Nhân vụ TQ ra lịnh cấm đánh cá ở biển Đông…

Trương Nhân Tuấn

13-5-2020

Nếu Việt Nam thật sự muốn “kiện” Trung Quốc thì lịnh “cấm đánh cá” của Trung Quốc trên Biển Đông là lý do cụ thể để Việt Nam đi kiện.

Kính gửi Viện kiểm sát Nhân dân tối cao

Trương Châu Hữu Danh

13-5-2020

Chỉ trong vòng 16 phút vào ban đêm, trên đoạn đường 12 km không có đèn đường, Hồ Duy Hải đã thực hiện 5 giao dịch: 1/ Cầm đồ; 2/ Về nhà đổi xe; 3/ Ra quán cafe rước bạn; 4/ Chở bạn đến quán cafe khác + trả nợ; 5/ Có mặt ở bưu điện Cầu Voi.

Hơn 1.900 cựu nhân viên Bộ Tư pháp lại kêu gọi Bộ trưởng Bar từ chức

Washington Post

Tác giả: Matt Zapotosky

Dịch giả: Bùi Như Mai

11-5-2020

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr. Ảnh: Politico

Hơn 1.900 cựu nhân viên của Bộ Tư pháp hôm thứ Hai đã lặp lại lời kêu gọi William P. Barr từ chức Bộ trưởng Tư pháp, xác nhận trong một bức thư ngỏ: ông ta “lại một lần nữa không coi luật pháp ra gì cả”, về chuyện ông ta tha bổng cho cựu cố vấn an ninh quốc gia, Michael Flynn.

Thách thức của Vũ ‘Nhôm’ và thử lý giải: Sai ở chỗ nào?

Blog VOA

Trân Văn

12-5-202

Đề nghị của Phan Văn Anh Vũ (Vũ “Nhôm) khi tự bào chữa tại phiên xử phúc thẩm vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “vi phạm các qui định về quản lý đất đai” xảy ra tại Đà Nẵng, rõ ràng là sự thách thức Hội đồng xét xử của Tòa án Tối cao: Chỉ rõ bị cáo đã lợi dụng lãnh đạo nào và lợi dụng thế nào? Nếu Viện Kiểm sát vẫn không đưa ra được chứng cứ vật chất để buộc tội, đề nghị huỷ án sơ thẩm, tuyên bị cáo vô tội (1)…

Vai chuyên chính của ông chánh án và cải cách tư pháp

Tâm Chánh

12-5-2020

Tất nhiên, sẽ thiếu sót nếu đo kết quả cải cách tư pháp chỉ trong hình dung bằng phiên giám đốc thẩm tử tù Hồ Duy Hải.

Công lý bất toàn

Nguyễn Anh Tuấn

12-5-2020

Mong muốn nắm bắt bản chất hay sự thật khách quan của một vụ án để phân xử đúng người, đúng tội quả thật là đẹp.

Một điểm yếu “chết người” của Quyết định giám đốc thẩm trong vụ án Hồ Duy Hải

Trần Vũ Hải

12-5-2020

Trong phiên toà giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải có mục biểu quyết: Quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực, Quyết định kháng nghị số 15/QĐ-VKSNDTC-V7 của VKSNDTC có đúng quy định pháp luật hay không? 17/17 vị thành viên Hội đồng thẩm phán tối cao đã biểu quyết “không đúng quy định pháp luật”.

Yêu cầu điều tra lại vụ án Hồ Duy Hải, yêu cầu khởi tố tội “làm sai lệch hồ sơ vụ án”

Đỗ Cao Cường

11-5-2020

Kính gửi các ông, bà trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Tên tôi là Đỗ Cao Cường, từng công tác tại nhiều báo đài trong nước, nhiều lần gửi tâm thư cho thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cũng đã nhận được sự quan tâm, phối hợp của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ. Do môi trường làm việc không lành mạnh nên tôi trở thành đạo diễn tự do, vẫn âm thầm đồng hành cùng nhiều mảnh đời bất hạnh.

