Ngồi buồn tự phỏng vấn chơi!

Hà Sĩ Phu

23-5-2022

“Tôi đứng về phe “nước mắt”, nhưng có nước mắt cá sấu đấy nhá!” (HSP)

Kỷ luật “nửa vời” cán bộ cao cấp và pháp luật bị nhạo báng

Nông Văn Tiềm

21-5-2022

Chiều 19-5-2022, Toà án Hà Nội đã tuyên án 14 bị cáo trong vụ án “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” xảy ra tại Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế và Công ty VN Pharma.

Quan hệ Việt – Mỹ: Những kỷ niệm của tương lai

DĐ VOA

Đinh Hoàng Thắng

16-5-2022

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đón Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Nhà Trắng ngày 12/5/2022. Photo US Embassy in Hanoi.

Tước quyền tư hữu đất đai là tước tất cả

Blog VOA

Trân Văn

12-05-2022

Ông Nguyễn Phú Trọng đã khiến nhiều người, nhiều giới ngỡ ngàng khi loan báo: BCH TƯ đảng khóa này thống nhất khẳng định, “quyền sử dụng đất là quyền sử dụng một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu”. Nguồn: AFP

Số phận Lê Minh Trung và sóng gió quan trường Đà Nẵng

Trần Kỳ Khôi

12-5-202

Câu chuyện Lê Minh Trung, sinh năm 1975, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng dính bê bối tình ái, được phơi bày trên trang Tiếng Dân đã làm dư luận Đà Nẵng và cả nước xôn xao, phẫn nộ.

Vài lời trao đổi với tác giả Nguyễn Đức Đại Vương

Nguyễn Đình Cống

10-5-2022

Ngày 8-5-2022, tác giả Nguyễn Đức Đại Vương công bố bài “Việt Nam và những trí thức ‘vỗ bụng’ nghe tiếng nói của dạ dày”, trên BBC. Nội dung không có gì thật mới, nhưng cũng gây cho nhiều độc giả tâm trạng xót xa.

Thảo luận về Hoà giải Dân tộc với ông Nguyễn Đình Bin

Đỗ Kim Thêm

9-5-2022

Nhân ngày 30/4/2022, tác giả Nguyễn Đình Bin có phổ biến bài viết “Hàn gắn vết thương huynh đệ tương tàn vẫn còn rỉ máu!” trên trang Tiếng Dân và các trang báo mạng khác.

Chuyến hành hương tế nhị của Thủ tướng Việt Nam

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan, dịch

5-5-2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính đang phát biểu tại một hội nghị năm 2021. Nguồn: VGP

Thách thức đối ngoại lớn nhất của Phạm Minh Chính tại thủ đô Hoa Kỳ

Việt Nam sử dụng tội danh “trốn thuế” để tấn công người bất đồng chính kiến

Asia Times

Tác giả: David Hutt

Trúc Lam, chuyển ngữ

4-5-2022

Các nhà chức trách Việt Nam gia tăng các vụ trốn thuế đối với các nhà hoạt động, nhằm làm nhẹ bớt tình hình đàn áp của họ.

Khát vọng và xấu hổ

Nguyễn Đình Cống

4-5-2022

Gần đây trên các đài, báo của Nhà nước dấy lên vấn đề “Khát vọng Việt Nam”. Làm việc gì cũng cần có mơ ước, mong muốn, mà cao nhất là ‘khát vọng’. Cao hơn nữa là khát vọng cháy bỏng. Đó là một động lực lớn, nhưng là con dao hai lưỡi mà nếu hiểu sai, dùng sai thì sẽ tự chặt vào tay, cứa vào mặt, lợi bất cập hại, rơi vào tình trạng quá tốt trở thành xấu.

Chuyện Lê Minh Trung, Phó chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng “quất ngựa truy phong”

Sông Hàn

3-5-2022

Lê Minh Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, sinh năm 1976, quê Đan Phượng, Hà Nội. Theo hồ sơ đảng viên, Trung tốt nghiệp đại học Kinh tế, ngành Quản trị du lịch. Khi làm quan, Trung “trang bị” thêm Cao cấp Chính trị, thạc sĩ ngành Quản lý công.

Việt Nam ngày 30/4, bận bịu với quá khứ và chưa biết phải làm gì với hiện tại

Jackhammer Nguyễn

2-5-2022

San Jose, California, Hoa Kỳ

Buổi lễ kỷ niệm 30/4 diễn ra trước bảo tàng Viet Museum, San Jose, California, hay còn gọi là Bảo tàng Thuyền nhân Việt Nam.

Hội nghị Trung ương 5 và nội tình của đảng

Thu Hà

2-5-2022

Hội nghị Trung ương 5 khoá 13 của đảng cộng sản Việt Nam sẽ nhóm họp vào ngày 4-5-2022 và dự kiến sẽ bế mạc sáng 10-5-2022. Thông tin cho hay, hội nghị lần này ngoài việc “lập trình” và định hướng các nội dung cho kỳ họp thứ 3 quốc hội khoá 15 diễn ra từ ngày 23-5 đến 17-6-2022, thì nội dung còn lại chỉ tập trung vào xây dựng tổ chức đảng, chỉnh đốn đảng và kỷ luật đảng. Ngoài ra, Bộ Chính trị trình đề nghị trung ương bàn và thông qua việc thành lập Ban phòng chống tham nhũng và tiêu cực cấp tỉnh.

Hưởng ứng cùng ông Nguyễn Đình Bin

Nguyễn Đình Cống

1-5-2022

Ông nguyễn Đình Bin, sinh năm 1944, cựu Ủy viên BCH trung ương Đảng, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Ngày 30-4-2022, ông Bin công bố bài “Hàn gắn vết thương huynh đệ tương tàn vẫn còn rỉ máu!”. Trong bài, ông kêu gọi lãnh đạo ĐCSVN thức tỉnh, sửa sai, kêu gọi con Lạc cháu Hồng xóa hận thù, dừng lại những trang sử đau buồn của quá khứ để thực hiện Hòa giải, Hòa hợp, Đại đoàn kết dân tộc.

Hoà giải Dân tộc: Hiện trạng và Triển vọng

Đỗ Kim Thêm

1-5-2022

Hiện trạng

Kể từ ngày 30/4/1975, đất nước được thống nhất, sau 47 năm, nhìn chung thời gian đã quá đủ để cho Việt Nam có thể hàn gắn mọi vết thương chiến tranh và lật qua một trang sử mới cho sự an bình, thịnh vượng và phát triển.

Hàn gắn vết thương huynh đệ tương tàn vẫn còn rỉ máu!

Nguyễn Đình Bin

30-4-2022

LGT: Chúng tôi nhận được bài viết của ông Nguyễn Đình Bin từ một thân hữu gửi tới, bàn về “hòa giải hòa hợp” nhân dịp 30-4. Ông Nguyễn Đình Bin từng giữ chức thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài ra, ông từng là Đại sứ Việt Nam tại Nicaragua kiêm nhiệm Ecuador và Đại sứ Việt Nam tại Pháp kiêm nhiệm Bồ Đào Nha. Bài viết sau đây thể hiện quan điểm của ông Đình Bin, cựu Ủy viên BCH Trung ương Đảng Cộng sản.

Việt Nam chỉ còn đúng một nước chọn

Blog RFA

VietTuSaiGon

29-4-2022

Cho đến lúc này, Việt Nam vốn dĩ quen đi hai chân trên hai thái cực và đã đến đoạn đường mà hai thái cực đó giãn rộng đến độ nguy cơ không thể tiếp tục đi được nữa, phải chọn một trong hai thái cực, Mỹ, phương Tây hay Nga, Trung? Có lẽ, Việt Nam không còn chọn lựa nào khác ngoài Mỹ, phương Tây.

Vì sao tháng 4 vẫn là thời điểm làm người Việt nhức nhối?

Blog VOA

Trân Văn

28-4-2022

Tại một sự kiện tưởng niệm biến cố 30 tháng Tư tại Little Saigon, California. Nguồn: AP

Những bất thường trước Hội nghị Trung ương 5

RFA

Lê Hoàng Mai

28-4-2022

Các uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN khoá 13 chụp hình nhân bế mạc Đại hội 13 hôm 1/2/2021 ở Hà Nội. Nguồn: AFP

Sẽ ‘cảnh cáo’ cả Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước, Thủ tướng?

