Bất động sản Trung Quốc năm 2024

Phạm Sỹ Thành

14-12-2023

Tôi có một người bạn trước làm ở Country Garden, mấy hôm vừa rồi hỏi thị trường bất động sản bên đó thế nào, thấy họp xong Hội nghị công tác kinh tế trung ương 2023 (CEWC) rồi, không biết có đột phá gì không?

Bạn bảo: Lhó cứu lắm, bên này anh em đang tự lo. Câu nói này phản ánh hết sự âu lo của bên phía các nhà phát triển bất động sản. Cùng thử xem diện mạo thị trường này năm 2024 sẽ ra sao?

Đề án đặc khu của Việt Nam: Ảo tưởng thành công

FB Nguyễn Anh Tuấn

6-6-2018

Ảnh: Báo VnE

Mô tả vẻ hào nhoáng của Thâm Quyến để bảo vệ đề án đặc khu của Việt Nam thật không thỏa đáng, bởi lẽ không lý giải được vì sao trong hơn 4300 đặc khu trên toàn thế giới tính đến thời điểm này, mà rất nhiều trong số đó được truyền cảm hứng từ thành công của Thâm Quyến, trường hợp thành công không phải chiếm đa số, trong khi con số đặc khu phải vật lột trong tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội” (white elephants/voi trắng) gây lãng phí nguồn lực quốc gia thì không hề nhỏ.

Khối tài sản khổng lồ của FLC từ đâu ra?

Nguyên Tống

14-1-2022

Sau mấy ngày “đọc báo nghe đài” về vụ việc FLC, mình thấy thật lạ là mọi người chỉ nhao vào phân tích sự vi phạm của “ông lớn” này mà chẳng ai đặt ra câu hỏi vì sao Quyết lại cầm dao tự chặt vào chân mình như vậy?

Bất động sản Việt Nam gặp khó khăn khi công ty bất động sản Novaland chiến đấu với chủ nợ

Bloomberg

Tác giả: Harry Suhartono

Cù Tuấn, biên dịch

29-9-2023

Tóm tắt:

* Novaland bắt đầu đàm phán tái cơ cấu nợ với các trái chủ

* Novaland không trả lãi trái phiếu đáo hạn trong tháng 7

Ai đủ khả năng giải cứu thị trường bất động sản?

Mai Bá Kiếm

25-8-2022

Ảnh chụp màn hình

Nông dân đầu tư trồng dứa, mít, dưa hấu, thanh long… chủ yếu để xuất sang Trung Quốc. Khi Trung Quốc bế quan, giá các trái này rẻ mạt, nên người dân còn “giải cứu” được.

Nouriel Roubini: “Thị trường chứng khoán đang tự lừa mình”

Der Spiegel

Dịch giả: Phạm Vũ Mai

13-6-2020

Kinh tế gia nổi tiếng người Mỹ, Nouriel Roubini (1), không tin rằng kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi nhanh chóng. Ông cho rằng thực trạng tồi tệ sẽ tạo ra một mùa hè của những cuộc biểu tình ở Mỹ và năm tháng khó khăn ở châu Âu.

Mỹ từ chối cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam

VOA

2-8-2024

Một người bán hàng rong ngồi trước khu vực xây dựng một toà cao ốc ở TPHCM. Mỹ vừa từ chối yêu cầu của Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách các nền kinh tế phi thị trường. Nguồn: AP

Khủng hoảng bất động sản của Việt Nam có thể tồi tệ đến mức nào?

Reuters

Cù Tuấn, biên dịch

27-10-2023

HÀ NỘI, ngày 26 tháng 10 (Reuters) – Một năm khó khăn đối với lĩnh vực bất động sản của Việt Nam đã chứng kiến các công ty phát triển bất động sản không thể trả nợ lãi, trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng do các biện pháp không đúng lúc của chính phủ gây ra, mặc dù các rủi ro lan tỏa đã bị hạn chế.

Cần phải xét nghiệm lớn-rộng để tránh thiệt hại kinh tế quá lớn

Phạm Quang Tuấn

14-4-2020

Vì lợi ích kinh tế và xã hội, Việt Nam cần bỏ ra một số tiền lớn – có thể tầm cỡ trăm triệu USD – để thiết lập càng sớm càng tốt một hệ thống xét nghiệm Covid-19 nhanh và rộng. Bài viết này sẽ lý giải tại sao, dựa vào những khái niệm căn bản của lý thuyết điều khiển (control theory).

EVFTA

FB Hoàng Tư Giang

27-1-2019

Tháng 2/2017, một đoàn nghị sỹ thuộc Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện châu Âu đã gặp gỡ báo chí tại HN và đưa ra những thông điệp rất mạnh về sự cần thiết đảm bảo các quyền của người dân. Thông điệp đó liên quan trực tiếp đến EVFTA và được đưa ra sau các cuộc tiếp xúc với các giới khác nhau ở HN.

Lặng lẽ và dữ dội CPTPP

FB Hoàng Tư Giang

15-1-2019

Hôm qua CPTPP đã chính thức có hiệu lực. Sự kiện này diễn ra thật lặng lẽ, không có nhiều thông tin từ Chính phủ, Bộ Công thương và báo chí. Bầu không khí đón nó khác xa so với cảnh trống dong, cờ mở, diễu hành khi VN vào WTO.

Vấn đề là CPTPP sẽ buộc VN cải cách mạnh mẽ sau đường biên, đưa nhiều lĩnh vực theo những giá trị chung của quốc tế.

Đánh bóng tên tuổi!

Lâm Bình Duy Nhiên

17-8-2023

Nhiều người khen, phục và nể Phạm Nhật Vượng! Đối với họ, Vượng là một… ”thiên tài của cả nhân loại”.

Từ sự bối rối của chính sách lúa gạo, tới sự lộn xộn của nhiều chính sách hiện nay (Phần 1)

Nguyễn Đức Thành

24-3-2020

Trong bài này, tôi sẽ đề cập đến hai nội dung. Thứ nhất là sự bối rối, bất nhất trong chính sách xuất khẩu lúa gạo ngay lúc này. Thứ hai, từ đó thảo luận tính lộn xộn, thiếu chuyên nghiệp trong việc ra các chính sách quan trọng hiện nay.

Bẫy trung bình

Nguyễn Đắc Kiên

17-10-2023

Trong cuộc trò chuyện mới đây với nhà báo Kim Hạnh, bà Phạm Chi Lan có nhắc đến lời cảnh báo từ năm 2010 của ông Homi Kharas, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB), tại hội nghị WB công bố Việt Nam thoát khỏi ngưỡng nước nghèo bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình, tổ chức tại khách sạn Sheraton Hà Nội.

Phải chăng tụt hậu kinh tế là nguy cơ số một?

Nguyễn Đình Cống

7-5-2020

Xin nói ngay rằng đã từng đúng như thế, nhưng nay không còn đúng nữa.

Đúng là “Thời loạn”!

Nguyễn Như Phong

14-1-2022

Bốn năm trước, tôi có viết cuốn tiểu thuyết mang tên ‘Thời loạn’. Cuốn tiểu thuyết nói về những “doanh nhân” mà để làm giàu, họ không từ một thủ đoạn nào. Thủ đoạn từ mưu mô thổi giá chứng khoán, buôn lậu vàng, thâu tóm đất đai đến đòi nợ thuê, rồi cả giết người… Những cuộc tình đầy toan tính và éo le.

Hãy cẩn thận, một vụ SPAC kỳ quái năm 2023!

Financial Times

Tác giả:

Dịch giả: Phạm Quang Tuấn

22-8-2023

Ảnh chụp màn hình

Nhà sản xuất xe điện Việt Nam VinFast đi cửa hậu.

Tại sao Việt Nam có nguy cơ trở thành nước chịu thiệt lớn vì chính sách thuế quan của Trump

Financial Times

Tác giả: A. Anantha Lakshmi

Cù Tuấn, biên dịch

19-11-2024

Một nhà máy chế biến cà phê ở Việt Nam. Ảnh: Reuters

Tóm tắt: Hà Nội có thể trở thành nạn nhân của chính sự thành công của mình sau khi tạo ra thặng dư thương mại khổng lồ với Mỹ.

Việt Nam điều hành xăng dầu không giống ai trên thế giới

Mai Bá Kiếm

11-10-2022

Để nhấn mạnh sự khác biết giữa VN và thế giới, bác Nguyễn Phú Trọng đã ví von hình tượng: “Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời đang tỏa sáng ở Việt Nam”. Ba hôm nay, giá xăng dầu thế giới giảm thì VN thiếu xăng dầu để bán, vì cách điều hành xăng dầu không giống ai trên thế giới.

Báo Trung Quốc cảnh báo Việt Nam nên thận trọng trước “củ cà rốt” chip bán dẫn của Mỹ

RFA

12-2-2024

Trong khi Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực chip bán dẫn bằng các biện pháp giảm thuế và hỗ trợ quỹ nghiên cứu, báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc mới đây cảnh báo Việt Nam nên cẩn trọng với chính sách “củ cà rốt” về chip bán dẫn của Mỹ.

Cách quản lý đầu mối xăng dầu của hai thể chế

Mai Bá Kiếm

10-10-2022

Ảnh tư liệu

1/ TỪ THỜI PHÁP THUỘC ĐẾN 30/4/1975: MIỀN NAM CHỈ CÓ 3 ĐẦU MỐI XĂNG DẦU

Tại sao khủng hoảng niềm tin?

Dương Quốc Chính

27-10-2022

Ảnh trên mạng

Bài báo này TS Phạm Thế Anh đã phân tích rất kỹ về khía cạnh kinh tế, tài chính, tiền tệ và đã rất dài. Nhưng điều quan trọng nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những hiện tượng mà TS nêu ra trong bài báo thì lại không được nhắc tới, hoặc nhắc tới nhưng chỉ là phần ngọn, không phải là cái gốc của vấn đề, theo quan điểm của mình. Mọi người cứ đọc bài báo ở ảnh đính kèm hoặc link trên là thấy.

Mình muốn trình bày thêm như một sự mở rộng bài báo kia, để lý giải nguyên nhân của sự khủng hoảng niềm tin vào thị trường chứng khoán (CK) và trái phiếu doanh nghiệp (DN), tất nhiên là theo quan điểm của mình, dân tay ngang về tài chính nhưng có thể hiểu về thị trường bất động sản (BĐS) hơn dân tài chính. Người đọc cần biết bản chất của sự việc và trách nhiệm đó thuộc về ai, còn cái ngọn là dễ thấy.

Như chúng ta đã biết, những con nợ lớn nhất của các ngân hàng và nhà đầu tư thông qua thị trường trái phiếu DN chính là các DN BĐS. Có thể dễ dàng tìm thấy số liệu này trên mạng, không có các doanh nghiệp sản xuất thuần tuý mà nợ nhiều như Doanh nghiệp BĐS. Doanh nghiệp BĐS càng to thì nợ càng nhiều, tỷ lệ nợ trên vốn rất cao. Điều này rất rủi ro cho hệ thống ngân hàng, nhất là khi có biến động về tỉ giá và lạm phát.

Bài viết này có thể coi là phần nối tiếp của status cũ của mình đã dự báo về kinh tế hậu dịch, viết từ khi dịch còn ở bên Tàu, link ở comment, cho ai muốn đọc lại.

Sự khủng hoảng niềm tin hiện nay cũng là một hệ quả của dịch covid, nằm trong một chuỗi quan hệ nhân quả. Khi dịch diễn ra, nền kinh tế bị đình trệ, ngủ đông dẫn tới tiền nhàn rỗi rất nhiều, do không thể đưa vào sản xuất kinh doanh. Lượng tiền nhàn rỗi này được đổ vào các kênh sau: cờ bạc online, chứng khoán, trái phiếu DN và BĐS. Đấy là tiền nhàn rỗi trong dân và doanh nghiệp. Còn tiền nhàn rỗi của ngân sách sẽ được đổ vào đầu tư công, nhưng đầu tư công không thể (khó thể) diễn ra khi đang có dịch, vì không đầu tư online được. Phải chờ khi hết dịch.

Trong hai năm có dịch thì các kênh đầu tư online là phát triển nhất, đó là cờ bạc online, chứng khoán và trái phiếu DN. Mà ngành BĐS là ngành hút nhiều nguồn lực của xã hội và nền kinh tế nhất. Trong đó có vốn và nhân lực.

Doanh nghiệp BĐS vốn dĩ đã được nuông chiều từ nhiều năm trước do có sự cấu kết giữa DN và quan chức, giữa DN và các chủ đất nhà nước (bán đất của DN nhà nước cho tư nhân). Chính quyền các cấp cũng đồng loã với DN để thổi giá đất, để tăng thu ngân sách. Một số địa phương thu ngân sách chủ yếu từ BĐS, không có nguồn nào khả dĩ hơn. Đương nhiên ngân sách có một thì quan chức có 10, nên các bên cùng đồng lòng thổi giá.

Khi dịch Covid diễn ra thì là cơ hội lớn nhất để các Doanh nghiệp BĐS hút sạch nguồn vốn nhàn rỗi vì dù sao dường như việc người dân đầu tư chứng khoán, trái phiếu vẫn lành mạnh hơn là cờ bạc online, do lãi suất ngân hàng rất thấp. Chính vì thế, Doanh nghiệp BĐS đều đua nhau vay tiền ngân hàng và bán trái phiếu, tăng vốn để bán chứng. Tức là làm đủ cách để hút tiền. Đương nhiên khi đua nhau hút tiền thì sẽ phải dùng cả những cách phi pháp như thổi giá CK, thổi giá BĐS, bán trái phiếu phi pháp (dùng tiền không đúng mục đích, không minh bạch…).

Nói chung các DN này đều ít nhiều có vết và lượng tiền vay này trở nên nhiều hơn bao giờ hết. Hay nói cách khác là nguồn vốn của nền kinh tế bị hút hết vào cái lỗ đen BĐS. Dĩ nhiên sẽ tạo nên một quả bóng BĐS khổng lồ, phát triển không đúng với nhu cầu thực mà chỉ là dựa vào nhu cầu của giới đầu cơ. Mà nhu cầu này là vô cùng! Đây là sự nguy hiểm vô cùng lớn đối với nền kinh tế và tiềm ẩn sự đổ vỡ.

Tất nhiên Chính phủ phải nhìn thấy hệ luỵ này nên chặn trước nguy cơ đổ vỡ tự nhiên bằng cách đem một số Doanh nghiệp BĐS lớn và sai phạm lộ liễu ra để tế thần. Ví dụ như Tân Hoàng Minh và FLC, Vạn Thịnh Phát. Đừng nghĩ các DN khác chưa bị sờ là đảm bảo sạch sẽ, chẳng qua người ta chưa sờ vì còn e ngại sự sụp đổ dây chuyền, mối quan hệ này kia hoặc đang là biểu tượng của sự thịnh vượng quốc gia…

Nhưng việc tế thần này lại dẫn tới một hệ luỵ, đó là lộ ra bản chất sai phạm của DN. Công an không mò ra rồi tung lên báo thì người dân sao biết được có sai phạm, hoặc biết cũng chỉ dưới dạng tin đồn, rồi Công an bác tin đồn là xong! Đây cũng chính là mặt trái của việc đốt lò. Một mặt, việc đốt lò lấy được niềm tin của giới cần lao thiện lành và các cụ đảng viên già. Nhưng mặt khác lại làm giới đầu tư lo ngại vì nhìn đâu cũng thấy rủi ro lừa đảo ở đủ các kênh đầu tư là CK, trái phiếu và BĐS.

Vì thế phải thấy rằng không phải vì Công an bắt bớ thì nhà đầu tư mất niềm tin, mà là niềm tin lâu nay của họ bị phát hiện ra là đã bị lừa. Nhưng DN lớn, danh tiếng, là niềm tự hào của nền kinh tế, bộ mặt của chế độ, một thời được tiền hô hậu ủng hoá ra lại là bọn lừa đảo! Mà họ lừa được cũng là dựa vào cơ chế và sự cấu kết cố hữu của thể chế (không cấu kết thì công chức không sống được). Đấy là nguyên nhân sâu xa của sự khủng hoảng niềm tin của nhà đầu tư.

Để đối phó thì nhà đầu tư sẽ co cụm, cất tiền, rút tiền (nếu còn rút được) chuyển vào các kênh có sự tín nhiệm cao hơn (của ngân hàng nhà nước) hay mua vàng mua đô.

Trong khi đó, trên bình diện toàn cầu thì thế giới hậu dịch đương nhiên phải có lạm phát, sau mấy năm đình trệ. Việt Nam vẫn khoe là chưa lạm phát chính vì lý do bên trên. Tiền trong dân và DN bị chôn một đống, chả ai tin ai hoặc bị găm vào đống BĐS đang hình thành thì chưa lạm phát được như Tây.

Trong phạm vi chống đình trệ kinh tế bằng chi tiêu công, tiêu tiền ngân sách, thì lại cũng bị hệ luỵ từ việc đốt lò mang lại. Bác cả đốt mạnh quá dẫn tới quan chức không dám chi tiêu, triển khai các dự án công. Bởi vì nguyên tắc đã có chi tiêu công là phải có abc, không abc thì làm quan làm gì?! Đầu tư ghế để lỗ à?

Thế nên quan chức sẽ chơi bài câu giờ, tránh né phải chi tiêu, đặc biệt là ngành y tế thì đặc biệt đình trệ, đến thuốc và trang thiết bị y tế còn không dám mua. Vì mua thì dễ đi tù! Vì thế nên giải pháp đầu tư công cũng bị vô hiệu hoá. Nên kinh tế vẫn bị tắc tị, thì sao lạm phát cho được?

Tóm lại, trong thời gian qua thì cả dân (nhà đầu tư) lẫn quan đều khủng hoảng niềm tin. Dân thì sợ bị lừa, quan thì sợ đi tù, đều từ đốt lò mà ra. Nói thế không có nghĩa là đốt lò là hoàn toàn sai. Mà là đốt lò nó làm lộ ra bộ mặt thật của chế độ và nền kinh tế, dẫn tới khủng hoảng niềm tin. Không đốt thì sao biết DN lừa đảo và quan lại tham nhũng, phỏng ạ!?

Vậy là đốt hay không đốt, đi mắc núi về mắc sông và hậu quả trước mắt là sự khủng hoảng niềm tin. Đó là điều mà TS Thế Anh không nói ra, mà cũng không dễ gì nói ra trên báo đảng.

Vậy giải pháp nào để vực dậy niềm tin?

Phải thấy được bản chất thì mới thấy được giải pháp. Các giải pháp của TS là những giải pháp xử lý cái ngọn về tài chính, tiền tệ thôi chứ không xử lý được gốc rễ của vấn đề.

Muốn xử lý tận gốc là khó. Vì vướng tới thể chế rồi. Nhưng trước mắt thì việc xử lý các Doanh nghiệp BĐS và tài chính bẩn là cần thiết và cần mạnh tay. Song song với đó cũng phải xử quan lại cấu kết với họ cho công bằng. Phải nhanh chóng hạ nhiệt BĐS bằng luật Đất đai và Kinh doanh BĐS. Nhưng cái khó nhất vẫn là cải cách thể chế để việc đốt lò không còn là việc bắt cóc bỏ đĩa giống dẹp vỉa hè.

ACB và ông Trần Mộng Hùng

Huy Đức

2-5-2024

Rất ít người biết ông Trần Mộng Hùng mới thực sự là người sáng lập ngân hàng ACB [cùng các cổ đông khác, trong đó có hai ông Phạm Trung Cang và ông Trịnh Kim Quang… vào năm 1992]. Có lẽ do ông ít khi sử dụng siêu xe [của ACB] và tên ông không gắn với đội bóng [cũng của ACB]. Một đôi lần tôi thấy ông giữ mình lặng lẽ ở những chỗ đông người và, rất nhanh, kéo sụp chiếc mũ lưỡi trai xuống rồi rời đi trong chốc lát.

Tưng bừng khai trương, âm thầm đóng cửa

Mai Bá Kiếm

7-1-2022

Chưa đầy 6 tháng sau ngày thành lập Nhà máy sản xuất điện thoại Vsmart (Cát Hải, Hải Phòng) ngày 14/12/2018, tại Toà tháp Landmark81, Tập đoàn Vingroup tưng bừng khai trương lễ ra mắt 4 dòng điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart.

Lòng tham & Thông tin

FB Mai Quốc Ấn

9-4-2018

Ảnh: internet

Bạn có tham vọng/khát vọng làm giàu. Điều đó tốt! Nó ảnh hưởng đến việc “kỳ thị người giàu” của tôi. Nói rõ là tôi kỳ thị nhưng người giàu bằng xương máu người khác, bằng cướp đoạt tài nguyên hoặc lừa đảo.

Nhưng có tham vọng/khát vọng mà không có tri thức nói chung và thông nói riêng tin thì sẽ “chết”!

Dấu hiệu sụp đổ của VinFast đã rất gần

Kim Văn Chính

9-2-2024

Làm chuyện lớn phải có bộ hạ. Thần thiêng nhờ bộ hạ là vậy. Vậy “bộ hạ” của Vin là ai khi họ làm VinFast?

Cục diện mới của TPP và bản lĩnh của Việt Nam

Trần Văn Thọ

25-9-2021

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái bình dương (CPTPP) thường được gọi tắt theo tên cũ là Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) đang bước vào một cục diện mới.

Mỹ làm cho Tổ chức Thương mại Thế giới tê liệt hoạt động

Đỗ Kim Thêm

2-5-2024

Sau 30 năm thành lập, thành quả đạt được của Tổ chức Thương mại Thế giới còn quá khiêm nhường trong khi triển vọng sinh tồn đang bị đe dọa nghiêm trọng mà việc thiếu sự ủng hộ của Hoa Kỳ là nguyên nhân chính.

Sự bất bình đẳng của các quốc gia

Project Syndicate

Tác giả: Michael Spence

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

1-8-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: Kantapat Phutthamkul/ Getty Images

Lời dịch giả: Theo Michael Spence, sai lầm nghiêm trọng trong mô hình quản lý của Trung Quốc là chính quyền không có trách nhiệm giải trình công khai những vấn đề trọng đại của đất nước và thiện chí cải cách chính trị theo chiều hường dân chủ và tinh thần trọng pháp. Trung Quốc không có triển vọng dân chủ hoá vì chính quyền không bị áp lực do nhu cầu tái tranh cử hay bị kiểm soát gắt gao của báo chí và công luận.