Vụ án Hồ Duy Hải phi lí đến mức phi thường

Lê Thế Thắng

21-6-2020

Những vụ án oan như Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long… ban đầu người ta cũng kết tội họ y như vậy. Ông Nén thì có số đơn nhận tội gấp đôi Hồ Duy Hải, ông Chấn thì phải tập giết người cho thuần thục bằng tay không thuận để phù hợp dấu vết.

25 lời khai nhận tội của Hồ Duy Hải có ý nghĩa gì?

Luật Khoa

Bình dân Học vụ

18-6-2020

Về vụ án mạng bưu điện Cầu Voi và tử tù Hồ Duy Hải kêu oan, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết Hồ Duy Hải có tới “25 lời khai nhận tội”, còn thẩm phán Nguyễn Trí Tuệ thì nói “có sai lầm (trong quá trình tố tụng), nhưng không ảnh hưởng đến bản chất của vụ án, nên không hủy án”.

Chỉ dùng tư duy logic, chưa cần dùng tới kiến thức luật, bạn có thể nhận định về vụ án này như thế nào?

1. Hồ Duy Hải có tội hay vô tội?

Chưa biết. Khả năng nào cũng có thể xảy ra.

2. Nếu Hồ Duy Hải có tội thì pháp luật phải nghiêm trị là đúng rồi, sao lại bênh vực Hải?

Vấn đề đang tranh cãi là Hồ Duy Hải có tội hay không, chứ không phải là cần phải trừng phạt Hải như thế nào.

Nếu Hải được chứng minh rõ ràng là có tội thì cần phải nghiêm trị. (Nhưng có nên sử dụng hình phạt tử hình không thì lại là một vấn đề khác, cũng gây tranh cãi.)

Nếu Hồ Duy Hải vô tội, mà vẫn bị tuyên có tội, thậm chí tuyên tử hình, thì nghĩa là pháp luật và những người phán xử đã hại chết người vô tội. Lúc đó, làm cách nào để đền mạng cho Hải?

Và đó là lý do tại sao trong các quyền của một con người, với tư cách bị can/ bị cáo, có quyền được hưởng “nguyên tắc suy đoán vô tội”. Chừng nào còn chưa đủ cơ sở buộc tội hay là bằng chứng kết tội chưa đủ vững chắc, chừng đó còn phải hiểu bị can/ bị cáo đó là vô tội. Cần nhớ rằng, khi ra tòa, người ta chỉ nói chuyện bằng chứng cứ.

3. Hồ Duy Hải có tới tận 25 lời khai nhận tội. Như thế đã đủ là bằng chứng kết tội Hải chưa?

Nếu chỉ cần khai nhận tội là đủ thì bất kỳ ai cũng có thể bị kết tội mà không nhất thiết phải là thủ phạm thực sự.

Một người mẹ có thể nhận tội thay cho con.

Một đệ tử có thể nhận tội thay cho đại ca.

Một nhân viên có thể nhận tội thay cho giám đốc.

Thủ phạm có thể chạy tội bằng cách mua chuộc/ép buộc/thuyết phục ai đó nhận tội thay cho mình và hối lộ công an, viện kiểm sát, tòa án để họ chấp nhận người chịu tội thay này.

Chúng ta có không thiếu các trường hợp bị cáo nhận tội, bị kết án, nhưng sau cùng kêu oan và được minh oan (Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long).

Do đó, 25 lời nhận tội hay 25 nghìn lời nhận tội cũng không đủ để kết án một ai.

Ngay cả trong Bộ luật Tố tụng Hình sự cũng có quy định thế này:

Điều 98. Lời khai của bị can, bị cáo
1. Bị can, bị cáo trình bày những tình tiết của vụ án.
2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.

4. Vậy phải thế nào mới đủ?

Phải có chứng cứ vật lý cho thấy rõ bị cáo phạm tội, không còn đường cãi nữa. Phương Tây hay nói là chỉ khi không còn “nghi ngờ hợp lý” (reasonable doubt) nào nữa thì mới kết tội được một người.