Còn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì đừng mơ công lý

Blog VOA

Trân Văn

11-5-2020

Phán quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao sau khi giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải “giết người” và “cướp tài sản” đã cũng như đang làm nhiều triệu người căm phẫn. Rất nhiều người hoặc lên tiếng đòi công lý cho Hồ Duy Hải hoặc bày tỏ sự nghi ngờ về cái gọi là “công lý” ở Việt Nam.

Những kẻ làm báo chí đểu giả, hèn hạ và phi nhân tính

Đoàn Bảo Châu

11-5-2020

Một bài viết về vụ án Hồ Duy Hải trên báo VTC đã bị cộng đồng mạng chỉ trích dữ dội. Ảnh: VTC

Các bạn đồng nghiệp VTC. Khả năng ngôn ngữ của tôi bất lực trước sự ngu xuẩn, sự vô nhân đạo và khả năng bưng bô quyền lực của các bạn.

À, mà tôi cũng xin chữa lại là tôi không phải đồng nghiệp của các bạn, bởi mỗi khi viết bài, chụp ảnh, tôi là một phóng viên chân chính, tôi phụng sự sự thật, lương tâm, công lý, chứ các bạn là một lũ lưu manh theo đóm ăn tàn, viết theo định hướng bất kể hướng ấy là hướng gì, nơi địa ngục đầy quỷ hay nơi nhơ nhớp bẩn thỉu ô trọc.

17/17

Đặng Sơn

11-5-2020

“Bản án là nơi những con người bằng xương bằng thịt theo đuổi niềm tin về công lý của chính bản thân mình. Bản án là nơi các quan điểm, cách tiếp cận, cách diễn đạt và các học thuyết chính trị – pháp lý được đưa vào thực tiễn; với động lực lý giải những hành vi được “giả định” là đã diễn ra thông qua hệ thống bằng chứng được thu thập một cách quy chuẩn, hợp pháp.

Vấn đề tố tụng trong vụ án Hồ Duy Hải

Đặng Đình Mạnh

11-5-2020

Theo dõi qua vụ án Hồ Duy Hải, công chúng đã dần quen tai với khái niệm “tố tụng”, điều mà Hội đồng Thẩm phán TANDTC thừa nhận có sai sót nhưng lại cho rằng không làm thay đổi bản chất vụ án… Cho nên, tòa án các cấp tuyên xử Hồ Duy Hải có tội và phải chịu hình phạt tử hình là có cơ sở.

Ông Nguyễn Hòa Bình không chỉ im lặng trước các tội ác của Trung Quốc đối với ngư dân đồng quê

Menras André

10-5-2020

Ông Tập Cận Bình phát biểu hơn 20 phút trước Quốc hội Việt Nam ngày 06/11/2015. Ảnh: REUTERS/Hoang Dinh Nam

Tôi đã gặp Ông Nguyễn Hoà Bình mấy năm trước đây nhờ sự giới thiệu của một đồng chí (nhưng mà tốt), người Đà Nẵng. Lúc ấy ông Bình làm bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi. Tôi đã nói hết lo ngại của tôi về số phận của các ngư dân Bình Châu, Lý Sơn miền Trung bị TQ tấn công khi họ đi mưu sinh tại quần đảo Hoàng Sa.

Tôi chứng kiến

Đỗ Nguyễn Mai Khôi

10-5-2020

Để kêu oan cho con trai, suốt 12 năm qua, người mẹ này đã không hề ngại làm bất cứ chuyện gì.

Vụ Hồ Duy Hải: Phiên giám đốc thẩm bị chính trị hoá

RFA

Nguyễn Hoàng

10-5-2020

Nguyễn Phú Trọng hô hào “Nhốt quyền lực vào lồng” chỉ là một vế của phương trình. Còn vế thứ hai ông Trọng quên không nhắc đến, đó là “và phải giao chìa khoá của cái lồng ấy cho nhân dân”. Thiếu “tam quyền phân lập”, phiên kháng nghị giám đốc thẩm tử tù Hồ Duy Hải biến thành màn bi hài kịch về nền tư pháp mù loà của Việt Nam.

