Ba điểm sai trong văn bản tạm dừng đêm nhạc của ca sĩ Tuấn Hưng

FB Phạm Lê Vương Các

7-10-2018

1. Chương trình ca nhạc live show của ca sĩ Tuấn Hưng do Sở Văn Hoá Thể Thao (VHTT) Hà Nội cấp phép biểu diễn. Do vậy cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng hoặc đình chỉ chương trình phải do Sở VHTT Hà Nội, hoặc cấp trên của Sở là Bộ VHTTDL hay Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ra quyết định.

Luật an ninh mạng – Tượng đài cô đơn

Hoàng Xuân Phú

2-10-2018

Đúng 15 giờ 11 phút ngày 24/05/2018, tức là 19 ngày trước khi Quốc hội Việt Nam biểu quyết thông qua Luật an ninh mạng, bài “Một số điều cần biết về luật an ninh mạng ở CHLB Đức” được tung đồng thời lên hệ thống trang mạng đặc nhiệm. Đương nhiên, trong số đó có trang mạng ghi danh Quốc hội: http://quochoi.org/mot-so-dieu-can-biet-ve-luat-an-ninh-mang-o-chlb-duc.html

Có máu, may ra mới được thấy ‘công lý’ le lói

Blog VOA

Trân Văn

18-9-2018

Bình Định: Tự thiêu phản đối cưỡng chế nhà. Ảnh: Báo LĐ

Cuối cùng, cũng có nơi (Ủy ban nhân dân thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) đề nghị Tòa án Tối cao kháng nghị, hủy hai bản án dân sự (một của Tòa án thị xã Đồng Xoài, một của Tòa án tỉnh Bình Phước), phân xử vụ tranh chấp đất giữa gia đình ông Võ Chánh và ông Lê Quang Dinh (1).

Năm 1999, ông Chánh mua 48 mét vuông đất ở phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài để làm nhà. Năm 2004, ông Chánh mua thêm 99 mét vuông nữa cũng từ chủ đất cũ để mở rộng nhà. Năm 2009, chính quyền địa phương thu hồi 50/147 mét vuông đất của ông Chánh để thực hiện dự án thoát nước. Diện tích mảnh đất có căn nhà mà vợ chồng ông Chánh làm chủ còn 97 mét vuông.

Năm 2011, vợ chồng ông Lê Quang Dinh – mua mảnh đất cạnh nhà ông Chánh năm 2010, kiện vợ chồng ông Chánh ra Tòa án thị xã Đồng Xoài, đòi quyền sử dụng 40/97 mét vuông đất của ông Chánh. Vợ chồng ông Dinh trưng ra Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất mà chính quyền địa phương cấp cho ông Huỳnh Thế Sang – chủ trước – chứng minh cho yêu cầu của họ.

Năm 2014, khi xử sơ thẩm vụ kiện này, Tòa án thị xã Đồng Xoài xác định, ông Chánh phải giao cho vợ chồng ông Sang 40 mét vuông đất mà vợ chồng ông Dinh đòi. Ông Chánh kháng cáo. Năm 2015, khi xử phúc thẩm vụ kiện này, Tòa án tỉnh Bình Phước tuyên y án sơ thẩm. Án phúc thẩm là chung thẩm. Vợ chồng ông Chánh hết cửa để kêu oan…

Ngày 26 tháng 7 năm 2015, ông Chánh sang nhà ông Dinh nói chuyện phải trái. Thất bại, ông chém vợ chồng ông Dinh bị thương rồi dùng con dao ấy tự sát… Dù ông Chánh dùng máu và mạng của chính mình để rửa oan và kêu oan nhưng vô ích. Chi cục Thi hành án dân sự của thị xã Đồng Xoài vẫn tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Chánh để thực thi các bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Vợ ông Chánh kháng cự. Bà tuyên bố sẽ tự sát như chồng để bảo vệ tài sản của gia đình, bảo vệ tương lai của con cái. Bất bình, dân chúng địa phương dọa sẽ làm giặc nếu hệ thống công quyền tiếp tục giả mù, giả điếc, thực thi hai bản án mà hệ thống tư pháp đã đổi trắng thành đen ngay giữa thanh thiên, bạch nhật…

Chuyện cứ thế nhùng nhà, nhùng nhằng trong hai năm, tới tháng 9 năm 2017, chính quyền thị xã Đồng Xoài mới tổ chức ”thanh tra” về Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất mà chính quyền địa phương đã cấp cho ông Huỳnh Thế Sang năm 2010 để ông bán cho vợ chồng ông Dinh và là cơ sở để ông Dinh kiện vợ chồng ông Chánh giao đất.

Kiểm tra đủ loại giấy tờ, kể cả tài liệu lưu trữ, gặp gỡ – thu thập lời khai của các nhân chứng, trong đó có cả chủ đất (người bán đất cho ông Chánh và ông Sang), trưng cầu giám định chữ ký, Thanh tra xác định, 97 mét vuông đất mà trước giờ gia đình ông Chánh vẫn sử dụng đúng là của họ. Toàn bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ông Huỳnh Thế Sang đã lập là ngụy tạo, trái thực tế, chẳng hiểu sao hệ thống công quyền không thẩm tra mà thừa nhận ngay lập tức. Không có tờ giấy đó, không có vụ vợ chồng ông Dinh (mua đất của ông Sang), kiện vợ chồng ông Chánh đòi đất. Nếu Tòa án thị xã Đồng Xoài, Tòa án tỉnh Bình Phước thực thi đúng chức trách (triệu tập nhân chứng, nghe nhân chứng, trưng cầu giám định, phân xử một cách công tâm,…) ông Chánh không bị dồn tới chỗ phải lấy máu và lấy mạng mình để rửa oan và kêu oan.

Đáng ngạc nhiên là Thanh tra chỉ đề nghị hủy các tờ Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp sai, cuối tuần trước, tới lượt Ủy ban nhân dân thị xã Đồng Xoài gửi văn bản đề nghị Tòa án Tối cao dùng thủ tục tái thẩm (thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực) để hủy những bản án sai. Không thấy bất kỳ viên chức, cơ quan hữu trách nào đề cập tới điều tra, truy cứu trách nhiệm những cá nhân (tối thiểu cũng hàng chục) của nhiều cơ quan, cấp, ngành đã đẩy ông Chánh tới chỗ phải tự sát, vợ con ông vào thảm cảnh!

***

Tuần trước, ngoài vụ vừa kể, còn có vụ Thanh tra tỉnh Đắk Nông công bố kết luận việc giao đất ở huyện Tuy Đức cho Công ty Long Sơn (2). Theo kết luận ấy, chính quyền tỉnh Đắk Nông đã cho Công ty Long Sơn thuê 1.079 héc ta đất rừng từ 2008, hai năm sau (2010) Sở Tài nguyên – Môi trường mới hợp thức hóa quyết định ấy bằng hợp đồng cho thuê đất và năm sau nữa thì Công ty Long Sơn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giống như nhiều vùng khác ở Tây Nguyên, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông là túi chứa di dân tự do – những cá nhân lìa bỏ nơi chôn nhau, cắt rốn, dắt díu nhau đi khai hoang, lập nghiệp ở những vùng đất mới với hi vọng có thể thoát khỏi khốn cùng. Ở Tây Nguyên, đất mới là những khu rừng nguyên sinh đã bị khai thác đến cạn kiệt rồi bỏ hoang… và di dân chính là những người “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” để phục hóa.

