Trang chủ Điểm Tin

Điểm Tin

Diễn biến Việt Nam và Thế giới

Bản tin ngày 12-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Zing dẫn nguồn tin từ Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin: Trung Quốc đưa thêm tàu tới đá Ba Đầu. Ngoại trưởng Philippines thông báo, TQ đã triển khai thêm tàu “dân quân biển” tới khu vực đá Ba Đầu. Số tàu dân binh TQ hiện diện ở khu vực này hiện lên tới gần 300 chiếc, trong khi cuối tháng 3 chỉ khoảng 200 chiếc. Philippines đang cân nhắc tiếp tục phản đối chính thức TQ.

Bản tin ngày 8-6-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

RFA có bài phỏng vấn GS Carl Thayer: Việt Nam nên “tự giúp mình” để đối phó với Trung Quốc. Khi được hỏi liệu có khả năng hải quân, dân quân và cảnh sát biển VN quyết tâm đối đầu với các lực lượng tàu có vũ trang của TQ, ông Thayer trả lời:

Bản tin ngày 9/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Sự kiện tàu Mỹ USS Stethem áp sát đảo Tri Tôn thuộc Quần đảo Hoàng Sa hôm 02/07/2017, dịch giả Song Phan cũng là người theo sát các vấn đề Biển Đông, cung cấp thêm cho độc giả thông tin về trường hợp này.

Ông Song Phan viết: “Lưu ý là ranh giới ngoài của lãnh hải có thể xem như biên giới quốc gia trên biển. Nhưng biên giới này khác biên giới trên đất liền ở chỗ người ngoài có thể đi ngang qua mà ko cần có ‘visa’, miễn là đi qua theo kiểu vô hại, tức là phải ̣đi thẳng, liên tục và không được ‘gươm tuốt, cung giương’.”

Bản tin ngày 10/8/2017

Tin trong nước

Chủ quyền đất nước – Biển Đông

Một số nhận định của nhà báo của Bill Hayton về vụ Repsol trên Twitter, đã được Facebooker Ann Đỗ dịch. “1. Việt Nam đã cố gắng khẳng định quyền của mình theo UNCLOS để phát triển 1 mỏ khí trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình. 2. Trung Quốc đã đe dọa tấn công các căn cứ quốc phòng của VN trừ khi VN ngừng khoan dầu khí. 3. VN đã đồng ý KHÔNG BAO GIỜ khoan 1 lô lớn ở biển nữa“. Mời đọc thêm các tweet của ông Hayton về Biển Đông.

Còn đây là nội dung cuộc gặp giữa Bộ trưởng QP Mỹ, ông James Mattis và Bộ trưởng QP Việt Nam, ông Ngô Xuân Lịch, đăng trên website Bộ Quốc phòng Mỹ:

“Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Jim Mattis đã gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch để thảo luận mối quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng gia tăng và thách thức an ninh khu vực.

Bản tin ngày 11/9/2017

Tin trong nước

Biển Đông

Báo Người Lao Động có bài: Quyết giữ ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Anh Võ Bá Nha, 34 tuổi, chủ tàu QNg-90045TS, kể rằng, tàu của anh đã nhiều lần bị Trung Quốc đập phá tài sản, nhưng anh vẫn không chùn bước: “Nếu chuyến biển nào bị tàu Trung Quốc phá tài sản, khi trở về có đi vay, đi mượn hay bán nhà cũng phải sửa lại tàu tiếp tục ra Hoàng Sa. Đó là nơi nuôi sống mình, gia đình bao thế hệ ngư dân chúng tôi. Không thể vì Trung Quốc dọa nạt dùng vũ lực, bỏ tù mà bỏ biển được“.

CLB bóng đá NO-U ra sân chiều Chủ nhật lần thứ 250, ngày 10/9/2017 trên sân Viettel. Tuy nhiên, cũng như nhiều lần trước đó, khi gần hết trận thì an ninh đến doạ nạt chủ sân và cấm không cho thuê sân nữa và chủ sân bóng không dám lấy tiền sân dù đã cho thuê gần hết giờ.

Bản tin ngày 13/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Vụ bắn chết hai ngư dân Phan Ngọc Liêm và Lê Văn Reo, báo Lao Động đưa tin: Việt Nam yêu cầu Philippines xin lỗi, bồi thường vụ bắn chết ngư dân. Bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn BNG VN, nói: “Chúng tôi yêu cầu Philippines phải khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các cá nhân sai phạm, sớm thông báo với phía Việt Nam kết quả chính thức. Philippines phải có hình thức xin lỗi phù hợp và bồi thường thiệt hại về tính mạng và tài sản của các ngư dân. Quan điểm của Việt Nam là phải đối xử nhân đạo với các ngư dân, không đe dọa và sử dụng vũ lực với các ngư dân”.

Phản ứng trước vụ chiến hạm Mỹ đến Hoàng Sa, VN nói tự do giao thông ở Biển Đông, theo VOA. Bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói: “Với tư cách là quốc gia có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định lập trường nhất quán của mình, theo đó, tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.

Bản tin ngày 16-11-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Foreign Policy có bài: Trump gây ra xung đột bằng cách chơi trò hòa giải. Về chuyện Tổng thống Mỹ đề nghị làm “trung gian” hòa giải trong tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, tác giả Bill Hayton cho rằng, lời đề nghị này gây ra rắc rối nhiều hơn là có lợi. Ông Hayton đặt câu hỏi: liệu Trump và Trung Quốc đã có thỏa thuận riêng với nhau, chẳng hạn như mang Biển Đông ra đổi chác với Trung Quốc về vấn đề Bắc Hàn, hay không?

Tác giả phân tích, trong số 14 điểm nêu ra ở tuyên bố của chung hai nước, vấn đề Biển Đông đã bị coi nhẹ, khi nó nằm ở điểm thứ 13 trong số 14 điểm, thấp hơn cả chuyện đổi địa điểm mới của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội – ở điểm số 9.

Bản tin tối 4-1-2018

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên bàn về động thái của Mỹ ở Biển Đông năm 2018. Trong năm 2017, Hải quân Hoa Kỳ đã có ít nhất 4 lần triển khai chiến hạm để thực hiện tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải, nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc (FONOP) ở Biển Đông. Theo Reuters, giới chức Washington tuyên bố rằng hoạt động tuần tra FONOP được tiến hành nhằm “thách thức tuyên bố chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh ở vùng biển này”.

Bản tin tối 20-1-2018

Tin trong nước

Tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa

Báo Người Việt bình luận: Sợ dân phẫn nộ, CSVN hoãn chương trình nghệ thuật của Trung Quốc. Đảng Cộng sản tính để một đoàn nghệ thuật từ Trung Quốc đến biểu diễn ở Việt Nam đúng ngày tưởng niệm Trung Quốc cướp mất quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, “trước những đả kích kịch liệt trên mạng xã hội, nhà cầm quyền CSVN phải hoãn chương trình của Đoàn Nghệ Thuật Nội Mông của Trung Quốc vì trùng vào ngày Trung Quốc cướp quần đảo Hoàng Sa”.

Nhà văn Trần Trung Đạo đặt câu hỏi: Ai dâng đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng? Nói về công hàm bán nước ngày 14/9/1958 của Phạm Văn Đồng, tác giả cho biết, lãnh đạo CSVN: “Chẳng những ký, đăng báo Nhân Dân mà còn cử đại sứ Nguyễn Khang đến trao tận tay Thứ Ngoại Trưởng Trung Cộng Cơ Bằng Phi” của Trung Quốc.

Bản tin tối 5-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Giáo Dục Việt Nam có bài: Tranh luận về khả năng “Trung Quốc bóp cò” trên Biển Đông. Bài viết dẫn lời tác giả Gordon G. Chang nhận định: “Sở dĩ Trung Quốc muốn đối đầu trên Biển Đông là vì: Trong cuộc khủng hoảng Scarborough tháng Tư 2012, Washington đã không có trách nhiệm thúc đẩy thực hiện thỏa thuận do Mỹ làm trung gian: Philippines và Trung Quốc cùng rút tàu khỏi Scarborough”.

Trong khi đó, học giả James Holmes từ Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, cho rằng: “Trên Biển Đông, lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi chiến lược ‘bất chiến tự nhiên thành’,” bởi vì “nghệ thuật chiến tranh của Trung Quốc từ thời cổ đại đã xác định, không đánh mà thắng mới là lựa chọn cao nhất”.

Bản tin sáng 8-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Viet Times có bài: Trung Quốc mưu biến Biển Đông thành “pháo đài” tàu ngầm hạt nhân. Quần đảo Trường Sa hoàn toàn không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc đã cố tình chiếm đóng và xây dựng các tiền đồn quân sự trên quần đảo này một cách phi pháp.

Trung Quốc đã xây đảo nhân tạo và xây dựng các hệ thống dân – quân sự trên 7 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa, xây các cảng nước sâu và đường băng, nhằm cải thiện khả năng phối hợp và thực hiện các hoạt động dân sự – quân sự ở khu vực này.

Bản tin sáng 27-3-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Vẫn như mọi năm, Hội Nghề cá lên tiếng phản đối việc cấm đánh cá trên Biển Đông của Trung Quốc, truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin. Đảng và Nhà nước vẫn im thin thít như mọi năm, để cho Hội Nghề cá đơn độc lên tiếng.

Đâu rồi cái tình “bạn vàng, bạn tốt” của đảng, sao không mang ra hỏi “bạn” rằng, bạn bè kiểu gì mà năm nào cũng giở trò lưu manh, cấm ngư dân không được đánh bắt cá trong cái ao của người ta thế này? Hay đảng đã quen, suốt gần chục năm qua bị cấm, quen nhịn nhục, không còn khả năng phản kháng nữa rồi?

Bản tin tối 14-4-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Tiền Phong dẫn lời Đại biện lâm thời của Trung Quốc ở Việt Nam phát biểu: Các hành động trên biển của Trung Quốc ‘không nhằm vào Việt Nam’. Về chuyện Trung Quốc liên tiếp triển khai máy bay, tàu chiến tập trận ở Biển Đông, bà Doãn Hải Hồng, đại biện TQ, nói: “Trung Quốc sẽ kiên trì con đường phát triển hòa bình, đi theo con đường phát triển hoàn toàn khác so với các nước lớn trên thế giới”.

Bản tin Biển Đông ngày 12/8/2018

BTV Tiếng Dân

Giải mã Gạc Ma

Những tranh luận xung quanh thực hư của “Lệnh không nổ súng trước” hay “Không nổ súng” trong biến cố Gạc Ma ngày 14/3/1988 vẫn đang tiếp tục gây chú ý khi mới đây ông Phan Trí Đỉnh gửi cho Tiếng Dân bài viết: “Bắn hay không bắn trước, hoặc là không bắn?”. Trong bài, tác giả cung cấp một trang sách trong cuốn Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam 1955 – 2015, của NXB Quân đội Nhân dân 2015. Trong trang sách tường thuật lại biến cố Gạc Ma có dòng chữ: “thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến, không nổ súng nhưng phải quyết tâm bảo vệ Gạc Ma”.

Bản tin ngày 11-9-2018

Nhân quyền ở Việt Nam

Sau khi bà Debbie Stothard, Tổng thư ký Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế bị câu lưu ở sân bay Nội bài hôm 9/9, khi bà trên đường tới Hà Nội để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), thì ngày hôm sau, đến lượt ông Minar Pimple, Giám đốc cao cấp Ân xá Quốc tế bị từ chối visa vào Việt Nam để tham dự hội nghị này, RFA dẫn nguồn từ Tổ chức Ân xá Quốc tế, cho biết.

Bản tin ngày 3-10-2018

Hội nghị Trung ương 8

Hội nghị Trung ương 8 khóa 12 vừa khai mạc hôm qua 2/10 và sẽ kéo dài tới thứ Bảy 6/10. Nội dung bàn nhiều chủ đề, nhưng có lẽ chủ đề quan trọng, gây sự chú ý của giới quan sát đó là: Ai sẽ ngồi vào ghế Chủ tịch nước? Liệu có sự sáp nhập giữa hai ghế Tổng bí thư và Chủ tịch nước hay không?

Bản tin ngày 3-11-2018

Tin Biển Đông

Báo Dân Trí dẫn lời ông John Richardson, Tư lệnh Hải quân Mỹ: Trung Quốc nên tuân thủ nguyên tắc trên biển. Phát biểu tại Australia trong khuôn khổ chuyến thăm bốn nước khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, ông Richardson cho biết: “Chúng tôi đã hoạt động trên cùng vùng biển với Hải quân Trung Quốc tại Biển Đông, và chuyện chạm trán xảy ra thường xuyên” và rằng “Mỹ vẫn tiếp tục duy trì hiện diện tại Thái Bình Dương, nên chúng tôi (Mỹ và Trung Quốc) sẽ vẫn tiếp tục chạm trán nhau tại vùng biển này”.

Bản tin ngày 11-12-2018

Tin Biển Đông

Báo Dân Việt dẫn nguồn từ Hoàn Cầu Thời báo, cho biết: Đại tá Trung Quốc đề xuất đâm tàu chiến Mỹ ở Biển Đông. Hoàn Cầu Thời báo dẫn lời Đại tá không quân Đới Húc, chủ tịch Viện Hợp tác và An toàn Hải dương Trung Quốc, phát biểu: “Nếu tàu chiến Mỹ tiếp tục đi vào vùng biển của Trung Quốc, tôi đề nghị triển khai hai chiến hạm. Một chiếc có nhiệm vụ chặn đầu tàu Mỹ, chiếc còn lại đâm thẳng vào đối phương. Chúng ta sẽ không cho phép hải quân Mỹ gây rối loạn”.

Bản tin ngày 17-1-2019

Tin Biển Đông

Hoa Kỳ và Anh tập trận chung ở Biển Đông, theo RFA. Ngày 16/1/2019, quân đội Mỹ thông báo, “tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS McCampbell của Mỹ và tàu HMS Argyll của Hải quân Anh đã phối hợp hoạt động tại Biển Đông từ ngày 11/1 đến 16/1”. Hai tàu này “đã diễn tập giao tiếp trên biển, chiến thuật phân chia và trao đổi nhân sự với mục đích là để phát triển quan hệ hải quân hai nước”.

Bản tin ngày 9-3-2019

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Bị tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá, 5 ngư dân vẫn bám Hoàng Sa mưu sinh. Vụ tàu cá QNg 90819 TS với 5 ngư dân Quảng Ngãi bị tàu hải cảnh Trung Quốc, biển số 44101, đâm chìm ngày 6/3 ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu cho biết: “Sau khi được cứu vớt, sức khỏe của 5 ngư dân đi trên tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm đã ổn định và tiếp tục theo tàu cá QNg 90620 TS bám biển Hoàng Sa mưu sinh”.

Bản tin ngày 16-4-2019

Tin Biển Đông

Giàn khoan nước sâu của Trung Quốc ở Biển Đông bắt đầu hoạt động, VOA đưa tin. Đây không phải là giàn khoan Dongfang 13-2 mà là Hải Dương 981, từng được Trung Quốc triển khai trong thềm lục địa của Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa vào năm 2014. Bây giờ giàn khoan này hoạt động ở vùng biển phía tây Philippines, tức bên trong Biển Đông và bắt đầu khai thác dầu khí.

Bản tin ngày 24-5-2019

Tin Biển Đông

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 23/5/2019, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về tàu TQ cào nghêu phá hoại môi trường ở Biển Đông, Zing đưa tin. Bà Lê Thị Thu Hằng phát biểu: “Việc khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông cần tuân thủ luật pháp quốc tế như được nêu trong công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982, theo đó khai thác tài nguyên ở Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển, tôn trọng quy định của các quốc gia về bảo vệ sinh thái biển”.

Bản tin ngày 1-7-2019

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ đưa tin, chiều 28/6, tàu cá của ông Hồ Bá Lâm ở Nghệ An, mang số hiệu NA 95899 TS, cùng 19 ngư dân, bị tàu Pacific 01, của Công ty CP Vận tải và thương mại quốc tế có trụ sở tại quận 1, TP.HCM, đâm chìm, tại vùng biển phía nam đảo Bạch Long Vỹ. Kết quả, 19 ngư dân rơi xuống biển, vớt được 9 người và 1 thi thể, 9 người mất tích.

Bản tin ngày 6-8-2019

Tin Biển Đông

Chiều 5/8/2019, các báo “lề đảng” đưa tin: Cục Hải sự Hải Nam thông báo, quân đội Trung Quốc sẽ tổ chức hai cuộc tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào các ngày 6 và 7/8/2019. Khu vực tập trận tương đối cách xa “điểm nóng” Bãi Tư Chính, nhưng lại ở khá gần cửa biển Đà Nẵng.

Tin Biển Đông: Chiến hạm Quang Trung ở đâu?

BTV Tiếng Dân

28-8-2019

Bộ Quốc phòng Mỹ lên án Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí của Việt Nam, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố: “Bộ Quốc phòng Mỹ cực kỳ quan ngại trước các nỗ lực liên tục của Trung Quốc khi vi phạm trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Gần đây, Trung Quốc còn tái diễn sự can thiệp mang tính áp bức nhằm vào các hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông”.

Bản tin ngày 25-9-2019

Tin Biển Đông

Vụ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng khu vực Bãi Tư Chính thuộc “chủ quyền” Trung Quốc, rồi 4 ngày sau, có mặt ở Trung Quốc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng lợi ích Việt Nam, RFA đặt câu hỏi: Liệu có phải đấy là trò tung hứng nguy hiểm?

Bản tin ngày 14-10-2019

Hiệp sĩ xin ra khỏi CLB phòng chống tội phạm

Báo Lao Động đưa tin: “Hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải nộp đơn xin ra khỏi CLB phòng chống tội phạm. Chiều 13/10, Chủ tịch UBND phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, xác nhận: Ông Nguyễn Thanh Hải, một trong những người đầu tiên xây dựng mô hình đội “hiệp sĩ” để sau này tỉnh Bình Dương ra quy chế thành lập Câu lạc bộ phòng chống tội phạm, đã nộp đơn xin ra khỏi câu lạc bộ này.

Tin Biển Đông: Lãnh đạo VN “đấu tranh rất hiệu quả”, Hải Dương 8 rút lui?!

BTV Tiếng Dân

30-10-2019

Báo Tiền Phong có bài: Ðồng thuận để giữ vững chủ quyền trên biển Ðông. Vụ tàu Hải Dương 8 rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đại biểu Nguyễn Anh Trí ở Hà Nội cho rằng, đó là kết quả đấu tranh rất hiệu quả của Việt Nam. Ông Trí nói: “Phải xác định đây là cuộc đấu tranh lâu dài, đừng nóng vội. Vấn đề quan trọng là giữ được biên giới, lãnh thổ, chủ quyền trên biển Đông”.

Bản tin ngày 19-11-2019

Tin nhân quyền

Báo Người Việt có bài: Bị Mỹ trục xuất, nhà hoạt động Hà Văn Thành đối mặt với cáo buộc ‘buôn người’. Nhà hoạt động Hà Văn Thành ở Nghệ An, đã phải trốn khỏi quê hương sau sự kiện Formosa, qua Thái Lan, Cuba, Mexico, rồi vào Mỹ qua ngả biên giới Mỹ – Mexico, đã bị bắt giam và bị trục xuất về đến phi trường Nội Bài hôm 23/10/2019, hiện đang bị nhà cầm quyền CSVN cáo buộc tội “buôn người”.

“Án bỏ túi” trong vụ cựu Phó Chủ tịch thành Hồ giao “đất vàng” cho Vũ “nhôm”

BTV Tiếng Dân

31-12-2019

Sau hai ngày xử án, sáng 31/12/2019, HĐXX TAND TP HCM tuyên án cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín cùng 4 đồng phạm trong vụ giao nhà đất tại số 15, Thi Sách, quận 1. VOV đưa tin: Cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín lĩnh án 7 năm tù.