Không có dân chủ, chắc chắn thì không có phát triển thực chất

Trung Nguyễn

8-3-2020

Ngày 10/2 vừa qua, Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước “đang phát triển”, đồng nghĩa với việc hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ không còn được hưởng các ưu đãi và sẽ phải chịu các tiêu chuẩn, điều kiện nghiêm ngặt hơn về chất lượng, môi trường, quyền của người lao động,…

Chống hay ủng hộ EVFTA đừng theo tư duy phân đôi chỉ có trắng hay đen

Lão mà chưa an

16-2-2020

Việc EVFTA được Quốc hội EU thông qua đã làm giới hoạt động cho nhân quyền và dân chủ Việt Nam cả trong nước và ngoài nước có ý kiến khác nhau. Ý kiến khác nhau là rất bình thường và việc tôn trọng các ý kiến khác nhau là một giá trị cốt lõi của dân chủ. Chúng ta phải bảo vệ quyền nêu ý kiến của bất kể ai. Vấn đề là làm sao để từ ý kiến khác nhau đừng dẫn đến chia rẽ! Note này mong các bạn đừng rơi vào cái bẫy tư duy phân đôi chỉ có trắng và đen (được và thua, chống và ủng hộ,…) vì cái bẫy đó rất nguy hiểm nhưng lại rất dễ rơi vào.

Chuyến tàu muộn EVFTA chở ta đi đâu?

Báo Sạch

Kiên Giang

14-2-2020

Nghị viện châu Âu vừa mới thông qua Hiệp định Thương mại tự do giữa VN và Liên minh Châu Âu (EVFTA), chậm khoảng một năm so với các dự báo (vì đã được ủy ban châu Âu thông qua từ tháng 10/2018).

EVFTA và EVIPA: Việt Nam không còn là một quốc gia Cộng sản

Huy Đức

13-2-2020

Ảnh: Báo TN

Nghị viện châu Âu hẳn không phải không nhận được rất nhiều báo cáo về vụ Đồng Tâm… Nhưng, không chỉ là lợi ích kinh tế, ngay cả những nghị sỹ chỉ quan tâm đến các tiến bộ về nhân quyền cũng hiểu rằng, trừng phạt, cô lập chỉ làm cho các quốc gia độc tài và độc đảng càng thêm hung hãn.

Bản chất của công cuộc đổi mới chính thức bắt đầu từ 1986 là “từng bước từ bỏ mô hình xô viết”. Từ lâu, Việt Nam đã không còn là một quốc gia cộng sản mà chỉ còn là quốc gia độc đảng. Việt Nam gần hơn với thế giới khi nắm lấy các bàn tay chìa ra và đặc biệt là việc Mỹ bãi bỏ cấm vận đã làm cho Việt Nam nhiều tự do hơn và ít thù địch hơn với Mỹ.

Bẩn và Sạch?

Lưu Trọng Văn

22-1-2020

Thể chế chính trị ở VN có nhiều cách để thay đổi theo hướng Dân chủ và Tôn trọng Nhân quyền. Nhưng vấn đề cốt lõi để làm động lực thay đổi nó là Kinh tế. Chỉ có nền Kinh tế Sạch mới là vàng để đảm bảo cho một xã hội Dân chủ thực chất. Và tình hình xã hội VN hiện nay còn quá nhiều vi phạm Dân chủ, Nhân quyền là do nó là sản phẩm của nền kinh tế bẩn được bảo kê bởi lợi ích bẩn của hệ thống.

Cái tên Vietcombank đang chìm vào bùn đen

Tuấn Khanh

17-1-2020

Slogan của ngân hàng Vietcombank bằng tiếng Anh thấy được ghi là Together for the future. Tiếng Việt thì được dịch là Chung niềm tin, vững tương lai. Cả hai ý nghĩa của slogan điều đã không thể hiện được gì, qua việc khóa tài khoản vô cớ của chị Nguyễn Thúy Hạnh tại Hà Nội.

Vietcombank minh chứng độc tài?

Nguyễn Thùy Dương

17-1-2020

Lúc trước tôi chỉ xài Sacombank, nhưng sau khi tôi bắt đầu “xách bị đi xin tiền” nhiều người ủng hộ kêu tôi nên xài tài khoản của Vietcombank cho dễ chuyển khoản.

