Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin tối 4-1-2018

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên bàn về động thái của Mỹ ở Biển Đông năm 2018. Trong năm 2017, Hải quân Hoa Kỳ đã có ít nhất 4 lần triển khai chiến hạm để thực hiện tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải, nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc (FONOP) ở Biển Đông. Theo Reuters, giới chức Washington tuyên bố rằng hoạt động tuần tra FONOP được tiến hành nhằm “thách thức tuyên bố chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh ở vùng biển này”.

Bản tin sáng 4-1-2018

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

BBC bình luận: Từ Biển Đông đến Một Vành đai của TQ. Bill Hayton, nhà nghiên cứu người Anh cho rằng, tình hình Biển Đông năm 2017 “’tạm yên’ nhưng chỉ là ‘phần nổi của tảng băng chìm’ tiềm ẩn bất ổn”. Bắc Kinh không chỉ thúc đẩy quá trình quân sự hóa Biển Đông, mà còn thực hiện Sáng kiến Một vành đai, Một con đường, để Trung Quốc có thể xâm lấn các vùng lãnh thổ, lãnh hải bằng cả quyền lực cứng lẫn quyền lực mềm.

Ông Hayton ghi nhận: 3 nước Đông Nam Á ông đã đến thăm đều “chịu sức ép từ Trung Quốc về vấn đề khai thác dầu ở biển Đông và Trung Quốc đều muốn kiểm soát vấn đề này bất chấp quan điểm của các nước sở tại”. Tình trạng “yên bình” ở Biển Đông cuối năm 2017 chỉ là bức bình phong để Trung Quốc gia tăng áp lực, buộc các nước ASEAN phải hợp tác.

Bản tin tối 3-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Đất Việt đặt câu hỏi: Trung Quốc tăng cường quân sự trên Biển Đông:Tiếp theo là gì? Thạc sỹ Hoàng Việt ghi nhận sự trùng khớp trong tuyên bố về quá trình quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc, với dữ liệu trong báo cáo của chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) ở Hoa Kỳ. “Vấn đề tôi quan tâm nhiều hơn là sau khi Trung Quốc đã công khai thừa nhận hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông thì động thái tiếp theo của Trung Quốc sẽ là gì? Trước động thái ngang ngược đó, Việt Nam phải làm gì?”.

Bản tin sáng 3-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang Army Times bình luận: Diễn biến mới năm 2018: Ván bài ngửa ở Biển Đông? Tác giả đặt câu hỏi rằng các chỉ huy của lực lượng hải quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương có thể tỏ ra quyết liệt đến mức nào, trong nhiệm vụ ngăn chặn Trung Quốc đe dọa quyền tự do hàng hải quốc tế ở Biển Đông.

Hải quân Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Trump đã tăng số lượng các cuộc tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải, nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc (FONOP), vượt cả số lượng FONOP mà cựu Tổng thống Obama từng cho phép.

Bản tin tối 2-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Bên cạnh quá trình quân sự hóa Biển Đông vẫn đang tiếp diễn, Quân đội Trung Quốc điều chỉnh nhân sự có liên quan đến Biển Đông. Báo Giáo Dục VN dẫn nguồn từ báo Tin tức Bành Bái của Trung Quốc đưa tin, Phó tư lệnh Chiến khu Nam kiêm Tư lệnh Không quân Chiến khu Nam của Trung Quốc, tướng Từ An Tường “vừa có tên trong danh sách Thường vụ Đảng ủy Quân chủng không quân Trung Quốc”.