Từ tháng 11/2019, sau nhiều năm im lặng khi án tử hình Hồ Duy Hải được tạm hoãn, Viện Kiểm sát Tối cao (VKSTC) đột nhiên loan báo kháng nghị bản án tử hình ấy theo hình thức giám đốc thẩm. Cơ quan này khẳng định, có đủ căn cứ để kháng nghị hai bản án (sơ thẩm, phúc thẩm) nhằm làm rõ những mâu thuẫn, thiếu sót trong tố tụng và việc tái điều tra là thật sự cần thiết. Tòa án Tối cao (TATC) tổ chức phiên giám đốc thẩm trong ba ngày (từ 6 – 8/5) nhưng rồi vẫn bác kháng nghị và tuyên y án.

Trong phiên giám đốc thẩm tuy thừa nhận có đến hàng chục lỗi (có tài liệu thống kê chính xác phạm tất cả đến 40 lỗi) về tố tụng, mà TATC vẫn khẳng định là không thay đổi bản chất vụ án thì thật là “bó tay chấm com!” Theo Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự (BLTTHS), điều 4 “Giải thích từ ngữ”, tại khoản 1 có tất cả 14 khái niệm được giải thích, không có khái niệm nào được định danh là “bản chất vụ án”.

Điều 15 trong Bộ luật thượng dẫn đã bác bỏ khái niệm “bản chất vụ án”. Đúng thế, khi vụ án hình sự diễn ra, người có thẩm quyền phải “xác định sự thật của vụ án”, chứ không phải lo xoay xở định nghĩa “bản chất vụ án”. Dù có đổi hay không đổi cũng hoàn toàn sai, vì trong BLTTHS ấy không quy định. Như vậy, 17 người trong cái gọi là “Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao” (HĐTP) đã vi phạm vào mục o khoản 1 điều 4 và điều 15 của BLTTHS. Nói cách khác, kết luận “Sai sót tố tụng không làm thay đổi bản chất vụ án” là vô nghĩa, phi pháp và hoàn toàn không chuyên nghiệp của 17 người mang danh thạc sĩ – tiến sĩ luật.

Mọi khuất tất đáng ra phải hướng vào nghi can nghiện ma túy, kẻ hằn học thất tình và là nghi can rõ nhất, có tên là Nguyễn Văn Nghị (cháu của bà cựu phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa). Nhưng Nghị đã được cảnh sát điều tra cho cao chạy xa bay. Mọi bằng chứng đều gỡ tội cho Hồ Duy Hải. Căn cứ duy nhất buộc tội Hải là lời cung nhận tội của Hải. Lời cung nhận tội bởi nhục hình, ép cung ấy đã dẫn đến nỗi ô nhục của các quan tòa. Nay phiên giám đốc thẩm của TATC với chánh án Nguyễn Hòa Bình cùng 17 cánh tay biểu quyết đã chuốc nỗi ô nhục đó khi 17 cái rô-bốt y án tử hình Hồ Duy Hải. Chỉ ở một nhà nước tận cùng thối nát mới diễn ra một phiên tòa điếm nhục như vậy!

Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng phát biểu: “Rất nhiều cử tri gọi tôi phản ánh và nghi ngờ tính vô tư, công tâm của Hội đồng thẩm phán Tòa Tối cao. Với hồ sơ, vật chứng ngụy tạo, dấu vân tay không phải của Hải, thớt dao mua ngoài chợ đem về, nghi can Nguyễn Văn Nghị là ai, tại sao mất dấu?… Vi phạm tố tụng như vậy mà kết tội là khiên cưỡng!”

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, đã có sự không vô tư và định kiến tư pháp khi ông Nguyễn Hòa Bình từng làm viện trưởng viện kiểm sát tối cao đã không kháng nghị bản án đối với Hồ Duy Hải, mà nay ông Bình là chánh án Toà án Tối cao lại ngồi ghế chủ tọa phiên giám đốc thẩm. Nghĩa là Viện trưởng Nguyễn Hoà Bình không đời nào lại tự vả vào miệng của Chánh án Nguyễn Hoà Bình! Và bản thân điều này cũng là một vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng! Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cũng nghi ngờ  cả cái kết quả biểu quyết 100% của 17 vị Hội đồng thẩm phán là do “bị áp lực”.

