Việc lựa chọn đại biểu cho các cơ quan dân cử từ trung ương (Quốc hội) đến địa phương (Hội đồng nhân dân) tại Việt Nam vừa kết thúc và dù chưa có kết quả nhưng chắc chắn ông Vương Đình Huệ sẽ… đắc cử, sắp tới sẽ được các đại biểu mới trúng cử khóa 15 bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Tương tự, các ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính,… cũng sẽ đắc cử và sắp tới cũng sẽ được các đại biểu mới trúng cử khóa 15 bầu làm Chủ tịch Nhà nước, Thủ tướng!
Câu nói “những gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền” là câu nói của Năm Cam. Ông trùm xã hội đen này đã xây dựng đế chế riêng của ông bằng tiền. Lúc đó, Năm Cam đã mua đến cả giám đốc Công An TP. HCM Bùi Quốc Huy.
Có cái cô gì đó ở đài RFA hỏi: Tại sao dịch Covid-19 đang bùng phát ở Việt Nam mà Chủ tịch nước và Thủ tướng vẫn đi các địa phương kiểm tra, đốc thúc giục bầu cử tập trung? Sao không hoãn bầu cử hay dùng nhiều hình thức bầu để tránh tập trung đông người?… Người dân sợ lây nhiễm covid, không đi bầu thì sao? (Rõ cô này chả hiểu gì sất. Mình liền giải thích một hồi, làm cô ta… im bặt!)
Chúng ta đã bàn nhiều về mục đích của giáo dục (vẫn thường được gọi là “triết lý”), nhưng lại chưa thật quan tâm tới điểm xuất phát của nó. Hiện, ở VN, đây đang là một vấn đề hệ trọng, nhiều khi còn bức thiết hơn cả việc cứu xét về đích đến.
Chưa biết sẽ có bao nhiêu trong số 70 triệu người Việt được xác định đủ tư cách cử tri sẽ đi bầu để chọn người đại diện cho họ tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) vào cuối tuần này (23/5/2021).
Mấy hôm nay trên các trang mạng xã hội xuất hiện một loạt bình luận “nổ súng tấn công” vào bài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội…” của Tổng bí thư ĐCSVN (TBT) Nguyễn Phú Trọng.
Về chuyện bầu cử Quốc hội ở Việt Nam diễn ra ngày mai 23/4/2021, trước khi quyết định nên đi bầu hay không, bạn nên nhớ bản chất của chế độ qua những điều sau:
1. ĐẢNG TƯỚC ĐOẠT QUYỀN DÂN, BIẾN NGƯỜI DÂN THÀNH RÔ BỐT BỎ PHIẾU BẦU RA ĐẢNG HỘI
Quyền làm chủ đất nước của người Dân chính là quyền tự do ứng cử và bầu cử. Hiền tài trong Dân được tự do ứng cử và người Dân được tự do phát hiện, đề cử và bầu chọn hiền tài của Dân vào các cơ quan đại biểu của Dân là Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp.
Sau những chuyến lên tỉnh, lên trung ương, bố tôi lại thấp thỏm chờ đợi. Bất cứ ai dừng xe trước ngõ nhà tôi đều cho ông niềm hy vọng. Ông hy vọng lời kêu oan của ông cuối cùng cũng đã có người nghe thấy.
Có thể thấy, lãnh đạo CSVN đang đứng ở một ngã ba đường, đi theo ý thức hệ hay đi theo cuộc đời thật. Ý thức hệ là chủ nghĩa cộng sản, nằm trong tên của đảng cầm quyền tại Việt Nam, hay những biến dị của nó núp dưới danh nghĩa xã hội chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa định hướng thị trường…
Chuyên ngụ ngôn Andersen “Bộ quần áo mới của hoàng đế” nổi tiếng thế giới, với câu nói hồn nhiên của chú bé đã làm cho mọi người giật mình, thức tỉnh về sự dối trá với nhau và dối trá với chính cả bản thân mình.
(Nhân ngày giỗ bố, cũng là nguyên mẫu nhiều nhân vật của tôi. Nhân tiểu thuyết “Sur le dos du buffle” tái bản và lấy lại tên gốc Lão Khổ. Bài dài nên tôi sẽ chia làm hai kỳ)
Ông tổ của chủ nghĩa cộng sản bảo: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân!” Có lẽ lúc ấy ông chưa hình dung ra rằng thứ học thuyết của ông mới thực sự gây nghiện cho một bộ phận nhân dân, khiến họ u mê, rồ dại còn hơn cả bị nghiện thuốc phiện.
