Cập nhật: Diễn biến lây lan của virus corona ở Trung Quốc đang chững lại khi giới chức nước này duy trì các lệnh phong tỏa

New York Times

Người dịch: Châu Minh Dũng

19-2-2020

Trong khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, hơn 150 triệu người dân nước này tiếp tục bị giam lỏng trong nhà của họ.

Mỹ tiếp tục răn đe Trung Quốc ở Thái Bình Dương

Blog VOA

Trân Văn

3-2-2021

Bốn oanh tạc cơ loại B-52H của Không đoàn 96, trú đóng tại căn cứ không quân Barksdale ở tiểu bang Loiusiana (một tiểu bang ở miền Nam nước Mỹ) vừa được điều động đến căn cứ không quân Andersen ở Guam (một hòn đảo thuộc Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương).

Đài Loan và Ukraine có “vận mệnh tương quan”?

Trương Nhân Tuấn

27-10-2022

Cựu quan chức Mỹ thời Trump gần đây có nói rằng “Ukraine and Taiwan are inextricably linked”, báo chí VN viết là Đài Loan và Ukraine có “vận mệnh tương quan”. Vị này cho rằng phương cách tốt nhứt để ngăn chặn tham vọng của Tập Cận Bình (thôn tính Đài Loan) là “đè bẹp giấc mộng đế quốc của Putin”.

Việt Nam ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông

BBC

24-7-2017

Việt Nam và Trung Quốc có thời kỳ căng thẳng năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển tranh chấp. Ảnh: AFP

Tin cho hay Việt Nam đã ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.

Một nguồn tin trong ngành dầu khí châu Á nói với BBC rằng Repsol, công ty của Tây Ban Nha đứng sau dự án khoan thăm dò, được lệnh phải rời khỏi khu vực.

Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty này xác nhận có một mỏ khí đốt lớn.

Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc (phần 1)

Hồ Bạch Thảo

22-9-2017

Ngoại tộc dày xéo Trung Quốc không phải chỉ xảy ra trong một đời, cai trị Trung Quốc không phải chỉ có một thời; Trung Quốc hàng năm phải nạp cống, dâng gái đẹp cho họ cũng không phải chỉ xảy ra trong một lần. Ngoại tộc thắng Trung Quốc nhờ võ công, nhưng cuối cùng thua họ bởi Hoa hoá. Định mệnh phải làm đối thủ với Trung Quốc, người Việt ta cũng nên biết những chỗ hèn kém của của dân tộc này, để củng cố lòng tự tin; lại càng phải tìm hiểu kỹ sở trường của họ để biết mình biết người. Nhân dịch xong Tư liệu Việt sử trong Nhị Thập Ngũ Sử, nhận thấy lịch sử Trung Quốc như tấm áo phức tạp có nhiều mảnh; xâm lược Việt Nam là một mảnh; nhưng bị dày xéo bởi ngoại tộc cũng là một mảnh lớn, vậy xin tìm hiểu thêm để thấy rõ chân tướng của dân tộc này.

Bắc Kinh đang theo đuổi chính sách ngoại giao dân tộc vị chủng?

Viet-studies

Tác giả: Harry Krejsa  Anthony Cho

Dịch giả: Huỳnh Hoa

Đã nổi lên những dấu hiệu cảnh báo!

Khắp thế giới, các chính phủ từ Ba Lan tới Miến Điện đang khơi dậy tình cảm dân tộc vị chủng (ethnonationalist) để củng cố sự ủng hộ cho những chương trình chính trị mà nếu không sẽ gây chia rẽ. Ở các nước nhỏ hơn và thuần chủng hơn, xu hướng này chủ yếu biểu lộ ở sự chuyển dịch chính sách đối nội theo kiểu hướng nội, chẳng hạn như chính sách hạn chế nhập cư và bảo hộ kinh tế của Hungary dưới quyền tổng thống Viktor Orban. Còn ở các nước lớn, hùng mạnh hơn về kinh tế, tình cảm dân tộc vị chủng có khuynh hướng tạo điều kiện cho chính sách ngoại giao hiếu chiến. Lịch sử có rất nhiều những hậu quả kinh khủng về chủ nghĩa dân tộc vị chủng từ các nước lớn lan ra sân khấu thế giới – và đã có những dấu hiệu cho thấy đất nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc, có thể là ví dụ mới nhất.

Quyền lực mềm và bén của Trung Quốc

Project Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

5-1-2018

Lời dịch giả: Dù luôn noi theo gương của Trung Quốc, nhưng Việt Nam sử dụng quyền lực mềm và bén hoàn toàn khác biệt.

Không giống như các hoạt động của Học viện Khổng Tử Trung Quốc gây nhiều tranh luận, Viện Trần Nhân Tông và Giải Hoà giải và Yêu thương của Việt Nam đã chết yểu trong quên lãng. Các chương trình giao lưu văn hoá và hợp tác lao động tạo thêm các cuộc điều tra hình sự cho người Việt nhiều hơn. Hậu quả của nền giáo dục lạc hướng là Việt Nam đã không có và sẽ không thể đào tạo được những chiến sĩ văn hoá biết khai thác các giá trị truyền thống dân tộc với 4000 văn hiến như là quyền lực mềm để tăng cường sức mạnh ngoại giao cho đất nước.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy: “Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chứ không phải ‘xung đột biên giới’ như người ta nói”

Vũ Thạch

22-6-2018

Kính mời quý độc giả nghe bài phát biểu của Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, cựu Tham Mưu trưởng mặt trận Vị xuyên, tỉnh Hà Giang giai đoạn năm 1985-1989, để biết giá máu của người Việt đã đổ xuống để bảo vệ biên giới phía Bắc cao tới mức nào:

Clip Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy phát biểu. Nguồn: FB Văn Đoàn

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy nói: “Trung Quốc xâm lược Việt Nam, chứ không phải ‘xung đột biên giới’ như người ta nói“.

Mỹ-Trung đình chiến – Ai thắng? Ai bại?

Thạch Đạt Lang

3-12-2018

Sau cuộc gặp mặt bên lề vào tối 01.12.2018 tại Buenos Aires giữa Donald Trump và Tập Cận Bình, Mỹ và Trung đạt được một thỏa thuận tạm ngưng cuộc chiến thương mại do ông Donald Trump khởi xướng từ đầu năm 2018. Thương chiến Mỹ – Trung sẽ tạm ngưng trong 90 ngày để hai nước tiến hành những đàm phán về chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ…

Cái chết bí ẩn của nhà hoạt động Trung Quốc Trương Kiên

Lê Minh Nguyên lược dịch

21-5-2019

Nhà hoạt động TQ Trương Kiên (Zhang Jian) chết bí ẩn sau khi hạ cánh khẩn cấp tại Munich. Có phải đây là một vụ ám sát?

Thập đại nghi vấn của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Đới Hà?

Đặng Sơn Duân

13-8-2019

Tờ Liberty Times ở Đài Loan mới đây dẫn lời tỷ phú lưu vong Quách Văn Quý tiết lộ tại hội nghị Bắc Đới Hà đang diễn ra năm nay, một “lão đồng chí” đã đưa ra bức thư dài nửa trang nêu ra “thập đại nghi vấn” về sự sống còn của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Báo BILD của Đức đòi Trung Quốc bồi thường cho Đức 149 tỷ Euro vì COVID-19

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

20-4-2020

Bài trên báo BILD ra ngày 15/4/2010 và hóa đơn đòi Trung Quốc bồi thường

Hôm nay 20/4 báo chí quốc tế rầm rộ đưa tin về vụ tờ báo BILD của Đức lập hóa đơn, đòi Trung Quốc bồi thường cho Đức 149 tỷ Euro (160 tỷ USD) về những thiệt hại kinh tế mà đại dịch virus corona Vũ Hán gây ra cho nước Đức.

Số đẹp, niềm tin mù quáng

Trịnh Bình An

11-6-2021

Những đoạn tin dưới đây tìm thấy trên các trang báo Việt Nam ở trong nước:

Trung Quốc mở cửa và phản ứng của thế giới

Nguyễn Hồng Vũ

30-12-2022

Gần đây chính phủ Trung Quốc đã có động thái nới lỏng “bất ngờ” về chính sách COVID-19, họ dự định sẽ mở cửa lại cho người Trung Quốc đi du lịch khắp thế giới từ ngày 8 tháng 1 năm 2023, và tương tự cũng sẽ có nhiều thay đổi nới lỏng cho người nước khác đi du lịch, làm việc và học tập ở nước họ.

Trung Quốc xây dựng chỗ chứa tên lửa mới trên các đảo ở biển Đông

Financial Times

Tác giả: Demetri Sevastopulo từ Washington và Charles Clover từ Bắc Kinh

Dịch giả: Song Phan

29-6-2017

Các cơ sở quân sự Trung Quốc đang xây dựng trên đá Vành Khăn và Chữ Thập. Ảnh: CSIS/ AMTI

Trump không thể thay đổi tiến trình của Bắc Kinh dù có quan hệ thân thiện với Tập

Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở quân sự mới trên các đảo đang tranh chấp ở biển Đông, cho thấy mối quan hệ thân thiện mà Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhen nhóm tại hội nghị thượng đỉnh tháng 4, đã không thuyết phục Trung Quốc thay đổi tiến trình của họ trên biển.

Vì lẽ gì Việt Nam ta không bị Hán Hoá?

Hồ Bạch Thảo

8-10-2017

Lãnh thổ Trung Quốc thời xa xưa chỉ bằng mấy tỉnh hiện nay, nhưng nhờ sức bành trướng không ngừng lan ra bốn phía, nên to lớn như hiện nay. Trước thời Tần, biên giới Trung Quốc tại phía nam chỉ đến sông Dương Tử và một phần đất tại các tỉnh Giang Tây, Hồ Nam, Giang Tô. Qua các thời Tần, Hán, không ngừng xâm lăng; chiếm trọn vùng đất phương nam, chiếm cả Việt Nam. Trải qua một ngàn năm đô hộ, Việt Nam dành lại nền độc lập, trong khi các vùng đất khác biến thành quận huyện của Trung Quốc. Kể từ đó Việt Nam đời nối đời chống Trung Quốc xâm lăng, lại tiếp tục mang gươm đi mở nước nên lãnh thổ tăng gấp đôi. Với địa lý liền núi, liền sông, lại sẵn đường để Trung Quốc xâm nhập thuỷ bộ; hãy tìm hiểu xem vì lẽ gì nước ta không bị Hán hoá.

Không đơn giản chỉ là cải cách chữ viết

Cải cách như Bùi Hiền không còn là tiếng Việt nữa. Không phải vô lý khi một số bạn phát hiện âm đọc trong cách ghi âm của Bùi Hiền na ná như người Việt học tiếng Tàu. Hậu quả là cả ngàn năm Bắc thuộc, người Việt dù mượn chữ Hán nhưng vẫn đọc âm Việt do chữ ghi hình không liên quan đến âm đọc, nay chỉ trong vài mươi năm mà toàn dân có thể phát âm giống người Hán để dễ dàng học… tiếng Tàu! Vậy là tiếng Việt đẹp đẽ trong veo của dân ta biến mất ngay khi dân ta học tiếng mẹ đẻ của mình!

____

FB Chu Mộng Long

30-11-2017

Một số người trịnh trọng biến dư luận về việc cải cách chữ viết theo sáng kiến Bùi Hiền thành thuyết âm mưu, rằng người ta đang đánh lạc hướng dư luận để quên đi những chuyện động trời khác. Trong khi dư luận cộng đồng bao giờ cũng nhạy cảm hơn số người trịnh trọng ấy. Tôi hình dung có một âm mưu khác còn to hơn âm mưu vặt vãnh mà mấy ông đa nghi này đặt ra.

Mỹ phải chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc

LS Nguyễn Văn Thân

17-2-2018

Vào ngày 19/1/2018, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis đã công bố Chiến Lược Quốc Phòng mới của Mỹ tại Đại Học John Hopkins. Văn kiện này bổ túc cho Chiến Lược An Ninh quốc gia mà Tổng Thống Trump công bố vào tháng 12 năm 2017 dựa trên 4 trụ cột là bảo vệ an ninh quốc nội, đẩy mạnh sự thịnh vượng của Mỹ, duy trì hòa bình bằng sức mạnh và phát huy ảnh hưởng của Mỹ. Nếu 4 mục tiêu này nói lên khát vọng chung chung của chính quyền Trump thì Chiến Lược Quốc Phòng hoạch định kế hoạch quân sự cụ thể để đạt được mục tiêu mà chiến lược an ninh quốc gia đề ra.

Tỉnh Tân Cương của Trung Quốc: Một nhà nước công an trị mà thế giới chưa hề thấy

Spiegel

Tác giả: Bernhard Zand

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

26-7-2018

Ở miền cực tây của đất nước của mình, chính quyền Bắc Kinh đang kiểm soát gắt gao thiểu số người Uyghur bằng các phương tiện hiện đại. Hàng chục ngàn người đã bắt đem đi mất vào những trại cải tạo. Bài này kể lại cuộc hành trình vào một vùng ma quái.

Trung Quốc thao túng truyền thông thế giới như thế nào? (Bài 2)

FB Mạnh Kim

2-1-2019

Tiếp theo Bài 1

Không rõ nhóm nhà báo VN sang Trung Quốc năm ngoái, và khi về nhà đã tung ra loạt bài ca ngợi đặc khu Thâm Quyến, có nhận tiền của Trung Quốc hay không nhưng việc Trung Quốc mua chuộc phóng viên nước ngoài là một chiến lược công khai của họ…

Bài 2: “Cổ vy kim dụng, dương vy Trung dụng”

Năm 2013, tại hội nghị quốc gia về công tác tuyên truyền, Tập Cận Bình nhắc lại câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông từ thập niên 1930: “Bắt quá khứ phục vụ hiện tại, bắt nước ngoài phụng sự Trung Quốc” (“Cổ vy kim dụng, dương vy Trung dụng”). Dưới thời Tập Cận Bình, chiến lược này đã được thực hiện ráo riết với những bài bản cực kỳ tinh vi…

Ủy ban về Trung Quốc ở London lên án việc thu hoạch nội tạng của tù chính trị TQ

News.com.au

Bản đồ cho thấy phạm vi rộng lớn của “những trang trại thu hoạch cưỡng bức nội tạng con người”, khi Ủy ban lên án ngành thương mại có doanh thu 1 tỷ đô la này

Tác giả: Shannon Molloy

Dịch giả: Bùi Xuân Bách

19-6-2019

Hơn một triệu người bị cầm giữ và bỏ tù trong các trại tra tấn với một mục đích tàn bạo – thu hoạch nội tạng.

Liệu Phạm Bình Minh có đáng trách?

Nguyễn Đình Cống

30-9-2019

Phạm Bình Minh phát biểu tại Liên Hiệp quốc ngày 28/9/2019. Photo Courtesy

Gần đây xảy ra sự kiện, ngày 28 tháng 9 tại Liên Hiệp quốc, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu 15 phút. Ông Minh nói chung chung về thành tích của VN, về căng thẳng ở Biển Đông, kêu gọi đa phương hóa quan hệ, không dám đụng đến tên Trung Quốc.

Mỹ có thể phong tỏa các thương vụ của Hoa Vi trên khắp thế giới?

Project-Syndicate

Tác giả: Dani Rodrik

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

8-9-2020

Ảnh minh họa. Nguồn: ndrew Harnik/ Pool/ AFP via Getty Images

Lời người dịch: Bằng các hình thức gian manh hiện đại trong khuôn khổ mậu dịch quốc tế, Trung Quốc ngang nhiên thực hiện các hoạt động gián điệp và thao túng các phương tiện truyền thông xã hội, nhưng Mỹ và các nước phương Tây không liên kết được một đối sách chung cho phù hợp để chống Trung Quốc.

Cuộc chiến tại Ukraine có mang lợi ích cho Trung Quốc?

Table China

Tác giả: Marina Rudyak Silas Dreier

Thục Quyên phỏng dịch

7-9-2022

Từ lâu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chưa từng phải chịu nhiều áp lực trong những ngày cận đại hội đảng (lần thứ 20) như hiện nay. Căng thẳng chung quanh Đài Loan đòi hỏi ông phải có hành động mang tính biểu tượng, thí dụ như về mặt kinh tế nắm được ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan sẽ là một chiêu hấp dẫn. Tuy nhiên, một cuộc xâm lược hòn đảo này, dù lý do là chất bán dẫn hay động cơ chính trị, cũng sẽ gây ra hậu quả nặng nề cho Trung Quốc.

Một tỉ Nhân Dân Tệ Tập tặng ta

Hoài Tố Hạnh

5-9-2023

Một tỉ nhân dân tệ Tập (hứa) tặng ta

Tám ngàn tỉ thầu Trung Hoa xây cho ta thành đống sắt gỉ…

Bằng chứng vi phạm luật lệ của Trung Quốc trên Biển Đông

The Diplomat

Tác giả: Ankit Panda

Dịch giả: Song Phan

17-7-2017

Ảnh: Tòa Trọng tài Thường trực.

Sau một năm, phán quyết biển Đông vẫn được coi là bằng chứng cho hành vi vi phạm luật lệ của Trung Quốc

Hành vi của Bắc Kinh vẫn tiếp tục coi thường phán quyết ngày 12 tháng 7, nhưng nó vẫn sẽ là một sự kiện lịch sử.

Khoảng một năm trước, một ban trọng tài gồm 5 thẩm phán tại Toà Trọng tài Thường trực The Hague thông báo quyết định của họ trong một vụ kiện do Philippines khởi xướng vào năm 2013 đối với Trung Quốc về các yêu sách tranh chấp của họ ở biển Đông.

