Vì sao người Luật sư lại phù hợp với công việc của một Đại biểu Quốc hội?

Ngô Ngọc Trai

4-3-2021

Tổng thống Mỹ hiện nay là ông Joe Biden xuất phát điểm là một luật sư, với tuổi đời ngoài 70, ông ấy đã có mấy chục năm liên tục làm Nghị sĩ. Trước đó Tổng thống Obama cũng xuất phát là một luật sư rồi ứng cử thành công làm Nghị sĩ, hay như bà Hillary Clinton cũng là luật sư rồi trở thành Nghị sĩ. Nếu không kể những luật sư trở thành tổng thống thì có thể nhận định ở Mỹ có rất nhiều Nghị sĩ vốn là luật sư.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói rất hay, nhưng khó hiểu

Ngô Huy Cương

17-9-2021

Trong phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gần đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ đạo loại bỏ tình trạng ban hành “luật khung”, “luật ống”.

Đặc khu và Đại biểu Quốc hội

FB Mai Quốc Ấn

1-5-2018

Đảo Phú Quốc. Ảnh: FB Mai Quốc Ấn

Tôi thấy một số người đưa ra số liệu 400 tỉ USD mà đặc khu Thâm Quyến bên Tàu đóng góp vào nên kinh tế Trung Quốc. Ai phản bác thì bị chửi là ngu, thiển cận, lo sợ vô lý trước việc “thử nghiệp thể chế” theo mô hình đặc khu. Cũng có một số ĐBQH cũng được “mớm” số như vậy để “đả thông tư tưởng” trước khi biểu quyết.

Nhưng thật ra, muốn bẻ gãy luận điểm này không khó!

Ngồi giữa Diên Hồng, đừng mặc nhầm áo

FB Nguyễn Tiến Tường

6-11-2018

Tình thật với Quốc Hội, tôi thoảng biết vừa có một cán bộ nhận được quà từ nhân dân. Cũng rau trái vườn nhà, quà quê lấy thảo. Tôi xúc động. Bởi vì giữa buổi thời nhiễu nhương này, vẫn le lói đâu đó tình quan-dân vô tư lý tưởng. Dân họ tặng vì đã nói hộ lòng họ, có vậy thôi, không xin xỏ chạy chọt.

Rớt đại biểu thì làm sếp đại biểu

Trương Châu Hữu Danh

28-6-2020

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Là nước văn minh tiến bộ, các hoạt động của Quốc hội ta đều vì nhân dân. Quốc hội ta có cơ chế để có thể lắng nghe, thu thập được ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, nắm bắt những phản hồi từ nhân dân phục vụ cho việc hoạch định chính sách, pháp luật, bảo đảm các chính sách, pháp luật và các quyết sách đều có nguồn gốc, cội rễ từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Tại sao dân Việt Nam lại tàn bạo với đồng loại như vậy?

Dương Quốc Chính

4-4-2021

Mấy hôm nay người ta share rất nhiều bài viết của ông Lê Kiên Thành, một thái tử đảng chính hiệu, con trai cố TBT Lê Duẩn. Bài viết thể hiện tâm tư sâu sắc của ông với hiện tình đất nước nhưng với các câu hỏi để ngỏ hoặc ngầm ý đánh lạc hướng người đọc.

Quốc hội đừng làm hỏng tâm lý dân tộc bằng xây dựng luật

Ngô Huy Cương

6-5-2022

Quốc hội nhẽ ra phải nghĩ nhiều hơn tới mục tiêu hun đúc thêm cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam thông qua việc làm cho dân tộc ta có một tâm lý ngày càng lành mạnh hơn và vững chãi hơn.

Đại biểu hay là các quan đại thần

FB Luân Lê

8-6-2018

Khi ông Thủ tướng nói: luật đặc khu đã tạo ra một làn sóng khủng khiếp trong dân. Tức rằng ông ấy nhận ra một điều hiển nhiên là, người dân cả nước đã thực sự bày tỏ một cách công khai và đòng loạt trên diện rộng về sự sôi sục cùng nỗi bất an, lo lắng xen lẫn cả sự phẫn nộ tột độ dành cho dự luật này khi nó được đem ra thảo bàn tại nghị trường.