Quy trình điều tra của một vụ án thường là:

Cơ quan điều tra (công an) thu thập dữ liệu, bằng chứng. Đó là những dữ kiện có thật, tồn tại khách quan, không liên quan đến lời khai hay nhận tội của bị can/bị cáo. Nói cách khác, ngay cả một bị can/bị cáo nào đó nhận mình là kẻ giết người thì công an cũng vẫn phải tìm kiếm, thu thập dữ liệu, bằng chứng phản ánh khách quan vụ án.

Sau đó, cơ quan điều tra chuyển hồ sơ qua cơ quan công tố (viện kiểm sát). Viện kiểm sát tiếp nhận, đọc hồ sơ và quyết định:

  • Trường hợp 1: Nếu hồ sơ thiếu sót, sai lệch, không có cơ sở thì trả về cơ quan điều tra. Công an lại tiếp tục thu thập các dữ liệu, bằng chứng, bổ sung hoặc điều tra lại từ đầu.
  • Trường hợp 2: Nếu hồ sơ hợp lý, chặt chẽ, chính xác thì truy tố bị can/ bị cáo ra trước tòa án để tòa tiến hành xét xử.

Với trường hợp 2: Tại tòa, luật sư bào chữa và viện kiểm sát tranh luận. Viện kiểm sát có nghĩa vụ chứng minh bị cáo có tội. Luật sư bào chữa thì chứng minh những bằng chứng do viện kiểm sát (và cơ quan điều tra) đưa ra là không đủ để kết tội. Những bằng chứng này không tính đến số lời khai nhận tội của bị can/ bị cáo. Nghĩa là có ký nhận 25 hay… một tỷ bản nhận tội thì cũng vậy. Cái mà luật sư quan tâm ở đây là bằng chứng kết tội có thuyết phục hay không. Còn tòa sẽ căn cứ vào chứng cứ được trình bày trước tòa, lập luận của hai bên để đưa ra phán quyết của mình.

Ngược lại, nếu bị cáo có tội thật, và bằng chứng kết tội thuyết phục, thì không cần bị cáo ký nhận tội, tòa vẫn xử có tội.

Ở đây, xin một lần nữa nhấn mạnh với bạn: Luật sư bào chữa không cần biết thân chủ của mình có tội hay vô tội; cái luật sư quan tâm là bằng chứng kết tội có thuyết phục hay không, và luật sư, ở vai trò người bào chữa, phải tìm cách chứng minh rằng bằng chứng kết tội chưa đủ thuyết phục.

5. Bằng chứng thế nào thì mới đủ thuyết phục?

Bằng chứng phải được thu thập một cách hợp pháp, hay nói cách khác, việc thu thập bằng chứng phải tuân thủ quy trình, thủ tục tố tụng.

Diễn đạt theo ngôn ngữ luật thì như thế này:

“Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội” (Điều 86 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).

“Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự” (Điều 87 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Khoản 2).

Vụ án bưu điện Cầu Voi, hẳn các bạn đều đã nghe, có đầy rẫy những sai sót về trình tự, thủ tục, chẳng hạn tình tiết điều tra viên mua con dao ở chợ về và bảo đó là hung khí của vụ án. Như vậy, đã đủ để khẳng định “bằng chứng kết tội không đủ thuyết phục” chưa?

6. Liệu có thể nói đó chỉ là một sai sót về thủ tục, hình thức, không làm thay đổi bản chất vụ án?

Trong luật pháp hình sự, hình thức quyết định nội dung. Bởi vì một vụ án đều xoay quanh chứng cứ, nên quy trình thu thập chứng cứ quyết định kết quả của vụ án. Chỉ một sai sót về thủ tục (tức là vi phạm chuẩn mực tố tụng – due process violation) là đủ để vô hiệu hóa chứng cứ dùng để buộc tội.

“… Nguyên tắc ‘thủ tục quyết định nội dung’ yêu cầu xác định có sai sót về tố tụng hay không chứ không đặt ra vấn đề có làm thay đổi bản chất vụ án hay không. Nếu có sai sót về tố tụng, thì chỉ cần yếu tố CÓ cũng đủ vô hiệu hóa về chứng cứ buộc tội nếu nó được thu thập không đúng quy định tố tụng. Nếu chứng cứ đó thuộc loại quyết định trong vụ án, thì xem như cả vụ án phải buộc đình chỉ” (LS. Đặng Đình Mạnh viết trên Facebook, ngày 16/6/2020).

7. Đòi hỏi công lý cho Hồ Duy Hải, vậy còn công lý cho hai cô gái đã bị sát hại trong vụ án mạng bưu điện Cầu Voi thì sao? Ai đem công lý tới cho vong linh họ?

Thực thi công lý cho người này không có nghĩa là đem đến bất công cho kẻ khác.

Chứng cứ không thuyết phục thì không kết tội ai đó giết người được. Không kết tội được thì phải trả tự do hoặc hủy án (oan) đó để điều tra lại. Việc điều tra lại cũng có thời hạn, hết thời hạn đó thì phải trả tự do cho bị can/ bị cáo, chứ không phải không chứng minh được ai đó giết người thì cứ giam họ mãi, chờ khi nào tìm được thủ phạm rồi mới tha họ.

Vụ án bưu điện Cầu Voi, nếu không thể tìm ra thủ phạm, thì xã hội cũng đành phải chấp nhận “không có công lý cho hai nạn nhân bị sát hại”. Không thể cố giết bằng được một người vô tội rồi coi đó là thực thi công lý cho nạn nhân. Giết oan một người, nghĩa là lại thêm một trường hợp không được hưởng công lý (coi như mất công lý cho vong linh người đó, trừ trường hợp hy hữu là thủ phạm ra đầu thú về sau). Bởi vậy người ta hay nói kết án oan cho một người là hai lần bất công.

Điều tra, truy tố, xét xử chuẩn xác, nghiêm minh chính là nuôi hy vọng thực thi công lý.

Bắt Hồ Duy Hải xong, những nội dung “làm án” được bung ra như kịch bản cine

Lê Thế Thắng

18-6-2020

Phía gia đình bà Loan lên kế hoạch mời luật sư theo tìm hiểu của các thành viên trong gia đình. Lúc đó họ cũng chẳng biết Hải dính vào việc gì, vì sao.

Sự ngu xuẩn của chánh án Nguyễn Hòa Bình sẽ kết liễu sinh mạng chính trị của ông?

Thảo Ngọc

17-6-2020

Bài phát biểu của ông Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình vào sáng 15/6/2020 tại diễn đàn Quốc hội, khi báo cáo về vụ án Hồ Duy Hải, cho thấy sự ngu ngốc và vô liêm sỉ của ông ta đến tột cùng. Theo đó, ông Bình vẫn kết tội Hồ Duy Hải là thủ phạm sát hại hai cô gái tại Bưu điện Cầu Voi ngày 13/1/2008.

Kích hoạt điều 404 và hệ quả

Đặng Đình Mạnh

17-6-2020

Ngày 16/06, chỉ một ngày sau khi ông Chánh án TANDTC phân bua tại nghị trường quốc hội về quyết định 17/17 bác kháng nghị của VKSTC về vụ án Hồ Duy Hải, ông khẳng định: Hồ Duy Hải có đến 25 lời nhận tội! Thì Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã nhóm họp xem xét khả năng kích hoạt điều 404 Bộ Luật Tố tụng Hình sự kiến, nghị Hội đồng Thẩm phán TANDTC xem xét lại quyết định bác kháng nghị của họ.

Tố tụng là nhân quyền

Đặng Đình Mạnh

16-6-2020

Cách nói “Có sai sót về tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án” là một bẫy rập nguy hiểm, nó làm méo mó, thậm chí, đến mức triệt tiêu đi một trong những nguyên tắc cơ bản của luật pháp hình sự là “Luật hình thức (thủ tục) quyết định luật nội dung”. Vì lẽ, cách nói đó không chỉ sai nội hàm mà còn tự tiện lập tạo ra khoảng dung sai co giãn cho điều không được phép co giãn.

