Viễn Ảnh Về Nghiệp Đoàn “Không Làm Chính Trị”

Nguyễn Quang Duy

23-11-2018

Miền Bắc trước đây theo mô hình Xô viết, mọi người đều làm công cho nhà nước và đoàn ngũ hóa trong một tổ chức chính trị trực thuộc đảng Cộng sản được gọi là công đoàn. Ngày nay kinh tế, xã hội và cả chính trị Việt Nam đã thay đổi, nhưng nhiệm vụ của công đoàn vẫn tồn tại như ngày nào.

Suy ngẫm

FB Đặng Xương Hùng

23-11-2018

Câu chuyện chị Lê Thu Hà, cộng sự của Luật sư Nguyễn Văn Đài, được nước Đức đưa thẳng từ nhà tù cộng sản sang Đức tị nạn, đã tự nguyện quay về Việt Nam, để rồi lại bị đẩy ngược lại Đức, không khỏi làm cho nhiều người phải suy ngẫm. Có ít người đã phân tích trên nền một bài học khôn-dại, nhưng phần đông có lẽ đó là một tình cảm buồn thương, chia sẻ.

Điều đây tiên, cảm ơn chị Hà đã cho chúng tôi thấy cần phải suy ngẫm thêm. Hiện nay, ngày càng có nhiều người dấn thân đấu tranh, bị tù đày và bị cộng sản đẩy thẳng ra nước ngoài. Ở môi trường mới, có người vẫn phát huy được năng lực của mình để tiếp tục đấu tranh có hiệu quả. Nhưng cũng có không ít người, vì lý do này khác, họ không còn được như xưa.

Báo chí quốc tế đưa tin vụ cô Lê Thu Hà không được nhập cảnh vào Việt Nam và trục xuất trở lại Đức

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

23-11-2018

Ảnh chụp các bài báo quốc tế tường thuật vụ Lê Thu Hà không được nhập cảnh vào Việt Nam

Nhật báo TAZ của Đức viết: “Lê Thu Hà là công dân của nước Việt Nam, cô không có quốc tịch nào khác. Một quốc gia từ khước từ, không cho công dân của mình nhập cảnh là một hành vi vi phạm Công pháp quốc tế”.

Tại sao Donald Trump sai khi bỏ qua việc phóng viên Saudi bị giết

The Economist

Dịch giả: Vũ Nguyễn

22-11-2018

TT Mỹ Donald Trump bắt tay Hoàng tử Arab Muhammad bin Salman, kẻ chủ mưu giết chết nhà báo bất đồng chính kiến Khashoggi hồi đầu tháng 10, gây chấn động thế giới. Ảnh: internet

Ít có vụ giết người vì chính trị nào khủng khiếp như vụ Jamal Khashoggi đã được ghi nhận. Phóng viên lưu đày Arab này bị xiết cổ, cắt thân thể và có lẽ thân thể bị tan trong acid tại lãnh sự quán Saudi ở Istanbul Thổ Nhĩ kỳ tháng trước. Tình báo Thổ cho biết tên và mặt của 15 người trong đội “ám sát” từ Riyadh trên chuyến bay riêng tới Istanbul. Tình báo Mỹ đã nghe băng thu âm những khoảnh khắc cuối cùng của Khashoggi.

Đảng Cộng sản kỷ luật nhà khoa học Chu Hảo: Thiếu trí tuệ, sự diệt vong tất yếu của ĐCS (Kỳ II)

Phạm Đình Trọng

22-11-2018

Tiếp theo kỳ I: Lương tâm và trí tuệ không có chỗ trong nhà nước tham nhũng

Kỳ II: Thiếu trí tuệ, tự trở thành nô lệ của ý thức hệ cộng sản

Thời nước mất dân nô lệ, dân hai mươi lăm triệu, những người cộng sản chỉ có vài ngàn, là những thợ thuyền cùng khổ, những nông dân mù chữ và những học trò đang học dở năm đầu trung học. Nhờ quả cảm phất ngọn cờ yêu nước, ngọn cờ độc lập dân tộc, họ đã tập hợp được sức mạnh của người dân cả nước, mau lẹ cướp được chính quyền.

Đảng dùng dân túy diệt tư bản thân hữu

FB Nguyễn Hồng Lam

22-11-2018

Chiều 21-11, BCH Đảng bộ TP.HCM đã thống nhất chọn hình thức “cảnh cáo” với ông Tất Thành Cang. Đây chưa phải quyết định cuối cùng, kỷ luật có lẽ cũng chưa dừng lại ở mức độ chỉ hai từ. Số phận của ông Cang sẽ do Ban Bí thư quyết định. Tương lai cuả ông Phó Bí thư thành ủy e cũng khó sáng sủa hơn so với số phận cấp trên trực tiếp cách đây chưa lâu. Trước khi bị khởi tố và nhận mức án nặng trong hai phiên tòa, ông Đinh La Thăng, cựu Bí Thư thành ủy cũng chỉ bị cảnh cáo trong kỷ luật về mặt Đảng.

Cần tìm côn đồ tấn công người dân tập Pháp Luân Công trong KDC Gia Hòa để báo cho cơ quan Công an

Linh Phan

21-11-2018

Vào ngày 15/11/2018 bạn tôi là anh Nguyễn Minh Tuấn trong lúc tập Pháp Luân Công tại chung cư The Village Art thuộc khu dân cư Gia Hòa, Q. 9 thì bị côn đồ ở bên ngoài vào hành hung.

Đảng Cộng sản kỷ luật nhà khoa học Chu Hảo: Thiếu trí tuệ, sự diệt vong tất yếu của ĐCS (Kỳ I)

Phạm Đình Trọng

21-11-2018

Bài viết khá dài với 4 phần, chia làm bốn kỳ để dành thời lượng cho những bài viết khác.