Thế nhưng cũng trong những ngày này, đối nghịch lại với tình trạng cấp bách ở trên từ phía nhân dân, các đại biểu quốc hội của nước ta đang trong tình trạng như thế nào, khi mà có đoàn đại biểu vắng tới hơn một nửa số người có trách nhiệm đại diện cho dân, dù về mặt hình thức, để tham gia một cách đầy đủ và toàn vẹn nhất trong những kỳ họp như vậy?

Quốc hội, là nơi mà những đại diện cho người dân, được người dân trả lương, nhận uỷ thác quyền lực và vị thế chính trị từ nhân dân để làm việc và đưa ra những quyết sách thay dân. Nhưng trong tình cảnh nhân dân cả nước đang hoang mang và giận dữ về các vấn đề trọng đại nhất của quốc gia, thì có những đại biểu lại thản nhiên vắng mặt như câu chuyện đi chợ hay là cuộc họp cơ quan mà anh ta là người đứng đầu. Những kẻ đó có xứng đáng hay không về vai trò đại biểu thay dân gánh vác trọng trách về những quyết sách lớn của đất nước, những kẻ vô trách nhiệm và tệ hại về nhận thức như vậy, trong khi nhân dân còng lưng đóng thuế nuôi họ và giao cho họ quyền lực của mình?

Chúng ta cũng biết, trước đây còn có chuyện, đại biểu đi họp còn được nhắc nhở là không nói về vấn đề tham nhũng vì sợ bị cắt các dự án đầu tư hoặc bị thanh kiểm tra. Mà thực ra hầu hết đại biểu là đảng viên đảng cộng sản (khoảng 470/496), chịu sự chỉ đạo của đảng, không chỉ về mặt tổ chức đảng phái chính trị mà còn về mặt tổ chức chính quyền được ghi vào ngay phần đầu của Hiến pháp 2013 (Điều 4). Nhân dân thì không quản lý được các đại biểu quốc hội là đảng viên này, nhưng đảng thì chỉ cần nhắc nhở là họ sẽ run sợ và nghe lời răm rắp. Vậy tại sao trong cuộc họp này họ lại vắng mặt nhiều như thế, đảng không quản được họ hay thiếu đi trọng lượng đối với những đại biểu vô tổ chức này hay sao? Và vấn đề đặt ra là, khi họ không tham dự bàn thảo về các vấn đề hệ trọng của đất nước, thế thì đến ngày bấm nút thông qua dự luật chắc họ vẫn “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” của mình?

Đại biểu quốc hội mà còn với nhận thức và tình trạng tệ hại như thế với vị trí chính trị quan trọng hàng đầu đối vói vận mệnh dân tộc và quốc gia, họ bàng quan như thế với công việc đất nước, thì trách sao người dân khó có thể thụ hưởng được những điều tốt đẹp từ những con người với phẩm chất như vậy. Chính quyền sao có thể trở nên mạnh mẽ và tử tế được nếu còn bao gồm những con người mà coi quốc hội như cái chợ nhà, thích thì đến còn không muốn thì sẵn sàng vắng mặt? Họ kiến tạo được điều gì hay giá trị thiết thực và hữu ích nào cho xã tắc với tâm thức và hành xử như vậy?

Đại biểu phải là những người chuyên trách, không nên và chuẩn xác hơn là không được kiêm nhiệm các chức vụ ở các nhánh quyền lực khác, tức mỗi dân biểu không đảm nhận những chức vị ở nhánh hành pháp và tư pháp, mà chỉ gánh vác bổn vụ đại diện cho dân về mặt lập pháp tại quốc hội mà thôi. Và bản thân họ phải không bị chi phối bởi những quyết định và sự quản lý nội bộ của đảng, hoặc phải có sự giám sát ngang bằng bởi một cơ chế quyền lực với vai trò một đảng chính trị khác thì mới có thể kiểm soát được các đại biểu này trong nhiệm kỳ mà lá phiếu của nhiều người dân đã lựa chọn ghi tên họ.

Quốc hội và rượu bia: Ngứa một nơi gãi một chốn

Nguyễn Ngọc Chu

9-6-2019

Vấn đề rượu bia sẽ còn lơ mơ say trong Quốc Hội. Nhưng với dân thì rõ. Dân cần một Quốc Hội mới – thực sự là của dân trong nhiệm kỳ tới. Rất khó nhưng không phải không thể. Chí ít thì cũng khá hơn Quốc Hội hiện hành.