Tờ lệnh lính Hoàng Sa và những con dân Quảng Ngãi vì nghĩa lớn

Đoàn Kiên Giang

15-6-2020

Quảng Ngãi có Đội Hoàng Sa, là đội quân thiện chiến vì nghĩa lớn, tụ hợp “tinh hoa” của bao làng chài ven biển xứ này…

Có nên tiếp tục “Sinh sản thẩm phán cận huyết”

Huy Đức

15-6-2020

Sau phát biểu của Phó Chánh án TAND TC Nguyễn Trí Tuệ, nghe thêm ý kiến của Phó Chánh án Toà cấp cao tại TPHCM Phạm Hồng Phong, tự hỏi, sao lên đến những vị trí cao vậy mà các vị ấy vẫn phát ngôn rất vô chính trị. Không rõ, hai ông tòa này có nằm trong số 1.116 thẩm phán mà “ngành đã ‘vơ vét’, tận dụng… và bổ nhiệm thêm” từ “các thẩm phán chưa đạt yêu cầu” như Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Hiện nói trước Quốc hội năm 2006.

Một lần ghé một thẩm phán về hưu ở Thủ Đức, ông kể, năm rồi tình cờ gặp lại người thư ký cũ, hỏi làm gì thì cậu ấy bảo đang là Phó Chánh án TANDTC. “Hậu sinh khả úy” là bình thường, nhưng rất ít người trong ngành biết anh ấy đã ngồi xử những vụ án nào trong khi quá nhiều người biết anh ấy có mặt với tư cách “rót rượu” ở những đám giỗ nào ở nhà những người đồng hương quyền lực.

Chúng ta không nên kỳ thị những người lúc trẻ không có điều kiện học hành, sau phấn đấu vươn lên. Nhưng nếu chỉ “tận dụng lực lượng đã có” trong Ngành; tận dụng những thư ký thậm chí lái xe… lấy mấy cái bằng tại chức, tận tụy với xếp rồi lên thì đội ngũ thẩm phán ấy chỉ là những sản phẩm của “sinh sản cận huyết”.

Thật trớ trêu khi nhiều năm gần đây, các vị thẩm phán về hưu, một thời mũ cao áo dài, mắng xa xả luật sư, lại rụt rè đi học lấy chứng chỉ rồi đâm đơn xin làm luật sư. Muốn cải cách tư pháp cần phải có rất nhiều điều kiện nhưng trước mắt phải đảo lại cái quy trình ngược này.

Một người chỉ nên được bổ nhiệm thẩm phán các tòa cấp huyện (hoặc tòa sơ thẩm nếu TA tổ chức theo cấp xét xử) khi đã có ít nhất 10 năm làm luật sư tố tụng, có tên tuổi và không bị tai tiếng. Sau ít nhất 5 năm làm thẩm phán ở tòa này, nếu được giới luật gia (trong và ngoài ngành) tín nhiệm có thể được bổ nhiệm làm thẩm phán ở tòa tỉnh hoặc tòa phúc thẩm.

Lịch sử từng là sinh viên luật xuất sắc được các tòa mời về làm thư ký nên là điểm cộng cho các ứng cử viên; tuy nhiên, thư ký, lái xe của tòa không thể cứ lặng lặng núp áo thụng đỏ rồi lên mà nếu muốn trở thành thẩm phán, họ phải ra ngoài làm luật sư một thời gian đã.

Theo quy trình này, một người chỉ có thể trở thành thẩm phán tối cao khi đã ở độ tuổi trên dưới 50. Nếu giữ chức suốt đời có thể có rủi ro thì nhiệm kỳ của thẩm phán nên là không dưới 10 năm và các vị nếu có sức khỏe và danh tiếng (liêm chính) có thể ngồi tòa tới năm 70 tuổi. Không nên đẩy những thẩm phán tốt về hưu ở tuổi 60 rồi phải đi làm luật sư hay những thẩm phán xấu về đi… chạy án.

Chính sách đãi ngộ đối với thẩm phán sẽ phải cải thiện tuy thu nhập minh bạch có thể không bằng luật sư nhưng tôi tin là không thiếu những luật sư sẵn sàng nhận làm quan tòa chỉ vì yêu công lý.

