Nghịch lý vai trò “quốc khách” của tổng bí thư

Trương Nhân Tuấn

23-7-2017

Ảnh ông Trọng được đặt như một quốc vương. Nguồn: Vũ Quang Minh/ MOFA/ VN Diplomacy

Kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt-Kampuchia được phía “bạn” tổ chức khá trọng thể. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là khách mời ở cấp độ “nhà nước” của Quốc vương Sihamoni. Tức ông Trọng thăm Campuchia với tư cách là ”quốc khách”. Ở đây ông được vị chủ tể vương quốc Campuchia, cùng các đại diện nhà nước Campuchia, tiếp đón với đầy đủ nghi lễ dành cho người “nguyên thủ” đại diện quốc gia.

Vấn đề là ông Nguyễn Phú Trọng không có tư cách pháp nhân “đại diện nhà nước” để được đối đãi ở hàng “quốc khách”.

“Hung thủ” giết người Vũ Kim Anh là con dâu tương lai của ông Nông Quốc Tuấn

FB Phan Trí Đỉnh

5-8-2018

Cô Vũ Kim Anh và chiếc xe Lexus. Ảnh: internet

“Hung thủ” giết người Vũ Kim Anh vụ án ô tô Lexus là con dâu tương lai của ông Nông Quốc Tuấn – Vai trò của cháu đích tôn Tổng Bí Thư như thế nào?

Ông Nông Đức Mạnh ra tay, yêu cầu Trần Đại Quang cứu cháu mình khỏi vụ này, anh Quang đã hoàn thành nhiệm vụ và một mình anh vượt lên so với một dàn 12 người được phong từ Thiếu tướng lên Trung tướng trong cùng một ngày 25/4/2007. Anh vào Trung ương, anh vào Bộ Chính trị, anh lên Bộ trưởng…

Ngay từ khi vụ án xảy, ngày 14/2, vì đây là cái chết của một cựu cán bộ công an Cao Bằng và một Giám đốc doanh thương lớn và xảy ra ngay tại ngã tư Kim Mã – Vạn Bảo, trong khu vực của ngoại giao đoàn nên sức ép giải quyết vụ án rất nặng nề. Sở Công an Hà Nội đã lập chuyên án điều tra và điều động hơn 150 cán bộ và chiến sỹ công an vào cuộc. Cái chết đầy bí ẩn với cách giết người, phi tang dấu vết như một sát thủ chuyên nghiệp đã lôi cuốn Ban chuyên án và báo chí đưa sự hiếu kỳ của dân Hà Nội lên cao độ. Suốt 5 ngày từ 14/2/2009 đến 19/2/2009, các báo tại Thủ đô đều chạy tít về vụ án bí hiểm này.

Liệu Việt Nam có học được gì từ bi kịch của quân đội Nga?

Blog VOA

Trân Văn

17-3-2022

Máy bay huấn luyện của Việt Nam rơi ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hôm 26/7/2018. Photo Zing.vn

Bài viết của tác giả CB về Chúa giáng sinh

Trần Vinh

27-12-2018

Báo Nhân dân số 155 từ ngày 21-25/12/1953, mục “Nói mà nghe”, bài Mừng Chúa Giáng Sinh, của tác giả CB, có viết: “Cách đây 1953 năm, một người bình dân ra đời, tên là Giê-su. Xét theo Kinh thánh thì mẹ Người là một cố nông, bị địa chủ bóc lột ức hiếp. Bà phải ở cữ trong một cái chuồng bò lạnh lùng hiu quạnh”.

Cá nhân độc tài và đảng độc tài

FB Trần Trung Đạo

24-3-2018

Hình ảnh những lãnh tụ độc tài khét tiếng trên thế giới. Ảnh: internet

Thỉnh thoảng có một quan điểm cho rằng Việt Nam không cần dân chủ ít nhất trong vài chục năm nữa mà chỉ cần một lãnh đạo yêu nước, sáng suốt, cứng rắn có khả năng đáp ứng với nhu cầu đất nước và biến động quốc tế để tạo sự ổn định và phát triển.

Thoạt nghe, đó là một quan điểm tốt vì ổn định là cần thiết mà ổn định để phát triển đất nước lại càng cần thiết hơn. Việt Nam thật may mắn nếu có một lãnh đạo như thế để đưa đất nước tiến lên trên con đường phát triển và hiện đại hóa.

Sau 30/4 – Góc gói mì tôm ba người xong bữa tối

Blog VOA

Nguyễn Hùng

4-5-2020

Hình: Trích xuất từ YouTube

Những ngày này 45 năm về trước, địa ngục dần thay thế thiên đường đối với hàng triệu người Việt Nam trong đó có cô Hoàng Thị Oanh Oanh, khi đó mới 12. Cha cô bị đưa đi ‘cải tạo’ mà không hề có bất kỳ bản án nào. Phải tới 14 năm sau ông mới được tự do bán phần.

Phần mộ là lòng dân!

Bán nguyệt san TDNL số 286

Ban Biên Tập

2-3-2018

Trên mạng vừa mới tung ra một biếm họa có hình chụp lãnh đạo đảng và nhà nước Việt cộng đặt hoa tưởng niệm tại tượng đài Lenin ngày 5-11-2017, nhưng với lời chú thích: “Toàn thể Lãnh đạo Cấp cao Ba Đình đã tham dự Lễ bóc thăm phân lô Nghĩa Trang Quốc Gia Ba Vì”. Nhân ngày gặp mặt đầu năm, toàn thể lãnh đạo cấp cao, cả đương nhiệm lẫn “nguyên là”, đã hân hoan tham dự Lễ bóc thăm phân lô Nghĩa Trang Quốc Gia Ba Vì.