Quốc hội của ai?

Võ Xuân Sơn

20-10-2020

Quốc hội VN dành một phút mặc niệm Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4, đại biểu Quốc hội khóa XIV. Ảnh: TTXVN

Hôm qua, nhiều người bàn đến việc Quốc hội sẽ mặc niệm tướng Man. Có vẻ như không có mặc niệm những người tử nạn trong đợt lũ lụt đang xảy ra ở các tỉnh miền Trung.

Quốc hội là gì?

Ngô Huy Cương

24-7-2021

Quốc hội có thể là một nấc thang để đưa ai đó leo lên cao hơn. Quốc hội cũng có thể là nơi xếp ghế cho ai đó ngồi để hưởng vinh hoa. Quốc hội cũng có thể là nơi để ai đó tạo ra được nhiều mối quan hệ hữu ích cho công việc làm ăn của riêng mình.

Sảy nảy ung

Nguyễn Thông

10-11-2022

Ấy là tôi muốn nói vụ “nơi sinh” liên quan đến mẫu hộ chiếu mới, đang được Bộ Công an trần tình giãi bày trước quốc hội, được các ông bà nghị bàn ra tán vào, mười rằm cũng ư mười tư cũng gật, chắc rồi cũng biểu quyết thông qua, nhất trí cao trong vài ngày nữa. Chẳng có ai dám mở mồm đặt lại vấn đề tại sao lại thế, tìm ra căn nguyên của lỗi hệ thống này, tìm biện pháp xử lý sai phạm cho tử tế.

Đinh La Thăng chễm chệ trong Quốc Hội: Sự bỡn cợt với công lý

FB Huy Đức

25-10-2017

Ảnh: internet

Vẫn biết, truy cứu trách nhiệm hình sự bất cứ ai cũng phải được tiến hành thận trọng, nhưng sau khi Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử hình; Ninh Văn Quỳnh, Nguyễn Xuân Thắng… đã bị bắt, mà thấy Đinh La Thăng vẫn mũ cao áo dài đường hoàng bước vào phòng họp Quốc hội thì không khỏi có cảm giác như công lý đang bị bỡn cợt. Các bị can, bị cáo trên đây bị đưa vào vòng tố tụng vì liên quan đến các sai phạm ở OceanBank (OJB), một trong hàng loạt vụ phạm pháp xảy ra tại tập đoàn Dầu Khí (PVN) trong thời gian Đinh La Thăng làm Chủ tịch. Bàn tay của Đinh La Thăng “nhúng chàm” ở tất cả mọi vụ việc, nhưng chỉ với những gì được làm rõ ở phiên tòa OJB đã thấy đủ cơ sở để còng tay “kẻ chủ mưu” này.

Cơn mửa

Phạm Đình Trọng

17-6-2018

Nghe bà chủ tịch quốc hội cộng sản lớn giọng phát động chiến dịch vu cáo người dân: “quốc hội lên án việc kích động gây mất trật tự”. Đọc những dòng chữ trên hàng trăm tờ báo lớn nhỏ của hệ thống tuyên giáo nhà nước cộng sản vu cáo người dân, nào là “tụ tập đông người gây rối”, nào là “bị kẻ xấu kích động”, một cảm giác ghê tởm và căm phẫn dâng lên làm tôi như nghẹn thở.

Nỗi buồn quyết sách và nhu cầu lưỡng viện

Nguyễn Ngọc Chu

18-12-2019

1. Kỳ họp thứ 7 Quốc Hội (QH) khóa 14 diễn ra từ 20/5 -14/6/2019 (26 ngày). Thông báo làm việc chính thức là 20 ngày. Kỳ họp thứ 8 diễn ra từ 22/10 – 27/11/2019 (37 ngày). Thông báo làm việc chính thức là 28 ngày. Như vậy trong năm 2019, QH khóa 14 họp tổng thể kéo dài 63 ngày với 48 ngày làm việc chính thức.

Nếu giả thiết mỗi ngày QH họp chính thức mất 1 tỷ đồng (2 triệu đồng/ĐBQH), thì chỉ riêng cho 2 kỳ họp 7 và 8, năm 2019 QH khóa 14 đã tiêu mất 48 tỷ đồng.