Blog VOA

Trân Văn

27-4-2022

Ông Võ Văn Thưởng – Ủy viên Bộ Chình trị đang đảm nhận vai trò Thường trực Ban Bí thư đảng CSVN vừa công bố “Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của đảng đến năm 2030”. Nguồn: Reuters

Ngày 30/4: Tại sao 47 năm sau vẫn chưa có thay đổi ở Việt Nam?

Từ thức

26-4-2022

Ngày 30 tháng Tư – Đã đến lúc đặt câu hỏi nhức nhối: Tại sao 47 năm sau vẫn chưa có thay đổi ở Việt Nam? Tại sao thế giới đã biến đổi không ngừng, với một vận tốc chóng mặt, nhưng Việt Nam vẫn ù lì, dẫm chân một chỗ, vẫn còn là một trong những nước hiếm hoi bám chặt, như đười ươi giữ ống, một chủ nghĩa đã bị nhân loại chối bỏ?

Tham nhũng là kẻ thù tồi tệ nhất của quân đội Việt Nam

Fulcrum

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hồ Động Đình, chuyển ngữ

22-4-2022

Quân nhân Việt Nam đón Thủ tướng Ý, Giuseppe Conte tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội ngày 5/6/2019. Nguồn: Manan VATSYAYANA / AFP

Hợp và tan

Nguyễn Tuấn Khoa

18-4-2022

Ngày đầu tiên đi học lại sau biến cố lịch sử 30/04, lớp chưa chia Ban nên dễ biết ai đi, ai ở. Lớp tôi vắng nửa lớp. Đứa nào vắng tức là đã rời khỏi Việt Nam rồi. Không khí ngột ngạt. Cuối giờ học H lù lù xuất hiện trước cửa lớp. Nó kêu tôi ra ngoài hành lang và nói nó rút hồ sơ, không học ở đây nữa mà đi về quê ở Tây Nguyên. 

Góp ý cho Đảng về nền tảng tư tưởng

Nguyễn Đình Cng

17-4-2022

Từ tháng 3/2022 đến nay, các phương tiện truyền thông ra sức tuyên truyền cho cuộc thi “Viết chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong tình hình mới”. Đây là cuộc thi lần thứ hai. Cuộc thi lần thứ nhất từ năm 2020, đã kết thúc và trao giải vào tháng 10 năm 2021. Các cuộc thi này là để triển khai việc thực hiện Nghị quyết 35-Nghị quyết Trung ương (NQ35-NQTW) ngày 22/10/2018 về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Cuộc thi lần thứ nhất được đặt tên “Viết chính luận khoa học”. Lần này không hiểu vì sao lại bỏ từ ‘khoa học’, chỉ giữ lại từ ‘chính luận’. Phải chăng trong lần thi trước chẳng có bài dự thi nào có được tính khoa học như mong ước hão huyền của ai đó. Mà hình như nhiều bài lại chứa đầy nội dung và phương pháp phản khoa học.

Tôi phát hiện rằng, người ta đã phạm sai lầm lớn khi dùng một số biện pháp phản khoa học, phản đạo lý trong việc tổ chức cuộc thi như thế. Họ tưởng rằng cuộc thi sẽ có đóng góp tích cực vào việc thực hiện NQ35, nhưng thực chất không phải vậy, nó chỉ lừa dối được một số ít người mà thôi. Đại đa số đảng viên và dân chúng không khó khăn gì để nhận thấy những điều dối trá, những thủ đoạn trong cuộc thi này. Tuy cuộc thi được tuyên truyền rất mạnh, rất rộng nhưng nó thiếu mất tính chất “Chính nghĩa”. Có thể vạch ra nhiều điều sai, nhưng chỉ xin nêu ba điều chính.

Thư nhất là nhận định “Đảng càng thành công, càng thắng lợi thì thế lực thù địch càng chống phá”. Đó là một phán đoán giả dối. Đảng cho rằng họ gắn chặt với dân tộc, thành công của họ là của dân tộc. Nhưng không hẳn như vậy. Dân tộc là cây chủ còn Đảng là cành tầm gửi bám vào đó. Có những việc làm lợi cho dân tộc thì cũng có lợi cho Đảng, nhưng có những việc lợi cho Đảng thì lại hại cho dân. Những việc như thế bị một số người tinh hoa trong dân phản biện và bị cho là thù địch, chống lại. Phải chăng đa số thù địch là do Đảng dựng lên. Tại sao Đảng không tự hỏi rằng mình tốt đẹp mà trong Đảng có lắm kẻ thoái hóa biến chất, mà nhiều người dân mất lòng tin. Hình như lãnh đạo Đảng rất ngại đặt ra câu hỏi này.

Thứ hai là nền tảng tư tưởng của Đảng phải chăng là Chủ nghĩa Mác – Lê, một thứ đã quá lỗi thời. Nếu Đảng tin chắc chính nghĩa của Mác – Lê thì sao không để cho dân có quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận. Hãy để cho các trường phái tư tưởng tháo luận công khai xem nào. Tại sao lại độc quyền về tư tưởng, áp đặt quan điểm?

Thứ ba là hình thức tổ chức cuộc thi mang tính áp đặt, thiếu khoa học, chỉ lôi kéo được một số người biết lợi dụng, hướng theo chiều gió để mưu cầu danh lợi.

Nếu Đảng có tự tin, muốn chiến thắng vẻ vang thế lực phản biện thì sao không triệu tập vài người, đối thoại công khai, dùng thực tế và lý luận làm cho họ “Tâm phục khẩu phục”. Việc tổ chức cuộc thi để một mình một diễn đàn, không cho ai nói chen vào thì đó chỉ là sự huênh hoang của kẻ có quyền mà thiếu trí tuệ. Còn kèm thêm việc vu cáo, bắt bớ, khủng bố, bỏ tù một số người vô tội thì chỉ chứng tỏ sự độc ác của những kẻ mất nhân tính.

Vậy phải làm thế nào?

Để trở thành một Đảng chính trị, đảng cầm quyền thì phải đổi mới, phải cải cách cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ chứ không phải bảo vệ những nền tảng tư tưởng đã lỗi thời. Tổ chức và việc làm trong quá khứ là của một Đảng Cách mạng, nó không còn thích hợp với một Đảng Chính trị cầm quyền. Nếu lãnh đạo Đảng không nhận thức ra để tiến hành những cải cách cần thiết thì chỉ tốn công vào những chuyện có tính chất gãi ngứa để tuyên truyền. Như vậy, không chóng thì chầy, tất yếu sẽ bị sụp đổ, sẽ bị đào thải.

Sẽ có người phản bác, cho rằng Trung Quốc vẫn theo Mác – Lê mà phát triển vượt bậc, đang muốn làm bá chủ. Không phải, Trung Cộng giương Mác – Lê lên chỉ để lừa bịp, còn bản chất của họ là độc tài Đại Hán. Còn một số lãnh đạo cao cấp Cộng sản Việt Nam thì mê muội, cố kiên trì Mác – Lê vì bị nhồi sọ quá nặng, số khác, tuy biết Mác – Lê sai nhưng chưa dám nói vì còn chờ đợi thời cơ.

Xin cầu mong cho những cán bộ lãnh đạo còn có thiện lương được tiếp thêm trí tuệ và lòng dũng cảm, nhận ra và nói lên được những sai lầm của Mác – Lê để mạnh dạn từ bỏ nó, chứ không phải xem nó như nền tảng tư tưởng cần bảo vệ.

