Bộ trưởng Giáo dục có muốn thật không?

Ngô Huy Cương

20-7-2023

Nhận được kế hoạch tổ chức chương trình “Bộ trưởng gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục, Đào tạo năm 2023” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (xem tài liệu đính kèm dưới đây), chúng tôi mừng lắm và chắc mẩm rằng sẽ được nói theo kiểu “cách không điểm huyệt” với Bộ trưởng “của chúng mình” đây. Ai dè “ở trên thì mở, ở dưới thì đóng”(!?)

Môn Giáo dục công dân, điểm cao và ý thức thấp

Thái Hạo

18-7-2023

Thống kê số điểm 10 trên cả nước. Đồ họa: Ngọc Thành/TT

Điểm thi THPTQG 2023 vừa được Bộ GD công bố. Cả nước chỉ có 1 điểm 10 môn Văn, 12 điểm 10 môn Toán nhưng có tới có 14.693 điểm 10 Giáo dục công dân, gấp hơn 5 lần năm ngoái, và chiếm tỉ lệ áp đảo tuyệt đối so với tất cả các môn khác. Phải chăng học sinh Việt Nam rất giỏi GDCD?

Tự sám

Chu Mộng Long

18-7-2023

Đã gần 30 ngày tôi bế môn để tự sám. Không chỉ tự sám chuyện vô tình gây tổn thương cho em bé có bài văn đạt kỉ lục 21 trang mà tự sám nhiều chuyện trong đời.

Phổ cập giáo dục kiểu Việt Nam

Thái Hạo

15-7-2023

Luật Giáo dục 2019 quy định, tiểu học là bắt buộc, Mầm non và THCS là phổ cập. Và theo nguyên tắc, thì giáo dục phổ cập là không được thu học phí, nhưng tại sao nhà nước vẫn đè dân ra thu? Đây có phải là công khai vi phạm pháp luật?

Lời xin lỗi của ông Nguyễn Minh Trung!

Lê Huyền Ái Mỹ

13-7-2023

Sáng nay, 13.7, ông Nguyễn Minh Trung, giáo viên trường THPT Gia Định đã lên tiếng “xin lỗi chân thành” về những lùm xùm đạo văn ở cuộc thi Genius Olympiad. Có theo dõi diễn tiến sự việc và những ứng xử, phát biểu của các “người lớn” trong cuộc thì lời xin lỗi của ông thầy giáo, dù chân thành như ông nói vẫn không khiến dư luận dễ dàng đón nhận và chấp nhận.

Từ viết văn thành tập làm văn

Khải Đơn

12-7-2023

Nhờ ông thầy giáo Nguyễn Minh Trung lên báo Thanh Niên trả lời đáp lại vụ em Lý Khánh Mai Chi, nên tôi để ý có đoạn viết như vầy:

Quốc nạn giả dối

Thái Hạo

11-7-2023

Ông Nguyễn Minh Trung, giáo viên Trường THPT Gia Định, người dẫn đoàn thí sinh Việt Nam tham gia cuộc thi Genius Olympiad 2023 tại Mỹ. Ảnh trên mạng

Thầy giáo Nguyễn Minh Trung (người dẫn đoàn Việt Nam) và nhà trường THPT Gia Định (nơi ông Trung làm giáo viên) đã ăn cắp bài thi Genius Olympiad 2023 của một nữ sinh trường khác để “giao” cho một nam sinh trường mình. Bài thi này trúng giải, sự việc bùng nổ.

Xoá “nạn mù chữ”

Nguyễn Ngọc Chu

5-7-2023

1. Vào năm 2023, xem clip hàng ngàn phụ huynh đi thâu đêm xếp hàng để dành cho con một suất lên lớp 10, lại nhớ đến lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói năm 1946.

Chuyện dạy văn, học văn (Kỳ 5)

Nguyễn Thông

5-7-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3

Cuộc sống luôn vận động và biến đổi, tại sao môn văn trong nhà trường xã hội chủ nghĩa lại ì ra, giống như nửa thế kỷ trước?

