Bản tin ngày 5-8-2019

Tin Biển Đông

RFI phỏng vấn GS Carl Thayer: Có đến 80 tàu Trung Quốc vây quanh bãi Tư Chính! GS Thayer cho biết, theo tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, số lượng tàu Trung Quốc tham gia gây hấn vào lúc cao nhất lên đến 35 chiếc, nhưng vào ngày 3/8, “một nguồn tin riêng từ Việt Nam cho biết tổng số tàu Trung Quốc đủ loại đã vọt lên khoảng 80 chiếc!”. Thật ra, GS Thayer viết rằng, theo một báo cáo mới hôm qua thì con số này đã từng lên tới gần 80 tàu.

Bản tin ngày 3-8-2019

Tin Biển Đông

Mỹ – Nhật – Úc lên án hành vi cản trở khai thác dầu khí ở Biển Đông, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Ngày 2/8/2019, tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52 diễn ra ở Thái Lan, trong cuộc gặp ba bên, các Ngoại trưởng Marise Payne (Úc), Mike Pompeo (Mỹ) và Taro Kono (Nhật) đã ra tuyên bố chung, lên án hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Bản tin ngày 2-8-2019

Tin Biển Đông

Ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư tại trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ tiếp tục cập nhật diễn biến vụ đối đầu ở vùng biển Bãi Tư Chính. Chiều ngày 1/8/2019, ông Ryan Martinson viết: “Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đồ họa cho thấy các hoạt động [của tàu này] từ ngày 28/7 đến 1/ 8”.

Bản tin ngày 1-8-2019

Một công ty trúng 3 gói thầu, mua bánh kẹo cho các liệt sĩ và thân nhân hàng chục tỉ đồng

Những hình ảnh học sinh ngồi bên mộ liệt sĩ, tuyên truyền về lòng biết ơn liệt sĩ dịp 27/7 vừa qua, khiến dư luận lên tiếng phản đối. Dư luận càng phẫn nộ hơn khi nhận được tin, tỉnh Hà Tĩnh chi gần 5 tỉ đồng để làm lễ “thắp hương thờ cúng liệt sĩ”. Riêng tỉnh Ninh Bình đã chi gần 9 tỉ đồng; tỉnh Thái Bình chi hơn 9 tỉ để mua bánh kẹo cho các liệt sĩ và thân nhân.

Bản tin ngày 31-7-2019

Tin Biển Đông

Theo bản tin tiếng Trung, ngày 26/7/2019 của Tân Hoa Xã, cho biết, Cảnh sát biển hai nước Trung – Việt đã gặp nhau lần thứ ba, tại Hàng Châu, tỉnh Triết Giang, từ ngày 22 đến 26/7. Trong cuộc gặp này, “hai bên đã đạt được sự đồng thuận rộng rãi trong việc xác định phương hướng hợp tác tiếp theo“.

Bản tin ngày 30-7-2019

Tin Biển Đông

Ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư của Trường Cao đẳng Hải Chiến Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cập nhật tình hình đối đầu ở Bãi Tư Chính. Ngày 28/7/2019, ông Ryan Martinson cho biết: “Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đồ họa cho thấy các hoạt động của nó từ ngày 25 đến 28/7”.

Tin ngày 29-7-2019

Tin Biển Đông

Sau khi bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, lên tiếng phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút hết các tàu ở Bãi Tư Chính, thì bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đáp trả: VN ‘vi phạm quyền chủ quyền’ Bãi Tư Chính ‘từ tháng Năm’, theo VOA. Bà Hoa nói thêm: “Trung Quốc đã thể hiện quan điểm của mình và đang liên lạc với phía Việt Nam… Chúng tôi kêu gọi phía Việt Nam xử lý phù hợp vụ việc”.

Bản tin ngày 27-7-2019

Tin Biển Đông

Một số nhà nghiên cứu lo lắng, những gì đang diễn ra ở Bãi Tư Chính, nếu Việt Nam không quyết đoán, có thể sẽ bị mất Bãi Tư Chính giống như Philippines đã mất bãi cạn Scarborough hồi năm 2012. VnExpress có bài nhắc lại sự kiện này: Cách Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough trên Biển Đông.