“Sinh sản cận huyết” với chủng loài nào cũng chỉ có thể bắt đầu một tiến trình thoái hóa. “Sinh sản cận huyết” đối với đội ngũ thẩm phán không chỉ tạo ra những ông tòa ăn nói “phi chính trí” như Trí Tuệ, Hồng Phong… Các phán quyết của họ không những đầy rủi ro oan sai mà càng ngày càng xói mòn niềm tin của người dân vào công lý.

Ông Phạm Hồng Phong đi đường nào lên Tòa cấp cao?

Đoàn Kiên Giang

15-6-2020

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình trao quyết định bổ nhiệm cho ông Phạm Hồng Phong năm 2018. Ảnh: Hoàng Yến/PLO.

Phó Chánh án TAND Cấp cao tại TP.HCM Phạm Hồng Phong vừa có phát ngôn gây “bão” tại nghị trường về vụ án Hồ Duy Hải…

“Phát biểu của đại biểu Phạm Hồng Phong, vô hình trung, dẫn dắt suy nghĩ là ĐBQH nói theo báo chí, dư luận phản động, dễ dẫn tới tổn thương tư cách đại biểu”, ĐB Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) nói.

Bất thường: Thẩm phán chủ tọa phiên sơ thẩm có mặt tại buổi Hồ Duy Hải thực nghiệm điều tra

Nguyễn Đức

13-6-2020

Ảnh: internet

(Ngày thứ 36 sau phiên xử 17/17 y án)

Sáng 13/6, Luật sư Trần Hồng Phong (Bảo vệ quyền lợi cho Hồ Duy Hải) cho biết, đầu tuần tới (15/6), ông sẽ tiếp tục có đơn cung cấp tình tiết mới và kiến nghị kháng nghị tái thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Đơn này được luật sư Phong gửi tới Chủ tịch nước, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND) tối cao, Chánh án TAND tối cao, Ủy ban Tư pháp Quốc Hội và các đại biểu quốc hội quan tâm vụ án này.

Tôi xin nêu một chi tiết đáng chú ý:

Đừng bỏ cuộc khi vẫn còn hy vọng!

Đoàn Kiên Giang

12-6-2020

Mẹ và em gái Hồ Duy Hải cùng đồ thăm nuôi mang vào trại tạm giam. Bà Loan làm rất nhiều đồ ăn, để bị án có thể chia sớt với bạn tù. Ảnh: Lê Thế Thắng.

Sáng 12/6, mẹ và em gái Hồ Duy Hải vào trại tạm giam tỉnh Long An thăm nuôi bị án theo định kỳ hàng tháng.

Trại hôm nay không tiếp nhận đồ ăn gửi cho bị án như những lần trước, nhưng mẹ – con, anh – em họ lại được gặp gỡ, trao đổi rất thoải mái, điều hiếm khi xảy ra trong 12, 13 năm trước đó.

Theo bà Nguyễn Thị Loan, con trai bà biết nội dung phiên toà Giám đốc thẩm diễn ra từ 6/5/2020 và rất bức xúc. Bị án thậm chí còn bất ngờ hỏi về “nhân chứng Đinh Văn Còi” khiến gia đình ngã ngửa.

Khi được biết về những bút lục được rút khỏi hồ sơ vụ án, những lá đơn kêu oan nay mới được hé lộ, kiến nghị của VKSND Tối cao,… thì bị án nói với gia đình rằng sẽ làm đơn khiếu nại tòa.

Cung cấp tình tiết mới và đề nghị kháng nghị tái thẩm vụ án Cầu Voi

Báo Sạch

12-6-2020

Chiều 12/6, luật sư Trần Hồng Phong đã giải thích các quy định của pháp luật cho gia đình bị án Hồ Duy Hải về thủ tục tái thẩm và làm Đơn cung cấp tình tiết mới và đề nghị kháng nghị tái thẩm đối với vụ án kể trên.

Công lý muộn màng

Báo Sạch

Thanh Nhã

11-6-2020

Ông Lương Hữu Phước tại phiên toà cuối cùng của đời mình. Ảnh: Báo Thanh Niên

Ngày 12.6, TAND Cấp cao tại TP.HCM sẽ tiến hành mở phiên tòa giám đốc thẩm xem xét lại nội dung bản án sơ thẩm (TAND TP Đồng Xoài) và phúc thẩm của TAND tỉnh Bình Phước đối với ông Lương Hữu Phước.

Nhân tính trong luật

Mai Quốc Ấn

10-6-2020

Những lần lên Tây Nguyên tác nghiệp, chưa bao giờ người viết quên lời dặn của một bằng hữu: “Tây Nguyên là đất dữ”. Anh phân tích rất kỹ những mâu thuẫn nội tại của vùng đất này. Đó là câu chuyện dài liên quan đến di dân và các mâu thuẫn mang tính văn hoá được đẩy thành bạo lực. Nếu viết sâu về vấn đề này, có lẽ một đề tài nghiên cứu xã hội học hay nghiên cứu văn hoá mới đúng tầm.

Ngựa và người

Trần Quốc Việt

9-6-2020

Câu chuyện “Chuông thành Atri” có nội dung như sau: “Dưới thời vua Giovanni của Atri nhà vua ra lệnh cho treo một cái chuông rất lớn để cho những ai bị oan ức dùng đến, họ chỉ cần rung chuông thật to để kêu oan. Bấy giờ theo thời gian dây thừng đã mòn đi nhiều, cho nên người ta bện thêm vào những chùm dây leo để tiện cho người kéo chuông.

Ngày nọ một con tuấn mã già của một hiệp sĩ ở Atri, do không còn phục vụ được nữa, nên bị chủ đuổi để mặc đi đâu thì đi, đang lang thang gần đấy. Vì quá đói con chiến mã đáng thương giữ chặt dây leo trong miệng và kéo chuông khá nhịp nhàng.

Nghe tiếng chuông, hội đồng tức thì họp lại, như thể nghe tiếng kêu oan ức của con ngựa, mà bề ngoài của con vật dường như nói lên rằng nó đang đòi hỏi công lý. Sau khi xem xét trường hợp này, hội đồng liền phán quyết hiệp sĩ mà con ngựa đã phục vụ ông rất lâu từ lúc ông còn trẻ phải nuôi con ngựa già; và vị vua còn phạt tiền trong những trường hợp tương tự”.

Con ngựa thành Atri. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Câu chuyện trên xuất hiện khoảng thế kỷ thứ mười ba và mười bốn, của một tác giả khuyết danh người Ý, đã và đang phản ánh ước mơ muôn đời của con người ở khắp nơi về công lý, lẽ phải và từ tâm. Trong biển đời thường đau khổ vì bao bất công và tàn bạo xưa nay, nó là ngọn hải đăng trong mơ của bao người dưới đáy xã hội, mong mỏi tuyệt vọng về công bằng và nhân ái.

Ánh đèn hải đăng ấy đã tắt trong giấc mơ đi tìm công lý của một người đàn ông nhảy lầu tự tử ở toà án Bình Phước, Việt Nam ngày 26/2. Mấp mé bên bờ tuyệt vọng, ông mơ về hy vọng thức tỉnh công lý ở một nước không bao giờ có công lý.

Ông Lương Hữu Phước nhảy lầu tự tử chết, chiều 26/5/2020, tại Tòa án Nhân dân Bình Phước. Ảnh trên mạng

Nhưng ông đã thức tỉnh chúng ta khỏi ảo vọng về công lý và tình người dưới chế độ độc tài toàn trị, đã gần như tiêu diệt những giềng mối của xã hội nhân văn và nhân bản dựa trên công lý phổ quát.

Trong bối cảnh xã hội chó ngựa với tầng lớp cai trị, người không ra người, ngựa không ra ngựa này, công lý chỉ đứng về phía cường quyền và kim tiền, thay vì đứng về nỗi bất công của dân chúng.

Cho nên hôm nay, ta nhìn người mà mơ về ngựa xưa. Mơ người dân có được cái chuông để rung mà kêu oan ở thành Atri.