Không nhất thiết cứ phải thay đổi hết, có những tác phẩm hay vẫn cần giữ lại, những bài thơ: Các vị la hán chùa Tây Phương, Tre Việt Nam, truyện ngắn: Một lần tới thủ đô, Lặng lẽ Sa Pa… chẳng hạn; nhưng những thứ quá cũ kỹ, nhất thời như Vợ nhặt, Tắt đèn, Thư nhà, Hòn đất, Sống như anh, Bất khuất, Nhật ký trong tù, thơ Tố Hữu, Xuân Diệu… thì nên đưa vào bảo tàng được rồi. Cũng như bài “Lê nin trong hiệu cắt tóc” vậy, chỉ hợp với lứa tuổi sinh ra trước 1975, chứ bắt bọn trẻ bây giờ học, chúng nuốt làm sao trôi.

Giáo dục Việt Nam tốt nhất thế giới?

Mạc Văn Trang

5-7-2023

Bỗng nhiên hôm qua có mấy nhà báo gọi điện hỏi ý kiến tôi về giáo dục Việt Nam được tờ The Economist của Anh đánh giá vào loại “tốt nhất thế giới”. Cụ thể trên trên VnExpress có bài “Lý do khiến giáo dục Việt Nam trong nhóm ‘tốt nhất thế giới’.”

Ảo tưởng và thánh hóa môn Văn

Thái Hạo

4-7-2023

Môn Văn có lẽ là môn học được đại chúng quan tâm nhiều nhất, như vừa qua – sau kỳ thi THPT quốc gia, sự bàn tán rất rộn ràng. Nhiều ý kiến còn cho thấy cả sứ mệnh rất cao cả của nó, như là ngầm ẩn hay hiển ngôn khẳng định vai trò tiên quyết của môn Văn đối với tương lai của một xã hội. Tôi không nghĩ thế.

Chuyện dạy văn học văn (Kỳ 3)

Nguyễn Thông

3-7-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Thời tôi đi học, kể từ cấp 1 đã nghe người lớn nói với nhau “văn dĩ tải đạo”, còn bé nên chả hiểu, tới lúc lớn thì lờ mờ rằng, đó là thứ quan điểm về văn chương của người xưa. Đại loại văn để chở đạo, còn đạo là gì thì rộng lắm.

Thày tôi bảo lớn rồi hiểu. Lên cấp 2, học lớp 7, hỏi thầy Phất, thầy nói đạo không phải chỉ những lời dạy của Khổng tử, Mạnh tử đâu, mà bất cứ cái gì vì con người, bênh vực con người đều đạo cả. Văn chứa những thứ ấy mới là văn. Tôi về hỏi lại thày, thày gật.

Nhưng trong nhà trường xã hội chủ nghĩa lại khác. Suốt mấy chục năm (còn bây giờ thế nào thì tôi không rõ lắm) người ta chỉ nhét vào môn văn (cả ở trường học lẫn xã hội) thứ đạo chính trị, đạo cộng sản. Những tác phẩm nào phù hợp với đạo này thì được đưa vào sách giáo khoa để dạy cho học trò. Đối với văn học cổ, văn học dân gian, người ta cũng chỉ chọn lọc chỗ nào, nội dung nào có tác dụng chính trị, phù hợp với đường lối, tư tưởng cộng sản.

Ví dụ, truyện Kiều họ chỉ chọn những phần chống phong kiến, lên án chế độ phong kiến, theo quan điểm phản đế phản phong. Truyện Kiều lừng danh như vậy, nhưng học trò chỉ học “Thúy Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, “Trước lầu Ngưng Bích”, còn bao nhiêu cái hay cái đẹp khác (mới là chính) của tác phẩm lừng danh này bị lược bỏ. Ngay GS Lê Đình Kỵ, nghiên cứu rất sâu về truyện Kiều cũng chỉ đặt vấn đề “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du” dưới góc độ… cách mạng.

Hôm rồi, dư luận xôn xao về đề thi văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Mà chê là phải, tới thời này còn lôi “Vợ nhặt” ra thi, lại chọn đúng đoạn dở nhất. Nhà nghiên cứu Hán – Nôm Nguyễn Xuân Diện nhắc đến cái công thức dạy, học và ra đề của môn văn xứ này bao nhiêu năm không thay đổi là “Yêu, căm, chiến, lạc, Dậu, Phèo, Pha”. Luôn khuyên học trò đừng học tủ nhưng dạy và ra đề thường chỉ có bấy nhiêu. Sau này họ có thêm bớt, thay đổi chút chút nhưng dường như vẫn quẩn quanh trong cái vòng kim cô do đảng cột ấy.

Thời tôi học cấp 2, cấp 3, môn văn-chính trị chỉ xoáy vào 2 vấn đề chính: Chiến tranh cách mạng và chủ nghĩa xã hội. Trải qua 2 cuộc chiến tranh thì nội dung về chiến tranh là đương nhiên, nào chủ nghĩa anh hùng cách mạng, yêu nước, căm thù giặc, chiến đấu hy sinh, tinh thần lạc quan, ta thắng địch thua, vẻ đẹp người chiến sĩ.

Tác phẩm quanh đi quẩn lại chỉ Bất khuất, Sống như anh, Người mẹ cầm súng, Hòn đất, Dấu chân người lính, Trận phố Ràng, Một lần tới thủ đô, Vợ chồng A Phủ, thơ Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi…

Nội dung chủ nghĩa xã hội thì tập trung vào vẻ đẹp cuộc sống mới, con người mới, ai thắng ai, làm chủ tập thể, ca ngợi hợp tác xã, phê phán cái tôi cá nhân chủ nghĩa, thể hiện tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình, với Cái sân gạch, Mùa lạc, Quê hương, Lặng lẽ Sa Pa, Anh Keng, Cỏ non, thơ Huy Cận, Hoàng Trung Thông, Xuân Diệu, và tất nhiên lại Tố Hữu, bởi chỗ nào Tố Hữu cũng chiếm chỗ.

Lâu nay, thiên hạ thường nghĩ chỉ bộ máy tuyên truyền, tuyên huấn tuyên giáo, báo chí mậu dịch làm cái việc “đem bục công an đặt giữa trái tim người/ bắt mọi người phải ngược xuôi/ theo đúng luật đi đường nhà nước” (Lê Đạt), chính trị hóa bộ não và trái tim con người ta, nhưng thực ra chưa phải, chưa đủ. Chính đám sách giáo khoa môn văn, môn sử của cộng sản mới là thứ thuốc nhuộm não, thuốc phiện ghê gớm nhất, làm cằn cỗi tư duy và tâm hồn con người ngay từ ghế nhà trường. Vào đời, mang thứ kiến thức lú lẫn ấy nên phần đông chỉ u u mê mê.

(Còn tiếp)

Làm sao cho trẻ em có tình cảm với ông bà, tổ tiên?

Mạc Văn Trang

1-7-2023

Về lĩnh vực này tôi không thành công lắm. Lỗi ở mình. Từ khi lớn lên đúng giai đoạn cách mạng vô thần và khó khăn, túng đói triền miên, đã không phụng dưỡng được bố mẹ, cũng chẳng có ý thức giáo dục con trẻ tình cảm với Ông, Bà, Tổ tiên một cách đầy đủ. Hiểu ra thì đã muộn. Vì giáo dục tâm linh phải cho con trẻ thực hành ngay từ nhỏ.

Chuyện học văn làm văn (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

30-6-2023

Tiếp theo kỳ 1

Tôi gắn bó với môn văn của chế độ này đã lẩu lầu lâu nên quá rành về nó. Kể từ khi học cấp 2 rồi cấp 3 (hệ 10 năm), tiếp đó mài đũng quần ở khoa văn 4 năm rưỡi, rồi dính ngay nghề dạy học gần 20 năm nữa, còn gì mà chẳng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”.

Chuyện học văn, làm văn (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

29-6-2023

Nhân chuyện thiên hạ đang lời ra tiếng vào về đề thi môn văn, về bài văn dài 22 trang… nhà cháu ngẩn ngơ nhớ lại chuyện dạy văn, học văn, làm văn, thi văn những năm chưa xa.

Ý thức pháp luật và lãng phí nguồn lực

Chu Hồng Quý

30-6-2023

Việc anh cảnh sát giao thông dẫn cụ bà qua đường có thể chấp nhận được, vì anh ta chỉ tranh thủ chút ít thời gian trong lúc làm việc. Còn việc bỏ vị trí làm việc để chở học sinh đi thi hay cả đơn vị công an bỏ nhiệm vụ, mặc cảnh phục chỉnh tề lội ruộng gặt lúa giúp dân chạy lụt, đó là tội chứ không phải công, là đáng lên án chứ không phải cần khen ngợi.

TS Nguyễn Ngọc Chu và GS Trần Đình Sử nói về chuyện đề thi Văn và giáo dục Việt Nam

28-6-2023

Nguyễn Ngọc Chu: Bao giờ thì có cuộc cách mạng về đề thi Văn?

Vừa nhận tin “nghi vấn” về lộ đề thi Văn đã thấy buồn. Đọc đề thi Văn còn buồn hơn.

“Thoát tủ” văn học chính là cởi trói cho dân tộc!

Nguyễn Tiến Tường

25-6-2023

Tôi chưa được tiếp cận đề thi và bài làm 21 trang của cô bé ở Hà Tĩnh. Có bạn đọc cung cấp đề nghị luận, có bạn cung cấp đề phân tích nhân vật. Dù là đề nào thì cháu cũng viết quá dài.

Dạy Văn, dạy bốc phét

Chu Mộng Long

23-6-2023

Ảnh: VTV Cab

Tội nghiệp cô bé. Cô bé tưởng được báo chí tôn thành siêu nhân, không ngờ lại thành nạn nhân của báo chí.

Nhà giáo Lê Thị Dung và lệnh bắt giam trái pháp luật (Kỳ 4)

Trần Hồng Phúc

21-6-2023

Tiếp theo Kỳ 1Kỳ 2Kỳ 3

KỲ 4: NGƯỜI TỐ GIÁC TỰ THÚ TRONG VỤ ÁN NHÀ GIÁO LÊ THỊ DUNG

Căn cứ các bút lục có trong hồ sơ vụ án, kết quả thẩm vấn công khai tại phiên tòa phúc thẩm, đánh giá chứng cứ liên quan tại phần tranh luận, các luật sư bào chữa chúng tôi nhận thấy việc thu thập chứng cứ về tự thú của người tố giác Nguyễn Thị Hương không tuân theo trình tự, thủ tục tố tụng của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Cụ thể như sau:

Giáo dục và thời ‘đất nước chưa bao giờ như thế này’

Blog VOA

Trân Văn

22-6-2023

Học sinh đeo tấm chắn giọt bắn ở trường Nhị Đồng, tỉnh Bình Dương, 4/5/2020. Ảnh minh hoạ.

Hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông chính thức tiếp tục thảo luận sôi nổi về chuyện có nên duy trì “quy định cộng điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945”…

Trường chuyên, giữ hay bỏ? (Kỳ 2)

Thái Hạo

21-6-2023

Tiếp theo Kỳ 1

Trong bài viết hôm qua, tôi đã nêu ra ba điểm mà bản thân cho là bất hợp lý, đó là chương trình, năng lực và chính sách đào tạo sau phổ thông đối với học sinh trường chuyên. Bài này xin nói về “môi trường” của nó.