CSVN, ‘phiếu chống’ và chống con người được làm người

Blog VOA

Trân Văn

11-4-2022

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, phát biểu trong phiên họp đặc biệt về Ukraine vào ngày 1/3/2022. Việt Nam bỏ 2 phiếu trắng và 1 phiếu chống 3 nghị quyết LHQ lên án Nga. Nguồn: VOV

‘Ngoại giao phản dân’ làm nhục cả dân tộc lẫn quốc thể

Blog VOA

Hoàng Trường

11-4-2022

Vào ngày 7/4/2022, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu khai trừ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) với các cáo buộc nước này vi phạm nhân quyền ở Ukraine. Nguồn: Reuters

Lại một lần nữa, người dân Việt Nam bị làm nhục

Phạm Đình Trọng

9-4-2022

Đội quân Putin xâm lược Ucraine bị thua đau phải rút chạy, đã để lại tội ác man rợ ở thị trấn nhỏ Bucha, ngoại thành Kyiv. Hơn 400 xác dân Bucha bị quân Nga bắn giết rải rác khắp mấy đường phố nhà cửa thưa thớt của thị trấn Bucha. Chưa tính được số dân chết chồng chất trong những hố chôn chung, vùi lấp sơ sài, còn lòi chân tay trên mặt đất.

Bàn thêm về hai bài báo

Nguyễn Đình Cống

7-4-2022

Sáng ngày 7 tháng 4, đọc được hai bài báo, có những ý hay, tôi rất muốn bàn thêm cho rộng đường dư luận. Đó là bài của tác giả Trân Văn, đăng trên VOA: “Quy hoạch nhân sự – chính phạm của mọi scandal” và bài của GS Tương Lai “Sự thật lịch sử bị đánh tráo có còn là lịch sử nữa không”.

Vũ khí Mỹ để tự vệ, niềm mong ước lớn lao của người Việt

Jackhammer Nguyễn

2-4-2022

Ngày 31/3/2022, tác giả Trần Đại Thanh, có bài viết đăng trên trang web của Đài Á châu tự do, với tựa đề: Đã đến lúc Việt Nam tìm mua vũ khí của Mỹ thay cho Nga. Sau khi đọc bài này, giáo sư Trần Hữu Dũng của trang Viet-Studies bình luận: “Không phải đơn giản như thế!

Ảnh minh họa vũ khí Mỹ. Nguồn: Getty Images

Ngoài thiếu sót không đề cập tới sự tệ hại của vũ khí Nga trên chiến trường Ukraine trong hơn một tháng qua, dễ dàng đồng ý với tác giả Trần Đại Thanh rằng, cấm vận của phương Tây, trên cả hai phương diện kinh tế và quốc phòng đối với Nga sẽ làm cho Việt Nam đối diện ngay lập tức với viễn cảnh kho vũ khí của mình sẽ là đống đồng nát trong tương lai gần.

Không ai muốn chiến tranh xảy ra nhưng các nước đều nghĩ tới việc phòng thủ nếu nó xảy ra và các cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, tác chiến điện tử… mà nước Nga đang chứng minh rằng nền quốc phòng điện tử của họ tệ hại như thế nào.

Một vấn đề khác cần quan tâm mà tác giả không đề cập trong bài, đó là trang bị quốc phòng của Việt Nam giống hệt như của người “anh em láng giềng” phương bắc, nhưng lại ở mức thấp hơn. Hơn nữa, với sức mạnh kinh tế và khoa học kỹ thuật của mình, Bắc Kinh có thể copy vũ khí Nga, rồi tự tạo cho mình một nền công nghiệp quốc phòng, trong khi đó, Việt Nam không thể và không có khả năng làm được điều này.

Nhưng lời đề tựa của bài viết: “Đã đến lúc Việt Nam tìm mua vũ khí của Mỹ thay cho Nga”, phần kết luận về những rào cản làm Hà Nội không mua vũ khí Mỹ, có phần không đúng, hay nói như giáo sư Trần Hữu Dũng: Không phải đơn giản như thế!

Bạn đọc có thể tìm hiểu dễ dàng về những quy định ngặt nghèo của luật pháp Mỹ khi chính quyền nước này muốn bán vũ khí cho quốc gia nào đó. Nhìn lại sự kiện lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua các hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan cách đây mấy năm, không hề dễ dàng chút nào. Gần đây nhất, sự kiện ấn tượng nhất là cựu tổng thống Donald Trump đòi tổng thống Ukraine phải … điều tra đối thủ chính trị của ông ta, thì mới tháo khoán mấy trăm triệu tiền viện trợ hỏa tiễn cho Ukraine!