Bản tin sáng 2-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Với Bắc Kinh, không ai có quyền can thiệp vào Biển Đông, trừ… Trung Quốc: Bắc Kinh lại cho báo chí đe dọa Úc vì “xen vào” hồ sơ Biển Đông. Trong số báo cuối năm 2017, Hoàn Cầu Thời Báo lên giọng đe doạ Úc, rằng chuyện “xen vào” vấn đề Biển Đông “sẽ chỉ làm cho tình thế chiến lược của Canberra thêm khó khăn”. Bài viết của một chuyên gia thuộc Viện Nghiên Cứu Hải Quân Trung Quốc còn đánh giá cao lập trường “trung lập và cân bằng” thời ông Kevin Rudd và bà Julia Gillard còn làm Thủ tướng Úc.

Một tờ báo “lớn” sử dụng giọng cướp biển: “Trung Quốc sẽ không cho phép Úc muốn làm gì thì làm… và những hành động khiêu khích ở Biển Đông (của Canberra) có thể buộc Bắc Kinh áp dụng các biện pháp đối phó mạnh mẽ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của Úc”.

Bản tin tối 1-1-2018

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

TS. Trần Công Trục, bình luận về Ứng xử của “bên thắng kiện” và tác động tới cục diện Biển Đông. “Bên thắng kiện” ở đây là Philippines, sau khi Toà Trọng tài quyết định bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về “đường lưỡi bò” ở Biển Đông. Đã xuất hiện 2 luồng quan điểm đối lập trong giới lãnh đạo và dư luận Philippines: 1 – quan điểm “đấu tranh không khoan nhượng với Trung Quốc, nhưng bằng lý lẽ ôn hòa”, 2 – quan điểm nhượng bộ, thoả hiệp với Bắc Kinh.

Bản tin sáng 1-1-2018

LTS: Một năm cũ đã qua với rất nhiều biến động xảy ra ở Việt Nam và thế giới. Hôm nay là ngày đầu năm 2018, BBT Tiếng Dân kính chúc quý độc giả thật nhiều niềm vui và hạnh phúc. Hy vọng năm 2018 sẽ mang đến cho người dân Việt Nam nói riêng, người dân khắp nơi trên thế giới nói chung, nhiều điều tốt đẹp hơn những năm qua.

____

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Các ngư dân tiếp tục gặp chuyện không lành khi hành nghề gần vùng tranh chấp: Tàu cá và 6 ngư dân mất liên lạc bí ẩn tại vùng biển Hoàng Sa. Ngày 31/12/2017, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định xác nhận, các cơ quan chức năng vẫn chưa thể liên lạc với tàu cá BĐ 96665 TS, vốn đã mất tích từ ngày 20/12, trong lúc đang hành nghề tại “vùng biển cách đông bắc đảo Tri Tôn (quần đảo Hoàng Sa) khoảng 120 hải lý”.

Bản tin ngày 31-12-2017

Thông báo: Kể từ ngày 1-1-2018, Tiếng Dân sẽ có hai bản tin mỗi ngày. Bản tin sáng lên mạng trong khoảng thời gian từ 7-8h sáng, bản tin tối sẽ được đăng tải trong khoảng 7-8h tối. Kính mời quý độc giả đón đọc.

_____

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Viet Times có bài phân tích: Biển Đông: Mỹ trước 4 chiến lược ‘cầm chân’ Trung Quốc. Bài này dịch từ một bài viết trên trang Defense One. Các lựa chọn lần lượt là, 1- gây sức ép: tình huống xấu nhất là Mỹ – Trung từ đối đầu chính trị chuyển sang đối đầu quân sự; 2- ngăn chặn: không thay đổi hiện trạng, nhưng không để Bắc Kinh đi xa hơn nữa; 3- bù đắp và trừng phạt: trừng phạt gián tiếp, thông qua kinh tế hoặc hỗ trợ quân sự cho Đài Loan; 4- hòa giải: thương lượng để làm “hạ nhiệt” Biển Đông.

