Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Ngày làm việc thứ 7 của Đại hội 13

BTV Tiếng Dân

Đại hội 13 bước sang ngày thứ 7, với nội dung quan trọng nhất là bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư, báo chí trong nước đưa tin. Do Ban Chấp hành TƯ đảng đã được bầu xong từ chiều hôm qua, nên sáng nay BCH TƯ họp Hội nghị lần thứ nhất để bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra TƯ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ. 

Bản tin ngày 12-9-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Anh tuyên bố bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông. Tuyên bố gần đây thể hiện lập trường của Anh về các vấn đề pháp lý ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Anh nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS) trong vấn đề giải quyết các tranh chấp lãnh hải.

Bản tin ngày 3-7-2020

BTV Tiếng Dân

3-7-2020

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ dẫn tin từ AFP: Lầu Năm Góc chỉ trích Trung Quốc tập trận trên Biển Đông. Bộ Quốc phòng Mỹ ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về các cuộc tập trận của Trung Quốc trên Biển Đông, khiến khu vực thêm bất ổn. Tuyên bố viết: “Các cuộc tập trận là động thái mới nhất trong chuỗi hành động nhằm khẳng định các tuyên bố hàng hải phi pháp và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông”.

Bản tin ngày 6-11-017

Tin trong nước

Biển Đông

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông có bài: TS Nguyễn Hồng Thao Nói về Lập Trường của Việt Nam đối với Các Vấn Đề trên Biển Đông. “TS. Nguyễn Hồng Thao cho rằng Việt Nam đã hành xử phù hợp với Công ước Luật Biển khi xem xét đến quy chế không một thực thể địa lý nào ở Trường Sa tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. Một ví dụ ông dẫn ra là đệ trình chung Malaysia – Việt Nam về ranh giới thềm lục địa mở rộng tới Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc vào tháng 5/2009 trong đó hai bên đã không cho các đảo ở Trường Sa một thềm lục địa riêng“.

Quan hệ Việt – Trung

Facebooker Nguyễn Trung Thuần dẫn tin từ Nhân Dân Nhật báo Trung Quốc, cho biết, tuyến Đường sắt Cát Linh – Hà Đông nằm trong sáng kiến ‘Một vành đai, Một con đường’ (Nhất đái nhất lộ) của Trung Quốc. Bài của Nhân Dân Nhật báo đưa tin nhân sự kiện ga La Khê – Hà Đông ra mắt vào ngày 20/5/2017: “Nhất đái nhất lộ Hai bên cùng có lợi: Nhà ga mẫu đường sắt thành phố ‘Made in China’ ra mắt tại Việt Nam“. Tiếc là giờ đang “đắp chiếu” vì Trung Quốc không giải ngân vốn.

Bản tin ngày 10/8/2017

Tin trong nước

Chủ quyền đất nước – Biển Đông

Một số nhận định của nhà báo của Bill Hayton về vụ Repsol trên Twitter, đã được Facebooker Ann Đỗ dịch. “1. Việt Nam đã cố gắng khẳng định quyền của mình theo UNCLOS để phát triển 1 mỏ khí trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình. 2. Trung Quốc đã đe dọa tấn công các căn cứ quốc phòng của VN trừ khi VN ngừng khoan dầu khí. 3. VN đã đồng ý KHÔNG BAO GIỜ khoan 1 lô lớn ở biển nữa“. Mời đọc thêm các tweet của ông Hayton về Biển Đông.

Còn đây là nội dung cuộc gặp giữa Bộ trưởng QP Mỹ, ông James Mattis và Bộ trưởng QP Việt Nam, ông Ngô Xuân Lịch, đăng trên website Bộ Quốc phòng Mỹ:

“Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Jim Mattis đã gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch để thảo luận mối quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng gia tăng và thách thức an ninh khu vực.

Bản tin ngày 12-6-2020

BTV Tiếng Dân

12-6-2020

Tin Biển Đông

Trang Trí Thức Trẻ có bài dự báo động thái của Mỹ và TQ ở Biển Đông sau khi Mỹ gửi Công hàm phản đối của Thạc sĩ Lục Minh Tuấn, nhận định, việc Mỹ gửi công hàm lên LHQ cho thấy Mỹ quyết tâm đối trọng với Trung Quốc trên mặt trận pháp lý ở Biển Đông – một mũi nhọn mới trong thế trận đối trọng toàn diện về kinh tế, công nghệ, quân sự giữa Mỹ – Trung trên bình diện toàn cầu. “Trận chiến pháp lý” mà Mỹ đang nhắm đến nhằm bảo đảm tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế ở Biển Đông.

Bản tin Biển Đông ngày 12/8/2018

BTV Tiếng Dân

Giải mã Gạc Ma

Những tranh luận xung quanh thực hư của “Lệnh không nổ súng trước” hay “Không nổ súng” trong biến cố Gạc Ma ngày 14/3/1988 vẫn đang tiếp tục gây chú ý khi mới đây ông Phan Trí Đỉnh gửi cho Tiếng Dân bài viết: “Bắn hay không bắn trước, hoặc là không bắn?”. Trong bài, tác giả cung cấp một trang sách trong cuốn Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam 1955 – 2015, của NXB Quân đội Nhân dân 2015. Trong trang sách tường thuật lại biến cố Gạc Ma có dòng chữ: “thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến, không nổ súng nhưng phải quyết tâm bảo vệ Gạc Ma”.

Bản tin ngày 3-5-2019

Tin Biển Đông

38 tàu đánh cá mang cờ Việt Nam sắp bị Indonesia bắn chìm, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Bộ trưởng Bộ Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti xác nhận thông tin này và cho biết, đây là chính sách nhằm ngăn chặn nạn đánh bắt cá bất hợp pháp. Trước đó, Indonesia đã bắt giữ, đánh chìm và xua đuổi hàng trăm tàu từ các quốc gia khác nhau đến đánh bắt cá bất hợp pháp ở vùng biển Indonesia, còn 38 tàu cá sắp bị bắn chìm vào ngày 4/5 tới mang cờ Việt Nam.

Bản tin ngày 25-9-2018

Hậu sự Trần Đại Quang, quốc tang và nhân sự thay thế

Về chuyện quê nhà của ông Trần Đại Quang gấp rút xây lăng mộ cho ông, facebook Vũ Cận có bài: Sống chật trời, chết chật đất. Tác giả viết: “Cứ đà này, nếu cái đảng quang vinh này tồn tại muôn năm thì nước Đại Việt sẽ phải đổi tên thành Đại Lăng. Dân Việt chỉ có nước bỏ xứ mà đi, cả nước sẽ chỉ còn toàn lăng tẩm. Khi sống thì giành đất của dân xây dinh thự hoành tráng, rồi khi ra đường cũng giành đường của dân mà đi. Giờ chết cũng giành đất của dân lập mộ… Đúng là sống chật trời, chết chật đất”.

Bản tin ngày 28-11-2019

Tin Biển Đông

Báo Một Thế Giới dẫn lời Chủ tịch Quốc hội: Kiên trì, kiên quyết bảo vệ chủ quyền Biển Đông. Chiều 27/11/2019, kết thúc Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu: “Trước diễn biến trên thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, trong đó có tình hình Biển Đông, Quốc hội yêu cầu tiếp tục chủ động theo dõi sát tình hình thực tiễn để kịp thời có giải pháp ứng phó phù hợp với những vấn đề phát sinh; kiên trì, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc”.

Bản tin sáng 12-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

RFI đặt câu hỏi: Tàu sân bay Trung Quốc lại tập trận gần Hoàng Sa? Tác giả dẫn tin từ trang East Pendulum, trang mạng của Pháp, về 2 chuyển biến quân sự có liên quan, đang diễn ra gần Biển Đông. Thứ nhất, “tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc, chiếc Liêu Ninh, chở theo một phi đội chiến đấu cơ, cùng với một hải đội hộ tống, đã rời căn cứ thẳng đường xuống Biển Đông”. Thứ 2, “có tin là lực lượng thủy quân lục chiến Trung Quốc cũng được phái xuống vùng Biển Đông”.

Bản tin tối 2-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo VnExpress đưa tin: 12 oanh tạc cơ Trung Quốc bay diễn tập trên Biển Đông. Không quân Trung Quốc xác nhận với Hoàn Cầu Thời báo: “Một phi đội 12 chiếc oanh tạc cơ chiến lược H-6K của nước này đã xuất phát từ vùng Thiểm Tây đến một địa điểm không được tiết lộ trên Biển Đông để huấn luyện và diễn tập chiến đấu tầm xa”.

Bản tin ngày 18-11-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Dự đoán tình hình Biển Đông, báo Tuổi Trẻ có bài: Tình hình Biển Đông khó ‘hạ nhiệt’ trong năm 2021. Ông Gregory Poling, GĐ chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) phân tích: “Những hành động của Trung Quốc trong năm 2020 đã càng khiến giới chính trị ở Mỹ tin rằng Bắc Kinh sẽ không trỗi dậy một cách hòa bình… Do đó, năm 2020 đã chứng kiến căng thẳng leo thang, và điều này sẽ tiếp tục vào năm 2021”.

