Phận di sản (Phần II)

FB Nguyễn Tiêu Quốc Đạt

7-5-2018

Tiếp theo Phần I

Ông Võ Viết Thanh, nguyên Chủ tịch UBND TP HCM, công bố với báo Tuổi trẻ một bản đồ mà nhìn nét vẽ là biết hàng VN thập kỷ 90, có tinh xảo hơn một chút bản quy hoạch của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Tôi chỉ quan tâm khu vực có quần thể di tích Nhà thờ Thủ Thiêm và thấy không đưa ra được kết luận gì về thân phận của nó ngoài bản đồ Tổng mặt bằng, có vẻ như khu nhà thờ vẫn nằm trong vùng tô màu xanh.

Gốc của bệnh thành tích: Tiếng nói của người trong cuộc

FB Chu Mộng Long

22-12-2018

Thành tích là căn bệnh mà nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân là người đầu tiên lên tiếng tuyên chiến với nó. Khẩu hiệu “Nói không với bệnh thành tích” rất được lòng dân và được cả xã hội đồng tình, hưởng ứng.

Sân golf Phan Thiết: “Luật sư” Nguyễn Văn Đông

Phan Bình Minh

7-7-2020

Phản biện số 2: Ngụy biện về luật đất đai

Theo công bố chính thức trên website Quốc hội, ông Nguyễn Văn Đông có “Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật, Luật sư” (Hình 1). Đồng thời lại là một Đại biểu Quốc hội – cơ quan lập pháp cao nhất nước nên phải mặc nhiên thừa nhận là Nguyễn Văn Đông người am hiểu luật pháp.

Chính phủ như thế thì thảm nạn phải như thế!

Blog VOA

Trân Văn

3-11-2020

Hôm 2 tháng 11, khi tham gia thảo luận với các đại biểu quốc hội cùng tổ với mình tại kỳ họp thứ mười của khóa này, ông Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng Việt Nam, cương quyết phủ nhận thủy điện là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lũ lớn, lụt sâu kéo dài và sạt lở xảy ra khắp nơi, đặc biệt là tại Quảng Nam.

Con dại, cái mang

Blog VOA

Trân Văn

26-2-2018

Biểu tình phản đối Hà Nội chặt cây xanh. Ảnh: internet

Thiên hạ thường bảo gia đình nào đó vô phúc khi cha mẹ rơi vào cảnh cơm không đủ no, áo không đủ ấm mà vẫn phải thắt lưng, buộc bụng, thậm chí cắn răng vay nợ để con cái ăn chơi vô độ, không thèm bận tâm cha mẹ ra sao, tương lai của cả gia đình sẽ như thế nào.

Gia đình quốc dân

FB Nguyễn Anh Tuấn

31-12-2017

Cụ Kình (thứ 3 từ trái qua). Ảnh: FB Nguyễn Anh Tuấn.

Đây là gia đình cụ Kình – một gia đình bình thường, sống giữa những người hàng xóm bình thường, trong một ngôi làng bình thường của nông thôn Bắc Bộ.

Ba người đàn ông trong gia đình này lẽ ra đã có một kết cục rất khác, tệ hơn rất nhiều so với những gì được thấy trong ảnh.

Cụ Kình lẽ ra đang ngồi trong tù với đoạn xương đùi nẹp ốc vít từ vết thương ngày 15/4 mà các nhân viên công lực gây ra khi cố gắng bắt cụ.

Ông Thanh Quyết loạn ngôn hay Giáo Hội Phật giáo Việt Nam bất lực?

Kiên Tâm

14-5-2019

Sư Quyết (phải) ra mắt bức tranh “Đạo pháp và dân tộc”. Ảnh: Lao Động

Tối 10/5/2019, truyền thông trong nước đưa tin, tại Học viện Phật Giáo Việt Nam ở Sóc Sơn, Hà Nội, trong một nghi thức trang trọng, ông Thanh Quyết với tư cách Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã công bố ra mắt bức tranh “Đạo pháp và dân tộc”.

Kẻ nào ngáng đường Bí thư Thành ủy Đà Nẵng? (Kỳ 2)

Sông Hàn

25-2-2020

Tiếp theo kỳ 1

Năm 2017, cái tên Phùng Văn Cưng đã được xướng lên rầm rộ trên mạng xã hội. Người ta biết đến hắn, không phải vì hắn là ông Phó Bí thư Quận uỷ, mà vì hắn là “đệ” của Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đầy quyền lực.

Hồi kết của đại án test kit Việt Á và ai là “trùm cuối”?

Phạm Vũ Hiệp

23-1-2022

Đại án Việt Á nâng khống kit xét nghiệm Covid-19 đang đi đến hồi kết. Việc Phan Quốc Việt nhập hàng từ Trung Quốc về với đơn giá 21.500 VNĐ/ bộ, sau đó bán cho các bệnh viện và CDC các tỉnh thành với giá từ 367.000 VNĐ/ bộ đến 509.000 VNĐ/ bộ, gây choáng cả một số lãnh đạo cấp cao.

Võ Kim Cự bẻm mép và dối trá!

LS Trần Đình Triển

13-5-2019

Võ Kim Cự, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã bị cách chức “cựu”. Ảnh: Đất Việt

Với Võ Kim Cự thì phải “bắt tận tay, day tận cánh”, đưa tài tiệu trước mặt thì ông ta mới cúi đầu nhận tội và mới lom khom quỳ gối xin xỏ; đó là bản chất của Võ Kim Cự ngay từ khi lập nghiệp thu gom buôn bán sắt vụn.

Người mù hướng dẫn xem tranh

Nguyễn Đình Cống

23-11-2018

Tôi vừa đọc bài “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên: Nhận diện và phòng chống. Bài đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 23/11/2018. Tôi thấy bài đó là một kiểu người mù hướng dẫn xem tranh.

Bài có 3 nội dung: Nhận diện, Nguyên nhân, Biện pháp khắc phục.

Trong mục nhận diện, tác giả nêu ra tác hại ghê gớm của tự chuyển biến, chỉ ra chủ nghĩa đế quốc và thế lực thù địch với âm mưu diễn biến hòa bình, dẫn ra 4 nguy cơ được ĐH VII, năm 1991, khẳng định. Phải chăng những điều như thế là nhận thức mới mẻ hay là thứ đã được bỏ quên từ lâu trong các đống rác.

Tác giả đưa ra 3 nguyên nhân chính: 1-Do tác dụng trái chiều của quá trình toàn cầu hóa, của kinh tế thị trường; 2-Do những thách thức của lịch sử, âm mưu diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động…; 3- Do những yếu kém từ chính nội bộ đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quá trình lãnh đạo thực hiện sự nghiệp đổi mới.

Liệu 3 nguyên nhân này có phải là do tác giả nghiên cứu, suy nghĩ sâu sắc rồi rút ra hay là nhắc lại theo kiểu sáo vẹt. Xin thưa: Ở các nước theo kinh tế thị trường không nơi nào xẩy ra “tự diễn biến” như ở VN. Hỏi, xin chỉ ra chủ nghĩa đế quốc, thế lực phản động ở thế kỷ 21 này cụ thể nằm ở đâu, phản đối việc diễn biến hòa bình phải chăng là chỉ muốn diễn biến chiến tranh.

Cũng đành phải kể ra nguyên nhân nội bộ, nhưng chỉ dám đề cập đến yếu kém mà không dám chỉ ra các sai lầm từ chủ nghĩa, đường lối đến những việc làm cụ thể.

Trước đây tôi được dạy và tin rẳng Mác Lê là chân lý, nay nhờ nghiên cứu mà hiểu ra rằng Mác Lê chứa nhiều độc hại. Trước đây tôi được tuyên truyền và tin rằng Đảng luôn sáng suốt và quang vinh, nay nhờ quan sát, đối chiếu thực tế mà biết rằng một số việc làm của Đảng làm tổn dân, hại nước. Như vậy tôi bị quy thuộc loại tự chuyển biến. Có khá nhiều người tự chuyển biến như vậy, nhưng giữ trong lòng, chỉ có một số thoát khỏi sự sợ hãi, dám nói ra, dám công khai từ bỏ Đảng. Tôi tự xét thấy, nguyên nhân tự chuyển biến chính là phát hiện ra bất đồng với Mác Lê và Đảng chứ chẳng phải do kinh tế thị trường, chẳng do đế quốc hoặc thù địch nào cả.

Tác giả đưa ra 4 biện pháp nhằm khắc phục “tự diễn biến”. 1-Đổi mới tư duy, phát triển lý luận; 2-Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên, kiểm tra, giám sát…; 3-Nâng cao hiệu quả giáo dục, rèn luyện…; 4- Đảng quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần và lợi ích thiết thân của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Hỏi, đổi mới tư duy kiểu gì khi vẫn cố kiên trì Chủ nghĩa Mác Lê đã tỏ ra không phù hợp. Chính vì đổi mới tư duy mà sinh ra Tự diễn biến. Biện pháp nâng cao quản lý, kiểm tra, giám sát phải chăng để xiết chặt tổ chức, để khống chế tư tưởng. Xin thưa, xiết chặt tổ chức và bịt miệng thì có thể làm được, còn khống chế tư tưởng thì đừng mong. Hỏi nâng cao hiệu quả giáo dục bằng cách nào trong khi các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị của đảng chỉ nhằm nhồi sọ, tẩy não, làm người dự học càng bị ngu muội thêm. Hỏi, phải chăng nâng cao đời sống vật chất sẽ dẹp được tự diễn biến về tư tưởng trong khi tự do, dân chủ bị bóp nghẹt, sự đàn áp tư tưởng càng tăng.

Vấn đề quan trọng không phải là chống “Tự diễn biến” mà là tạo ra sự diễn biến hợp quy luật, theo hướng tiến bộ. Để làm việc này Đảng phải tự thay đổi, từ đảng cách mạng chuyển thành đảng chính trị cầm quyền.

Những điều mà bài của tạp chí Cộng sản đăng là quá cũ kỹ và sáo vẹt Nó giống như người mù, đầu óc bã đậu, nghe nói về bức tranh rồi cứ thế mà hướng dẫn cho người khác. Thầy bói tả con voi còn được sờ cái đuôi hoặc cái tai của nó. Người mù hướng dẫn xem tranh chỉ nghe nói loa qua. Tạp chí Cộng sản đăng những bài có nội dung nghèo nàn, nhàm chán như vậy chứng tỏ các trí thức của Đảng có trình độ quá thấp hoặc chỉ làm được bút nô mà thôi.

Dân Trà Ổ biểu tình phản đối dự án điện mặt trời bị CSCĐ Bình Định bố ráp

Lê Nguyễn Hương Trà

9-5-2019

Hình ảnh lực lượng CSCĐ chống dân Trà Ổ. Ảnh: Lê Nguyễn Hương Trà

Dự án Nhà máy điện mặt trời đầm Trà Ổ thuộc thôn Châu Trúc, xã Mỹ Lợi, H.Phù Mỹ, tỉnh Bình Định có diện tích 60 ha, với tổng vốn 1.440 tỉ đồng do Công ty cổ phần năng lượng tái tạo Việt Nam làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, Dự án vấp phải sự phản đối quyết liệt từ người dân địa phương!

“Giấy triệu tập” không thể ghi và ký tùy tiện

Nguyễn Đăng Quang

28-2-2018

Nước ta theo mô hình nhà nước “Dân chủ Nhân dân” 31 năm ở miền Bắc, khi chuyển sang mô hình nhà nước “Xã hội Chủ nghĩa” trên phạm vi toàn quốc cũng đã được 42 năm, tổng cộng tất cả là 73 năm! Cả hai mô hình nhà nước này đều được mô tả với người dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế là “Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”!

Tự hào gì ngày truyền thống luật sư?

LS Đặng Đình Mạnh

10-10-2017

Nói đến ngày 10 tháng 10, tôi vẫn nhớ ngày song thập dễ nhớ này là ngày quốc khánh của Đài Loan, quốc gia đã xâm chiếm đảo Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa của chúng ta mà đến nay vẫn chưa thu hồi được! Ngoài ra, thì tôi chẳng rõ nó là ngày gì cho đến khi một vài đồng nghiệp luật sư nhắc nhớ khi gởi lời chúc cho nhau! “Ngày truyền thống luật sư Việt Nam 10/10”.

Trao đổi ở Quốc hội

Nguyễn Đình Cống

13-3-2021

Tại kỳ hop Quốc hội cuối năm 2020, ông Vũ Đức Đam  đã phát biểu về đạo đức và giáo dục. Các phát biểu đó rất được hoan nghênh. Bà Kim Ngân cho phép ông kéo dài thời gian. Báo chí hết lời ca ngợi.

Chuyện vui Chủ Nhật: Hot girl phiêu lưu ký

Mạc Văn Trang

6-10-2019

Trời ạ. Chỉ là một trò thử nghiệm, nghịch ngợm của em một tí, mà mấy trăm tờ báo Nhà nước và Thế giới mạng tràn ngập tin tức về em. Cả những hình ảnh hở hang của em cũng được trưng ra khắp nơi cho thiên hạ nhòm ngó. Khiếp quá, còn hơn cả một đàn tàu giặc đang lăm le chiếm Bãi Tư Chính! Thì ra ở cái xứ Đông Lào này muốn nổi tiếng quá dễ. Đúng là “Cái nước mình thời CS nó thế”! Thôi thì, em bật mí ra đây, để làng trên, xóm dưới, thiên hạ Đông, Tây tỏ tường cái chuyện của em.

Lại là bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến!

Blog RFA

Song Chi

23-8-2017

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Infonet.

Hóa ra trong xã hội này ác nhất chưa chắc đã là đám công an, mặc dù bọn này chuyên bóp nặn, xách nhiễu dân lành và sẵn sàng bạo hành dân tới chết chỉ vì những lỗi vi phạm giao thông nhỏ nhặt hay những vụ việc mà bằng chứng chưa rõ ràng, ngay trong lúc mới tạm giữ để điều tra. “Thành tích” của bọn này còn thua xa một mình chị Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế nước nhà. Dưới thời của chị, đã từng xảy ra bao nhiêu scandal rúng động về nghiệp vụ lẫn y đức của ngành y, bao nhiêu cái chết oan do sai sót về chuyên môn hoặc do cẩu thả, tắc trách của bác sĩ, nhân viên y tế…

Các dự án đội vốn, quan chức rút ruột công trình bỏ túi

 BTV Tiếng Dân

22-5-2019

Báo chí càng phanh phui, càng cho thấy khả năng rút ruột các công trình của quan chức CSVN ngoài sức tưởng tượng của người dân bình thường. Trang Doanh Nghiệp Hội Nhập có bài: Dự án đào tạo cán bộ ngân hàng đội vốn 40 lần, từ 7 tỷ lên 275 tỷ đồng.

Giới thiệu tóm tắt sách “Tại sao các quốc gia thất bại” (Đoạn 3)

Nguyễn Đình Cống

8-12-2018

Tiếp theo đoạn 1đoạn 2

Chương 4.- NHỮNG KHÁC BIỆT NHỎ VÀ CÁC BƯỚC NGOẶT

THẾ GIỚI DO DỊCH HẠCH GÂY RA

Vào khoảng năm 1346, bệnh dịch hạch giết chết khoảng nửa số dân ở những nơi nó tràn qua, từ vùng Địa Trung hải, đến Bắc Phi, Pháp và Anh. Thế nhưng thảm họa dịch hạch cũng đã có một tác động biến đổi về mặt xã hội, kinh tế, và chính trị lên Âu châu trung cổ.

Vào thế kỷ thứ14, châu Âu đã có một trật tự phong kiến Các nông dân, bởi vì địa vị “nô lệ” của họ, đã được gọi là các nông nô, bị gắn liền với đất, không có khả năng di chuyển đi nơi khác. Ðó đã là một hệ thống mang tính chiếm đoạt hết sức cao, với của cải chảy từ nhiều nông dân lên phía trên cho ít chúa đất.

Sự khan hiếm lao động nghiêm trọng do dịch hạch gây ra đã làm rung chuyển nền tảng của trật tự phong kiến. Nó đã khuyến khích các nông dân đòi thay đổi. Nông dân đã đòi giảm nhiều loại tiền phạt và việc làm không được trả công. Họ đã nhận được cái họ muốn,

Các nông dân đã bắt đầu giải phóng mình khỏi lao dịch bắt buộc và nhiều nghĩa vụ với các chúa đất của họ. Chính phủ đã thử chấm dứt việc này và, vào năm 1351, đã thông qua Ðạo luật [về Những người] Lao động (Statute of Laborers). Nỗ lực của nhà nước Anh để ngăn những sự thay đổi đã không có hiệu lực. Dịch vụ lao động phong kiến teo dần đi, một thị trường lao động dung hợp đã bắt đầu nổi lên ở nước Anh, và tiền công tăng lên.

Các tác động trở nên đặc biệt rõ sau năm 1500, khi Tây Âu bắt đầu cần đến những hàng hóa nông nghiệp được sản xuất ở Ðông Âu như lúa mỳ, lúa mạch và gia súc. Khi nhu cầu của Tây Âu tăng, các chúa đất Ðông Âu đã siết chặt thêm sự kiểm soát của họ đối với lực lượng lao động để mở rộng cung. Nó đã được gọi là Chế độ Nông nô Thứ hai, khác biệt và hà khắc hơn dạng gốc của nó ở đầu Thời Trung Cổ. Các nông nô phải chịu các quy định này đã chiếm 90 phần trăm dân số nông thôn thời đó.

Tai họa dịch hạch là một thí dụ sinh động về bước ngoặt [critical juncture], một sự kiện lớn hay sự hợp lưu của những yếu tố phá vỡ sự cân bằng kinh tế hay chính trị hiện tồn trong xã hội. Một bước ngoặt là một con dao hai lưỡi mà có thể gây ra một sự rẽ đột ngột trong quỹ đạo của một quốc gia. Một mặt nó có thể mở đường cho sự phá vỡ chu trình của những thể chế chiếm đoạt và cho phép những thể chế dung hợp hơn nổi lên, như ở nước Anh. Hoặc nó có thể tăng cường sự nổi lên của những thể chếchiếm đoạt, như trường hợp của Chế độ Nông nô Thứ hai ở Ðông Âu.

Việc hiểu lịch sử và các bước ngoặt định hình thế nào con đường của các thể chế kinh tế và chính trị cho phép chúng ta có một lý thuyết đầy đủ hơn về nguồn gốc của những sự khác biệt về sự nghèo khó và thịnh vượng. Ngoài ra, nó cho phép chúng ta giải thích tình hình hiện nay và vì sao một số quốc gia chuyển đổi sang các thể chế kinh tế và chính trị dung hợp trong khi các quốc gia khác lại không.

TẠO RA CÁC THỂ CHẾ DUNG HỢP

Nước Anh đã là độc nhất giữa các quốc gia khi nó có sự đột phá sang tăng trưởng kinh tế bền vững trong thế kỷ mười bảy. Những thay đổi kinh tế lớn đã theo sau một cuộc cách mạng chính trị mà đã mang lại một tập khác biệt của các thể chế kinh tế và chính trị, mang tính dung hợp hơn rất nhiều so với các thể chế của xã hội trước. Cách mạng Vinh quang (1688) đã hạn chế quyền lực của nhà vua và hành pháp, và đã chuyển quyền lực cho Quốc hội để quyết định về các thể chế kinh tế. Ðồng thời nó đã mở hệ thống chính trị cho phần bao quát tiêu biểu của xã hội, những người đã có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách nhà nước hoạt động. Cách mạng Vinh quang đã là nền tảng cho việc tạo ra một xã hội đa nguyên, và nó đã được xây dựng trên và làm tăng tốc một quá trình tập trung hóa chính trị. Nó đã tạo ra tập hợp đầu tiên của các thể chế chính trị dung hợp của thế giới. Những tiến bộ công nghệ, khát vọng của các doanh nghiệp để mở rộng và đầu tư, và việc sử dụng hữu hiệu các kỹ năng và tài năng tất cả đã trở nên có thể bởi các thể chế kinh tế dung hợp mà nước Anh đã phát triển.

