Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin ngày 30-3-2019

Tin Biển Đông

Đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ vừa tố TQ thường xuyên dọa dẫm tàu cá các nước trên Biển Đông, Zing đưa tin. Đô đốc Davidson nói với Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ hôm 27/3, rằng các tàu Trung Quốc “thường xuyên sách nhiễu và dọa dẫm tàu đánh cá của Philippines, đồng minh của chúng ta, hoạt động ở gần bãi cạn Scarborough, cũng như đội tàu cá của các nước khác trong khu vực”.

Bản tin ngày 4-5-2019

Tin Biển Đông

Báo Một Thế Giới đưa tin: Lầu Năm Góc báo động căn cứ quân sự Trung Quốc sẽ mọc đầy ở Đông Nam Á. Trước việc Trung Quốc ngang nhiên xây dựng, củng cố căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo mà quân đội nước này bồi đắp trái phép ở Biển Đông, Lầu Năm Góc cảnh báo, Trung Quốc sẽ còn gia tăng số căn cứ quân sự khắp thế giới, để bảo vệ dự án đầy tham vọng “Một Vành Đai – Một Con Đường” do Tập Cận Bình khởi xướng.

Thiên tai nối tiếp nhân tai, giáng lên đầu người dân vùng lũ

BTV Tiếng Dân

Mưa lũ tiếp tục gây thiệt hại về người và của ở miền Trung: Xe công nông bị lật khi qua dòng nước lũ, một sinh viên tử nạn, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Vụ việc xảy ra sáng nay, một người dân ở xã Quảng An, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế dùng xe công nông chở 3 người, trong đó có cô Trần Thị Ngọc H, SV ngành Du Lịch tại ĐH Huế vượt lũ để đến TP Huế đi học.

Bản tin ngày 20-4-2021

BTV Tiếng Dân

Hôm nay, một số báo “lề phải” bắt đầu “soi” vụ cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt dự án sân golf Đak Đoa ở tỉnh Gia Lai, vào những ngày đầu tháng 4, lúc ông còn ngồi ghế Thủ tướng trong những ngày cuối. Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Vì sao phê duyệt đầu tư dự án sân golf Đak Đoa? Người trực tiếp ký duyệt làm dự án sân golf là Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nhưng hồ sơ dự án trước đó đã được trình Thủ tướng xem xét. 

Bản tin ngày 10-5-2019

Tin Biển Đông

Việt Nam quan ngại sâu sắc về việc Indonesia phá hủy tàu cá Việt Nam, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Chiều 9/5, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước vụ Indonesia bắt giữ và phá hủy các tàu cá của ngư dân Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời:

Bản tin Biển Đông ngày 28-9-2018

BTV Tiếng Dân

Trung Quốc phản đối Mỹ đưa máy bay B-52 tới Biển Đông

Như tin đã đưa, ngày 24/9, hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay vào Biển Đông. Phía Trung Quốc nói, máy bay B-52 của Mỹ hoạt động ở Biển Đông là ‘khiêu khích’. Báo CATP dẫn nguồn từ đài RT của Nga, cho biết:

Bản tin sáng 27-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

RFA đưa tin: ASEAN sẽ lên án về việc Trung Quốc xây lắp đảo nhân tạo ở Biển Đông. Theo báo Nikkei của Nhật, các nước ASEAN có thể sẽ nêu lên những quan ngại về chuyện Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trái phép, bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong bản tuyên bố chung sắp tới. “Dự thảo này sẽ được đưa ra sau hai ngày nhóm họp tại Singapore của lãnh đạo 10 quốc gia ASEAN, bắt đầu từ ngày thứ sáu 27/4/2018”.

Năm điều cần biết trong ngày 12/5: Coronavirus, Quốc hội, Gaza, đường dẫn dầu bị hack, bầu cử

CNN

Tác giả: AJ Willingham

Thụy Mân, chuyển ngữ

12-5-2021

Lời người dịch: Bà Liz Cheney có thể sẽ bị bầu loại ra khỏi vị trí quyền lực thứ ba trong Đảng Cộng hòa, trong khi hơn 100 đảng viên Cộng hòa, những người quan tâm đến sự tồn vong của đảng này, bao gồm các cựu thống đốc và các nhà lập pháp, đang đe dọa thành lập một bên thứ ba nếu đảng Cộng hòa không tách khỏi Trump.