Bản tin ngày 3-9-2018

Tính chính danh của Đảng CSVN sau 73 năm cướp chính quyền

BBC có bài: 1945-1975: Tính chính thống và chủ quyền quốc gia. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cựu Viện trưởng Viện IDS nói về tính chính danh của đảng cầm quyền hiện nay: “Nếu hiểu tính chính danh hay tính chính đáng theo nghĩa mà Đảng CSVN vẫn tuyên bố là ‘của dân, do dân, vì dân’ thì ‘chế độ này không có tính chính danh’ bởi vì người dân ‘không có quyền chính trị cơ bản nhất’ là bầu chọn ra những người cai trị mình”.

Bản tin ngày 23-4-2021

BTV Tiếng Dân

Đại án ở Bộ Công thương

VietNamNet có bài: Cuộc họp cuối cùng thay đổi số phận cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng? Tiếp tục trả lời thẩm vấn, ông Hoàng nói về chủ trương thoái vốn nhà nước ở Sabeco: “Chúng tôi đã chuyển công văn sang Vụ Công nghiệp nhẹ để vụ này chuyển sang Ban quản lý vốn Nhà nước ở Sabeco xem xét. Sau khi HĐQT Sabeco đề nghị và có ý kiến đề nghị Bộ cho phép được thoái vốn, căn cứ vào đề nghị như vậy, chúng tôi đồng ý về chủ trương, có hướng dẫn thủ tục”.

Ông Hoàng đề cập đến cuộc họp do ông chủ trì ngày 29/3/2016. Cáo trạng cho rằng đây là cuộc họp bàn về vấn đề thẩm định giá chuyển nhượng cổ phần, nhưng ông phản bác và cho biết, đó là cuộc họp bàn về chủ trương thoái vốn ở Sabeco, theo đúng chủ trương của Chính phủ. Ông Hoàng khẳng định, từ ngày 1/4/2016 trở đi, ông không liên quan đến bất cứ vấn đề gì của Sabeco.  

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cùng đồng phạm ‘biến’ đất công thành đất tư ra sao? Viện KSND Tối cao cho rằng cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng có vai trò chính trong vụ chuyển nhượng cổ phần khiến mảnh đất vàng 2-4-6 ở đường Hai Bà Trưng, TP HCM rơi vào tay tư nhân. Sau thương vụ góp vốn để Sabeco thành lập liên doanh BĐS, ông Hoàng không đốc thúc Sabeco thực hiện dự án đã được phê duyệt, mà chỉ đạo thoái toàn bộ vốn góp tại Sabeco Pearl cho doanh nghiệp tư nhân tham gia liên doanh.

Báo Người Đưa Tin có đồ họa: Toàn cảnh cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và đồng phạm hầu tòa

Báo Tiền Phong đặt câu hỏi: Ông Vũ Huy Hoàng bị bãi miễn trước khi có thiệt hại tại Sabeco? Cáo trạng của VKSND Tối cao lấy cuộc họp ngày 29/3/2016 làm trong các bằng chứng, buộc ông Hoàng chịu trách nhiệm chính vụ thoái vốn ở Sabeco. Ông Hoàng bị cáo buộc đã dùng cuộc họp này để xác định giá chuyển nhượng cổ phần thấp hơn giá trị thực tế. 

Nhưng ông Hoàng cho rằng, đây chỉ là cuộc họp bàn về thủ tục thoái vốn theo đúng chủ trương của Chính phủ. Đúng 10 ngày sau cuộc họp, ngày 8/4/2016, ông Hoàng đã bị Chủ tịch nước miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công thương. Ông Hoàng có lý do để cho rằng ông không còn trách nhiệm gì với Sabeco sau cuộc họp ngày 29/3/2016.

Mời đọc thêm: Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng mệt mỏi hầu tòa, chối trách nhiệm (VNN). – Cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng phủ nhận trách nhiệm (PLTP). – Ông Vũ Huy Hoàng: Tôi không đổ lỗi cho cựu thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa (VNE). – Xét xử Vũ Huy Hoàng: Làm rõ trách nhiệm tham mưu, đề xuất của bị cáo (TTXVN).

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời thẩm vấn liên quan “khu đất vàng” ở TPHCM (VOV). – Ông Vũ Huy Hoàng: ‘Đất vàng’ Sabeco không phải là công trình quan trọng (VTC). – Xét xử cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Dàn cựu sếp Sabeco khai chịu sức ép từ Bộ Công thương (DNVN). 