Vietcombank hãy ngưng phong tỏa tài khoản khách hàng

LTS: Ngay sau khi có thông tin Vietcombank thông báo miệng “phong tỏa tài khoản” của nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh – mà lý do được cho đây là tiền phúng viếng cụ Lê Đình Kình, trên mạng xã hội Facebook, nhiều cá nhân đã kêu gọi Ngân hàng này xem xét lại, đồng thời nói rằng sẽ tẩy chay nếu phía Vietcombank không ngừng phong tỏa tài khoản cho bà Nguyễn Thúy Hạnh.

Bàn về phát triển kinh tế

Nguyễn Đình Cống

22-10-2019

Trước 1986, do Đảng Cộng sản phạm sai lầm về đường lối mà kinh tế Việt Nam lâm vào cảnh kiệt quệ. Đại hội 6 của Đảng đã kịp thời nhận ra, tiến hành cởi trói cho dân, mở cửa cho kinh tế tư nhân và nước ngoài để cứu nguy.

Bán ráo, càng sớm càng tốt

Blog VOA

Trân Văn

17-10-2019

Ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng đặc trách “Đổi mới và phát triển doanh nghiệp” của chính phủ Việt Nam vừa trách, vừa đòi hệ thống ngân hàng phải “chia sẻ… rủi ro” đối với 12 đại dự án do Bộ Công Thương thay mặt đảng và chính phủ Việt Nam làm chủ đầu tư nhưng… kém hiệu quả (1)!

Giải phẫu cuộc suy thoái sắp tới

Project Syndicate

Tác giả: Nouriel Roubini

Dịch giả: Mai V. Phạm

22-8-2019

Không giống như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chủ yếu là kết quả của cú sốc lớn về tổng cầu (1), thì cuộc suy thoái sắp tới có thể xảy ra do những cú sốc dài hạn về nguồn cung bất lợi đến từ cuộc chiến thương mại và công nghệ Trung-Mỹ. Và nỗ lực để xóa bỏ các thiệt hại của cuộc khủng hoảng thông qua các gói kích thích tài chính và tiền tệ liên tiếp sẽ không phải là một lựa chọn.

Sự bất bình đẳng của các quốc gia

Project Syndicate

Tác giả: Michael Spence

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

1-8-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: Kantapat Phutthamkul/ Getty Images

Lời dịch giả: Theo Michael Spence, sai lầm nghiêm trọng trong mô hình quản lý của Trung Quốc là chính quyền không có trách nhiệm giải trình công khai những vấn đề trọng đại của đất nước và thiện chí cải cách chính trị theo chiều hường dân chủ và tinh thần trọng pháp. Trung Quốc không có triển vọng dân chủ hoá vì chính quyền không bị áp lực do nhu cầu tái tranh cử hay bị kiểm soát gắt gao của báo chí và công luận.

Có vẻ như Việt Nam là mục tiêu áp thuế nhập khẩu tiếp theo của Trump

World Politics Review

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

2-7-2019

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại lễ ký kết các thỏa thuận thương mại với TBT-CTN Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội, Việt Nam, ngày 27/2/2019. Nguồn: Evan Vucci/ AP.

Có phải tới phiên Việt Nam trong tầm ngắm của Donald Trump? Trong một cuộc phỏng vấn rầm rộ vào ngày 26.06 của Fox News, Trump đã bất ngờ tấn công mạnh Việt Nam, một đối tác đang lên của Mỹ ở Đông Nam Á và là chủ nhà của cuộc họp thượng đỉnh của Trump với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng Hai. “Việt Nam hầu như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất trong tất cả các nước”, Trump tuyên bố khi trả lời câu hỏi về việc áp thuế đối với nước này. Ông ấy nói thêm rằng, “rất nhiều công ty đang chuyển (việc sản xuất) đến Việt Nam, nhưng Việt Nam còn lợi dụng chúng ta thậm chí còn tệ hơn cả Trung Quốc”.