Có thể chúng ta bị ấn tượng nhiều quá về các đại công ty tư bản sản xuất vũ khí của Mỹ, về quyền lực “vô đối” của họ trong các bài tuyên truyền chống chủ nghĩa tư bản của cơ quan tuyên giáo. Đúng là họ rất mạnh và rất muốn bán vũ khí, nhưng còn có mấy trăm người đại diện cho người dân Mỹ ở Quốc hội cũng có quyền lực không kém. Kẻ mua vũ khí phải được xét tới xét lui rất tỉ mỉ, và trong trường hợp Việt Nam, vấn đề nhân quyền sẽ chắc chắn được cột vào, nếu Hà Nội muốn ký những hợp đồng lớn về vũ khí với Washington.

Bạn đọc có thể nói là Mỹ chẳng phải từng cung cấp vũ khí cho các chế độ độc tài hay sao! Đúng là như vậy, có thể kể nhiều lắm: Pinochet, Suharto, Park Chung Hy, Tưởng Giới Thạch… Nhưng nên nhớ rằng các chế độ này, lúc đó phục vụ cho mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mỹ, vậy nên họ có thể bỏ qua chuyện nhân quyền.

Việt Nam hiện nay là một đối tác quan trọng trong chiến lược của Mỹ (theo một số nguồn tin thì có thể sang năm 2023 hai nước sẽ chính thức nâng quan hệ lên đến mức chiến lược?!), nhưng mối quan hệ giữa Mỹ và Bắc Kinh không phải như thời chiến tranh lạnh. Trung Quốc có một sức ảnh hưởng rất đáng kể để Mỹ và phương Tây phải cân nhắc.

Hà Nội đã phải đi đường vòng trong mấy năm qua, mà quan trọng nhất là tiếp cận Israel, đồng minh vô điều kiện của Mỹ để mua vũ khí. Nhiều sĩ quan Việt Nam đang được đào tạo ở Mỹ, trong đó có các phi công. Điều đó có nghĩa là gì nếu không phải là tạo sẵn nguồn nhân lực cho máy bay Mỹ?

Hà Nội cũng tìm những cách để có vũ khí Mỹ một cách vô hại, không làm Bắc Kinh lo ngại, chẳng hạn như nhận hai chiếc tàu tuần tra Hamilton cũ. Hai chiếc tàu này làm giảm bớt hẳn những xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển của các đội dân quân biển trá hình là tàu cá của Trung Quốc.

Không phải Hà Nội không thấy vũ khí Mỹ lợi hại như thế nào, cũng như không phải họ không thấy sự tương đồng rất nguy hiểm của quân đội Việt Nam và Bát lộ quân Trung Quốc, nhưng để có thể có được những lô vũ khí có đầu có đuôi, có bảo trì, có huấn luyện,… với Mỹ là chuyện không dễ có ngay lập tức.

Nay sự xâm lăng của Nga vào Ukraine, cho thấy rõ vũ khí Nga tệ hại ra sao, nước Nga điêu đứng ra sao khi đối mặt với cấm vận, hẳn là Hà Nội càng sốt ruột trong việc tìm nguồn vũ khí từ Mỹ.

Ý kiến của tác giả Trần Đại Thanh đại diện cho khá nhiều người Việt Nam hiện nay, nhưng có lẽ nó không thực tế, mà là niềm mong ước thì đúng hơn.

Tôi nghĩ, trong đại hội kỳ tới của trung ương đảng cộng sản cầm quyền, nếu Đảng CSVN tuyên bố thả tù chính trị, bầu cử tự do, đa đảng… thì may ra, sau đó sẽ có hàng tỷ đô la vũ khí Mỹ được ký kết.

Nhưng có lẽ mong ước đó của tôi quá lớn, hơn cả mong ước vũ khí Mỹ của tác giả Trần Đại Thanh.

Nhìn lại cuộc xung đột giữa Việt Minh và Phật Giáo Hoà Hảo, nhân 75 năm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn

Đỗ Kim Thêm

Vấn đề

27-3-2022

Lễ tưởng niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn, được tổ chức tại tư gia của một tín đồ trong năm 2021. Ảnh: Giáo hội PGHH Thuần túy.