Vụ thổi giá thiết bị y tế ở BV Bạch Mai

Trang An Ninh Tiền Tệ đưa tin: Bị can vụ thổi giá thiết bị ở Bệnh viện Bạch Mai được tại ngoại. Bị can Phạm Đức Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty BMS đã được tại loại. Lý do, trong quá trình điều tra, bị can Tuấn bị bắt tạm từ ngày 1/9/2020 đến ngày 17/4/2021. Từ ngày 17/4, do đã hết thời hạn tạm giam, ông Tuấn được áp dụng biện pháp bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. 

Báo Người Đưa Tin có bài: Sự thật về công ty cung cấp robot cho bệnh viện Bạch Mai. Công ty cổ phần Công nghệ Y tế BMS thực chất là công ty gia đình, chỉ do mình ông Phạm Đức Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ, điều hành. Công ty này chuyên nhập khẩu, mua bán thiết bị, vật tư y tế. Khoảng tháng 5/2016, ông Tuấn gặp GĐ BV Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh để bàn thương vụ robot hỗ trợ phẫu thuật. 

Ông Tuấn giới thiệu hệ thống robot Rosa hỗ trợ phẫu thuật thần kinh sọ não và robot Mako hỗ trợ phẫu thuật khớp gối, đồng thời đề nghị cung cấp 2 hệ thống này cho BV Bạch Mai, trong đó, robot Rosa với giá 39 tỉ đồng, robot Mako với giá 44 tỉ đồng. Toàn bộ quá trình giao dịch, ông Anh chỉ làm việc riêng với ông Tuấn. 

Ông Phạm Quốc Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Công ty BMS và bà Ngô Thị Thu Huyền, Phó Tổng GĐ Công ty BMS. Ảnh: NĐT

VietNamNet có bài: Lời khai chủ doanh nghiệp ‘dúi’ phong bì cho cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Làm việc với cơ quan điều tra, cựu Chủ tịch BMS khai, để “bôi trơn” thương vụ, bị can đã chi cho ông Anh 3.000 Mỹ kim vào tháng 5/2016, rồi tiếp tục “lót tay” ông Anh trong các dịp lễ, tết, ngày truyền thống 27/2 năm 2017- 2019, mỗi lần ít nhất 50 triệu đồng.

Nhưng cựu GĐ BV Bạch Mai phủ nhận lời khai đồng phạm, cho rằng ông chỉ nhận tổng cộng 100 triệu đồng và 10.000 Mỹ kim. Kết quả đối chất giữa các bị can chưa khớp về số tiền đưa và nhận, nên chưa đủ căn cứ để xử lý hành vi “Đưa và Nhận hối lộ”.

Mời đọc thêm: “Ông chủ” vụ “thổi giá” thiết bị ở Bệnh viện Bạch Mai được tại ngoại (GT). – Cựu Giám đốc BV Bạch Mai nhận bao nhiêu tiền để tiếp tay ‘hút máu’ bệnh nhân? (VTC). – Lời khai mâu thuẫn của Giám đốc công ty BMS và cựu Giám đốc BV Bạch Mai về số tiền đã ‘bỏ túi’ (DNVN).

Ông Nguyễn Quốc Anh đứng đầu nhóm lợi ích Bệnh viện Bạch Mai (NNVN). Mỗi ca mổ sọ não tại Bệnh viện Bạch Mai bị “thổi giá” từ 6,6 triệu lên đến hơn 23 triệu đồng (TCDN). – Mỗi ca bệnh bị móc túi 16,5 triệu khi phẫu thuật bằng robot ở Bạch Mai (Zing). – Hai bóng hồng quyền lực tại Bệnh viện Bạch Mai bàn tay “nhúng chàm” thế nào? (GDTĐ). 

“Tuyệt đối không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế”

Vụ dự án sân golf Đak Đoa của FLC được phê duyệt vào đúng thời điểm gần hết nhiệm kỳ Thủ tướng của ông Nguyễn Xuân Phúc, nhưng người ký trực tiếp là cựu Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, một số báo “lề phải” đã có bài “soi” vụ này, nhưng đã dừng từ 3 ngày trước.

Chỉ riêng báo Thanh Niên tiếp tục xoáy sâu hơn vào các dự án do ông Trịnh Đình Dũng duyệt vào thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ”, với bài: Số dự án được phê duyệt tăng vọt cuối nhiệm kỳ. Bài báo đã bị xóa, nhưng với kết quả tìm kiếm của Google thì bộ máy tuyên truyền của chế độ đảng trị VN không thể kiểm duyệt được.

Bài của báo Thanh Niên về cựu Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vẫn còn trên kết quả tìm kiếm của Google. Ảnh chụp màn hình của BTV Tiếng Dân

Vào lúc 6h30’ tối nay, khoảng 7 tiếng sau khi báo Thanh Niên đăng bài, thì bài báo đã bị xóa, nhưng tìm kiếm trên Google vẫn còn thấy bài báo “Số dự án được phê duyệt tăng vọt cuối nhiệm kỳ” của báo Thanh Niên. Có ý kiến trên mạng lo ngại cho tình hình báo Thanh Niên, vì đã đụng chạm đến một cựu lãnh đạo cấp cao của chế độ. 

Nhà báo Nguyễn Đức viết: Hoan hô sự mẫn cán của Phó Thủ tướng Dũng. Tác giả tóm tắt các số liệu chính trong bài báo nói trên: Chỉ trong 5 năm, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký 107 dự án đầu tư. Riêng 2 tháng cuối, ông Dũng ký liền 36 dự án, chiếm 1/3 số dự án trong cả nhiệm kỳ Phó Thủ tướng. Trong tháng 3/2021, ông đã ký 17 dự án, lớn hơn tổng số dự án được ký trong cả năm 2018 là 13 dự án. 

Chỉ trong 6 ngày đầu tháng 4/2021, cũng là 6 ngày cuối của nhiệm kỳ Phó Thủ tướng, ông Dũng đã ký 7 dự án, trong đó có dự án khiến công luận xôn xao mấy tuần qua là vụ phê duyệt dự án sân golf của FLC, sẽ biến hơn 150 ha rừng thông lâu năm thành sân golf. 

Trước khi các báo “lề phải” đồng loạt ngưng viết về dự án sân golf Đak Đoa, một số báo đã có bài về tác động tới môi trường của sân golf. Trang Kinh Tế Đô Thị có bài về hậu quả của các dự án xây mới sân golf: Suy xét cho kỹ.

Giới khoa học cảnh báo, khi một sân golf đi vào hoạt động, cỏ trên sân phải được tưới nước thường xuyên. Một sân golf 18 lỗ tiêu thụ khoảng 5.000m3 nước/ngày. Trung bình mỗi năm một sân golf sử dụng 1,5 tấn hóa chất, có thể gây tác hại nghiêm trọng tới nguồn nước ngầm. 

Báo Người Lao Động đặt câu hỏi về vụ phá rừng ở Quảng Bình: Lâm trường “bảo kê” cho doanh nghiệp khai thác đất trái phép? Người dân địa phương phản ánh, trong những ngày qua, tại khu vực rừng thông thôn Sơn Lý, xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch do Chi nhánh Lâm trường rừng thông Bố Trạch quản lý, đã xảy ra tình trạng doanh nghiệp vận tải lợi dụng việc mở đường để khai thác tài nguyên trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Lâm trường rừng thông Bố Trạch đã “làm ngơ” để các doanh nghiệp vận tải vận chuyển đất rừng ra ngoài bán trục lợi. Ảnh: NLĐ

Ông Phan Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Sơn Lộc thừa nhận, tổ công tác của xã vào hiện trường kiểm tra, phát hiện đơn vị thi công đang khai thác và vận chuyển một lượng lớn đất ra khỏi địa bàn: “Đất rừng được giao cho Lâm trường quản lý nhưng về mặt quản lý thì thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương. Việc khai thác tài nguyên ra khỏi địa bàn là vi phạm nên chúng tôi đã lập biên bản đối với người điều khiển phương tiện”.

Thông Tấn Xã VN có đồ họa: Lượng khí thải CO2 năm 2021 ước tính lên tới 33 tỷ tấn.

Mời đọc thêm: Tại phường Long Biên, Hà Nội: Ngồn ngộn nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất an toàn tại bãi giữa sông Hồng (ANTĐ). – Thanh Hóa: Nhà máy nước sạch hoạt động trở lại sau 2 ngày dừng vì nguồn ô nhiễm (DS). – Công nhân choáng, xỉu: Kiểm tra tồn dư hóa chất ở khu đô thị (PLTP). – Thượng đỉnh Khí hậu: TT Biden nâng gấp đôi cam kết của Mỹ và hối thúc thế giới ‘‘hành động’’ (RFI). Mời đọc lại: Tuyệt đối không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế (CP).

Tin nhân quyền

Sáng nay, nhà báo Tuyết Diệu bị xử 8 năm tù vì “chống nhà nước” trong phiên tòa không có bị hại, RFA đưa tin. TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên án 8 năm tù đối với nhà báo Trần Thị Tuyết Diệu, cựu phóng viên báo Phú Yên bị cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Phiên tòa diễn ra chỉ trong một buổi sáng, như nhiều phiên “tòa bỏ túi” trước đó.

LS Nguyễn Khả Thành kể: “Bà Diệu trước đến giờ là không có tiền án tiền sự và phạm tội lần đầu, nhân thân rất là tốt. Trần Thị Tuyết Diệu không nhận tội, bảo là việc làm như vậy thì phải có bị hại, phải mời bị hại ra trước tòa còn không chỉ ra được một người nào bị tác động bởi những hành vi của cô ấy làm thì cô ấy không chịu”.

Bà Trần Thị Tuyết Diệu tại phiên tòa ở TAND tỉnh Phú Yên hôm nay. Ảnh: NB&CL/RFA

BBC đặt câu hỏi về tình hình đàn áp nhân quyền ở Việt Nam: Bao nhiêu người bị xử tội ‘lợi dụng tự do dân chủ’ từ đầu năm 2021? Bài báo điểm lại một số vụ bắt bớ và xét xử người bất đồng chính kiến ở VN từ đầu năm tới nay, trong đó có các nhà báo từng làm việc cho các báo “lề đảng” hoặc cơ quan công quyền của chế độ, trước khi dấn thân vào hành trình bày tỏ chính kiến, như nhà báo Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Trung Bảo, Trần Thị Tuyết Diệu, hay ông Quách Duy, cựu chuyên viên văn phòng UBND thành Hồ…

RFA đặt câu hỏi: Việt Nam có thật sự hợp tác với các tổ chức nhân quyền quốc tế? Gần đây, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ, Trung tướng công an Nguyễn Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam chủ động hợp tác với các cơ quan, cơ chế nhân quyền LHQ. TS Nguyễn Quang A bình luận: “Họ (chính quyền) nói dối một cách lem lẻm như vậy thì thật sự cũng không có gì là lạ, từ xưa đến nay họ vẫn thế”.

Ông Vũ Minh Trí, cựu quân nhân cấp tá từng công tác tại Tổng cục 2 bình luận, thực tế chứng minh, rất nhiều người hoạt động nhân quyền ở VN không có vi phạm gì, chỉ đòi những quyền lợi chính đáng như phản đối thu phí BOT trái quy định, chống tham nhũng… mà vẫn bị bắt vào tù. Ông Trí thừa nhận, ý kiến của các tổ chức quốc tế là rất xác đáng, còn phản hồi của Bộ Công an thì “có thể coi là hết sức trơ tráo”.

Mời đọc thêm: Phạt Trần Thị Tuyết Diệu 8 năm tù giam vì chống phá Nhà nước (TTXVN). – Cựu phóng viên báo nhà nước bị phạt tù 8 năm vì ‘chống nhà nước’ (VOA). – Cục thi hành án huyện ở Phú Yên ‘đẩy’ người dân ra đường vì số nợ nhỏ (NV). – Vì sao tôi lại phải trung thành với đất nước Việt Nam? (LK).

Vì sao Bộ Ngoại Giao Mỹ không đưa VN vào danh sách các Quốc gia đáng quan tâm về tự do tôn giáo? (RFA). – Nghị Viện Anh tố cáo nạn diệt chủng ở Tân Cương, Trung Quốc đòi Luân Đôn “sửa sai”Lãnh đạo 7 nước ASEAN cùng tướng Hlaing dự thượng đỉnh về khủng hoảng Miến Điện (RFI).

***

Thêm một số tin: ‘Tối hậu thư’ cho các cao tốc Bắc Nam và quốc lộ trọng điểm (Tin Tức). – Bộ Nông nghiệp lên tiếng vụ doanh nghiệp Mỹ đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25 (TP). – Tuyên án vụ sai phạm tại Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang (PLTP). – Muốn xem bản đồ, đọc bộ tài liệu phải cậy nhờ quan hệ với cán bộ (VNN).

Bản tin ngày 8/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Bloomberg đưa tin: Trung Quốc hủy cuộc gặp với Việt Nam vì bất đồng về Biển Đông. Bài báo nói rằng, ông Vương Nghị, Ngoại trưởng TQ đã hủy bỏ cuộc gặp Ngoại trưởng Phạm Bình Minh vào phút chót, theo lịch hẹn gặp hôm thứ Hai, nhưng sau đó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ nói là hai ông ngoại trưởng đã gặp nhau. Bộ Ngoại giao VN không trả lời một số câu hỏi về cuộc gặp gỡ này của Bloomberg gửi tới.

BBC đưa tin: Trung Quốc ‘bực bội vì hành động của Việt Nam ở Asean’. Báo Tuổi Trẻ có bài: Phó thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Vương Nghị tại Manila.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (phải) gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ngày 7-8 tại Manila, Philippines. Ảnh: TTXVN

Bản tin ngày 26/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Về tin Hải quân Philippines bắn chết hai ngư dân Việt Nam và bắt giữ 5 ngư dân khác hôm 23/9, RFA có bài: Bắn chết ngư dân Việt Nam, một hành động không nên giữa các nước ASEAN. Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho biết: “Việt Nam và Philippines là hai nước có quan hệ đối tác chiến lược và vụ việc vừa xẩy ra không phải là một thái độ mà một nước thành ASEAN sử dụng đối với nhau… Các nước ASEAN không nên giết ngư dân của nhau như vậy.

