Bản tin sáng 20-1-2018

Tin trong nước

Về tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa

VTC có clip “44 năm Hải chiến Hoàng Sa”:

RFA đưa tin: Hà Nội hoãn ca nhạc Trung Quốc vào ngày mất Hoàng Sa. Bài viết cho biết: “Hãng tin AP của Mỹ cũng loan tải sự việc này và đề cập đến sự phản đối của dân chúng Việt Nam vì cho rằng một sự kiện liên quan đến Trung Quốc được tổ chức trong một ngày mất mát của quốc gia như thế là một sự xúc phạm”.

Bản tin tối 19-1-2018

Tin trong nước

Tưởng niệm 44 năm Hải chiến Hoàng Sa

Trò mèo đã bị hoãn! Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Hoãn đêm diễn đoàn nghệ thuật Nội Mông tại Nhà hát lớn tối nay. “Sự cố kỹ thuật” là lý do hoãn đêm biểu diễn ‘hát trên những xác người’: “Đã phát hiện sự cố hệ thống máy cắt liên lạc của điện nguồn hoạt động không ổn định, do đó không thể đáp ứng cho yêu cầu kỹ thuật của buổi biểu diễn này“.

Bản tin sáng 19-1-2018

Tin trong nước

44 năm Hải chiến Hoàng Sa

Báo Tuổi Trẻ thăm 15 nhân chứng sống Hoàng Sa. Trong số 15 nhân chứng này, hiện đang sống tại Đà Nẵng, “có những người trực tiếp tham gia trận Hải chiến Hoàng Sa, có người tham gia công tác thông tin, y tế, xây dựng… trên quần đảo này“.

Mời xem lại Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà về quần đảo Hoàng Sa, gồm: Tuyên Cáo của Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa về hành động gây hấn của Trung Cộng (19.1.1974) và Tuyên cáo của Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa về chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những đảo ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam Cộng Hòa, 14 tháng 2 năm 1974.

Bản tin tối 18-1-2018

Tin trong nước

Tưởng niệm 44 năm Hải chiến Hoàng Sa

Chính quyền tưởng niệm 44 năm ngày quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Cộng bằng màn biểu diễn của Đoàn Nghệ thuật Nội Mông, Trung Quốc tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Facebooker Hoa Kim Ngô viết: “Ngày 19-1 là ngày mất đảo Hoàng Sa vào tay giặc Tàu xâm lược. Vậy mà tại nhà hát TP Hà Nội có đêm diễn của đoàn nghệ thuật Nội Mông sang để diễn kỷ niệm quan hệ thân thiết hai nước Trung Cộng và VN. Nhà cầm quyền sỉ nhục cả Dân Tộc“.

Tờ bướm quảng bá Đoàn Nghệ thuật Nội Mông, Trung Quốc. Nguồn: FB Hoa Kim Ngô

Bản tin sáng 18-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFI có bài: Hợp tác quốc phòng Pháp – Việt : Sắp tới sẽ là Biển Đông? Về sự kiện Việt Nam và Pháp tổ chức cuộc đối thoại quốc phòng lần thứ 2 hôm 11/1/2018, báo The Diplomat bình luận: “An ninh hàng hải là chủ đề quan trọng trong hợp tác quốc phòng Pháp-Việt, không chỉ những hoạt động đơn lẻ, mà còn ở sự yểm trợ của Pháp đối với Việt Nam, trước sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông”.

Bản tin tối 17-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Kênh Hot News trên Youtube có video bàn về chiến lược “cải bắp” của Trung Quốc ở Biển Đông và những gợi ý cho Ấn Độ.

Bản tin sáng 17-1-2018

Tin trong nước

Nhân quyền ở Việt Nam

BBC đưa tin: Cựu tù nhân Vũ Văn Hùng ‘đột ngột bị bắt’. Bà Lý Thị Tuyết Mai, vợ thầy giáo Vũ Hùng nói với BBC hôm 16/1/2018: “Tôi hỏi ‘anh bị sao’ thì anh Hùng nói ‘anh bị người ta vu khống và đánh anh’. Tôi hỏi tại sao lại thế thì họ không cho tôi lại gần, rồi họ mở khóa đưa anh ấy đi đâu không biết”. Một cán bộ công an nói rằng “ông Hùng bị bắt vì ‘gây rối trật tự công cộng’,” nhưng lệnh tạm giam lại lấy lý do “cố ý gây thương tích”.