Bản tin ngày 16-2-2019

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: Mỹ hô hào đồng minh và đối tác can dự vào Biển Đông, Bắc Kinh tức tối. Báo South China Morning Post “trích dẫn một số chuyên gia quân sự cho rằng, việc huy động đồng minh và đối tác là dấu hiệu cho thấy là Mỹ đã nhận thức rõ rằng các chiến dịch tuần tra vì tự do hàng hải (FONOP) mà Mỹ tiến hành không đủ sức chống lại tham vọng quân sự của Trung Quốc”.

Bản tin ngày 11-6-2019

Tin Biển Đông

Bài thứ nhất trong loạt bài trên báo Thanh Niên về 5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa: Bãi đá Huy Gơ. Đá Huy Gơ nằm trong cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, bị Trung Quốc chiếm từ ngày 28/2/1988. Quá trình bồi đắp bắt đầu từ “tháng 1.2014, tàu Thiên Kình của Trung Quốc hoạt động suốt ngày đêm bồi đắp đảo. Đến thời điểm hiện nay, căn cứ quân sự do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Huy Gơ đã hoàn tất”.

Bản tin ngày 11-6-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

VietNamNet đưa tin: Tàu và máy bay trinh sát Trung Quốc xuất hiện ở Đá Chữ Thập. Ảnh vệ tinh do hãng Maxar chụp ngày 9/6 cho thấy, một trinh sát hạm và 2 máy bay quân sự TQ hiện diện trái phép ở khu vực Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của VN. Một tàu trinh sát thuộc lớp Type 815G của TQ hoạt động trái phép gần đảo nhân tạo, do nước này bồi đắp phi pháp trên đá Chữ Thập. Trên đường băng của thực thể này còn có một máy bay tuần thám Y-8Q và một máy bay cảnh báo sớm KJ-500.

Bản tin ngày 17-4-2019

Tin Biển Đông

VOA đưa tin: Philippines sẽ nhờ Mỹ can thiệp nếu Biển Đông bị xâm lược. Trả lời phỏng vấn của CNN, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin Jr. nói, nước ông có thể quay nhờ Hoa Kỳ, đồng minh quân sự duy nhất của mình, can thiệp nếu xảy ra một “hành động xâm lược rõ rệt” ở Biển Đông. Ông Locsin nhắc lại cam kết của Hoa Kỳ đưa ra hồi tháng 3 vừa rồi, bảo đảm Washington sẽ hỗ trợ Manila nếu có bất kỳ “cuộc tấn công vũ trang” nào nhắm vào vùng biển đang trong vòng tranh chấp ở Biển Đông.

Bản tin ngày 24-12-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Trang Một Thế Giới đưa tin: Cuốn sách lịch sử với các chi tiết sai trái về chủ quyền Biển Đông. Cuốn sách “Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc”, của NXB Văn hóa Thông tin, có 3 tập, trong đó tập 3 đã đưa ra những chi tiết sai sự thật về chủ quyền trên Biển Đông, rằng thời nhà Thanh đã làm chủ vùng biển thuộc Hoàng Sa và Trường Sa.

Tác giả khẳng định: “Các bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa cũng như lãnh hải trên Biển Đông rất rõ ràng. Bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng phải hiểu điều đó. Phải chăng người dịch bộ sách lịch sử do ông Cát Kiếm Hùng (người Trung Quốc) làm chủ biên không hiểu cái gọi là “Nam Sa” là cách người Trung Quốc chỉ quần đảo Trường Sa, không hiểu cái gọi là “các đảo Nam Hải” là để chỉ các đảo ở Biển Đông?

Tin Biển Đông ngày 23-4-2021

BTV Tiếng Dân

RFA đưa tin: Tàu cá Trung Quốc vào sát bờ đánh bắt khiến ngư dân Việt kêu cứu. Tin cho biết, ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cung cấp 2 đoạn video được quay vào ngày 10/4 cho thấy, hai tàu cá vỏ sắt của TQ đã vào sát bờ biển VN, cách đảo Cát Bà, Hải Phòng chỉ 35 hải lý về phía Nam, để đánh bắt hải sản. Ngư dân ở hiện trường khẳng định, không thấy cảnh sát biển Việt Nam ra bảo vệ bờ biển.