Họ phải hợp tác với nhau, họ có thể bắt giữ ngư dân và gửi trả họ về nước, có thể thu giữ tàu của ngư dân, nếu ngư dân phạm luật thì họ có thể bắt giữ và thực hiện các biện pháp pháp lý nếu họ vi phạm luật địa phương. Việc ngư dân Việt Nam hay Indonesia đi vào vùng nước của nhau nên được quy định cụ thể vì nó xảy ra thường xuyên. Câu hỏi đặt ra là tại sao Philippines không làm tương tự với Trung Quốc nhưng tất nhiên tôi không cho rằng họ nên làm như vậy với bất cứ ai”.

Bản tin ngày 9/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NNPTNT, phát biểu thay cho lực lượng hải quân, cảnh sát biển: Lực lượng chấp pháp Việt Nam sẽ xử lý nếu 18.000 tàu cá TQ vi phạm. “Tất cả những tàu cá không riêng của Trung Quốc, mà kể cả tàu cá của nước khác nếu vi phạm vùng biển đặc quyền của Việt Nam, tức từ bờ ra 200 hải lý đều vi phạm chủ quyền Việt Nam và đều bị lực lượng chấp pháp như cảnh sát biển, kiểm ngư xem xét vi phạm để xử lý”.

Không có vũ khí mà đòi xử kẻ cướp đang lăm le súng ống trong tay. Còn những người có vũ khí thì không thấy có động tĩnh gì. Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết: “Ông Oai chỉ là người của Tổng cục thủy sản, có tư cách gì mà khẳng định hay ra lệnh cho phía quân đội hành động? Một câu nói mang tính bảo vệ chủ quyền như vậy sao không là của Bộ Ngoại giao hay của phía Tư lệnh Cảnh sát biển?

Bản tin ngày 24-5-2019

Tin Biển Đông

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 23/5/2019, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về tàu TQ cào nghêu phá hoại môi trường ở Biển Đông, Zing đưa tin. Bà Lê Thị Thu Hằng phát biểu: “Việc khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông cần tuân thủ luật pháp quốc tế như được nêu trong công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982, theo đó khai thác tài nguyên ở Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển, tôn trọng quy định của các quốc gia về bảo vệ sinh thái biển”.

Bản tin ngày 6-9-2019

Tin Biển Đông

RFI cập nhật tình hình Biển Đông : Nghi vấn về các tàu Trung Quốc ở bãi Tư Chính. Đến ngày 5/9/2019, không chỉ tàu Hải Dương 8 mà tất cả các tàu hộ tống (có thể theo dõi được bằng tín hiệu AIS) đều rời khỏi khu vực lô dầu 06.1 và bãi Tư Chính của Việt Nam, về tạm nghỉ ở Đá Chữ Thập. 

Bản tin ngày 26-12-2017

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Sau một loạt hành động quân sự hóa Biển Đông đến dồn dập trong 2 tháng cuối năm 2017, Trung Quốc ngang nhiên thừa nhận xây dựng vì mục đích quân sự ở Biển Đông. Báo Thanh Niên dẫn nguồn từ Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận và cũng là tờ báo khét tiếng “diều hâu” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết, Bắc Kinh tuyên bố “đã tăng tốc xây dựng và tăng cường sự hiện diện quân sự trên các đảo, đá, bãi cạn ở Biển Đông”.

Qua các cơ quan truyền thông nhà nước, Trung Quốc đã thừa nhận xây dựng cơ sở hạ tầng, căn cứ quân sự trên diện tích khoảng 29 hecta, với các cơ sở như tòa nhà chính quyền, hệ thống radar, nhà kho ngầm chứa vũ khí, đạn dược. Hầu hết các thông tin và số liệu đều trùng khớp với báo cáo có kèm ảnh vệ tinh do Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI), công bố ngày 14/12/2017.  

Bản tin sáng 25-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA đặt câu hỏi: Việt Nam tin tưởng Mỹ sẽ kiềm chế Trung Quốc? Bài báo cho biết: “Biển Đông là một phần quan trọng trong nghị trình thảo luận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ với người đồng cấp nước chủ nhà, khi ông gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch vào ngày 25/1”.

Sau khi tới Hà Nội hôm 24/1/2018, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis bình luận rằng: “Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực và do đó tự do hàng hải và tiếp cận biển Đông đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam về mặt kinh tế, và tất nhiên là về mặt an ninh”.

