Bản tin tối 14-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Kênh A Plus Julana trên Youtube có video giải thích: Tại sao Trung Quốc xây đắp đảo nhân tạo trong vùng tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông?

Mời đọc lại: Trung Quốc tiếp tục xây dựng trên Biển Đông (TT). – Trung Quốc tiếp tục xây dựng phi pháp ở Biển Đông (TN). – Lợi dụng vấn đề Bắc Hàn, Trung Quốc gia tăng quân sự hóa biển Đông (RFA).

“Phiên tòa lịch sử”: Ngày thứ 7

“Tình đồng chí” đến thế thôi: Cấp dưới oán trách bị cáo Trịnh Xuân Thanh, theo VnExpress. Trong phiên xử sáng nay, bị cáo Lương Văn Hòa nói thẳng với Trịnh Xuân Thanh: “Trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa, anh có bao giờ tự vấn lương tâm là vì ai mà bao nhiêu con người phải đứng ở phiên tòa?”.

Các lãnh đạo PVN tiếp tục khẳng định họ không làm sai. Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh kể: “Ông đã thành khẩn nhận trách nhiệm dù sai phạm do cấp dưới gây ra”. “Học tập” màn khóc nhận lỗi của ông Đinh La Thăng, ông Khánh nói: “Bị cáo mong muốn HĐXX xem xét và dành cho bị cáo sự khoan hồng, độ lượng giúp bị cáo có cơ hội làm lại cuộc đời”.

Thông Tấn Xã VN tổng kết tình hình phiên xử buổi sáng: Các bị cáo xin giảm nhẹ tội cho nhau. Các lãnh đạo PVN, PVC xin “giảm nhẹ tội” cho cấp dưới. Bị cáo Ninh Văn Quỳnh xin giảm nhẹ cho bị cáo Lê Đình Mậu. Bị cáo Phạm Tiến Đạt xin HĐXX “giảm nhẹ mức án” cho các bị cáo Nguyễn Ngọc Quý, Trương Quốc Dũng, Lê Đình Mậu. Bị cáo Nguyễn Lý Hải xin HĐXX “xem xét giảm án cho bị cáo Lương Văn Hòa”.

Thêm một “đồng chí” học tập “tấm gương” Đinh La Thăng: “Bị cáo Quỳnh tha thiết mong HĐXX xem xét vai trò của doanh nghiệp gia đình bị cáo chỉ là doanh nghiệp nhỏ… bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh còn có hoàn cảnh gia đình éo le: Bố mẹ già, em gái bại liệt, bị cáo là lao động chính, giờ phải chờ sự thăm nuôi của vợ”.

Thông Tấn Xã Việt Nam cho biết: “Chiều 14/1, Tòa tạm nghỉ. Sáng 15/1, phiên tòa tiếp tục với phần đối đáp giữa đại diện Viện Kiểm sát với các luật sư bào chữa”.

Nhân dịp “nhận được tin Đinh La Thăng khóc” trước tòa, nhà báo J.B Nguyễn Hữu Vinh viết bài thơ: Khóc? Trong bài thơ có đoạn: “Nhưng có một điều anh chửa thông/ Là người Cộng sản, lại đàn ông/ Sao chú sụt sùi… nghe thiểu não/ ‘Tư lệnh thế à?’… chú hiểu không?/ Kìa, con mẹ mướp Trần Thị Nga/ Bệnh tật đầy người, con lên ba/ Cả chục năm tù, đâu có khóc/ Nó vẫn hiên ngang nhổ toẹt ‘Tòa’.”

Về lời “ăn năn” của ông Thăng: ‘Muốn làm ma tự do’, LS Lê Văn Luân có bài: Ngục tù và tự do. Tác giả viết: “Làm người không muốn được tự do mà lại muốn làm ma tự do. Đó là điều khác biệt giữa một sản phẩm của thể chế đã dung chứa nó và những người tự do sống để đấu tranh cho những quyền làm người chính đáng bị tước mất”.