Kỳ I: Lương tâm và trí tuệ không có chỗ trong nhà nước tham nhũng

Thể chế cộng sản đã biến đội ngũ quan chức nhà nước cộng sản thành những băng cướp mạnh, những băng cướp cấp nhà nước. Quan chức quản lí của cải, tài nguyên của nước thì cướp của nước như những vụ cướp diễn ra ở Vinashine thời Phạm Thanh Bình, Nguyễn Tấn Dũng, ở Vinalines thời Dương Chí Dũng, Nguyễn Tấn Dũng, ở Petrovietnam thời Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Tấn Dũng. Như băng nhóm Vũ Nhôm, Út Trọc. Như băng nhóm tướng lĩnh cướp đất sân bay Gia Lâm, sân bay Tân Sơn Nhất… Quan chức quản lí lãnh thổ dân cư thì cướp của dân như ở Cống Rộc, Tiên Lãng (Hải Phòng), ở Văn Giang (Hưng Yên), ở Dương Nội, ở Đồng Tâm (Hà Nội), ở Thủ Thiêm (Sài Gòn)…

Tin mới nhất: Lê Thu Hà không được nhập cảnh Việt Nam và bị trục xuất trở lại Đức

Lê Trung, tổng hợp

21-11-2018

Lê Thu Hà và Nguyễn Bắc Truyển tại phiên tòa ngày 5/4/2018. Ảnh trên mạng

Hội Anh em Dân chủ vừa đưa tin trên Facebook của mình về việc cô Lê Thu Hà không được nhập cảnh Việt Nam và sẽ bị trục xuất về lại Đức:

Vài khía cạnh pháp lý về việc quay trở lại Việt Nam của Lê Thu Hà

FB Phạm Lê Vương Các

21-11-2018

Theo như trang thoibao.de ở Đức loan tin, bà Lê Thu Hà, một cộng sự của luật sư Nguyễn Văn Đài đã từ Đức quay trở lại Việt Nam sau 5 tháng tị nạn chính trị tại đây.

Đây là trường hợp khá hy hữu lần đầu tiên xảy ra tại Việt Nam, khi một người đang chấp hành án tù được đưa thẳng từ nhà tù ra máy bay để đến Đức tị nạn, rồi tự nguyện quay trở lại Việt Nam chỉ sau 5 tháng tị nạn.

Sự việc chưa có tiền lệ này có thể làm nhiều người thắc mắc làm cách nào bà Hà có thể quay lại Việt Nam và khi quay trở lại bà Hà có bị bắt giam để thi hành tiếp án tù tại Việt Nam không? Bài viết này xin trình bày vài vấn đề pháp lý cơ bản trong câu chuyện này.

1. Quyền tị nạn và quyền được trở về

Tình trạng pháp lý tiếp nhận bà Lê Thu Hà từ nhà tù Việt Nam đến Đức thuộc diện “tị nạn chính trị”. Phía Đức cấp quy chế tị nạn cho bà, không đồng nghĩa với việc phía Đức được phép tước bỏ quyền trở về đất nước của bà.

Nguyên tắc “công dân được quyền trở về đất nước của mình” đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện của Luật Nhân quyền Quốc tế. Chẳng hạn tại điều 12 và 13 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị nêu rõ: “Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kì nước nào, kể cả nước mình… Không ai bị tước đoạt một cách tùy tiện quyền được trở về nước mình”.

Công ước về người tị nạn của LHQ cũng ghi nhận người tị nạn có quyền hồi hương theo ý nguyện của họ.

Và Điều 23 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng quy định rõ: “công dân có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước.”

Từ các cơ sở pháp lý trên để khẳng định, bà Hà dù trong tư cách là người tị nạn tại Đức vẫn có quyền quay trở lại Việt Nam vào bất kỳ lúc nào theo ý nguyện của bà ấy. Khi rời khỏi Việt Nam đi tị nạn và cho đến thời điểm hiện tại, bà ấy vẫn là một công dân Việt Nam (vì chưa từng bị Chủ tịch nước ra quyết định tước quốc tịch), nên bà ấy đương nhiên có quyền trở về đất nước.

Sự tự nguyện trở về sẽ đồng nghĩa với việc bà Hà sẽ phải chấp nhận từ bỏ tư cách “người tị nạn” được sự bảo hộ của chính phủ Đức. Tình trạng này được pháp lý mô tả là “người tị nạn tự nguyện hồi hương”. Trong trường hợp này Chính phủ Đức cũng không thể ngăn cản được sự trở về của bà Hà, dù họ đã phải trải qua một quá trình gian truân để “giải cứu” bà ra khỏi nhà tù Việt Nam. Khi bà Hà tự nguyện hồi hương thì phía Đức cũng buộc phải chấp nhận và cấp các các loại giấy tờ cần thiết để bà lên máy bay trở về.

Khi bà Hà đặt chân xuống Việt Nam, trong trường hợp này chính quyền Việt Nam buộc phải tiếp nhận bà vì bà là công dân Việt Nam, cũng như không thể tống xuất bà sang quốc gia khác vì bà chỉ có duy nhất một quốc tịch Việt Nam.

2. Có bị tống giam lại không?

Cơ sở pháp lý để bà Hà rời khỏi nhà tù Việt Nam đi thẳng sang Đức được dựa vào quyết định tha tù trước thời hạn theo Luật Đặc xá, dành cho trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước Việt Nam.

Luật pháp Việt Nam cũng không quy định rõ ràng và chi tiết cho các trường hợp tha tù này. Nhưng trên thực tế việc tha tù trong trường hợp này luôn bị phía chính quyền Việt Nam “đặt ra điều kiện”. Điều kiện đó là buộc người được tha tù đồng ý rời khỏi Việt Nam và không được quay lại nếu không có sự cho phép của giới chức Việt Nam.

Quyết định tha tù chỉ là một quyết định hành chính, nên về mặt pháp lý nó không đủ thẩm quyền để làm bản án của toà án mất đi hiệu lực pháp luật. Và vì vậy, bản án Toà đã tuyên đối với bà Hà trước đây vẫn còn giá trị thi hành.