Nhà giáo Lê Thị Dung và lệnh bắt giam trái pháp luật (Kỳ 3)

Trần Hồng Phúc

21-6-2023

Tiếp theo Kỳ 1Kỳ 2

KỲ 3: ĐƠN TỐ GIÁC/TIN BÁO TỘI PHẠM TRÁI PHÁP LUẬT

Trong vụ án này, có 02 người thực hiện tố giác/ tin báo tội phạm là bà Nguyễn Thị Phương Thúy và bị cáo Nguyễn Thị Hương. Vấn đề này đặc biệt quan trọng vì kết quả giải quyết tố giác/ tin báo tội phạm là khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhà giáo Lê Thị Dung.

Nhà giáo Lê Thị Dung và lệnh bắt giam trái pháp luật (Kỳ 2)

Trần Hồng Phúc

21-6-2023

Tiếp theo Kỳ 1

KỲ 2: KHỞI TỐ BỊ CAN, PHÊ CHUẨN KHỞI TỐ BỊ CAN TRÁI PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO LÊ THỊ DUNG

Trường chuyên, giữ hay bỏ? (Kỳ 1)

Thái Hạo

20-6-2023

Cuộc tranh cãi về trường chuyên lại nổi lên, ý kiến rất phong phú. Ở đây, tôi nêu quan điểm dựa trên vài cơ sở thực tiễn để trả lời mấy câu hỏi bên dưới.

Nhà giáo Lê Thị Dung và lệnh bắt giam trái pháp luật (Kỳ 1)

Trần Hồng Phúc

18-6-2023

Mấy ngày cuối tuần, không được nghỉ ngơi vì tôi phải dành toàn bộ thời gian cho những vụ án khác của khách hàng đang nhận trách nhiệm. Nói như vậy, không phải tôi không còn quan tâm đến nhà giáo Lê Thị Dung; trái lại – đối với mỗi phận người bị oan, khi đã nhận trách nhiệm bào chữa, thì đồng nghĩa với việc tôi đã tự cứa vào tim mình một vết đau cả về tinh thần lẫn thực thể… và tôi biết, sẽ đau cho đến ngày họ được giải oan.

Vụ cô giáo Lê Thị Dung: Công lý như là… gì đó!

Blog VOA

Trân Văn

17-6-2023

Bà Lê Thị Dung khi còn là giám đốc một trung tâm giáo dục ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Nguồn: Báo Lao Động

Đóng tiền cho trường: Năm cũ chưa qua, năm mới đã đến

Thái Hạo

17-6-2023

Trong buổi họp phụ huynh cuối năm nay, giữa ngổn ngang những ồn ào xung quanh “câu chuyện giáo dục” và cả những cãi cọ liên quan đến đóng góp lem nhem vẫn chưa yên, thì một thầy giáo cấp 2 (THCS) tự xưng “thầy Hảo” bước vào, “xin phép thông báo”: thời gian nộp hồ sơ xét tuyển vào lớp 6 và các khoản tiền cần mang theo khi đến nộp hồ sơ.

Bàng hoàng…

Thái Hạo

15-6-2023

Cô giáo Phạm Cầm Thu vừa viết trên trang cá nhân: “Hôm nay, tôi đã dành thời gian nghe trọn toàn bộ sáu file ghi âm lời bào chữa của sáu vị luật sư cho thân chủ của mình là cô giáo Lê Thị Dung, tại phiên toà Phúc thẩm. Sáu file đầy đủ từ đầu đến cuối.

Rách nát!

Đoàn Bảo Châu

14-6-2023

Chúng ta không phải luật sư, kiểm sát viên hay người trong cuộc để thấu hiểu tường tận vụ án nhưng trong bối cảnh chung khi đạo đức cán bộ thấp kém, tham nhũng tràn lan, đủ mọi cấp độ thì ai cũng có thể nhìn thấy ngay phiên toà sơ thẩm xử cô giáo Lê Thị Dung 5 năm tù với sai phạm (nếu sai) 40 triệu đồng là một phiên toà lạm dụng chức vụ, lạm dụng luật pháp để trả thù cá nhân. Nhất là sau một loạt sự việc cô Dung lên truyền thông tố cáo sự sai trái của lãnh đạo.