Bản tin ngày 30-12-2017

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Sau quá trình quân sự hóa Biển Đông diễn ra khá thuận lợi trong năm 2017, Trung Quốc mưu đồ đưa nhà máy điện hạt nhân nổi ra Hoàng Sa. Nhân Dân Nhật báo của ĐCS Trung Quốc đã công bố kế hoạch sử dụng nhà máy điện hạt nhân nổi để cung cấp năng lượng cho “cái mà Bắc Kinh gọi thành phố Tam Sa, đơn vị hành chính phi pháp được đặt trụ sở ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam” và khẳng định, nhà máy này sẽ tăng cường năng lực phòng thủ của Trung Quốc ở Biển Đông.

Lò phản ứng hạt nhân có thể hỗ trợ chiến thuật “sử dụng công trình lưỡng dụng”, kết hợp yếu tố quân sự, dân sự, mà Trung Quốc quen áp dụng để tạo “tình thế đã rồi” trên Biển Đông, “có thể di chuyển và cung cấp năng lượng cho những giàn khoan… Công ty năng lượng hạt nhân quốc gia Trung Quốc hồi tháng 8 công bố kế hoạch sản xuất 20 nhà máy điện hạt nhân nổi phục vụ mưu đồ của Bắc Kinh ở Biển Đông”.

Bản tin ngày 29-12-2017

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ có bài bình luận: Biển Đông trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ. Quá trình quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc năm 2017 diễn ra khá thuận lợi, thì Chiến lược an ninh quốc gia (NSS) 2017 do Tổng thống Hoa Kỳ vừa công bố lại trình bày vấn đề Biển Đông theo hướng không rõ ràng. Biển Đông vẫn có vị trí trong NSS 2017, nhưng mức độ ưu tiên thấp hơn căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên và khủng bố quốc tế.

GS Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, giải thích với Tuổi Trẻ: “NSS chứa đựng những mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn ấy lại nhấn mạnh quan điểm muốn các nước khác hướng về Mỹ với trọng tâm là giá trị và sự lãnh đạo của Mỹ”. Nói cách khác, nước Mỹ vẫn sẽ quan tâm đến Biển Đông nếu quyền tự do hàng hải ở khu vực này bị đe dọa, nhưng hướng giải quyết phải theo tinh thần “nước Mỹ trên hết”.

Bản tin ngày 28-12-2017

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Với tham vọng bành trướng trên Biển Đông, sau quá trình quân sự hóa các đảo nhân tạo, Trung Quốc đã bắt đầu màn hai của vở kịch lấn chiếm trên Biển Đông. Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của ĐCS TQ, đã công khai kế hoạch tăng “kích thước của một số đảo… trong tương lai”, và tuyên bố: “Trung Quốc đã mở rộng một cách vừa phải khu vực quần đảo Nam Hải để tăng cường khả năng phòng thủ quân sự trong phạm vi có chủ quyền và cải thiện cuộc sống của người dân sống trên đảo”.

Bản tin ngày 27-12-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Năm 2017 trôi qua, với những những tin tức căng thẳng trên Biển Đông, báo Người Lao Động có bài bình luận: Biển Đông – điểm nóng không dễ quên. Trong tình hình thế giới đổ dồn sự chú ý vào Bắc Hàn, qua những vụ thử hạt nhân, Trung Quốc đã tranh thủ xây dựng, củng cố các cơ sở hạ tầng, hệ thống căn cứ tiền phương, tăng cường đưa các loại máy bay, khí tài ra thử nghiệm khả năng tác chiến trên Biển Đông.

Theo ông Gregory Poling, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), “những hình ảnh gây sốc về việc Trung Quốc xây dựng đảo trái phép ở biển Đông đã trở nên bình thường sau 3 năm diễn ra”. Nói cách khác, chiến thuật tiến từng bước chậm nhưng chắc, kết hợp với thao tác tranh thủ thời cơ “tạo tình thế đã rồi” của Trung Quốc đang phát huy tác dụng.

