Chế độ trách nhiệm trước cử tri

FB Nguyễn Sĩ Dũng

26-10-2017

Mỗi người một kiểu. Ảnh: internet

Chế độ trách nhiệm trước cử tri là điều kiện tiên quyết để Quốc hội vận hành vì lợi ích của nhân dân.

Khác với chế độ trách nhiệm pháp lý, chế độ trách nhiệm trước cử tri là chế độ trách nhiệm chính trị. Cử tri không phạt tiền và không bỏ tù ai cả. Nhưng cử tri có thể áp đặt chế độ trách nhiệm bằng 2 cách:

99 năm Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc, một tầm nhìn về tương lai dân tộc

LTS: Tác giả bài viết dưới đây là cựu quân nhân QĐND Việt Nam, đã may mắn sống sót trong trận thảm sát Gạc Ma năm 1988. Còn người trong hình cũng là một chiến sĩ QĐND Việt Nam, anh còn trẻ nhưng đã dũng cảm bày tỏ quan điểm trước nguy cơ “mất nước”, nếu Quốc hội VN thông qua Luật Đặc khu, trong đó có việc cho người nước ngoài thuê đất lên tới 99 năm.

Đại biểu của đảng và đại diện cho dân

FB Tâm Chánh

7-11-2018

Ai có thẩm quyền phân định nội dung phát ngôn của đại biểu QH Lưu Bình Nhưỡng đúng hay sai, lợi hay hại?

Rò rỉ các tài liệu mật tiết lộ, ĐBQH Phạm Phú Quốc đã mua hộ chiếu vàng của Síp với giá 2,5 triệu USD

Lê Nguyễn Hương Trà

25-8-2020

Ông Phạm Phú Quốc (trái) và ông Nguyễn Thành Phong. Ảnh: internet

Hãng thông tấn Al-Jazeera ngày 24/8 đưa tin, Quốc đảo Síp (Cyprus) đang bán quyền công dân cho nhiều nhân vật chính trị và những tội phạm bị truy nã; một người ở TP.HCM được nêu đích danh!

“Quân xanh, quân đỏ” làm khó cử tri: Giáo viên cấp 2 tranh cử với ủy viên Bộ Chính trị

Luật Khoa

Hồng Anh

29-4-2021

Quá vênh nhau về địa vị chính trị, vẫn được xếp chung một đơn vị bầu cử.

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba của Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hôm 16/4/2021, nơi quyết định ai được vào danh sách ứng cử viên chính thức. Ảnh: MTTQ.

Tại tỉnh Hòa Bình, hai giáo viên cấp 2 sẽ tranh cử với Ủy viên Bộ chính trị Trương Thị Mai. Hai ứng viên còn lại là chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh và phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình.

Làm chính sách hay tập làm văn

Huy Đức

2-6-2022

Từ khóa II đến khóa VII, Quốc hội ta cơ cấu đại biểu bao gồm cả người chăn bò và công nhân vệ sinh. Trong những lần trả lời phỏng vấn tôi, anh Hồ Giáo kể, khi cần ông phát biểu, Văn phòng thường chuẩn bị trước rồi đưa giấy cho ông, ông chỉ cần lên đọc. Bởi thế, ngay cả hồi đó mà cũng có mạng xã hội, chưa chắc đại biểu đã có khả năng “mua vui” như mấy ngày qua.

Do ai khiến dân bất an?

Paulus Lê Sơn

9-6-2017

Đại biểu Đặng Thuần Phong. Ảnh: Võ Hải

Sáng 09.6.2017, trong thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong đã nêu ra 6 nội dung cần quan tâm trong đó có những việc mà ông gọi là “nỗi bất an của người Việt Nam”. Một tiếng nói lẻ loi tại nghị trường nói đúng thực trạng xã hội Việt Nam ngày nay. Điều đó rất đáng hoan nghênh trong tư duy của những người suy nghĩ về đất nước.

Tuy nhiên, vấn đề lớn ở đây là giải pháp làm sao thì chưa làm được và nguyên nhân do ai gây ra thì thật sự vẫn chưa thẳng thắng chỉ tên. Theo dòng lịch sử của Quốc hội đã không ít nghị viên trước đây cũng có nhiều người nói. Nhưng nói xong, chẳng thấy thay đổi bất cứ điều gì. Từ suy nghĩ trăn trở cho hiện tình đất nước biến thành tinh thần hành động dứt khoát thì còn là một hố sâu ngăn cách.