Sau khi được thuê rồi được giao 1.079 héc ta “rừng”, chủ Công ty Long Sơn đã bán cả công ty lẫn quyền khai thác hàng ngàn héc ta đất cho gia đình ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu. Kể từ đó, gia đình ông Sửu – chủ mới của Công ty Long Sơn bắt đầu tiến trình xua đuổi di dân tự do ra khỏi khu vực mà công ty toàn quyền… khai thác. Vườn, rẫy – cơ hội đổi đời của hàng trăm gia đình bị chặt phá, bị đốn hạ, nhà cửa bị giật sập. Sau vài thập niên dốc hết sức lực, vốn liếng vào việc khai hoang, định cư, hàng trăm gia đình đối diện với viễn cảnh vừa trắng tay, vừa vô gia cư… Họ bắt đầu tất tả ngược xuôi xin cứu xét.

Chỗ này, chỗ kia bắt đầu đặt vấn đề, khai phá – sử dụng công thổ để mưu tìm cơm no, áo ấm có thể là sai nhưng gạt bỏ thực tế khai thác – sử dụng công thổ cũng như tất cả những tình tiết có liên quan khác để cho phép Công ty Long Sơn phủi tay, không bồi thường, không hỗ trợ dường như không… ổn. Nếu cho thuê rừng nhằm phát triển kinh tế – xã hội địa phương, tại sao không cho những gia đình di dân tự do thuê lại phần đất họ đã khai hoang mà lại dành quyền thuê cả thổ cư, vườn, rẫy của họ cho riêng Công ty Long Sơn?..

Hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương không đếm xỉa tới điều đó. Do vậy, Công ty Long Sơn liên tục điều động các loại xe chuyên dụng và “công nhân” dỡ bỏ nhà cửa, hủy diệt những vườn tiêu, vườn điều, vườn cà phê,… trên phần đất mà chính quyền tỉnh Đăk Nông đã giao. Trong quá trình “cưỡng chế – thu hồi đất”, “công nhân” của Công ty Long Sơn đã đánh đập, gây thương tích cho nhiều người dân ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức chỉ vì họ “dám” bảo vệ nhà cửa, vườn tược vốn là của họ.

Suốt tám năm, toàn bộ hệ thống công quyền từ xã đến tỉnh ở Đắc Nông án binh bất động trước tất cả các đợt “cưỡng chế – thu hồi đất” mà Công ty Long Sơn thực hiện, bất kể dân chúng xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, có người bị “công nhân” của Công ty Long Sơn dùng rựa vạt mất gần nửa hộp sọ, tuy may mắn không mất mạng nhưng sẽ sống với cái đầu bị móp ấy cho đến hết đời. Có phụ nữ bị trụy thai do “công nhân” của Công ty Long Sơn đạp vào bụng,…

Bất nhẫn, một số tờ báo bắt đầu lên tiếng. Đến năm 2015, chính quyền tỉnh Đắk Nông mới quyết định thu hồi 265/1.097 héc ta đã giao cho Công ty Long Sơn vì phần đất này vốn là nơi cư trú, vườn, rẫy của hàng trăm gia đình. Năm sau nữa (tháng 7 năm 2016), sau khi thị sát tại chỗ, ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Viẹt Nam đã yêu cầu chính quyền tỉnh Đắk Nông ngăn chặn Công ty Long Sơn “cưỡng chế – thu hồi đất” để kiểm tra lại. Song, hệ thống công quyền không làm gì cả và Công ty Long Sơn vẫn tiếp tục tổ chức “cưỡng chế – thu hồi đất”…

Đó cũng là lý do dân chúng xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức quyết định tự cứu họ bằng cách tự vũ trang với súng tự chế. Sau khi bị 30 “công nhân” Công ty Long Sơn hành hung vì ngăn cản Công ty Long Sơn dỡ nhà, phá vườn của mình trong đợt “cưỡng chế – thu hồi đất” mà công ty này tiến hành vào ngày 23 tháng 10 năm 2016, ông Đặng Văn Hiến đã chạy về nhà lấy súng tự chế, bắn chỉ thiên để cảnh cáo, bởi “công nhân” Công ty Long Sơn vừa lao đến, vừa ném đá… ông Hiến có thêm sự hỗ trợ của hàng xóm chĩa thẳng súng vào đám đông bóp cò…

Chỉ đến khi có ba người chết, 13 người bị thương, hệ thống công quyền ở tỉnh Đắk Nông mới chuyển động. Tuy nhiên những chuyển động ban đầu chỉ nhắm tới chuyện trừng phạt Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình, Hà Văn Trường vì “giết người”, Đoàn Văn Diện vì “che giấu tội phạm”… Một tuần sau thảm án, ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu, chủ Công ty Long Sơn còn dọa sẽ kiện nhiều cơ quan truyền thông chính thức ra tòa vì thông tin sai sự thật, vừa chỉ dẫn báo chí “lên huyện, lên tỉnh” để tìm… “sự thật”!

Mũi dùi công lý chỉ chĩa vào Công ty Long Sơn khi công chúng sôi lên vì giận. Ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu (Phó Giám đốc Công ty Long Sơn) và ông Phạm Công Thiện (Trưởng Ban Quản lý nhân sự của Công ty Long Sơn) bị khởi tố vì “hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” và phải hầu tòa cùng với ông Hiến và ba người hàng xóm. Ở phiên xử sơ thẩm, ông Sửu bị phát sáu năm tù, ông Thiện bị phạt bốn năm tù. Tòa án tỉnh Đắk Nông tuyên tử hình ông Hiến, phạt ông Bình 20 năm tù, ông Trường 12 năm tù, ông Diện chín tháng tù.

Dư luận dậy lên thành bão. Đến khi xử phúc thẩm, Tòa án Tối cao giảm cho ông Bình hai năm tù, giảm cho ông Trường ba năm tù, chuyển hình phạt 9 tháng tù giam của ông Diện thành án treo. Ông Sửu, ông Thiện cũng được giảm mỗi người hai năm tù nhưng cương quyết giữ hình phạt tử hình dành cho ông Hiến.

Bây giờ, với kết luận vừa công bố, Thanh tra tỉnh Đắk Nông chính thức thừa nhận, chuyện giao 1.097 héc ta đất rừng cho Công ty Long Sơn là sai pháp luật vì công ty này không đủ khả năng tài chính, không đủ cả nhân lực lẫn phương tiện, các giải pháp đầu tư mà công ty này trình bày khi xin nhận đất không khả thi. Trong 1.097 héc ta đất rừng được giao cho Công ty Long Sơn năm 2008, có 183 héc ta thật sự là rừng nhưng đã bị Công ty Long Sơn đốn sạch mà đến giờ hệ thống công quyền, hệ thống tư pháp vẫn chưa làm gì.

Chuyện để Công ty Long Sơn tổ chức các đợt “cưỡng chế – thu hồi đất”, không bồi thường cũng chính thức được xác định là sai. Thậm chí các đợt “cưỡng chế – thu hồi đất”, trong đó đợt cuối cùng dẫn tới thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016 còn khiến người ta kinh ngạc vì rõ ràng hệ thống công quyền đã làm ngơ để Công ty Long Sơn “cưỡng chế – thu hồi đất” trên phần đất mà chính quyền tỉnh Đắk Nông đã quyết định thu lại từ năm 2015, không cho Công ty Long Sơn thuê nữa nhằm “giải độc dư luận”…

Nếu không nổ súng, gây ra thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016, ông Hiến đã trắng tay (mất cả nhà lẫn vườn tược như một số nạn nhân trong các vụ “cưỡng chế – thu hồi đất” trước đó của Công ty Long Sơn). Giống như ông Chánh, ông Hiến không liều mạng thì những tiếng kêu oan của ông và hàng trăm gia đình ở xã Quảng Đức, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông chẳng có ai nghe.

Một số luật sư và những người am tường luât pháp từng thắc mắc, với những tình tiết liên quan đến thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016 ở xã Quảng Đức vốn đã được bạch hóa từ lâu, tại sao hệ thống tư pháp (công an, Viện Kiểm sát, Tòa án) từ địa phương tới trung ương không cải sửa tội danh của ông Hiến từ “giết người” thành “giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh” (hình phạt tối đa là bảy năm tù)?

Yếu tố chính để xác định một cá nhân “giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh” là tinh thần đương sự bị kích động mạnh vì “hành vi trái pháp luật”. Xác định ông Hiến “giết người” – phạt tử hình một thường dân – đơn giản hơn điều tra, truy cứu trách nhiệm “hành vi trái pháp luật” của hàng loạt viên chức các cấp, với tình tiết tăng năng là hậu quả của thảm án ngày 23 tháng 10 năm 2016. Chưa kể tuyên bố tử hình ông Hiến còn có tác dụng răn đe. Ở Việt Nam, đâu chỉ có Công ty Long Sơn, cũng chẳng phải chỉ có chính quyền tỉnh Đắc Nông giao đất, giao rừng theo kiểu như vậy.

Khi công bố bản án phúc thẩm, các thẩm phán của Tòa án Tối cao từng nhắc đi, nhắc lại nhiều lần với ông Hiến rằng, ông nên xin Chủ tịch Nhà nước tha tội chết. Đó cũng là lý do rất khó có khả năng Tòa án Tối cao hoặc Viện Kiểm sát Tối cao kháng nghị tái thẩm, hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm mà hệ thống tòa án đã tuyên với ông Hiến, xét xử lại vụ án theo hướng Đặng Văn Hiến và các đồng phạm không phạm tội “giết người” mà là “giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh”, dù như thế mới thật sự là “đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”. Để Chủ tịch Nhà nước tha tội chết cho Đặng Văn Hiến sẽ có lợi hơn trong việc “ổn định chính tri”, chưa kể đó còn là cơ hội để lãnh đạo Đảng, Nhà nước quảng bá sự “khoan hồng, nhân đạo”!..

***

Đã hơn hai tháng tính từ ngày ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp dân của các cơ quan trung ương xin lỗi bà Lê Thị Hồng Phượng và hứa sẽ đề nghị Thủ tướng Việt Nam “giải quyết dứt điểm” chuyện oan ức của bà nhưng bà Phượng vẫn vô gia cư và vẫn tiếp tục kêu oan (3).

Bà Phượng là con dâu bà Đê. Bà Đê là vợ ông Tài – tham gia cách mạng rồi mất tích ở Cái Bè. Bà Đê là chủ lô đất 16.000 mét vuông ở đường Kinh Dương Vương, Bình Trị Đông (trước thuộc huyện Bình Chánh, nay thuộc quận Bình Tân), có “bằng khoán điền thổ” do Ty Điền địa Gia Định Việt Nam Cộng hòa cấp. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tuy là “gia đình có công với cách mạng” nhưng bà Đê không giữ được lô đất đó vì chính quyền huyện Bình Chánh “mượn”, một phần giao cho Bến xe miền Tây, một phần cho khoảng 20 gia đình dựng nhà. Người sử dụng phần lớn diện tích (6.000/16.000 mét vuông) mà chính quyền huyện Bình Chánh “mượn” là ông Nguyễn Văn Nhờ – lãnh đạo Công an huyện Bình Chánh, sau đó chuyển sang phụ trách Xa cảng miền Tây.

Bà Đê trở thành vô gia cư từ tháng 4 năm 1975 và đi tới đi lui xin lại đất của mình. 15 năm sau (1990), gia đình bà Đê dành dụm đủ tiền, mua một căn nhà nhỏ dựng trên đất mà chính quyền huyện Bình Chánh “mượn” của họ. Tưởng là sẽ có chỗ chui ra chui vào để tiếp tục hành trình xin lại đất nhưng ông Nhờ điều động người đến giựt sập. Gia đình bà Đê lại ra đường, ăn nhờ ở đậu, làm mướn để tiếp tục sự nghiệp xin lại đất…

Bởi có khiếu nại của bà Đê về quyền sử dụng đất, những gia đình dựng nhà trên lô đất mà chính quyền huyện Bình Chánh “mượn” của bà không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, trừ… ông Nhờ và các con (đủ loại sĩ quan của ngành công an, cán bộ Đảng đủ cấp). Ngoài chuyện hợp thức hóa đất, nhà, đại gia đình này còn được bồi thường hàng chục tỉ đồng khi chính quyền địa phương mở rộng các con đường chạy ngang phần đất mà họ chiếm giữ. Trong hàng chục căn nhà mà đại gia đình ông Nhờ sở hữu, một số được dùng để ở, một số để cho thuê, thu hàng chục tỉ/năm.

Sau 28 năm khiếu nại xin lại đất, bà Đê chết như một người vô gia cư. Cũng tới lúc đó, khiếu nại của bà mới được chính phủ để ý, song vợ chồng con trai bà vẫn chưa thể nhận lại tài sản của họ. Từ 2003 đến nay là 15 năm, tính ra có năm lần hết Thủ tướng tới Phó Thủ tướng Việt Nam yêu cầu chính quyền TP.HCM xem xét – giải quyết khiếu nại của gia đình bà Đê, thậm chí năm 2017, chính phủ Việt Nam lập hẳn một đoàn thanh tra để xác định đúng – sai, rồi kết luận khiếu nại của bà Đê chính xác. Tuy vợ chồng bà Phượng đã nêu rất rõ, họ đồng ý tặng đất cho các gia đình đã xây nhà trên lô đất 16.000 mét vuông của bà Đê, kể cả tặng đất cho đại gia đình ông Nhờ. Họ chỉ yêu cầu hoàn trả phần đất mà Công ty Bến xe miền Tây đang dùng làm bãi đậu xe và phần đất mà đại gia đình ông Nhờ cho người khác thuê. Đối với khoản bồi thường khi mở đường mà đại gia đình ông Nhờ tùy tiện nhận, họ yêu cầu đại gia đình ông Nhờ chuyển vào quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Chỉ có thế mà vẫn chưa xong vì chính quyền TP.HCM không chịu làm gì cả (4). Tháng 4 vừa rồi, con trai bà Đê cũng đã chết như một người vô gia cư, chỉ còn bà Phương! Dường như nước mắt không tạo ra đủ năng lượng để hệ thống công quyền chuyển động!

Chú thích

(1) http://tieudung.vn/doi-song/binh-phuoc:-tu-sat-vi-cho-rang-2-ban-an-cua-toa-bat-cong-28577.html

(2) https://dantri.com.vn/su-kien/cong-bo-ket-luan-thanh-tra-toan-dien-cong-ty-xay-ra-vu-no-sung-lam-3-nguoi-chet-20180912095715138.htm

(3) http://langmoi.vn/thanh-tra-chinh-phu-xin-loi-cong-dan/

(4) https://dantri.com.vn/ban-doc/vu-danh-ca-tuoi-thanh-xuan-di-doi-dat-5-lan-chi-dao-tu-chinh-phu-20180630064305961.htm

43 năm lịch sử được lặp lại, “Cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ”

Lê Minh Ẩn

12-9-2018

Khi tôi viết những dòng này, thì tất cả những con người vô tội ấy vẫn đang phải chịu sự giam cầm, ngược đãi ở đâu đó trong các nhà tạm giam của công an TP. Hồ Chí Minh. Và gia đình của họ cũng không hề được chính quyền thông báo bằng một văn bản chính thức nào về lí do họ bị công an bắt giữ, cũng như tất cả các cơ quan truyền thông mà chính quyền quản lý, chẳng có một dòng tin nào về họ. Nói cách khác, họ như bị biến mất, không tin tức, mạng sống của họ đã không còn thuộc về họ, kể từ sau ngày 1/9/2018.

162 tỷ trốn thuế: Thằng ăn ốc, thằng đổ vỏ

FB Nguyễn Văn Quynh

11-9-2018

Các bị cáo phủ nhận vai trò “chủ mưu” trong vụ án. Ảnh: B.C.Y/ báo LĐ

Hôm qua (10/9) Tòa án Tp.HCM đã tuyên án xác định các bị cáo làm công là Chủ mưu buôn lậu 54 siêu xe làm Nhà nước mất 162 tỷ tiền thuế nhập khẩu. 54 xe này đều đến tay các đại gia đang sở hữu.

Thư khẩn về tính mạng của Trần Huỳnh Duy Thức

LTS: Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực, bước sang ngày thứ 27. Lo lắng cho tính mạng của con trai, hôm nay 09/09/2018, ông Trần Văn Huỳnh, cha ông Thức viết thư gửi các cơ quan lãnh đạo nhà nước và các tổ chức quốc tế, cùng toàn thể nhân dân Việt Nam. Nội dung bức thư như sau:

Thư ngỏ: Đôi chút trả lời Hữu Ước!

FB Trần Đình Triển

9-9-2018

Vụ việc của ông, tôi chưa bao giờ lên tiếng trước để trả lời ngôn luận, hoặc làm đơn tố cáo ông đến các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Mọi việc do chính ông la rống lên trên các phương tiện thông tin báo chí; buộc tôi phải trả lời để anh chị em có thông tin hai chiều; đồng thời chính ông là người làm đơn tố cáo tôi vu khống ông. Mặt khác ông còn viết truyện mà ai đọc cũng hiểu rằng ông đã kích tôi; “buồn cưới” hơn thế nữa là ông cho rằng tôi nấp danh ông để đánh bóng tên tuổi; ông chửi tục, chửi bậy không còn một ngôn ngữ nào bẩn thỉu hơn…

Nhiều quy định mới, tiến bộ của Luật hình sự rất chậm được thực hiện

FB Ngô Ngọc Trai

7-9-2018

Đã hơn nửa năm kể từ ngày một loạt các văn bản pháp luật hình sự mới có hiệu lực. Đó là các luật gồm Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật thi hành tạm giữ tạm giam và Luật tổ chức điều tra hình sự có hiệu lực từ 01/1/2018.

Thực tế thì thấy nhiều quy định pháp luật mới tiến bộ vốn được kỳ vọng sẽ tạo ra môi trường tư pháp hiện đại văn minh, giúp nền tư pháp nâng cao khả năng thực thi công lý, nhưng thực tế lại rất chậm trễ được thực hiện.

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh và gia đình đang bị khủng bố

Khoa Duy

6-9-2018

Sau 12h trưa, ngày 5/9/2018, cho đến hôm nay, trên trang Facebook cá nhân của nhà báo Trương Châu Hữu Danh đã liên tục đăng tải và livestream trực tiếp rất nhiều nội dung, hình ảnh, chia sẻ sự việc bản thân anh Danh và gia đình anh đang bị khủng bố, tính mạng của mọi người đang bị đe dọa.

Hữu Ước trả lời báo chí cần nói cho đúng!

FB Trần Đình Triển

5-9-2018

Trung tướng Hữu Ước và “chốn lưu ẩn”. Ảnh trên mạng

Hôm qua, tôi trên đường đi về quê để kính tặng Trường tiểu học Đức Thuỷ – Đức Thọ – Hà Tĩnh một số thiết bị trường học (mái trường đã dạy tôi từ tuổi thơ), một anh bạn gọi điện cho tôi biết: “Hữu Ước đã chính thức kiện anh, trả lời công khai trên báo chí rồi đó”. Việc này, tôi cũng nghe ông Ước xập xình cả tháng nay và nghe ông ta tuyên bố hùng hồn lắm, quyết liệt lắm, ý chí lắm;…

Xin hỏi hai ông Tư Sang và Ba Dũng

Nguyễn Đăng Quang

2-9-2018

Cách đây 4 năm, trước việc các LLVT (gồm quân đội và công an) bị huy động tùy tiện và trái pháp luật vào các cuộc cưỡng chế, giải tỏa đất đai bất hợp pháp, và nhất là vào việc ngăn chặn, cản trở các cuộc biểu tình yêu nước của toàn dân phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo Tổ quốc, ngày 2/9/2014, hai mươi (20) cựu sĩ quan Quân đội và Công an chúng tôi đã cùng nhau ký kiến nghị gửi tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (sau đây gọi tắt là “Kiến nghị 20”).

Từ luận tội đến truất phế Donald Trump

Thạch Đạt Lang

29-8-2018

Việc truất phế một tổng thống hay thủ tướng lãnh đạo các nước phương Tây như Mỹ, Đức, Pháp… thường hiếm khi xảy ra, lý do là nhiệm kỳ chỉ khoảng vài năm, nên khi lãnh đạo bất tài, không đủ khả năng, làm việc không hiệu quả, không có tư cách, … người dân sẽ không bầu cho họ trong nhiệm kỳ tới nữa.

Bộ luật hình sự: Sai lầm lập pháp

FB Luân Lê

28-8-2018

Bộ luật Hình sự quy định: chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật này quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đây là nguyên tắc: không bị trừng phạt khi không có luật. Và nó là một nguyên tắc chung phổ biến trên thế giới mà bất cứ một người học luật nào cũng phải biết.

Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự Việt Nam, từ năm 1985, đến Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi 2009) và nay là Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) vẫn luôn mắc phải một sai lầm nghiêm trọng liên quan đến kỹ thuật lập pháp và cũng là vi phạm nguyên tắc cốt yếu được viện dẫn ở trên.

Nhìn vào một loạt các tội danh liên quan đến xâm hại tính mạng và sức khoẻ hoặc các tội khác mà có các tình tiết định tội cũng như định khung thì đều thấy quy định các mức thương tích được lấy làm căn cứ định luợng ở các mức: Từ: 11% đến 30%; Từ: 31% đến 60%; và Từ 61% trở lên.

Như vậy, giữa các mức thương tích làm căn cứ định tội và định khung, có một khoảng trống: từ 30 đến dưới 31%; từ 60 đến duới 61% sẽ không được Bộ luật Hình sự quy định. Và do vậy, khi hành vi phạm tội mà gây tổn hại trong khoảng trống này sẽ không bị xử lý với nguyên tắc: không ai bị trừng phạt nếu không có luật.

Tuy nhiên, do việc sai lầm về tư duy lập pháp này mà việc phủ lấp khoảng trống lại dành cho một Thông tư của Bộ Y tế: Thông tư số 20/2014/TT-BYT. Trong đó quy định việc nếu tổng tỷ lệ thương tích (được làm tròn đến 2 số thập phân) mà lớn hơn hoặc bằng 5 thì là tròn thành 01 đơn vị. Nhưng rất tiếc, thông tư này cũng lại bỏ trống phần làm tròn đối với phần thập phân nhỏ hơn 5. Mặc dù vậy, việc làm tròn thương tích để lfm căn cứ định tội và định khung đối với tội danh dựa vào Thông tư này là một sự vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và nguyên tắc tối cao của Bộ luật Hình sự như vừa nêu ra.

Tôi vẫn không hiểu lý do gì mà các nhà lập pháp luôn bỏ trống khoảng trị số với một đơn vị như vậy trong khi soạn thảo Bộ luật lớn và quan trọng như vậy? Trước đây, còn có tình trạng hình phạt giữa các khoản của một điều luật chồng lắp vào nhau dẫn đến một sự xung đột về nguyên tắc xác định tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm (điều này rất may là đã được khắc phục tại BLHS 2015).

Vì Bộ luật Hình sự hiện hành không quy định tội danh mà các tội có liên quan đến mức độ thương tích của thể nhân ở vào các khoảng trống nêu trên, nên việc Thông tư của Bộ Y tế tự đưa ra căn cứ để quy định (đẩy) một hành vi nào đó đang không bị xử lý trách nhiệm hình sự lại trở thành một tội phạm là một sự xâm phạm nghiêm trọng vào luật pháp và các quyền cơ bản của con người được hiến pháp bảo hộ.

Công an và chuyện các bà đánh ghen

Kông Kông

28-8-2018

Hiện tượng các bà vợ đánh ghen công khai và tàn nhẫn xảy ra rất phổ biến. Tình địch bị đánh hội đồng, bị lột hết áo quần, xén tóc, xát muối ớt vào vùng kín … không lạ. Lại còn nhờ con cái hoặc bè bạn hỗ trợ nữa… vì đó là “tự vệ hợp pháp”. Công an chống cướp, các bà cũng chống “cướp” – “cướp chồng”!

Hỏi đáp về biểu tình

Hồ Quang Huy

26-8-2018

1. Việt Nam chưa có luật biểu tình, như vậy người dân biểu tình có sai không?

Không sai! Nếu nói họ sai trái (vi phạm pháp luật) là phải nói họ đã vi phạm điều khoản nào của luật, trong khi đó không có luật nào cấm biểu tình. Như vậy không có luật biểu tình là họ có quyền biểu tình tự do nhưng không được vi phạm các văn bản pháp luật hiện có.

Hãy cẩn thận, vì chúng đã mất hết tính người!

FB Đỗ Cao Cường

23-8-2018

Tài khoản Facebook tự nhiên bị vô hiệu hóa, một bài viết với nội dung bình thường, ngôn từ nhã nhặn, đã tồn tại từ rất lâu thì nay bọn Việt gian mượn cớ để bịp mồm tôi lại.

Bí thư, Chủ tịch thì trên luật?

FB Mai Quốc Ấn

23-8-2018

Ông Hoàng Văn Hùng, Ủy viên Ủy ban Tư pháp Quốc Hội cho biết trong quá trình làm việc tại 2 tỉnh, thành phố lớn ở phía Nam, có bí thư một thành phố tuyên bố: “Tôi còn làm bí thư thì tôi chưa chấp hành bản án này!” Bản án ở đây là án hành chính mà người dân kiện chính quyền.

Hiện tượng lãnh đạo chính quyền địa phương không tham gia đối thoại, không tham gia phiên tòa, thậm chí không chấp hành các bản án đã có hiệu lực có ở nhiều nơi.

Giải pháp cho kiến tạo công lý

FB Ngô Ngọc Trai

18-8-2018

Mới đây Ban chấp hành Trung ương họp bàn về vấn đề cải cách tiền lương cho cán bộ công chức.

Là những người công tác trong lĩnh vực tư pháp, chúng tôi thấy rằng mức lương của cán bộ ngành Tòa án hiện nay quá thấp trong khi công việc họ giải quyết chịu nhiều áp lực.

Một cán bộ Tòa án đã có 10 năm làm việc mà tổng mức lương và phụ cấp mỗi tháng chỉ khoảng 7, 8 triệu đồng. Thư ký tòa án đã 10 năm làm việc lương chỉ khoảng 7 triệu đồng, Thẩm phán được khoảng 8 triệu đồng. Đó thực sự là mức lương quá thấp của cán bộ ngành Tòa án.

Tư pháp kiểu gì?

FB Mai Quốc Ấn

15-8-2018

Báo Pháp luật Việt Nam viết 3 kỳ về một vụ án kỳ lạ tại Hà Tĩnh. Lý do tôi quan tâm chính là các chứng cứ mà cơ quan cảnh sát điều tra đưa ra. Tòa án ND và Viện kiểm sát ND tỉnh Hà Tĩnh xử án không khác gì “hợp thức hóa” kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra.

Vài vấn đề pháp lý liên quan đến vụ “xúc phạm quốc kỳ” của Huỳnh Thục Vy

FB Phạm Lê Vương Các

9-8-2018

Ảnh: FB Huỳnh Thục Vy

1. Khi xác định được đối tượng liên quan đến một vụ án hình sự đã được khởi tố thì Cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền triệu tập họ lên làm việc. Khi triệu tập đến lần thứ 3 mà đối tượng bị triệu tập vẫn không tự nguyện chấp hành lên làm việc theo yêu cầu, thì công an có thể sử dụng đến biện pháp áp giải đối tượng đến địa điểm làm việc theo giấy triệu tập. Sáng nay, công an thị xã Buôn Hồ (Đắc Lắc) đã tiến hành áp giải Huỳnh Thục Vy lên làm việc sau khi đã gửi giấy triệu tập lần thứ 4 mà Vy vẫn không chấp hành.

2. Luật pháp của nhiều quốc gia dân chủ không có tội “xúc phạm quốc kỳ”, vì hành vi xúc phạm hay phỉ báng (nếu có) lại là một yếu tính của quyền tự do quan điểm và biểu đạt của công dân. Luật nhân quyền quốc tế cũng có cái nhìn tương tự khi Uỷ ban Nhân quyền LHQ thông qua Bình Luận Chung số 34 đã khuyến nghị các quốc gia cần phải loại bỏ việc hình sự hoá đối với các hành vi thiếu tôn trọng hay xúc phạm đến các biểu tượng của quốc gia như quốc kỳ.

Về tội chống người thi hành công vụ

FB Ngô Ngọc Trai

9-8-2018

Ông Đặng Văn Hiến bị tòa tuyên tử hình vì chống cưỡng chế đất đai. Ảnh: internet

Lâu nay nhiều người bị xử lý hình sự về tội chống người thi hành công vụ trong khi pháp luật lại chưa xác lập một nội dung rõ ràng về công vụ. Mặc dù vậy có thể hiểu công vụ là việc làm của cán bộ nhà nước thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật quy định.

Như vậy có hai điều kiện tiên quyết đó là người thực hiện là cán bộ công chức nhà nước và việc làm phải đúng chức năng nhiệm vụ theo pháp luật.

Vậy nếu việc làm của cán bộ công chức mà không đúng quy định pháp luật, ví như sai về thẩm quyền, sai về cơ sở căn cứ pháp lý, sai về trình tự thủ tục, thì đó không phải là công vụ. Và đương nhiên người dân không có nghĩa vụ phải chấp hành hợp tác với một việc làm sai.

Giết tôi, rồi hãy bắt tôi im lặng

FB Đỗ Cao Cường

8-8-2018

Hải Phòng, Hải Dương không chỉ nổi tiếng với Côn Sơn Kiếp Bạc, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, bánh gai, bánh đậu xanh, bánh đa cua… mà còn có cả bánh chưng đất gà cắm tăm, cùng rất nhiều băng đảng xã hội đen, những kẻ bỏ học từ sớm, thích thể hiện và ưa bạo lực.

Khủng hoảng Đồng Tâm: Chìa khóa giải quyết đang nằm trong tay ai?

Nguyễn Đăng Quang

6-8-2018

Cuộc khủng hoảng Đồng Tâm vẫn đang bế tắc. Người dân đã hai lần gửi TÂM THƯ đến HNTƯ7 và Kỳ họp lần thứ 5 Quốc hội vừa qua, nhưng không có ai trả lời họ. Mới đây, cụ Lê Đình Kình, người được coi là thủ lĩnh của người dân Đồng Tâm, với danh nghĩa người bị hại trong biến cố Đồng Tâm, đã gửi tới Ủy ban Tư pháp Quốc hội và bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban này một “Thư công dân gửi ĐBQH”.

Thư gửi qua “Chuyển phát nhanh”, song đến nay đã hơn 2 tháng mà chẳng một ai hồi âm hay phúc đáp cả! Cụ Kình nhờ tôi hỏi giúp việc này. Tôi có điện hỏi bà Lê Thị Nga, được bà cho biết là chưa nhận được, và đề nghị tôi nhắn cụ Kình gửi lại cho riêng bà, đừng gửi cho ai khác.

Trong biến cố Đồng Tâm 15/4/2017, cụ Lê Đình Kình bị bắt trái phép và bị đánh dã man, dẫn đến thương tích suốt đời. Sau khi xuất viện, cụ Kình đã lên tiếng tố cáo 4 sỹ quan LLVT là những thủ phạm và thủ ác. Đặc biệt, cụ Kình nêu đích danh Trung tá Trần Thanh Tùng, Phó trưởng CA huyện Mỹ Đức là kẻ thủ ác đánh đập dã man và gây thương tích cho cụ.

Sự việc xảy ra giữa ban ngày, có sự chứng kiến của người dân địa phương. Do vậy, việc điều tra, xác minh là chuyện đơn giản, không có gì khó khăn! Nhưng quá bất ngờ và vô cùng trắng trợn, sáng 7/11/2017, Đại tá Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc CA Hà Nội, là ĐBQH của Tp. Hà Nội (vừa được phong hàm Thiếu tướng), trước diễn đàn Quốc hội, đã ngang nhiên chối tội cho cấp dưới, ông tuyên bố Trung tá Tùng hôm đó chỉ là người có mặt, chứ không phải là người đánh đập, gây thương tích cho cụ Kình!

Nếu ông Đào Thanh Hải chỉ chối tội cho thuộc cấp thì là một lẽ, nhưng ông ta lại độc địa, đổi trắng thay đen, vu oan giá họa cho người thân trong gia đình là thủ phạm đánh đập, gây thương tích cho cụ Kình, thì đây lại là một việc rất nghiêm trọng, nhất thiết phải làm rõ! Ngay sau khi ông Đào Thanh Hải rứt lời vu khống người dân, ĐBQH Dương Trung Quốc đã lên tiếng phản bác, nhưng ông Đào Thanh Hải né tránh, chỉ im lặng, không dám đối đáp, trả lời.

Để rộng đường dư luận, và được sự đồng ý của đương sự, tôi xin trích dẫn một phần bức thư của cụ Lê Đình Kình gửi UBTP và bà Chủ nhiệm Lê Thị Nga như sau:

Phòng họp Diên Hồng là nơi thiêng liêng không chỉ của Quốc hội, mà nơi đây còn là biểu tượng cho tinh thần trung dũng của đất nước và dân tộc Việt Nam, là nơi chỉ được phép nói những lời cương trực và trung nghĩa! Trắng trợn phủ nhận sự thực, độc địa đổ tội cho dân lành, Thiếu tướng, Phó Giám đốc Công an Hà Nội Đào Thanh Hải đã làm ô uế nơi thiêng liêng này, do vậy hoàn toàn không xứng đáng làm ĐBQH và không nên xuất hiện trở lại ở phòng họp này thêm lần nào nữa! Nếu Thiếu tướng ĐBQH Đào Thanh Hải có đủ bằng chứng xác định con cháu tôi phạm tội như ông đã khẳng định, với danh nghĩa cá nhân, và đồng thời thay mặt cho đại gia đình, tôi trịnh trọng yêu cầu ông Hải, trên tinh thần thượng tôn pháp luật và với trách nhiệm Phó Giám đốc CA Hà Nội, phải khởi tố hình sự những thủ phạm đã gây thương tích suốt đời cho tôi, cho dù chúng là con đẻ hay cháu ruột tôi!

Ông Đào Thanh Hải trơ trẽn đổ tội cho dân lành trong khi Đoàn thanh tra Bộ Công an chưa cử cán bộ nào về gặp người dân địa phương để tiến hành thanh tra, và nhất là Bộ Công an chưa công bố bản Kết luận thanh tra vụ việc nghiêm trọng này! Như vậy, Đại tá Đào Thanh Hải không chỉ vi phạm kỷ luật ngành Công an, kỷ luật ngành Thanh tra mà còn đồng thời phạm vào 2 tội danh hình sự: “Tội vu khống” quy định tại Khoản 2 Điều 156 Bộ Luật hình sự 2015, và tội “Không truy cứu trách nhiệm người có tội” (tức bỏ sót tội phạm) quy định tại Khoản 2 Điều 294 Bộ Luật hình sự hiện hành!

Vụ việc nghiêm trọng này, tôi đã nhiều lần công khai tố cáo kẻ thủ ác, ngoài ra tôi còn nhận định đây còn là “mưu đồ thủ tiêu để bịt đầu mối, không cho tôi tố cáo toàn bộ sự thật vụ cướp đất nông nghiệp ở cánh đồng Sênh”!  Nhưng thật đáng tiếc, đến nay vẫn chưa có cơ quan thực thi pháp luật nào đến gặp tôi để xác minh, tìm hiểu và điều tra vụ việc tôi đã tố cáo!” (hết trích).

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Có lẽ trên diễn đàn QH đến nay chưa có ĐBQH nào trắng trợn vu khống, đổ tội cho dân lành như ông Đào Thanh Hải. Bằng việc gửi thư đến UBTP Quốc hội, cụ Kình mong muốn hiện tượng trên từ nay phải chấm dứt, không thể lặp lại nữa, chứ cụ không coi đây là đơn tố cáo hoặc yêu cầu khởi tố! Tuy chỉ là một lão nông, nhưng cụ Lê Đình Kình là người rất mẫn tiệp, giầu lòng vị tha, có nhãn quan và tư duy chính trị sắc sảo, đặc biệt cụ có tấm lòng nhân văn sâu sắc, hơn hẳn rất nhiều cán bộ lãnh đạo “cấp chiến lược” ngày nay! Dù biết mình là nạn nhân, là đối tượng mà “người ta” không ưa, tìm mọi cách hãm hại, thậm chí cả “thủ tiêu để bịt đầu mối”, nhưng không vì thế mà cụ Kình nuôi sự thù hận và tìm cách trả thù!

Nhiều lần tâm sự với tôi về cách giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong xã hội hiện nay, cụ thể là cuộc khủng hoảng Đồng Tâm, cụ xác quyết 3 nguyên tắc sau đây:

Một là: Dứt khoát loại bỏ sử dụng vũ lực. Cụ nói: “Vũ lực chỉ sử dụng với kẻ thù khi không còn con đường nào khác. Tuyệt đối không bao giờ dùng vũ lực để chống lại nhân dân. Bạo lực sẽ đẻ ra bạo lực, đó là quy luật và hậu quả tất yếu”!

Hai là: Con đường pháp lý bao giờ cũng tốt hơn bạo lực! Song không nên đặt nó lên hàng đầu. Ta chỉ nên dùng đến một khi các phương thức đối thoại, hòa giải thất bại!

Ba là: Phải đối thoại, hòa giải. Mọi mâu thuẫn và bất ổn trong xã hội đều có thể được hóa giải thông qua đối thoại và hòa giải. Trong đối thoại phải thực tâm và nghiêm túc thực thi những điều đã thỏa thuận. Đây là nguyên tắc tối thượng!

Ba nguyên tắc xuyên suốt này được thể hiện rất rõ trong 2 TÂM THƯ người dân Đồng Tâm đã gửi cho Trung ương Đảng và Quốc hội không lâu trước. Dưới đây, tôi nêu tiếp một ý nhỏ về tư duy này trong thư cụ Kình gửi bà Lê Thị Nga và UBTP Quốc hội nói trên:

Một số luật sư có tâm sẵn sàng trợ giúp pháp lý nếu gia đình tôi đệ đơn khởi kiện ĐBQH Đào Thanh Hải trước pháp luật về tội vu khống trước diễn đàn QH sáng 7/11/2017. Tôi đang suy nghĩ nghiêm túc vấn đề này. Nhưng mặt khác tôi luôn có suy nghĩ: Con đường pháp lý đương nhiên là tốt hơn bạo lực, nhưng chỉ nên dùng đến khi con đường hòa giải thất bại. Kiện cáo là biện pháp cuối cùng khi không còn khả năng nào khác! Bởi vậy tôi cần cân nhắc thận trọng trước khi nhờ đến tấm lòng của các luật sư!”

Rồi cụ đề xuất: “Trên cơ sở suy nghĩ và với thiện chí như vậy, tôi viết thư này kính đề nghị bà Chủ nhiệm và quý Ủy ban Tư pháp Quốc hội xem xét thấu đáo đơn này của tôi cũng như TÂM THƯ của nhân dân Đồng Tâm đã gửi đến Kỳ họp lần thứ 5 Quốc hội Khóa XIV hôm 20/5 vừa qua, nhằm góp phần tìm ra nguyên nhân gốc rễ dẫn đến cuộc khủng hoảng Đồng Tâm ngày 15/4/2017, để đề xuất với Trung ương Đảng và Chính phủ có quyết sách khôn khéo và kịp thời CỨU VÃN tình thế và CỨU người dân Đồng Tâm chúng tôi!” (hết trích).

***

Kính thưa quý độc giả,

Mọi nhà nước trên thế giới đều mong muốn công dân của mình ai cũng tốt. Những công dân có tư tưởng ôn hòa, luôn thiện chí và thượng tôn pháp luật đều rất quan trọng và rất quý đối với mọi chính thể quốc gia. Cụ Lê Đình Kình và đại đa số người dân Đồng Tâm là những công dân như vậy! Điều quan trọng là chính quyền các cấp của ta cần loại bỏ tư duy và nếp nghĩ xưa nay luôn cho rằng mọi đường lối, chính sách của mình là tuyệt đối đúng, người dân phải nghiêm chỉnh chấp hành, ai không đồng tình là người đó chống lại nhà nước.

Trong cuộc khủng hoảng Đồng Tâm, người viết bài này cũng như tuyệt đại đa số người dân đều mong muốn Trung ương Đảng, Quốc hội và các cơ quan chức năng cần hồi đáp đơn thư và các nguyện vọng, kiến nghị của người dân. Tiếp đến là cần sớm giải quyết và loại bỏ nguyên nhân gốc rễ gây ra khủng hoảng. Sau nhiều lần về Đồng Tâm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, cũng như sau khi trao đổi, bàn bạc kỹ với cụ Kình, tôi mạn phép nêu 3 đề xuất như là giải pháp bước đầu tháo gỡ cuộc khủng hoảng như sau:

1/. Trước hết, Trung ương chỉ đạo Thanh tra Chính phủ vào cuộc. Người dân mong chờ Thanh tra Chính phủ làm rõ nguyên nhân gốc rễ cuộc khủng hoảng Đồng Tâm, đồng thời xác định nguồn gốc đất và tình trạng pháp lý 59ha đất nông nghiệp ở cánh đồng Sênh. Trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ cho thu hồi bản Kết luận đầy tai tiếng số 2346/KL-TTTP ngày 19/7/2017 của Thanh tra Hà Nội!

2/. Để yên lòng dân và cũng là để giữ đúng cam kết của người đứng đầu bộ máy hành chính Thủ đô, Ban Giám đốc Công an Tp. Hà Nội công bố quyết định đình chỉ điều tra và cho thu hồi quyết định khởi tố hình sự số 129/PC44-Đ2 ban hành hôm 13/6/2017;

3/. Lãnh đạo BCA cho công bố Kết luận thanh tra vụ bắt, đánh đập dã man và gây thương tích suốt đời cho cụ Kình sáng hôm 15/4/2017 (nếu đã hoàn tất thanh tra). Nếu chưa thực hiện thanh tra, đề nghị đoàn Thanh tra phải về gặp những người đã chứng kiến sự việc đã diễn ra sáng 15/4/2017  để xác minh và lấy lời khai nhân chứng!

Vâng, có lẽ ngày nay không có chính quyền nhà nước nào hoàn hảo, chính quyền nào cũng có thể phạm sai lầm! Sai lầm trong hoạch định đường lối, nhất là trong việc điều hành, thưc thi chính sách là điều khó tránh khỏi. Thay vì tìm mọi cách thắng dân, chính quyền hãy dũng cảm nhận sai và điều chỉnh kịp thời. Tôi biết và xin đoán chắc, người dân Đồng Tâm không cố chấp, họ nói với tôi là sẵn sàng bàn giao 59ha đất ở cánh đồng Sênh cho UBND Tp.Hà Nội sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, hoặc chuyển giao cho bất cứ doanh nghiệp nào, nhưng phải trên cơ sở thỏa thuận và bồi thường thỏa đáng.

Quyết sách cởi nút thắt cho cuộc khủng hoảng Đồng Tâm là sự dũng cảm, và không ai có thể làm thay các cơ quan chức năng của Trung ương và của Thành phố Hà Nội! Giải quyết dứt điểm vụ việc Đồng Tâm, chắc chắn Đảng và Chính phủ sẽ không còn mệt óc, đau đầu, và điều quan trọng nhất là thu phục trở lại lòng tin của người dân. Có lòng tin nơi dân chúng là có tất cả! Giải quyết khủng hoảng Đồng Tâm sẽ là bước khởi đầu thuận lợi, mở ra việc giải quyết nhiều vụ bế tắc tương tự, thậm chí còn khó khăn và nghiêm trọng hơn đang tồn tại ở nhiều nơi trên đất nước ta khắp từ Nam ra Bắc trong hàng chục năm qua.

Rất mong 3 đề xuất trên sẽ được ưng thuận, khởi sự cho mọi sự tốt lành!

____

P/s: Xin mời độc giả đọc bản scan “Thư công dân gửi ĐBQH” của cụ Lê Đình Kình.

Cần khởi tố vụ Chủ tịch xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, hành hung, quỵt nợ, chiếm đoạt tài sản

Hướng Dương Nguyễn Bảo

6-8-2018

Ngày 7/2/, 4/5/2018 Ngày Mới online, thuộc báo Người Cao Tuổi đăng bài: “Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình: Hành vi côn đồ tại công sở xã Thanh Trạch bao giờ xử lý? và bài “Vụ côn đồ hành hung dân tại trụ sở UBND xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch: Không lẽ để vụ việc chìm xuồng?” Hai bài báo phản ánh vụ côn đồ gồm 7 người, hành hung khách ngày 29/12/2017 ngay tại công sở UBND xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Lào, Chủ tịch xã. Trước đó, ngày 5/1/ và 5/5/2018 Tiếng Dân cũng có bài báo kịp thời phản ánh việc Chủ tịch xã này có dấu hiệu đồng phạm, do liên quan đến khoản nợ tồn đọng kinh tế nhưng không muốn trả.

Sau khi báo chí liên tục lên tiếng, ngày 10/7/2018 tại Công an huyện Bố Trạch, ông Nguyễn Xuân Hồng, thôn Thanh Khê, là cán bộ quản lý chợ thuộc UBND xã Thanh Trạch đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật, đánh lái xe Nguyễn Minh Linh và ông Nguyễn Minh Mẫn (trú tại Lộc Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) khi họ đến làm việc với Chủ tịch UBND xã Thanh Trạch.

Vấn đề này, ông Hồng xin bồi thường thiệt hại sức khỏe, tài sản điện thoại di động iPhone 6 của lái xe bị hủy hoại (đá vỡ). Tiền xăng xe, ngày công đi lại gõ cửa các cơ quan chức năng hàng chục lần, nhưng tại thời điểm đó người bị hại chỉ tính 12 buổi x 400.000 = 4.800.000đ. Chủ tịch xã Nguyễn Văn Lào và cả nhóm 7 người phải chịu trách nhiệm bồi thường, nhưng kéo dài dây dưa đến nay chưa được xử lý nghiêm.

Khoản nợ gốc Hợp đồng quảng cáo trên báo chí năm 2010 là 5 triệu đồng do Chủ tịch xã này có dấu hiệu vi phạm tại Điều 136 (đồng phạm đánh người) để thực hiện Điều 168 hoặc Điều 174 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) Bộ luật hình sự 2015. Tổng cộng: 9,8 triệu đồng (chưa kê tiền bồi thường tổn hại về danh dự, nhân phẩm, quyền con người, quyền công dân bị xâm hại ngay tại trụ sở làm việc của UBND xã Thanh Trạch, mà Chủ tịch xã là người đứng đầu và đồng phạm phải chịu trách nhiệm chính).

Vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Hồng nói rằng: “Tôi về sẽ báo cáo lại và đề nghị với Chủ tịch Nguyễn Văn Lào nên khắc phục hậu quả bồi thường theo quy định để xin bỏ qua khởi tố hình sự”(!?)

Nội dung đơn (09/7/2018) và ý kiến người bị hại, Biên bản ngày 10/7/2018, ông Lê Xuân Quân – cán bộ Đồn Thanh Hà, thuộc Công an huyện Bố Trạch, được phân công làm việc đã tiếp nhận nội dung đề nghị của người bị hại. Ngày 11/7/2018, cả hai ông Nguyễn Minh Mẫn và Nguyễn Minh Linh có đơn kiến nghị Công an huyện Bố Trạch cần khởi tố vụ án liên quan đến người đứng đầu UBND xã, không chỉ vô trách nhiệm mà còn có dấu hiệu đồng phạm, cùng côn đồ đánh người có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để “quỵt” nợ, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công dân tại Điều 168, Điều 174 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Bộ luật hình sự 2015).

Việc nợ tồn đọng, trước đó ngày 29/12/2015, ông Trần Quang Vũ, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch đã có ý kiến chỉ đạo: “Đ/c Chủ tịch UBND xã Thanh Trạch xem xét, giải quyết dứt điểm nội dung mà quý báo nêu” tại công văn số 596/KTNT, ngày 29/12/2015 của Tổng Biên tập báo Kinh tế Nông thôn. Thế nhưng mãi đến nay, Chủ tịch Nguyễn Văn Lào vẫn trì trệ và không trả lời theo luật định.

Vấn đề này, người bị hại sau khi trực tiếp kiến nghị xử lý đảng viên, cán bộ thuộc thẩm quyền của Ban thường vụ, Bí thư Huyện ủy Bố Trạch ông Phan Văn Gòn và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy cũng cho rằng: đang đợi CA huyện làm rõ, báo cáo để có cơ sở xử lý nghiêm vụ việc này mà người bị hại, dư luân và báo chí đã lên tiếng.

Trao đổi vấn đề này, Đại tá Đặng Văn Hoành, Thượng tá Trần Xuân Sang – Ban chỉ huy Công an huyện Bố Trạch cho rằng: “Đơn người bị hại kiến nghị khởi tố ông Nguyễn Văn Lào có hành vi như đã nói trên xảy ra tại UBND xã Thanh Trạch mà báo chí đã lên tiếng, hiện đang làm”.

Dư luận tiếp tục đề nghị Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình quan tâm, chỉ đạo Công an huyện Bố Trạch kịp thời khởi tố vụ án này để làm rõ hành vi nói trên theo quy định của pháp luật. Đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy; UBKT Huyện ủy Bố Trạch xử lý nghiêm tư cách, phẩm chất đạo đức của Chủ tịch Nguyễn Văn Lào cùng cán bộ Công an xã và cán bộ CA Đồn Thanh Hà, liên quan sai phạm nói trên.

Cần loại ngay những cán bộ tiêu cực, thoái hóa, biến chất ra khỏi bộ máy của Đảng và Chính quyền cơ sở để làm trong sạch đội ngũ, tạo dựng và khôi phục lại niềm tin trong quần chúng, nhân dân địa phương.

Ngày 10/7/2018, ông Nguyễn Xuân Hồng công nhận vi phạm pháp luật, xin bồi thường tiền thuốc điều trị và tài sản bị hủy hoại. Số tiền còn lại 9,8 triệu đồng, Chủ tịch Nguyễn Văn Lào phải chịu trách nhiệm chính.
Kiến nghị khởi tố vụ án do vi phạm Điều 136 để thực hiện Điều 168, Điều 174 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) Bộ luật hình sự 2015.

Một số điểm mới tiến bộ của pháp luật hình sự

FB Ngô Ngọc Trai

5-8-2018

Một trong những điểm mới tích cực là Bộ luật tố tụng hình sự cho phép các nghi phạm được mời luật sư ngay từ sớm.

Trước đây theo luật cũ nhiều người gồm Giám đốc các doanh nghiệp, Giám đốc Ngân hàng và các nghi can hình sự nói chung, mặc dù chưa bị khởi tố nhưng thường hay bị cơ quan điều tra triệu tập làm việc.

Một năm công khai các bản án – Không như Chánh án mơ

Luật Khoa

Trần Long Vi

5-8-2018

Ảnh: Báo Thanh tra

Hơn một năm trước, Chánh án Toà án Nhân dân Tối Cao, Nguyễn Hoà Bình, đã làm một việc hơn hẳn những người tiền nhiệm khi khai trương một trang mạng để người dân có thể đọc các bản án, quyết định của các thẩm phán.

Việc cho người dân đọc các bản án, tài liệu của toà án là chuyện đương nhiên ở rất nhiều nước dân chủ, nhưng đối với ông Bình thì “đây là một quyết định rất dũng cảm của TAND Tối cao”.

Thêm một bất cập, yếu kém trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự hiện nay

FB Ngô Ngọc Trai

2-8-2018

Trong cuốn hồi ký của ông Lý Quang Diệu có tiêu đề ‘Từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất’, ông Diệu đã tường thuật lại công cuộc chống tham nhũng của đất nước Singapore do ông khởi xướng, điều đã giúp đất nước của ông xếp vào hàng ngũ các quốc gia ít tham nhũng nhất khu vực Châu Á vào năm 1997, trên cả Hồng Kong và Nhật Bản, xếp thứ 7 trên toàn thế giới cho thành tích vắng mặt tham nhũng vào năm 1998.

Cùng nhau chiêm ngưỡng “lòng nhân đạo” của pháp luật Việt Nam

Trung Nguyễn

1-8-2018

Tòa án và công an đã tiếp tục lập nhiều “thành tích” “đặc biệt xuất sắc” trong việc chứng minh cho người dân Việt Nam và cả thế giới thấy luật pháp ở Việt Nam là luật rừng đúng nghĩa.

Trần Huỳnh Duy Thức: “Đề nghị miễn hình phạt còn lại”

FB Trần Huỳnh Duy Thức

30-7-2018

Vào ngày 28/7/2018 gia đình vừa đi thăm anh Thức về, gửi đến mọi người những thông tin cập nhật về việc đấu tranh tự do của anh Thức.

Ngày 28/1/2018 anh Thức làm đơn “Đề nghị giảm hình phạt” gửi đến Chánh án TAND Tp.HCM và cơ quan thi hành án hình sự Tòa án ND Tp. HCM.

Cướp tài sản của… chính mình!

LS Đặng Đình Mạnh

30-7-2018

Không tính thời mông muội, thì từ khi loài người sống có pháp luật cho đến nay, hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác vẫn luôn luôn bị phê phán về phương diện đạo đức và chế tài về phương diện pháp luật.