Mỹ áp thuế khủng lên thép Việt Nam

BTV Tiếng Dân

5-7-2019

Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Mỹ đánh thuế 456% với thép Việt. Sau kết luận sơ bộ trong việc điều tra “chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp” đối với hai loại thép từ Việt Nam, Cục Phòng vệ thương mại, thuộc Bộ Công thương công bố thông tin, Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định áp thuế lên tới 456,23% đối với thép chống gỉ và thép cán nguội, của Việt Nam, có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc và Đài Loan.

BigC tạm dừng mua hàng may mặc Việt Nam

BTV Tiếng Dân

4-7-2019

Hôm 2/7, Big C gửi thông báo đến các nhà cung cấp các sản phẩm may mặc, thông báo dừng mua các mặt hàng này của Việt Nam. Nội dung thông báo: “Nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tái cấu trúc ngành hàng may mặc của tập đoàn tại thị trường Việt Nam, chúng tôi quyết định tạm dừng hoạt động thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp ngành hàng may mặc tại Việt Nam, kể từ tháng 7/2019“.

EVFTA: Mới nửa chặng đường

Nguyễn Anh Tuấn

26-6-2019

Mười tháng trước đây, trong bài viết bên dưới, tôi có bàn về những trở lực đối với EVFTA, từ quyền lao động (chưa phê chuẩn các Công ước ILO cốt lõi), đến môi trường (chưa có những thay đổi về mặt thể chế bảo vệ môi trường, đơn cử là báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của các dự án chưa được công khai) và xã hội dân sự (phải được tham gia vào quá trình giám sát việc thực thi các cam kết).

Hàng Tàu & Chính sách

Mai Quốc Ấn

26-6-2019

Hôm qua, một dự án sản xuất phải tạm dừng toàn bộ. Toàn bộ hội đồng quản trị và giám đốc họp khẩn vì một khái niệm: Thế nào là hàng Việt. Người yêu cầu tổ chức cuộc họp khẩn ấy nói “vì không muốn thành con tin của AN kinh tế, Hải quan, QLTT và Thuế”.

Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt: Sau Khaisilk đến Asanzo

 BTV Tiếng Dân

23-6-2019

Sau vụ Khaisilk bán lụa Tàu, đội lốt hàng Việt, đã lừa người dân suốt 30 năm qua, bị phanh phui gần hai năm trước, là một cái tát vào mặt người dân. Mấy ngày qua, người dân lại lãnh thêm một cái tát đau đớn nữa, khi Tập đoàn Asanzo bị phanh phui vụ bán hàng Trung Quốc dán nhãn Việt Nam.

Chuyện doanh nghiệp quốc doanh và tình hình kinh tế ảm đạm

BTV Tiếng Dân

19-6-2019

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: PVN dùng nguồn tiền nào ‘giải cứu’ dự án thua lỗ ngàn tỉ?  Bài viết lưu ý, Nhà máy xơ sợi Đình Vũ, một trong các dự án được đầu tư ngàn tỉ để rồi lỗ ngàn tỉ, hoạt động trở lại không phải nhờ nội lực của PVTEX, mà từ khoản tiền lên tới cả trăm tỉ đồng được PVN “bơm” thông qua một kế hoạch được gọi là “giải cứu”. Dù quan chức PVN đã cảnh báo rằng, sẽ có những rủi ro trong trường hợp doanh nghiệp phá sản.

Điện, xăng… tăng giá: Người dân bị móc túi một cách hợp pháp

BTV Tiếng Dân

1-5-2019

Bị “móc túi”, người dân phản ứng

Báo Lao Động có bài tổng hợp lời bình của nhiều độc giả: Độc quyền cung cấp điện, EVN đang thiếu minh bạch với người dân. Một độc giả ở Đồng Tháp chia sẻ: “Chỉ xài thêm 1 quạt điện vì trời nóng mà tiền điện nhà tôi tháng này tăng 80%. Cách tính giá điện mới không hợp lý”.