Bản tin tối 16-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: Manila và Bắc Kinh sẽ họp bàn cùng thăm dò dầu khí Biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano thông báo: “Philippines và Trung Quốc họp bàn vào tháng tới về việc thực hiện thỏa thuận cùng thăm dò dầu khí ở vùng Biển Đông”. Vấn đề này sẽ được thảo luận trong “một diễn đàn song phương tại Manila vào tháng tới”.

Bản tin sáng 15-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

BBC đặt câu hỏi: Biển Đông: vì sao Trung Quốc ‘phủ đầu’ ngay đầu năm? Về chuyện Trung Quốc phản đối Việt Nam kêu gọi Ấn Độ khai thác dầu ở Biển Đông, GS Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu thuộc Đại học George Mason, giải thích với BBC: “Nếu Ấn Độ khai thác chỗ này, coi như Ấn Độ công nhận chủ quyền của Việt Nam ở vùng này. Thành ra họ [Trung Quốc] phải đánh phủ đầu ngay lập tức”.

Bản tin sáng 14-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Kênh Top News trên YouTube bàn về: Hệ thống giám sát dưới biển của Trung Quốc có khả năng chống tàu ngầm ở Biển Đông và Biển Hoa Đông:

Kênh Asia News bình luận: Các nước ASEAN dưới thời Duterte đã đánh mất cơ hội ở Biển Đông.

Bản tin tối 13-1-2018

Tin trong nước

Chuyện chính trị ở Việt Nam

BBC có bài: Người Việt hài lòng về tin tức chính trị? Trung tâm Nghiên cứu PEW ở Hoa Kỳ đã thực hiện khảo sát tại 38 nước, cho biết: “78% người Việt Nam tin rằng truyền thông đưa tin chính trị công bằng”, tuy nhiên, “57% không muốn đưa tin thiên vị một đảng”.

Khảo sát của PEW yêu cầu người được hỏi đánh giá truyền thông nước họ theo 4 khía cạnh: 1 – “đưa tin các vấn đề quan trọng”, 2 – “cung cấp tin tức chính xác”, 3 – “tin tức về chính phủ”, 4 – “đăng các vấn đề chính trị một cách công bằng”.

Bản tin sáng 13-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: Bắc Kinh lại phản đối Việt Nam mời Ấn Độ khai thác dầu khí Biển Đông. Về tin Việt Nam mời Ấy Độ đầu tư vào Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao TQ, ông Lục Khảng đã lên tiếng phản đối. Trung Quốc “cực lực phản đối các bên liên quan dùng điều đó làm cớ để xâm phạm quyền lợi chính đáng của Trung Quốc tại Biển Đông và tác hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực“.

Biển Đông: Các lô dầu khí tại vùng biển phía nam Việt Nam. Ảnh chụp màn hình Twitter.

Báo Nông Nghiệp Việt Nam có bài: Căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc có gì? Dẫn nguồn từ báo Diplomat, cho biết: “Vịnh Du Lâm ở phía đảo cực nam Hải Nam, Trung Quốc, là căn cứ có vai trò chiến lược cho các tàu ngầm nước này, đặc biệt là các tàu ngầm hạt nhân, giúp chúng có thể luồn lách dưới biển”.

Bản tin tối 12-1-2018

Cáo lỗi: Trong bản tin tối hôm nay, lúc đầu chúng tôi có đưa tin Tổng Bí thư lên đường thăm chính thức Trung Quốc. Thật ra đó là tin cũ, báo chí đã đưa tin này đúng một năm trước. Xin cáo lỗi cùng quý độc giả và Tổng Bí thư, cũng như xin được gỡ bỏ tin này.

___

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Trung Quốc và Campuchia kêu gọi thông qua COC. Dẫn nguồn từ Tân Hoa Xã, cho biết: Ngày 11/1/2018, Trung Quốc và Campuchia đã cùng “kêu gọi các bên liên quan sớm thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) ở Biển Đông nhằm duy trì hòa bình, hữu nghị và hợp tác ở vùng biển này”. Hai nước đạt được tuyên bố chung, “sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kết thúc chuyến công du tới Campuchia”.

Một số nhà nghiên cứu từng cảnh báo, Trung Quốc muốn lợi dụng COC. Sau khi Trung Quốc xây dựng hệ thống căn cứ trên các đảo nhân tạo được bồi đắp, quy định “giữ nguyên hiện trạng” trong COC lại trở thành yếu tố có lợi cho tham vọng bá quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Bản tin sáng 12-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFI đặt câu hỏi: Tàu sân bay Trung Quốc lại tập trận gần Hoàng Sa? Tác giả dẫn tin từ trang East Pendulum, trang mạng của Pháp, về 2 chuyển biến quân sự có liên quan, đang diễn ra gần Biển Đông. Thứ nhất, “tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc, chiếc Liêu Ninh, chở theo một phi đội chiến đấu cơ, cùng với một hải đội hộ tống, đã rời căn cứ thẳng đường xuống Biển Đông”. Thứ 2, “có tin là lực lượng thủy quân lục chiến Trung Quốc cũng được phái xuống vùng Biển Đông”.

