Cơ sở của sự nghi ngờ

FB Duy Khanh

18-7-2018

Ông Nguyễn Trường Tô. Ảnh: internet

Tám năm trước, khi ông Triệu Tài Vinh – tiến sĩ nông nghiệp – lên chức Bí thư Hà Giang, người ta đã kỳ vọng Hà Giang sẽ có bước phát triển kinh tế nhờ nông nghiệp. Tuy nhiên, thành quả mà ông làm lại là vấn đề nhân sự. Ông đã “nghiên cứu” kỹ lưỡng về quy trình bổ nhiệm cán bộ, nên đưa 8 người nhà vào bộ máy lãnh đạo của tỉnh mà không bị trung ương có ý kiến nhắc nhở. Lúc này, người dân mới bắt đầu nghi ngờ về học thuật của vị lãnh đạo này.
Cũng chính vì vậy, trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay, Hà Giang bỗng nhiên có nhiều học sinh đạt điểm cao, qua thanh tra, thì chuyện đã lộ rõ, nhưng mới chỉ có 1 “con tốt” thí quân trên bàn cờ đứng ra nhận trách nhiệm.

Học sinh chán sử là nguy cơ mất nước

Trung Nguyễn

12-7-2018

Kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Lịch sử 2018 với hơn 80% số thí sinh có điểm dưới trung bình đã khiến dư luận xã hội lo ngại.  

Nửa ngàn điểm 0 môn Sử

FB Đào Tuấn

12-7-2018

468.628, tức 83% thí sinh có điểm thi môn Sử dưới trung bình. 1.200 bị điểm liệt, trong đó 527 bị điểm 0. Vậy thì lỗi tại ai.

Kết quả điểm thi môn Sử. Ảnh: Đào Tuấn

“Gan nuốt búa” của GS đạo văn Nguyễn Đức Tồn

FB Hoàng Tuấn Công

9-7-2018

GS Nguyễn Đức Tồn đưa ra nhiều bằng chứng khẳng định ông không đạo văn. Ảnh: HP/ PLTP

Vụ GS. Đạo văn Nguyễn Đức Tồn xuất hiện thêm tình tiết động trời.

Bài “Bị tố đạo văn, GS Nguyễn Đức Tồn lần đầu giải trình” (Báo PLO.VN ngày 15/3/2018) có đoạn: “Về việc bị tố lấy bài viết của Nguyễn Thị Thanh Hà đăng trên tạp chí Ngôn Ngữ, ông Tồn cũng đưa ra rất nhiều chứng cứ. Bà Nguyễn Thị Thanh Hà là NCS do ông hướng dẫn và đã từng đứng tên chung với GS Tồn trên nhiều bài báo.

Trốn chạy

FB Nguyễn Ngọc Chu

7-7-2018

Ảnh: internet

Mượn Hội nghị Quốc tế về Toán học để trốn chạy. Trốn chạy khỏi các ông thượng thư thu giá, học giá. Trốn chạy khỏi những ông nghị lót ổ. Trốn chạy BOT. Trốn chạy đặc khu…

NỀN QUẢN TRỊ BỐN KHÔNG

Điều đầu tiên khi bước chân sang Âu Mỹ là đối mặt với công nghệ, buộc phải nhớ đến nững lời sáo rỗng của các chức sắc Việt Nam.

Đất nước đẹp vô cùng nhưng các cháu nên đi

FB Nguyễn Tiến Tường

7-7-2018

Đọc bài trên VietNamNet về việc quan chức giáo dục cho con đi du học, tôi không quá bất ngờ. Hơn ai hết, bản thân người làm giáo dục hiểu rõ chất lượng của nền giáo dục hiện tại.

Giáo dục không chính trị

Nguyễn Nam Dương

7-7-2018

Tôi hỏi thầy mình tại sao ngành báo chí chỉ nói về Vũ Trọng Phụng, Tam Lang trong khi báo chí là trong Nam ra nhưng hầu như sinh viên báo chí không hề được học hoặc nghe nhắc đến những cây bút, sản phẩm báo chí trước 1975 ở miền Nam.

Sự im lặng của những ‘người thầy’

Luật Khoa

Võ Văn Quản

1-7-2018

Trương Thị Hà trong một cuộc biểu tình phản đối Luật Đặc khu ở Sài Gòn tháng 6/2018. Ảnh: Facebook Trương Thị Hà.

Gần đây, trên trang facebook của mình, một bạn trẻ tên là Trương Thị Hà viết một bức thư gửi cho thầy giáo của mình ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh.

Ai sẽ trả lời cho em Trương Thị Hà?

Kông Kông

30-6-2018

Sinh viên Trương Thị Hà xuống đường phản đối luật đặc khu. Ảnh: FB nhân vật

Làm Thầy (chưa nói đến chính học trò đang là nạn nhân ở ngay trước mặt) khi chứng kiến cảnh “công an nhân dân” bắt người vô cớ và thẳng tay đánh đập, nhục mạ hàng trăm người vô tội thuộc đủ mọi thành phần tại trại tra khảo dã chiến Tao Đàn, Tp HCM, hôm 17/6/2018 như thế mà không dám phản ứng, không dám nói thẳng được đôi lời thì có là Thầy, là Trí thức hay không?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, hãy thử làm bài thi tốt nghiệp THPT

FB Nguyễn Ngọc Chu

29-6-2018

Trong bài “AI BỊ THIỆT HƠN QUA ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN TOÁN NĂM 2017” dựa trên hai đề 101, 102 đã chỉ ra những bất cập của phương thức thi trắc nghiệm cho môn toán.

Sự phản động của đề thi toán THPT 2018

Sputnikedu

Nguyễn Tiến Dũng

29-6-2018

Tôi là người vẫn còn biết giải các bài toán phổ thông thuộc loại khó, các bài thi IMO tôi nói chung vẫn giải được trong thời gian quy định. Thế mà hôm qua, khi một người nhờ tôi xem 5 bài trong đề thi toán THPT 2018 mã số 120 (cụ thể là các bài 38, 44, 45, 48, 49), tôi mất toi gần một tiếng để giải 4 trong số 5 bài đó, còn bài cuối cùng (bài số 45 về một phương trình phi tuyến với biến số phức) thì “khóc thét”, không thể giải nổi trong vòng 1 tiếng tiếp theo.

Đánh thức tiềm lực và nền giáo dục thần dân

FB Tâm Chánh

28-6-2018

Chúng ta thấy mừng vì gần đây đề thi tú tài hướng các em quan tâm đến những vấn đề thực tế của xã hội, của đất nước.

Như đề thi văn năm nay, có thể sẽ nhìn thấy lớp trẻ chuẩn bị làm công dân suy tư về nguồn lực phát triển đất nước. Nhưng tôi không tin các em có thể có tiếng nói của chính mình. Không phải vì thế hệ hôm nay kém cỏi. Mà chính yếu là vì xã hội của chúng ta luôn muốn nhìn thấy các em là những đứa trẻ.

Hãy trả lại tự do cho thơ văn

FB Nguyễn Ngọc Chu

27-6-2018

Đề thi văn tốt nghiệp THPT năm 2018 đang khơi lên những bàn luận sôi nổi đa chiều. Việc hay dở của đề văn xin nhường lại cho các nhà chuyên môn. Ở đây chỉ xin góp một góc nhìn vỡ đất thô thiển của một kẻ ngoại đạo.

Tự do hay là tiếp tục gian trá

FB Luân Lê

26-6-2018

Điều tôi lo lắng sau đề thi, mặc dù bài thơ rất dở, là những thí sinh chỉ làm bài theo cái cách nghĩ và khung điểm (dàn bài định sẵn) của Bộ Gáo dục để đạt điểm cao, chứ không ai chịu đánh đổi để làm một việc điên rồ là dùng nó để cất lên tiếng nói từ lương tri và sự hiểu biết thực tế của chính mình. Vì các em có thể sẽ phải trả một cái giá rất lớn lao cho những tiếng nói thẳng thắn của mình, nếu nói ra sự thật mà đúng như nó thuộc về.

“Đánh thức tiềm lực”

FB Đỗ Ngọc Thống

25-6-2018

Trong đề thi THPTQG năm 2018 vừa diễn ra sáng nay, có câu 4 phần đọc hiểu hỏi như sau: “Theo anh/chị quan điểm của tác giả (Nguyễn Duy) trong hai dòng thơ: “ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên” có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?

Tôi đang nghĩ, không biết các thầy, cô sẽ cho mấy điểm, nếu có HS viết thế này:

Bộ trưởng Nhạ: Tới đây sẽ, tới đây sẽ…

FB Đào Tuấn

7-6-2018

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại phiên chất vấn. Ảnh: Internet

Hôm qua, khi Bộ trưởng Nhạ ngồi ghế nóng đến nghẽn mạng thì 95.000 gia đình ở Paris cũng tướt bơ làm thủ tục dự thi vào lớp 10. Và hôm nay, 95.000 thí sinh thi THPT, trong đó, ngót 40.000 sẽ bay khỏi hệ thống công lập.

