Trường đại học không phải là một nồi lẩu thập cẩm

Nguyễn Ngọc Chu

24-6-2021

Tân Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân. Nguồn: Thời Đại

1. Tin ông Lê Quân, Phó bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cựu Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, vừa được bổ nhiệm là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội – là một tin không vui cho nền đại học Việt Nam.

Những câu chuyện giáo dục

Thái Hạo

24-6-2021

Một người bạn vong niên của tôi, nay đã ngoài 50, gọi điện. Chúng tôi nói về nghề, về người, về cái cuộc bể dâu này.

Khi nhà giáo đấu tranh, chúng ta ở đâu?

Thái Hạo

24-5-2021

Trường Trung học cơ sở Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Ảnh: Trung Dũng

Đọc và xem (hình, viedeo) trên trang facebook công khai của cô Trần Thị Lịch ở trường THCS Hiến Nam (Hưng Yên) mà thấy ghê sợ với những thủ đoạn của những kẻ vô chính phủ núp trong môi trường giáo dục để làm ra những trò ma quỷ.

Về 5 phẩm chất và 10 năng lực cần phát triển cho học sinh: Hoang tưởng và áp đặt

Chu Mộng Long

21-6-2021

“5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh cầ đạt được”. Ảnh trên mạng

Nhiều bạn thắc mắc về khái niệm “phẩm chất” và “năng lực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tôi thì cho rằng, mọi khái niệm đều có tính quy ước, không nhất thiết phải tranh luận về nghĩa của khái niệm.

Những điều khó hiểu trong giáo dục (Phần 2)

Thái Hạo

21-6-2021

Tiếp theo Phần 1

Ở bài thứ nhất tôi đã nói cái “khó hiểu” của việc lấy “học thuộc” làm mục đích; bài này đề cập đến sự bất hợp lý của cái cái quy trình lạ đời: Chiếc phễu ngược.

Từ chuyện fan bóng đá Việt Nam tấn công trọng tài, nghĩ về giáo dục

Chu Mộng Long

20-6-2021

Việc hàng triệu fan bóng đá Việt tấn công, sỉ nhục trọng tài sau trận đấu với UAE cho thấy một bản chất xấu xí không thể bào chữa. Bản chất đó có từ đâu? Chắc chắn những người này biện minh, rằng đó là lòng yêu nước!

Chung một lò

Chu Mộng Lọng

19-6-2021

Tôi dám gọi thanh tra là chung một lò. Có một lò đúc ra cán bộ thanh tra với cùng một cách thanh tra và một cách kết luận. Cách kết luận theo mẫu của thanh tra là tìm cách giảm nhẹ hay che đậy sai phạm cho các đồng chí tội phạm và bật đèn xanh trù dập người tố cáo.

Tại sao tôi thiếu niềm tin vào đổi mới giáo dục?

Thái Hạo

19-6-2021

Như trong bài liền trước (Những điều khó hiểu trong giáo dục) tôi đã nói, để thành công thì có một núi việc cần được giải quyết trước. Tôi tạm thời gác sang bên tất cả, cả câu chuyện “chính trị hóa giáo dục”, để chỉ đền cập đến một vấn đề thôi: sự chuẩn bị. Tôi phải nói ngay rằng, sự chuẩn bị cần thiết và tối quan trọng ấy gần như không có.

Những điều khó hiểu trong giáo dục (Phần 1)

Thái Hạo

19-6-2021

Khi tôi bước vào nghề dạy học, đến năm thứ 2 là bắt đầu chán. Cái câu hỏi cứ lởn vởn mãi trong đầu rằng, “Chẳng lẽ mình cứ dạy đi dạy lại hoài mấy bài văn này cho đến lúc chết ư”. Tác phẩm văn học thì mênh mông, gần như vô tận, tại sao cứ quẩn quanh với vài bài thơ bài văn trong sách giáo khoa; món ngon đến mấy thì qua ngày thứ 2 cũng phải chán, huống gì ăn suốt đời! Thế mà người ta cứ duy trì một lối ấy cả gần thế kỷ. Thật không thể hiểu nổi.

Quốc gia không đọc sách (Phần 3)

Thái Hạo

17-6-2021

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Tiếp nối chủ đề đọc sách, ở bài này tôi muốn chia sẻ một quan niệm hơi khác thường một chút. Khi nói tới “đọc sách”, nhiều người sẽ nghĩa ngay đến những tập giấy in được đóng bìa đẹp đẽ thơm tho hay những bản ebook, những cuốn sách cũ được scan, sách nói v.v.. được tồn trữ trong môi trường internet. Tất cả, theo tôi vẫn chưa phải đã đầy đủ cho khái niệm “sách”.

Ban Tuyên giáo chi phối chương trình và sách giáo khoa ở mức độ nào?

Chu Mộng Long

14-6-2021

Cựu Bộ trưởng GD Phùng Xuân Nhạ (phải) nhận quyết định làm Phó Ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh: Hiếu Duy/VNExpress

Cách đây đã lâu, tôi từng trò chuyện trực tiếp với hai cựu Phó Ban Tuyên giáo trung ương phụ trách giáo dục. Một cựu thời những năm 90 và một cựu gần đây khoảng chục năm. Cách hỏi giống nhau, và không ngẫu nhiên mà họ trả lời giống nhau. Đại khái như sau. Tôi tạm để trong ngoặc chứ không nguyên văn.

Quốc gia không đọc sách (Phần 2)

Thái Hạo

16-6-2021

Tiếp theo Phần 1

Hôm qua tôi viết bài thứ nhất về chủ đề này, có nhiều bạn vào bình luận, nói cùng một ý rằng, các bạn ấy không đọc vì toàn sách định hướng, sách “lề phải”, các sách khai sáng bị kiểm duyệt và cấm đoán hết rồi. Có bạn còn nói “Hai mươi năm rồi không đọc một cuốn nào”, cũng vì những lý do như trên. Tôi thấy cần phải “đính chính” lại đôi chút nên quyết định viết mấy dòng này.

Quốc gia không đọc sách (Phần 1)

Thái Hạo

15-6-2021

Không đọc sách là nói hơi quá, đúng hơn là “gần như không đọc sách”.
Một thống kê trên báo tuổi trẻ công bố năm 2019 cho biết, trung bình mỗi người Việt Nam chỉ đọc 0.8 quyển sách/năm, nghĩa là chưa tới 1 quyển. Đó là tính tất cả, cả sách giáo khoa, giáo trình.

Dạy thêm – Đổi mới và công cuộc khai trí

Thái Hạo

13-6-2021

Hôm qua, mới sáng sớm, anh Nguyễn Quang Thạch – người từng được UNESSCO trao giải thưởng vinh danh những người khai trí năm 2016, gọi điện cho tôi. Cũng chỉ để xả cái bức xúc về nền giáo dục, rồi lại nói cái quyết tâm “cõng sách về nông thôn” của ảnh.

Ai thiếu kiến thức hơn ai? Giáo viên phổ thông hay giáo sư đại học?

Chu Mộng Long

11-6-2021

Tôi định không động chạm đến các thánh giáo sư nữa, vì sau vụ phê bình sách Cánh diều, các thánh đã bịt tai khi đồng loạt khoá trang của tôi. Vả lại, tôi không đọc được các thánh phán gì thì tôi cũng không thể đối thoại. Thánh thì chỉ biết cái quyền “tao được nói, còn mày thì không”!

Chua chát

Thái Hạo

11-6-2021

Đã 1h sáng rồi nhưng tôi phải ngồi bật dậy để viết mấy dòng này khi đọc thấy cái tút của thầy Trần Đình Sử (hình 1). Vì nó khiến tôi đi từ hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Không phải chuyện đùa

Thái Hạo

9-6-2021

Một đề thi, chưa nói đến chuyện hay dở, sâu cạn nhưng dứt khoát phải đúng về mặt kỹ thuật và kiến thức. Câu 1 của phần Làm Văn trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh Bình Phước đã mắc những cái sai không thể chấp nhận.

Hoàn cảnh có lỗi hay không?

Chu Mộng Long

8-6-2021

Những cách hiểu nông cạn, dù đó có là giáo sư tuổi thất thập, thì mới tin một câu ngạn ngữ hay một lời phán của nhà văn là luôn luôn đúng.

Giáo viên còn theo mẫu, huống hồ là học sinh

Chu Mộng Long

6-6-2021

Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Nguyễn Xuân Thành. Ảnh: moet.gov.vn

Vừa làm vừa càu nhàu, chửi rủa và nổi điên là chuyện thường xảy ra đối với giáo viên phổ thông mỗi khi có đợt thanh tra giáo án và các loại hồ sơ. Hiển nhiên là tôi nói giáo viên có năng lực, chứ loại giáo viên bảo gì làm nấy thì tôi không thèm đả động tới.