Trong khi ông Thăng khóc xin tòa nương tay, thì bao nhiêu người phụ nữ đấu tranh ôn hòa vẫn không khóc trước an ninh và tòa án. “Những người đàn bà không khóc và những giọt nước mắt của những gã đàn ông. Những người đàn bà gan dạ và kiên cường, không nhụt chí trước những cáo buộc đầy định kiến và sai lầm”.

Facebooker Minh Tuấn Nguyễn viết: Tôi coi thường những quan chức như ông Đinh La Thăng… Về chuyện ông Thăng khóc nhận lỗi, tác giả cho rằng: “Ông Đinh La Thăng… đã thoắt chuyển mầu như một con tắc kè hoa. Từ một ông anh can đảm bao trùm trách nhiệm với các bị cáo đàn em thì qua phần tự bào chữa cho mình, ông đã trở lại với chính con người thật của mình”.

Mời đọc thêm: Bị cáo vụ án PVN xin xem lại thiệt hại, oán trách Trịnh Xuân Thanh (TT). – Xử vụ ông Đinh La Thăng: Ông Phùng Đình Thực “sốc trước mức án” (NLĐ). – Cựu Tổng Giám đốc PVN “đau xót khi các lãnh đạo tập đoàn vướng lao lý” (DT). – Ông Đinh La Thăng ‘muốn chết là ma tự do, chứ không phải ma tù’ (NV). – Vụ ông Thăng: Mong tòa cân nhắc công, tội để lượng hình (PLTP). – Luật sư của ông Đinh La Thăng: “Đây là phiên tòa rất dân chủ” (Infonet).

Tự bào chữa, ông Trịnh Xuân Thanh xin lỗi ông Đinh La Thăng (TT). – Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bật khóc tại tòa, khẳng định không tham ô (NĐT). – Trịnh Xuân Thanh ký hợp đồng hàng nghìn tỷ đồng mà không đọc (VTC). – Đến lượt Trịnh Xuân Thanh cũng muốn được làm “con ma tự do” (Infonet). –  Các bị cáo mong Tòa cân nhắc khi lượng hình (MTG). – Nhiều bị cáo tại PVN nghẹn ngào, đau xót! (SGGP). – Cựu Tổng Giám đốc PVN: ‘Bị cáo luôn làm việc công tâm, không tư lợi’ (VNMedia).

Vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê

Trải qua gần một tuần xét xử, “đại gia” được triệu tập từ ngày đầu tiên vẫn vắng mặt, báo Dân Việt đặt câu hỏi: Ông Trần Bắc Hà đang ở đâu, dù đã cáo ốm có phải đến tòa? Đại diện VKS đã yêu cầu HĐXX tiếp tục triệu tập ông Hà trong phiên xử ngày mai (15/1/2018). “Trong trường hợp ông Trần Bắc Hà và những người liên quan không có mặt tại tòa, HĐXX sẽ cho phép VKS sử dụng những lời khai trong cáo trạng để xem xét các hành vi liên quan”.

Đại diện VKS đề nghị tòa “kiểm tra bệnh án của ông Trần Bắc Hà, đồng thời kiểm tra cơ quan xuất nhập cảnh xem thật sự ông Hà có đi chữa bệnh ở nước ngoài hay không”.

Sự vắng mặt của ông Trần Bắc Hà đã làm cho đại án kinh tế ở Ngân hàng VNCB có nhiều điều mờ ám nhất. “Đại gia” này đang có dấu hiệu trở thành một Vũ “nhôm” thứ 2. Trong phiên xử chiều 13/1/2018, người đại diện đã đến tòa để chứng minh ông Hà đang chữa bệnh ở Singapore.

Tuy nhiên, lại có thông tin từ cơ sở dữ liệu của cơ quan chức năng cho biết: “Lần cuối cùng ghi nhận ông Trần Bắc Hà làm thủ tục xuất – nhập cảnh là tại cửa khẩu Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum – giáp ranh với Lào) vào đầu tháng 11/2017”.

Facebooker Phạm Lưu Vũ viết: “Đương thời, Trần Bắc Hà nổi tiếng là 1 ông chủ ngân hàng thương mại (của nhà nước) hống hách và quyền uy, chỉ ‘dưới một người, trên vạn người’ nên không coi ai ra gì”.

Báo Người Lao Động có đồ họa, bàn về hiện tượng lạ: Đại gia, quan chức thi nhau… đổ bệnh!

(Infographic) - Đại gia, quan chức thi nhau... đổ bệnh! - Ảnh 1.

Mời đọc thêm: Những giám đốc “ảo” lãnh án thật ở đại án VNCB (TN). – Ông Phạm Công Danh muốn lấy lại 4.500 tỷ ở CB để “cấn trừ” thiệt hại (Infonet). – Đại diện BIDV trả lời luật sư tại phiên tòa xử ông Phạm Công Danh (CL). – BIDV giải trình về khoản tiền cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay (KTĐT). – Đại án Ngân hàng Xây dựng: Dòng tiền vay mượn của Phạm Công Danh – Phạm Công Trung (VTC).

Thực tế nền kinh tế Việt Nam

Nhân dịp chính phủ tuyên bố: Hạn chế tình trạng đô la hóa, nâng cao vị thế VND, blogger Phương Thơ viết bài phản biện. Về chuyện ông Thủ tướng “chỉ định cho bộ máy tuyên truyền khổng lồ với nhiều trăm tờ báo dồn dập đăng tin ‘dự trữ ngoại hối VN tăng lên 54,5 tỷ $’,” tác giả lý giải: “có tới 40 tỷ USD không biết nó là hình thức gì mà NHNN VN đang giữ nó thì chẳng ai rõ luôn”.

Blogger Phương Thơ lưu ý: “Hãy nhớ rằng giá trị của đồng tiền VND của VN thì nó đang gặp rủi ro quá cao phụ thuộc vào mức nợ công của quốc gia này đang dẫn đầu đội sổ so với các nước có nền kinh tế tương đồng với VN”. Những quan chức “hồng hơn chuyên” khi làm kinh tế đã từng “vạ miệng”: “Tức là nói như thế khác cái đồng bạc VND không có bất cứ giá trị nào là ra ngoài biên giới của họ”.

Mời đọc thêm: Bài 2: ‘Ách tắc’ từ trong hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước? (TTXVN). – Tăng tốc: Đúng, nhưng… (TT). – “Không làm tới nơi tới chốn, sau 10 năm nền kinh tế lại dễ gặp bất ổn” (BizLive).

Ô nhiễm môi trường

Báo Dân Việt bàn về chuyện buồn của thành phố từng là “hòn ngọc Viễn Đông”: TP.HCM, “thủ đô” bệnh hô hấp châu Á? Một người dân sống gần ngã ba đường Trường Chinh chia sẻ: “Cuộc sống của tôi và gia đình thật bế tắc vì nạn ô nhiễm không khí. Bác sĩ nói tôi phải đi sống ở một nơi không ô nhiễm thì bệnh mới giảm”.

Bài viết đưa tin: “Một nghiên cứu của trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (Green ID) cho thấy chất lượng không khí ở TP.HCM ngày một giảm. Cụ thể, nếu trong sáu tháng đầu năm 2016 chỉ có 20,5% số giờ có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở nhóm không tốt cho sức khoẻ, thì sáu tháng đầu năm 2017 con số này là 28%”.

Mời đọc thêm: Hàng trăm người dân ở TP Rạch Giá sống chung ô nhiễm (VTV). – Tiểu thương xả rác vô tội vạ, sông Roòn ‘chết’ dần trong ô nhiễm (VTC). – Chính quyền Thanh Hóa bất lực để dân bị bụi than ‘đầu độc’ (NV).

