một cơ chế thông báo các hoạt động quân sự, và thông báo cho nhau các hoạt động quân sự chính nếu thấy cần thiết. Các Bên không được tập trận chung với các nước ngoài khu vực, trừ khi các bên liên quan đã được thông báo trước và không phản đối.

Điểm đề xuất thứ năm của Trung Quốc lưu ý rằng các tàu và máy bay quân sự được hưởng quyền miễn trừ quốc gia và được “miễn trừ tài phán bởi bất cứ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu đăng ký.” Hơn nữa, tàu và máy bay quân sự được hưởng quyền tự vệ “nhưng phải có sự lưu tâm thích đáng đến các tàu và máy bay quân sự của bên còn lại..”

Trung Quốc và Philippines cùng thêm vào điểm thứ sáu gọi là “đối xử công bằng và nhân đạo cho tất cả những ai đang gặp nguy hiểm hoặc gặp nạn ở Biển Đông.”

Cuối cùng, Philippines đề xuất điểm thứ 7 bao gồm “tôn trọng việc ngư dân thực hiện những quyền đánh cá truyền thống… [và] tiếp cận các thực thể địa lý và ngư trường truyền thống.”

Việt Nam đã đưa ra một bảng đề xuất riêng của mình thay thế toàn bộ những điều trên trong Phần 2.c. Việt Nam đề nghị rằng các Quốc gia Ký kết tôn trọng “các vùng biển được quy định và thiết lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.” Việt Nam cũng đề xuất rằng Các Quốc gia Ký kết cần cung cấp thông báo trước 60 ngày về cuộc tập trận chung/kết hợp sắp diễn ra” ở Biển Đông.

Việt Nam cũng đề xuất một hướng dẫn cụ thể về những gì Quốc gia Ký kết không nên làm, bao gồm xây dựng trên bất kỳ đảo nhân tạo nào, quân sự hoá các thực thể, phong toả tàu chở lương thực hay luân chuyển nhân sự, tuyên bố Khu vực Nhận diện Phòng không, và tiến hành các các cuộc mô phỏng tấn công tàu và máy bay của các quốc gia khác.

Vai trò của Các Bên Thứ Ba

Các bên thứ ba là những quốc gia không tham gia ký COC. Không có tham chiếu nào trong Văn Bản về việc gia nhập COC của các bên thứ ba. Brunei đề xuất rằng “sau khi COC có hiệu lực, các Bên có thể đề xuất Nghị quyết Đại hội đồng Liên hợp quốc hai năm một lần để đảm bảo tất cả các quốc gia khác tôn trọng những nguyên tắc có trong COC.

Như lưu ý ở trên, đề xuất của Trung Quốc trong Văn Bản là nhằm ràng buộc các quốc gia thành viên ASEAN trong COC và giới hạn nếu như không phải là loại trừ sự tham gia của các bên thứ ba.

Tình trạng pháp lý

Văn Bản không có tham chiếu nào cho thấy COC là một hiệp ước theo luật quốc tế. Mặc dù nó có một đề xuất của Việt Nam rằng Các Quốc gia Thành viên “đã đồng ý ràng buộc bởi Bộ Quy tắc Ứng xử hiện hành…” Việt Nam cũng đề nghị COC “phải được phê chuẩn theo thủ tục nội bộ tương ứng của các Quốc gia ký kết” và văn bản phê chuẩn sẽ được gửi cho Tổng thư ký ASEAN – người “sẽ đăng ký” COC theo đúng điều 102 Hiến chương Liên Hợp quốc.

Cả Brunei và Việt Nam đã đề nghị một cách độc lập rằng không Quốc gia Thành viên nào có sự bảo lưu nào đó khi ký kết COC.

Nội dung hiện tại của Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất là đầy đủ theo tham chiếu luật quốc tế nói chung và UNCLOS nói riêng. Nhưng nó không đề cập đến nghĩa vụ của nhà nước các bên đối với UNCLOS là phải lập tức tuân thủ những phán quyết đã được ban hành thông qua các trình tự trọng tài thành lập theo Phụ lục VII.

Văn Bản này vẫn đang là một “tài liệu sống,” nghĩa là các bên vẫn có thêm hoặc bớt trong văn bản dự thảo. Nội dung của Văn Bản bao gồm khả năng sẽ bổ sung thêm các hướng dẫn và quy trình trong phụ lục

Văn Bản này cũng là một công trình vẫn còn đang trong tiến trình mà dự kiến sẽ trải qua ít nhất ba lần thảo luận trước khi tiến tới một Bộ Quy tắc cuối cùng về Ứng xử ở Biển Đông.

© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

Tỉnh Tân Cương của Trung Quốc: Một nhà nước công an trị mà thế giới chưa hề thấy

Spiegel

Tác giả: Bernhard Zand

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

26-7-2018

Ở miền cực tây của đất nước của mình, chính quyền Bắc Kinh đang kiểm soát gắt gao thiểu số người Uyghur bằng các phương tiện hiện đại. Hàng chục ngàn người đã bắt đem đi mất vào những trại cải tạo. Bài này kể lại cuộc hành trình vào một vùng ma quái.

Dân biểu Ted Yoho nói về Trung Quốc và Biển Đông

Dân biểu Ted Yoho

Dịch giả: Nguyễn Quốc Khải

26-7-2018

Dân biểu Ted Yoho. Ảnh trên mạng

Dân Biểu Ted S. Yoho, Chủ tịch Tiểu ban Á châu và Thái Bình Dương, thuộc Ủy Ban Ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ, nói về Trung Quốc và Biển Hoa Nam (Biển Đông) tại Hội Nghị Quốc Tế về Biển Hoa Nam, Washington-DC, ngày 26-7-2018. (CSIS South China Sea Conference).

Đại dự án chiến lược địa chính trị: Con đường tơ lụa của Trung Quốc đang bị khựng

Spiegel

Tác giả: Georg Blume từ Paris

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

21-7-2018

Đường cao tốc của TQ. Ảnh chụp ngày 26/12/2017. Nguồn: AP/Cai zengle – Imaginechina

Số hợp đồng dự án ít hơn và lo ngại thua lỗ gia tăng: Đại dự án “Con đường tơ lụa mới” của Trung Quốc đang đối diện với nhiều vấn đề. Ngay cả các giới chức ở Bắc Kinh cũng đang khuyến cáo nên tỏ ra khiêm nhường hơn.

Chết dưới tay Trung Cộng?

Nguyễn Huy Vũ

11-7-2018

TBT Nguyễn Phú Trọng (ngồi bên phải) và Chủ tịch nước Tập Cận Bình tại một buổi lễ ký kết. Ảnh trên mạng

Ai chết? Chính là đảng Cộng sản Việt Nam. Tại sao?

Nước Tàu nên chia thành nhiều quốc gia (Phần 2)

Chu Chi NamVũ Văn Lâm

7-7-2018

Tiếp theo phần 1

Những chỉ dấu chứng tỏ họ Tập không còn quyền hành như vào nhiệm kỳ đầu, nói chi đến siêu quyền lực. Đó là:

1.- Vấn đề Vương Kỳ Sơn

Nước Tàu nên chia thành nhiều quốc gia (Phần 1)

Chu Chi NamVũ Văn Lâm

7-7-2018

Lịch sử nước Tàu, một cách giản tiện, từ thời lập quốc nếu tính từ thời nhà Chu (1134 TCN -770 TCN) đến nay 2018, tổng cộng là 3152 năm, đã trải qua biết bao nhiêu triều đại, nhưng thời đại huy hoàng về tư tưởng, triết học, văn hóa, nghệ thuật, lại chính là thời Xuân Thu – Chiến Quốc (722 TCN – 256 TCN), với nhiều nhà tư tưởng, triết gia: Lão tử, Khổng tử, Mạnh tử, Tôn tử, Bách gia chư tử v.v… Trong khi đó, trong thời kỳ thống nhất, từ khi với Tần Thủy Hoàng vào năm 221 TCN tới nay, trên phương diện văn hóa nghệ thuật, nước Tàu trở nên nghèo nàn, không thể sản xuất ra một triết gia có thể sánh ngang hàng với Lão, Khổng, hay một nhà tư tưởng quân sự có thể sánh với Tôn tử.

Nhân vụ ba đặc khu: Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu bị lệ thuộc vào Cộng Sản Trung Quốc từ bao giờ và tại sao?

Phạm Cao Dương (*)

3-7-2018

ĐỌC LẠI NHỮNG BÀI VIẾT CỦA CÁC CỐ VẤN TẦU Ở VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ NHẤT (1946 – 1954)

Đây là những bài viết được ghi là của “một số lão đồng chí đã từng cộng tác trong Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam đầu những năm 50 của thế kỷ 20” theo lời của Nhóm biên tập của tập tài liệu có nhan đề Ghi Chép Thực Về Việc Đoàn Cố Vấn Quân Sự Trung Quốc Viện Trợ Việt Nam Chống Pháp (Hồi ký của những người trong cuộc) do Nhà Xuất Bản Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc ấn hành ở Bắc Kinh năm 2002, bản dịch tiếng Việt của Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy với Dương Danh Dy cũng là người hiệu đính.