Nghĩa vụ Bắc… Âu, quyền lợi Bắc… Hàn

Blog VOA

Trân Văn

6-6-2018

Phùng Xuân Nhạ, tác giả của thuật ngữ “thu giá dịch vụ đào tạo”. Ảnh: VTV

Dư luận đã tạm lắng sau khi nhiều Đại biểu của Quốc hội Việt Nam không đồng tình với đề nghị của ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo: Khi thông qua Dự luật sửa đổi Luật Giáo dục đại học, cho phép hệ thống giáo dục đại học đổi “thu học phí” thành “thu giá dịch vụ đào tạo”.

Giá dịch vụ đào tạo: Không chỉ là câu chữ

Blog RFA

Nguyễn Anh Tuấn

31-5-2018

Ông Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: internet

Câu chuyện các trạm BOT đổi từ “thu phí” sang “thu giá” chưa kịp nguội thì từ nghị trường cho đến báo chí lại sôi lên với đề xuất của Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đổi “học phí”  thành “giá dịch vụ đào tạo”.

Tuy nhiên, ẩn sau phía sau đề xuất ngô nghê về mặt ngôn ngữ này là một vấn đề lớn hơn, đáng bàn cãi hơn: Chuyển gánh nặng của những dịch vụ công thiết yếu như giáo dục và y tế từ nhà nước sang người dân.

Một cách nôm na, từ đây trở đi người dân phải trả nhiều tiền hơn để con em được học hành, để bản thân và gia đình được chăm sóc y tế.

Sao vẫn để người bệnh tâm thần ngồi trên công đường?

FB Hoàng Hải Vân

1-6-2018

Nếu như câu chuyện về phí – giá chưa diễn ra trên truyền thông, bạn hãy hình dung nhé. Bỗng một hôm ông Bộ trưởng Nhạ về nhà hỏi cháu nội của ông: “Cháu nộp giá dịch vụ đào tạo năm nay là bao nhiêu?”. Cháu ông sẽ ngạc nhiên hỏi lại : “Nộp giá là nộp cái gì ông?”. Ông sẽ trả lời giống như ông trả lời trước Quốc hội.

Phản giáo dục như Bộ trưởng Nhạ

FB Nguyễn Tiến Tường

30-5-2018

“Giá dịch vụ đào tạo” thay cho “học phí” của Bộ trưởng Nhạ nghe ra rất cởi mở. Tuy nhiên, mục tiêu của nó rất rõ ràng: Tăng thu !

Luật giáo dục không “trói” buộc trường tư về mức học phí. Điều 105 luật cho phép các trường tự đưa ra học phí, rất thị trường. Và các trường làm dịch vụ giáo dục thật sự, vẫn gọi “học phí” bình thường.

Phùng Xuân Nhạ, nói một lần này nữa…

FB Bạch Hoàn

31-5-2018

Ông Phùng Xuân Nhạ trong một buổi tọa đàm cùng GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: VNN

Không thể nào tiếp tục vờ như mắt bị mù, tại bị điếc, và miệng thì câm nín. Không thể nào tiếp tục quay lưng, ơ hờ, nhếch mép cười khinh bỉ rồi lướt qua được nữa.

Không thể. Không thể vì chưa khi nào tôi thấy chất lượng tư duy, hàm lượng tri thức trong phát ngôn của một bộ phận những người thuộc giới chính trị lại xuống cấp đến mức tồi tệ như hiện nay. Đi kèm với nó là những chính sách và hành động của những quan nhân cái gì cũng thừa, thậm chí thừa mứa cả sự trơ trẽn, nhưng lại thiếu hai thứ, đó là tri thức và tự trọng.

Thương mại hóa giáo dục

FB Hoàng Tư Giang

30-5-2018

Hôm nay nghe tư lệnh giáo dục khăng khăng dùng cụm từ “giá dịch vụ đào tạo” thay vì “học phí” mà cảm thấy buồn tê tái. Tôi buồn không chỉ bởi ngữ nghĩa bị đánh tráo, mà quan trọng hơn, là vì quan điểm quản lý. Anh Nhạ nói: “Việc chuyển đổi từ cơ chế thu học phí sang giá dịch vụ đào tạo theo hướng TÍNH ĐÚNG, TÍNH ĐỦ các chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo”.