Chuyện “trồng người” ở Việt Nam

Trang Giáo Dục Việt Nam có bài: Nhìn sách giáo khoa hiện hành, mơ cho con em được học chương trình cũ. Thầy giáo Nguyễn Cao cho biết: “Theo dõi nội dung môn học và quá trình chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điều chúng tôi nhận thấy là chương trình sách giáo khoa phổ thông nói chung và sách giáo khoa tiểu học nói riêng như một ngôi nhà chắp vá”.

Chính Bộ Giáo dục và Đào tạo góp phần tạo nên… bất cập trong ngành giáo dục: “Bởi sách giáo khoa viết và ban hành xong rồi thì Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo giảm chỗ này, bớt chỗ kia, rồi tích hợp môn này, môn khác”.

Mời đọc thêm: Nhà trường buộc chỉ tiêu cứng nhắc, sao có thể “chống bệnh dối trá”?  —  Phụ huynh thắc mắc: Học bạ sửa có hợp lệ không? (GDVN).

Nhân quyền ở Việt Nam

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố: Việt Nam: Hãy hủy bỏ mọi cáo buộc đối với Nguyễn Văn Oai. Ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho rằng: “Nội dung lệnh quản chế của bản án sơ thẩm thể hiện trực tiếp ý chí muốn kiểm soát suy nghĩ và quyền tự do phê phán, quyền biểu tình của Nguyễn Văn Oai. Đây là biểu hiện mới nhất của chính sách đàn áp không hạn chế nhằm vào những người bất đồng chính kiến”.

Facebook Thanh Niên Công Giáo đưa tin: Công an Quỳnh Lưu lại giở trò bỉ ổi. Khoảng 14 giờ 30 chiều nay, “phái đoàn người nhà TNLT Nguyễn Văn Oai trên đường từ quê nhà (xóm 4, Quỳnh Vinh, Quỳnh Lưu) xuất phát vào thành phố Vinh, Nghệ An. Đến phường Quỳnh Xuân thì bị công an Quỳnh Lưu chặn và không cho tài xế tiếp tục chở bà con đi vào Vinh nữa”.

Đến 15 giờ chiều nay, công an đã thu giữ giấy tờ xe của phái đoàn và còn đe doạ “không cho tiếp tục chở khách nữa”.

Facebooker JB Nguyễn văn Duyệt chia sẻ: “Người nhà của TNLT Nguyen văn Oai đi tham dự phiên toà bị công an thị xã Hoàng Mai lấy hết giấy tờ của nhà xe và yêu cầu khách xuống xe, không cho người nhà đi nữa”.

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đặt câu hỏi: Bắt tạm giam thầy giáo Vũ Hùng vì tội gì? Sau 9 ngày tạm giữ thầy Hùng trái phép, “công an Hà Nội đã ra quyết định tạm giam thầy giáo Vũ Hùng hai tháng vì lý do còn rất mù mờ và có khả năng được dựng lên để quy chụp cho anh”. Gia đình thầy Vũ Hùng cho biết, vẫn chưa “nhận được bất kỳ thông báo nào về lý do bắt tạm giam anh”.

Về chuyện an ninh tổ chức bắt cóc thầy giáo Vũ Hùng, tác giả bình luận: “Đây rõ ràng là vụ bắt người vì nguyên nhân sâu xa là thầy giáo Vũ Hùng tham gia Hội Giáo Chức Chu Văn An, nhưng không có lý do để bắt nên cho người đi theo khiêu khích để bắt vì tội gây rối trật tự”.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh
Thầy giáo Vũ Hùng. Ảnh: FB Huỳnh Ngọc Chênh

Trang Hội Sinh Viên Nhân Quyền đưa tin: Lệnh tạm giam 2 tháng đối với thầy giáo Vũ Văn Hùng. Vợ thầy Hùng kể, đã “nhận điện thoại của công an thông báo”. Tác giả cho biết: “Chiều nay chị Mai đã gặp được chồng. Tinh thần Vũ Hùng rất vững vàng”.

Mời đọc thêm: Tù nhân Lương tâm, thầy giáo Vũ Văn Hùng bị tạm giam 2 tháng (VNTB).

Tài xế vs hệ thống BOT

Báo Dân Trí đặt câu hỏi: BOT ngày càng hỗn loạn – ai phải chịu trách nhiệm? Từ cuộc đấu tranh “bất tuân dân sự” diễn ra ở BOT Cai Lậy cuối tháng 11, đầu tháng 12/2017, phong trào phản đối BOT của các tài xế đã lan rộng trên khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. “Sau ‘sự cố’ Cai Lậy thì diễn biến có chiều hướng gia tăng và tạo một phản ứng dây chuyền, ngày càng gay gắt, đặc biệt là những ngày gần đây”.

Tác giả thừa nhận: “Để giải quyết hậu quả của BOT, một số địa phương đã sử dụng lực lượng cảnh sát tham gia vãn hồi trật tự ở các trạm thu phí. Nhưng tất cả đều không đạt kết quả như mong muốn”. Hệ thống BOT đang làm ảnh hưởng đến thu nhập của các tài xế, nhà xe, nên họ tiếp tục phản đối, bất chấp các hình thức dọa nạt bằng an ninh, công an, CSGT.

Dù các tài xế đã phản đối BOT Sóc Trăng liên tiếp hơn 7 ngày, Tổng cục Đường bộ khẳng định không dừng thu phí BOT Sóc Trăng, báo Zing đưa tin. BOT Sóc Trăng đã giảm phí qua trạm, các tài xế vẫn không chấp nhận, “họ cho rằng đã đóng phí bảo trì đường bộ nên không cần đóng phí qua trạm. Tình hình tại trạm BOT này tiếp tục căng thẳng”.

Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng TCĐB khẳng định rằng, không thể giảm giá thêm nữa. “Trước tình hình phức tạp, TCĐB yêu cầu các cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng tuyên truyền để các lái xe hiểu rõ. Nếu lái xe nào cố tình đỗ xe gây ách tắc sẽ bị xử lý”. Vậy là đã có một số lãnh đạo ngành giao thông công khai lập trường chọn BOT chứ không chọn dân.

Ảnh: Nhốp/ báo TT

VOV cho biết: Tài xế dùng tiền 200 đồng qua Trạm BOT Sông Phan làm ùn tắc quốc lộ 1. Chiều nay, “hàng chục xe ô tô của người dân huyện Hàm Thuận Nam đã kéo nhau về trạm thu phí Sông Phan”. Các tài xế tiếp tục đấu tranh ôn hòa, họ chấp nhận chuyện mua vé, nhưng hầu hết trả phí bằng “tiền lẻ mệnh giá nhỏ loại 200 đồng và tiền nhàu nát”, nên quá trình kiểm đếm diễn ra rất chậm, gây ùn tắc giao thông.

Tác giả ghi nhận: “So với hôm qua, chiều nay người dân địa phương tập trung tham gia phản đối Trạm thu phí Sông Phan đông hơn”. Lý do người dân phản đối BOT Sông Phan vẫn là: “Yêu cầu phải giảm giá vé 100% cho xe không kinh doanh ở địa phương và giảm hơn nữa mức thu giá các loại xe chở hàng của người dân sống gần trạm thu phí”.

Báo Một Thế Giới có bài so sánh: Cưỡng chế thu phí BOT và cưỡng chế đất đai. Về bản chất, chuyện thu phí BOT là một hình thức “tận thu”, “cưỡng chế” từ thu nhập của các tài xế, nhà xe. Quyền lợi thiết yếu của người dân bị xâm phạm, nên phong trào đấu tranh phản đối BOT càng lúc càng lan rộng. Hiện tượng “người dân không sợ cường quyền” xuất hiện cả trong các cuộc đấu tranh phản đối BOT và chống cưỡng chế đất.