Phù sa, xỉ than và một câu hỏi

FB Vũ Kim Hạnh

3-7-2018

Câu chuyện của ngày 30 tháng 6. Ngày cuối của quý 2 năm hai không một tám. Một sự tình cờ lạ lùng làm bật lên một câu hỏi.

Ngày 30-6, GSTS Hà Thanh Toàn, hiệu trưởng trường ĐHCT trực tiếp đến dự cuộc họp sơ kết hoạt động hợp tác của trường với huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Theo lời kể với giọng vui của một chuyên gia nghiên cứu của trường, không khí họp rất phấn chấn, hai bên cùng chuẩn bị những thay đổi về tầm nhìn và nhiệm vụ sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về chủ trì hội nghị xúc tiến đầu tư ngày 19/6/2018 và đã bật đèn xanh.

Định nghĩa lại Made in China?

FB Vũ Kim Hạnh

1-7-2018

Logo của Made in China 2025. Và bãi xỉ than nhà máy nhiệt điện TQ ở Trà Vinh. Ảnh: VOV

Hôm thứ sáu 29/6, nói chuyện tại SURF 2018 Đà Nẵng, ông Đại sứ Israel nhấn mạnh, người Do Thái rất tò mò, tôi chúc các bạn thanh niên Việt Nam luôn tò mò. Và sau một thời gian tò mò với nhiều tài liệu, tôi xin cung cấp đôi điều của đề tài mà tôi đang rất tò mò: Made in China 2025.

Lâu nay, made in China là một tên gọi nhạy cảm. Thực phẩm ư? Không, không đáng tin. Người TQ cũng không tin luôn. Hàng công nghệ ư? Thường rẻ, nhanh cập nhật kiểu nhờ… sao chép. Nhiều năm qua, là công xưởng và cũng là trung tâm xuất khẩu của thế giới, người Trung Quốc chỉ được hưởng khoảng 5% giá bán một chiếc iPhone (từ 5 $ đến 10$ trên giá bán từ $500 đến $1000 mỗi chiếc).

Một xã hội bị tàu nạn hóa (Phần 2)

GS Lê Hữu Khóa

30-6-2018

Tiếp theo phần 1

Tàu họa: quá trình áp chế bằng bạo quyền ngầm

Hệ chế (khống chế, kiềm chế, ức chế), song hành với hệ xâm (xâm lấn, xâm lược, xâm lăng) luôn dựa lên hệ bạo (bạo quyền, bạo lực, bạo động), cả ba thường được thể hiện qua cách “chơi ngang”, “chơi gác”, “chơi đểu” của kẻ khống chế đè lên đầu nạn nhân của nó. Kẻ xâm lược dùng áp chế qua bạo quyền ngầm luôn có ít nhất ba chiến lược: áp đặt quyền thống chế trên chính trị, quân sự, ngoại giao, mà cả lên kinh tế, tài chính, vật chất, chưa hết, nó áp đặt để áp chế cả về văn hóa, giáo dục, nghệ thuật của nó qua truyền thông, qua thương mại, qua xuất nhập khẩu.

Ma Cao kế tiếp? Canh bạc lớn của Trung Quốc ở Campuchia

LTS: Những gì đang diễn ra ở thành phố Sihanoukville, Campuchia, cũng sắp diễn ra ở Việt Nam, tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Mặc dù luật đặc khu chưa chính thức thông qua, thế nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc đang có mặt tại các đặc khu nói trên, họ đang chuẩn bị sẵn sàng để triển khai các dự án đã lên kế hoạch.

Hãy nhìn vào các đặc khu Sihanoukville ở nước láng giềng Campuchia, hay Boten ở Lào, để thấy rằng người dân bản xứ đã bị gạt qua bên lề xã hội, nơi tổ tiên họ đã sống nhiều thế hệ, để rồi bây giờ họ bị chính quyền buộc phải nhường sân chơi cho những người đến từ phương Bắc và các đại gia lắm tiền nhiều của.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy: “Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chứ không phải ‘xung đột biên giới’ như người ta nói”

Vũ Thạch

22-6-2018

Kính mời quý độc giả nghe bài phát biểu của Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, cựu Tham Mưu trưởng mặt trận Vị xuyên, tỉnh Hà Giang giai đoạn năm 1985-1989, để biết giá máu của người Việt đã đổ xuống để bảo vệ biên giới phía Bắc cao tới mức nào:

Clip Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy phát biểu. Nguồn: FB Văn Đoàn

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy nói: “Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chứ không phải ‘xung đột biên giới’ như người ta nói“.