2. Những quyết sách nào đã được QH khóa 14 thông qua trong năm 2019 tại 2 kỳ họp 7 và 8? Theo Vnexpress ngày 18/12/2019 thì các quyết sách đó là:

– Đã uống rượu bia thì không lái xe;

– Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa;

– Nâng tuổi nghỉ hưu;

– Miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển;

– Ba hình thức kỷ luật cán bộ về hưu bị phát hiện vi phạm;

– Giao Chính phủ chọn nhà đầu tư sân bay Long Thành;

– Hà Nội thí điểm chính quyền đô thị.

3. Nhớ lại tích Bàng Thống bị bổ nhiệm chức tri huyện ở một huyện nhỏ Lỗi Dương.

Thống đến Lỗi Dương ba tháng “uống rượu say khướt suốt ngày, bao việc xếp cả vào một xó”. Lưu Bị nghe tin phái Trương Phi đến thanh tra, hỏi tội.

Phi đến Thống không ra đón. Phi triệu Thống đến. Bấy giò Thống mới ra, áo mũ xốc xếch, bước chân nghiêng ngả, miệng sặc mùi rượu.

Phi nói: “Ngươi đến huyện 3 tháng, chỉ rượu chè, bỏ bê công việc”. Thống bảo: “Cái thứ huyện nhỏ này được mấy nỗi công việc, có gì mà coi xét”! Rồi lệnh sai nha đem hết công việc 3 tháng ra. Thống miệng nói, tai nghe, mắt đọc, tay phê, chưa đầy nửa buổi đã hết việc. Thống quẳng bút mà nói: “Bỏ bê việc gì nào”?

4. Soi xét lại quyết sách của QH trong năm 2019 thì không nhìn thấy quyết sách nào ở tầm quốc sách – làm đổi đời người dân và nâng tầm vị thế đất nước. Ngược lại có những quyết sách như ‘Miễn thị thực cho người nước ngoà vào khu kinh tế ven biểni’ đang làm cho người dân lo lắng.

7 quyết sách đã liệt kê ra ở trên, những người như Bàng Thống, hay ông Donald Trump có lẽ cũng chỉ bút phê trong nửa buổi!

5. Nêu ra những điều trên để mong QH trong năm tới phải cách mạng lề lối làm việc – sao cho thực sự hiệu quả, thực sự trí truệ, thực sự quyền lực. QH phải quyết những sách lược xứng tầm QH. Xứng với chi phí mà nhân dân đã bỏ ra để duy trì QH.

Những điều gì Đảng đã quyết rồi thì thôi. Không họp hình thức mất thời gian và tốn phí. QH chỉ quyết những điều Đảng không quyết, không thể quyết.

Nếu QH thấy trùng lặp, hay không còn gì để quyết, thì nên nghĩ đến hình thức lưỡng viện.

Đó cũng là một gợi ý cho giải pháp quá độ.

Tình hình “Bầu bí”

Lê Nguyễn Hương Trà

7-3-2021

Ngày 23/5/2021 được ấn định là ngày bầu cử ĐBQH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Số lượng ĐBQH dự kiến 500 người, trong đó 293 từ các tỉnh thành và số còn lại là TW [với khoảng 95 thành viên Bộ Chính trị, Ban bí thư và BCH TW]. Cơ cấu cho người ngoài đảng tham gia chừng 25 – 50 đại biểu!

Tổ chức và nhân sự: Thiếu thích hợp phải trả giá

Ngô Huy Cương

1-10-2021

Không muốn, nhưng nhiều người có một nhận định chung rằng: những đạo luật có nhiều sai sót và bất cập nghiêm trọng nhất là những đạo luật được làm ra và thông qua vào nhiệm kỳ Quốc hội từ năm 2011 đến 2016.

Đặc khu

FB Huy Đức

1-6-2018

Ảnh: internet

Nước có hơn 63 tỉnh thành, dân hơn 90 triệu. Ân huệ thiên nhiên vốn đã không công bằng, nay không lẽ Quốc hội lại chỉ dành đặc quyền cho 3 nơi.