Chẳng hạn như trường hợp bố tôi.
Ông chỉ nghiện thứ duy nhất, ấy là chủ nghĩa cộng sản, được ông đồng nghĩa với “đảng”. Vì thế, việc ông bị “khai trừ” khỏi đảng vào năm mới ngoài 40 tuổi, khiến ông luôn lên cơn “vật”, như người bị “vật thuốc!”
Đến mức đã vài lần bố nuôi ý định tự tử.
Cuối cùng ông chọn giải pháp cặm cụi viết những lá đơn “đòi đảng tịch”. Ông thức thâu đêm để viết, vẻ mặt đăm chiêu, sâu sắc, đầy tính chiến đấu của một đảng viên dù sa cơ lỡ vận, dù bị hàm oan, dù phải một mình đơn độc trong lòng địch (với bố tôi thì những cán bộ huyện, xã, thôn tham gia hất cẳng ông đích thị là địch) vẫn một lòng trung kiên, tin tuyệt đối vào sự sáng suốt của đảng! Mỗi lần ông ngồi xuống viết, tôi lại thấy vẻ mặt ông ánh lên niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng nay mai. Vì thế cứ được một tệp là ông lại bó cẩn thận, nhét sâu vào trong người, thắt dải rút thật chặt rồi lặn lội cùng chiếc xe đạp đi đâu đó.
Thường thì sáng sớm bố đi, khi chúng tôi chưa dậy, chiều tối mới về, kèm theo mấy chiếc bánh mỳ cho chúng tôi, hoặc ít cơm cháy khô cho lợn mà ông tiện đường mua mang về. Cũng có khi bố vắng nhà hai ba ngày. Chiếc xe đạp Thống Nhất bố mua theo tiêu chuẩn cán bộ xã, đã cùng ông mơ giấc mơ đại đồng không biết bao nhiêu lần trên khắp nẻo đường xã Hoàng Diệu, thì giờ đây lại theo ông cọc cạch đi đòi đảng tịch. Nhưng tôi chỉ biết đến thế. Còn ở trên tỉnh, trên trung ương bố gặp những ai, kêu ca gì với họ, họ nói gì với ông… thì tôi được biết rất ít.
Sau mỗi lần cặm cụi viết đơn, ông phờ phạc hẳn đi, mặt mũi phủ đầy bóng tối uất hận. Nhưng lần nào từ trên tỉnh, trên trung ương trở về mắt ông lại sáng lên một niềm hoan hỷ.
Cũng từ khi “mất đảng”, ông bắt đầu mắc căn bệnh nói một mình, đương nhiên là nói thầm. Miệng ông mấp máy không thành tiếng nhưng cơ mặt thì biểu lộ đầy đủ xúc cảm của ông, nghĩa là có ái, ố, hỷ, nộ… theo từng vấn đề mà ông đang diễn thuyết thầm. Có lần tôi thấy rõ miệng ông mím lại, y như lúc ông phát biểu trong một hội nghị và đang chì chiết cấp dưới. Chỉ có điều tôi phải nhắc lại là ông nói thầm và nói một mình. Tôi đã cố công giải mã xem bố đang nói gì và ông tưởng tượng trước mặt ông là ai, nhưng đó là điều vô cùng khó. Bởi vì ông sẽ dừng lại ngay nếu cảm thấy có người để ý.
Nhưng rồi một lần tôi cũng đã toại nguyện. Lần ấy quá say sưa nên ông quên mất là tôi đang ngồi ngay phía sau cửa để học bài. Tiếng thì thào phát ra từ miệng bố vọng vào tai tôi rất rõ. Và hoá ra đó là một bài phát biểu của ông, với giả định là ông đang trong buổi họp chi bộ. (Khi còn là đảng viên, chi bộ nơi bố tôi sinh hoạt, thường họp tại nhà tôi. Có hôm họ chỉ xoay quanh vấn đề xử lý một con trâu chết rét như thế nào. Sau mỗi lần như vậy tôi đều phải lau những bãi nước điếu khai kinh khủng bị xỉ ra vô tội vạ. Thậm chí có lần tôi còn được ngồi chầu rìa nghe mọi người kể chuyện tiếu lâm liên quan đến quan hệ vợ chồng). Bài phát biểu thì thào nhưng rất gay gắt ấy như sau:
– “Đồng chí Văn nói thế mà nghe được à? Bản thân đồng chí đã gương mẫu chưa? Đồng chí quên rằng chúng ta chỉ là công cụ của đảng, giống như cái cuốc cái mai, đảng sử dụng vào việc gì là quyền của đảng. Ngay cả nguyên tắc Mác-xít số một ấy đồng chí cũng còn không nhớ. Làm người cộng sản đồng chí phải thuộc lòng lời sau đây: “Tiên thiên hạ chi ưu, hậu thiên hạ chi lạc”. Hôm nay đồng chí tự ý như vậy, ngày mai đồng chí có thể xét lại các nguyên tắc…”
“Đồng chí Văn” mà bố nhắc tới là người mà tôi phải gọi bằng chú họ. Chú hiền lành, nghèo khổ, quanh năm mắt kèm nhèm với hai cục nhử vĩnh cửu bằng hạt đỗ đùn ra từ hai bên mắt đầy lông quặm và ai bảo thế nào chú cũng gật. Tôi nhớ có lần chú mặc quần đùi đến họp chi bộ, phô ra bộ gọng xương xẩu và tôi nhìn rõ cả “của quý” của chú chỉ bé bằng ngón tay. Chính bố tôi giới thiệu chú vào đảng. Vì thế mặc nhiên chú là người thuộc phe bố. Trước kia, ngày nào chú Văn cũng ghé qua nhà tôi để hút thuốc lào, nhưng việc chính là báo cáo bố tình hình thôn xóm.
Nhưng từ khi bố mất chức, rồi lại bị khai trừ đảng thì không chỉ chú Văn mà hầu hết những cấp dưới một thời của bố tôi đều tránh gặp ông. Có lẽ họ ngại phải ngồi nghe ông mắng mỏ những kẻ đã hạ bệ ông, trong đó có nhiều người vừa được cất nhắc làm lãnh đạo. Điều đó khiến bố tôi thấy chua chát. Nhưng chua chát hơn là ông vĩnh viễn bị gạt ra ngoài những vấn đề trước đây ông luôn được hỏi ý kiến.
Thời gian đầu, ông khắc phục điều đó bằng việc gọi chú Văn đến bắt tường thuật lại. Ông gọi chú Văn đến không phải với tư cách cấp trên, mà với tư cách một ông anh họ, lại là người có công dìu dắt, nâng đỡ chú. Ông chăm chú nghe rồi cho ý kiến chỉ đạo để chú Văn theo đó mà đưa ra chi bộ. Nhờ thế mà tuy ngồi trong xó nhà nhưng ông vẫn không bỏ qua bất cứ nội dung nào chi bộ đem ra bàn. Tức là ông vẫn hiện diện ở các cuộc họp chi bộ thông qua chú Văn.
Cơn thèm họp chi bộ, thèm được đấu đá, thèm được thể hiện tư cách đảng viên của bố chưa khi nào hạ hỏa. Nhiều lần bố tôi nói sa sả còn chú Văn thì cúi đầu ngồi nghe, hai tay không ngớt vò lên mái tóc cứng như nan chổi xể. Nhưng dần dần không phải lúc nào bố tôi cho gọi chú Văn cũng vội vã đến ngay như trước đây. Chú bắt đầu bỏ ngoài tai những lời trách cứ, móc máy, dọa nạt của bố tôi. Thỉnh thoảng tiện thể chú mới ghé qua và cũng chỉ chốc lát lại cáo lý do đứng dậy.
Sau những buổi sinh hoạt chi bộ tưởng tượng, ông lại càng có động lực để cặm cụi viết đơn, cặm cụi sửa chữa chiếc xe ngày càng xuống cấp để tiếp tục lên tỉnh, lên trung ương đòi đảng tịch! Ông coi là đó là việc quan trọng nhất phải làm trước khi chết. Vì nó có liên quan đến tương lai của chúng tôi.
Nhưng trước khi quyết giành lại cho chúng tôi thứ “tài sản tinh thần” đó, ông biến chúng tôi trở thành những người khốn khổ nhất trên trần gian. Ngày đó chưa có các phương tiện nhân bản như bây giờ, cho nên muốn có nhiều lá đơn giống nhau để gửi đến nhiều nơi, thì chỉ có cách duy nhất là chép tay. Bất cứ đứa nào, hễ chỉ cần biết viết là bố tôi bắt chép đơn. Đang học giữa mùa thi cũng phải bỏ đấy. Việc chép đơn cần kíp hơn. Có bận gần hết anh chị em tôi cùng nằm bò ra đất viết đơn đòi đảng tịch cho bố. Thậm chí ông còn huy động cả mấy đứa cháu, thứ bảy chủ nhật vào nhà tôi chép đơn kiện cho ông từ sáng đến tối. Những hôm đó nhà tôi như có việc đám. Mẹ tôi nhễ nhại mồ hôi, tất tưởi lo thịt gà, đồ xôi, nấu miến để mời những người chép đơn giúp. Đương nhiên là chúng tôi cũng được đánh ké.
Khó mà tìm được ai kiên nhẫn hơn bố tôi trong chuyện kiện tụng và tin vào cấp trên. Có lần tôi được bố “thưởng” cho chuyến đi chơi Hà Nội để “mở mang đầu óc”. Ông đưa tôi vào nhà bảo tàng quân đội, vào công viên Bách Thảo, đến những nơi thời trẻ ông từng sống hoặc qua lại khi làm thằng ở cho nhà phán Thịnh. Sau đó bố con tôi đi ăn phở và đó là lần đầu tiên tôi biết món phở.
Nhưng hoá ra phần lớn thời gian chuyến đi là để ông tìm đến những cơ quan mà ông gửi đơn.
Tại đó ông gặp một vài cán bộ đảng, những người trông rất lạnh lùng và khắc nghiệt. Tôi không bao giờ hiểu hết nội dung của những cuộc trao đổi ấy. Bố tôi đầy vẻ oan khuất nói lại những điều mà ông đã nói hàng ngàn lần, rằng ông không thể thiếu đảng, ông yêu đảng, cả đời ông hy sinh cho đảng. Nếu bảo ông giết chết vợ con vì đảng thì ông cũng không ngần ngại, vậy mà đảng lại nghi ngờ ông. Ông không làm gì sai mà sao tước mất danh hiệu đảng viên của ông, khiến ông sống không bằng chết. Người nghe gật đầu liên tục như đã thấu hiểu. Rồi thể nào bố cũng nhận được hàng lô những lời hứa. Ông đem chúng về nhà với một niềm tin là toàn đảng toàn dân toàn quân đang cùng châu đầu lại xem xét những lời kêu oan của ông!
Một câu hỏi mà ông hay hỏi nhất khi gặp cán bộ của đảng, nguyên văn như sau: “Thế chả nhẽ đảng để cho tôi cứ oan khuất thế này hay sao? Đảng ở đâu mà lời tôi kêu mãi không thấu”? Phần lớn người bị chất vấn chỉ cười, bày tỏ nỗi cảm thông hoặc kèm theo vài lời an ủi. Nhưng rồi trong một lần như vậy, ông cán bộ bị bố tôi chất vấn chắc là nhịn không đừng, vỗ vai bảo bố tôi: “Đảng ở ngay bên cạnh ông chứ ở đâu mà phải tìm cho mệt!” Bố tôi tỏ ra không hiểu, ông kia bèn cười thông cảm: “Thế ông nghĩ đảng là ai, ở trên trời chắc! Đảng là mấy ông cán bộ đang thi hành kỷ luật ông đấy thôi. Là mấy thằng mà ông vẫn gọi là “chó săn” ấy, đảng đấy chứ đâu”.
Tôi thấy mặt bố bạc phếch đi. Sao có thể như thế được? Với ông, đảng là một cõi rộng lớn, một đấng vô hình nào đó thiêng liêng đến mức không thể đụng chạm, sờ mó. Ngay cả nhắc đến cũng phải rất cẩn thận kẻo vô ý sàm sỡ. Vậy mà nay ông cán bộ kia lại bảo mấy kẻ phàm phu tục tử, vừa dốt vừa đểu, thối gan thối ruột vì thâm thù cá nhân, những kẻ ăn bẩn nói hỗn… là đảng, thì làm sao ông chịu nổi. Ông lắc đầu một cách ngoan cố với nụ cười chua chát không công nhận.
Ông cán bộ kia cũng chỉ còn biết cười nhạt, thương hại cho kẻ có phần giống một gã dở người. Không một ông cán bộ nào mà bố gặp hôm đó tỏ ra thân thiện quý mến bố con tôi, nếu không muốn nói là ngược lại. Nơi họ làm việc có vẻ gì đó bí hiểm, lạnh lẽo, gợi đến lò mổ, phòng thí nghiệm, nhà xác… khiến cả khi đã ngồi ôm chặt bố từ phía sau, tôi vẫn không thoát khỏi cảm giác rợn tóc gáy của kẻ bị săn đuổi.
Cái không khí âm u, đáng sợ ấy sẽ còn tái hiện lại trong nhiều tác phẩm của tôi sau này.
Trong lúc quốc gia đang khốn đốn vì chống dịch Covid-19 bùng phát, với cả ngàn người nhiễm mới trong hai tuần qua, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, cặm cuội viết bài ca ngợi… chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh là cha đẻ của chính quyền Cộng sản Việt nam hiện nay. Mặc dù ông ta đã về với Karl Marx và Lenin hơn nửa thế kỷ qua, nhưng cuộc đời và sự nghiệp của ông không bị lớp bụi thời gian che phủ mà vẫn tiếp tục được thần thánh hóa để phủ bóng lên đời sống chính trị và xã hội của đất nước.
Ủy ban Kiểm tra (UBKT) của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN vừa quyết định chỉ… cảnh cáo Thiếu tướng Đặng Hoàng Đa, Cục phó Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc của Bộ Công an Việt Nam.
(Nhân đọc bài của giáo sư Nguyễn Phú Trọng, tự dưng nhớ đến các thầy dạy môn chính trị. Đoạn dưới đây trích từ tự truyện DƯỚI BÀN TAY VÔ HÌNH-chưa xuất bản)
Câu chuyện tiến sĩ Bùi Trường Giang, Bí thư đảng bộ, Phó ban Tuyên giáo Trung ương, bị loại ra khỏi danh sách bầu Uỷ viên Trung ương Đảng khoá 13 tại đại hội và mới đây nhận mức án kỷ luật “khiển trách”, đang gây ồn ào trong dư luận.
Báo chí nhà nước Việt Nam đưa tin về cuộc xung đột Israel-Palestine trong tuần qua một cách chừng mực, hầu như không có bình luận, mà chỉ đưa tin. Về mặt ngoại giao Hà Nội cũng rất ít lên tiếng, chỉ có một tuyên bố quan ngại về bạo lực của ông Đặng Đình Quý, đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp quốc, đưa ra vào ngày 13/5/2021.
Trong kinh tế, nếu độc quyền thì thị trường phải chấp nhận sự áp đặt của doanh nghiệp, còn nếu cạnh tranh thì doanh nghiệp phải chấp nhận sự áp đặt của thị trường, nếu doanh nghiệp nào không chấp nhận được thì bị loại khỏi thị trường.
Phó ban Tuyên giáo Trung ương Bùi Trường Giang vừa bị kỷ luật hôm nay, nhưng dư luận cho rằng, bản án này không thích đáng. Giang sinh năm 1975, tại Hà Nội, học chuyên Anh tại Trung học Amsterdam, nhưng Giang chọn thi vào đại học Ngoại thương Hà Nội (khoá 1992-1997). Ra trường, Giang xin đầu quân về Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, tổ chức trực thuộc Viện Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam.
Ngày nào cũng nghe chữ “thù địch” văng vẳng bên tai. Cuộc sống được ngợi ca là thái bình mà cảm giác như có xung đột và chiến tranh. Nghe chữ “thù địch” lâu đến mức chính mình cũng mắc bệnh ám thị, rằng mình là kẻ “thù địch” của ai đó. Trong khi tự sâu thẳm lương tri, dẫu là phe cộng hoà hay cộng sản, tôi không muốn ai là kẻ thù.
Theo báo Tiền Phong của CSVN, chiều Chủ Nhật 9/5, tại huyện Củ Chi, Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Xuân Phúc tham gia hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Hôm nay vô tình được hầu chuyện 3 cụ hàng xóm vừa ở quê ra thăm con. Chắc nhớ cộng đồng bà con làng xóm, nên các cụ tự “tổ chức” thành câu lạc bộ “trà-thuốc” để đỡ tù túng. Một cụ từ Quỳnh Côi, Thái Bình, một cụ từ Yên Mỹ, Hưng Yên và một cụ hình như từ Hải Phòng.