Luật rừng và quả báo

Đoàn Kiên Giang

7-6-2020

Ông Nguyễn Văn Phúc xăm hình con gái lên ngực đi khắp nơi kêu oan. Ảnh: Lê Thế Thắng

Những ngày gì mà rất nhiều người hoang mang tột độ. Chẳng biết tin vào ai, vịn vào đâu…

Tối, ông cụ hỏi tôi về vụ án Hồ Duy Hải. Qua báo chí, mạng xã hội (facebook, youtube…), ông như thể đã thuộc lòng kháng nghị của VKSND Tối cao, những sai phạm tố tụng, những mâu thuẫn, khuất tất… Rồi ông nói: Giết Hồ Duy Hải không được nhưng họ cũng không thả, là sao?!

Vâng. Thả Hải có thể sẽ đi cả nải. Nhưng như mẹ bị án nói, con trai bà dứt ruột đẻ ra có phải con gà con vịt đâu mà muốn nhốt là nhốt muốn giết là giết?

Chấn động: Người phát hiện vụ án Cầu Voi không ký tên trong hồ sơ vụ án

Trương Châu Hữu Danh

6-6-2020

Anh Phùng Phụng Hiếu – bưu tá phát hiện thi thể 2 nạn nhân tại bưu điện Cầu Voi đã lập tức trèo rào quay ra và báo công an. Anh vừa là bưu tá, vừa là anh bà con của 2 cô gái. Thông tin về anh báo chí xuất hiện rất nhiều, nhưng dư luận cứ băn khoăn: Rốt cuộc cánh cổng bưu điện sáng hôm đó mở hay đóng? Có khóa hay không? Vì sao Hồ Duy Hải lại trèo rào ra phía trước lấy xe và hồ sơ vụ án không hề nói Hải sau khi lấy xe thì đóng cổng lại?

Các dấu hiệu bất thường, khuất tất trong vụ Hồ Duy Hải

Nguyễn Đức

5-6-2020

1. Không lấy lời khai của anh Phùng Phụng Hiếu (nhân viên bưu điện) – người đầu tiên phát hiện ra hiện trường vụ án vào sáng hôm sau.

Làm việc với an ninh

Đỗ Thành Nhân

4-6-2020

Bài viết này trích trong nhật ký của cá nhân về buổi làm việc với cơ quan An ninh Quảng Ngãi ngày 02/06/2020. Tôi cố gắng lược ghi trung thực nhất nội dung buổi làm việc, tuy nhiên giữa văn nói, ngữ cảnh và văn viết có thể có sự khác biệt về cách diễn đạt. Tôi có nói mấy anh công an cho email để tôi gửi bài viết, để bảo đảm tính khách quan, chân thực.

Sự đồi bại và độc ác của một Viện phó VKSND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội!

Trần Đình Triển

4-6-2020

Sau nạn dịch Covid-19, tôi cũng như đại đa số luật sư bận rộn về công việc. Một cô gái đến Văn phòng luật sư Vì Dân 5 ngày liên tục, chỉ mong ước được gặp tôi. Buổi sáng tôi đi từ Huế ra, buổi chiều ghé qua VP, cô ấy từ quán cafe bên cạnh chạy vội sang gặp tôi. Cô ấy vừa khóc, vừa cất lên giọng nói quê Xứ Nghệ: “Chú ơi cứu cháu với”.

Lỗi của anh Lương Hữu Phước là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông?

Võ Tòng

4-6-2020

Vào chiều ngày 29/5/2020, tại trụ sở Tòa án tỉnh Bình Phước xảy ra một vụ chấn động dư luận, anh Lương Hữu Phước nhảy lầu tự sát sau khi bị Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án tỉnh Bình Phước bác đơn kháng cáo kêu oan, giữ nguyên mức án 03 năm tù mà bản án sơ thẩm của Tòa án thành phố Đồng Xoài đã tuyên đối với anh.

Khám nghiệm pháp y độc lập

Đặng Đình Mạnh

3-6-2020

Ở Việt Nam, thỉnh thoảng công chúng lại nghe thông tin về tình trạng công dân tử vong trong quá trình bị bắt giữ, tạm giữ, tạm giam, hoặc khi triệu tập làm việc tại cơ quan công an. Hầu hết trong số đó, sau khi khám nghiệm pháp y tử thi đều được kết luận nguyên nhân tử vong do tự sát, bệnh lý hoặc bị bạn tù hành hung.

Cần khởi tố chánh án Nguyễn Hòa Bình, tội “bỏ lọt tội phạm” theo điều 369 BLHS 2015? 

 

Thảo Ngọc

2-6-2020

Trong phiên tòa Giám đốc thẩm vụ án Bưu điện Cầu Voi, ngày 8/5/2020 Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã y án tử hình Hồ Duy Hải. Cho tới nay vụ án này đã phát sinh nhiều tình tiết mới bất ngờ và vô cùng ly kỳ.

Vấn đề không phải là oan hay không oan!

Đoàn Kiên Giang

2-5-2020

Tính tới chiều nay, anh em tôi đã có cơ bản hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải (vẫn đang phải kiểm tra chéo). Ngoài ảnh hiện trường, thực nghiệm, có nhiều văn bản là các bản khai, có đánh số BL (bút lục)…

Khi nền tư pháp của đảng sắp cáo chung

Thu Hà

2-6-2020

Hầu hết các nước trên thế giới đều lấy Nữ Thần Công Lý làm biểu tượng cho luật pháp. Dù xuất phát từ thần thoại La Mã, nhưng Nữ Thần Công Lý đã lan toả, truyền cảm hứng khắp hành tinh và đã được mặc định cho tiêu chuẩn công bằng và lẽ phải. Đó cũng là hình tượng tín ngưỡng được tôn vinh và hy vọng đem đến công lý cho con người.

Cái chết của nền tư pháp

Phạm Đình Trọng

1-6-2020

Công an – Tòa án – Nhà tù, ba thành tố chính làm nên sức mạnh bạo lực chuyên chính vô sản của nhà nước trong tay đảng cộng sản. Vì vậy nhà tù phải trong hệ thống cơ cấu tổ chức của công an chứ không thể trong tổ chức của Tư pháp. Là công cụ chuyên chính vô sản của đảng cộng sản cầm quyền, Công an – Tòa án – Nhà tù là của đảng, do đảng, vì đảng chứ không đời nào là của công lí, do công lí, vì công lí.

Khi cuối con đường an toàn là cái chết

Báo Sạch

Thanh Nhã

31-5-2020

Luật pháp là con đường mà khi nào còn đi trên đó, người công dân vẫn được an toàn“. Câu nói này không rõ tác giả xuất hiện trong một di ảnh của ông Lương Hữu Phước, nhưng nó mang nghĩa dễ hiểu ngay cả với người không học gì.

Khi cái chết cũng không còn quan trọng

Đặng Đình Mạnh

31-5-2020

Phàm được sinh ra làm người, ai cũng rất quý trọng sự sống của mình. Nhưng phải tự tước đoạt đi điều mà mình quý trọng nhất, chọn cái chết, ắt hẵn họ đã phải rất tuyệt vọng, đến mức không còn thiết đến sự sống nữa. Hoặc giả, với họ, những giá trị tinh thần như công lý, như danh dự … mới chính là những điều quý trọng nhất, quý đến mức, cao hơn cả sự sống mà họ đang có.

Người thanh niên ở Bưu điện Cầu Voi đêm xảy ra án mạng khoảng 28-30 tuổi?

Báo Sạch

31-5-2020

Dưới đây là nội dung tài liệu “Biên bản ghi lời khai” của nhân chứng Đinh Văn Còi ngày 15/1/2008 (BL 139, 140). Anh Còi từng là một sĩ quan cảnh sát công tác tại Công an tỉnh Long An.

Sẽ còn bao nhiêu người chết để thức tỉnh lương tri nền tư pháp?

Lê Ngọc Luân

30-5-2020

Là người làm nghề luật sư, đã trải qua và chứng kiến nhiều số phận oan nghiệt, cay đắng nhưng thú thật, hình ảnh ông Phước nằm co ro, chết không nhắm mắt ở sân toà khiến tôi ám ảnh và đau đớn.