Tác giả viết: “Hai việc cưỡng chế nói trên gây bất mãn lớn trong dân chúng, kéo dài quá lâu, mà vẫn chưa được giải quyết để tạo sự đồng thuận xã hội. Tôi nhớ chính sách ‘ngăn sông cấm chợ’ trên ba mươi năm xưa, cũng là một dạng cưỡng chế kéo dài chục năm, đã cản trở sự phát triển đất nước một thời gian quá dài bất chấp lòng dân”.

Mời đọc thêm: Tổng cục Đường bộ: Phí BOT Sóc Trăng giảm, đề nghị xử lý người gây rối (NĐT). – Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ: ‘Không thể vì chuyện phản đối mà tạm dừng thu phí BOT Sóc Trăng’  — Video: Hàng loạt trạm BOT bị tài xế phản đối, phải xả trạm (VTC). – BOT Sông Phan lại “thất thủ”, xả trạm nhưng tài xế không di chuyển (SGGP). – Nữ tài xế làm ‘dậy sóng’ BOT Cần Thơ-An Giang (PLTP).

Trạm BOT Sông Phan lại “thất thủ” vì bị phản đối (NLĐ). – Tài xế dùng tiền lẻ mệnh giá 200 đồng mua vé qua trạm, BOT Sông Phan ùn ứ (TN). – Tài xế lần đầu dùng tiền lẻ, trạm BOT Sông Phan rối loạn. – 4 trạm BOT phía Nam hỗn loạn ngày cuối tuần (VNE). – Trạm BOT ở Cần Thơ ‘thất thủ’ sau 15 phút tài xế phong toả làn thu phí (Zing).

***

Thêm một số tin trong nước: Niềm tin (TN). – Mỗi cán bộ văn hóa phải là một “thuyết phục viên”! (HNM). – Đụng đến đâu cũng đều “chia chác”, còn lại gì cho đất nước, nhân dân? (DT). – Có cần còng tay bị cáo trước tòa? (NLĐ). – VDSC: Người Việt đang vay mượn để tiêu xài quá mức chi trả (Zing). – Hàng trăm người trắng đêm canh công ty khi giám đốc ‘biến mất’ (VNE). – Không thấy bằng mắt thường, phải làm gì với thực phẩm độc? (ĐV). Chiếc còng số 8 trên tay ông Đinh La Thăng và “cuộc chiến” vỉa hè tại Quận 1. – Việt Nam muốn thành hổ mới châu Á; Thủ tướng hỏi về Vũ “nhôm” (DT).

Tin quốc tế

Tin nước Mỹ

Bang Hawaii bị một phen hú vía bởi tin báo động sai: Tấn công bằng tên lửa. Trước tình hình đó, vị Tổng Tư lệnh thể hiện sự vô trách nhiệm của mình. Báo Giao Thông đưa tin: Ông Trump bị chỉ trích sau khi Hawaii náo loạn vì báo động giả. Bài viết cho biết, trong khi người dân và khách du lịch ở Hawaii hoảng loạn vì báo động tên lửa, vị tổng thống “đáng kính” của họ lại đi chơi golf ở khu nghỉ dưỡng Trump International Golf Club, ở West Palm Beach, bang Florida khi sự việc xảy ra.

Báo Một Thế Giới có bài: Vẫn lôi thôi nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ. Những nghi ngờ về chuyện Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 càng gia tăng, đặc biệt, sau những phát biểu bất nhất, mâu thuẫn của Trump. Trước đây, Trump nói sẵn sàng cho cuộc “thẩm vấn” của công tố viên Robert Mueller, nhưng mới đây, ông ta đã phủ nhận, sẽ không trả lời các câu hỏi của vị công tố viên đặc biệt này.