Nước Anh đã phát triển các thể chế chính trị dung hợp này bởi vì hai yếu tố. Thứ nhất đã là các thể chế chính trị, kể cả một nhà nước được tập trung hóa, mà đã cho phép nó tiến hành bước triệt để tiếp theo với sự ập tới của Cách mạng Vinh quang. Quan trọng hơn là yếu tố thứ hai. Các sự kiện dẫn tới Cách mạng Vinh quang đã rèn đúc một liên minh rộng và hùng mạnh có khả năng đặt các ràng buộc lâu bền lên quyền lực của chế độ quân chủ và hành pháp, mà đã buộc phải mở cho các đòi hỏi của liên minh này. Việc này đặt nền móng cho các thể chế chính trị đa nguyên, mà rồi đã cho phép phát triển các thể chế kinh tế mà sẽ làm nòng cốt cho Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất.

NHỮNG KHÁC BIỆT NHỎ MÀ QUAN TRỌNG

Bất bình đẳng thế giới đã tăng đột ngột đầy kịch tính với Cách mạng Công nghiệp Anh. Các thể chế chính trị Anh đã trên con đường của chúng đến chủ nghĩa đa nguyên lớn hơn rất nhiều vào năm 1688, so với các thể chế ở Pháp và Tây Ban Nha. Các con đường phân kỳ của các xã hội Anh, Pháp, và Tây Ban Nha trong thế kỷ mười bảy minh họa tầm quan trọng của sự tác động qua lại của những sự khác biệt nhỏ về thể chế và các bước ngoặt [critical junctures.

Trong thời gian bước ngoặt, một sự kiện lớn hay sự hợp lưu của các yếu tố phá vỡ sự cân bằng hiện tồn của quyền lực chính trị hay kinh tế trong một quốc gia. Những cái này có thể ảnh hưởng đến chỉ một quốc gia duy nhất, thí dụ như cái chết của Mao Trạch Ðông năm 1976. Tuy vậy, thường các bước ngoặt ảnh hưởng đến toàn bộ một tập các xã hội, theo cách mà, thí dụ, sự thuộc địa hóa và sau đó là sự phi thuộc địa hóa đã ảnh hưởng đến phần lớn địa cầu.

Khi một bước ngoặt xảy ra, những thay đổi nhỏ mà quan trọng là những khác biệt thể chế ban đầu mà chúng khởi động những sự đáp lại rất khác nhau. Ðấy là lý do vì sao những khác biệt thể chế tương đối nhỏ ở Anh, Pháp, và Tây Ban Nha đã dẫn đến những con đường phát triển khác nhau một cách cơ bản.

Nhưng đâu là nơi đầu tiên mà những khác biệt nhỏ về thể chế này xuất hiện và khởi động quá trình phân kỳ? Vì sao Ðông Âu đã có các thể chế chính trị và kinh tế khác với Tây Âu trong thế kỷ mười bốn? Vì sao sự cân bằng quyền lực giữa Quốc vương và Quốc hội ở Anh lại khác Pháp và Tây Ban Nha? Như chúng ta sẽ thấy trong chương tiếp theo, ngay cả các xã hội ít phức tạp hơn xã hội hiện đại của chúng ta rất nhiều cũng tạo ra các thể chế chính trị và kinh tế mà có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của các thành viên của nó.

Các hình mẫu phân kỳ phong phú về phát triển kinh tế xung quanh thế giới phụ thuộc vào sự tác động qua lại của các bước ngoặt và sự trôi dạt thể chế. Cái Chết Ðen và sự mở rộng thương mại thế giới sau 1600 đã là hai bước ngoặt lớn cho các cường quốc Âu châu và đã tương tác với các thể chế ban đầu khác nhau để tạo ra một sự phân kỳ lớn.

CON ĐƯỜNG TÙY THUỘC CỦA LỊCH SỬ

Những kết quả của các sự kiện trong các bước ngoặt được định hình bởi sức nặng của lịch sử. Năm 1588 chẳng ai đã có thể thấy trước các hệ quả của chiến thắng may mắn của Anh đánh bại hạm đội hùng hậu của Tây Ban Nha. Chắc không ai hiểu được rằng việc này sẽ gây ra một bước ngoặt dẫn đến một cách mạng chính trị lớn một thế kỷ sau.

Các bước ngoặt cũng có thể dẫn đến sự thay đổi lớn theo hướng các thể chế chiếm đoạt hơn là theo hướng xa khỏi chúng. Cộng hòa Venice, như chúng ta sẽ thấy ở chương 6, đã tiến hành những bước dài quan trọng theo hướng các thể chế chính trị và kinh tế dung hợp trong thời trung cổ. Nhưng trong khi các thể chế như vậy dần dần trở nên mạnh hơn ở nước Anh sau Cách mạng Vinh quang năm 1688, thì ở Venice cuối cùng chúng đã biến mình thành các thể chế chiếm đoạt dưới sự kiểm soát của một elite hẹp mà đã độc quyền hóa cả các cơ hội kinh tế lẫn quyền lực chính trị.

HIỂU ĐỊA HÌNH ĐỊA THẾ

Sự nổi lên của một nền kinh tế thị trường dựa trên các thể chế dung hợp và sự tăng trưởng kinh tế bền vững ở nước Anh thế kỷ mười tám đã truyền đi các gợn sóng lăn tăn quanh thế giới. Một số phần của thế giới đã phát triển các thể chế rất gần các thể chế ở nước Anh. Tây Âu, trải qua nhiều quá trình lịch sử như nhau, đã có các thể chế giống của Anh vào thời Cách mạng Công nghiệp. Phần còn lại của thế giới đã đi theo các quỹ đạo thể chế khác nhau.

Châu Phi là phần của thế giới với các thể chế ít có khả năng nhất để tận dụng các cơ hội do Cách mạng Công nghiệp tạo ra. Ở phần lớn châu Phi các khoản lợi nhuận đáng kể là từ bán nô lệ

Tiến trình phát triển thể chế mà Nhật Bản đã vạch ra trong thế kỷ thứ mười chín lần nữa lại minh họa sự tương tác giữa các bước ngoặt và những khác biệt nhỏ do trôi dạt thể chế gây ra.

Chúng ta đã thấy, rằng các lý thuyết đựa vào địa lý, văn hóa, và sự dốt nát đều không hữu ích cho việc giải thích địa hình địa thế [tình hình] xung quanh chúng ta,

rằng quá trình phân kỳ kinh tế đã bắt đầu với Cách mạng Công nghiệp ở nước Anh trong các thế kỷ thứ mười tám và mười chín, rồi sau đó lan ra Tây Âu; sự phân kỳ dai dẳng giữa các phần khác nhau của châu Mỹ; sự nghèo khó của châu Phi và Trung Ðông; sự phân kỳ giữa Ðông và Tây Âu; và những sự chuyển đổi từ đình trệ sang tăng trưởng và đôi khi sự chấm dứt đột ngột của những cú thúc tăng trưởng.

Chúng ta sẽ thấy bằng cách nào và vì sao các bước quyết định theo hướng các thể chế chính trị dung hợp đã được đưa ra trong Cách mạng Vinh quang ở nước Anh. Chúng ta sẽ xem cụ thể hơn các vấn đề sau đây:

– Các thể chế bao gồm nổi lên thế nào từ sự tác động qua lại của bước ngoặt được tạo ra bởi thương mại Ðại Tây Dương và bản chất của các thể chế Anh tồn tại trước đó.

– Bằng cách nào các thể chế này tồn tại dai dẳng và trở nên được củng cố để đặt nền móng cho Cách mạng Công nghiệp, một phần nhờ vòng thiện, và một phần nhờ những diễn biến may mắn của sự tùy thuộc ngẫu nhiên.

– Có bao nhiêu chế độ ngự trị trên các thể chế chuyên chế và khai thác đã chống lại một cách kiên định sự truyền bá các công nghệ mới được Cách mạng Công nghiệp mở ra.

– Bản thân những người Âu châu đã dập tắt khả năng tăng trưởng kinh tế như thế nào ở nhiều phần của thế giới mà họ đã chinh phục.

– Bằng cách nào vòng luẩn quẩn và quy luật sắt của chính thể đầu sỏ đã tạo ra một xu hướng mạnh mẽ cho các thể chế khai thác tồn tại dai dẳng, và như thế các vùng đất nơi Cách mạng Công nghiệp ban đầu đã không lan tới vẫn tương đối nghèo.

– Vì sao Cách mạng Công nghiệp và các công nghệ mới khác đã không lan ra hay không chắc sẽ lan đến các nơi xung quanh thế giới ngày nay những nơi mà một mức độ tối thiểu của sự tập trung của nhà nước đã không đạt được.

Việc thảo luận của chúng ta sẽ cũng chứng tỏ rằng các vùng nhất định mà đã tìm được cách để biến đổi các thể chế theo hướng bao gồm hơn, như Pháp, Nhật Bản, hay đã cản việc thiết lập các thể chế khai thác, như Hoa Kỳ hoặc Autralia, đã dễ tiếp thu hơn sự lan tỏa của Cách mạng Công nghiệp và đã đi trước các nước còn lại. Như ở nước Anh, đấy đã không luôn luôn là một quá trình suôn sẻ, và dọc đường, nhiều thách thức đối với các thể chế bao gồm đã được khắc phục, đôi khi bởi vì động học của vòng thiện, đôi khi nhờ con đường tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử.

Cuối cùng, chúng ta cũng sẽ thảo luận về sự thất bại của các quốc gia ngày nay bị ảnh hưởng nặng nề ra sao bởi lịch sử thể chế của họ, và bao nhiêu lời khuyên chính sách được thông báo bởi các giả thuyết không đúng và có thể làm cho lạc lối, và bằng cách nào các quốc gia vẫn có khả năng túm lấy các bước ngoặt và phá vỡ các khuôn đúc, các vòng kim cô để cải cách các thể chế của họ và bắt đầu bước lên con đường đến sự thịnh vượng lớn hơn.

 Chương 5.- “TÔI ÐÃ THẤY TƯƠNG LAI, VÀ NÓ HOẠT ÐỘNG”

TÔI ĐÃ THẤY TƯƠNG LAI

Những khác biệt thể chế đóng một vai trò cốt yếu trong giải thích sự tăng trưởng suốt các thời đại. Nhưng nếu hầu hết các xã hội trong lịch sử đều dựa vào các thể chế chính trị và kinh tế chiếm đoạt, thì điều này có ngụ ý rằng tăng trưởng chẳng bao giờ xảy ra? Hiển nhiên không. Các thể chế chiếm đoạt phải tạo ra của cải sao cho nó có thể được chiếm được.

Nhưng sự tăng trưởng dưới các thể chế chiếm đoạt khác về bản chất với sự tăng trưởng do các thể chế dung hợp sinh ra. Quan trọng nhất, nó sẽ không là sự tăng trưởng bền vững mà đòi hỏi sự thay đổi công nghệ, mà đúng hơn là sự tăng trưởng dựa trên các công nghệ hiện tồn. Quỹ đạo kinh tế của Liên Xô cung cấp một minh họa sinh động.

Năm 1922 CP Hoa Kỳ đã cử một phái đoàn do nhà ngoại giao trẻ, William Bullitt, dẫn đầu và một trí thức và nhà báo kỳ cựu Lincoln Steffens đi Moscow để gặp Lenin và cố hiểu ý định của những người Bolshevik. Steffens đã ở Nga vào thời cách mạng. Phái đoàn trở về với những nét phác họa của một đề nghị từ Lenin về chấp nhận gì cho hòa bình với Liên Xô mới được tạo ra. Steffens đã hết sức ngạc nhiên trước cái ông thấy, như tiềm năng to lớn của chế độ Soviet.

Stffens cho rằng “Nước Nga Soviet,” là một chính phủ cách mạng với một kế hoạch tiến hóa. Ông nói rằng “Tôi đã thấy tương lai, và nó hoạt động.”

Ngay cho đến đầu các năm 1980, nhiều người phương Tây vẫn thấy tương lai ở Liên Xô, và họ tiếp tục tin rằng nó hoạt động. Theo một nghĩa nó đã, hay chí ít nó đã hoạt động một thời gian. Lenin chết năm 1924, và vào năm 1927 Joseph Stalin đã củng cố sự kìm kẹp của mình trên cả nước. Ông đã thanh trừng các địch thủ của mình và phát động một đợt vận động để nhanh chóng công nghiệp hóa đất nước.

Cả ngành công nghiệp mới được tạo ra lẫn các nông trang tập thể đã không hiệu quả về mặt kinh tế theo nghĩa rằng chúng tận dụng tốt nhất các nguồn lực mà Liên Xô có. Thế nhưng Liên Xô đã tăng trưởng nhanh. Lý do cho việc này là không khó hiểu. Đó là sự chuyển đổi lao động nông nghiệp thô sơ sang lao động công nghiệp.

Mãi đến cuối 1977, một sách giáo khoa hàng đầu của một nhà kinh tế học Anh đã cho rằng các nền kinh tế kiểu Soviet là ưu việt hơn các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa về mặt tăng trưởng , tạo việc làm đầy đủ và ổn định giá cả và thậm chí về mặt tạo ra những người con người với động cơ thúc đẩy vị tha. Chủ nghĩa tư bản già nua tồi tàn đã làm tốt hơn chỉ ở việc cung cấp quyền tự do chính trị.

Mặc dù các chính sách của Stalin và các lãnh đạo Soviet kế tiếp đã có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh, họ đã không thể làm thế theo cách bền vững. Vào các năm 1970, tăng trưởng kinh tế hầu như đã bị ngừng. Bài học quan trọng nhất là, các thể chế khai thác không thể tạo ra sự thay đổi công nghệ bền vững vì hai lý do: sự thiếu các khuyến khích và sự chống đối của elite.

LIÊN XÔ đã có khả năng tạo ra sự tăng trưởng nhanh ngay cả dưới các thể chế chiếm đoạt bởi vì những người Bolshevik đã xây dựng một nhà nước tập trung hùng mạnh và sử dụng nó để phân bổ các nguồn lực sang công nghiệp. Nhưng như trong mọi trường hợp của tăng trưởng dưới các thể chếchiếm đoạt, kinh nghiệm này đã không dành vai nổi bật cho sự thay đổi công nghệ và đã không bền vững. Sự tăng trưởng đầu tiên chậm lại, rồi sau đó hoàn toàn xẹp xuống. Mặc dù chóng tàn, kiểu tăng trưởng này vẫn minh họa các thể chế khai thác có thể kích thích hoạt động kinh tế ra sao.

Trong phần còn lại của chương này, chúng ta đầu tiên sẽ thảo luận bản chất của những đổi mới thể chế mà thiết lập mức độ nào đó của sự tập trung hóa nhà nước và cho phép sự tăng trưởng dưới các thể chếchiếm đoạt. Sau đó chúng ta sẽ chứng tỏ các ý tưởng này sẽ giúp chúng ta thế nào để hiểu Cách mạng Ðồ đá Mới, sự chuyển đổi hết sức quan trọng sang nông nghiệp, mà làm nòng cốt cho nhiều khía cạnh của nền văn minh hiện tại của chúng ta. Chúng ta sẽ kết thúc bằng việc minh họa, với các thí dụ của các thành-quốc Maya, sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác bị hạn chế ra sao không chỉ bởi vì sự thiếu tiến bộ công nghệ, mà cũng bởi vì nó cũng khuyến khích sự ẩu đả từ các nhóm tranh đua muốn nắm sự kiểm soát nhà nước và sự khai thác mà nó tạo ra.

TRÊN BỜ SÔNG KASAI

Kasai là một trong những nhánh lớn của sông Congo. Nó là ranh giới giữa Lele nghèo và Bushong giàu. Hai bộ tộc có chung nguồn gốc và các ngôn ngữ họ hàng. Ngoài ra, nhiều thứ mà họ xây hay tạo ra là giống nhau về kiểu cách, bao gồm nhà, quần áo, và đồ thủ công.

Có những khác nhau về kỹ thuật canh tác, về số mùa vụ trong năm, về các giống cây trồng về kỹ thuật và công cụ đánh bắt, Cũng đã có những khác biệt nổi bật về luật và trật tự.

Cái gì nằm đằng sau những khác biệt này. Hiển nhiên không phải là địa lý đã khiến những người Lele sử dụng công nghệ săn bắn và nông nghiệp thấp. Ðã chắc chắn không phải là sự vô minh, sự không biết, bởi vì họ đã biết các công cụ người Bushong sử dụng. Một sự giải thích khả dĩ khác có thể là văn hóa; liệu đã có thể chăng rằng những người Lele có một văn hóa không khuyến khích họ đầu tư vào lưới săn và nhà chắc chắn hơn và được xây cất tốt hơn? Nhưng điều này có vẻ cũng chẳng đúng. Những người Lele đã rất quan tâm đến mua súng,

Lý do cho những khác biệt giữa hai bộ tộc này nằm ở các thể chế khác nhau. Khoảng năm 1620 một cuộc cách mạng chính trị do Shyaam khởi xướng, với những người Bushong ở trung tâm. Những sự khác biệt đã nổi lên như những hệ quả của cách mà Shyaam đã tổ chức lại xã hội. Ông đã xây dựng một nhà nước và thể chế chính trị. Ðã chẳng ai bỏ phiếu bầu ông, và chính sách đã được quy định từ trên đỉnh, không phải bởi sự tham gia của nhân dân. Cuộc cách mạng này dẫn đến sự tập trung hóa nhà nước, luật và trật tự, đến lượt nó đã dẫn đến một cuộc cách mạng kinh tế. Mối quan hệ giữa cách mạng chính trị và cách mạng kinh tế đã đơn giản.

Vì sao những người Bushong, chứ không phải những người Lele, đã có một cuộc cách mạng chính trị. Chẳng phải những người Lele đã có thể có Shyaam riêng của họ? Những người Lele đã có thể có một cuộc cách mạng như vậy, nhưng họ đã không làm. Có lẽ đấy là các lý do mà chúng ta không hiểu bởi vì sự hiểu biết hạn chế của chúng ta ngày nay về xã hội của họ. Có khả năng nhất là bởi vì bản chất tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử. Cùng sự tùy thuộc ngẫu nhiên có lẽ đã có hiệu lực khi một số xã hội ở Trung Ðông mười hai ngàn năm trước đã bắt đầu một tập thậm chí cấp tiến hơn của những đổi mới thể chế dẫn đến các xã hội định cư và sau đó đến thuần hóa các thực vật và động vật, như chúng ta thảo luận tiếp đây.

MÙA HÈ DÀI

Khoảng 15.000 năm trước công nguyên (TCN), Thời kỳ Băng hà chấm dứt vì khí hậu trái đất nóng lên. Nhà khảo cổ học Brian Fagan gọi nó là mùa hè dài. Sự ấm lên của khí hậu đã là một bước ngoặt khổng lồ mà đã tạo thành nền cho Cách mạng đồ Ðá mới, nơi các xã hội người đã chuyển sang lối sống định cư, canh tác, và chăn thả. Việc này và phần còn lại của lịch sử con người đã tiến hành trong Mùa hè Dài này.