Bản tin ngày 14-7-2020

BTV Tiếng Dân

14-7-2020

Sáng nay, tức chiều 13/7, giờ Washington DC, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra một tuyên bố cứng rắn bất ngờ của Ngoại trưởng Pompeo: Lập trường của Hoa Kỳ về yêu sách biển ở Biển Đông. Trong đó, Mỹ bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông và đứng về các nước trong khu vực trong cuộc chiến trên biển chống lại Bắc Kinh.

Tin “đốt lò”

BTV Tiếng Dân

Báo Tiền Phong có bài phỏng vấn ông Trần Quốc Cường, Phó Trưởng ban Ban Nội chính Trung ương: Quyết liệt ‘đốt lò’ không vùng cấm. Ông Cường phát ngôn cho phe “đốt lò”: “Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã quan tâm chỉ đạo toàn diện các mặt công tác phòng chống tham nhũng, chọn những khâu yếu, việc khó để chỉ đạo khắc phục, với quan điểm không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Bản tin ngày 8-5-2020

BTV Tiếng Dân

8-5-2020

Vụ án Hồ Duy Hải: “Có sai sót tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án” là nhận định pháp lý ấu trĩ và nguy hiểm

Trái với sự kỳ vọng của nhiều người, con đường sống đối với tử tù Hồ Duy Hải đang dần thu hẹp lại, bản án tử hình đối với anh đã không được đảo ngược.

Bản tin ngày 5/9/2017

Tin trong nước

Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ và vài tờ báo khác đưa tin: 18.000 tàu cá Trung Quốc lại tràn xuống Biển Đông. Lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của TQ kết thúc ngày 16/8, thì ngày 17/8 đã có tin này từ đài “địch” về chuyện tàu cá TQ tràn xuống Biển Đông. Báo Thanh Niên cũng đã đưa tin này ngày 17/8, Tiếng Dân cũng có nhắc lại trong bản tin ngày 19/8, bây giờ Tuổi Trẻ mới đưa tin.

Trích từ bài báo Thanh Niên ngày 17/8: “Hoàn Cầu thời báo đưa tin hơn 18.000 tàu cá, 66.000 thủy thủ và 260.000 ngư dân thuộc tỉnh Hải Nam đã quay về cảng nhà khi cái gọi là lệnh cấm đánh bắt cá có hiệu lực từ ngày 1.5“.

Bản tin ngày 20-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Tàu chiến Mỹ áp sát Hoàng Sa. Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ thông báo, tàu khu trục USS Curtis Wilbur đã đi vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền VN nhưng bị TQ đánh chiếm đầu năm 1974. Tàu USS Curtis Wilbur chính là tàu chiến Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan vào ngày 18/5 theo luật quốc tế, khiến Bắc Kinh “nóng mặt”, nay lại gần quần đảo Hoàng Sa để thách thức yêu sách phi lý của Bắc Kinh.

“Bánh vẽ” thời dịch bệnh

BTV Tiếng Dân

3-6-2021

Dù đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ 4 đã cho thấy hàng loạt lỗ hổng trong hệ thống phòng dịch từ Bắc vào Nam, nhưng Việt Nam vẫn nằm trong danh sách các nước có tổng số ca nhiễm dưới 10.000 và tổng số ca tử vong dưới 50, nhờ kết quả tương đối “khả quan” của 3 đợt phòng dịch trước đó (tuy có sự nghi ngờ, kết quả khả quan như vậy là do chính quyền kiểm soát số liệu).

Bản tin ngày 16-10-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Trong tình hình TQ tiếp tục mua chuộc một số nước ASEAN, báo Thanh Niên có bài: Rủi ro hải quân Thái Lan ‘đi đêm’ với Trung Quốc ở Biển Đông. Bài báo đề cập thỏa thuận của Thái Lan khi mua tàu chiến TQ, đô đốc Luechai Ruddit đề xuất chiếc tàu Type-071 mà Thái Lan mua cũng được trang bị vũ khí tương đương với các tàu Type-071 của hải quân TQ: “Điều đó chứng minh khả năng răn đe và sự sẵn sàng của hải quân Trung Quốc ở Đông Nam Á”.

Tin chính trường: Hoàng Trung Hải mất ghế, Vương Đình Huệ thay thế

BTV Tiếng Dân

8-2-2020

Chiều 7/2/2020, Bộ Chính trị chính thức điều động Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, báo Thanh Niên đưa tin. Còn ông Hoàng Trung Hải không giữ được ghế bí thư thủ đô nữa, mà được phân công làm Phó trưởng bộ phận thường trực chuyên trách, Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng XIII, là tiểu ban do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng Tiểu ban.

Tin Biển Đông ngày 27-4-2021

BTV Tiếng Dân

VnExpress đưa tin: Tàu sân bay Liêu Ninh rời Biển Đông. Hình ảnh vệ tinh do Planet Labs chụp và công bố ngày 26/4 cho thấy, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của TQ di chuyển trên vùng biển phía đông Philippines, khu vực ngăn cách với Biển Đông bằng eo Luzon và eo Ba Sĩ.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 đổi hướng khi thực hiện đường khảo sát thứ 20

BTV Tiếng Dân

21-10-2019

Sáng 20/10/2019, Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Lúc 9h sáng 20/10 giờ Việt Nam, Hải Dương 8 đã hoàn tất nửa chiều dài đường khảo sát thứ 20. Với đường khảo sát này, Hải Dương 8 đã quay lại kiểu khảo sát song song với kinh tuyến 111 độ Đông, vuông góc với các vĩ tuyến. Vào thời điểm trên, Hải Dương 8 di chuyển với tốc độ khoảng 4-5 hải lý/giờ, là tốc độ thường được áp dụng khi tiến hành khảo sát địa chất trên biển.

Bản tin ngày 6-8-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Lúc 5h sáng nay, “tàu hải cảnh Zhongguo Haijing 5402 di chuyển từ vùng biển nam Bãi Tư Chính thâm nhập trái phép lần thứ 11 vào khu vực lô khai thác dầu khí 06.01 của VN. Trong lần thâm nhập này, tàu di chuyển đến lô 06.01 với tốc độ chậm hơn so với các lần trước, chỉ khoảng 5-6 knots. Đồng thời, tàu đi gần hơn vào trung tâm lô 06.01”.

Bản tin ngày 21-9-2019

Tin Biển Đông

Kể từ ngày 18/9/2019, ngày Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Bãi Tư Chính và kêu gọi Việt Nam chấm dứt các hoạt động ở khu vực này, suốt hai ngày qua, phía Việt Nam vẫn chưa có hành động gì, kể cả mở miệng đáp trả những tuyên bố láo xược của Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Bản tin ngày 23/8/2017

Tin trong nước

Biển Đông

Báo Inquirer của Philippines đưa tin: Dân biểu Gary Alejano cáo buộc Trung Quốc cắm cờ trên cồn cát của Philippines. Ông Alejano nói rằng, một nguồn tin cho ông biết, trong tuần thứ 3 của tháng 7/2017, Trung Quốc đã cắm cờ TQ cao 3 mét lên cồn cát thuộc chủ quyền của Philippines, cách đảo Kota khoảng 7 hải lý. Vẫn không rõ hiện tại cây cờ TQ có còn đó hay không.

Dân biểu Alejano nói: “Các hoạt động liên tục của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp, biển Tây Philippines rất đáng quan ngại. Những sự cố đã được báo cáo gần đây, tiết lộ rằng các hoạt động của Trung Quốc ở biển Tây Philippines đã không dừng lại trong khi quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc ấm áp hơn“.

Bản tin ngày 18-7-2019

Tin Biển Đông

Trang Trí Thức Trẻ có bài lược dịch tin tức từ AMTI: Cản trở Malaysia khai thác dầu khí ở biển Đông, TQ ngày càng sẵn sàng cưỡng ép và đe dọa vũ lực. Báo này đúng là “phản động”, khi chỉ tóm dịch phần Trung Quốc cản trở Malaysia, bỏ qua phần quan trọng là phần nói về chuyện TQ khảo sát ở vùng biển VN và quấy nhiễu các tàu Việt Nam.

Bản tin ngày 9-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tin chính trường

BBC có bài về tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT của Chính phủ VN: Tranh cãi về lý lịch của tân Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn. Hồ sơ về PGS. TS Nguyễn Kim Sơn trên trang thông tin ĐH đảng có chi tiết: “2007-2008: Nghiên cứu sau tiến sĩ về tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam tại Đại học Harvard, Mỹ”.

Bản tin ngày 11-8-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Nhà nghiên cứu Đặng Sơn Duân đưa tin: Thêm tàu hải cảnh xâm nhập vùng biển Việt Nam. “Tàu Hải cảnh 5202 sáng nay từ Đá Chữ Thập đâm thẳng vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Tính đến hơn 15 giờ hôm nay 11/8 nó đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế và cách Hòn Hải khoảng 150 hải lý”. Ông Duân lưu ý, khu vực tàu Hải cảnh 5202 đang hoạt động cách không xa vị trí tàu kéo Đức Thuận tắt tín hiệu cách đây 2 ngày.

Vị trí của tàu Hải cảnh 5202 của TQ vào thời điểm 7h15’ giờ quốc tế ngày 11/8/2020. Ảnh: FB Duân Đặng

 

 

Tương quan vị trí của tàu Hải cảnh 5202 vài ngày 11/8 và vị trí của tàu khảo sát Đức Thuận vào ngày 9/8. Ảnh: FB Duân Đặng

Ông Duân đưa tin: Trung Quốc lại tập trận ở vịnh Bắc Bộ, tàu kéo mất tín hiệu. Cuộc tập trận trước đó kéo dài 9 ngày, từ 25/7 đến 2/8, ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vừa kết thúc được hơn một tuần, thì TQ ra thông báo cho biết, nước này sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật ở vịnh Bắc Bộ từ ngày 12 đến 14/8. Cục Hải sự Quảng Tây phát thông báo trên.

Ông Duân lưu ý, “khu vực tập trận lần này có phạm vi nhỏ hơn so với cuộc tập trận vừa kết thúc vào đầu tháng 8, nhưng xích gần hơn về phía Việt Nam”. Bên cạnh đó, sau khi rời Quảng Châu xuống đến Trường Sa, tàu kéo De Shun (Đức Thuận) của Trung Quốc tắt tín hiệu AIS khi đến gần khu vực Đá Chữ Thập ngày 9/8.

Báo Thanh Niên có bài: Căng thẳng tiền đồn phía bắc Biển Đông. Vụ Bắc Kinh dọa Đài Bắc bằng cách diễn tập chiếm đảo gần Đài Loan, TS Satoru Nagao, Viện Nghiên cứu Hudson của Mỹ, nhận định: “Gần đây, Trung Quốc có những động thái quân sự thể hiện mục tiêu nhằm vào Đông Sa, bởi có 3 lý do khiến cho quần đảo này có vai trò quan trọng như một tiền đồn mà cả Bắc Kinh lẫn Đài Bắc đều muốn kiểm soát”

TS Nagao nêu 3 lý do: Thứ nhất, Đông Sa nằm ở rìa phía nam trong chiến lược vành đai bảo vệ mà Đài Bắc xây dựng nhằm ngăn chặn từ xa lực lượng quân sự của TQ; thứ hai, với Bắc Kinh, Đông Sa cũng là khu vực ngăn chặn các hoạt động giữa Đài Loan với Hồng Kông; thứ ba, Đông Sa án ngữ ở vị trí cửa ngõ kênh Ba Sĩ vốn nằm trên hải trình mà hải quân TQ thường sử dụng để tiến về tây Thái Bình Dương hoặc băng xuống Biển Đông.

Diễn biến mới ở Biển Đông: Nhật ký thỏa thuận cung cấp cho VN sáu tàu tuần tra, theo BBC. Tin cho biết, Nhật Bản đã ký một thỏa thuận cho VN số tiền 36,6 tỷ Yên, tương đương khoảng 345 triệu Mỹ kim để mua 6 tàu tuần tra của Nhật. Thời gian vay là 40 năm, dự kiến hoàn thành dự án từ tháng 7/2020 đến tháng 10/2025 khi tàu tuần tra thứ 6 được bàn giao cho Cảnh sát biển VN.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, thuộc Bộ Công Thương vừa yêu cầu các doanh nghiệp loại bỏ khung biển số, đề can ôtô gắn bản đồ vi phạm chủ quyền, theo Zing. Còn Bộ TT&TT thừa nhận, “hiện nhiều phương tiện giao thông vận tải đường bộ của cá nhân, thương nhân có dán hình ảnh bản đồ Việt Nam trên kính xe, thân xe và khung biển số xe nhưng thiếu quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”.

Mời đọc thêm: Philippines nói tàu Trung Quốc khiêu khích trên Biển Đông (VNE). – Phó đô đốc hải quân Philippines tố Trung Quốc “khiêu khích” ở Biển Đông (VNN). – Biển Đông: Trung Quốc ‘dọa’ Philippines giống hệt cách đã dọa Việt Nam?Biển Đông: Hải quân Philippines cảnh báo về sự ‘khiêu khích’ của Trung Quốc (BBC).

Trung Quốc bất chấp tất cả để hiện thực hóa tham vọng trên biển (ANTĐ). – Trung Quốc tuyên bố không ngán đòn trừng phạt của Mỹ (NNVN). – Quân đội Mỹ tính toán gì để khắc chế năng lực quân sự Trung Quốc? (TN). – Gỡ bỏ ngay sản phẩm gắn bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa (VTV). 

Sinh mạng chính trị của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung kết thúc

Thủ tướng ký Quyết định số 1223/QĐ-TTg để tạm đình chỉ công tác Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Quyết định trên cho biết, “tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan của ông Nguyễn Đức Chung trong một số vụ án theo quy định của pháp luật”.

VnExpress có bài: Ông Nguyễn Đức Chung bị đình chỉ công tác. Ông Nguyễn Đức Chung không chỉ bị Thủ tướng đình chỉ chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội, mà còn bị Bộ Chính trị quyết định đình chỉ sinh hoạt ở Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội và đình chỉ luôn chức Phó bí thư Thành ủy Hà Nội.

Bài báo nhắc lại sự kiện ngày 22/7, sau 6 ngày khởi tố vụ án “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”, Bộ Công an đã tiến hành khởi tố, tạm giam Nguyễn Hoàng Trung, lái xe của ông Nguyễn Đức Chung; Nguyễn Anh Ngọc, Phó trưởng Phòng thư ký biên tập thuộc Văn phòng UBND Hà Nội; Phạm Quang Dũng, cán bộ Cục CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu. Sự kiện này được giới thạo tin xem như bước tung đòn “vỗ mặt” ông Chung, trước khi triệt hạ ông.

Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Tại sao Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị tạm đình chỉ công tác? Bài báo nhắc lại vụ 3 thuộc cấp nói trên của ông Chung “nhập kho” vào ngày 22/7, đồng thời nói thêm về vụ án Nhật Cường. Đó là vụ án kinh tế – chính trị khiến một số cán bộ thủ đô vướng vòng lao lý, như: Nguyễn Tiến Học, cựu PGĐ Sở KH&ĐT Hà Nội; Phạm Thị Kim Tuyến, trưởng phòng đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT Hà Nội; Lê Duy Tuấn, GĐ kinh doanh Công ty Đông Kinh.

Đến nay công an vẫn chưa tóm được nhân vật chính của vụ án Nhật Cường, là TGĐ Nhật Cường Bùi Quang Huy. Huy được cho là “sân sau” của Chung, “cầm đầu đường dây nhập lậu thiết bị điện tử quy mô lớn, giấu doanh thu hàng nghìn tỉ đồng. Ông Huy bị khởi tố 3 tội buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và rửa tiền, đã trốn khỏi Việt Nam và bị truy nã quốc tế”.

Gần một ngày trước, Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà đưa tin: “Liên quan đến những ồn ào gần đây của chủ tịch Nguyễn Đức Chung, Bộ Chính Trị đã quyết việc đưa Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh về Hà Nội. Khả năng trước đại hội, một phó chủ tịch sẽ tạm thời kiêm việc điều hành thành phố”. Giờ thì đã rõ ai sẽ tạm thời thay thế Chung “con” điều hành chính quyền thủ đô, trong thời buổi vừa đối phó với đại dịch, vừa “đốt lò”. 

Lâu nay đã có “thông lệ bất thành văn”, khi bộ máy tuyên truyền của chế độ đột nhiên có bài thống kê tiểu sử của một cán bộ lãnh đạo nào đó, thì chỉ có thể một trong 2 lý do: 1. Nhân vật đó vừa qua đời; 2. Vận mệnh chính trị của nhân vật đó “lành ít, dữ nhiều”. Báo Tiền Phong có đồ họa: Quá trình công tác của Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Mời đọc thêm: Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị tạm đình chỉ công tác (VOV). – Tạm đình chỉ công tác Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung (ĐV). – Trao quyết định tạm đình chỉ công tác ông Nguyễn Đức Chung (PLTP). – Bộ Chính trị đình chỉ chức Phó bí thư Thành ủy của ông Nguyễn Đức Chung (TN). 

Các vụ nhập cảnh trái phép

Hôm nay, TAND tỉnh Tây Ninh xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Công Yên, tổ chức cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép. Zing đưa tin: Kẻ giúp người Trung Quốc nhập cảnh trái phép lĩnh án. Yên khai nhận hành vi phạm tội, nên HĐXX tuyên án Yên 7 năm tù giam và phạt bổ sung 10 triệu đồng về tội danh nói trên.

Theo cáo trạng, Yên làm nghề lái xe ôm ở khu vực cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, huyện Bến Cầu, thường xuyên đưa khách qua Campuchia đánh bạc nên quen một người đàn ông quốc tịch Campuchia. Từ ngày 15 đến 20/5, Yên cấu kết với người Campuchia này, đưa 4 người TQ từ Campuchia nhập cảnh vào VN, thu lợi hơn 10 triệu đồng.

Bị cáo Nguyễn Công Yên ở TAND tỉnh Tây Ninh. Ảnh: N.A/Zing

Các ngành chức năng tỉnh An Giang tiến hành cách ly nhiều người tiếp xúc gần người đàn ông tử vong sau khi nhập cảnh trái phép, theo báo Người Lao Động. Đó là ông Trần Văn Việt, qua đời ngày 7/8 sau khi nhập cảnh trái phép từ Campuchia về VN, với triệu chứng viêm phổi nặng, nghi do bệnh đường hô hấp. Chiều 8/8, Sở Y tế tỉnh An Giang tiếp nhận báo cáo về trường hợp này và yêu cầu giám sát quá trình cách ly người thân của ông Việt.

Hôm nay, GĐ Sở Y tế tỉnh An Giang đã thông báo kết quả điều tra, nói rằng ông Việt tử vong không phải do Covid-19 mà vì bệnh lao phổi và tai biến mạch máu não trong thời gian dài. Không biết Sở Y tế tỉnh An Giang đã tính đến các trường hợp sau nhiều lần xét nghiệm âm tính mới ra kết quả dương tính với Covid-19?

Một phần báo cáo của Sở Y tế An Giang về trường hợp bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh tại TP Châu Đốc. Ảnh: NLĐ

Mời đọc thêm: Đưa 4 người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, tài xế xe ôm lãnh 7 năm tù (GT). – Tài xế đưa 4 người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam lãnh 7 năm tù (PL Plus). – Cao Bằng: Tiếp tục phát hiện 10 công dân nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam (BP). – An Giang: Bệnh nhân nhập cảnh trái phép tử vong không phải do mắc COVID-19 (BNews). – Người đàn ông tử vong sau khi nhập cảnh không mắc Covid-19 (Zing).

Tin nhân quyền

Nhạc sĩ Tuấn Khanh đưa tin, linh mục Nguyễn Duy Tân đã bị triệu tập và bị khoảng 20 công an giải về nơi làm việc của ông ở Núi Cúi, Đồng Nai, khám xét. Tin cho biết, LM Nguyễn Duy Tân đã bị công an gài bẫy, mua bình xịt hơi cay để tự vệ rồi triệu tập và khám xét nhà.

Ông Tuấn Khanh viết: “Linh mục Nguyễn Duy Tân nhận được quảng cáo và lời mời mua một bình xịt hơi cay để tự vệ (nơi này buôn bán công khai ở Việt Nam). Sau khi ông mua bình xịt đó, với kích cỡ một bình body spray, ông bị triệu tập và điều tra như tội phạm. Và cũng từ đó, ông biết được vụ quảng cáo, mời mua đó… đều là một kịch bản gài bẫy thô thiển nhằm bắt ông“.

Linh mục Nguyễn Duy Tân. Ảnh trên mạng

Diễn biến mới trong vụ đàn áp nhân quyền ở Hồng Kông: Tỉ phú đấu tranh Lê Trí Anh bị bắt, tòa soạn bị khám xét, RFI đưa tin. Tỉ phú Hồng Kông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) đã bị bắt sáng hôm qua, tập đoàn truyền thông của ông cũng bị khám xét. “Đây là nhân vật nổi tiếng nhất bị bắt giữ theo luật an ninh quốc gia, một giai đoạn mới trong việc siết chặt kiểm soát của Bắc Kinh lên Hồng Kông”.

Ông Lê Trí Anh là chủ của tập đoàn truyền thông NextDigital, trong đó có nhật báo Apple Daily và tạp chí Next là hai tờ báo ủng hộ dân chủ, công khai chỉ trích Bắc Kinh. “Đối với đa số người Hồng Kông và phong trào dân chủ, ông Lê Trí Anh là một người hùng, là chủ báo duy nhất ở Hồng Kông dám đương đầu với nhà cầm quyền Bắc Kinh”.

Cảnh sát Hồng Kông bắt giữ ông trùm truyền thông Jimmy Lai khi ông tham gia vào cuộc biểu tình tọa kháng ở quận Admiralty vào ngày 11/12/2014. Ảnh: BBC

TQ bắt thêm các nhà hoạt động Hong Kong, trừng phạt 11 người Mỹ, BBC đưa tin hôm qua. Chu Đình (Agnes Chow), nhà hoạt động dân chủ hàng đầu của Hồng Kông, là gương mặt mới nhất bị bắt giữ theo Luật An ninh Quốc gia. Vụ bắt giữ cô Chu diễn ra sau khi an ninh Hồng Kông bắt tỷ phú Jimmy Lai “do bị nghi là có thông đồng với các thế lực ngoại bang”.

Nhà hoạt động Agnes Chow. Ảnh: BBC

Nhà hoạt động La Quan Thông (Nathan Law), là người đã sát cánh với cô Chu cho biết: “Chu Đình đã bị bắt theo Luật An ninh Quốc gia, và chúng tôi vẫn đang đi thu thập thông tin về vụ bắt giữ. Một ngày khủng khiếp”. Kênh truyền hình Anh, ITV nói rằng Wilson Li, một phóng viên tự do làm việc cho kênh này, cũng đã bị bắt, với lý do tương tự như vụ bắt giữ ông Jimmy.

Đài CNBC có clip: Người phê bình Bắc Kinh Jimmy Lai vừa bị bắt bởi luật an ninh Hồng Kông

Mời đọc thêm: Bắt tỷ phú Jimmy Lai, TQ giáng đòn chí tử vào tự do báo chí Hong Kong? (BBC). – Ông trùm truyền thông Hồng Kông bị bắt, cổ phiếu vẫn tăng phi mã 344% (DT). – Trung Quốc cấm vận 11 người Mỹ để đáp trả về Hồng KôngTrung Quốc đã có quyết định về Hội đồng Lập pháp Hồng Kông? (TN). – Hồng Kông : Dân đổ xô mua báo Apple Daily, ủng hộ nhà tỷ phú bị bắt (RFI). 

***

Thêm một số tin: DIC kiện ra tòa đòi EVN hơn 200 tỷ đồng (ĐT). – Phát hiện nhóm người Trung Quốc đánh bạc hơn 35 tỷ đồng tại Huế (SGGP). – Xét xử vụ học sinh chết trên xe trường Gateway: Bị cáo Nguyễn Bích Quy kêu oan (VTC). – Bình Thuận: Cựu lãnh đạo TP Phan Thiết hầu tòa vì sai phạm về đất đai (PLVN).