Mới đây, một bản thảo rò rỉ của Bộ Quốc phòng Mỹ về kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân, đã được đăng tải trên báo Washington Post. Theo đó, Mỹ đang có kế hoạch chế tạo và gia tăng kho dự trữ hạt nhân để đối phó với Nga.

Theo các giới chức quốc phòng, loại tên lửa hành trình mới phóng từ tàu ngầm, (submarine-launched cruise missile: SLCM), sẽ được chế tạo trong thời gian tới. Từ nhiều năm qua, Mỹ luôn cáo buộc Nga vi phạm “Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung năm 1987”, trong đó có điều khoản: Cấm chế tạo và triển khai tên lửa hạt nhân hành trình mới có thể đe doạ đến châu Âu.

Mời đọc thêm: Có chăng dòng ‘tiền đen’ giúp ông Donald Trump trúng cử tổng thống Mỹ? (MTG). –  Ông Trump ở sân golf khi dân Hawaii tá hỏa vì cảnh báo tên lửa (CL). – Triều Tiên đã “hạ giọng”, Mỹ vẫn quyết thử ICBM vào tháng Hai (Infonet). – Mỹ lên kế hoạch gia tăng kho dự trữ hạt nhân (TP).

Tin về bán đảo Triều Tiên

VOV có tin: 17 nước cam kết chặn tàu vận chuyển dầu mỏ tinh chế cho Triều TiênTheo đó, các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cùng 14 nước khác cam kết ngăn chặn và trừng trị những tàu vận chuyển trái phép dầu mỏ tinh chế cho Triều Tiên. Đây là công bố được đưa ra ngày 13/1, của các nước tham gia vào Sáng kiến An ninh Không Phổ biến (PSI).

Các nước ký vào tuyên bố chung này cũng nhấn mạnh đến việc thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết trừng phạt Bắc Hàn của LHQ, đồng thời phối hợp ngăn chặn Triều Tiên “lẩn tránh” các biện pháp trừng phạt.

Nhật báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên có bài xã luận, nhấn mạnh hòa giải, kêu gọi mở rộng giao lưu liên Triều. Bài viết cũng kêu gọi các chính trị gia ở Hàn Quốc, ủng hộ và chấp nhận đề nghị hòa giải của Triều Tiên

Bài viết có đoạn: “Điều quan trọng là thực hiện hòa giải và đoàn kết giữa người dân nhằm cải thiện mối quan hệ Triều Tiên-Hàn Quốc và tạo bầu không khí có lợi cho tái thống nhất. Cánh cửa đối thoại và tiếp xúc sẽ vẫn mở cho bất kỳ ai ở Hàn Quốc, kể cả những người thuộc đảng cầm quyền và đối lập cũng như những người thuộc các nhóm khác nhau hay những cá nhân riêng lẻ“. Tờ Rodong Sinmun được coi là nơi đưa ra quan điểm chính thức của Kim Jong-un.

Mời đọc thêm: Thêm 2 người Triều Tiên đào tẩu thiệt mạng trên sông Mekong (MTG). – Liên Triều : Bình Nhưỡng tuyên bố muốn hoà giải với Seoul (RFI).

Tình hình Trung Đông

Ngày 13/1, Ban chấp hành Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) đưa ra lời kêu gọi tổ chức hội nghị quốc tế về việc thành lập nhà nước PalestineTrong lời kêu gọi, PLO nêu rõ: “Ban chấp hành PLO kêu gọi cộng đồng quốc tế làm việc nghiêm túc nhằm triệu tập hội nghị quốc tế dưới sự bảo trợ của LHQ“.