Qua sự trở về của bà Hà, có thể chia ra làm 2 trường hợp: “thỏa thuận trở về” hoặc “tự ý trở về”.

Trong trường hợp “thoả thuận trở về”, tức là có sự thỏa thuận giữa Chính phủ Đức và Chính phủ Việt Nam đã dàn xếp cho sự trở về của bà Hà (dưới sự đồng ý của bà), hoặc chính bà Hà đã trực tiếp dàn xếp với giới chức Việt Nam, thì nhiều khả năng bà sẽ không bị tống giam lại. Vì nếu có sự thỏa thuận này thì sự trở về của bà Hà đã được sự cho phép từ giới chức có thẩm quyền của Việt Nam.

Nếu trong trường hợp không có sự dàn xếp thỏa thuận trước đó, hay chưa có sự cho phép của giới chức Việt Nam, mà bà Hà đã “tự ý trở về”, là bà đã vi phạm vào điều kiện hay cam kết để được tha tù. Dựa vào việc “người được tha tù có điều kiện” đã vi phạm vào điều kiện hay cam kết đã đưa ra, giới chức Việt Nam có thể đi đến quyết định “hủy bỏ quyết định hành chính tha tù” trước đây, và điều này sẽ dẫn đến hệ quả là bà Hà buộc phải tiếp tục thi hành bản án 9 năm tù giam và 2 năm quản chế.

Điều đáng tiếc là bà Hà đã không loan báo về sự trở về của mình rơi vào trường hợp nào, nên không ai biết tình trạng tương lai của bà ra sao. Bà đã mất tích tại sân bay Nội Bài khi vừa đặt chân trở về Việt Nam vào hôm qua, ngày 20/11/2018.

Trước khi viết bài này tôi đã trò chuyện với một người bạn của bà Hà và được bạn của bà cho biết, từ khi đến Đức bà Hà có dấu hiệu “sang chấn tâm lý”. Bà hay thổ lộ nỗi “nhớ nhà, nhớ mẹ, và nhớ Việt Nam”. Cách đây 3 tháng, bà cho biết ý định sẽ trở về Việt Nam bất chấp việc phải tiếp tục ngồi tù.

—-

Thông tin thêm về Lê Thu Hà:

Lê Thu Hà sinh trưởng tại Quảng Trị, là một giáo viên dạy Anh ngữ tự do tại Hà Nội. Bà chưa lập gia đình, có một mẹ già cần phụng dưỡng. Bà được biết đến là phát ngôn nhân của Hội Anh Em Dân Chủ. Bà bị bắt cùng luật sư Nguyễn Văn Đài vào ngày 16/12/2015. Sau 2 năm bị tạm giam, bà bị toà án kết án 9 năm tù giam và 2 năm quản chế vì tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Nhờ vào sự can thiệp tích cực của Chính phủ Đức, ngày 7/6/2018, Bà và LS Nguyễn Văn Đài đã được đưa thẳng từ trại giam B.14 của Bộ Công an lên thẳng máy bay đi sang Đức tị nạn.

Nhà hoạt động Nguyễn Trung Trực suýt bị xử lén

FB Nguyễn Văn Miếng

21-11-2018

Tôi vừa nhận được Thông báo người bào chữa tham gia tố tụng phiên tòa hình sự phúc thẩm tại Tòa cấp cao tại Đà Nẵng xét xử nhà hoạt động Nguyễn Trung Trực vì có đơn kháng cáo.

Kèm theo thông báo là Quyết định hoãn phiên tòa, căn cứ văn bản lập ngày 05/11/2018 của HĐXX Phúc thẩm “Xét thấy: cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa.”

Bỏ điều khoản xử lý tài sản chưa chứng minh được nguồn gốc

Đào Tiến Thi

21-11-2018

Ngày 20.11, với 452/465 đại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã thông qua dự án luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Tuy nhiên, điều khoản quy định xử lý tài sản chưa giải trình được nguồn gốc đã bị bỏ ra khỏi dự thảo, vì Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng “đây là vấn đề mới và rất phức tạp”.

Tiếng nói cai trị tung hoành ở Quốc hội

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

21-11-2018

Đã đành, quốc hội cũng là một tổ chức của đảng CS được hình thành có chức năng hợp pháp hóa ý chí của cấp trên nhằm làm cho dân chúng, quốc tế cảm thấy có sự dân chủ. Thế nhưng, trên nghị trường nhiều “đại biểu” đã không cưỡng nổi một thứ “quán tính tư tưởng” phơi bày bản chất cai trị của nhà cầm quyền, nơi được gọi là “đại diện cho nhân dân”. Họ tỏ ra khó chịu, chận họng, áp chế những tiếng nói lẻ loi phản ánh chút tâm tư của người dân trước thực tại xã hội và bênh vực quan chức, nhà cầm quyền ra mặt.

Lê Thu Hà, cộng sự của LS Nguyễn Văn Đài, đã quay về Việt Nam

Hiếu Bá Linh (Tổng hợp)

21-11-2018

Lê Thu Hà (phải) sau hơn 2 năm rưỡi bị hành hạ dã man, tra tấn tinh thần trong nhà tù. Ảnh chụp sáng 8.6.2018 khi mới vừa sang Đức cùng với vợ chồng Ls. Nguyễn Văn Đài. Nguồn: internet

Lao động cưỡng bức trong tù

FB Phạm Lê Vương Các

20-11-2018

Qua phim ảnh, báo chí, chắc làm nhiều người đã thắc mắc, tù nhân ở nước ngoài sao có vẻ sướng vì họ không bị bắt đi lao động. Mỗi ngày tù nhân chỉ tụ tập lại với nhau để tám chuyện và chơi thể thao. Ai muốn lao động thì trại giam sẽ bố trí công việc và được trả lương đàng hoàng. Ưng thì làm, không ưng thì nghỉ ra sân tụ tập đàn đúm, nằm phơi nắng, hóng mát, chẳng có cai tù nào dám bắt ép tù nhân đi lao động nếu tù nhân đó không đồng ý.

Góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của luật An Ninh Mạng

Đỗ Thành Nhân

20-11-2018

Lời Ngỏ

Bài góp ý dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của luật an ninh mạng đã được gởi đến “Cổng TTĐT Bộ Công an” theo địa chỉ email luatanm@gmail.com nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sự phản hồi nào. Bài gởi ghi đầy đủ thông tin người góp ý; tuy không được đào tạo đúng chuyên ngành công nghệ thông tin, nhưng người viết bài đã học tập và làm việc với máy tính hơn 30 năm. Đồng thời người viết bài cũng có quyền và nghĩa vụ liên quan đến Luật An ninh mạng và dự thảo Nghị định thi hành Luật.

Giới thiệu tóm tắt sách Đường Về Nô Lệ (Đoạn cuối)

Nguyễn Đình Cống

20-11-2018

Tiếp theo đoạn 1đoạn 2

Chương 12- CỘI NGUỒN TƯ TƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ PHÁT XÍT

Nhiều người đã lầm khi cho rằng chủ nghĩa quốc xã chỉ là một vụ nổi loạn chống lại lí trí, là phong trào phi lí tính, không có một căn bản trí tuệ nào. Đấy là quan điểm sai lầm và hoàn toàn thiếu căn cứ. Học thuyết của chủ nghĩa quốc xã là đỉnh điểm của một quá trình tiến hóa tư tưởng kéo dài, trong đó có sự đóng góp của các nhà tư tưởng có ảnh hưởng vượt rất xa bên ngoài ranh giới nước Đức.

Ngộ nhận về một xã hội bình yên

FB Đỗ Ngà

20-11-2018

Thái bình thì đi đôi với thịnh trị. Đó là thời kì thịnh vượng của một đất nước. Xã hội bình yên, của rơi ngoài đường không đánh động được lòng tham, tối ngủ có thể không cài cổng không khoá cửa mà lòng vẫn vô tư không chút lo sợ. Xe để ngoài sân trống và để quên chìa trên ổ khoá nhưng cũng chẳng ai lấy vv.. Người dân có tiếng nói, và tiếng nói của họ luôn luôn được chính quyền lắng nghe.

Will Nguyễn và những ngày trong khám Chí Hòa

BBC

19-11-2018

Will Nguyễn và gia đình trong chuyến bay rời Sài Gòn sau phiên xử hôm 20/7/2018. Ảnh: Will Nguyễn

Hơn hai tháng sau khi trở về Mỹ sau 41 ngày bị chính phủ Việt Nam cầm tù vì biểu tình, Will Nguyễn mới bình tâm kể lại tỉ mỉ những gì xảy ra trong trại giam Chí Hòa trước khi anh bị xử và trục xuất về Mỹ.

Thời gian bị giam cầm từ hôm 10/6 đến 20/7 cũng là lúc người thanh niên vừa tròn 33 tuổi, sinh trưởng ở Hoa Kỳ, cho biết đã giúp anh có cơ hội làm quen với một số bạn tù người nước ngoài, cũng như quan sát, chuyện trò với nhân viên của trại giam, và suy nghĩ thêm về những băn khoăn sẵn có với đất nước.

Gọi cái ngày anh bị kéo lê trên đường phố và bắt giam ngay sau khi tham gia cuộc biểu tình tháng 6/2018 là một ngày ”định mệnh,” Will Nguyễn chia sẻ với BBC Tiếng Việt tâm tư của anh trước và sau biến cố này, qua những trao đổi kéo dài nhiều ngày, lúc qua điện thư, lúc qua mạng xã hội.

Will Nguyễn là ai? Điều gì khiến anh ”nổi hứng” tham gia cuộc biểu tình vào lúc ấy? Will Nguyễn có thù ghét những người đã giam cầm mình không? Những ngày ở tù có thay đổi cái nhìn của anh về quê hương, và dự tính tương lai của anh là gì?

Mời độc giả theo dõi cuộc phỏng vấn dưới đây.

Will Nguyễn trước phiên xét xử ngày 20/7 tại Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh, với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’. Ảnh: Reuters

BBC: Xin được hỏi là sau một thời gian khủng hoảng, giờ đã an toàn trở về với thế giới tự do, tâm trạng của bạn lúc này ra sao?

Will Nguyễn: Nếu phải dùng một từ để mô tả tâm trạng hiện giờ, thì tôi chọn từ choáng ngợp. Tôi bị choáng ngợp bởi mọi thứ xảy ra vào cái ngày tháng 6 định mệnh ấy, bị choáng ngợp bởi những gì tôi phải trải qua ở nhà tù Chí Hòa, và đặc biệt bị choáng ngợp trước sự giúp đỡ từ bạn bè, gia đình và những người ủng hộ qua truyền thông xã hội. Không biết bao người đã ra mặt, lên tiếng, lượng thời gian, tiền bạc và năng lượng mà họ dành ra để đòi quyền tự do cho tôi, phải nói là điều đáng kinh ngạc. Tôi không đời nào tỏ bày hết được lòng cảm ơn cho những gì mọi người đã làm.

Hy vọng mọi người hiểu rằng tôi biết ơn tất cả đến mức nào. Nhưng điều mà tôi có lẽ bị choáng ngợp nhất là nỗi hy vọng và phấn khích cho Việt Nam. Những gì tôi quan sát trực tiếp được trên đường phố Sài Gòn, từ việc tương tác với từng cá nhân bên trong guồng máy cộng sản, đến việc nói chuyện với người Việt sau khi tôi ra tù, cho tôi niềm hy vọng rằng sự thay đổi sẽ đến. Tôi đặc biệt kỳ vọng vào thế hệ trẻ. Họ là những người tôi hy vọng được kết nối nhiều nhất khi tiếp tục viết về Việt Nam.

BBC: Sự việc xẩy ra ở Việt Nam có khiến bạn giờ đây đánh giá cao hơn thực thể mình may mắn là một công dân Mỹ không?

Will Nguyễn: Tôi luôn biết ơn cha mẹ đã làm cuộc hành trình gian khổ đến Mỹ. Nhờ sự hy sinh của cha mẹ và của và thế hệ thuyền nhân mà tôi mới có thể tận hưởng sự tự do, thịnh vượng và những cơ hội đi kèm theo việc trở thành công dân của một nước tiên tiến. Tuy nhiên, tôi đồng thời nhận ra rằng mình đã không làm bất cứ điều gì “xứng đáng” với may mắn đó. Nơi chúng ta sinh ra nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Định mệnh quyết định cho bạn.

Ai trong chúng ta cũng thấy rằng, đặc quyền của việc sinh ra trong một gia đình tốt, được hưởng một nền giáo dục tốt, không được phân phối công bằng. Tôi luôn tin rằng nếu có quyền năng thì tôi sẽ “sửa” vũ trụ bằng một cách nào đó. Đó là lý do then chốt khiến tôi quyết định đi đầu trong các cuộc biểu tình vào ngày 10 tháng 6. Do tình cờ của số mệnh mà tôi được sinh ra với chiếc ”vỏ bọc” của quốc tịch Mỹ, và tôi quyết định dùng vỏ bọc ấy để giúp người Việt thực hiện quyền dân chủ của mình. Khi làn sóng người biểu tình chạm phải các rào cản của cảnh sát, tôi quyết định mình là người vượt qua.

Will Nguyễn: ”Do tình cờ của số mệnh mà tôi được sinh ra với chiếc ”vỏ bọc” của quốc tịch Mỹ…” Ảnh: Will Nguyễn

BBC: Việc bị chính quyền Việt Nam bắt giam đã gây tác động lên sức khỏe và tâm trí bạn như thế nào?

Will Nguyễn: Trước hết, trong cả ba phương diện đó, câu trả lời của tôi là: được tăng cường. Kinh nghiệm bị cầm tù dạy tôi rằng ngay cả trong hoàn cảnh khắc nghiệt và không có sự lựa chọn, tôi vẫn có thể cố gắng duy trì sức khỏe cả tâm thần lẫn thể chất. Bị nhốt trong một nhà tù 24 giờ một ngày, tôi tạo ra những thói quen cụ thể để giữ cho tâm trí và cơ thể được khỏe mạnh. Tôi nhận ra rằng khả năng sống sót được thử thách này trực tiếp phụ thuộc vào điều đó. Sự kiên cường, dưới mọi hình thức, là chìa khóa.

Về thể chất, tôi tạo thói quen tập thể dục gồm hàng trăm cái tập bụng, 150 lần hít đất, 50 lần hít xà trên các thanh sắt của cửa nhà tù, và 50 lần tập tạ bằng những hộp nước lớn. Tôi miệt mài tập luyện như vậy mỗi ngày, thường là vào buổi tối sau khi họ cho chúng tôi ăn bữa ăn thứ hai (và cuối cùng) trong ngày. Mục đích là để tránh bị hao tổn quá nhiều cơ bắp; Tôi biết chế độ ăn uống trong tù, nặng về gạo và rau nhưng nhẹ về bất kỳ loại thịt hoặc chất đạm nào, sẽ làm tôi giảm cân nhanh chóng. Cuối cùng, thì tôi sụt mất khoảng 3-4 kg khi được trả tự do.

Về mặt tinh thần và tình cảm, tôi rất may được bao quanh bởi những người bạn tù tử tế và hào phóng thuộc nhiều giống dân khác nhau. Tôi háo hức nắm lấy mọi cơ hội kích thích tinh thần, và được các bạn tù rất vui vẻ tiếp tay. Tiếng Anh trở thành một ngôn ngữ cầu nối giữa chúng tôi trong vài tuần cuối cùng ở trại giam Chí Hòa, khi tôi được giam chung với người Việt ở nước ngoài, gồm người Campuchia, người Nigeria, một người Nam Phi, một người Hàn Quốc và một người Philippines. Với kinh nghiệm dậy học sinh trung học trước đây, tôi trở thành giáo viên tiếng Anh, cũng như là người phiên dịch thường trú bất cứ khi nào các cán bộ nhà tù đến phòng giam để thông báo.

Tyson Lee Coetze, người bạn tù người Nam Phi, dạy tôi cách chơi cờ vua và cờ tướng. Sử dụng các tấm ván và mảnh vụn làm từ các tông và nắp chai, chúng tôi chơi cờ vua hàng ngày. Tôi thường xuyên đánh cờ với Tyson, và một vài lần với một ông người đàn Campuchia gốc Việt trung niên (cả gia đình ông bị sát hại trong vụ diệt chủng Campuchia khi ông mới 12 tuổi). Cả hai đều cực kỳ kiên nhẫn và ân cần trong việc giúp tôi am hiểu môn cờ này, họ cho phép tôi được ”đi lại” mỗi khi tôi bỏ lỡ một số nước đi chiến lược. Đáng buồn thay, gần đây tôi đọc được tin là Tyson bị kết tội buôn bán ma túy và bị kết án tử hình. Vụ án này là một oan sai bi thảm của công lý.

James Han Nguyen – người vừa đây mới có tin là bị kết tội lật đổ nhà nước và bị kết án 14 năm tù – là học trò Anh ngữ chính của tôi. James là người Mỹ gốc Việt, trạc ngũ tuần, và mặc dù tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ, ông quyết tâm sẽ dõng dạc phát biểu bằng tiếng Anh khi ra toà. Ông muốn thu hút sự chú ý của lãnh sự quán Mỹ và của thế giới về những bất công ̣đang xảy ra ở Việt Nam.

Chúng tôi bị cấm không được đọc sách báo gì ngoài nhật báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng, vì thế hàng ngày James và tôi cùng nhau dịch nhiều bài báo chính trị sang tiếng Anh để giúp ông ấy cải thiện ngữ pháp và từ vựng. Bản thân tôi cũng đã học được rất nhiều từ tiếng Việt nhờ đọc báo Nhân Dân với ông ấy; lớp học ấy nhanh chóng trở thành một mối quan hệ giáo dục cộng sinh rất tốt cho chúng tôi.

Đọc tờ Nhân Dân hàng ngày, đặc biệt đã củng cố thêm cho tôi khao khát được phục vụ người dân Việt Nam. Người ta có thể đọc thấy giữa các dòng chữ là đất nước đang cần nhiều giúp đỡ. Tờ báo này được xem là một trong những cái loa chính của đảng, nhưng nó yếu kém về mặt báo chí và những bài bình luận được viết để biện minh cho các quyết định về chính sách của chính phủ (như luật an ninh mạng) không đứng vững được trước những tư duy phản biện. Việc đọc báo đảng cho tôi một nhận thức sâu sắc về sự tụt hậu của Việt Nam, về mặt giáo dục, về mặt giao tiếp, và quan trọng nhất là về sự liêm chính của chính phủ.

Hình ảnh Will Nguyễn tại buổi biểu tình hôm 10/6

BBC: Vâng, quan trọng hơn, biến cố mà bạn gọi là lịch sử này khiến những nhận thức cũng như quan tâm của bạn về những gì đang xảy ra trên quê hương Việt Nam thay đổi như thế nào?

Will Nguyễn:Thật ra biến cố ấy không làm tôi thay đổi, mà nó xác định hộ tôi những gì mình từng cổ động trong thời gian còn học môn Chính Sách Công ở đại học Lee Kuan Yew, rằng, chúng ta, Việt Nam, đang rất cần phải hòa giải và cải cách. Những vết thương của chiến tranh vẫn còn gây nhức nhối – cộng sản, chống cộng, và đại đa số người trong chúng ta mệt mỏi vì phải chọn hoặc bên này hay bên kia.

Đất nước chúng ta hiện đang phải đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng: một Trung Quốc ngày càng hung hăng, và còn những đe dọa thậm chí còn trầm trọng hơn nữa là biến đổi khí hậu và mực nước biển ngày càng dâng cao làm ngập lụt vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Chúng ta phải tìm một giải pháp chính trị thế nào để gạt đi những hiềm khích, để cho phép tất cả người Việt trên toàn cầu đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam mà không phải đối diện với sự tức giận hay xấu hổ. Đoàn kết là điều bắt buộc, bởi vì lần này, kẻ xâm lược có thể là đối thủ đáng gờm nhất của chúng ta: Đó chính là Bà mẹ Thiên nhiên.

BBC: Bạn có thấy thù ghét những người đã bắt giữ và giam cầm bạn không? Tại sao?

Will Nguyễn: Tuyệt đối không. Nói chung, cuộc sống quá ngắn để cho chúng ta thù ghét nhau. Tôi tin rằng nhân loại đã phát triển đến giai đoạn con người có thể nhận ra những cảm xúc đen tối của mình và chế ngự chúng bằng lẽ phải, sự đồng cảm và tầm nhìn.

Tôi nhận ra rằng trong bất kỳ một hệ thống áp bức nào, đại đa số người đi làm trong ấy là những người tốt, những người đơn giản chỉ đi làm vì sinh kế. Điều này tôi có thể nói là rất đúng về nhiều quan chức cộng sản Việt Nam mà tôi đã được tương tác trong thời gian ở tù. Ngoài vai trò mà họ phải đảm nhiệm, họ nói chuyện với tôi như nói chuyện với bất kỳ người Việt Nam nào khác, Chúng tôi bàn đến những đề tài như chính trị, Trung Quốc, kinh tế, những quán ăn thật ngon quanh vùng, và nhiều điều thú vị khác về xã hội Việt Nam, ví dụ như thái độ đối với người LGBT.

Tôi đặc biệt nhớ một cuộc trò chuyện với một điều tra viên, và lý thuyết của ông ta về lý do tại sao (ông cảm thấy) người đồng tính nam có xu hướng thành công hơn trong cuộc sống. Ông nói, theo quan điểm của ông, những người đàn ông đồng tính kết hợp các khía cạnh tích cực của cả hai giới, đặc biệt là về trí tuệ cảm xúc, và nhờ vậy, có xu hướng thành công dễ dàng hơn. Tôi nói với ông là mình đã đưa ra một nhận xét tương tự như thế vào đầu năm ngoái trong một trong những khóa của chương trình cao học. Kết thúc câu chuyện, chúng tôi trao đổi nụ cười, và ở thời điểm đó tôi nhận ra một cách rất sâu sắc rằng mặc dù chúng tôi có thể ở hai bên chiến tuyến của ý thức hệ, ông ấy và tôi có nhiều điểm tương đồng hơn là khác biệt.

Duy trì một khuôn khổ “ta và họ” không mang lại lợi ích gì cho bất cứ ai, nhất là cho mọi người Việt. Việc những tuyên bố chống cộng ồn ào của một số người Việt hải ngoại trong vòng 43 năm qua hình như không mang lại hiệu qủa như ý, chứng minh cho điều tôi nghĩ. Hà Nội bị ám ảnh cùng cực đến thành hoang tưởng về những thế lực thù địch bên ngoài luôn tìm cách lật đổ chế độ của họ, và những người duy nhất bị tổn hại là giới bất đồng chính kiến. Họ ngày càng trở thành nạn nhân của cuộc đàn áp khốc liệt của chính phủ, và kết quả là chính người dân Việt Nam phải nuôi một bộ máy an ninh khổng lồ của nhà nước.

Tâm lý con người là vậy: Càng bị ghét bỏ thì người ta càng trở nên bướng bỉnh. Sự bị ghét bỏ, công kích khiến cho người ta luôn ở vào thế phòng thủ, quá nhạy cảm, và không thể bình tĩnh để có những suy nghĩ hợp lý. Điều này trái ngược với những gì chúng ta muốn khi cố gắng thúc đẩy sự thay đổi. Chính phủ Việt Nam xứng đáng bị lên án cho tình trạng khó nghèo của đất nước, nhưng nếu chúng ta khách quan, người Việt Nam ở nước ngoài cũng phần nào phải chịu trách nhiệm trong việc duy trì tình trạng thù địch không mang đến hiệu qủa này.

Cuối cùng, nếu những người chiến thắng không muốn làm hoà, thì điều đó tùy thuộc vào việc chúng ta – những người thua trận – biết nắm lấy tư thế thượng phong và đưa bàn tay của mình ra trước.

Will Nguyễn trong buổi gặp gỡ với các vị dân cử Hoa Kỳ sau khi trở về Mỹ. Ảnh: Will Nguyễn

BBC: Với suy nghĩ này, nếu bạn đang ngồi trước mặt một đại diện của chính quyền Việt Nam, bạn sẽ nói gì với họ?

Will Nguyễn: Tôi sẽ nói: “Tôi không phải kẻ thù của qúy vị. Tôi không phải là kẻ thù khi tôi tham gia biểu tình, và bây giờ vẫn không phải là kẻ thù. Nhưng đất nước này cần có ngay sự đóng góp của tất cả người Việt Nam – ở trong cũng như ngoài nước – và điều này không thể xẩy ra nếu không có sự hòa giải và cải cách chính trị. Trong hai mục tiêu này, tôi sẵn sàng tìm cách giúp đỡ trong khả năng của mình.”

Tuy nhiên, trước khi chúng ta bắt tay vào các mục tiêu này, đảng Cộng sản Việt Nam phải nâng cao sự khách quan và nhìn nhận sự thật. Kiểm soát truyền thông, đàn áp khắc nghiệt giới bất đồng chính kiến, viết sử một cách thiên vị, guồng máy tuyên truyền, quay phim những “thú nhận” của nghi can – đây là những hành vi của một chính quyền không có được sự an tâm. Một chính quyền thu phục được lòng dân không cần thao túng thông tin kiểu này; không cần phải kiểm soát tư tưởng của mọi người xem họ suy nghĩ như thế nào. Cởi mở và đối mặt với những sự thật khó khăn là điểm nổi bật của sức mạnh.

Một lời khuyên thực tế mà tôi muốn đưa ra cho chính phủ Việt Nam là họ nên đọc cuốn “Tại sao các quốc gia thất bại” của nhà kinh tế học Daron Acemoglu và nhà khoa học chính trị người Anh James A. Robinson. Cuốn sách này mô tả một cách chi tiết, và tuyệt vời tại sao hình thức cai trị độc đảng của Việt Nam gây thiệt hại sâu sắc cho đất nước. Hai chuyên gia này khẳng định rằng thịnh vượng kinh tế phụ thuộc đầu tiên và quan trọng nhất vào tính bao hàm của các thể chế kinh tế và chính trị, sự bao hàm dẫn đến năng suất dồi dào và tư duy sáng tạo.

Việt Nam bị kẹt trong một hệ thống chính trị bòn rút và một vòng luẩn quẩn khiến đất nước không đạt được tiềm năng. Bằng chứng rõ ràng về điều này nằm trong hiện tượng chảy máu chất xám của Việt Nam được công nhận rộng rãi: Có quá nhiều người Việt du học, có học vấn ở lại nước ngoài, khiến đảng phải nài nỉ họ về nhà. Kết quả là, đảng Cộng sản Việt Nam không thu hút được người Việt giỏi nhất và sáng giá nhất. Nếu tình trạng này tiếp diễn, chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục giảm chất lượng và hiệu quả.

Chúng ta sẽ dừng lại ở ngưỡng nào? Chúng ta cùng muốn điều tốt nhất cho người dân, nhưng hệ thống độc đảng hiện tại không có lợi cho việc phát triển một Việt Nam hiện đại, mạnh mẽ và khai sáng. Chúng ta phải có cái nhìn lâu dài, phải đặt ưu tiên vào người dân thay vì vào đảng.

(n tiếp)

Câu chuyện của Will Nguyễn nằm trong loạt bài Global Vietnamese – Người Việt Nam Toàn Cầu của BBC Tiếng Việt.

Tị nạn Mỹ, dân chủ Việt

FB Chanh Nguyen

18-11-2018

Nhà thoát cơn bão lửa nhưng cáp quang thì cháy rụi, tối nay mới có in-tẹc-nét. Vì vậy mà dù được tag vào từ hôm trước nhưng đến nay mới có dịp trả lời đồng chí tình báo Lê Văn Đức. Cái tút của đồng chí có thể tóm tắc đại khái như thế này: Trump ngăn chận dân tị nạn từ Nam Mỹ vì quyền lợi nước Mỹ, bất chấp sự chống đối của dân “cấp tiến”, một điều đáng ca ngợi. Tin vào câu “Mọi người sinh ra đều bình đẳng… Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc…” là ngây thơ và kết luận rằng ” người dân các nước lạc hậu phải hiểu rằng, muốn có cái quyền “bình đẳng” và “mưu cầu hạnh phúc” thì phải là người có tài hoặc có tiền!”

Nhân bản dân chủ (Phần 3)

GS Lê Hữu Khóa

18-11-2018

Tiếp theo phần 1phần 2

Nẻo đường dân chủ: dân tộc-khoa học-tiến bộ

Qua sự linh hoạt thay thế nhau giữa các nhân tố đối trọng nhau trong đó sự khác biệt được bảo vệ từ tự do tới tự chủ, từ cá thể tới cá tính trong sinh hoạt xã hội biết tôn trọng công bằng và bác ái, nẻo đường tới dân chủ trong đó dân biết và hiểu quá trình làm chủ của mình, qua ba hành động cụ thể làm nên đường đi nước bước cho dân chủ:

Phát hiện dấu vết của văn bản “ma” mạo danh Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tuyên truyền phục vụ cho chính quyền Trung Quốc

Nguyễn Thiên Hà

18-11-2018

(Ghi lại theo lời kể của bà Nguyễn Thị Ngọc Yến, Hà Nội)

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ xuất hiện một văn bản được cho là do Công đoàn Sở Y tế Phú Thọ ban hành có số 144/CV-CĐYT ngày 21/9/2018, nội dung của công văn này định hướng, chỉ đạo trực tiếp các công đoàn cơ sở trực thuộc phối hợp với các cấp, ngành, chính quyền địa phương nhằm ngăn cản một số hoạt động hợp pháp của người dân học Pháp Luân Công trên địa bàn tỉnh như: không được giới thiệu bộ môn này rộng rãi ngoài xã hội, không được tập luyện chung hay tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu để chia sẻ thảo luận về Pháp Luân Công.

Là Người Hùng Của Chính Mình

Nguyệt Quỳnh

17-11-2018

Ngày 25/09/2018 Liên Hiệp Quốc đã trao giải thưởng “Người Tị Nạn Nansen” cho bác sĩ giải phẫu Evan Atar Agha người Sudan. Đây là một giải thưởng cao quý nhằm vinh danh những người hùng vô danh. Bác sĩ Evan Atar Agha đã từ bỏ đời sống tiện nghi ở Ai Cập để trở về với đồng bào ông ở thị trấn Bunj, vùng đất vẫn đang xảy ra xung đột. Suốt hai mươi năm dài ông đã giải phẫu, băng bó, cứu sống hàng chục ngàn nạn nhân của chiến tranh và bị đàn áp tại Sudan và Nam Sudan.

Đồng bào cái lào tào phào

Chuyện của Thịnh

17-11-2018

Đây là video phỏng vấn nhân vật vào ngày 22-9-2018. Có một điểm chung. Những nhân vật này. Họ là người cầm đơn đi khiếu kiện dài ngày về nỗi oan khuất của gia đình mình. Tôi gặp họ trong một khu nhà trọ tập thể, gần khu vực đặt địa điểm trụ sở tiếp dân trung ương số 1 Ngô Thì Nhậm, Quận Hà Đông.

Có những bị cáo khác

FB Trương Duy Nhất

17-11-2018

Một Đinh La Thăng nai nịt chỉnh tề. Một Phan Văn Vĩnh thong dong không bị còng. Tôi ủng hộ điều này. Trước khi có một bản án hiệu lực của toà, họ vẫn chỉ là nghi can, chưa phải tội phạm.

Vì sao cuộc cách mạng dân chủ Nga thất bại?

Bình Minh

17-11-2018

Gorbachev muốn bỏ chế độ CS nhưng không biết kết thúc ra sao. Yelsin nhân cơ hội đến, phá trước tính sau. Khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga thay đổi: có bầu cử, có đa đảng, những tưởng như vậy là đã có dân chủ nhưng thực ra chỉ mới thực sự đứng trước cổng thiên đường.

Vụ chết người tại trụ sở Công an Thị xã Ninh Hòa: Có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ?

FB Hoàng Khương

17-11-2018

Công an Thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) vừa có buổi làm việc với gia đình cô Huỳnh Thị Nhung – người được cho là đã tử vong tại trụ sở Công an Thị xã Ninh Hòa ngày 13-10 vừa qua.

Nhân bản dân chủ (Phần 2)

GS Lê Hữu Khóa

17-11-2018

Tiếp theo phần 1

Không gian trung tính

Không gian quyền lực của nhân bản dân chủ là một không gian trung tính, nếu cái gian của độc tài và cái đểu của tham nhũng “đột nhập” vào đây, nó sẽ bị lột mặt nạ không những bởi tư pháp, mà bị lột trần bởi các phong trào xã hội biết bảo vệ dân chủ để diệt cho bằng được độc tài, bảo vệ dân chủ để đốn tận gốc tham nhũng.

Chống tra tấn: “trăm nghe không bằng một thấy” hay “sợ một thấy, nên nói trăm lời dễ nghe”?

FB Phạm Lê Vương Các

17-11-2018

Trong lời nói sau cùng ở phiên điều trần chống tra tấn tại Liên Hợp Quốc, Trưởng phái đoàn Việt nam, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương nói:

“Ở Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “trăm nghe không bằng một thấy”. Và vì vậy, chúng tôi xin trân trọng kính mời Ngài Chủ tịch và các thành viên trong Ủy ban sang thăm Việt Nam để hiểu rõ hơn về việc thực thi Công ước Chống tra tấn của Việt Nam, thời gian do Ủy ban quyết định.”

88 tổ chức quốc tế yêu cầu Facebook cải thiện chính sách gỡ bài viết, xóa tài khoản

FB Nguyễn Vi Yên

17-11-2018

Thư ngỏ gửi Mark Zuckerberg: Sự tự do biểu đạt của thế giới này nằm trong tay ngài.

Gửi ông Mark Zuckerberg:

Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia, một nghị sỹ của Nghị viện Đan Mạch, và một phát ngôn viên điểm tin của Philippines có điểm gì chung? Tất cả họ đều bị áp dụng sai các Tiêu chuẩn Cộng đồng của Facebook. [1] Nhưng không giống như những người dùng thông thường khác, các cá nhân và tổ chức này đã được giới truyền thông chú ý tới, nhờ đó họ có thể tiếp cận với các nhân viên Facebook. Trong một số trường hợp, những người này đã nhận được lời xin lỗi từ Facebook và nội dung của họ đã được khôi phục. Tuy nhiên, đối với hầu hết người dùng bình thường, một khi nội dung của họ đã bị Facebook xóa đi thì hiếm khi chúng được khôi phục. Thậm chí, một số người dùng Facebook còn có thể bị cấm hoạt động ngay cả trong trường hợp xảy ra nhầm lẫn.