Bản tin ngày 26-12-2017

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Sau một loạt hành động quân sự hóa Biển Đông đến dồn dập trong 2 tháng cuối năm 2017, Trung Quốc ngang nhiên thừa nhận xây dựng vì mục đích quân sự ở Biển Đông. Báo Thanh Niên dẫn nguồn từ Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận và cũng là tờ báo khét tiếng “diều hâu” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết, Bắc Kinh tuyên bố “đã tăng tốc xây dựng và tăng cường sự hiện diện quân sự trên các đảo, đá, bãi cạn ở Biển Đông”.

Qua các cơ quan truyền thông nhà nước, Trung Quốc đã thừa nhận xây dựng cơ sở hạ tầng, căn cứ quân sự trên diện tích khoảng 29 hecta, với các cơ sở như tòa nhà chính quyền, hệ thống radar, nhà kho ngầm chứa vũ khí, đạn dược. Hầu hết các thông tin và số liệu đều trùng khớp với báo cáo có kèm ảnh vệ tinh do Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI), công bố ngày 14/12/2017.  

Bản tin ngày 25-12-2017

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: Trung Quốc khai trương thủy phi cơ lớn nhất thế giới. Bài viết cho biết, thủy phi cơ lớn nhất thế giới của Trung Quốc AG600, với sải cánh dài 38 mét, vừa thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 24/12/2017, từ sân bay Chu Hải, tỉnh Quảng Đông.

Dẫn nguồn từ Tân Hoa Xã cho hay, chiếc máy bay AG600 này đã được đặt tên là “Côn Long” (Kunlong), “trang bị bốn động cơ phản lực được cho là có thể bay được 12 tiếng đồng hồ”, với phi hành đoàn 50 người, “chuyến bay khai trương thành công đã giúp Trung Quốc trở thành một trong những nước hiếm hoi trên thế giới có thể sản xuất được thủy phi cơ cỡ lớn”.

Bản tin ngày 24-12-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang Một Thế Giới đưa tin: Cuốn sách lịch sử với các chi tiết sai trái về chủ quyền Biển Đông. Cuốn sách “Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc”, của NXB Văn hóa Thông tin, có 3 tập, trong đó tập 3 đã đưa ra những chi tiết sai sự thật về chủ quyền trên Biển Đông, rằng thời nhà Thanh đã làm chủ vùng biển thuộc Hoàng Sa và Trường Sa.

Tác giả khẳng định: “Các bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa cũng như lãnh hải trên Biển Đông rất rõ ràng. Bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng phải hiểu điều đó. Phải chăng người dịch bộ sách lịch sử do ông Cát Kiếm Hùng (người Trung Quốc) làm chủ biên không hiểu cái gọi là “Nam Sa” là cách người Trung Quốc chỉ quần đảo Trường Sa, không hiểu cái gọi là “các đảo Nam Hải” là để chỉ các đảo ở Biển Đông?

Bản tin ngày 23-12-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trên báo Thanh Niên có bài: Một tàu cá và 6 ngư dân mất liên lạc tại vùng biển Hoàng Sa. Bài viết có đoạn: “Sáng 20.12, tàu BĐ 96665 TS hoạt động tại vùng biển cách đảo Tri Tôn (quần đảo Hoàng Sa) 120 hải lý về hướng đông bắc thì bị mất liên lạc”. Hiện đang có nhiều tàu cá hỗ trợ tìm kiếm nhưng chưa có thêm thông tin gì.

Cũng xin nhắc lại, hiện quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nói chung và đảo Tri Tôn nói riêng, đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. Chúng cũng đang tăng cường xây đắp, cải tạo và đưa vào sử dụng nhiều công trình, cơ sở quân sự trái phép.

Bản tin ngày 22-12-2017

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài tổng hợp: Ý đồ đáng quan ngại trên Biển Đông. Ông Lyle Morris, nhà phân tích của Tập đoàn nghiên cứu chiến lược RAND (Mỹ), nói với báo Thanh Niên: “Hoạt động xây dựng gần đây của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và kế hoạch phóng vệ tinh giám sát có thể coi là một phần trong chiến lược lớn hơn nhằm củng cố kiểm soát và hiện diện ở Biển Đông”.