Bằng chứng sớm nhất về canh tác, chăn thả và thuần hóa thực vật và động vật đến từ Trung Ðông, Vì sao các làng canh tác đầu tiên đã xảy ra ở đây chứ không phải nơi khác? Sự nổi lên của các elite chính trị rất có thể đã tạo ra sự chuyển đổi đầu tiên sang cuộc sống định cư và sau đó sang canh tác. Sau khi các xã hội đã trở thành xã hội định cư và bắt đầu canh tác, họ bắt đầu phát triển hệ thống thứ bậc chính trị, tôn giáo, và các thể chế phức tạp hơn một cách đáng kể.

Chắc chắn việc chuyển sang canh tác đã dẫn đến năng suất nông nghiệp lớn hơn và đã cho phép sự bành trướng đáng kể của dân số. Khi khí hậu ấm lên, một số xã hội, như những người Natufian, đã phát triển các yếu tố của các thể chế được tập trung hóa và hệ thống thứ bậc, mặc dù các yếu tố này đã ở quy mô rất nhỏ so với quy mô của các nhà nước-quốc gia hiện đại.

Sự tăng trưởng ban đầu của những người Natufian đã không trở thành bền vững vì cùng lý do mà sự tăng trưởng Soviet đã xẹp xuống. Mặc dù hết sức đáng kể, thậm chí mang tính cách mạng trong thời của nó, đấy đã là sự tăng trưởng dưới các thể chế chiếm đoạt. Ðối với xã hội Natufian cũng đã chắc là, loại tăng trưởng này đã gây ra các xung đột sâu sắc về ai sẽ kiểm soát các thể chế và sự chiếm đoạt mà chúng cho phép. Ðối với mỗi elite được hưởng lợi từ sự chiếm đoạt, có một vài người sẽ thích thay thế anh ta. Ðôi khi sự đấu đá nội bộ sẽ thay một elite bằng một elite khác. Ðôi khi nó phá hủy toàn bộ xã hội khai thác, và tháo xích cho một quá trình sụp đổ nhà nước và xã hội, như nền văn minh hùng vĩ của các thành-quốc Maya được xây dựng hơn một ngàn năm trước đã trải qua.

SỰ CHIẾM ĐOẠT KHÔNG ỔN ĐỊNH

Sự canh tác đã nổi lên một cách độc lập ở nhiều nơi quanh thế giới. Ở nơi bây giờ là Mexico, các xã hội đã hình thành mà thiết lập các nhà nước và các khu định cư, và đã chuyển sang nông nghiệp. Như với những người Natufian ở Trung Ðông, họ cũng đã đạt mức độ nào đó của sự tăng trưởng kinh tế.

Các thành phố Maya đầu tiên bắt đầu phát triển vào khoảng năm 500 TCN, đã chưa bao giờ thống nhất thành một đế chế, Những người Maya đã phát triển một hệ thống chữ viết và có ít nhất mười lăm ngàn câu khắc còn lại mô tả nhiều khía cạnh của đời sống elite, văn hóa, và tôn giáo. Những chữ khắc ghi niên đại này cho chúng ta bức tranh rõ ràng về sự mở rộng của các thành phố Maya và sự co lại của chúng sau đó từ cuối thế kỷ thứ tám.

Cách, mà theo đó Maya Thời Ðại Cổ Ðiển đã dựa vào việc tạo ra các thể chế chính trị chiếm đoạt, là rất giống tình hình của người Bushong, Các thể chế chính trị mới đã dẫn đến một sự tăng đáng kể về thịnh vượng kinh tế, mà phần lớn của nó sau đó được khai thác bởi elite mới

Ðã không có sự phá hủy sáng tạo. Nhưng đã có các hình thức phá hủy khác, vì sự giàu có mà các thể chế chiếm đoạt đã tạo ra cho elite Maya đã dẫn đến chiến tranh liên miên, Thành phố bị bỏ rơi ngay sau đó. Khắp khu vực Maya câu chuyện đều giống nhau; các thể chế chính trị mà đã tạo ra bối cảnh cho sự mở rộng buôn bán, nông nghiệp, và dân số đã biến mất. Các triều đình hoàng gia đã không hoạt động, các công trình và các đền đài đã không được tạo ra, và các cung điện bị bỏ trống. Như các thể chế chính trị và xã hội đã làm sáng tỏ, sự đảo ngược quá trình tập trung hóa nhà nước, nền kinh tế đã co lại và dân số giảm xuống.

Mặc dù các thể chế chiếm đoạt, mà những người Maya tạo ra, đã làm ra của cải đủ để cho thành phố thịnh vượng và elite trở nên giàu có và tạo ra nghệ thuật và các công trình kỷ niệm tuyệt vời, hệ thống đã không ổn định. Các thể chế chiếm đoạt mà trên đó elite hẹp này cai trị đã tạo ra sự bất bình đẳng sâu rộng, và như thế tạo ra tiềm năng cho sự đấu đá nội bộ giữa những người có thể hưởng lợi từ của cải được khai thác từ nhân dân. Sự xung đột này cuối cùng đã dẫn đến sự phá hủy nền văn minh Maya.

HỎNG CÁI GÌ?

Các thể chế khai thác là rất phổ biến trong lịch sử bởi vì chúng có một logic mạnh mẽ: chúng có thể tạo ra sự thịnh vượng hạn chế nào đó trong khi đồng thời phân phối nó vào tay của một giới elite nhỏ. Ðể cho sự tăng trưởng này xảy ra, phải có sự tập trung hóa chính trị.. Tại Liên Xô, các thể chế chiếm đoạt đã có Ðảng Cộng Sản phân bổ lại các nguồn lực từ nông nghiệp sang công nghiệp và sắp đặt loại nào đó của các khuyến khích cho các nhà quản lý và công nhân.

Tuy vậy, sự tăng trưởng được tạo ra bởi các thể chế chiếm đoạt về bản chất là rất khác với sự tăng trưởng được tạo ra dưới các thể chế dung hợp Quan trọng nhất, nó không bền vững. Kinh nghiệm Soviet cho một minh họa sống động về giới hạn này. Sự tăng trưởng Soviet, dẫu nhanh đến đâu, đã nhất thiết là tương đối ngắn ngủi, và nó đã hụt hơi vào các năm 1970.

Mặc dù bị hạn chế một cách cố hữu, tăng trưởng dưới các thể chế chiếm đoạt tuy vậy có thể tỏ ra ngoạn mục khi nó trong chuyển động. Nhiều người đã bị kinh sợ bởi sự tăng trưởng Soviet trong các năm 1920, 30, 40, 50, 60, và thậm chí mãi đến các năm 1970, theo cùng cách mà chúng ta bị mê hoặc bởi nhịp độ chóng mặt của sự tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc hiện nay. Nhưng như chúng ta sẽ thảo luận chi tiết trong chương 15, Trung Quốc dưới sự cai trị của Ðảng Cộng Sản là một thí dụ khác về xã hội trải qua sự tăng trưởng dưới các thể chế chiếm đoạt và một cách tương tự không chắc sẽ tạo ra sự tăng trưởng bền vững trừ phi nó trải qua một sự biến đổi chính trị cơ bản theo hướng các thể chế chính trị dung hợp.

(Còn tiếp)

Công đoàn lấy tiền làm gì?

FB Hirota Fushihara

1-5-2018

Ảnh: Báo TTO

Theo khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012, điều 4 và 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, thì doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, phải đóng phí cho công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Công đoàn là tổ chức tự nguyện của người lao động, nếu người lao động cần tổ chức công đoàn thì chính công đoàn cơ sở đó thu phí hoạt động từ thành viên người lao động là đủ.

Buồn buồn khi đọc bài thơ của cô giáo Lê Thị Thúy

Dương Tự Lập

26-3-2020

Với ai thì không biết, nhưng 30 năm viễn xứ của đời mình, chưa bao giờ tôi nhận nơi tôi đang cư trú quê người là quê hương thứ hai. Ai nhận là việc của họ, còn tôi dứt khoát như anh nhà thơ Đỗ Trung Quân: “Quê hương mỗi người chỉ một / Như là chỉ một mẹ thôi“. Trong tôi, cái nơi đang ở của mình là chốn tạm dung thân, tá túc, ăn nhờ ở đậu của một kiếp người không may mắn.

Rồi sẽ còn gì với núi sông?

Blog VOA

Trân Văn

4-4-2018

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: internet

Theo Thông tấn xã Việt Nam thì Thủ tướng Việt Nam vừa lên tiếng hoan nghênh bà Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Y tế trong nội các của ông Phúc – vì chủ động xin rút lại hồ sơ đã nộp cho Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước (1).

Triệu voi cũng chẳng ai tin có nước xáo!

Blog VOA

Trân Văn

5-12-2018

Chống “chạy” quy hoạch là một tuyên bố kiểu sẽ dùng triệu voi nhưng chắc chắn kết quả sẽ là chẳng có miếng nước xáo nào.

Karaoke Ruby và gia đình ông Võ Kim Cự

FB Phạm Việt Thắng

24-9-2017

Khu nhà Ruby. Ảnh: FB Phạm Việt Thắng

Karaoke Ru By vừa khai trương vài bữa nay. Trên mạng, người ta nói nhiều đến toà nhà này là của con gái ông Võ Kim Cự, cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh.

Nói Ru By là của con gái ông Cự hoàn toàn không sai. Nhưng nói rằng người có tên là Võ Tú Hương, đại diện của công ty Đại Thành, đứng tên chủ sở hữu của Karaoke Ru By, là con gái ông Võ Kim Cự thì hoàn toàn sai.

Khi Thể nhận trách nhiệm và xin lỗi

Blog VOA

Trân Văn

31-5-2018

Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải, vừa lên tiếng “xin nhận trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước” và “xin lỗi gia đình các nạn nhân của bốn vụ tai nạn đường sắt, xảy ra liên tục trong bốn ngày từ 24 đến 27 tháng 5” (1).

Trẻ em là rường cột nước nhà

Lò Văn Củi

11-8-2018

Ê, Củi, hổm lang thang đâu gần Bảo Lộc hả? Có người thấy á – Anh Năm Ba gác hỏi.

Ngay chóc luôn, Củi tui có đi hướng đó, nên trả lời:

– Dạ, phải đó anh Năm. Em đi lên Bờ Đơ rờ.

Vấn đề của chính thể nhìn từ BOT Cai Lậy

FB Mai Quốc Ấn

2-12-2017

BOT Cai Lậy đã gây ra một sự xáo trộn rất lớn đối với tuyến giao thông miền Tây. Hàng hóa nông sản từ miền Tây đi khắp nơi và hàng hóa các nơi đổ về miền Tây bị “bóp cổ” ngay tại Cai Lậy. Trong chuyện này chính quyền chính quyền tỉnh Tiền Giang không thể vô can.

Hoạt động tham vấn cộng đồng trước khi triển khai một dự án nào đó là hết sức quan trọng. Việc cử những đại diện chính quyền địa phương các cấp, Mặt trận Tổ quốc hay các đoàn hội khác không thể hiện được hết chính kiến của nhân dân trước một dự án ảnh hưởng tới họ. Giả sử bây giờ, tuy đã muộn, hãy hỏi ý kiến nhân dân một cách nghiêm túc Xem nhân dân có muốn đặt trạm BOT Cai Lậy trên quốc lộ thay vì đưa nó về tuyến tránh?

Thông điệp “nối vòng tay lớn”

FB Trương Nhân Tuấn

8-3-2018

Ảnh: Báo Tổ Quốc

Bắc Kinh tỏ vẻ “không vui” khi hải quân Mỹ “đổ bộ” vô Đà Nẵng. Mặc dầu lính Mỹ chỉ đến với dân chúng Đà Nẵng bằng điệu nhạc lời ca nhưng rõ ràng nó không “vô hại” chút nào. Bài “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn mang “thông điệp” mạnh mẽ. Phải thú thật lần đầu tiên tôi ứa nước mắt khi nghe lại bản nhạc này. Nó thuộc danh sách các bản nhạc cấm phổ biến của chế độ VN hiện hành. Nước mắt đổ xuống không phải vì “xúc động” kiểu “tình cảm yếu đuối”. Mà vì tiếc nuối thời gian 64 năm (1954-2018) đất nước đã bị đảng CSVN làm mất đi. “Rừng núi VN” đang nối lại với “biển xa Mỹ”, hai bên gặp nhau “mừng như bão cát”, để “dựng tình người, trong ngày mới”… không lời lẽ nào mạnh mẽ hơn.

Từ vụ Thủ Thiêm, lại nói về điều 62 Luật Đất đai

FB Hoàng Hải Vân

11-5-2018

Vụ thu hồi đất và đền bù giải tỏa trái luật ở Thủ Thiêm một lần nữa chỉ ra thủ phạm gốc vẫn là Điều 62 Luật Đất đai – điều luật cho phép chính quyền thu hồi đất của dân để giao cho các đại gia làm dự án. Về điều luật này, tôi đã viết bài có thể xem ở dưới.