Chuyến hành hương tế nhị của Thủ tướng Việt Nam

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan, dịch

5-5-2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính đang phát biểu tại một hội nghị năm 2021. Nguồn: VGP

Thách thức đối ngoại lớn nhất của Phạm Minh Chính tại thủ đô Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn quan chức cấp cao tới Washington trong tuần tới. Trước khi họ tham gia “Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt châu Á” ngày 12 và 13 tháng 5 của Tổng thống Joe Biden, hậu quả trực tiếp của việc Nga xâm lược Ukraine rất có thể sẽ chi phối các cuộc tham vấn song phương với những người đồng cấp Mỹ.

Cuộc chiến của Putin đã làm lung lay giả định cơ bản về vị thế quốc phòng của Việt Nam: Việc Nga sẽ tiếp tục là nhà cung cấp đáng tin cậy cho hệ thống vũ khí mà nước này cần để ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc. Nó (cuộc chiến của Putin) đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, cho cả Nga và Việt Nam.

Đó là một ràng buộc có từ thời Liên Xô, viện trợ cho chế độ cộng sản Việt Nam khi họ chiến đấu để bảo đảm nền độc lập của Việt Nam và sau đó là thống nhất đất nước dưới sự thống trị của Hà Nội. Ở Việt Nam, Nga vẫn được tôn vinh là nước chủ trì viện trợ kinh tế hào phóng trong thập niên sau chiến tranh khi Việt Nam kết thúc, vật lộn trong việc xây dựng nền kinh tế chỉ huy kiểu Liên Xô. Vài thập niên sau, giờ đây đã thành công trong việc đổi tên nền kinh tế Việt Nam thành kinh tế “thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhưng cảnh giác với tham vọng của Trung Quốc, lãnh đạo đất nước đã chọn dựa vào Moscow để có các hệ thống vũ khí công nghệ cao tương đối rẻ tiền, bao gồm tàu chiến, máy bay chiến đấu – ném bom, tàu ngầm tấn công, và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển.

“Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình là ác mộng đối với Việt Nam, một mối đe dọa mà Hà Nội đã tìm cách chống đỡ qua việc xây dựng khả năng răn đe, tỏ lòng tôn kính và nhấn mạnh lợi ích kinh tế chung. Đó vừa là một chiến lược xưa cũ, từng cho thấy có hiệu quả khi Trung Quốc hành động phô trương, vừa là một loạt chính sách cho phép Việt Nam hiện đại duy trì mối quan hệ mang tính xây dựng có chừng mực với nước láng giềng khổng lồ.

Tuy nhiên, giờ đây, Hà Nội không thể yên tâm về việc có trong tay một bộ hệ thống vũ khí được chế tạo ở Nga. Trong tương lai gần, Việt Nam khó có thể mua vũ khí của Moscow mà không kích động cái gọi là ‘lệnh trừng phạt thứ cấp’. Hà Nội có vẻ hiểu ra điều đó. Ông Chính đã đồng ý với ông Fumio Kishida, thủ tướng mới của Nhật hôm 30 tháng 4 rằng, “ở bất kỳ khu vực nào, việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực là khó có thể chấp nhận được“.

Chính và các đồng sự phải nói năng cẩn thận ở Washington. Ở đó, sự chú ý vẫn được tập trung vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Nhiều người vốn đang chỉ đạo cuộc đối đầu [cuộc chiến] ủy nhiệm với Nga, lại thiếu sự hiểu biết tinh tế về lợi ích của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương. Trong việc ủng hộ Ukraine, Việt Nam (dù có những lý do chính đáng) đã lỗi nhịp so với các nước bạn bè còn lại của Mỹ, và điều đó không xứng hợp với nhóm coi châu Âu là trung tâm trong việc thiết lập chính sách đối ngoại của Mỹ.

Việc thủ tướng Việt Nam có mặt tại Washington có thể làm dấy lên bình luận tiêu cực. Những người đối thoại gay gắt có thể hỏi, tại sao Mỹ không trừng phạt vụ Hà Nội mua các hệ thống vũ khí của Nga và chỉ trích việc Hà Nội không tham gia bỏ phiếu lên án cuộc chiến của Putin ở Liên Hiệp quốc.