Về ý đồ của Trung Quốc trên Biển Đông, Giáo sư Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và luật biển tại Đại học Philippines, đánh giá rằng phía Trung Quốc tiến hành bồi đắp và quân sự hóa các đảo nhân tạo nhằm “giành ưu thế sức mạnh trên Biển Đông để tạo cái gọi là ‘hiệu ứng răn đe’.”.

Bản tin ngày 21-12-2017

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Trung Quốc ‘cắt lát xúc xích’ ở Biển Đông. Dẫn lời GS Alexander Vuving, thuộc  Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương, nói về chiến lược của TQ: “Các hoạt động xây dựng cơ sở, công trình và triển khai vũ khí, khí tài quân sự trên các vị trí mà Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn nằm trong chiến lược nhất quán của họ tại Biển Đông”, nhằm mục đích thống lĩnh vùng trời và vùng biển ở Biển Đông.

GS Vuving gọi tên chiến thuật này là “cắt lát xúc xích”, nghĩa là Trung Quốc không đi quá nhanh để tránh phản ứng mạnh mẽ của quốc tế, nhưng vẫn duy trì từng bước tiến vừa phải nhưng chắc chắn. Vị chuyên gia Mỹ cho rằng, “các công trình của Trung Quốc đã tạo thành một loạt tam giác chiến lược từ bắc đến nam khu vực Biển Đông, với đầy đủ sân bay, cảng biển, cơ sở hậu cần, năng lượng, thông tin và do thám”.

Bản tin ngày 20-12-2017

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Tạp chí Forbes có bài phân tích của tác giả Peter Pham: Tại sao căng thẳng ngày càng gia tăng trên Biển Đông? Về khu trục hạm USS Chafee tuần tra trong vòng 12 dặm ngày 10/10/2017, ở vùng biển tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa, ông Peter Pham đánh giá “hành động này không phải chỉ tuần tra hoặc diễn tập thường lệ, mà chính là bước tiến mới nhất trong một cuộc cờ đa chiều ở một trong những khu vực tranh chấp nhạy cảm nhất trên thế giới”.

Bản tin ngày 18-12-2017

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Trung Quốc đẩy mạnh giám sát Biển Đông. Tác giả nhắc lại kế hoạch “giám sát Biển Đông” tại một cuộc hội thảo ở thành phố Tam Á, đảo Hải Nam của Trung Quốc. Tác giả dẫn một số thông tin chi tiết được công bố bởi Nhân Dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Viện Nghiên cứu cảm biến từ xa Tam Á (Hải Nam) sẽ phóng 3 vệ tinh quang học vào năm 2019 và sau đó tiếp tục phóng 7 vệ tinh, trong đó có 2 vệ tinh radar, để hoàn tất chùm sao vệ tinh vào năm 2021”.

Vừa xây được hệ thống căn cứ với nhiều cơ sở, khí tài hỗ trợ không chiến, hải chiến trên Biển Đông, vừa sắp phóng hệ thống vệ tinh để quan sát mọi chuyển động, dù là nhỏ nhất, ở vùng tranh chấp, nên Trung Quốc rất tự tin tuyên bố, “bảo vệ chủ quyền, ngư dân ở vùng biển xa và đối phó kịp thời những sự cố trên biển”.

Bản tin ngày 17-12-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang Đại sự ký Biển Đông có bài dịch từ AMTI: Trung Quốc với Một Năm Thầm Lặng Tích Cực Xây Dựng Căn Cứ ở Biển Đông. Bài viết cho biết, năm 2017 là năm mà cuộc tranh chấp lãnh hải Biển Đông diễn tiến tương đối “chậm chạp”, tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục bồi đắp đảo nhân tạo, củng cố các căn cứ tiền phương ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

AMTI cũng đã thống kê tất cả những công trình Trung Quốc đã hoàn thành trên đảo nhân tạo tại đá Chữ Thập, Subi, và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, và đá Bắc, đá Cây và đá Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa”, một khu vực rộng khoảng 72 mẫu Anh.

Bản tin ngày 16-12-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang Infonet đưa tin: Trung Quốc đã xây xong kho chứa đạn, tháp radar ở Biển Đông?  Tác giả lược dịch thông tin từ Reuters, cho biết, Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, công bố một bản báo cáo kèm hình ảnh vệ tinh, cho thấy “Trung Quốc đã cho xây một hệ thống radar tần số cao ở phía bắc bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam).

Còn tại bãi Subi, các đường hầm cũng đã được xây xong mà khả năng sẽ được sử dụng làm cơ sở lưu trữ đạn dược. Tại bãi Vành Khăn, Trung Quốc đã cho xây dựng trái phép các nhà kho dưới lòng đất để chứa đạn dược cùng các nhà kho chứa máy bay, tên lửa và hệ thống radar, theo AMTI”.

Bản tin ngày 15-12-2017

Tin Biển Đông

Báo The Times có bài: Bắc Kinh gửi cảnh báo tới Mỹ về việc triển khai hàng không mẫu hạm mới để tuần tra Biển Đông. Theo tác giả, “Bắc Kinh cảnh báo rằng tàu sân bay mới của họ sẽ ‘chặn đứng’ mọi nỗ lực của các nước khác hòng thâu tóm các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông”. Đây chính là chiếc tàu sân bay Trung Quốc vừa hạ thủy hồi cuối tháng 4 năm nay.

Tác giả bài viết cũng dẫn thông tin từ Nhân dân Nhật báo, tờ báo đảng của Trung Quốc: “Tàu sân bay nội địa vừa hoàn thành và chưa được đặt tên của Trung Quốc sẽ sớm đi vào thử nghiệm. Tờ báo này tuyên bố rằng chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai này của Hải quân Trung Quốc ‘là một biểu tượng của quyền lực quốc gia’ và sẽchặn đứng ngay cả những nỗ lực ngăn chặn và phong tỏa của một số siêu cường’.”

Bản tin ngày 14-12-2017

Tin Biển Đông

Tổng kết tình hình Biển Đông sau một năm, báo Tuổi Trẻ có bài bình luận: Biển Đông – một năm sóng ngầm dưới bề mặt yên ả. Tác giả Trần Phương dẫn lời chuyên gia Yun Sun của Chương trình Đông Á, Trung tâm nghiên cứu về an ninh và hòa bình quốc tế Stimson ở Hoa Kỳ: “Trung Quốc coi mối đe dọa an ninh lớn nhất là sự do thám và giám sát của Mỹ trên Biển Đông. Việc ngăn và đánh bật sự hiện diện quân sự của Mỹ đối với Trung Quốc còn quan trọng hơn chủ quyền hay toàn vẹn lãnh thổ”.

Bản tin ngày 23-11-2017

Thông báo: Sau khi bị hacker tấn công ngày 8/11 và liên tục bị tấn công những ngày sau đó để “phục vụ” hội nghị APEC, chúng tôi đã đặt hệ thống ngăn chặn tấn công DDoS (DDoS protection) trên Tiếng Dân. Điều này đã làm cho độc giả truy cập vào Tiếng Dân khó khăn hơn.

Kể từ ngày mai và những ngày sắp tới, Tiếng Dân sẽ tạm ngưng “Bản tin hàng ngày” để dành thời gian, tìm giải pháp hữu hiệu, giúp độc giả truy cập vào Tiếng Dân dễ dàng hơn. Chúng tôi tin rằng không một thế lực nào có thể bóp nghẹt tiếng nói của người dân. Bản tin hàng ngày của Tiếng Dân sẽ sớm trở lại phục vụ độc giả.

_____

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA có bài phỏng vấn GS Ngô Vĩnh Long về mối đe dọa từ Trung Quốc và vấn đề Biển Đông. GS Long nhận định: Việt Nam đang được chú ý đến thì nên đẩy mạnh vai trò tích cực của mình không những đối với các nước trong khu vực và thế giới, mà thường thường một nước muốn được kính trọng là mình phải đối đãi với dân của mình như thế nào, chính sách trong nước của mình như thế nào, thì lúc đó cái chiến lược của mình đối với nước ngoài nó mới được bảo vệ và đẩy mạnh hơn”.

Facebook NCBĐ thông báo: “Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV), Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) trân trọng thông báo về Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 9 với chủ đề: ‘Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực’ từ ngày 27-28/11/2017 tại Khách sạn TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam“.

Bản tin ngày 22-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo VnExpress đưa tin: Việt Nam kêu gọi bảo đảm tự do Biển Đông tại Diễn đàn hợp tác Á – Âu. Tại Diễn đàn hợp tác Á – Âu, hôm qua, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, nhấn mạnh: “Việt Nam và các nước ASEAN đang phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế, trong đó có các thành viên Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), để bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, bảo đảm các tuyến giao thương trong và ngoài khu vực không bị cản trở, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao“.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh dự họp ASEM hôm qua. Ảnh: Baoquocte.

Báo Người Việt có bài của TS Nguyễn Tiến Hưng: Việt Nam trong chiến lược Hoa Kỳ. Tác giả viết, “ngày nào mà Trung Quốc (TQ) là đối thủ nguy hiểm của Mỹ ở Biển Đông thì ngày ấy Việt Nam là địa điểm chiến lược quan trọng nhất đối với Mỹ tại nơi đây. Ngược lại, khi TQ hết là thù địch thì vai trò chiến lược của Việt Nam đối với Mỹ cũng chấm dứt“.

Bản tin ngày 21-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Hội thảo ở Nam Hàn với chủ đề: “Các khía cạnh pháp lý và giải pháp duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông”. Hội thảo  do Hội những người Hàn Quốc yêu Việt Nam VESAMO phối hợp với trường ĐH Youngsan và Viện khoa học kỹ thuật hải dương Hàn Quốc tổ chức.

Về chuyện VN bị “thẻ vàng” của EU, báo VnEconomy đưa tin: Đề nghị 7 bộ vào cuộc giúp hải sản Việt thoát “thẻ vàng” EU. Bộ NN&PTNN có văn bản gửi 7 Bộ gồm Bộ Quốc Phòng, Công an, Tài chính, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông cùng UBND các tỉnh ven biển phía Nam từ Quảng Ngãi đến Cà Mau, xin góp ý về Chỉ thị của Thủ tướng trong việc khắc phục việc Ủy ban Châu Âu (EC) cảnh báo bằng Thẻ vàng đối với xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.

Bản tin ngày 20-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang Trí thức VN có bài: Tại sao ExxonMobil tuyên bố hoãn dự án khoan dầu tại biển Đông ngay trong Hội nghị APEC? GS Alexander Vuving, Trung tâm Daniel K. Inouye về Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái Bình Dương, cho rằng, “có thể phía Việt Nam đã chủ động yêu cầu ExxonMobil tạm dừng dự án hợp tác“. Ông Vuving nhận định, “Hà Nội đã lựa chọn ‘chiến lược thoái lui’ trên mặt trận kinh tế biển Đông vì lo ngại những bất ổn xã hội trong nước nếu phát sinh mâu thuẫn với Bắc Kinh“.

Bản tin ngày 19-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Cali Today có video clip bình luận về tình hình Biển Đông sau chuyến Á du của TT Trump:

Mời đọc thêm: Ngoại giao khoa học ở biển Đông (TP). – Khoảng 100 nhà nghiên cứu tham gia hội thảo về Biển Đông tại Hàn Quốc (VOV). – Philippines thúc đẩy COC có tính ràng buộc pháp lý (SGGP).