Bản tin ngày 26-7-2019

Cao tốc Bắc – Nam

Bất chấp tình hình căng thẳng vẫn đang diễn ra ở khu vực Bãi Tư Chính, lãnh đạo và quan chức CSVN tiếp tục mở rộng cửa cho các “nhà đầu tư” Trung Quốc nhảy vào dự án cao tốc Bắc Nam. Báo Tổ Quốc thống kê: 16 doanh nghiệp Trung Quốc tham dự sơ tuyển cao tốc Bắc – Nam. Đến nay, quá trình mời sơ tuyển quốc tế của dự án cao tốc Bắc – Nam đã hoàn thiện, 16 doanh nghiệp TQ đã “rải hồ sơ ở cả 8/8 dự án”.

Bản tin ngày 25-7-2019

Tin Biển Đông

Hơn một tuần trôi qua, kể từ khi chính quyền CSVN chính thức thừa nhận tình trạng đối đầu căng thẳng ở Bãi Tư Chính, các báo “lề đảng” được “cởi trói”, đã xuất hiện những bài viết lên án Trung Quốc mạnh mẽ, đặc biệt là yêu sách “đường lưỡi bò”, sự kiện hiếm khi xuất hiện trên báo “lề đảng”, báo hiệu khả năng một bộ phận lãnh đạo CSVN sẽ cứng rắn hơn trước “bạn vàng”.

Bản tin ngày 24-7-2019

Tin Biển Đông

Ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư của Trường Cao đẳng Hải Chiến Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cập nhật thường xuyên diễn biến căng thẳng xung quanh Bãi Tư Chính. Khuya ngày 23/7/2019 (giờ VN), ông Martinson cho biết: “Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đồ họa cho thấy các hoạt động của tàu này từ ngày 21 đến ngày 23/7”.

Bản tin ngày 23-7-2019

Tin Biển Đông

Báo Kiến Thức có bài phỏng vấn Thiếu tướng Lê Mã Lương : Âm mưu Trung Quốc đưa tàu Haiyang Dizhi 8 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam? TướngLương bình luận: “Thực ra việc đưa tàu Haiyang Dizhi 8 vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc lại đưa ra một phép thử nữa đối với Việt Nam. Những hành động trên của Trung Quốc chính là xem thái độ của Việt Nam ứng xử những chuyện nhiều người cho là nhỏ nhưng nhiều người khác lại không cho là nhỏ”

Bản tin ngày 22-7-2019

Tin Biển Đông

Ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư của Trường Cao đẳng Hải Chiến Hoa Kỳ, một trong những người lên tiếng cảnh báo sớm nhất vụ Trung Quốc đưa tàu có vũ trang vào quấy phá Bãi Tư Chính, hiện vẫn đang cập nhật tình hình khu vực này trên trang Twitter của mình. Theo thông tin do ông Martinson cung cấp tối 21/7/2019 (giờ VN), có 2 chi tiết đáng lưu ý:

Bản tin ngày 20-7-2019

Tin Biển Đông

Sau khi Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân về nước đúng một tuần, Bộ Ngoại giao VN đã lên tiếng mạnh mẽ hơn về sự việc diễn ra ở Bãi Tư Chính, gây xôn xao dư luận suốt hai tuần qua. Truyền thông trong nước đưa tin: Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế.

Bản tin ngày 19-7-2019

Tin Biển Đông

BBC có bài phỏng vấn GS Carl Thayer về tình hình Bãi Tư Chính: ‘VN nên công bố chi tiết’ và đừng ‘hạn chế báo chí’. Về mục tiêu của Bắc Kinh khi thực hiện vụ quấy phá này, đúng lúc Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân sang Trung Quốc, GS Thayer bình luận: “Trung Quốc nói Hà Nội nên chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, bằng cách kiềm chế các cuộc đối đầu và kiềm chế việc đưa ra các tuyên bố công khai về chủ quyền mà Việt Nam nói là không thể chối cãi của họ”.

Bản tin ngày 18-7-2019

Tin Biển Đông

Trang Trí Thức Trẻ có bài lược dịch tin tức từ AMTI: Cản trở Malaysia khai thác dầu khí ở biển Đông, TQ ngày càng sẵn sàng cưỡng ép và đe dọa vũ lực. Báo này đúng là “phản động”, khi chỉ tóm dịch phần Trung Quốc cản trở Malaysia, bỏ qua phần quan trọng là phần nói về chuyện TQ khảo sát ở vùng biển VN và quấy nhiễu các tàu Việt Nam.

Bản tin ngày 17-7-2019

Tin Biển Đông

Trung Quốc bắn 6 tên lửa đạn đạo chống hạm ra Biển Đông, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Vụ Trung Quốc thử tên lửa chống hạm trong cuộc tập trận kéo dài gần một tuần vào đầu tháng 7/2019, đài NHK của Nhật vừa dẫn lời một sĩ quan giấu tên tiết lộ, “Trung Quốc đã bắn 6 tên lửa ASBM từ đất liền ra Biển Đông. Các tên lửa sau đó đánh trúng hai mục tiêu giả định trên biển. Tuy nhiên, danh tính của loại tên lửa này vẫn còn nằm trong vòng bí mật”.

Bản tin ngày 16-7-2019

Tin Biển Đông

RFA đặt câu hỏi: Tại sao Trung Quốc tiếp tục “dằn mặt” Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế? ThS Hoàng Việt cho rằng, mục đích của Trung Quốc khi điều tàu hải cảnh vào Vùng đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam là để “dằn mặt” lãnh đạo CSVN trước chuyến thăm Mỹ: “Việc bà Kim Ngân sang Trung Quốc có lẽ theo tôi cũng là những chuẩn bị giải thích cho Trung Quốc về chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới. Cũng nhân dịp này Trung Quốc muốn cảnh cáo và nhắc nhở Việt Nam là Trung Quốc sẵn sàng có thể ra tay”.

Bản tin ngày 15-7-2019

Tin Biển Đông

Vụ căng thẳng xảy ra “suốt một tuần” ở Bãi Tư Chính, báo “lề đảng” vẫn tiếp tục im lặng, nhường sân chơi cho báo “lề dân” suốt mấy ngày qua. Thế nhưng, nhà báo Bùi Thanh, lãnh đạo báo Tuổi Trẻ, phản bác tin này. Ông Thanh viết rằng: “Không có chuyện đó! Tin nhắn hàng giờ từ DK1 khơi xa vào điện thoại của tôi: anh em OK, Dk1 vẫn OK anh ơi! Xin gửi lời chào đất liền!“.

Bản tin ngày 13-7-2019

Tin Biển Đông

Tàu cảnh sát biển Việt Nam đối đầu với tàu hải cảnh Trung Quốc ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông. Tin này được báo South China Morning Post loan tải, các báo “hải ngoại, phản động” đều đưa tin, thế nhưng truyền thông “lề đảng” và Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn im hơi lặng tiếng.

Bản tin ngày 12-7-2019

Tin Biển Đông

RFI bàn về tình hình Biển Đông: Manila càng chập chờn, Bắc Kinh càng lấn lướt. Một số chuyên gia lưu ý “phản ứng của các giới chức chính quyền Philippines liên quan đến vụ Bãi Cỏ Rong trong một tháng qua thiếu nhất quán, từ thái độ cứng rắn ban đầu đã mau chóng giảm nhẹ cường độ sau đánh giá của tổng thống Philippines”

Bản tin ngày 11-7-2019

Tin Biển Đông

Bài thứ 7 trong loạt bài trên báo Tuổi Trẻ về nhà giàn DK1 – 30 năm thành đồng trên biển: Còn nhà giàn, còn chủ quyền Tổ quốc. Trung tá Kim Văn Mệnh, chỉ huy trưởng nhà giàn Tư Chính tâm sự: “Chủ quyền Tổ quốc là điều thiêng liêng nhất. Tôi thấy vui vì lớp trẻ kế cận sau mình có bản lĩnh, có trình độ, nhiệt huyết, tiếp thu nhanh. Tôi có niềm tin lớn vào những người lính trẻ hiện giờ. Ra nhà giàn là nhiệm vụ thiêng liêng chứ không đơn giản là ra đó cho có người ở”.

Bản tin ngày 10-7-2019

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Việt Nam – Philippines nhấn mạnh việc không quân sự hóa Biển Đông. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Lopez Locsin Jr. đã nhất trí như vậy trong cuộc hội đàm ngày 8/7 ở VN. “Hai bộ trưởng chia sẻ đánh giá về tình hình gần đây trên Biển Đông, khẳng định kiên trì nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Bản tin ngày 9-7-2019

Tin Biển Đông

Báo Pháp Luật TP HCM có bài so sánh hai thế lực lớn nhất ở Biển Đông: Tương quan sức mạnh Mỹ – Trung Quốc. Bài viết lưu ý, dù sức mạnh hải quân Trung Quốc chưa được kiểm chứng trong thực chiến với siêu cường như Mỹ, Trung Quốc vẫn là quốc gia duy nhất trong khu vực biển Đông sở hữu vũ khí hạt nhân.

Bản tin ngày 8-7-2019

Tin Biển Đông

Báo Pháp Luật TP HCM có bài phân tích tình hình Biển Đông: Nhìn lịch sử đánh giá tư duy quân sự của Trung Quốc. Bài báo dẫn lời chuyên gia quân sự Brad Lendon, so sánh kế hoạch của Trung Quốc ở Biển Đông, với chiến lược của Mỹ trong Chiến tranh Thái Bình Dương: “Khi xem xét những căng thẳng hiện tại ở biển Đông, nơi mà Trung Quốc cũng đang tiến hành xây dựng các đường băng (trái phép), cuộc chiến trên đảo Saipan đã để lại nhiều bài học không thể bỏ qua”.

Bản tin ngày 6-7-2019

Tin Biển Đông

Sau khi Mỹ và một số nước đồng minh lên án vụ Trung Quốc thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống hạm trong cuộc tập trận kéo dài gần một tuần qua trên Biển Đông, Trung Quốc phủ nhận phóng tên lửa ở Biển Đông, VnExpress đưa tin. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng “các thông tin liên quan do Mỹ đưa ra” về vụ phóng thử tên lửa ở Biển Đông là “không phù hợp với thực tế”.

Bản tin ngày 5-7-2019

Tin Biển Đông

Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 4/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định, Việt Nam theo dõi sát vụ Trung Quốc phóng tên lửa ở Biển Đông, báo Thanh Niên đưa tin. Vụ hải quân Trung Quốc tập trận ở Biển Đông gần một tuần qua và bắn thử một số tên lửa chống hạm, bà Lê Thị Thu Hằng nói: “Việt Nam đề nghị mọi hoạt động của các bên ở khu vực Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền và các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các quốc gia, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển”.

Bản tin ngày 4-7-2019

Tin Biển Đông

RFI đặt câu hỏi về tên lửa đạn đạo chống hạm ở Biển Đông: Bước ngoặt của Trung Quốc? Trên trang Diplomat, chuyên gia Ankit Panda nhận định, cuộc thử nghiệm tên lửa mà Trung Quốc vừa tiến hành, có nhiều khả năng đã được thực hiện từ đất liền: “Nếu căn cứ vào các tọa độ của khu vực cấm qua lại gần quần đảo Trường Sa được Trung Quốc loan báo cho cuộc tập trận mới đây”, thì Trung Quốc có thể đã bắn thử tên lửa DF-21D từ đảo Hải Nam hoặc lục địa Trung Quốc đến mục tiêu tập trận trên Biển Đông.

Bản tin ngày 3-7-2019

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Trung Quốc phóng thử tên lửa đạn đạo chống hạm trên Biển Đông? Theo đó, hai quan chức Mỹ giấu tên, khẳng định với đài CNBC rằng, Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống hạm ở Biển Đông, sau khi nước này thông báo tập trận 5 ngày gần quần đảo Trường Sa.