Nhận xét về kinh tế – xã hội Việt Nam hiện nay (Phần 2)

Vũ Ngọc Yên

10-4-2019

Tiếp theo Phần 1

Nợ công chồng chất

Nợ của Chính phủ và của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chủ yếu dựa vào tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu. Nợ chính phủ đòi hỏi tăng thuế để trả nợ. Nợ doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải giảm đầu tư vì áp lực trả nợ. Cả hai đều kìm hãm tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng chọn tập đoàn chuyên bán SUSHI lập chiến lược phát triển kinh tế Đà Nẵng đến năm 2030

FB Nguyễn Anh Tuấn

23-2-2019

Ảnh: Chủ tịch tập đoàn Sakae, kiêm chủ tịch công ty Sakae Corporate Advisory, ông Douglas Foo sẽ ký hợp đồng tư vấn thiết kế chiến lược phát triển kinh tế cho Đà Nẵng đến 2030. (Nguồn: CNA)

Trong buổi họp báo trước thềm Tọa đàm Mùa xuân 2019 ngày 1/3, UBND TP Đà Nẵng cho biết sẽ ký kết với 2 công ty Singapore hợp đồng tư vấn phát triển thành phố, cụ thể như sau:

– Với công ty Sakae Corporate Advisory: Tư vấn hợp phần thiết kế chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2030;

– Với công ty tư vấn Surbana Jurong: Tư vấn hợp phần quy hoạch chung; [1]

Đất nước tươi đẹp

FB Hoàng Tư Giang

3-2-2019

Gần đây, nhiều người tự hào nói về đất nước tươi đẹp, hùng cường. Tôi không phủ nhận điều đó, nhưng tôi muốn nhắc lại những số liệu trong quá khứ và hiện nay.

Theo nghiên cứu của nhóm làm Báo cáo Việt Nam 2035, một báo cáo công phu bậc nhất do WB trợ giúp, năm 1820, Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và cả quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ bình quân đầu người thế giới.

EVFTA – Đừng để lỡ mãi

FB Nguyễn Ngọc Chu

29-1-2019

Đáp ứng các tiêu chuẩn EU, một mặt chẳng những giúp cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang EU để thoát dần phụ thuộc vào Trung Quốc, mà còn – ở mặt khác – đưa Việt Nam xích gần với xã hội Âu châu.

EVFTA – ĐỪNG ĐỂ LỠ MÃI

Nếu không được Nghị viện Châu âu thông qua trước cuộc bầu cử tiếp theo cuối tháng 5/2019, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ đối mặt với sự chậm trễ, rất bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, và bất lợi ngay cho chính Nhà nước Việt Nam.

EVFTA

FB Hoàng Tư Giang

27-1-2019

Tháng 2/2017, một đoàn nghị sỹ thuộc Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện châu Âu đã gặp gỡ báo chí tại HN và đưa ra những thông điệp rất mạnh về sự cần thiết đảm bảo các quyền của người dân. Thông điệp đó liên quan trực tiếp đến EVFTA và được đưa ra sau các cuộc tiếp xúc với các giới khác nhau ở HN.

Lặng lẽ và dữ dội CPTPP

FB Hoàng Tư Giang

15-1-2019

Hôm qua CPTPP đã chính thức có hiệu lực. Sự kiện này diễn ra thật lặng lẽ, không có nhiều thông tin từ Chính phủ, Bộ Công thương và báo chí. Bầu không khí đón nó khác xa so với cảnh trống dong, cờ mở, diễu hành khi VN vào WTO.

Vấn đề là CPTPP sẽ buộc VN cải cách mạnh mẽ sau đường biên, đưa nhiều lĩnh vực theo những giá trị chung của quốc tế.

Không cần dội bom, người ta có thể tiêu diệt cả một làng, một nghề truyền thống lâu đời

FB Vũ Kim Hạnh

6-10-2018

Bà Tịnh, GĐ Thanh Quốc. Ảnh: FB Vũ Kim Hạnh

Tôi ra Phú Quốc cùng chuyên gia quản trị chất lượng Vũ Thế Thành. Anh đến đánh giá tại chỗ tình hình tuân thủ tiêu chuẩn HACCP chuẩn bị xét trao danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao-Chuẩn hội nhập” cho DN Thanh Quốc, Phú Quốc. Chị Tịnh, giám đốc CT đưa chúng tôi đi thăm nhà thùng, ngay bên cạnh văn phòng, sạch tinh tươm như vào… bệnh viện. Không có mùi nồng và nặng của… nước mắm. Phải mặc áo blu trắng, đôi nón, mang khẩu trang, mang dép riêng. Nước mắm trong như hổ phách chảy róc rách từ hai dãy thùng gỗ cao san sát. Nhìn qui mô vậy nhưng nỗi lòng người chủ thì trĩu năng, nghề nước mắm ở đây đang sống trong nguy hiểm chực chờ. Hiện nay có hơn 70 nhà SX nước mắm Phú Quốc (NMPQ) được cấp chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Việt Nam, và cả nhãn bảo hộ CDDL của EU trên toàn 28 nước châu Âu. Chính quyền tỉnh cũng đã công nhận Nghề làm nước mắm truyền thống và Làng nghề truyền thống Nước mắm Phú Quốc.

EVFTA: Vì đâu nên nỗi?

Blog RFA

Nguyễn Anh Tuấn

30-7-2018

Lợi ích từ Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay, là khó có thể bàn cãi. Một đánh giá tác động thực hiện bởi Ủy ban Châu Âu (EC) chỉ rõ Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhất trong các nước ASEAN nếu Hiệp định đi vào hoạt động, với mức tăng thêm về xuất khẩu là 35%, về tăng trưởng GDP là 15% và lương bổng cho người lao động là 12%. [1] Những lợi ích này, khi đặt trong tương quan thâm hụt mậu dịch và lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, mới tỏ rõ hơn tầm quan trọng đối với Việt Nam, cả trước mắt lẫn dài hạn, cả về kinh tế, lẫn an ninh địa chính trị.

Tuy nhiên, đã hơn 3 năm rưỡi kể từ ngày được ký kết mà triển vọng có hiệu lực của Hiệp định này, vì nhiều lý do, vẫn còn mờ mịt. Chuyến thăm Việt Nam mới nhất chỉ vài ngày gần đây của Nghị sĩ Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Quốc Hội Châu Âu, đã lần đầu tiên đặt ra viễn cảnh EVFTA có thể bị trì hoãn vô thời hạn với phát biểu: “Nếu vì lý do nào đó làm chậm việc ký kết, chẳng hạn chậm 1 năm, không ai có thể biết nó sẽ diễn ra như thế nào trong nhiệm kỳ mới của Nghị viện châu Âu.” [2]

Ngay đây cũng cho thấy phần nào sự tai hại khi báo chí quốc doanh luôn tỏ ra lạc quan thái quá trong vài năm vừa rồi khi mà thường xuyên đưa ra các mốc nào là cuối năm 2016, đầu năm 2017, rồi đầu năm 2018, gần đây lại là giữa năm 2018, để rồi bây giờ chính người đứng đầu cơ quan nắm giữ chìa khóa của EVFTA còn không dám chắc chắn về số phận của EVFTA. Không hiểu báo chí và cơ quan tuyên giáo cấp trên có hiểu được rằng, chính việc mô tả quá lạc quan về viễn cảnh phê chuẩn EVFTA đã không ít thì nhiều khiến các bên liên quan phớt lờ những trở ngại quan trọng để rồi có khi nhận ra thì đã muộn.

Đơn cử, ông Bernd Lange, nhân dịp kể trên cũng đã nêu quan điểm không thể rõ hơn trước công luận: “Đồng nghiệp của tôi tại Nghị viện châu Âu cũng quan tâm tới công ước cốt lõi của ILO phải được phê chuẩn. Theo đó, bên đối tác phải thể hiện cam kết đầy đủ trong phê chuẩn các công ước này trước khi Nghị viện Châu Âu tiến hành xem xét để phê chuẩn hiệp định.” Và Việt Nam, theo lời ông, “phải thể hiện được cam kết mang tính ràng buộc từ phía đối tác về một lộ trình về phê chuẩn, quá trình thực thi và giám sát quá trình thực thi” [3]

Ba Công ước ILO mà Bernd Lange muốn nói đến ở đây chính là Công ước số 87 về tự do liên kết, Công ước số 98 về quyền thương lượng tập thể và Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Trong đó quan trọng nhất dĩ nhiên là Công ước số 87 vì là cơ sở pháp lý của nghiệp đoàn độc lập.