Ông Chính được cho là có triển vọng sẽ kế vị người bảo trợ của mình, ông Nguyễn Phú Trọng, khi nào người đứng đầu đảng Cộng sản, hiện 78 tuổi, quyết định nghỉ hưu hoặc không thể tiếp tục công việc vì một cơn đột quỵ nữa. Các cuộc gặp ở Washington là sự kiểm nghiệm đối ngoại lớn nhất của Chính cho đến nay; đồng liêu lẫn đối thủ của ông sẽ chăm chú theo dõi.

‘Cẩn thận trong phát biểu” không có nghĩa là không nói gì. Sẽ là khôn ngoan nếu Chính thể hiện sự đồng cảm thật sự với Ukraine và tỏ sự thất vọng với Nga, một người bạn đáng tin cậy lâu năm của chế độ Hà Nội, đã “đi chệch hướng”. Ông nên khẳng định một cách thẳng thắn và dứt khoát rằng, Việt Nam đã dựa vào các hệ thống vũ khí mua của Moscow để bảo vệ lợi ích của mình trước những phần tử hiếu chiến ở Bắc Kinh. Ông có thể nói, đó là vấn đề mà ông hy vọng Mỹ có thể giúp giải quyết.

Chính quyền Biden tự hào về “chủ nghĩa hiện thực thực dụng”, nhưng những người đối thoại Mỹ dường như bị ám ảnh bởi lập trường giả vờ không chọn phe lâu nay của Việt Nam. Với quan hệ hợp tác song phương ngày càng sâu rộng và ngày càng lớn mạnh, nhằm mục đích làm giảm bớt tham vọng của Bắc Kinh ở biển Đông, Mỹ đã thúc ép Hà Nội nâng cấp mối quan hệ được mô tả là song phương. Họ nói, quan hệ đó phải là ‘chiến lược’, chứ không chỉ là ‘toàn diện’.

Giả định rằng, Bộ Chính trị Việt Nam đã “xử lý” (suy nghĩ kỹ về) các tác động đối với Việt Nam từ cuộc chiến của Putin ở Ukraine, thì một tuyên bố chung rằng, Việt Nam và Hoa Kỳ từ nay trở thành ‘đối tác chiến lược’ sẽ có thể là một điều dễ dàng đối với Hà Nội.

Có nhiều khả năng là Tổng thống Biden và những người khác đối thoại với phái đoàn ông Chính sẽ thúc giục Việt Nam ngừng mua sắm vũ khí do Nga cung cấp và bảo dưỡng. Đáp lại, ông Chính có thể chỉ ra điều hiển nhiên: Nếu Washington muốn Hà Nội loại bỏ vũ khí của Nga, thì cũng nên giúp Việt Nam tìm cách khác để có đủ khả năng (như Ukraine), gia tăng khả năng phòng thủ lãnh thổ và chủ quyền.

Ấn Độ cũng phụ thuộc đáng kể vào các hệ thống vũ khí mua của Nga. Có lẽ Mỹ có thể thúc đẩy hợp tác ba bên để đáp ứng nhu cầu bảo trì và giúp cả Việt Nam lẫn Ấn Độ vượt qua các thách thức mua sắm quốc phòng trong tương lai.

Nếu Washington và Hà Nội đồng ý gọi quan hệ hai bên là chiến lược cũng như toàn diện, thì cả hai đều có trách nhiệm phải hành động phù hợp trên tất cả các lĩnh vực. Việt Nam vẫn là một trong số 11 nước bị Mỹ coi là ”nền kinh tế phi thị trường”. Nhãn hiệu đó đúng 25 năm trước nhưng bây giờ quả là vô lý; Việt Nam nên được loại khỏi danh sách.

Về phía Việt Nam, có một khiếu nại thương mại cần phải điều tra khẩn cấp, về các tấm pin năng lượng mặt trời được cho là sản xuất ở Trung Quốc và sau đó, sau gia công chút ít bề ngoài ở Việt Nam hoặc ở nước nào khác của Đông Nam Á, được xuất khẩu sang Mỹ. Nếu đúng – và có vẻ đúng phần nào – các nước đã cho phép sự thông đồng này, có nguy cơ bị trừng phạt nặng nề. Ở đây, ông Chính một lần nữa nên sẵn sàng với các dữ kiện. Nếu quả thật các nhà xuất khẩu của Việt Nam nằm trong số đang giúp cho sự gian lận các linh kiện tấm pin mặt trời do Trung Quốc sản xuất, thì Việt Nam nên nhanh chóng đóng cửa các nhà xuất khẩu này.

_______

Tác giả: David Brown là một nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, một cộng tác viên lâu năm của Asia Sentinel. Ông Brown có nhiều bài viết về các vấn đề chính sách công ở Việt Nam. Bản dịch này đã được ông Brown chỉnh sửa, dành cho độc giả người Việt, có thể có vài chi tiết khác với bản tiếng Anh.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Điện biên phủ : Đúng là đưa Đất Nước vào Đường Âm phủ !
    *****************************

    https://www.youtube.com/watch?v=oz0Adk2OUAM&t=114s   

    DIEN BIEN PHU (1992) Trailer Bande annonce VF

    Nước Pháp sau Thế chiến Hai yếu
    Chọn Hòa bình Đuề huề thắng nhiều
    Nghe lời Mao đánh Pháp cho Khựa !
    Rồi đụng Mỹ cứu Tàu chắc tiêu !!!
    Mao dạy Hồ bơm Tình ‘ái c..uốc’
    Hàng triệu lượt Thanh niên dụ chiêu
    Đốt Trường Sơn đánh đến Người Việt cuối
    Chống Mỹ giúp Chệt thực hiện mục tiêu
    Giúp 4 Hiện đại đấm bể đầu thằng Vệ
    Xương máu hàng chục triệu tiêu điều
    Hàng trăm triệu Biệt ly chia cắt

    https://www.youtube.com/watch?v=dkbOw3GleN8
    Pierre SCHOENDOERFFER / se souvenir

     77 năm toàn Xương máu Hồ tiêu
    Giúp sư tổ hắn là Mao Xếnh Xáng
    Nước Vệ trinh sát hy sinh vô ích
    Cho Tề trỗi dậy ‘hoà bình’ võ chiêu
    Biển Đồng ao nhà vườn hoang múa gậy
    Thương thương binh bạc đãi đời xế chiều
    Tuổi trẻ yêu Nước chân tình lường gạt !
    Đánh Pháp chống Mỹ cứu Tàu nay tiêu
    Cửu vạn thân lừa cõng hàng giả dỏm
    Cửa khẩu tha về giết vạn thương yêu
    Đầu độc giết nền sản xuất non trẻ
    Xem phim ‘thực dân đế c..uốc’ lệ nhiều
    ‘Chúng’ vinh danh cả Hai bên vào trận
    Chiến binh Vệ ơi ! Có thấu lừa chiêu ????

    Paris – 07/5/1954 – 07/5/2022 : từ Điện biên phủ đến Điên Âm phủ thật quá là gần !!!  Điện biên phủ : Đúng là đưa Đất Nước vào Đường Âm phủ !

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Xưa thế nào không biết,
    Chứ người Việt bây giờ
    Nói chung là khôn lỏi,
    Gian gian và mập mờ.

    Trên – ngoại giao, chính trị:
    Ta khôn lỏi từ lâu.
    Chơi đánh đu nguy hiểm
    Giữa thằng Mỹ, thằng Tàu.

    Ghét Tàu, không dám nói.
    Cần Mỹ, không dám khen.
    Khôn lỏi để mưu lợi.
    Đôi khi thấy hèn hèn.

    Dưới – người dân yếm thế.
    Miệng thì nói một đằng,
    Mà nghĩ lại một nẻo.
    Giả dối và nhập nhằng.

    Muốn tự do, dân chủ,
    Nhưng né tránh đấu tranh.
    Xui người đi phản đối,
    Mình – ở nhà cho lành.

    Khôn lỏi thành bạc nhược.
    Khi gặp chuyện bất công,
    Tự cho mình “biết sống”,
    Im lặng, nén trong lòng.

    Tiếc, cái thói khôn lõi
    Phổ biến ở thanh niên.
    Nước mà dân khôn lõi
    Phần nhiều do chính quyền.

    Nước và dân khôn lỏi
    Chẳng chơi được với ai.
    Và đó không phải cách
    Để sống tốt lâu dài.

    Thái Bá Tân

  3. Tác giả Mỹ này có vẻ “cao ngạo” và trịch thượng nên dùng chữ theo kiểu “tự tôn
    nước lớn” chăng ? Hành hương (pilgrimage) làm như Mỹ là thánh địa vậy nên đã
    quên mất vai trò đàn anh (big brother) của Tàu cộng luôn chế ngự đàn em VNCs.
    trong gần một thế kỷ !

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây