Vì lẽ gì Việt Nam ta không bị Hán Hoá?

Hồ Bạch Thảo

8-10-2017

Lãnh thổ Trung Quốc thời xa xưa chỉ bằng mấy tỉnh hiện nay, nhưng nhờ sức bành trướng không ngừng lan ra bốn phía, nên to lớn như hiện nay. Trước thời Tần, biên giới Trung Quốc tại phía nam chỉ đến sông Dương Tử và một phần đất tại các tỉnh Giang Tây, Hồ Nam, Giang Tô. Qua các thời Tần, Hán, không ngừng xâm lăng; chiếm trọn vùng đất phương nam, chiếm cả Việt Nam. Trải qua một ngàn năm đô hộ, Việt Nam dành lại nền độc lập, trong khi các vùng đất khác biến thành quận huyện của Trung Quốc. Kể từ đó Việt Nam đời nối đời chống Trung Quốc xâm lăng, lại tiếp tục mang gươm đi mở nước nên lãnh thổ tăng gấp đôi. Với địa lý liền núi, liền sông, lại sẵn đường để Trung Quốc xâm nhập thuỷ bộ; hãy tìm hiểu xem vì lẽ gì nước ta không bị Hán hoá.

Nguyễn Văn Trung nhìn lại – Một hành trình trí thức lận đận

Ngô Thế Vinh

23-10-2021

“… những cố gắng suy nghĩ của một người vẫn ước muốn tự đặt cho mình một kỷ luật đồng thời cũng là một lý tưởng là phải tìm kiếm không ngừng, bằng cách tự phủ nhận, bất mãn với quãng đường mình vừa qua và cứ như thế mãi mãi…” [Cùng bạn độc giả, Lược Khảo Văn Học I] [1] Nguyễn Văn Trung

VOA gỡ bài viết làm Thủ tướng Việt Nam xấu hổ

Washington Post

Tác giả: Paul Farhi

Dịch giả: Dương Lệ Chi

15-11-2022

Một bài viết về những lời bình luận không mang tính ngoại giao của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính bị thu được khi ông nói chuyện qua micro đã lan truyền nhanh chóng — trước khi hãng tin [VOA] do Hoa Kỳ tài trợ, đã bị gỡ bỏ sau khi có khiếu nại từ đại sứ quán của ông ta.

Ai đã kiểm duyệt cụm từ “nhân quyền” trong bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ?

Ngọc Thu

10-7-2018

Sáng Chủ Nhật 8/7/2018, Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo có bài phát biểu trước cộng đồng các doanh nghiệp tại khách sạn Sofitel Metropole, Hà Nội, Việt Nam. Ngay lúc đó, trên Facebook của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink, có đăng tải một status với nội dung như sau:

Bà Chủ tịch huyện bắt còng tiết kiệm được 170 tỷ đồng?

Blog RFA

Gió Bấc

23-3-2024

Bà Nguyễn Thị Giang Hương, Chủ Tịch UBND huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Nguồn: Website UBND huyện Nhơn Trạch

Chuyện quan bà Bí Thư Vĩnh Phúc bị bắt giam chưa bớt nóng, dư luận lại dậy sóng với chuyện nữ Chủ Tịch UBND huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bị “bốc hơi” 170 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng.

Chính quyền Hà Nội vs gia đình ông Cù Huy Hà Vũ

LS Nguyễn Thị Dương Hà

25-12-2018

Chính quyền Hà Nội bịa đặt chuyện vợ chồng Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ “đang xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng” tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội.

Lịch sử Hoa Kỳ giai đoạn 1964-1973 (Phần 2)

Tác giả: Erling Bjøl

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

2-7-2020

Tiếp theo phần 1

Đường đến Việt Nam

Thế mạnh của Johnson trong chính sách đối nội lại là thảm kịch trong chính sách đối ngoại. Không ai hiểu Quốc hội, đặc biệt là Thượng viện, hơn ông. Chân trời của ông hoàn toàn bị che phủ bởi chính sách đối nội. Ngay sau khi nắm quyền, và từ lâu trước khi nhúng tay vào vấn đề VN, ông đã tuyên bố rằng, ông không muốn bị kết tội là vị tổng thống thất bại ở miền Nam châu Á.

Giải pháp hai nhà nước Israel và Palestine: Hiện trạng và triển vọng

Đỗ Kim Thêm

24-11-2023

Hình ảnh thành phố và đất nước bị chia cắt. Nguồn ảnh: Ilia Yefimovich

Hiện trạng

Sau ngày 7/10/2023, tình hình chiến sự tại Trung Đông diễn biến cực kỳ tệ hại, khiến cho chính giới và công luận quốc tế quan tâm đặc biệt đến một giải pháp quen thuộc từ lâu, đó là hai nhà nước Israel và Palestine được hoạt động song hành trong yên bình.

Giải pháp này tiên liệu là Israel và Palestine đều có chủ quyền dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ và cùng hoạt động độc lập trong hai khu vực rõ rệt giữa Địa Trung Hải và sông Jordan.

Giải pháp này được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhiệt tình cổ vũ. Nhưng đâu là hiện trạng và triển vọng thực thi cho giải pháp này?

Nội dung

Thực ra, giải pháp này đã được thảo luận từ hơn 70 năm trước, vì trước năm 1947 nhà nước của người Israel hay Ả Rập chưa có, mà chỉ có khu vực Palestine, do Anh được quốc tế ủy nhiệm, cai quản.

Kế hoạch của Liên Hiệp Quốc ngày 29/11/1947 dự trù phân chia khu vực Palestine thành hai phần, một cho Israel và một cho Ả Rập và Jerusalem được đặt dưới sự quản lý của Liên Hiệp Quốc. Các quốc gia thuộc khối Ả Rập  bỏ phiếu chống lại giải pháp này, trong khi đại biểu người Israel đồng thuận.

Ngày 14/5/1948, nhà nước Israel được thành lập; tuy nhiên, vẫn chưa có một nhà nước Palestine độc lập.

Sau đó, từ năm 1967 các vùng lãnh thổ Palestine như phía Đông Jerusalem, Bờ Tây Jordan và Dải Gaza đã bị Israel chiếm đóng.

Về sau, Yasser Arafat, nhà lãnh đạo Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) khẳng định, không công nhận nhà nước Israel và gián tiếp đưa ra khái niệm này tại một Hội nghị Thượng đỉnh Ả Rập năm 1982 ở Fez, Maroc.

Trong một bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 13/12/1988, Arafat tuyên bố là “Nhà nước Palestine” thành hình và chỉ đề cập gián tiếp về nhà nước Israel.

Nhưng tình thế thay đổi, ngày 9/ 9/1993, Arafat thông báo cho Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin một quyết định lịch sử: “PLO công nhận quyền của Nhà nước Israel tồn tại trong hòa bình và an ninh. PLO từ bỏ khủng bố và tất cả các hình thức bạo lực khác”. Đổi lại, Rabin công nhận “PLO là đại diện của nhân dân Palestine”.

Năm 2005, Israel rút hoàn toàn ra khỏi Dải Gaza. Kể từ năm 2012, PLO có được quy chế Quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc.

Các trở ngại trong việc thực thi

Việc thực thi giải pháp hai nhà nước có nhiều khó khăn mà vấn đề cơ bản là, ai sẽ đại diện cho phía Palestine.

Sau nhiều tranh chấp nội bộ, tổ chức khủng bố Hamas là lực lượng nắm thực quyền kiểm soát Dải Gaza, nhưng theo quan điểm của Israel lại không phải là một đối tác phù hợp để đàm phán.

Ngay cả đối với người Palestine, Mahmoud Abbas, Chủ tịch Cơ quan Tự trị Palestine, không được đa số coi là đại biểu chính thức, vì trong hơn 15 năm qua, không có một cuộc bầu cử nào đã được tổ chức tại Palestine. Điều kiện này là tất yếu để cho tất cả người Palestine và Israel công nhận cho tiến trình đàm phán.

Cho dù vấn đề chính danh này có thể được giải quyết hay không, cũng có hai chủ đề khác gây nhiều tranh cãi: Việc phân định biên giới giữa Israel và Palestine và quy chế của thành phố Jerusalem.

Năm 1980, Quốc hội Israel tuyên bố: “Jerusalem toàn diện và thống nhất” là thủ đô chính thức của Israel. Nhưng phía Đông Jerusalem, một phần của lãnh thổ Palestine cũng được người Palestine xem là thủ đô của riêng mình chiếu theo luật pháp quốc tế.

Một trở ngại khác là một hành vi vi phạm luật quốc tế: Khoảng 450.000 người Israel định cư ở Bờ Tây Jordan trong các khu thuộc vùng lãnh thổ Palestine.

Vì số lượng người dân Israel sống ở Bờ Tây Jordan quá đông, nên việc rút hoàn toàn ra khỏi khu vực là không thực tế. Nhưng vấn đề còn có hai khía cạnh khác.

Một mặt là về an ninh. Nỗi lo sợ thường xuyên của Israel là, nếu rút dân đi hoàn toàn, thì khu vực này sẽ trở thành Dải Gaza thứ hai, nghĩa là, tiềm năng tấn công của tổ chức khủng bố Hamas có thể thành thảm hoạ thực tế.

Mặt khác, ngay trong guồng máy của chính phủ Israel hiện tại cũng có lập luận khác để chống lại việc triệt thoái. Nhiều đại biểu của dân định cư xem Bờ Tây là trung tâm sinh hoạt xã hội quan trọng của Israel.

Sau khi nhà nước Israel được thành lập, trong cuộc chiến tranh Trung Đông lần đầu tiên vào tháng 11/1947, năm quốc gia Ả Rập tấn công Israel, có khoảng 700.000 người Ả Rập đã chạy trốn hoặc bị trục xuất khỏi lãnh thổ Palestine.

Hiện nay, khoảng 5,9 triệu người Palestine đăng ký chính thức với Cơ quan của Liên Hiệp Quốc đặc trách cứu trợ người tị nạn Palestine. Vấn đề là họ đi về đâu trong khi mật độ dân số giữa Địa Trung Hải và thung lũng Jordan lên quá cao. Giấc mơ hồi hương không phải chỉ là của những người Palestine tị nạn, mà còn là của thế hệ hậu duệ. Thực tế này làm cho việc tranh chấp không có giải pháp.

Tính khả thi

Nhìn chung trong toàn cảnh, chiến cuộc tại Dải Gaza còn tiếp diễn, nên giải pháp hai nhà nước khó khả thi.

Nhưng, cho dù thế, liệu có nên đưa giải pháp này trở lại trong một nghị trình đàm phán ngoại giao nào không? Câu trả lời là không, vì cần phải có nhiều thời gian hơn, nghĩa là, tuỳ thuộc vào tương lai còn quá mù mờ.

Trước mắt, chính quyền Israel thấy không thể đàm phán với Palestine, mà ưu tiên hàng đầu là kiên quyết loại bỏ tổ chức Hamas về mặt quân sự và không quan tâm đến một giải pháp chính trị hoà hoãn đặc biệt nào. Áp lực quốc tế về mặt nhân đạo ngày càng gia tăng, khiến Israel cũng gặp khó khăn trong việc thu phục nhân tâm và dè dặt phần nào trong mức độ kiềm chế.

Nhìn lại diễn biến các cuộc đàm phán trong thời gian qua, đa số quan sát viên có nhận định chung là, giải pháp cho hai nhà nước đều thất bại, cụ thể là bắt đầu với Hội nghị Madrid 1991, Olso I 1993, Gaza-Jericho 1994, Olso II 1995, David 2000, Taba 2001 và gần đây nhất là 2013 – 2014. Thực tế cho thấy, cả hai phía đều không có đủ thành tâm và thiện chí để tuân theo các thỏa thuận được đề ra.

Tinh thần đấu tranh kiên cường của hai dân tộc Palestine và Israel là lý do chính, nó vẫn còn thể hiện ở mức độ quá cao. Mọi người hầu chỉ đồng cảm đứng về một phía, nghĩa là, giữ một thái độ kiên quyết đấu tranh gây tàn phá và khó thay đổi trong lúc này.

Do đó, chính giới quốc tế thấy rằng, một sự chung sống trong hoà bình và thịnh vượng cho hai dân tộc trong cùng một lãnh thổ nhỏ bé này còn là mơ ước trong tương lai xa vời và cũng không thể nào đề ra một giải pháp khác hữu hiệu hơn để thay thế cho giải pháp hai nhà nước.

Thật ra, xét cho cùng, không có một cách lựa chọn thay thế nào khác cho giải pháp hai nhà nước. Israel sẽ chỉ có được hòa bình khi Palestine cũng có nhà nước của riêng họ. Một lần nữa, cả hai phải đối thoại nghiêm túc về giải pháp này, cho dù đã không đạt được tiến bộ nào trong suốt thời gian qua.

Triển vọng

Điều gì sẽ xảy ra với Dải Gaza sau khi chiến tranh kết thúc?

Trước đây, những gì được coi là không tưởng thì hiện nay đột nhiên trở nên cụ thể hơn trong bóng hậu trường chính trị. Do đó, có nhiều lý do mới để lạc quan hơn về tính khả thi cho giải pháp.

Trước hết, triển vọng cho sự đồng thuận về đối thoại rõ ràng hơn. Chủ yếu là nhờ Mỹ tích cực làm trung gian vận động mà các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine diễn ra. Đến nay còn có thêm các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Ai Cập và nhà nhiều nước khác cùng tham gia hỗ trợ tiến trình này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng ủng hộ giải pháp hai nhà nước. Gần đây, trong một bài viết được phổ biến trên Washington Post, ông kêu gọi chấm dứt bạo lực và tạo ra một “cấu trúc quản trị thống nhất của Bờ Tây và Dải Gaza dưới một chính quyền Palestine được hồi sinh. Giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để bảo đảm an ninh lâu dài cho cả người dân Israel và Palestine…  Cuộc khủng hoảng đã khiến cho giải pháp này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết”.

Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng, người dân Palestine xứng đáng có được một nhà nước của riêng họ và một tương lai không có Hamas: “Những hình ảnh từ Dải Gaza và cái chết của hàng ngàn thường dân, bao gồm cả trẻ em, cũng làm tan nát trái tim tôi”.

Ông nhắc lại mục tiêu là, phải chấm dứt vĩnh viễn chiến tranh, phá vỡ chu kỳ bạo lực, không được chiếm đóng hay bao vây: “… Những người gây ra bạo lực này phải chịu trách nhiệm. Mỹ sẵn sàng thực hiện các biện pháp của riêng mình, bao gồm áp đặt lệnh cấm đi lại đối với những kẻ cực đoan tấn công dân thường ở Bờ Tây”.

Ngược lại, Thủ tướng Israel Netanyahu tỏ ra hoài nghi về triển vọng này và đưa các biện pháp trừng phạt chống lại những người định cư cực đoan ở Bờ Tây. Netanyahu cho rằng, Cơ quan Tự trị của Palestine trong hình thức hiện tại không đủ tư thế để lãnh đạo quân sự của Dải Gaza và Israel có kế hoạch chịu trách nhiệm quân sự ở Dải Gaza trong tương lai.

Trong khi đó, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas yêu cầu Tổng thống Biden ủng hộ việc ngăn chặn các cuộc tấn công của lực lượng Israel ở Bờ Tây và Jerusalem, và thúc đẩy viện trợ nhân đạo nhiều hơn: “Làm thế nào cuộc diệt chủng này có thể được biện minh là tự vệ? Thật ra, đây là tội ác chiến tranh cần phải bị trừng phạt”.

Thỏa thuận ngừng bắn

Ảnh: Binh sĩ Israel chuẩn bị nhận con tin do phía Hamas trao trả. Nguồn: DPA/ Ilia Yefimovich

Tin vui mới nhất là một thoả thuận ngưng bắn bốn ngày giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza đã chính thức có hiệu lực vào sáng 24/11/2023. Các nước Mỹ, Ai Cập và Qatar sẽ đảm nhận việc kiểm soát đình chiến.

Theo dự trù, vào buổi chiều cùng ngày, 13 trong số 50 con tin đầu tiên bị giam giữ ở Dải Gaza sẽ được thả. Đó là các phụ nữ và trẻ em. Đổi lại, cho mỗi con tin, Israel dự định thả ba tù nhân Palestine.

Theo tin của quân đội Israel, vào buổi sáng hôm nay, một tên lửa đã được phát ra ở khu vực biên giới và có khoảng 200 xe tải chở hàng viện trợ đã đến phía nam Dải Gaza.

Ngược lại, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Galant tuyên bố rằng, quân đội sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự ở Dải Gaza trong ít nhất hai tháng nữa sau khi ngừng bắn. Ngay cả sau đó, Israel vẫn sẽ có nhiệm vụ trên lãnh thổ Palestine và sẽ tiếp tục hoạt động cho đến khi nào không còn mối đe dọa quân sự.

Con trai vị Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chơi ngông!

Lê Văn Đoành

19-12-2023

Không ai kiêu ngạo bằng cộng sản, cũng không ai háo danh, dám chơi ngông bằng những người cộng sản. Xem sự kiện “cầu hôn bạc tỷ” vừa qua ở Hà Nội, một lần nữa cho thấy nhận định trên quả không sai chút nào.

Đơn Kêu Cứu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN KÊU CỨU

(v/v UBND huyện Trảng Bom không chấp hành án)

Kính gửi:  – Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng.

–   Ban Dân Nguyện Của Quốc Hội.

–   Ủy Ban Tư Pháp Của Quốc Hội.

–   Ủy Ban Pháp Luật Của Quốc Hội.

–   Lãnh Đạo Tổng Cục Thi Hành Án Dân Sự- Bộ Tư Pháp.

–   Bí Thư Tỉnh Ủy Đồng Nai.

–   Chủ Tịch UBND Tỉnh Đồng Nai.

–  VKSND Tỉnh Đồng Nai.

–  Ban Biên Tập Báo Tiếng Dân

Tôi tên là: Nguyễn Thị Nga, sinh năm 1983

Trú tại: số 04, đường Tổ Pháo 3, ấp Thái Hoà,  xã Hố Nai 3, Trảng Bom, Đồng Nai.

Điện thoại: 0918 072 918

Là người được thi hành án với người phải thi hành án là: UBND huyện Trảng Bom theo quyết định thi hành án số 159, ngày 9-5-2017  của Chi Cục Thi Hành Án Huyện Trảng Bom, Đồng Nai.

Nhân chứng quan trọng nhất đã không xuất hiện trước phiên tòa xét xử vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh

7-7-2018

Theo dự trù hôm thứ Sáu ngày 06/07/2018, trong phiên tòa xét xử nghi can Nguyễn Hải Long về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, một nhân chứng đặc biệt, có thể nói là nhân chứng quan trọng nhất, sẽ xuất hiện và cung khai trước tòa.

Trương Minh Tuấn, những bước đi sai lầm! (Phần 1)

Lê Hồng Hà

8-6-2018

Trương Minh Tuấn sinh năm 1960, quê Đà Lạt nhưng sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình. Tuấn có 20 năm công tác trong quân đội, sau đó chuyển ngành về làm ở Ban Tuyên giáo Quảng Bình. Tuấn đã trải qua các chức vụ: Vụ trưởng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo TƯ tại TP Đà Nẵng; Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo TƯ; Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ.

Ngày 22/1/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 176/QĐ-TTg , bổ nhiệm Trương Minh Tuấn giữ chức Thứ trưởng Bộ TT-TT. Trương Minh Tuấn được giao nhiệm vụ : phụ trách mảng báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình và thông tin đối ngoại.

Chưa đầy một năm sau ngày nhận nhiệm vụ Thứ trưởng, Tuấn đã vướng “trận đồ bát quái” mà Nguyễn Bắc Son cùng các “đồ đệ” như: Vụ trưởng Phạm Đình Trọng, TGĐ-phó TGĐ Mobifone Lê Nam Trà, Cao Duy Hải giăng ra từ tháng 3/2015.

Không giữ vững được bản lĩnh chính trị của mình, cũng như không cưỡng lại sức hấp dẫn của “ma lực” đồng tiền, Tuấn bị Nguyễn Bắc Son và cộng sự “đưa đẩy” Tuấn đã đặt bút ký nhiều văn bản không thuộc nhiệm vụ được phân công.

Đầu tiên là Văn bản số 209/BTTTT-QLDN ngày 28/10/2015, Bộ TTTT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ “cho phép Mobifone được tiếp tục sử dụng 04 kênh tần số đã cấp cho AVG để phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình và viễn thông”.

Phê duyệt của Phạm Đình Trọng
Bút tích phê duyệt văn bản 209/BTTTT

Liều lĩnh hơn, Tuấn ký Quyết định số 236/QĐ-BTTTT, ngày 21/12/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt dự án “MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG)”. Đó là sai lầm đầu tiên của Trương Minh Tuấn.

Tại đại hội 12, Tuấn được vào BCH TW, sau đó được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ TTTT.

Tháng 1/2016, MobiFone cho biết đã mua 95% cổ phần của AVG để phục vụ cho việc kinh doanh truyền hình – một trong bốn lĩnh vực chiến lược của MobiFone – cùng với di động, bán lẻ và đa phương tiện. Giá trị thương vụ khoảng gần 9.000 tỷ đồng.

Từ đây, sóng gió bắt đầu nổi lên, bủa vây quanh chiếc ghế “nóng” của ngài tân Bộ trưởng.

Tháng 9/2016, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố quyết định thanh tra toàn diện Dự án MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG). Thời hạn thanh tra là 50 ngày làm việc thực tế tại đơn vị kể từ ngày công bố quyết định. Sau thanh tra, nếu có dấu hiệu vi phạm thì sự việc có thể được chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận chính thức từ Thanh tra Chính phủ về dự án này.

Ngày 31/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức Phiên họp thứ 12 dưới sự chủ trì của Trưởng Ban bChỉ đạo, ông Nguyễn Phú Trọng. Tại đây, TBT yêu cầu làm rõ vụ Mobifone – AVG. Tháng 12/2017, Trương Minh Tuấn bị chất vấn gay gắt trước quốc hội.

Ngày 8/3 /2018 Văn Phòng Trung Ương Đảng có công văn thông báo Ban Bí Thư họp dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Phú Trọng để nghe Ban Cán Sự Đảng Thanh Tra Chính Phủ báo cáo vụ việc. Sau khi nghe xong, Ban Bí Thư nhận định đó là một vụ việc rất nghiêm trọng. Ban Bí thư đề nghị Thường trực Chính phủ, Thanh tra Chính phủ chỉ đạo và chịu trách nhiệm về Kết luận thanh tra, sớm công bố Kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.

Quá lo lắng, bốn ngày sau khi có Chỉ đạo của Ban Bí thư về vụ việc trên, ngày 12/3, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông (TTTT) Trương Minh Tuấn cùng lãnh đạo của Mobifone và AVG đã tổ chức một cuộc họp thống nhất huỷ bỏ Hợp đồng mua cổ phần của Mobifone với AVG với trị giá hợp đồng lên đến 9.000 tỷ đồng.

Thông báo huỷ hợp đồng AVG

(Còn nữa)

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Lê Hồng Hà. Ảnh trong bài của tác giả gửi tới.

ĐBQH Phạm Phú Quốc nói dối hay đài Al Jazeera đưa tin sai?

BTV Tiếng Dân

25-8-2020

Đơn vị điều tra của đài Al Jazeera đã công bố tài liệu rò rỉ “Hồ sơ Cypruss” hôm qua, tiết lộ rằng, từ năm 2017 đến năm 2019, có gần 2.500 người đã trả tiền để trở thành công dân đảo Síp (Cyprus).

Mối tình 30/4/75 giữa chàng cộng sản Tây Đức và nàng xướng ngôn viên đài truyền hình VNCH

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

1-5-2019

Đào Thị Ngọc Xuân, xướng ngôn viên đài truyền hình Việt Nam Cộng Hòa ở Sài Gòn. Photo Courtesy

Vụ Hồ Duy Hải: Chứng cứ thuyết phục về hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án

Võ Tòng

24-6-2020

Đã có chứng cứ chứng minh thuyết phục về hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người không phạm tội

Thăm lại Phố Wall Đen bị đốt cháy

New York Times

Tác giả: Brent Staples

Dịch giả: Trúc Lam

19-6-2020

Một số tàn tích từ vụ thảm sát chủng tộc ở Tulsa hồi tháng 6/1921, khi những kẻ “dân quân tự vệ” da trắng đốt cháy khu vực của người Mỹ gốc Phi ở TP Oklahoma. Nguồn: Bettmann / Getty Images

Gần một thế kỷ sau vụ thảm sát chủng tộc ở Tulsa, cuộc tìm kiếm người chết vẫn tiếp tục.

Ông Nguyễn Sơn Lộ, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ và Phát triển, lãnh án 5 năm tù

BTV Tiếng Dân

26-7-2023

Ông Nguyễn Sơn Lộ, cựu Viện trưởng Viện SENA. Nguồn: Báo Thanh Niên

Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong chiến tranh Đông Dương

Đỗ Kim Thêm

26-6-2023

Bối cảnh

Các diễn biến vô cùng sôi động về nội chính và bang giao quốc tế trong cuộc chiến tranh Đông Dương làm cho Hoa Kỳ thay đổi chiến lược chống Cộng sản, từ hình thức trung dung sang ủng hộ cho Pháp. Vì sao Hoa Kỳ phát triển chính sách này lên cực điểm?

Khủng hoảng nhân sự ở thượng tầng, nhân vật nào sẽ ngồi ghế Chủ tịch nước?

Nông Văn Tiềm

25-3-2024

Kịch bản phù hợp nhất khi tướng Phan Văn Giang ngồi ghế Chủ tịch nước, thay Võ Văn Thưởng; Nguyễn Tân Cương nắm Bộ trưởng Quốc phòng thay Giang; Trần Cẩm Tú ngồi ghế bà Mai (nếu bà cáo quan, hồi hương). Bùi Thị Minh Hoài sẽ cầm trịch Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Lê Minh Khái sẽ nắm Trưởng Ban Kinh tế.

Ghế chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam hiện đang bị bỏ trống. Trong khi chờ Bộ Chính trị chuẩn thuận một nhân vật chính thức lên thay ông Võ Văn Thưởng, hiện bà Võ Thị Ánh Xuân đang ngồi tạm ghế này kể từ ngày 21-3-2024. Đây là lần thứ hai bà Xuân ngồi tạm ghế Chủ tịch nước, nhưng bà Xuân sẽ không bao giờ được ngồi ghế này chính thức, bởi bà không ở trong Bộ Chính trị.

Báo Tuổi Trẻ bị kiểm duyệt hay đã tự kiểm duyệt?

Ngọc Thu

30-6-2017

Một bài viết trên báo Tuổi Trẻ, ngày 27/6/2017, có tựa đề: “Phía đường băng, còn đó các anh nằm…“, đưa tin về việc Kiến trúc sư Nguyễn Xuân Thắng phát hiện “thông tin nghi vấn có nhiều hơn một ngôi mộ tập thể trong sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 10 năm trước“.

Bài báo có đăng hai bức ảnh đã bị cắt, dán, chỉnh sửa, đục bỏ hai chữ “lầm đường” trong câu: “Nơi đây an nghỉ những chiến sĩ lầm đường đêm mồng 1 Tết Mậu Thân. Linh thiêng xin các bạn hãy giúp cho xứ Việt Nam thân yêu của chúng ta mau thái bình”.

Thông điệp từ Đồng Tâm: Một lòng giữ đất, diệt giặc nội xâm tham nhũng cướp đất

5-11-2017

Cách đây gần 7 tháng, vào ngày 15/4/2017, giới cầm quyền cộng sản Hà Nội đã huy động môt lực lương lớn công an, quân đội tiến hành cưỡng chể đất canh tác ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức ngoại thành Hà Nội để trao cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.

Cuộc cưỡng chế đã gây nên phản ứng quyết liệt của nhân dân xã Đồng Tâm khi công an, quân đội bắt cóc, đánh đập dã man một số người dân, trong đó có lão nông Lê Đình Kình, 82 tuổi bị đánh gẫy chân, gây tàn phế suốt đời. Phản ứng lại, nhân dân đã bắt giữ 38 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động làm con tin.

Vì sao New Phương Đông, vũ trường lớn nhất Việt Nam bị đóng cửa?

Trần Kỳ Khôi

12-3-2023

New Phương Đông, vũ trường lớn nhất Việt Nam, cũng là vũ trường nằm trong Top những vũ trường hiện đại hàng đầu và “hoành tráng” nhất Đông Nam Á, có địa chỉ tại số 20 Đống Đa, thành phố Đà Nẵng. Mới đây, Công ty Hữu Thanh, chủ sở hữu vũ trường này, đã có đơn xin đóng cửa, chấm dứt hoạt động kinh doanh sau 30 năm, gởi đến Sở Văn Hoá – Thể thao Đà Nẵng. Sự việc gây sững sốt và tò mò trong giới báo chí, showbiz và giới trẻ cả nước. Thật hư câu chuyện này ra sao?

Dự báo các sự kiện nổi bật trên thế giới trong năm 2023

Đỗ Kim Thêm

1-1-2023

Ngày 1 tháng 1: Thụy Điển đảm nhận chức chủ tịch Liên Âu, Croatia lưu hành đồng Euro

Ngày 1 tháng 1, Thụy Điển đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu, một chức vụ luân phiên sáu tháng một lần giữa các quốc gia thành viên. Trong sáu tháng này, Thụy Điển chủ trì các cuộc họp và điều phối công việc của Hội đồng là tăng cường vai trò Liên Âu trong bối cảnh toàn cầu, an ninh của dân chúng và cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức. Ngày 1 tháng 7 năm 2023, Thụy Điển sẽ bàn giao chức vụ này cho Tây Ban Nha.

Ngày 1 tháng 1, Croatia là thành viên của Thỏa thuận Schengen, có nghĩa là không còn kiểm soát biên giới giữa Croatia và Slovenia và Hungary, hai quốc gia lân cận thành viên của Thoả thuận Schengen. Ngoài ra, Croatia đã trở thành quốc gia thứ 20 sử dụng đồng Euro làm phương tiện thanh toán chính thức.

Ngày 13 và 14 tháng 1: Bầu cử tại Séc

Ngày 13 và 14 tháng 1 sẽ diễn ra vòng đầu cuộc bầu cử tổng thống Cộng hòa Séc. Nếu không ứng cử viên nào được đa số tuyệt đối thì sẽ bầu vòng hai trong ngày 27 và 28 tháng 1. Miloš Zeman, Tổng thống đương nhiệm được bầu vào năm 2013, nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào ngày 8 tháng 3 năm 2023 và không thể tái tranh cử. Cựu thủ tướng Andrej Babiš, cựu tướng Petr Pavel và Viện trưởng Đại học Danuše Nerudová là những ứng cử viên sáng giá nhất trong cuộc bầu cử này.

Ngày 24 tháng 2: Kỷ niệm một năm ngày Nga xâm chiếm Ukraine

Ngày 24 tháng 2 năm 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố quyết định một “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, mà thực ra là một cuộc chiến xâm lược.

Đầu tiên, Nga đưa 200 ngàn quân từ Belarus, bán đảo Crimea và vùng Donbas tấn công vào lãnh thổ Ukraine và thành công trong việc xâm nhập các vùng ngoại ô của Kiev. Ngày 2 tháng 3, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã ra Nghị Quyết lên án Nga với kết quả 141 phiếu thuận, 5 phiếu chống và 35 phiếu trắng (trong số này có Việt Nam).

Cuối tháng 3, Nga tập trung vào miền đông Ukraine. Với sự yểm trợ vũ khí của quốc tế, Hoa Kỳ và NATO, nhất là hệ thống tên lửa HIMARS, Ukraine đã phản công dữ dội và giành lại nhiều khu vực ở phía đông và nam, chiếm ưu thế trên chiến trường, làm cho Nga phải động viên thêm 300.000 tân binh quân dịch để đáp ứng tình thế.

Theo ước tính hiện nay, Nga còn chiếm giữ khoảng 20% lãnh thổ của Ukraine, khoảng 100.000 binh sĩ Nga thiệt mạng; đến tháng 12, hơn 6.300 thường dân Ukraine đã thiệt mạng, hơn 13,7 triệu người Ukraine đã rời khỏi đất nước. Cuộc chiến còn kéo dài và mọi nỗ lực đàm phán đều bế tắc.

Các chủ đề thương thuyết cần đuợc Nga khai thông là tôn trọng quyền toàn vẹn lãnh thổ Ukraine, trao trả các vùng đã chiếm đóng, rút quân và bồi thường cho việc tái thiết hậu chiến. Liệu Liên Hiệp Quốc có thể triệu tập một hội nghị quốc tế hay không, là một vấn đề chưa rõ.

Đang hưởng lợi trong việc mua năng lượng với giá rẻ của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ không hỗ trợ cho một giải pháp bất lợi cho Nga. Nga là một đồng minh cung cấp vũ khí, Việt Nam không quan tâm đến việc Nga tái lập hoà bình cho Ukraine. Cho đến nay, Việt Nam đã bốn lần bỏ phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống đối với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về vấn đề Ukraine của Nga.

Nhiều giải pháp ngoại giao cực đoan đã được thảo luận, thí dụ như trục xuất Nga ra khỏi Hội đồng Bảo an LHQ hay truất quyền phủ quyết tại Hội đồng. Giới tình báo quân sự cũng nghĩ đến các biện pháp thay thế cho Putin bằng cách đảo chính hay đưa đi an trú. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, tất cả giải pháp đều không thể thực hiện.

Thiếu vũ khí hiện đại là một trở ngại cho Ukraine sớm chiến thắng. Với tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng, hiện nay 93% dân chúng Ukraine tin rằng Nga sẽ hoàn toàn đại bại.

Ngày 5 tháng 3: Estonia bầu quốc hội

Ngày 5 tháng 3, Estonia bầu quốc hội mới. Cùng với Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Isamaa Bảo thủ, Đảng Cải cách Kinh doanh Tự do Thủ tướng Kaja Kallas lãnh đạo chính phủ. Kallas đã thắng trong một cuộc bầu cử năm 2019. Vào đầu tháng 6, sau khi liên minh sụp đổ, Kallas thành lập chính phủ mới.

Ngày 2 tháng 4: Bầu cử tại Phần Lan

Ngày 2 tháng 4, Phần Lan bầu cử quốc hội. Một liên minh gồm năm đảng lãnh đạo chính phủ. Ngoài Đảng Dân chủ Xã hội, còn có Đảng Trung tâm, Đảng Xanh, Cánh tả và Đảng Nhân dân Thụy Điển, tất cả đều có phụ nữ đứng đầu. Bà Sanna Marins nhậm chức ở tuổi 34, điều hành đất nước từ năm 2019 và trở thành thủ tướng trẻ nhất thế giới.

Ngày 19 tháng 4: Warsaw kỷ niệm 80 năm ngày người dân nổi dậy

Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức xâm lược Ba Lan. Bốn tuần sau, thủ đô Warsaw bị chiếm đóng. Vào thời điểm này, Warsaw có khoảng 380.000 người Do Thái sống, chiếm khoảng một phần ba dân số và là một cộng đồng đông nhất tại châu Âu. Tháng 10 năm 1940, Đức ra lệnh thành lập khu Ghetto để phong toả cộng đồng. Cư dân lâm cảnh đói khát và khốn khổ, vì SS (Schutzstaffel, một tổ chức thuộc Đảng Quốc xã thời Hitler) dùng bạo lực và khủng bố để trấn áp.

Tháng 7 năm 1942, nhiều người Do Thái đầu tiên bị trục xuất ra khỏi khu cư trú và đưa đến lò sát sinh ở Treblinka. Đến cuối tháng 9 năm 1949, có khoảng 280.000 bị trục xuất.

Các tổ chức kháng chiến của người Do Thái ở Ba Lan đã thành hình để chống lại việc tiếp tục trục xuất. Lực lượng Kháng chiến Ba Lan Armia Krajowa đã viện trợ một số súng lục và chất nổ cho các chiến binh. Cuộc nổi dậy bắt đầu vào ngày 19 tháng 4 năm 1943 và kéo dài cho đến ngày 16 tháng 5 năm 1943.

Vì kém trang bị, nên 800 kháng chiến quân thua SS, nhưng đa số cư dân đã cầm cự được gần bốn tuần. Ngày 16 tháng 5 năm 1943, SS dập tắt cuộc nổi dậy, tuyên bố giải tán khugiế, t hơn 56.000 người và chuyển cư dân đến các lò sát sinh.

Ngày 14 tháng 5: Israel kỷ niệm 75 năm ngày thành lập quốc gia

Thế chiến thứ hai, thảm họa tàn sát người Do Thái và trách nhiệm quốc tế dẫn đến một bước ngoặt cho cấu trúc chính trị toàn cầu.

Israel trở thành một lãnh thổ do Anh được Liên Hiệp Quốc ủy trị. Nhưng cả hai phong trào Phục quốc Do Thái và phong trào quốc gia Ả Rập cùng tuyên bố là lãnh thổ này thuộc về mình, cả hai đều nổi lên để chống lại Anh và chống nhau.

Ngày 29 tháng 11 năm 1947, với 2/3 số phiếu thuận và các nước Ả Rập chống lại, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu quy định việc phân chia Palestine thành một quốc gia Ả Rập và một quốc gia Do Thái qua Nghị quyết 181. Kết quả này làm nổ ra các cuộc giao tranh giữa Do Thái và Ả Rập, gây cho nhiều thường dân của hai phía thiệt mạng.

Theo quy định của Liên Hiệp Quốc, chế độ Ủy trị của Anh đối với Palestine kết thúc ngày 14 tháng 5 năm 1948. Chiều cùng ngày, David Ben Gurion đã long trọng tuyên bố thành lập nhà nước Israel. Chỉ vài giờ sau, Hoa Kỳ và Liên Xô công nhận Israel về mặt ngoại giao. Ngay trong đêm, các nước Ai Cập, Iraq, Lebanon, Transjordan và Syria cùng tấn công Israel. Đối với họ, ngày thành lập Israel là thảm họa lịch sử.

Tháng 1 năm 1949, chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất kết thúc với chiến thắng của Israel. Từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1949, các phe đã ký 4 hiệp định đình chiến. Israel chiếm các phần lãnh thổ được dành cho Palestine. Bờ Tây Jordan và Đông Jerusalem được sáp nhập vào Vương quốc Jordan vào năm 1950 và Dải Gaza được đặt dưới sự quản lý của Ai Cập.

Năm 2023 đánh dấu 30 năm bắt đầu tiến trình hòa bình Oslo. Ngày 13 tháng 9 năm 1993, Trưởng đoàn đàm phán của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), Mahmoud Abbas và Bộ trưởng Ngoại giao Israel Shimon Peres đã ký thỏa thuận đầu tiên “Hiệp định Oslo” tại Washington D.C. Hai bên đã đồng ý về việc chung sống hòa bình và công nhận lẫn nhau, bao gồm cả quyền tồn tại của Israel. Mục đích của thỏa thuận là chuẩn bị cho “Giải pháp hai nhà nước“, Palestine tự trị trong một thời gian tạm thời ở Dải Gaza và Bờ Tây Jordan và Israel rút quân.

Tuy nhiên, vì các điểm tranh chấp chính vẫn chưa được giải quyết, mối xung đột vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Mùa hè bầu cử tại Hy Lạp

Hy Lạp dự kiến sẽ bầu quốc hội mới trong mùa hè năm 2023. Trong cuộc bầu cử năm 2019, Nea Dimokratia, đảng bảo thủ đã thắng với đa số tuyệt đối. Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis ngày càng bị cáo buộc có những hành vi độc đoán. Theo Bảng Xếp hạng của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, tự do báo chí của Hy Lạp đã đứng vào hạng chót trong số các nước của Liên Âu.

Ngày 17 tháng 6: Kỷ niệm 70 năm ngày nổi dậy của quần chúng CHDC Đức.

Ngày 17 tháng 6 năm 1953 khoảng một triệu người dân CHDC Đức đã biểu tình tại hơn 700 thành phố và địa phương. Cuộc nổi dậy được châm ngòi khi chế độ SED quyết định việc Xô Viết hóa nhanh chóng và tăng giờ làm việc (tăng định mức). Các nhân viên của khoảng 600 doanh nghiệp đã bỏ việc, yêu cầu cho bầu cử tự do và lãnh đạo Walter Ulbricht phải từ chức. Ở một số nơi đã xảy ra bạo loạn và đụng độ với Công an Nhân dân và Quân đội Liên Xô. Đảng SED và Liên Xô đã phản ứng sắt máu. Xe tăng Liên Xô giết chết 55 người và làm bị thương nhiều người biểu tình.

Sau khi đánh bại phe đối lập, chế độ SED tiếp tục đàn áp người dân. Cho đến sáng ngày 6 tháng 7 năm 1953, khoảng 10.000 người đã bị bắt giữ.

Cuộc nổi dậy là một chấn thương cho Đảng SED, nhưng định hình nền chính trị độc tài của chế độ cho đến khi kết thúc.

Tháng 6: Bầu cử quốc hội và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

Tháng 6 năm 2023, ngày chính xác vẫn chưa được ấn định, người Thổ sẽ bầu tổng thống và 600 đại biểu của quốc hội. Recep Tayyip Erdoğan, lãnh đạo của Đảng Công lý và Phát triển Hồi giáo và Bảo thủ cánh hữu (Adalet ve Kalkınma Partisi, AKP), đã nắm quyền trong hai thập niên, với tư cách là thủ tướng từ năm 2003 và tổng thống từ năm 2014.

Do kết quả của tu chỉnh hiến pháp năm 2017, chức vụ thủ tướng bị bãi bỏ, Erdoğan kết hợp các chức vụ tổng thống và thủ tướng kể từ năm 2018, trong khi quyền hạn của quốc hội bị giảm bớt. Cơ quan Liên Âu chỉ trích gắt gao những thoái bộ liên quan đến pháp quyền, tự do và dân chủ của đất nước.

Năm 2023 cũng là tròn 100 năm Cộng hòa Thổ được thành lập. Sau khi Đế chế Ottoman sụp đổ, Mustafa Kemal Pasha, sau này được gọi là Kemal Atatürk, đã tuyên bố bãi bỏ Vương quốc Hồi giáo vào ngày 29 tháng 10 năm 1923. Kemal Atatürk trở thành tổng thống đầu tiên và Ankara là thủ đô mới.

Ngày 3 tháng 7: Kỷ niệm 50 năm Hội nghị CSCE Helsinki

Ngày 3 tháng 7 năm 1973, “Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở Châu Âu” (CSCE) được khai mạc tại Helsinki. Được thành lập như một diễn đàn đối thoại giữa các cường quốc phương Đông và Tây, hội nghị nhằm mục đích thực hiện các dự án chung trong các lĩnh vực văn hóa, giải trừ quân bị và an ninh. Hầu hết tất cả các nước châu Âu, các quốc gia của Hiệp ước Warsaw, Liên Xô, Hoa Kỳ và Canada đã tham gia hội nghị và tạo động lực mới cho an ninh châu Âu.

Ngày 1 tháng 8 năm 1975, CSCE kết thúc với Đạo luật chung quyết Helsinki mang nội dung cam kết từ bỏ bạo lực, bất khả xâm phạm biên giới và tôn trọng nhân quyền.

Ngày 28 tháng 8: Kỷ niệm 60 năm bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ”

Ngày 28 tháng 8 năm 1963, hơn 200.000 người đã biểu tình đòi nhân quyền, chống phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc trong một cuộc tuần hành ở Washington D.C.

Trong dịp này, nhà hoạt động cho dân quyền người Mỹ gốc Phi Martin Luther King đã có bài phát biểu nổi tiếng: “Tôi có một giấc mơ, một ngày nào đó bốn đứa con nhỏ của tôi sẽ sống trong một quốc gia, nơi mà chúng được đánh giá không phải bởi màu da mà do bản chất của tính cách”.

Bài phát biểu đã trở thành lý tưởng chung cho phong trào đấu tranh về quyền bình đẳng ở Hoa Kỳ.

Mùa thu: Bầu cử ở Thụy Sĩ, Ba Lan và Ukraine

Ngày 22 tháng 10, Thụy Sĩ sẽ bầu quốc hội mới. Thành phần nhân sự của hai viện cũng sẽ được tổ chức lại. Ngoài ra, Thụy Sĩ đang có kế hoạch tổ chức nhiều cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2023. Thủ tướng Liên bang Walter Thurnherr của Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo của Thụy Sĩ là lãnh đạo Thượng viện.

Ba Lan sẽ bầu quốc hội mới vào mùa thu. Kể từ năm 2015, đảng bảo thủ quốc gia PiS (“Luật pháp và Công lý”) đã lãnh đạo Ba Lan với đa số tuyệt đối. Mateusz Morawiecki làm thủ tướng vào năm 2017.

Ba Lan đã nhiều lần bị Liên Âu chỉ trích về các cải cách tư pháp. Nhiều tranh cãi khiến cho công việc của Tòa Bảo Hiến gặp trở ngại và là mối đe dọa đối với pháp quyền, dân chủ và nhân quyền. Từ năm 2016 Liên Âu phong toả các ngân khoản viện trợ. Sau khi Ba Lan tích cực tham gia yểm trợ trong chiến cuộc Ukraine, các căng thẳng giữa Liên Âu và Ba Lan đã được xoa dịu.

Ngày 29 tháng 10 năm 2023 Ukraine bầu một quốc hội mới (“Verkhova Radna”, Hội đồng tối cao). Vẫn chưa rõ liệu cuộc bầu cử có được tiến hành trong bối cảnh cuộc chiến tranh xâm lược của Nga còn đang tiếp diễn hay không.

Đảng Sluha narodu (tiếng Ukraina: Слуга народу, Người phục vụ nhân dân), chủ trương theo tự do kinh tế và ủng hộ châu Âu, đảng của đương kim Tổng thống Volodymyr Zelensky, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua.

Tháng 12 năm 2023 Tây Ban Nha bầu quốc hội

Pedro Sánchez và Đảng Xã hội thắng cử năm 2019, nhưng do không có đa số, nên đã thành lập một chính phủ thiểu số với Unidas Podemos, Đảng tương ứng với cánh tả và Đảng Công nhân Xã hội. Tháng 6 năm ngoái, thủ tướng đã cải tổ việc trẻ trung hoá guồng máy và chính phủ có nhiều phụ nữ tham gia hơn.

30/11–12/12: Hội nghị Khí hậu Thế giới lần thứ 28

Từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 12 tháng 12 Hội nghị Khí hậu Thế giới của Liên Hiệp  Quốc (COP28) sẽ diễn ra tại Dubai. Các hội nghị về khí hậu đã diễn ra được gần ba thập thập niên.

Năm 1992, Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro, cộng đồng quốc tế đã thoả thuận Công ước khung về Biến đổi khí hậu. 154 quốc gia cam kết thực hiện mục tiêu giảm lượng khí thải với hiệu ứng nhà kính.

Sau nhiều thảo luận tại COP27 năm 2022, các thách thức vẫn còn tồn đọng. Cộng đồng quốc tế hy vọng là COP 28 2023 Dubai sẽ mang lại nhiều đột biến thuận lợi cho việc giải quyết.

Ngày 10 tháng 12: Kỷ niệm 75 năm Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

Ngày 10 tháng 12 năm 1948, Liên Hiệp Quốc thông qua Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền gồm 30 điều xác định các quyền chính trị, kinh tế, xã hội văn hóa và dân sự. Quyền tự do quan điểm, thông tin và hội họp cũng được tôn trọng. Điều quan trọng nhất là:

 “Tất cả mọi người được sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền, không phân biệt chủng tộc, giới tính hay tôn giáo”.

Mặc dù Bản Tuyên ngôn không ràng buộc theo luật pháp quốc tế, nhiều nội dung đã được đưa vào hiến pháp các quốc gia, trong số này có Việt Nam.

Năm 2023 đánh đấu một sự hãnh diện cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 10 năm 2022 các quốc gia Đông Nam Á ủng hộ đặc biệt cho Việt Nam trở thành đại diện khu vực Á Châu của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.

Tuy nhiên, còn quá sớm để hy vọng Việt Nam sẽ hân hoan chào mừng lễ Kỷ niệm 75 năm này bằng cách cải thiện tình trạng tôn trọng nhân quyền. Thực tế đang cho thấy ngược lại.

Theo ba tổ chức theo dõi nhân quyền UN Watch, Human Rights Foundation và The Raoul Wallenberg Centre for Human Rights cho biết hôm 4 tháng 10 năm 2022, Việt Nam hiện đang thụ lý 56 vụ giết người tùy tiện; nhiều vụ bắt giữ, tra tấn nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, có nhiều vụ tù nhân chính trị chịu những bản án tù dài hạn không thể kiểm chứng.

Theo Bảng Xếp hạng trong năm 2022 của Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới, trong 5 năm qua, Việt Nam gia tăng các vụ đàn áp báo chí, cụ thể là Việt Nam hiện đang giam 39 nhà báo và được liệt vào hạng 4 trong số 10 nước đứng chót về đàn áp báo chí.

Bài liên quan: HAPPY NEW YEAR 2023

Phạm Đoan Trang được đề cử Giải Tự do Báo chí năm 2019 của tổ chức Phóng viên Không biên giới

Hiếu Bá Linh

30-8-2019

Ngày 29/8/2019 tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) đã công bố danh sách chung khảo gồm 12 cá nhân và tổ chức từ 12 nước trên thế giới, được đề cử Giải Tự do Báo chí năm 2019, trong đó có cô Phạm Đoan Trang, một blogger và là nhà đấu tranh nhân quyền được nhiều người biết tiếng.

Tổ chức “Phóng viên Không biên giới” giới thiệu ứng viên Phạm Đoan Trang

Ông Christophe Deloire, Tổng thư ký Phóng viên Không Biên giới, nói: “Nhiều người trong số những người được đề cử đang bị đe dọa nặng nề hoặc bị cầm tù nhiều lần vì những hoạt động của họ – nhưng họ không bị khuất phục và vẫn lên tiếng chống lại sự lạm dụng quyền lực, tham nhũng và các tội ác khác. Tình trạng khó khăn mà những ứng viên gặp phải, không làm chúng tôi nản lòng. Trái lại, nó cho chúng ta sức mạnh và ý chí để tiếp tục chiến đấu. Sự can đảm trong phục vụ lý tưởng báo chí là một động lực to lớn cho những ai muốn đối mặt với những thách thức quan trọng nhất của nhân loại“.

Giải Tự do Báo chí của tổ chức Phóng viên Không biên giới được trao tặng hàng năm, gồm có 3 hạng mục:

– Về sự can đảm

– Về sức ảnh hưởng, tác động

– Về sự độc lập

Phạm Đoan Trang và 3 ứng viên khác được đề cử cho hạng mục về sức ảnh hưởng, tác động, và tổ chức Phóng viên Không biên giới đã giới thiệu ứng viên Phạm Đoan Trang như sau:

“Phạm Đoan Trang là người sáng lập tờ Luật Khoa, một tạp chí trực tuyến chuyên về các vấn đề pháp lý và nhân quyền. Bà cũng là người xuất bản tờ The Vietnamese, một tạp chí giúp người dân Việt Nam đòi quyền lợi của mình và chống lại sự thống trị chuyên chế của Đảng Cộng sản. Cô là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có sách nói về quyền của cộng đồng LGBT Việt Nam (cộng đồng người đồng tính nữ, nam, song tính, chuyển giới). Mười năm sau khi phát hành cuốn sách này, kỳ quặc thay, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đi tiên phong về vấn đề này, không còn hình sự hóa hôn nhân đồng giới. Phạm Đoan Trang bị cảnh sát đánh đập vì những hoạt động của mình và trong năm 2018 cô bị bắt giam hai lần trong nhiều ngày“.

Nhà hát Đức (Deutsches Theater) tại Berlin, nơi sẽ trao Giải Tự do Báo chí vào ngày 12/9/2019. Photo Courtesy

Lần đầu tiên Giải thưởng sẽ được trao tại Berlin

Giải thưởng Tự do Báo chí được tổ chức trao lần thứ nhất vào năm 1992 tại Pháp và những lần sau đó được tổ chức trao giải hàng năm tại Pháp. Riêng năm 2018 buổi lễ trao giải thưởng diễn ra tại London. Đặc biệt năm nay, nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập phân bộ Đức, Giải Tự do Báo chí năm 2019 sẽ được trao ở Berlin, thủ đô nước Đức.

Ông Michael Rediske, Phát ngôn viên của RSF phát biểu: “Chúng tôi rất vui mừng khi Berlin được tổ chức buổi lễ trao giải thưởng. Thật vinh hạnh cho chúng tôi khi được đón tiếp và vinh danh các nhà báo gan dạ từ khắp nơi trên thế giới. Giải thưởng gửi cho các chế độ đàn áp một tín hiệu rằng công việc của phụ nữ và đàn ông can đảm trên toàn thế giới được mọi người nhận thấy và chúng tôi không để họ một mình bị đe dọa, bắt bớ và giam cầm“.

Buổi lễ trao giải sẽ được tổ chức vào lúc 19 giờ tối ngày 12/9/2019 tại Nhà hát Đức (Deutsches Theater) ở Berlin.

Nguồn: https://www.reporter-ohne-grenzen.de/pressemitteilungen/meldung/rog-gibt-nominierte-bekannt/

https://www.reporter-ohne-grenzen.de/themen/press-freedom-awards/prize-for-impact/

Hội đồng Liên tôn Việt Nam: Kháng thư phản đối việc đàn áp ông Dương Văn Thả và gia đình

Hội đồng Liên tôn VN

29-9-2017

Ông Vương Văn Thả đứng bên cạnh nhà thờ sau khi ông ra tù năm 2015. Ảnh: Tin Tôn Giáo

A- Ông Vương Văn Thả -ngụ tại ấp Vĩnh Linh, huyện An Phú, thị xã Vĩnh Hậu, tỉnh An Giang, là một cư sĩ Phật giáo Hòa Hảo từng bị kết án 3 năm tù (8/2013-8/2016) vì tội gọi là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Mấy tháng gần đây, từ trong ngôi nhà của mình, ông đã bắc loa lên tiếng tố cáo những sai lầm và tội ác của chế độ, nên đã bị nhà cầm quyền địa phương phong tỏa. Trên cả trăm công an chìm nổi và côn đồ đầu gấu chặn mọi ngả đường, khiến chẳng ai có thể lai vãng thăm viếng và người nhà có thể ra ngoài giao dịch. Ngoài việc cắt điện, cúp nước, công an côn đồ còn liên tục ném đá, chửi bới, dọa nạt.

Vì sao Ủy viên Bộ Chính trị Trần Tuấn Anh “ngã ngựa”? (Phần cuối)

Phạm Vũ Hiệp 

8-2-2024

Tiếp theo phần 1

Sóng gió nghị trường

Cũng cần nhắc lại, trong suốt nhiệm kỳ bộ trưởng Bộ Công thương, Trần Tuấn Anh luôn được đồng đảng “săn sóc đặc biệt”, khi liên tục bị đưa ra chất vấn tại diễn đàn trong ba kỳ họp của Quốc hội khoá 14:

Tà thuyết về văn hóa

Nguyễn Đình Cống

25-11-2023

Năm 1924, cụ nghè Ngô Đức Kế (1878-1929) viết bài “Luận về chánh học cùng tà thuyết”, mở đầu như sau: “Vận nước thịnh hay suy, quan-hệ tại đâu? — Tại nhân tâm thế đạo. Nhân tâm thế đạo xấu hay tốt, cỗi gốc tại đâu? — Tại học thuyết tà hay chính. Rộng xét năm châu, trải xem lịch sử, dọc ngang mấy vạn dặm, trên dưới mấy nghìn năm, từ Đông đến Tây, từ xưa đến nay, hễ nước nào khi vận nước cường tất là khi ấy trong nước chính học sáng rệt, nước nào khi vận nước suy đốn, tất là khi ấy trong nước tà thuyết lưu hành. Chính học sáng rệt thì thế đạo nhân tâm phải tốt, mà vận nước cũng theo chính học nổi lên, tà thuyết lưu hành thì nhân tâm thế đạo phải hư mà vận nước cũng theo tà thuyết mà đắm mất”.

Truyền thông tiếng Việt hải ngoại, kẻ ăn không hết người lần không ra!

Yên Khê

1-10-2023

Đóng cửa vì hết tiền…

Hôm 27-9-2023, ông Nguyễn Hùng có bài viết đăng trên trang Thời Báo: “BBC Tiếng Việt sẽ về đâu sau khi rời London”. Bài viết bàn về việc văn phòng BBC Việt ngữ tại Luân Đôn sắp đóng cửa, toàn bộ hoạt động của Ban tiếng Việt sẽ dựa trên văn phòng ở Bangkok, Thái Lan.

Thêm thông tin về vụ điệp viên nhị trùng Trung Quốc – Đức bị Đức bắt giữ

Hiếu Bá Linh

8-7-2021

Chuyên gia Klaus Lange (trái). Nguồn: ITS

Nhà chức trách Đức bắt giữ và truy tố chuyên gia Klaus Lange, một nhà khoa học chính trị người Đức, được cho là làm gián điệp hai mang, vừa là điệp viên của Cơ quan Tình báo Đức (BND), vừa là gián điệp cho Trung Quốc.