Ảnh châm biếm. Nguồn: internet

Buổi lễ đã diễn ra trong vòng trật tự với tinh thần nghiêm túc. Hầu hết các ủy viên đều bày tỏ sự hài lòng cao độ được sánh vai nhau từ đầu đường kách mệnh cho tới cuối đường mệnh chung. Điều này cho thấy tinh thần đoàn kết hài hòa của toàn thể lãnh đạo cấp cao đã đánh bạt mọi lời đồn thổi về sự đấu đá long trời lở đất giữa các phe cánh trung ương hay giữa các nhóm lợi ích trong bộ phận thượng tầng của đảng”.

Dù là bịa đặt, biếm họa đó vẫn phản ảnh một sự thật, đó là hàng lãnh đạo cao cấp đảng Việt cộng đang tính chuyện xây cho mình một nghĩa trang chung, một nghĩa trang mới hoành tráng vĩ đại. Nghĩa trang mới này mang tên Yên Trung, nằm tại huyện Thạch Thất, Hà Nội, có diện tích gấp 20 lần nghĩa trang Mai Dịch rộng 6 ha, có từ năm 1982 mà nay đã hết chỗ. Truyền thông trong nước cho hay: dự án xây nghĩa trang Yên Trung đã được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt, với mục đích “phục vụ nhu cầu an táng” các cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước, cũng như các anh hùng và danh nhân do chế độ công nhận. Kinh phí dự án ước tính hơn 1.4 ngàn tỷ đồng, tương đương 60 triệu đôla Mỹ, sẽ lấy từ ngân sách nhà nước, tức tiền thuế của dân. Theo mô tả của báo mạng, nghĩa trang Yên Trung nằm dưới chân núi Ba Vì, nơi linh địa, cách trung tâm Hà Nội 40 km về phía tây. Tổng diện tích là 120 ha, dự trù có tới 2,500 ngôi mộ, mỗi ngôi có khuôn viên rộng 25 tới 35 mét vuông. Để xây nghĩa trang mới ấy, 105 gia đình trong khu vực sẽ phải di dời.

Ngay lập tức, bản tin về dự án đã gây một cơn bão mạng. Facebooker Nguyễn Tiến Tường nhận định: “Dự án xây nghĩa trang cho cán bộ cấp cao phản ánh một não trạng vô cùng phong kiến, khi các lãnh đạo CS chóp bu tự ru ngủ bằng việc lấy lăng tẩm đền đài nguy nga để mưu cầu sự thán phục của nhân dân”. Facebooker Hoàng Nguyễn Vũ thì than rằng: “Hà cớ gì phải đưa ra đề án 1.400 tỷ xây dựng nghĩa trang cho lãnh đạo cao cấp vậy? Bao nhiêu “lãnh đạo cao cấp” xứng đáng được nằm trong cái lô đất của muôn đời ấy? Không lẽ những kẻ tham nhũng, hốt tiền dân vào túi tham con cháu cũng xứng đáng được nằm đó sao?” Một bạn tên Nhân Thế Hoàng bình luận trên tờ Thông tin Đức quốc: “Tưởng nuôi báo cô chỉ để ăn với phá khi còn sống, ai ngờ giờ cái chỗ chết cũng phải ngang biệt phủ mới chịu. Tiền thuế của dân mà nó làm như của cha của mẹ nó để lại, muốn xài sao thì xài. Dân giờ vào thành phố, nói thật, đến cái nhà vệ sinh công cộng để giải quyết chuyện đái ỉa kiếm mỏi con mắt cũng không ra. Thuế, phí thì cái méo gì cũng tăng, tưởng tăng là lo cho dân, lo cho người già trẻ nhỏ ốm đau không tiền viện phí hay chết lỡ không có hòm chôn. Ai có ngờ là lại được dùng để làm ba cái chuyện xàm lồng này, đậu mợ, cầm tiền xong ưng quyết răng quyết chứ méo bao giờ thèm hỏi ý kiến dân một câu. Rứa chứ nợ công là cứ dân gánh với chia đều nhau ra gánh mới đau. Sống cũng báo, chừ đến chết cũng báo, ai mà chịu cho thấu, vừa vừa phải phải thôi chớ. Người chứ phải trâu chó gì đâu mà nói hoài hông chịu hiểu..!”

Công luận có lý để lên án gay gắt dự tính mới của đám chóp bu ở Ba Đình, vì nó như giọt nước làm tràn ly phẫn nộ của nhân dân Việt Nam trong lẫn ngoài nước.

Ai cũng biết người CS từng lên án chế độ phong kiến là bất công, chế độ tư bản là bóc lột, và đã quyết lật đổ lẫn chôn lấp cả hai bằng những cuộc cách mạng đổ máu, những cuộc chiến tranh chết người, với lời hứa hẹn xây dựng một xã hội công bằng, chẳng còn ai bóc lột ai nữa. Thế nhưng hiện thực diễn ra ở mọi xã hội CS, cụ thể ở Việt Nam, lại là lại là một sự phân biệt giai tầng, phân chia đẳng cấp quái gở và trắng trợn. Cách mạng tháng Tám đã đưa đảng CS lên nắm quyền tuyệt đối trên đất nước, thành giai cấp thống trị độc tài. Vốn là những kẻ thấm nhiễm chủ thuyết duy vật vô thần, vừa không tin có Trời Phật thưởng phạt, chẳng nhận có quả báo đời sau, vừa chỉ biết sống để hưởng thụ mọi khoái lạc gian trần, coi khinh mọi giá trị tinh thần như lương tâm, tiếng thơm, danh dự, lời hứa, liêm sỉ… Bên cạnh đó, được trang bị quyền lực chính trị vô đối thủ, không hề chịu trách nhiệm trước nhân dân, chẳng bị sự chế tài của luật pháp, đám lãnh đạo cao cấp Việt cộng từ mấy chục năm qua đã coi mình như những ông trời con, những đại chúa tể, mặc sức dùng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân, đem tài nguyên do xương máu cha ông để lại, để lo cho mình cách tốn kém hơn cả những triều đại phong kiến thối nát và bóc lột.

Ăn có đặc sản, kẻ hầu người hạ, nơi cung cấp miễn phí hay giá rẻ. Ở có phố riêng, biệt điện xa hoa sang trọng, kín cổng cao tường, an ninh bảo vệ dày đặc. Đi xa có chuyên cơ, phái đoàn tháp tùng. Đi gần có xe hộ tống, tiền hô hậu ủng. Bệnh tật có ban chăm sóc bảo vệ sức khỏe trung ương lo lắng, được nằm miễn phí trong những nhà thương tối tân hiện đại hay đưa ra chữa trị nước ngoài. Nay chết có nghĩa trang riêng, mộ phần thênh thang rộng rãi, nơi đất thiêng long mạch, có nhà tưởng niệm tô vẽ công lênh, có tượng đồng tượng đá cho bàn dân chiêm ngưỡng, có sách vở phim ảnh tán tụng tung hô. Tất cả cốt cho thấy đã ứng nghiệm lời Quốc tế ca mà các đảng viên sốt sắng hát lên mỗi lần họp chi bộ đảng: “Mọi lợi quyền đều qua tay mình!”, cốt thần thánh hóa cả một thời CS, thời dựng lên và tồn tại bằng xương máu và nước mắt dân lành.

Ngoài những đặc quyền đặc lợi vật chất đó, còn phải kể thêm những đặc quyền đặc lợi tinh thần. Đó là cho ra đời những bản Hiến pháp ban tặng quyền cai trị độc nhất, tuyệt đối, lâu dài cho đảng CS, tước đoạt quyền làm chủ đất nước của người dân là tự do ứng cử và tự do bầu chọn hàng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đó là cho ra đời những bộ luật (được hiến định và pháp định) cho nhà nước CS (thật ra là đảng) quyền thâu tóm toàn bộ tài nguyên đất nước, thâu tóm cả đất đai từ ngàn đời của người dân, chỉ thí cho thằng dân quyền sử dụng. Đó là cho ra đời những quy định để đảng là mẫu tối cao của đạo đức và văn minh (lời Hồ Chí Minh), là nguồn duy nhất của sự thật và lẽ phải, qua việc độc quyền tư pháp lập pháp và hành pháp, độc quyền thông tin, độc quyền giáo dục; triệt tiêu tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do đi lại, tự do lập hội; khống chế các nhà giáo, bịt miệng các luật sư, chỉ đạo các ký giả, đánh đập các dân oan biểu tình, bắt bớ các công dân lên tiếng, sách nhiễu các chức sắc nhân quyền… Tất cả những đặc quyền đặc lợi tinh thần ấy cũng chỉ nhằm gia tăng, củng cố và bảo vệ các đặc quyền đặc lợi vật chất nói trên.

Những con người ngày đêm chỉ nghĩ tới hai chuyện là cướp bóc và đàn áp, những kẻ chỉ muốn sống trong sức mạnh độc tài và uy thế vô đối, trong thói hư trần tục và tội lỗi ma quỉ đó, cũng như muốn chết có mồ yên mả đẹp, lăng tẩm sang trọng, xem ra không để ý rằng nhiều người dân đang so sánh lăng lãnh tụ của họ, kẻ đã mở đường cho bao tai họa và thống khổ tràn vào đất nước từ năm 1930, như là cái gì (!?!). Họ xem ra không nhớ câu chuyện của Lê Đức Thọ, một quan chức cấp cao và là hung thần hàng đầu của chế độ, mà sự tàn ác không chỉ khiến cho đồng đảng, cả đến đồng bào cũng lên án. Sau khi xây xong, mộ của Thọ trong nghĩa trang Mai Dịch thường xuyên bị người dân phóng uế hay đổ chất bẩn làm cho hôi thối, chẳng ai dám đến gần, ảnh hưởng tới cả những ngôi mộ bên cạnh. Trước tình cảnh này, con cháu của Thọ đã phải bí mật bốc mộ mang đi nơi khác để cải táng. Họ xem ra chưa biết chuyện nhiều ngôi mộ quan chức tham nhũng bóc lột khác đã bị người dân lấy cọc sắt dài đóng từ mặt đất xuống tận đáy hòm, như đã xảy ra tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Họ xem ra chẳng am tường lịch sử triều Trần là triều đại huy hoàng nhất và công lao nhất với dân nước. Công lao vĩ đại như vậy nhưng các vua nhà Trần khi rời ngôi đều về với lũy tre xanh ở quê nhà Tức Mặc, Thiên Trường, Nam Định, hay nương náu cửa Phật như Trần Nhân Tông. Khi về với tổ tiên đều lặng lẽ và thanh thản gửi xác vào mảnh đất quê Tức Mặc, gửi hồn vào ngọn cỏ lá cây Thiên Trường. Không xây bia mộ bề thế, không đúc tượng đồng uy nghi, chẳng tạc tượng đá sừng sững. Riêng vị vương lẫm liệt có công trạng lớn nhất triều Trần, cũng là vị tướng hiển hách có thành tích cao nhất sử Việt, được cả thế giới ghi nhận là Trần Hưng Đạo cũng chọn nơi về với tổ tiên là mảnh đất bình dị, thiên nhiên hoang sơ giữa khu rừng Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương, nơi ngài đặt bản doanh chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, cách kinh kì Thăng Long hơn 80 cây số. Nói chung, các quan lớn, nhỏ triều Trần cũng như mọi triều đại phong kiến khác khi rũ áo từ quan đều trở về với làng xóm, khi chết đều gửi xác vào mảnh đất quê. Tang lễ do con cháu tự lo liệu, ngân khố quốc gia không phải tốn xu hào. Ân huệ của nước, của vua chỉ là mấy cờ lọng, sắc phong vua ban cho khi còn làm quan tướng.