Quốc hội hãy biểu quyết Luật an ninh mạng bằng “Tư duy 4.0”

FB Huy Đức

9-6-2018

Tuy ảnh hưởng của Dự luật An Ninh Mạng lên sự phát triển của đất nước có thể còn sâu sắc hơn Dự luật Đặc khu. Khả năng rất cao là nó vẫn được đưa ra bỏ phiếu trong ngày 12-6-2018. Nhưng vì nó quá chuyên ngành và mối đe doạ không dễ tạo ra “nhận thức chung” như đất đai, lãnh thổ. Nên Dự luật này đã không nhận được sự phản ứng đông đảo và không được các tổ chức có ảnh hưởng chính trị lớn như Hội Cựu Chiến binh lên tiếng.

Đặc biệt, nhiều nỗ lực góp ý cho Dự luật một cách xây dựng trên báo chí chính thống đều gần như bị dập tắt. Một số chuyên gia, nhà báo phải chịu đựng rất nhiều áp lực, kể cả người viết bài này.

Bữa ăn sáng của ông đại biểu Quốc hội

Võ Xuân Sơn

15-6-2019

Có ông đại biểu Quốc hội đề xuất thu “phí chia tay” trị giá 3-5 USD khi ai đó xuất cảnh. Đến lúc dư luận phản ứng mạnh, ông chống chế rằng, đó chỉ đáng giá một bữa ăn sáng.

Tôi thử làm phép tính. GDP đầu người của Việt nam năm 2018 là 2.306 USD. Như vậy, trung bình, mỗi người dân Việt nam, nếu ăn sáng theo chuẩn của ông đại biểu Quốc hội kia, thì sau khi ăn sáng, còn dư được 481 USD. Và, nếu mỗi bữa ăn trưa cũng tương tự như bữa ăn sáng, thì họ sẽ có thêm 96 ngày có ăn trưa. Có nghĩa là, mỗi năm, họ có 269 ngày chỉ ăn mỗi bữa sáng.

Tôi đứng về phía phát ngôn của nữ ĐBQH Ksor H’Bơ Khăp

Nguyễn Ngọc Huy

9-11-2020

Có nhiều người chia sẻ bài viết liên quan đến phát biểu của Đại biểu Ksor H’Bơ Khăp về cây cao su với vẻ miệt thị mỉa mai. Họ chê trách nữ đại biểu thiếu kiến thức cơ bản nhất. Thật tiếc, họ lại nông cạn đến mức chỉ giới hạn kiến thức của mình ngang mức một học sinh cấp 2 mà thôi.

Thuế học

Thái Hạo

25-7-2021

Bạn gửi cho cái hình kèm phát ngôn của một đại biểu trên diễn đàn quốc hội. Dù “choáng” nhưng mình liền trấn an, “chuyện thường ngày ở QH” thôi mà. Nhưng lại vốn tính tò mò, mình search xem tỉnh nào đã vinh dự có được vị đại biểu QH kỳ khu ấy, giật bắn cả mình: Giám đốc ĐH Quốc Gia Hà Nội, ông Lê Quân, ông này vừa được điều về từ vị trí chủ tịch tỉnh Cà Mau để lãnh đạo một đại học to nhất nước.

Quốc hội không biết viết luật!

Ngô Huy Cương

14-2-2023

Đâu phải luật bao gồm các quy định thích viết như thế nào cũng được. Hãy xem:

Thư ngỏ gửi Đại biểu Quốc hội

Nguyễn Đình Cống

29-10-2017

Trước đây nhiều lần tôi gửi thư góp ý cho Quốc hội về một số việc. Có lần ý kiến được đăng trên báo Người Đại biểu Nhân dân, được nhận tiền nhuận bút, còn phần lớn không có phản hồi. Lần này tôi gửi thư ngỏ, hy vọng có một số đại biểu (ĐB), đọc được, ngoài ra để những ai quan tâm có thể bình luận.

Quốc hội (QH) mang danh là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, nhưng thực chất cơ bản là bù nhìn. Những vấn đề lớn của Quốc gia đã được thảo luận và thông qua tại Bộ Chính trị của ĐCS, đem ra QH để bỏ phiếu. Việc như vậy chỉ là hình thức, không những lãng phí công sức, thời gian và tiền của, tạo ra tâm lý coi thường QH, mà còn làm lộ rõ tính chất nô lệ, làm mất lòng tin của nhân dân.