Những vi phạm pháp luật mà ngành giáo dục không biết

Chu Mộng Long

2-6-2021

Một lần giải lao uống nước, một học viên hệ liên thông đã bạc đầu (chỉ còn hai năm nữa nghỉ hưu) hỏi tôi: “Các loại luật nói chung đều ghi ở điều cuối cùng: Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Việc bắt buộc giáo viên như tôi phải học để gọi là “đảm bảo trình độ chuẩn”, theo thầy có đúng không?”

Thống nhất việc giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên

Chu Mộng Long

2-6-2021

Tôi là người duy nhất trong giới đại học lên tiếng phản biện về đào tạo chứng chỉ chức danh nghề nghiệp bên cạnh tiếng kêu thống thiết của giáo viên phổ thông. Nay đã có kết quả ban đầu: Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Nội vụ đã thống nhất trình Chính phủ cắt giảm số lượng chứng chỉ áp đặt theo các thông tư trước đó.

Giáo giục Made in VietNam

Lý Trực Dũng

1-6-2021

Bảo thủ, lạc hậu, trì trệ lại mang nặng bệnh thành tích và dối trá. Định hướng giáo dục ảo tưởng.

Bộ Giáo dục không có quyền “đẻ” ra cụm từ khó hiểu!

Mai Bá Kiếm

28-5-2021

Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh ký ban hành Kế hoạch 455 gồm 9 nhiệm vụ liên quan đến công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm. Trong đó, có 2 nhiệm vụ gây hiểu lầm chết người là:

Giáo viên khóc với “Cách mạng 4.0”

Chu Mộng Long

28-5-2021

Nghe Thủ tướng chỉ đạo lẫn tự hào về cách mạng 4.0, ai cũng vui. Một chính phủ điện tử với những kiến tạo mới từ thành quả của cuộc cách mạng công nghệ thông tin sẽ có điều kiện quản lý hiệu quả hơn, khoa học hơn, tiết kiệm công sức và tiền bạc hơn.

Làm sao phải học thật, và thật làm sao được?

Hoàng Tuấn Công

26-5-2021

– GS. TS. Nguyễn Đức Tồn là người đạo văn xuyên thế kỷ.

Khi bạn đọc nhập mấy từ khoá “Nguyễn Đức Tồn đạo văn”, Google sẽ cho chừng 11,300,000 kết quả, với sự xuất hiện của hàng trăm bài báo trên hầu như tất cả các tờ báo lớn ở Việt Nam. Sau đây là một ví dụ: Vì sao “đạo văn” mà vẫn được phong Giáo sư?

PGS. TS. Hoàng Dũng – Chủ nhiệm bộ môn Ngôn ngữ học-ĐH SPTPHCM (Dũng Hoàng) từng công bố một thống kê cho thấy GS. Tồn đạo văn tới… 33 lần!

– Chuyện giấy trắng mực đen, nên không khó chứng minh ai đạo văn của ai. Ấy vậy mà vụ đạo văn của ông Tồn kéo dài từ cuối thế kỷ 20 cho đến gần nửa đầu thế kỷ 21, với sự vào cuộc rầm rộ của hàng chục cơ quan báo chí và sự phẫn nộ của công luận, ông Tồn vẫn là GS. TS. Nguyễn Đức Tồn!

Xin lấy vài ví dụ nhỏ:

– Những người có trách nhiệm xử lý đã biến vụ đạo văn có một không hai trong lịch sử này thành một vụ tranh chấp bản quyền.

Nhưng khổ nỗi, thầy Tồn toàn đạo văn của học trò rồi bị người ta phát hiện, chứ trò có lên tiếng tranh chấp gì với thầy đâu?

– Bị truy dữ quá, thầy Tồn đã hợp lý hoá việc đạo văn bằng cách đi xin giấy xác nhận của trò với nội dung đồng ý cho thầy toàn quyền sử dụng bài viết của trò (ví như các trò Huỳnh Thanh Trà, trò Nguyễn Thị Thanh Hà; Xem ảnh 2 và 3). Nếu trích dẫn rõ ràng thì đâu cần phải xin giấy xác nhận?

– Riêng trường hợp trò Nguyễn Thị Thuý Khanh, thì bà không viết giấy xác nhận. Bởi một mặt thầy Tồn đã sao chép tới 82 trang (chính xác đến từng dấu chấm, dấu phẩy), trong tổng số 96 trang luận án của trò (được công bố 6 năm trước khi cuốn sách của ông Nguyễn Đức Tồn xuất bản), mặt khác thầy Tồn lại tuyên bố chỉ có trò chép của thầy, chứ thầy không bao giờ chép của trò!

– Trò Nguyễn Thị Thuý Khanh không viết giấy xác nhận, nhưng cũng không khởi kiện thầy Tồn. Mà không khởi kiện, thì Cục bản quyền không có lý do gì để đứng ra phân xử cái gọi là “tranh chấp bản quyền” như ông Bộ trưởng Bộ giáo dục lúc bấy giờ là GS. TS. Phùng Xuân Nhạ kết luận.

Liệu quyết tâm và trăn trở của tân Thủ tướng cũng như tân Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về chuyện “Học thật, thi thật, nhân tài thật” có thành hiện thực, khi kẻ “học giả, thi giả, nhân tài giả” vẫn được phong giáo sư và thoát tội đạo văn một cách ngoạn mục như vậy? Hy vọng, vụ đạo văn xuyên thế kỷ này sẽ được ngài tân Bộ trưởng lật lại và xử lý thoả đáng, thể hiện sự quyết tâm “học thật, thi thật, nhân tài thật”.

P/S: Ảnh 1: Bài viết đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ với tên tác giả duy nhất là Nguyễn Thị Thanh Hà, nhưng sau đó bị ông Tồn vừa ăn cướp vừa ăn cắp, đem vào in trong sách “Những vấn đề dạy và học trong nhà trường, Phương pháp dạy và học tiếng Việt ở bậc trung học cơ sở”, (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 5/2001), đẩy tên cô học trò xuống thành người “cộng tác”.

Ảnh 2: Khi bị lộ, thầy Tồn xin trò Nguyễn Thị Thanh Hà viết cho cái giấy “xác nhận” thầy là “đồng tác giả với tôi”, để thầy thoát tội đạo văn, và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sau đó đã gọi vụ đạo văn này là “tranh chấp bản quyền”!

Ảnh 3: Xác nhận của trò Huỳnh Thanh Trà, để hợp lý hoá một vụ thầy Tồn đạo văn của trò, tương tự như với Nguyễn Thị Thanh Hà.

Ảnh trên mạng

Sau khi chính thức rời Viện Ngôn ngữ, ông Tồn tập hợp lực lượng và bắt đầu phản công dữ dội và doạ khởi kiện những người (trong đó có PGS. TS. Hoàng Dũng) từng dám “vu khống” cho ông tội “đạo văn”. Ông Tồn tác chiến trên không giang mạng dưới cái tên Hang Minh, và được sự trợ thủ đắc lực của một TS. Ngôn ngữ học giả danh có tên Lê Hoàng Giang.

Thách dám tước học hàm giáo sư của mấy ngài đạo văn

Chu Mộng Long

26-5-2021

Chúc mừng Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn được Thủ tướng bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng giáo sư nhà nước.

Về khởi điểm của giáo dục

Thái Hạo

24-5-2021

Chúng ta đã bàn nhiều về mục đích của giáo dục (vẫn thường được gọi là “triết lý”), nhưng lại chưa thật quan tâm tới điểm xuất phát của nó. Hiện, ở VN, đây đang là một vấn đề hệ trọng, nhiều khi còn bức thiết hơn cả việc cứu xét về đích đến.

Cần đánh bật tư tưởng cần có học sinh giỏi, người giỏi là giáo dục ở hạng cao

Chu Mộng Long

20-5-2021

Thường các quan chức Việt Nam có cách nguỵ biện, rằng giáo dục Việt Nam có học sinh giỏi, người giỏi là được xếp ở hạng cao so với thế giới. Thậm chí có người còn đem Ngô Bảo Châu ra khoe như một niềm tự hào chính đáng.

Không ai dám nói đến tiêu cực xã hội, kéo theo tiêu cực trong giáo dục

Chu Mộng Long

20-5-2021

Bài báo trích lời các nhân vật tai to mặt lớn đồng thanh nói về nguyên nhân giáo dục Việt Nam “tụt hậu”. Tóm tắt các nguyên nhân:

Làm thế nào để có “nhân tài thật”?

Thái Hạo

19-5-2021

Chính phủ đã ra nghị định 116, từ năm học 2021-2022 hỗ trợ sinh viên sư phạm mỗi tháng 3.6 triệu đồng học phí và sinh hoạt. Đây là một việc tốt, nhưng chưa hẳn đã tích cực hoàn toàn.