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần I)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Mặc dù năm 2016 toà Quốc tế La Haye phán quyết rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về hàng hải và tài nguyên Biển Đông đều không hợp với luật pháp quốc tế; một yếu nhân Trung Quốc, Thứ trưởng ngoại giao Lưu Chấn Dân [劉振民] vẫn ngạo mạn tuyên bố rằng phán quyết đó chỉ là tờ giấy lộn. Bởi vậy cần thêm một lần nữa, đi vào sử, chí, các triều đại Trung Quốc, để tìm hiểu kỹ xem nước này thực sự có chủ quyền về các đảo trên Biển Đông hay không?

Trung Quốc là một nước văn hiến, theo truyền thống nước này mỗi triều đại đều có một bộ sử lớn, gộp lại mệnh danh là Nhị Thập Ngũ Sử [Twenty- five History Books]; ngoài ra lại có hàng trăm bộ Địa Lý Chí. Nếu Trung Quốc thực sự chủ quyền đảo nào trên Biển Đông, ắt phải ghi rõ trong sử, chí của triều đình; ngược lại nếu sử, chí Trung Quốc không chép , thì rõ ràng nước này không thể hành sử chủ quyền về biển đảo.

Từ Hồng Vệ Binh ở Trung Quốc, đến Hội Cờ Đỏ ở Việt Nam

Đoàn Phú Hòa

30-10-2017

Bí thư Tỉnh ủy Wang Yilun bị Hồng Vệ Binh của trường ĐH Công nghiệp mang ra đấu tố ngày 23/10/1966. Nguồn: Li Zhensheng/ Contact Press Images

Những ai sinh ra cùng thời với tôi vào những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ 20 chỉ biết những hành vi tàn ác, dã man xảy ra trong thời Cải Cách Ruộng Đất qua những cậu chuyện kể, qua những cuốn truyện được viết sau này nên chỉ hình dung được một phần nào rất nhỏ về những tội ác hoàn toàn mất tính người dưới sự lãnh đạo của cái đảng cầm quyền. Dù chỉ được nghe, được đọc mà thế hệ chúng tôi đã thấy rùng rợn, không bao giờ muốn điều đó sẽ xảy ra một lần nữa trên quê hương của mình.

Về chuyện “Trung Quốc đã trở thành siêu cường công nghệ”

Nguyễn Thái Nguyên

19-12-2017

Alibaba là tập đoàn khổng lồ của Trung Quốc. Ảnh: internet.

Nhân đọc bài báo: Đáng sợ: Trung Quốc đang trên đường thống trị công nghệ toàn cầu” của David Dodwell đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Shouth China Morning Post) do Hồng Thủy dịch đăng trên Giáo dục Việt Nam ngày 29/3/2017. Bài báo này thật ra đã đăng trên rất nhiều tờ báo cả tiếng Trung lẫn tiếng Anh không chỉ ở HK mà cả ở TQ và nhiều nước khác như là một phát kiến mới, một sự kiện gây chấn động…. Cũng đã đăng bằng tiếng Việt trên một vài trang mạng khác ở VN. Gần đây, ngày 14/12, một bạn đọc đã chuyển cho anh Trần Đức Nguyên bài báo này và anh Trần Đức Nguyên đã nêu một gợi ý khó với chủ ý: chúng ta đánh giá thế nào nội dung bài viết này? Đây là một vấn đề không đơn thuần về mặt khoa học công nghệ mà có những nội dung thật giả được pha trộn vào nhau bằng nghệ thuật chữ nghĩa phục vụ cho ý đồ chính trị nên hết sức phức tạp.

Phủ, châu, huyện tại Việt Nam đổi thay dưới thời Minh đô hộ

Hồ Bạch Thảo

16-4-2018

A. Thời kỳ mới đô hộ

Dưới thời Minh đô hộ, sử sách tại An Nam bị tịch thu đem về Tàu hoặc thiêu hủy. Lần mò tìm hiểu về địa lý từ thời Hồ trở về trước, chỉ dựa vào giấy tàn sách vụn cất giấu từ các nhà, hoặc một ít bi ký còn để lại. Tuy trong cảnh đen tối vẫn còn lóe ra chút ánh sáng; số là triều Minh tưởng có thể cai trị hàng ngàn, hàng vạn năm; nên chia nước ta thành quận huyện để cai trị. Thực hiện việc này, trước hết chúng cẩn thận bỏ một số địa danh cũ của nước ta có ý nghĩa độc lập tự chủ, thay vào đó bằng tên mới với ý phục tòng, miệt thị, đàn áp vv…, như phủ Long Hưng thành phủ Trấn Man, châu Quốc Oai thành Oai Man; số này gồm 38 địa danh. Sau đó thiết lập tại nước ta 15 phủ, 5 châu; khoảng từ đèo Hải Vân đến Lạng Sơn; hồ sơ được lưu giữ và đem vào chính sử Minh Thực Lục.