Bát nháo thị trường bồi dưỡng cấp chứng chỉ xếp hạng giáo viên

FB Chu Mộng Long

26-5-2018

Nhân sự của ngành giáo dục là vấn đề hệ trọng ảnh hưởng nhiều mặt đến quốc gia đại sự. Nhưng hiện nay nó đang bị thả nổi trong một thị trường bát nháo, rất nguy hiểm mà có thể Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ không biết hoặc biết mà làm ngơ.

Tiếng Việt càng ngày càng… khó!

Blog VOA

Trân Văn

25-5-2018

Từ nay, người dân qua trạm không phải trả phí, chỉ trả giá? Hình: Người dân và tài xế phản đối Trạm thu phí BOT Biên Cương, Cẩm Phả, Quảng Ninh, ngày 22/2/2018. Ảnh: TTXVN

Có lẽ tất cả người Việt, từ già đến trẻ, cả nam lẫn nữ, bất kể học vấn, nghề nghiệp, nên cùng nhau… sám hối vì học chưa tới nơi, hiểu chưa tới chốn những nguyên lý có tính thời thế đang chi phối tiếng mẹ đẻ!

Hèn thì bị đè đầu cỡi cổ là phải!

FB Chu Mộng Long

25-5-2018

Một ngày tôi nhận vài chục tin nhắn qua inbox, hoặc là giải bày chuyện riêng tư của chính người đó bị quan chức áp bức, hoặc là những thông tin người khác bị áp bức.

Nhìn lại vụ giáo sư Trương Nguyện Thành: Thuyết âm mưu, tư duy… “Ao làng” và “Cơ chế xin – cho”

Viet-Studies

Quách Hạo Nhiên

20-5-2018

GS Trương Nguyện Thành. Ảnh: internet

1. Thuyết âm mưu?

Tôi vốn không phải là tín đồ của thuyết âm mưu, tuy vậy với câu chuyện của GS Trương Nguyện Thành tôi lại thấy cần đặt ra vấn đề này như một cách để qua đó tham chiếu và soi rọi lại bức tranh toàn cảnh về những bất cập và nghịch lý của nền giáo dục nước nhà hiện nay. Đặc biệt là về phương diện tư duy và nhận thức của những người nắm quyền lãnh, chỉ đạo liên quan đến vấn đề này.

“Xúi trẻ ăn cứt gà sáp”, Sở Giáo dục phản giáo dục!

FB Mạnh Đặng

18-5-2018

Trong môn văn của chương trình giáo dục hiện nay, học sinh ở cấp trung học đều được dạy về tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên của tác giả Nguyễn Đình Chiểu viết từ giữa thế kỷ 19.

“Tinh thần nhân văn và lòng vị tha” của GS Trần Ngọc Thêm

FB Chu Mộng Long

17-5-2018

GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, chủ tịch Hội đồng GS ngành ngôn ngữ học nói, dù biết ứng viên Nguyễn Đức Tồn là kẻ ăn cắp một lúc 4 công trình của 4 người: Nguyễn Thúy Khanh, Cao Thị Thu, Nguyễn Thanh Hà và Trần Ngọc Thêm, nhưng hội đồng vẫn công nhận chuẩn giáo sư cho ông Tồn là vì “tinh thần nhân văn và lòng vị tha” của văn hóa Việt Nam.

Giáo sư Phan Đình Diệu – người trí thức yêu nước, luôn trăn trở với vận mệnh đất nước

FB Bùi Quang Minh

16-5-2018

GS Phan Đình Diệu. Ảnh: internet

Giáo sư Phan Đình Diệu vừa ra đi để lại niềm thương tiếc không nguôi đối với tôi, một người từng hoạt động trong lĩnh vực tin học. Ngoài việc ông là một nhà khoa học xuất sắc – vị chủ tịch sáng lập nên Hội Tin học Việt Nam, Giáo sư còn là một bậc trí thức lớn và có nhân cách.

Ông đã từng nói, “Tôi không phải là một chính khách và tôi không có tham vọng chính trị. Song, với tư cách một nhà khoa học và một công dân yêu nước, tôi tham gia việc đất nước bằng cách thực thi những quyền công dân của mình: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do phê phán…”

GS Trần Ngọc Thêm không trung thực!

FB Chu Mộng Long

15-5-2018

“Ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn đã rõ ràng” – GS. Trần Ngọc Thêm lên tiếng trong cơn bão dư luận về vụ đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn.

Nhiều người khen ông Thêm trung thực. Trong lúc quyết liệt với nạn đạo văn, tôi cũng muốn khen ông Thêm một câu, như thể dựa hơi vào tiếng nói của người có uy tín như ông. Tuy nhiên, lương tâm của một kẻ sĩ, tôi không thể làm như vậy.