Bản tin tối 11-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ có bài: Biển Đông nổi sóng ngay từ đầu năm. Các quốc gia có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp ở Biển Đông cùng nhau lên tiếng trong tuần thứ 2 của năm 2018: “Philippines cuối cùng cũng phải lên tiếng trước thực trạng Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Mỹ đã chính thức bày tỏ thái độ. Còn Indonesia có động thái cứng rắn trở lại”.

Bản tin sáng 11-1-2018

Tin trong nước

Quan hệ Việt – Trung

Tại Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong – Lan Thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Trung Quốc. Nhân dịp gặp “bạn vàng” Lý Khắc Cường, ông Phúc “đề nghị trong thời gian tới, hai bên tiếp tục tích cực thúc đẩy các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao; tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương hai nước phối hợp chặt chẽ, triển khai thực hiện tốt các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao đã đạt được”.

Bản tin tối 10-1-2018

Tin trong nước

Phiên xử Đinh La Thăng và đồng phạm: Ngày thứ 3

Trả lời thẩm vấn của luật sư sáng nay, bị cáo Đinh La Thăng hết lời ca ngợi cấp dưới. Trả lời câu hỏi của LS Đinh Anh Tuấn, người bào chữa cho bị cáo Phùng Đình Thực, ông Thăng cho rằng “ông Phùng Đình Thực là người có trách nhiệm, tâm huyết với công việc, và rất quyết liệt”. Trong quá trình chỉ đạo về dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, “ông Thực đều có giải quyết kịp thời, theo đúng thẩm quyền”.

Bản tin sáng 10-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang VOA đưa tin: Mỹ đả kích TQ về các hành động quân sự hóa Biển Đông. Ông Brian Hook, cố vấn cấp cao của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, nói rằng, Washington sẽ chống đối bất kỳ hành động đơn phương nào của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Hook nhấn mạnh: Hành động khiêu khích của Trung Quốc, quân sự hóa Biển Đông, cho thấy Trung Quốc đang thách thức luật pháp quốc tế. Bắc Kinh đang hiếp đáp các nước nhỏ hơn theo những cách đã làm tăng căng thẳng cho hệ thống toàn cầu”.

Bản tin tối 9-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Mỹ tái khẳng định cam kết ở Biển Đông. Ông Brian Hook, cố vấn cấp cao về chính sách của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, cho biết: “Tổng thống Donald Trump, Ngoại trưởng Rex Tillerson đều luôn nhắc đến cam kết về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận những hành động đơn phương của Trung Quốc “nhằm thay đổi hiện trạng khu vực”.

Về quan hệ Mỹ – Việt, ông Hook nói rằng, “Mỹ và Việt Nam đang tăng cường mối quan hệ, tập trung vào an ninh và thương mại”. Gần đây, Hoa Kỳ đã chuyển giao tàu cảnh sát biển cho Việt Nam, điều đó thể hiện “Mỹ muốn hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực hàng hải”.

Bản tin sáng 9-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang VTV cảnh báo nguy cơ mất tiền vì chuộc ngư dân bị bắt ở nước ngoài. Bài viết nêu một số trường hợp ngư dân hành nghề ở khu vực nam Biển Đông, bị lực lượng chức năng của các nước ở khu vực này bắt giữ, như Malaysia. “Mỗi năm có đến hàng trăm ngư dân Việt Nam bị bắt do vi phạm vùng biển nước ngoài”.

Bản tin tối 8-1-2018

Tin trong nước

Giai đoạn mới của chiến dịch “đốt lò”

Cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kêu gọi: Ngay lúc này, Đảng phải kiên quyết hành động. “Triều đình nào cũng thế, vua nào cũng vậy, lập thân, lập quốc bằng nhiều con đường khác nhau nhưng khi đã nắm quyền tất thảy đều phải xây dựng tính chính Danh”. Đây lại là thời điểm tính chính danh của Đảng Cộng sản đang gặp bất ổn, từ cả trong lẫn ngoài nước, cả trong lẫn ngoài Đảng.

Ông Sang hỏi thẳng: “Nếu tình hình tham nhũng và suy thoái không được loại trừ, Ðảng này, chế độ này, đất nước này sẽ đi về đâu?”. Cũng giống như nhiều thế hệ lãnh đạo trước và sau đó, ông Sang không thoát ra được lỗi ngụy biện của sự đánh đồng Đảng, chế độ với vận mệnh đất nước. Đảng này có sụp đổ thì sẽ đảng khác thay, đảng chết chẳng lẽ đất nước cũng… die theo?

Bản tin sáng 8-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Về chuyện các ngư dân hành nghề ở phía nam Biển Đông bị Indonesia bắt, nhiều ngư dân Việt Nam được Indonesia trao trả trước Tết Nguyên đán. Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia cho biết, “đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Indonesia hoàn thành thủ tục để trao trả 71 ngư dân VN về nước”.

Bài viết đưa tin: “Từ đầu năm đến nay, đã có gần 1.300 ngư dân được đưa về nước. Đặc biệt, có hai đợt lớn nhất với sự phối hợp cùng lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đưa tổng số 934 ngư dân về nước qua đường biển”.

Bản tin tối 7-1-2018

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đánh giá tình hình Biển Đông sau 1 năm tĩnh lặng. Năm 2017 vừa qua là “một năm khá tĩnh lặng trên Biển Đông”. Sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA), lãnh đạo Philippines giữ thái độ khá mềm mỏng với Bắc Kinh. Sau đó, Trung Quốc chấp nhận thỏa thuận với các nước ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Bản tin sáng 7-1-2018

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

TS Terry Buss, cựu cố vấn cho Ngân hàng Thế giới, bàn thêm về chuyện liệu ông Trump có sập bẫy ở Biển Đông? Một số “bẫy” có thể ngăn trở Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Hoa Kỳ trong lộ trình “đảm bảo hòa bình và an ninh tại Biển Đông”. Ông Buss nêu ra những cái bẫy, trong đó đáng chú ý là “Trung Quốc và Nga ngày càng gia tăng sự hiện diện tại Thái Bình Dương”  Philippines có xu hướng “ngày càng nghiêng về phía Trung Quốc trong các tranh chấp tại Biển Đông”.

RFI đánh giá tình hình Biển Đông 2018: Trung Quốc sẽ lấn lướt thêm tại Trường Sa. Tác giả lưu ý, “phần nhận định của chuyên san The Diplomat, trong số tháng Giêng 2018”: Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục xâm lấn lãnh hải trên Biển Đông. Chuyên gia Bonnie Glaser, từ Trung Tâm CSIS, nhận xét: “Năm 2018 này sẽ là năm mà Trung Quốc củng cố và có thể mở rộng thêm quyền kiểm soát”.

Bản tin tối 6-1-2018

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên bàn về thế trận hỏa lực của Trung Quốc trên Biển Đông. Theo các thông tin do Chương trình sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) tổng hợp về quá trình quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc: “Bắc Kinh đang hình thành một thế trận bao gồm khả năng tấn công từ xa bằng chiến đấu cơ, kết hợp cùng hệ thống tên lửa đối không và tên lửa đối hải để chống tiếp cận” tại các căn cứ tiền phương ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Bản tin sáng 6-1-2018

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

TS Terry Buss, cựu cố vấn cho Ngân hàng Thế giới bàn về ông Trump và những mắc mứu ở Biển Đông. Một số điểm đáng chú ý ở đoạn đề cập về Biển Đông trong Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Hoa Kỳ: “Nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông gây nguy hiểm cho dòng lưu chuyển tự do của thương mại”, “sự chế ngự của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm chủ quyền của nhiều nước tại Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

Bản tin tối 5-1-2018

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Trang Nghiên Cứu Biển Đông bàn về Tập Cận Bình, PLA và tranh chấp Biển Đông. Tác giả cho biết, trong cuộc họp diễn ra trước tuyên bố của tòa trọng tài ngày 12/7/2026, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi thực hiện chiến lược “phủ đầu” trên Biển Đông, “nếu không sự hiện diện của Trung Quốc trên Trường Sa qua thời gian sẽ trở nên trống rỗng và chỉ là những tuyên bố trên giấy”.

Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) là thế lực đứng đằng sau quá trình điều chỉnh chiến lược ở Biển Đông của Bắc Kinh, và là “bên khởi xướng và thực thi hoạt động cải tạo đảo”. Đối với PLA, hoạt động bồi lấp đảo “là một nhiệm vụ bắt buộc để đảm bảo việc kiểm soát hiệu quả các chiến trường quan trọng trên Biển Đông”.