Hỡi những lãnh đạo CS ngày đêm chỉ biết củng cố quyền lực, thâu tóm quyền lợi, vinh thân phì gia, tự cao tự đại, đang sống mái với nhau trong cuộc chiến gọi là “chống tham nhũng” lòe mắt nhân dân nhưng thực chất là đấu đá phe nhóm, thanh trừng nội đảng để giành quyền và tiền, đang quyết liệt chống lại -bằng đàn áp, tống ngục- kẻ thù là nhân dân hiện đứng lên khôi phục công lý trong phong trào dân oan đòi lại đất đai, trong phong trào đối kháng đòi lại nhân quyền, trong phong trào công nhân đòi lại phẩm giá…

Hỡi những lãnh đạo CS chẳng hề quan tâm đến nỗi thống khổ của đồng bào, cảnh hỗn loạn của xã hội, sự suy tàn của đất nước, nhất là mối đại họa của Dân tộc trước kẻ thù truyền kiếp Bắc phương đang rình chờ, hãy nhớ lại cách ngôn của người xưa: “Trâu chết để da, người ta chết để tiếng”, ca dao của dân tộc: “Thương dân, dân lập đền thờ. Hại dân, dân đái ngập mồ thối thây” để tự nhủ rằng phần mộ tốt nhất chính là lòng dân, sự thương nhớ của đồng bào, sự tri ân của lịch sử. Các người theo thuyết duy vật, không tin có đời sau, nhưng hãy nhớ đừng để con cháu phải tủi hổ vì cha ông bị nhân dân thiên thu nguyền rủa, bị bia miệng ngàn đời khắc ghi.

Vua Tự Đức và vua Khải Định nhà Nguyễn, do đày đọa dân phu xây mộ lớn cho mình, đã lưu xú danh với hai cặp câu thơ nhân gian: “Vạn Niên (tên vùng đất xây Khiêm lăng) là Vạn Niên nào? Thành xây xương lính, hào đào máu dân” và “Châu Ê (tên vùng đất xây Ứng lăng) ơi hỡi Châu Ê! Khi đi thì có khi về thì không”.

Chẳng lẽ các người lại muốn có câu: “Yên Trung là Yên Trung nào? Mồ xây xác lính, mả rào xương dân”?

Phiếm: Thư gởi Đinh La Thăng

Võ Thiêm

25-3-2018

Năm điều cậu mắng

Chú Thăng,

Cậu viết thư này cho chú sau khi xem báo Pháp luật của “đảng ta” đăng lời nói sau cùng của chú trong phiên toà công minh của “cách mạng”.

Bình thời lúc đắc ý thì chú chỉ biết bác, cái gì cũng bác trước tiên, ơn bác, lời bác dạy thế này thế kia, chứ chớ hề đếm xỉa gì tới cậu!

Chăm chú vào quá khứ, quên hiện tại và bỏ tương lai

FB Đỗ Ngà

1-5-2018

Cứ tới ngày 30/04 hàng năm là lại khơi dậy nỗi đau quá khứ. Nó đã lặp lại 43 lần rồi và sẽ vẫn thế cho đến ngày CS sụp đổ. Câu hỏi được đặt ra là vì sao người ta làm dậy sóng quá khứ đến như vậy? Câu trả lời là hiện tại bất lực nên quá khứ như là một cái phao để bám lấy mà thôi.

Lại thêm một ngày mất tự do của một kiếp nô lệ cộng sản

Phạm Đình Trọng

25-10-2019

Sau một đêm mùa thu dịu dàng, trong sự thanh thản, phấn chấn muốn được làm việc, hoạt động cho một ngày mới được thể hiện mình, được xác nhận sự có mặt của mình trong cuộc đời, tôi xuống tầng hầm lấy xe máy đi sinh hoạt định kì câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng.

Tản mạn về chuyện viết báo và làm báo

Tương Lai

25-6-2019

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 69

Nhà báo là người chấm ngòi bút vào nỗi đau của nhân loại”.

Người viết câu ấy là một nhà báo từng có mặt ở những vùng nóng bỏng nhất trên hành tinh. Vì sứ mệnh cao cả của báo chí, nhiều nhà báo vẫn đang dấn thân vào những vùng chết chóc ấy. Viết một bài báo dở, bạn có thể mất việc, viết một bài báo hay, bạn có thể mất mạng”, New York Times từng giật một cái tít đậm như vậy. Thế thì vì sao nhà báo vẫn dấn thân? Francesca Borri, nữ phóng viên chiến trường người Italia từng bị bắn vào đầu gối khi tác nghiệp ở Syria nói rằng cô đến đấy vì “có gì đó bóp nghẹt lương tâm tôi“.

Nghiện Đảng (Phần 2)

Tạ Duy Anh

21-5-2021

Tiếp theo Phần 1

Sau những chuyến lên tỉnh, lên trung ương, bố tôi lại thấp thỏm chờ đợi. Bất cứ ai dừng xe trước ngõ nhà tôi đều cho ông niềm hy vọng. Ông hy vọng lời kêu oan của ông cuối cùng cũng đã có người nghe thấy.

Tuyên bố yêu cầu miễn phần hình phạt còn lại cho ông Trần Huỳnh Duy Thức

TUYÊN BỐ YÊU CẦU MIỄN PHẦN HÌNH PHẠT CÒN LẠI CHO ÔNG TRẦN HUỲNH DUY THỨC THEO KHOẢN 3 ĐIỀU 109 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

Kính gửi:

– Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

– Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc Hội

– Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội

– Ông Hoàng Thanh Tùng Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc Hội

– Ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao

Giải thưởng Hòa bình cho xã hội dân sự

Thục Quyên

27-6-2019

Ngày 14.06.2019, trong khi cả thế giới đang hồi hộp theo dõi cuộc biểu tình bất bạo động tại Hồng Kông, liệu có lên tới con số 2 triệu người tham gia hay chưa, thì tại thủ đô Luxembourg của Đại công quốc Luxembourg (Grand Duché de Luxembourg), trong một căn phòng thuộc toà nhà Robert Schuman, nơi một thời đã là trụ sở của Nghị viện Âu châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh được Quỹ Hoà Bình Schengen và Diễn đàn Hoà bình Thế giới trao giải Hoà Bình Luxembourg 2019, trước sự hiện diện của khoảng 150 nhà hoạt động cho hòa bình đến từ khắp nơi trên thế giới.

Những trại tù học tập cải tạo sau ngày 30-4-1975

Trần Gia Phụng

25-4-2021

Hai mươi ngày trước khi Sài Gòn sụp đổ, nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyne, giải Nobel văn học năm 1970, tuyên bố trên đài truyền hình Paris rằng “Việt Nam sẽ trở thành một nhà tù khổng lồ.” (Michel Tauriac, Hồ sơ đen Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Văn dịch, California: Văn Mới 2002, tr. 36.)

Thư kêu gọi thả tù nhân lương tâm

Vũ Thạch

14-4-2020

Kính gởi: Các Vị Lãnh Đạo Nhà nước Việt Nam

Trước trận đại dịch Covid-19 ngày càng bùng phát, chúng tôi, những người thân của các tù nhân lương tâm (TNLT) kêu gọi các vị lãnh đạo Nhà nước Việt Nam hãy thả ngay các TNLT để tránh tai họa lây nhiễm virút corona.

Chỉ vì thành tích là ‘hết sức quan trọng’

Blog VOA

Trân Văn

30-11-2018

Mười ngày sau khi xảy ra chuyện một giáo viên ở Quảng Bình buộc các học sinh của mình tát đồng môn, ông Phùng Xuân Nhạ – Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo, chính thức khẳng định, hành động đó phản giáo dục, vi phạm pháp luật và cam kết sẽ xử lý nghiêm minh.

Giới thiệu tóm tắt sách Đường Về Nô Lệ (Đoạn cuối)

Nguyễn Đình Cống

20-11-2018

Tiếp theo đoạn 1đoạn 2

Chương 12- CỘI NGUỒN TƯ TƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ PHÁT XÍT

Nhiều người đã lầm khi cho rằng chủ nghĩa quốc xã chỉ là một vụ nổi loạn chống lại lí trí, là phong trào phi lí tính, không có một căn bản trí tuệ nào. Đấy là quan điểm sai lầm và hoàn toàn thiếu căn cứ. Học thuyết của chủ nghĩa quốc xã là đỉnh điểm của một quá trình tiến hóa tư tưởng kéo dài, trong đó có sự đóng góp của các nhà tư tưởng có ảnh hưởng vượt rất xa bên ngoài ranh giới nước Đức.

Nỗi nhục nhã, nhức nhối đến muôn đời

Dương Tự Lập

25-7-2020

Khi thế hệ tôi ra đời, cũng là lúc ông cố thủ tướng Phạm Văn Đồng của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã vừa dâng Công Hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 cho Trung Cộng.

Trần Ðại Quang ‘trên giường bệnh’ vẫn ra lệnh ‘siết an ninh mạng’?

Người Việt

Tư Ngộ

21-8-2017

Ông Trần Ðại Quang trong lần xuất hiện ở một hội nghị Ðảng Ủy Công An Trung Ương, ngày 8 Tháng Sáu 2017 tại Hà Nội. Ảnh: NV cắt từ clip/Youtube

Ông Trần Ðại Quang, chủ tịch nước CSVN, nhân vật đang được đồn đoán là “sang Nhật chữa bệnh” từ tối 25 Tháng Bảy 2017, và cho đến nay chưa có hình ảnh hay video clip nào cho thấy ông xuất đầu lộ diện.

Tuy nhiên hệ thống truyền thông nhà nước ở Việt Nam hôm 20 Tháng Tám đồng loạt đưa lên một bài viết với tựa đề “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới,” cuối bài đề tên tác giả là “Giáo Sư, Tiến Sĩ Trần Ðại Quang, ủy viên Bộ Chính Trị, chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.”

Đồng hành cùng Mẹ Nấm

Phan Sinh Từ

21-7-2018

Đầu tháng 7, cả thế giới hồi hộp theo dõi và nhanh chóng chung tay giải cứu 12 trẻ em Thái Lan ra khỏi hang ngập nước. Nhưng thế giới chưa thể giải cứu Mẹ Nấm sau hai tuần tuyệt thực đầu tháng 7 ra khỏi nhà tù Việt Nam bưng bít.

Từ Hồng Vệ Binh ở Trung Quốc, đến Hội Cờ Đỏ ở Việt Nam

Đoàn Phú Hòa

30-10-2017

Bí thư Tỉnh ủy Wang Yilun bị Hồng Vệ Binh của trường ĐH Công nghiệp mang ra đấu tố ngày 23/10/1966. Nguồn: Li Zhensheng/ Contact Press Images

Những ai sinh ra cùng thời với tôi vào những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ 20 chỉ biết những hành vi tàn ác, dã man xảy ra trong thời Cải Cách Ruộng Đất qua những cậu chuyện kể, qua những cuốn truyện được viết sau này nên chỉ hình dung được một phần nào rất nhỏ về những tội ác hoàn toàn mất tính người dưới sự lãnh đạo của cái đảng cầm quyền. Dù chỉ được nghe, được đọc mà thế hệ chúng tôi đã thấy rùng rợn, không bao giờ muốn điều đó sẽ xảy ra một lần nữa trên quê hương của mình.

Mấy cụ già bàn nhân sự cho đảng

Mạc Văn Trang

26-9-2020

Sáng qua cà phê với mấy cụ toàn đảng viên kỳ cựu tại Sài Gòn. Mấy cụ này đều quen biết bà xã mình, nên sau lời giới thiệu là thân mật trò chuyện ngay.

Hãy học Nhật Bản

Có lẽ các tướng lãnh Nhật Bản đọc sách trắng quốc phòng của cộng sản Việt Nam chắc cũng lắc đầu, không hiểu Việt Nam xây dựng quân đội để làm gì. Đã không sử dụng vũ lực thì tại sao lại xây dựng quân đội? Không lẽ quân đội Việt Nam chỉ được dùng vào việc đàn áp dân để giữ vững cái ghế độc tài cho giới lãnh đạo cộng sản như ông Nguyễn Xuân Phúc mới ca ngợi? Còn việc chống ngoại xâm thì không cần thiết nữa?

Từ một khảo sát chính trị

Thi Phương

29-10-2018

Theo một khảo sát công phu về sự lựa chọn chính trị của người Mỹ gốc Á trước cuộc bầu cử giữa mùa vào ngày 6-11 sắp đến, người gốc Việt đứng đầu trong tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Donald Trump đương nhiệm. Khảo sát này được thực hiện bởi tổ chức phi đảng phái cổ động quyền bầu cử cho Người Mỹ gốc Á và người Mỹ trên đảo Thái Bình Dương (Asian/Pacific Island Americans Vote) và Viện Nghiên cứu Người Mỹ gốc Á và Người Mỹ trên đảo Thái Bình Dương (AAPIData), tiến hành từ ngày 23/8 đến 4/10 năm 2018 với 1.316 cử tri gốc Á tham gia, trong đó có 219 cử tri gốc Việt.

“Thà mất biển còn hơn mất đảng”

Hoàng Dũng

21-6-2020

Đó là quan điểm nhất quán của đảng cộng sản Việt Nam kể từ khi họ xuất hiện cho đến nay. Thà mất dần đất đai biên giới trên đất liền, mất các quyền khai thác, sở hữu, sử dụng trên không, trên biển… còn hơn là ảnh hưởng đến sự tồn vong của đảng. Còn đảng là còn tiền.

Đôi điều với VTV

Bá Tân

2-3-2018

Hôm vừa rồi, 27/2/2018, VTV không những đưa lên màn hình hình ảnh mà còn chì chiết theo kiểu đấu tố một số đơn vị bỏ công việc cơ quan đi chùa trong giờ hành chính.

Tôi không dại gì nhảy ra bênh vực những đơn vị đó, càng không đồng tình với hành vi biến đền chùa thành” núi lửa” tạo ra từ vãng mã.

Em đau vì thầy lặng im trước hành vi chà đạp nhân phẩm của công an

FB Trương Thị Hà

29-6-2018

TS Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng trường ĐH Khoa học XH&NV. Ảnh trên mạng

From: Sinh viên năm 2 Trương Thị Hà, mã sinh viên 1767010064, khóa 2017- 2020, Lớp trưởng lớp 17/2, Khoa Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

To: Tiến sỹ Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trưởng phòng đào tạo; và Thầy Nam (đi cùng thầy Hạ chứng kiến sự việc).

Lãnh đạo đảng ứng cử ở đâu?

Đỗ Thành Nhân

3-5-2021

Lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản Việt Nam là 18 Ủy viên Bộ chính trị.

Riêng ông NGUYỄN VĂN NÊN – Bí thư Thành ủy TP HCM không ứng cử, có 17 người ứng cử Đại biểu Quốc hội ở các đơn vị bầu cử dưới đây:

Vì sao đảng cứ im lặng mãi, không dám lên tiếng

Nguyễn Đăng Quang

20-8-2018

Hội nghị Thành Đô (3-4/9/1990) và các thỏa thuận ký kết giữa lãnh đạo 2 Đảng và Nhà nước Việt Nam – Trung Quốc đến nay đã đúng 38 năm, song vẫn là một bí mật lạnh lùng! Không chỉ nhân dân thế giới mà ngay cả người dân Việt Nam cũng như người dân Trung Quốc đều bị lãnh đạo của họ dấu tiệt, không hé lộ một lời về những gì họ đã thỏa thuận với nhau tại Hội nghị này cách đây 38 năm về trước!

Giang Trạch Dân và Lý Bằng hồ hởi chào đón các lãnh đạo ĐCSVN chiều 3/9/1990. Nguồn: Internet

Cách đây hơn 4 năm, ngày 28/7/2014, 61 đảng viên tâm huyết của ĐCSVN đã ký “Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên ĐCSVN” (gọi tắt là “Thư ngỏ 61”). “Thư ngỏ 61” đưa kiến nghị ĐCSVN cần thực hiện 2 yêu cầu cấp thiết và trọng yếu của đất nước:

Một: “ĐCSVN cần thay đổi cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa.”

Hai: “Là người chủ đất nước, nhân dân có quyền được biết và phải được biết sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như Thỏa thuận Thành Đô 1990, các thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và trên Vịnh Bắc bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v…”

Trong 61 đảng viên ký Thư ngỏ này có 1 quân nhân kỳ cựu, 1 “anh bộ đội cụ Hồ” đích thực, đó là Thiếu tướng Lê Duy Mật (1927-2015), cựu Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu II, cựu Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang (1979-1984). Tướng Lê Duy Mật là người rất cương trực, tính khí khẳng khái, là một vị tướng can trường trận mạc, trải khắp các chiến trường A,B,C,K qua 3 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và Tầu xâm lược! Một chi tiết không phải ai cũng biết, 1 tuần trước khi đấy, ngày 20/7/2014, ông đã gửi TBT Nguyễn Phú Trọng, BCT và BBT một Tâm thư với nội dung rất mạnh mẽ và quyết liệt, đó là yêu cầu Đảng phải công khai hóa Thỏa hiệp Thành Đô, đồng thời phải cho Tổng kết cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược.

Đặc biệt, trong Tâm thư trên, tướng Lê Duy Mật đã trích dẫn nguyên văn một Điều khoản trong Thỏa hiệp Thành Đô do Tân Hoa xã và Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc tiết lộ: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng CNCS, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa 2 nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa 2 Đảng và nhân dân 2 nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp trong quá khứ. Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam 30 năm (1990-2020) để ĐCSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Hoa.” (hêt trích)

Ông nêu nghi vấn việc này có hay không, thực hư ra sao, Đảng phải làm rõ! Và rồi ông yêu cầu BCT và BBT phải công bố các văn bản đã thỏa thuận ký kết giữa 2 Đảng trong Hội nghị Thành Đô cho toàn Đảng, toàn dân biết để chứng minh hư thực. Nếu Thỏa hiệp Thành Đô là đúng như Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đưa tin, thì rõ ràng đấy là bản thỏa hiệp rất nguy hiểm cho đất nước, chẳng khác nào là phản bội Tổ quốc! Tiếp ngay sau đấy, ông kiến nghị Trung ương xem xét ra tuyên bố phản bác bản Thỏa hiệp đó, chấn chỉnh lại tổ chức, kỷ luật những người đã ký và cả những người thực hiện sau này!

Tôi quen biết Tướng Lê Duy Mật trong những dịp bàn thảo và ký “Thư ngỏ 61”. Tất cả 61 đảng viên ký tên đều nhất trí cao về nội dung, câu chữ và đặc biệt là về 2 vấn đề trọng yếu và cấp thiết của đất nước. Riêng tướng Lê Duy Mật và một vài anh muốn “Thư ngỏ 61” đề cập thêm Điều khoản mà Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo đã tiết lộ, nhưng khi cân nhắc, ý kiến trên không được chấp thuận, đa số cho rằng cần phải rất thận trọng, để theo dõi thêm, chưa khẳng định vội. Sau này mỗi khi gặp nhau, tướng Mật nói vui, bảo tôi là “Ồ đây rồi, ông bạn hăng hái nhất chặn tớ đây rồi!”.

Khi gửi Tâm thư và ký vào “Thư ngỏ 61”, tướng Mật ở tuổi 87, sức khỏe đã yếu. Không lâu sau ông phải vào Quân y viện 108 điều trị bệnh hiểm nghèo. Mỗi lần vào thăm ông, tôi nhận thấy, dù đang nằm trên giường bệnh, nhưng ông luôn đau đáu, trăn trở với hiện tình đất nước, nhất là về mối nghi ngờ của ông đối với Hội nghị Thành Đô. Ông hỏi tôi lý do vì sao không đồng tình với ông về Điều khoản mà ông gọi là “bán nước”, tôi đáp: “Thưa anh, tất cả bọn họ đều u mê về ý thức hệ, họ sẵn sàng đặt quyền lợi của họ lên trên lợi ích quốc gia. Song có lẽ họ chưa ngu muội đến mức có thể bán rẻ Tổ quốc!”. Tôi phân tích thêm: “Vả lại, kẻ thù của ta, chắc anh không xa lạ và còn biết rõ hơn em, chúng là bậc thày trong các quỷ kế gây chia rẽ, ly dán và phân hóa nội bộ ta! Do vậy chúng ta cần hết sức tỉnh táo, thận trọng và cảnh giác để khỏi xa vào mưu đồ xấu xa, hiểm độc của chúng!”. Ông im lặng, tay vỗ nhẹ vào vai tôi, không rõ ông đồng tình hay phản đối? Thế rồi hơn một tháng sau, ngày 20/10/2015, tôi lặng người khi nghe tin ông mất, mang sang thế giới bên kia mối nghi ngờ lớn nhất mà ông chưa được Đảng giải đáp!

Nỗi u buồn và vẻ mặt trầm tư của tướng Lê Duy Mật trước ngày ra đi. Ảnh: Phạm Viết Đào

“Tâm thư” của tướng Mật và “Thư ngỏ 61” của các đảng viên gửi ĐCSVN đã hơn 4 năm rồi mà chẳng có ai trả lời họ cả. Tính đến nay, ngoài tướng Lê Duy Mật, có 4 người khác ký “Thư ngỏ 61” đã ra đi mãi mãi cùng ông! Không rõ Đảng muốn đợi những đảng viên ký “Thư ngỏ 61” ra đi bớt rồi mới trả lời hay là Đảng đợi 2 năm nữa, đúng ngày 4/9/2020, mới chính thức công bố cho toàn dân biết? Những điều họ kiến nghị, hoặc những vấn đề họ yêu cầu đều nằm trong quy định những quyền đảng viên được biết và bổn phận Đảng phải làm (Điều 3 Điều lệ Đảng và Điều 4 Hiến pháp). Hơn nữa, câu hỏi mà tướng Mật yêu cầu Đảng làm rõ đâu có phải là của “thế lực thù địch” bịa đặt ra, mà đây là sự tiết lộ của “các đồng chí 4 tốt” của Đảng! Sự việc ở đây thật đơn giản: Nếu CÓ thì bảo là CÓ. Nếu KHÔNG thì bảo là KHÔNG, uẩn khúc ghê gớm gì đâu mà Đảng không dám trả lời?

Trong bài viết ngày 3/8/2014 với nhan đề: “Phải công bố các thỏa thuận ở Thành Đô cho nhân dân biết”, người viết bài này kiến nghị: “Xung quanh Hội nghị thượng đỉnh và các thỏa thuận mà Việt Nam đã ký với Trung Quốc ở Thành Đô, có nhiều phân tích, đánh giá, nhận định và thông tin trái chiều, thậm chí cả những đồn thổi nguy hiểm, bất lợi về mặt dư luận… làm người dân hoang mang, bán tín bán nghi, không biết đâu là hư, đâu là thực! Mọi hiện tượng trên sẽ chấm dứt một khi Đảng và Nhà nước báo cáo cho toàn dân biết sự thật về mối quan hệ VN – TQ, đặc biệt là các thỏa thuận mà lãnh đạo ta đã ký với Trung Quốc ở Thành Đô”.

Nhà thơ thế sự nổi tiếng Thái Bá Tân mới đây post lên FB của mình bài thơ Đề nghị Đảng giải thích”, nói về việc tướng Lê Duy Mật gửi Tâm thư chất vẩn Đảng mà không được trả lời. Xin mạn phép trích dẫn 4 khổ trong bài thơ nói trên để chia xẻ cùng bạn đọc:

“Thiếu tướng Lê Duy Mật,

Không phải người hồ đồ,

Vừa tiết lộ một ý

Trong Thỏa hiệp Thành Đô.

 

“Rằng vì lợi ích đảng,

Đảng ta đã tự mình

Xin làm Khu tự trị

Của chính quyền Bắc Kinh.

 

“Không thể nào tin nổi.

Nhưng nếu đúng, thì đây

Là tội ác cực lớn,

Loại ngựa xéo, voi dày!

 

“Tôi là con dân Việt,

Có quyền biết thật hư.

Yêu cầu Đảng giải thích,

Không một phút chần chừ !

Vâng, thưa nhà thơ Thái Bá Tân, nói rõ thật hư, công khai, minh bạch, không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của Đảng cầm quyền đối với 4 triệu đảng viên của mình và 90 triệu con dân đất Việt! Nếu cứ lặng thinh, từ chối trách nhiệm thì Đảng không xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội như đã ghi trong Điều 4 Hiến pháp 2013!

____

Ghi chú của người viết:

Bài viết này chắc chắn sẽ không có nếu Đảng không giữ im lặng trong suốt 4 năm qua. Lẽ ra, theo nghi thức thông thường, khi nhận được “Tâm thư” của tướng Lê Duy Mật và “Thư ngỏ” của 61 đảng viên tâm huyết, Đảng nên có hồi âm hoặc đối thoại dưới hình thức nào đó. Nhưng rất tiếc những điều này không diễn ra, mà là những việc làm ngược lại!

Nếu vì lý do gì đó, Đảng không thể công khai cho nhân dân biết về mối quan hệ giữa 2 nước VN-TQ, đặc biệt là các thỏa thuận đã ký với TQ ở Hội nghị Thành Đô, thì ít ra, Đảng cũng nên lên tiếng phủ nhận và bác bỏ nguồn tin (Điều khoản) do Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo tiết lộ, đồng thời lệnh cho 700 báo đài ở Trung ương và địa phương phản bác, lên án, tố cáo nguồn tin xấu độc trên là bịa đặt! Và, cũng khó hiểu, tại sao Đảng không chỉ thị cho Ban Đối ngoại hoặc BNG hay TTXVN lên tiếng yêu cầu phía Trung Quốc có biện pháp chấm dứt, không để lặp lại những trường hợp tương tự!

Vậy, vì sao Đảng cứ im lặng mãi, không lên tiếng, và cũng chẳng giải thích để yên lòng dân, mà cứ để ai muốn hiểu sao thì hiểu, muốn nghĩ sao thì nghĩ? Đây chính là nguyên nhân gây nên sự nghi ngờ ngày một lớn trong dư luận người dân, kể cả trong nội bộ Đảng! Lỗi này không phải của ai mà chính là của Lãnh đạo và các cơ quan tham mưu của Đảng!