Tiếp xúc cử tri

Nguyễn Đình Cống

20-6-2018

Mấy hôm nay, sau khi kết thúc kỳ họp quốc hội, các đại biểu tỏa ra 4 phương tiếp xúc cử tri. Đây là dịp để cho những đại biểu hùng hồn chứng minh sự sáng suốt của lãnh đạo, sự tận tụy và một lòng vì dân của cán bộ các ngành, là dịp tốt để cho một số người công khai ca ngợi Đảng và Quốc hội. Họ làm thế với mong ước lấy lại được lòng tin của đại đa số nhân dân.

Đại biểu HĐND có thực sự đại diện cho nhân dân?

Ngô Anh Tuấn

2-3-2020

HĐND thành phố Hải Phòng thông qua quyết định tặng quà người dân. Ảnh: D.T/Thanh Niên

Tôi mới đọc một bài trên Báo Thanh Niên rõ ý kiến của ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng rằng việc bỏ ra khoảng 269 tỷ đồng để mua ấm chén và cờ tặng cho mỗi gia đình nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng thành phố này “đã được bàn bạc kỹ, phù hợp với điều kiện của Hải Phòng và không hề lãng phí”.

Điều ông Nam nói có phần đúng vì quả thực là tại cuộc họp bất thường của HĐND thành phố Hải Phòng ngày 28/02/2020, quyết định chi số tiền này đã được thông qua với đa số phiếu thuận, nghĩa là đại đa số những người đại diện cho người dân đồng ý rồi. Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra ở đây là những đại biểu này có thực sự là người đại diện cho tiếng nói của dân hay không hay việc tặng quà này có gây ra sự lãng phí hay không thì dường như vị lãnh đạo này đã lảng tránh.

Ông Nhân, ông Nên và Quốc hội

Huy Đức

17-3-2021

Nghe nói ông Nguyễn Thiện Nhân lại ra ứng cử Quốc hội kỳ này. Có thể nhiều người sẽ rất ngạc nhiên. “Từng ủy viên Bộ chính trị còn chẳng ăn ai…” Tôi cho rằng, nếu ông Nhân “tự ứng cử” thì nên hoan nghênh; nếu ông ấy giành một suất của đàn em trong Thành ủy thì thật không hiểu ông ấy nghĩ gì mà làm thế.

Xây dựng thể chế, cải cách thể chế để nâng cao giá trị nội

Nguyễn Ngọc Chu

4-11-2021

Xây dựng thể chế là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu”. “Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh quan điểm này với các cơ quan từ Trung ương đến địa phương trong phát biểu bế mạc Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV tổ chức sáng 3/11”.

Quốc hội sai căn bản về quy trình pháp lý, vì vấn đề 3 đặc khu không thể làm thành luật

FB Trần Đình Thu

4-6-2018

Bìa sách của NXB Quân đội nhân dân. Ảnh: internet

Vấn đề 3 đặc khu hiện nay thực ra không phải là đối tượng của pháp luật mà là đối tượng của chính sách. Vì nói đến luật là nói đến những quy tắc xử sự chung cho mọi người, mọi cơ quan tổ chức, chỉ phân biệt lĩnh vực, đối tượng chứ không thể phân biệt vùng miền. Chỉ có chính sách mới có thể phân biệt vùng miền.

Thí dụ chúng ta có chính sách ưu tiên cho một số vùng cụ thể bị thiên tai nhiều trong những năm vừa qua. Hoặc chúng ta có chính sách miễn giảm thuế cho một địa phương nào đó vì mất mùa quá nặng nề… Với 3 vùng mà chính phủ muốn làm đặc khu, thì cũng như vậy. Dù là quan trọng nhưng nó lại mang tính chất vùng miền, nó không phải là vấn đề chung cho mọi vùng miền nên nó vẫn là đối tượng của chính sách mà thôi.

Tâm sự với anh Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

Hoàng Tự Minh

8-11-2018

Thưa anh Lưu bình Nhưỡng,

Ts Luật học, ĐBQH, phó ban và thành viên ủy ban QH

Tôi là Hoàng tự Minh, công dân chưa có mã số định danh, thường dân, không tham gia mạng xã hội, có mạng gia đình để thỉnh thoảng mở mang thời sự nên không thuộc về lớp tiên phong trong thế hệ 4.0. Tôi còn rất mơ hồ về cái gọi là 4.0, nên có nhiều lần tự hỏi là một đất nước ngập ngụa tràn lan rác, khí thải, phố phường lụt lội, rừng tàn núi lở… phải chăng đó là bốn không?

Sự minh bạch của tấm hộ chiếu

Trung Bảo

26-8-2020

Một người quen của tôi đang làm dịch vụ đầu tư để lấy thẻ xanh (thẻ thường trú nhân) ở Mỹ, nói rằng khách hàng của anh ấy chủ yếu là doanh nhân chứ không có quan chức. Một suất đầu tư để lấy thẻ xanh ở Mỹ trước kia là 500.000 dollars còn nay là 900.000 dollars dành cho cả gia đình (vợ chồng và con dưới 21 tuổi) không phải là quá đắt để nhiều quan chức không bỏ nổi tiền mua.

Tốn bao nhiêu tiền để bầu ra một đại biểu dân cử?

Luật Khoa

Hồng Anh

17-5-2021

Danh sách cử tri được niêm yết tại một khu vực bỏ phiếu thuộc thành phố Hà Nội. Ảnh: baotintuc.vn

Ngày 23/5 tới đây, sẽ có hơn 300 nghìn người được bầu chọn làm đại biểu, từ Quốc hội đến các hội đồng nhân dân cấp xã. Bạn có thể là một trong những người bầu ra các đại biểu này.

Vài góp ý để các kỳ họp Quốc hội hiệu quả hơn

Nguyễn Ngọc Chu

2-6-2022

I. QUỐC HỘI CHỈ THẢO LUẬN CÁC VẤN ĐỀ QUỐC GIA ĐẠI SỰ THUỘC THẨM QUYỀN 

496

FB Nguyễn Tiến Tường

11-6-2018

Tôi sẽ nhớ, hoặc lưu lại danh sách 496 đại biểu Quốc Hội khóa XIV lần này bằng thái độ của một người viết trung dung, ghi lại một thời đoạn buồn bã của đất nước, dân tộc.

Chưa bao giờ, người dân lại chứng kiến một khóa QH nặng nề như hiện tại. Thuế khóa, giao thông, giáo dục, y tế… đè nặng lên cuộc sống người dân. Những tư duy áp đặt một chiều đã khiến dân tình bức xúc. Ra đến nghị trường, sự bức xúc ấy không những không được giải tỏa mà còn khuếch đại thêm.

Làm thế nào để có một Quốc hội mạnh?

Nguyễn Ngọc Chu

15-9-2019

1. Đề xuất của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Khắc Định (Lao Động 10/9/2019) về nâng độ tuổi thanh niên lên 35 hay 40 thêm một lần khẳng định hàm lượng trí tuệ của các “nghị sĩ” đang ở mức báo động tai họa.

Dân hỏi, không ai chịu giả nhời

Nguyễn Thông

14-11-2020

Thời thập niên 60 thế kỷ trước, nhà thơ Huy Cận thăm chùa Tây Phương, ngắm các vị la hán rồi suy nghĩ “Một câu hỏi lớn không lời đáp/Cho đến bây giờ mặt vẫn chau”. Ôi giời, trách gì các vị tượng gỗ mít ấy, bây giờ nhan nhản người thật, có ông đít ngồi hai, ba ghế mà ra cái trò gì. Hỏi cũng không thèm trả lời.

Tư duy tiểu nông

Võ Đắc Danh

26-7-2021

Năm 1971, khi mẹ tôi đưa tôi về quê ngoại để đi học, một bà hàng xóm nói: “Biết đọc biết viết, biết cộng trừ nhân chia là được rồi, nông dân mình lấy táo đong lúa chớ có ai lấy táo đong chữ đâu”.

Năm 2007, GS Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục phát biểu trong một hội nghị: “Biết rằng tăng học phí sẽ có một tỷ lệ học sinh nghỉ học, nhưng chúng ta phải chấp nhận để tăng học phí”.

Lúc bấy giờ, chị Mai Lan, phóng viên báo SGGP viết một bài thời luận phê phán ý kiến của ông Nhân. Vài ngày sau, ông ấy gởi công văn phản bác, có đoạn viết: “Tôi, GS Nguyễn Thiện Nhân, với tư cách là Phó Thủ tướng chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ giáo dục, tôi không bao giờ phát biểu một câu vô cảm và vô trách nhiệm như thế, đề nghị BBT báo SGGP cung cấp chứng cứ…”. Tổng biên tập lúc bấy giờ là nhà thơ Dương Trọng Dật làm công văn giải trình và cử anh trưởng văn phòng đại diện của báo tại Hà Nội mang băng ghi âm tới nhà riêng mở cho ông Nhân nghe. Sự việc êm xuôi.

Năm 2021, GS-TS Lê Quân, giám đốc đại học quốc gia Hà Nội phát biểu tại diễn đàn quốc hội: “Nên dùng học phí làm hàng rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào đại học…”.

Cũng tại diễn đàn nầy, chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ tự hào nói rằng: “499 ĐBQH khóa XV là kho tàng kiến thức, kinh nghiệm vô giá.”

Xin thưa, cái kiến thức và kinh nghiệm của ông Lê Quân (Gọi là GS-TS đang đứng ở vị trí quan trọng trong ngành giáo dục) thuộc loại tư duy “Lấy táo đong lúa” của giới tiểu nông thời khẩn hoang Miền Nam hơn trăm năm trước, cái tư duy mà mẹ tôi và nhiều nông dân khác đã vứt bỏ cách đây hơn 50 năm khi chèo xuồng tiễn con đi học. Nó chỉ còn sót lại trong số ít người như bà hàng xóm của tôi lúc ấy mà thôi.

Để quốc hội xứng đáng là cái kho tàng kiến thức và kinh nghiệm vô giá như niềm tự hào của ông Vương Đình Huệ, tôi để nghị ông nên miễn nhiễm tư cách đại biểu ông Lê Quân, đồng thời các cơ quan nhà nước nên thu hồi học hàm giáo sư và học vị tiến sĩ, cách chức giám đốc đại học quốc gia của ông ấy, trả ông ấy về kiếp tiểu nông cho cho phù hợp với não trạng của ông.

Hai đại biểu Quốc hội, hai tư duy và hai thái độ trái ngược

Ngô Huy Cương

16-2-2023

ĐBQH Lê Thanh Vân. Ảnh: VNN

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, trong hai bài viết đính kém dưới đây, cho chúng ta thấy ở ông một thái độ nghiêm túc, khẳng khái, nhìn thẳng vào sự thật, dám sửa sai và có tư duy rành mạch, sâu sắc và có tính khái quát cao.

Để Quốc Hội không là ‘Cuốc Hội’

Blog VOA

Trân Văn

17-11-2017

Quốc hội biểu quyết thông qua một dự luật. Ảnh: Hương Giang/ Thanh Tra

Kỳ họp thứ tư (từ 23 tháng 10 đến 24 tháng 11) của Quốc hội khóa 14 sắp kết thúc và nhiều đại biểu của dân ở Quốc hội khóa này cho thấy họ không khác gì lắm so với nhiều đại biểu của dân ở Quốc hội các khóa trước!

***

Theo tường thuật của báo chí Việt Nam, khi cùng các đồng viện thảo luận về dự luật cải sửa Luật Thể dục – Thể thao hiện hành, ông Nguyễn Bắc Việt – Phó Đoàn Đại biểu của tỉnh Ninh Thuận tại Quốc hội, đòi luật mới phải minh định “rèn luyện thân thể” là nhân quyền, không phân biệt đối xử giữa công dân lẫn cán bộ. Ông Việt tỏ ra hết sức bất bình khi dân có thể tham gia thể dục, thể thao nhưng “cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt mà tham gia thể dục, thể thao thì sẽ có ý kiến tại sao không lo làm việc”. Ông Việt yêu cầu nội dung luật mới về thể dục – thể thao phải giúp “cán bộ lãnh đạo yên tâm khi chơi golf, chơi tennis vì đó là ‘quyền’ của họ”.

Dân biểu của quý vị là ai và đã hứa những gì?

Blog VOA

Nguyễn Hùng

3-7-2018

Dân biểu Anh và hiện cũng là bộ trưởng ngoại giao, Boris Johnson, vừa phải hứng chịu nhiều chỉ trích vì một lời hứa mà ông đưa ra trước cử tri ở vùng tây London nhưng lại đang có vẻ ngãng ra.

Đại biểu Quốc hội – Ai có thể là?

Ngô Huy Cương

9-4-2020

Thật sai lầm mới gần đây, có ý kiến tại phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đại ý rằng: Tăng cường Đại biểu Quốc hội chuyên trách trong khóa tới từ những người đã nghỉ hưu hoặc sắp nghỉ hưu mà có trình độ, kinh nghiệm để nâng cao chất lượng làm luật.