Trong khi phía EU đã chỉ rõ mối quan tâm chính yếu của họ thì hãy xem Chính phủ Việt Nam đã phản ứng thế nào. Đầu tháng 2/2018, Đại sứ Vương Thừa Phong, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại EU đã thông báo Việt Nam cam kết sẽ tham gia 3 công ước quan trọng của ILO với lộ trình hoàn tất Công ước số 87 vào tháng 10/2020. Thế mà ngay tuần trước, trong buổi gặp với Bernd Lange, Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH lại đưa ra một lộ trình khác là dự kiến phê chuẩn Công ước 87 vào năm 2023.

Đáp lại mối quan tâm bậc nhất của đối tác bằng những thông báo tiền hậu bất nhất như vậy trách sao EVFTA lại khó có thể suôn sẻ cho được?

Đó là còn chưa nói đến chính vì hồ sơ nhân quyền và ô nhiễm môi trường bết bát mà nhiều Nghị sĩ EU, dẫu muốn tăng cường thương mại với Việt Nam, cũng khó lòng ủng hộ hết lòng cho được.

Bởi thế, chẳng hề bất hợp lý khi nói rằng, có một thế lực nào đó trong số những người nắm quyền ở Việt Nam, trong khi bỏ rơi lợi ích giai cấp công nhân Việt Nam và phớt lờ môi trường bị ô nhiễm vì quyền lợi thiểu số giới chủ (nhất là giới chủ FDI), đã vô tình hay cố ý, ngăn chặn việc phê chuẩn EVFTA từ phía EU, qua đó cản trợ sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như gia tăng sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc.

Giải pháp duy nhất hiện nay là phải ngay lập tức phê chuẩn và nội luật hóa các Công ước ILO kể trên, cải thiện hồ sơ nhân quyền và ô nhiễm môi trường để EU không còn lý do gì trì hoãn việc phê chuẩn EVFTA, đem lại nguồn lợi to lớn cho kinh tế Việt Nam. Chậm trễ để rồi lại khiến Việt Nam lỡ tàu lần này chắc chắn sẽ để lại những di họa to lớn đáng chê cười về sau, xin nhớ lấy.

—–

[1] http://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/BRIE/2018/614702/EPRS_BRI(2018)614702_EN.pdf

[2] [3] https://nhadautu.vn/fta-viet-nam-eu-ap-luc-toi-phan-viec-sau-cung-d11962.html

Tư bản thân hữu

FB Lê Trọng Vũ

25-7-2018

Chiếm được Bà Nà làm của riêng mà không vấp phải sự cản trở lớn lao nào, Sun Group bắt đầu nhòm ngó đến những dự án béo bở khác và cũng bằng cách thức kinh doanh cũ đã mang về nhiều chiến lợi phẩm là cấu kết với quan chức chóp bu ở địa phương để thâu tóm các vị trí đất kim cương mà không thông qua đấu giá, nhanh chóng triển khai dự án nhằm tạo sự đã rồi để khi cần thiết hay lúc dư luận ồn ào, có thể bắt cả chính quyền ra làm con tin.

Định nghĩa lại Made in China?

FB Vũ Kim Hạnh

1-7-2018

Logo của Made in China 2025. Và bãi xỉ than nhà máy nhiệt điện TQ ở Trà Vinh. Ảnh: VOV

Hôm thứ sáu 29/6, nói chuyện tại SURF 2018 Đà Nẵng, ông Đại sứ Israel nhấn mạnh, người Do Thái rất tò mò, tôi chúc các bạn thanh niên Việt Nam luôn tò mò. Và sau một thời gian tò mò với nhiều tài liệu, tôi xin cung cấp đôi điều của đề tài mà tôi đang rất tò mò: Made in China 2025.

Lâu nay, made in China là một tên gọi nhạy cảm. Thực phẩm ư? Không, không đáng tin. Người TQ cũng không tin luôn. Hàng công nghệ ư? Thường rẻ, nhanh cập nhật kiểu nhờ… sao chép. Nhiều năm qua, là công xưởng và cũng là trung tâm xuất khẩu của thế giới, người Trung Quốc chỉ được hưởng khoảng 5% giá bán một chiếc iPhone (từ 5 $ đến 10$ trên giá bán từ $500 đến $1000 mỗi chiếc).