Cái thời Đặng Tiểu Bình làm Thâm Quyến là bởi chính trị Trung Quốc khi đó chưa cho phép “thị trường”. Thành công của Thâm Quyến có vai trò thị phạm cho những bước đi cải cách về chính sách. Nay, thay vì đặc khu, lẽ ra Chính phủ & Quốc hội nên cải thiện môi trường kinh doanh cho cả nước. Cái gì đang cản trở người dân làm ăn, cái gì đang làm cọc cạch cỗ xe kinh tế thị trường… thì nhanh nhanh gỡ bỏ.

Có cần chi cả ngàn tỉ/năm để… nuôi ‘Quốc hội’?

Blog VOA

Trân Văn

6-11-2018

Về lý thuyết, Quốc hội là cơ quan đại diện cho “nguyện vọng và ý chí” của 95 triệu người Việt, thay mặt họ quyết định tất cả những vấn đề liên quan tới vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc: Lập hiến. Lập pháp. Xác lập chính sách cả về đối nội (Qui định cách thức tổ chức – hoạt động của Nhà nước, Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát, bỏ phiếu lựa chọn và bãi nhiệm những cá nhân đứng đầu Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát,… Chỉ Quốc hội mới có quyền thành lập, tách – nhập hay xóa bỏ các cơ quan công quyền, các đơn vị hành chính. Chỉ Quốc hội mới có quyền đặt định mục tiêu, phê duyệt các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Tăng – giảm thuế. Thu – chi – sử dụng ngân sách,… Quốc hội cũng là cơ quan giám sát hoạt động của Nhà nước, Chính phủ, đưa ra các khuyến cáo, yêu cầu điều chỉnh hoạt động), lẫn về đối ngoại (Phê chuẩn các công ước, hiệp định. Quyết định chính sách đối ngoại. Tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên bình diện quốc gia. Tuyên chiến) (1).

Đỗ Văn Đương – dân biểu không ai bầu

Luật Khoa

Cái Lư Hương

28-6-2020

Đỗ Văn Đương từng là một vị đại biểu Quốc hội khá tai tiếng.

Và khi tôi nói về tai tiếng, tôi không nói về tai tiếng của những tranh cãi đa chiều, tôi nói về tai tiếng khá thống nhất dành cho một tư duy ngược ngạo, đi ngược lại sự phát triển của xã hội của vị này.

Cứ làm như có giá lắm

Nguyễn Thông

20-4-2021

Nhiều ông to bà nhớn đang ráo riết đi, không phải đi vận động bầu cử, mà là đi quán triệt việc bầu bán. Phải công nhận ngôn ngữ Việt có từ “bầu bán” hay thật.

Nghị trường Quốc hội không phải là sân khấu tấu hài

Mai Bá Kiếm

1-6-2022

Thảo luận Luật Phòng chống Bạo lực gia đình (PCBLGĐ) sửa đổi, ĐB Phan Thị Mỹ Dung nói “Chồng suốt ngày khen hàng xóm xinh đẹp cũng là bạo lực gia đình”. Hiểu biết nông cạn, bà chỉ bổ sung khái niệm bạo lực gia đình (BLGĐ) và chỉ đề nghị người bị BLGĐ phải mạnh dạn chia sẻ với chuyên gia tâm lý, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN), Hội Người Cao tuổi. Chán như con gián!

LUẬT DU LỊCH & THẤT BẠI CỦA THỦ TƯỚNG

HUY ĐỨC

1-6-2017

Du khách quốc tế đến thăm Việt Nam. Nguồn: Báo Công Thương.

Dự luật Du Lịch do Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch (VHTT & DL) soạn thảo và sắp được Quốc Hội thông qua cho thấy chủ trương có ý nghĩa nhất mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra kể từ đầu nhiệm kỳ, “gỡ bỏ các rào cản kinh doanh”, đã thất bại. Nếu Thủ tướng chỉ đánh trống bỏ dùi, để cho các bộ qua mặt, tiếp tục củng cố các điều kiện kinh doanh (ĐKKD) như thế này thì chính phủ của ông sẽ không có gì mới, nó không những không thể nào đóng vai trò “kiến tạo” mà còn tiếp tục kềm hãm người dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.

Không những không giảm được thủ tục nào, Dự Luật Du Lịch còn đưa lữ hành nội địa thành ngành kinh doanh có điều kiện. bắt buộc DN phải ký quỹ tại ngân hàng – một bước lùi so với Luật 2005. Quy định này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp (vốn bị chôn trong ngân hàng – chưa rõ ai được hưởng lợi về lãi suất) mà còn cho thấy Bộ không hiểu gì về vai trò của mình, sử dụng một công cụ hành chính can thiệp vào một quan hệ dân sự (tour là hợp đồng dân sự – nếu có vấn đề về dịch vụ: thì có thể kiện; tòa phân xử chứ không phải cơ quan hành chính).

Kiến nghị dừng ngay việc thông qua luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc

Lời Diễn Giải

Dưới đây là Bản Kiến nghị chúng tôi đã gửi đến Quốc hội ngày 1.6.2018 thông qua 2 đại biểu Trương Trọng Nghĩa và Dương Trung Quốc chuyển trực tiếp đến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Chúng tôi cũng đã gửi qua Bưu Điện [từ gợi ý của đại biểu Dương Trung Quốc] ngày 1.6.2018. Cho đến 21h ngày 8.6.2018, chúng tôi vẫn chưa nhận được bất cứ hồi âm nào từ Quốc hội, chúng tôi buộc phải đưa công khai Kiến nghị này lên các phương tiện truyền thông để mọi đại biểu Quốc hội và toàn dân biết được nội dung của Kiến nghị. Đó chính là đáp ứng ý chí sục sôi của công luận trước nguy cơ hiểm nghèo của đất nước nếu Quốc hội thông qua Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

Bế mạc Quốc hội: Phóng viên báo chí bức xúc vì bị coi thường

Chất Lượng Sống

14-6-2019

Chiều nay 14/6, kỳ họp thứ 7, khó XIV chính thức bế mạc. Nhiều phóng viên vô cùng bức xúc vì cách thức, thái độ và chất lượng phục vụ báo chí của Quốc hội kỳ này (kỳ họp thứ 7, khóa XIV).

Không thể dùng lòng tốt hết năm này đến năm khác để khắc phục bão lũ, sạt lở

Báo Sạch

Nguyễn Lân Hiếu

3-11-2020

Ông Nguyễn Lân Hiếu, ĐBQH tỉnh An Giang. Ảnh: VTV

Những ngày qua và có thể là ngay ngày mai chúng ta đã, đang và sẽ chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của những cơn bão tràn vào Việt Nam. Bão thì năm nào cũng có nhưng tại sao bão năm nay lại cứ nặng nề hơn năm trước, mức nước lụt trên tường nhà mỗi đợt bão về lại ngày càng cao hơn.

Đại biểu Quốc hội cần phát biểu như thế nào và phát biểu những gì?

Ngô Huy Cương

25-7-2021

Mở mắt ra là đã thấy Quốc hội họp tại hội trường rồi, tôi lao vào xem ngay các Đại biểu góp ý gì cho Chính phủ về phát triển kinh tế, xã hội.

Nói nghe buồn cười

Đỗ Duy Ngọc

15-11-2022

Ảnh chụp màn hình

Trong một buổi trả lời chất vấn mới đây tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Singapore trả lương cho công chức cao hơn khối tư nhân để “giữ tinh hoa” cho khu vực nhà nước và đề nghị Việt Nam nên học theo.

Thư gởi các đại biểu Quốc hội: Cúi đầu bấm nút, rồi cúi đầu quỳ gối!

Lê Hữu Khóa

19-6-2018

Các đại biểu Quốc hội VN trong số 496 đại biểu QH khóa 14. Ảnh: VNE

Thưa các vị đại biểu Quốc Hội,

Sau gần một nửa thế kỷ thường xuyên được yêu cầu tư vấn cho các dân biểu và các thượng nghị sĩ tại các nghị trường được lập hiến bảo đảm, thuộc các đảng phái khác nhau trong sinh hoạt dân chủ và đa nguyên tại Âu châu, thì trong tháng 6 năm 2018 tôi rất ngạc nhiên về tuyên bố của bà chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân: “Về Đặc khu… Bộ chính trị đã quyết rồi. Bây giờ Quốc Hội phải bàn để ra luật…”.

Nên dành 5% ghế Quốc hội cho ứng viên độc lập

Ngô Ngọc Trai

1-3-2020

Đang có đề xuất tổ chức Quốc hội dành 5% ghế cho các chuyên gia, nhà khoa học và nhà quản lý đã đến tuổi hưu nhưng vẫn còn đủ khả năng công tác làm Đại biểu QH.