Không thể thu gọn về đây các làn sóng phẫn nộ từ mọi loại lề trên các trang mạng xã hội đối với vụ giám đốc thẩm có lẽ là vô tiền khoáng hậu này. Trong mắt nhiều người, diện mạo công lý tại Việt Nam tuy nhơ nhuốc nhưng ít nhất lần này hy vọng được tẩy rửa một phần. Không thể thản nhiên giết một tử tù mà quá trình điều tra, truy tố, xét xử từng bộc lộ vô số dấu hiệu cho thấy hết sức phi pháp và vô nhân. Đó cũng là lý do phán quyết vừa qua của HĐTP của TATC gây phẫn nộ trong công luận.

FB Nguyễn Lân Thắng mỉa mai: Có sai sót nhưng không làm thay đổi bản chất khốn nạn của nền tư pháp xứ Đông Lào… Y án tử hình Hồ Duy Hải! Đồng bào đã sáng mắt chưa? Nghiêm Việt Anh ngao ngán gọi phiên giám đốc thẩm là “trò hề”! Còn Phùng Chí Kiên thì thấy tên mình có thể nằm trong danh sách tử tù dự bị nếu hệ thống xét xử vẫn theo nền tư pháp mọi rợ này. Trương Huy San nhận xét: Công lý và số phận của Hồ Duy Hải có phải đã là ưu tiên quan trọng nhất? “Y án” không đơn giản chỉ để giải cứu uy tín chính trị của chánh án Nguyễn Hòa Bình (khi còn là viện trưởng VKSTC ông đã từ chối kháng nghị). Bằng phán quyết này, thành tích “phá trọng án” của cơ quan điều tra 12 năm trước được bảo vệ, nền tư pháp không phải ghi thêm một án oan vào sổ đen…

Dư luận sẽ còn tố cáo nhiều về quá trình điều tra, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật về tố tụng hình sự. Đặc biệt là vai trò “ba trong một” của Nguyễn Hòa Bình: i) Là phó giáo sư, tiến sỹ luật, thiếu tướng, phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an: Nguyễn Hòa Bình đã đào tạo, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra cho toàn ngành. ii) Là viện trưởng VKSTC, ngày 24/10/2011 Nguyễn Hòa Bình ban hành quyết định không kháng nghị vụ án. Và iii) là chánh án TATC, chủ tọa phiên giám đốc thẩm: Nguyễn Hòa Bình, tuyên bác kháng nghị, giữ nguyên án tử hình.

Nguyễn Hòa Bình với ba vai trò – điều tra, công tố, thẩm phán – trong một tư cách đảng viên. Vì đảng tính, 17 con người có quyền lực nhưng táng tận lương tâm buộc một thanh niên vào chỗ chết trong khi chưa có chứng cứ chắc chắn, có khả năng xảy ra oan trái, đã phạm một tội ác. Thật ra, con người như Nguyễn Hòa Bình không còn lương tâm để xúc động! Bởi cách đây 4 năm, y đã gián tiếp dính vào một vụ án chấn động cả nước khi bảo kê cho đàn em Lê Viết Chữ ở Quảng Ngãi gây ra một tội ác tày đình (Xem “Đốm lửa từ những hùng thần Quảng Ngãi” trong tài liệu tham khảo).

Đấy là chưa kể đến giả thuyết cuối cùng: Vụ giám đốc thẩm vừa qua là một sới vật trước Đại hội 13. Từ Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển, TS. Hoàng Ngọc Giao bình luận với BBC: “Bằng hành động này, người ta khẳng định rằng người ta hoàn toàn đúng và không ai phải chịu trách nhiệm cả. Điều này phải chăng để gỡ vấn đề trách nhiệm cho những người trong suốt quá trình tố tụng ở Long An, rồi sơ thẩm, phúc thẩm – gỡ được trách nhiệm của nhiều cá nhân hiện đang giữ chức vụ cao cấp”.

Một trong “nhiều cá nhân hiện đang giữ chức vụ cao cấp” mà ông Giao nói bóng gió ở đây chính là candidate Tổng bí thư cho Đại hội 13 Trần Quốc Vượng. Cách đây 12 năm, ông Vượng chính là tiền nhiệm của viện trưởng VKSTC Nguyễn Hoà Bình. Nghĩa là khởi thuỷ của vụ án Cầu Voi đầy bí ẩn hoá ra có liên quan đến một yếu nhân “to be” cầm đầu hệ thống lãnh đạo “triệt để và toàn diện” cái xã hội bê bết của Việt Nam hiện nay. Không chỉ vì quyền lợi cá nhân, mà vì uy tín của quan thầy, Nguyễn Hoà Bình dĩ nhiên không bao giờ dám “lật kèo” Trần Quốc Vượng.

Nếu HĐTP phiên giám đốc thẩm vụ án này tuyên hủy hai bản án ấy, phán quyết đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến uy tín, sự nghiệp chính trị của ông Trần Quốc Vượng, nhân vật từng là Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao giai đoạn 2007 – 2011 và giờ là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư? Nếu HĐTP phiên giám đốc thẩm vụ án này tuyên hủy hai bản án ấy, phán quyết đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến uy tín, sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Hòa Bình, nhân vật từng là viện trưởng VKSTC giai đoạn 2011 – 2016 và từ 2016 đến nay là chánh án TATC?

Tài liệu tham khảo:

https://www.voatiengviet.com/a/nguyen-hoa-binh-ho-duy-hai-cau-voi/5411685.html

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/who-can-save-ho-duy-hai-05092020092802.html

https://www.voatiengviet.com/a/ho-duy-hai-nguyen-hoa-binh-tran-quoc-vuong/5411993.html

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52599705

Vụ tử tù Hồ Duy Hải: Cơ hội, niềm tin và cảm xúc

https://baotiengdan.com/2020/05/10/dai-hoi-xiii-dom-lua-tu-nhung-hung-than-quang-ngai/

http://bon-phuong.blogspot.com/2020/05/phap-luat-khong-vi-cong-ly-pham-inh.html

https://baotiengdan.com/2020/05/09/toi-ac-nguyen-hoa-binh/

Thư ngỏ gởi chị Nguyễn Thị Loan, mẹ Hồ Duy Hải

10-5-2020

Thưa Chị Loan, cháu Thu Thủy, gia đình, và LS Trần Hồng Phong. Cho phép tôi đi thẳng vào vấn đề.

Phiên tòa Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải vi phạm pháp luật nghiêm trọng

Thảo Ngọc

10-5-2020

Nhìn lại diễn biến từ ngày xảy ra vụ án mạng giết chết hai cô gái nhân viên Bưu điện Cầu Voi vào tối 13/1/2008, là Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân, cho đến khi kết thúc phiên tòa Giám đốc thẩm ngày 8/5/2020, chúng ta thấy có một sự xuyên suốt như kịch bản của một vở tuồng hoàn hảo.

Cả ba phiên tòa xử vụ Hồ Duy Hải: Vẫn xử như cái thời chưa cải cách tư pháp

Đan Thương

10-5-2020

Chủ nghĩa Mác: Tư pháp nào cũng mang tính giai cấp

Chủ nghĩa Mác coi Tư pháp nói riêng, và Nhà nước nói chung, là định chế có chức năng đàn áp. Đó là công cụ của giai cấp thống trị, chống lại sự phản kháng của giai cấp bị trị.

Cảnh sát Nhật làm thế nào để nghi can khai?

Nguyễn Quốc Vương

10-5-2020

Trong những lần đi dịch cho luật sư Nhật (luật sư chỉ định) bảo vệ cho nghi can người Việt bị tạm giữ, tạm giam, tôi rất tò mò muốn biết “cảnh sát Nhật làm thế nào để nghi can khai nhận tội mình đã gây ra”.

Hồ Duy Hải bán tài sản cho ai?

Trương Châu Hữu Danh

10-5-2020

Vụ Hồ Duy Hải, tôi và nhà báo Minh Tâm – Minh Thông, là 3 người đầu tiên có mặt tại hiện trường (cách cơ quan cũ của tôi – Báo Long An, 6 – 7km). Tôi cũng là người giữ nhiều bút lục nhất (chỉ sau luật sư).

Đây là lúc Ủy ban thường vụ Quốc hội phải thể hiện trách nhiệm

Nguyễn Ngọc Chu

10-5-2020

Hội đồng Thầm phán (HĐTP) Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC), với quyết định bác kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC) về vụ án oan Hồ Duy Hải vào trưa ngày 08/5/2020, đã giáng một đòn chí mạng lên uy tín nền tư pháp nước CHXHCN Việt Nam.

Án bỏ túi và lưới trời – Nhân vụ Hồ Duy Hải, nhắc lại chuyện nước Đức

Nguyễn Thọ

10-5-2020

Nước Cộng hòa Dân chủ Đức nằm giữa châu Âu đã có tam quyền phân lập lâu đời, nên hệ thống tư pháp của nó cũng phải mang các chuẩn mực nhất định. Trong suốt 40 năm tồn tại, ở CHDC Đức, các trường đại học luật vẫn đào tạo ra các luật sư, quan tòa, công chứng viên… Các sỹ quan công an cao cấp đều phải tốt nghiệp trường luật.

Mấy ý kiến tạm thời về vụ Hồ Duy Hải

Ngô Ngọc Trai

10-5-2020

1. Qua theo dõi báo chí thì tới lúc này mình vẫn chưa thấy có một chứng cứ vật chất nào cho thấy Hồ Duy Hải là thủ phạm. Điểm duy nhất mình thấy có liên quan là cuộc gọi điện thoại lúc 11h 30 phút trưa ngày hôm đó (đến tối hoặc đêm thì xảy ra án mạng). Mình cũng không rõ là cuộc gọi đến hay cuộc gọi đi từ bưu điện. Còn về nhân chứng nhìn thấy Hồ Duy Hải tối hôm đó ở bưu điện thì có vẻ như lời xác nhận cũng mơ hồ không rõ ràng.

‘Đơn kêu cứu khẩn cấp’ của mẹ Hồ Duy Hải

Nguyễn Xuân Diện

10-5-2020

Sáng nay, 10/5/2020, Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của Hồ Duy Hải đã gửi ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP tới: Bà Lê Thị Nga (Chủ nhiệm UB Tư pháp của QH, Ông Lê Minh Trí (Viện trưởng Viện KSND Tối cao, và Ông Lê Thanh Vân (Đại biểu Quốc Hội).

Sự dữ dằn thời cuộc

Mai Quốc Ấn

10-5-2020

Một trong những đặc trưng rõ ràng khi tiếp xúc với dân oan “dám” đi khiếu kiện, là họ rất… dữ dằn. Càng oan lâu, càng kiện dài, thì mức độ dữ dằn càng lớn. Một năng lượng phẫn uất rất luôn chực chờ dâng trào và dễ cảm nhận.

Tố tụng là kẻ thù của độc tài

Lương Vĩnh Kim

10-5-2020

Ông Nguyễn Hòa Bình đã nêu lần lượt 4 vấn đề cụ thể để hội đồng thẩm phán TANDTC biểu quyết. Trong đó, vấn đề đầu tiên là vấn đề tố tụng: “1. Vụ án đã có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không?“.

Tội ác Nguyễn Hòa Bình

Lê Liêu Minh

9-5-2020

I. Nguyễn Hòa Bình “3 trong 1”

Từ ngày 6-8/5/2020, ông Nguyễn Hòa Bình ngồi ghế Chánh án Tòa Giám đốc thẩm để tuyên tội chết cho Hồ Duy Hải: Lại thêm một tội ác mới.

Vụ án Huệ Như chống BOT bẩn làm lộ rõ quy trình “án bỏ túi”

Hiếu Bá Linh, tổng hợp
9-5-2020

Công an áo xanh, áo vàng và mặc thường phục đeo băng bảo vệ đứng dày đặc trước cổng tòa, không cho người dân, kể cả người nhà của các bị cáo, vào dự phiên tòa công khai. Nguồn: Ảnh cắt từ clip livestream về phiên tòa.

Pháp luật không vì công lí

Phạm Đình Trọng

9-5-2020

Chính quyền vì người dân và pháp luật vì công lí là hai thành tố cơ bản nhất, quyết định nhất, tạo nên nền tảng bền vững của một xã hội, một nhà nước, một thể chế.

Vì sao Việt Nam ngày càng có nhiều án oan?

Thảo Ngọc

9-5-2020

Các vị thẩm phán trong phiên tòa biểu diễn công lý, xử giám đốc thẩm Hồ Duy Hải. Ảnh trên mạng