Bản tin Biển Đông ngày 23/9/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Trang Zing dẫn nguồn từ báo New York Times, cho biết, các nhà báo Mỹ lại tiếp tục bay cùng với hải quân Mỹ giám sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng ở Biển Đông. Bài báo trên New York Times được có tựa đề: Trung Quốc đã hoàn thành kiểm soát Biển Đông, chỉ còn thiếu chiến tranh với Mỹ“.

Phiên xử thứ 7 vụ lãnh đạo Đà Nẵng bán rẻ đất công cho Vũ “nhôm”

BTV Tiếng Dân

10-1-2020

Ngày 9/1/2020, phiên tòa xử vụ các cựu lãnh đạo, quan chức TP Đà Nẵng tiếp tay cho Vũ “nhôm” thu tóm đất công sản đã bước sang phiên xử thứ 7. Trong phiên xử sáng, luật sư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho cựu Phó chủ tịch Đà Nẵng, VietNamNet đưa tin.

Bản tin ngày 15-8-2019

Thành Hồ họp báo vụ Thủ Thiêm

Hôm qua, TP.HCM tổ chức họp báo về vụ bê bối Thủ Thiêm. Buổi họp báo do ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, chủ trì. Ngoài ra còn có sự góp mặt của ông Nguyễn Thế Minh, Trưởng ban Quản lý đầu tư xây dựng Thủ Thiêm; Nguyễn Phước Hưng, Chủ tịch UBND quận 2; Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc; Từ Lương, Phó giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông, cùng lãnh đạo Ban Nội chính, Ban Tuyên giáo Thành ủy; Mặt trận TQVN TP.HCM và các sở ngành liên quan…

44 ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam, “tam trụ” chống dịch như thế nào?

BTV Tiếng Dân

13-3-2020

Diễn biến tình hình dịch COVID-19 ở VN trong suốt tuần qua khá phức tạp. Ngày 12/3/2020, Bộ Y tế thừa nhận có thêm 5 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm ở VN lên 44. Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Thêm 5 ca COVID-19 ở Bình Thuận, đều liên quan bệnh nhân thứ 34.

Bản tin Biển Đông ngày 20/8/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Một số báo trong nước đưa tin, một tàu cá và 5 ngư dân Bình Thuận đang mất tích ở quần đảo Trường Sa đã gần một tháng.

Trước đó, vào ngày 23-7, tàu cá BTh-96769 TS do ông Trần Nhật Trường (41 tuổi), trú ở phường Phước Hội, thị xã La Gi rời cảng cá La Gi ra khơi, khởi đầu chuyến đi đánh bắt hải sản ở vùng biển Trường Sa.

Bản tin ngày 19-3-2019

Tin Biển Đông

BBC có bài phỏng vấn GS Nguyễn Đình Phú: Đường Lưỡi bò và cuộc chiến âm thầm của một người Việt ở Mỹ. Ông Phú cho biết: “Qua theo dõi, nghiên cứu, tôi thấy chính phủ Trung Quốc luôn có dã tâm độc chiếm Biển Đông, và Đường Lưỡi bò phi pháp là một phương tiện”. Bên cạnh các hoạt động quân sự hóa Biển Đông, củng cố căn cứ trên các đảo nhân tạo, tập trận thường xuyên và ra lệnh cấm bắt cá, Trung Quốc còn tiến hành cuộc “xâm lược mềm” bằng các bản đồ, ấn phẩm chứa đựng yêu sách của Bắc Kinh.  

Bản tin ngày 13-9-2019

Tin nhân quyền

Hôm 10/9/2019, Ủy ban Bảo vệ các Ký giả (CPJ) công bố danh sách 10 nước kiểm duyệt truyền thông gắt gao nhất trên thế giới, Trong đó có Việt Nam xếp hàng thứ 6, khá hơn Trung Quốc (5) nhưng tệ hơn Iran (7), Belarus (9) và Cuba (10). Việt Nam cũng khá hơn Bắc Hàn (2) và Saudi Arabia (4).

Bản tin ngày 14-3-2019

Tin Biển Đông

Ngày 13/3/2019, soái hạm hiện đại nhất của hải quân Mỹ đi qua Biển Đông, VOV đưa tin. Theo đó, tàu Blue Ridge, soái hạm của Hạm đội 7 hải quân Mỹ, vừa ghé thăm một cảng ngoài khơi thủ đô Manila, Philippines. “Liên quan đến vấn đề Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý đối với hầu hết Biển Đông, hạm trưởng Eric Anduze khẳng định, tàu của ông sẽ tiếp tục thúc đẩy tự do hàng hải trong khu vực”.