PLO hy vọng, việc tổ chức hội nghị này sẽ giúp cho “việc thành lập nhà nước Palestine độc lập với thủ đô ở Đông Jerusalem“. Ngoài ra, PLO cũng hối thúc và hy vọng các nước Hồi giáo tài trợ cho tổ chức này, trong bối cảnh Mỹ đang đe dọa cắt viện trợ cho Palestine.

Ngày 13/1, quân đội Israel cho biết, họ đã phá đường hầm xuyên biên giới Israel, Ai Cập của HamasTheo giới chức quân đội Israel, đường hầm này được Hamas đào nhằm mục đích tấn công khủng bố Israel từ phía Ai Cập.

Hàng chục đường hầm của các phần tử khủng bố đã bị phá hủy dọc biên giới Israel trong năm 2014. Hiện tại, Israel có nguy cơ bị khủng bố bởi các tổ chức Hồi giáo cực đoan, sau khi Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của quốc gia này.

Mời đọc thêm: Iraq: Hai vụ đánh bom khiến 28 người thương vong (VTV). – Iraq thảo luận nới lỏng lệnh phong tỏa khu tự trị người Kurd (VOV).

Bá quyền Trung Quốc

Báo Một Thế Giới có bài viết tựa đề: Báo Trung Quốc chê quân đội nước này sợ chiến tranh. Dẫn nguồn từ Quân đội nhân dân nhật báo (PLA Daily) đã mạnh miệng chỉ trích quân đội Trung Quốc sợ đối mặt chiến tranh, thậm chí báo này còn nói, quân đội nước này bị “tê liệt”.

Bài viết trên PLA Daily có đoạn: “Khi tổ quốc đang trên đường trở thành một thế lực quân sự vĩ đại, quê hương cũng tiến vào một giai đoạn có nguy cơ cao cho an ninh quốc gia. Chiến tranh không xa chúng ta. Tình hình các khu vực quanh Trung Quốc đang phức tạp, bất ổn, nhiều nguy hiểm giấu mặt dưới nền hòa bình. Trung Quốc không thể chấp nhận một thất bại quân sự, nên chúng ta phải hết sức cảnh giác trước nguy cơ khủng hoảng và phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu“.

Hành động lên dây cót cho binh lính của Bắc Kinh, cho thấy tham vọng bành trướng đã lên đến mức ngông cuồng của nước này. Trung Quốc tuy là quốc gia rộng lớn với dân số đông, nhưng nhiều lần trong quá khứ, nước này bị các nước, bộ tộc nhỏ đánh bại và mất nước một cách nhục nhã.

Châu Phi từ lâu đã được thế giới coi là thuộc địa kiểu cũ của Trung Quốc. Mới đây, Ngoại trưởng Trung Quốc thăm 4 nước châu PhiÔng Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc có chuyến thăm đến 4 nước: Rwanda, Angola, Gabon, Sao Tome và Principe. Nội dung chủ yếu của chuyến đi của ông Vương Nghị là bàn đến dự án “Vành đai-Con đường”, và việc tổ chức hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) trong năm nay.

Mời đọc thêm: Trung Quốc quyết liệt “đả Hổ” trong quân đội (TP). – Trung Quốc lệnh các khách sạn kiểm tra thông tin sau sự cố gọi Đài Loan là ‘quốc gia’ (MTG). – Airbus bị phạt 104 triệu euro vì vụ bán 60 tiêm kích cho Đài Loan (NLĐ).

Các tin thế giới khácPakistan đe dọa tiến hành chiến tranh hạt nhân với Ấn Độ  —  Chính phủ Venezuela và phe đối lập chưa đạt được thỏa thuận  —  Hàng chục nghìn người biểu tình tại Áo phản đối đảng cực hữu (TTXVN). – Đồn đoán về vầng hào quang xuất hiện trên bầu trời khi Tổng thống Putin đi tranh cử (MTG). – Đức sẽ thành lập chính phủ mới (VTV). – Sữa nhiễm khuẩn salmonella ‘ảnh hưởng đến 83 quốc gia’ (BBC).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây