Biểu tình hay không biểu tình

Tương Lai

9-8-2019

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 73

Mấy người bạn đến thăm vì nghe nói tôi bị mệt. Quanh ấm trà nóng, câu chuyện cũng nóng lên xoay quanh chủ đề “biểu tình” hay “không thèm biểu tình nữa”. Lý lẽ của chuyện “không thèm biểu tình nữa” xem ra thắng thế. Nhấp từng ngụm trà đang nguội dần, tôi im lặng lắng nghe. Nghe để suy ngẫm về cái lý “không thèm biểu tình” nhằm tìm ra cái logic của lập luận: “Chúng nó hèn với giặc, ác với dân, đàn áp chúng ta, những người yêu nước chống xâm lược, rồi tung ra luận điệu đừng làm mất an ninh, mất ổn định, đã có đảng và nhà nước lo. Nay, mất đảo, mất biển, mất giếng dầu, lâm vào thế yếu ngoài biển phải tìm về đất liền, buộc phải hô hào biểu tình để làm áp lực và tranh thủ dư luận quốc tế. Tôi không thèm biểu tình, để chúng nó lo xem sao”.

Không có “sự phân ly” trong Ban Vận động Văn đoàn Độc lập

Nguyên Ngọc

9-8-2019

Nhà văn Nguyên Ngọc. Nguồn: TC Sông Hương

Trước hết cần khẳng định một điều: hiện nay không có sự “phân ly” nào cả trong Ban Vận động Văn đoàn Độc lập cũng như trong Văn Việt, như một bài báo đang được phổ biến rộng rãi đã dường như khẳng định. Trong một tổ chức, bất kể là tổ chức nào, huống hồ là trong một tổ chức văn học nghệ thuật, việc có những suy nghĩ và ý kiến khác nhau, thậm chí hoàn toàn ngược nhau về một tác phẩm, một cách viết, một xu hướng hay phương pháp nghệ thuật, cả quan điểm nghệ thuật nữa là hoàn toàn bình thường, hơn nữa là cần thiết, nếu cái tổ chức đó còn muốn là một cơ thể sống đang phát triển chứ không phải một xác chết khô. Cũng có thể nói nghệ thuật phát triển bằng những khác biệt liên tục như vậy, đó là dấu hiệu nó đang sống, nó đang sống khỏe.

Giỗ đầu Bùi Tín – Và chưa chi chiều đã tắt

Trần Phương

9-8-2019

Nhà báo Bùi Tín. Photo Courtesy

Tôi gặp Bùi Tín lần đầu vào một chiều mùa hè năm 1980 tại Hà Nội. Tôi gặp ông lần cuối cũng vào mùa hè 2017 tại California. Tôi không bao giờ nghĩ rằng đó là lần cuối.

Những buổi chiều ngắn ngủi bên ông. Chúng tôi đi dạo trong khuôn viên thinh lặng, mêng mông của một trường đại học miền Nam California. Ông dừng lại như để lấy thêm hơi thở rồi hỏi tôi, có biết loài cây này không. Tôi cố cười để giấu sự dốt nát của mình. Tôi trả lời thành thật. Tên tiếng Việt của nó tôi còn chưa biết nói gì đến tiếng Anh.

Ông nói tên tiếng Anh và tiếng Việt của nó. Ông giải thích vì sao nó tới đất này. Thì ra đó là loài phượng tím. Tôi đã đi trên con đường này bao lần. Hoa tím vương đầy lối mà tôi thật vô tâm. Chẳng khi nào dừng lại mà tự hỏi đó là cây gì, hoa gì? Rồi tôi suy ngẫm về thân phận con người. Thì ra không phải chỉ có loài người đi tìm nơi lánh nạn, mà cả loài cỏ cây, gỗ đá cũng kiếm nơi trú ẩn.

Ông và tôi ngồi nghỉ dưới vòm phượng tím, không gian yên tĩnh, nắng chiều Cali thật dịu dàng. Tôi hỏi ông về câu chuyện trưa 30/4/1975. Khi ông còn ở Việt Nam, sử sách viết rõ: Ông là sỹ quan cao cấp nhất có mặt vào thời điểm đó. Ông đại diện cho Quân đội Nhân dân bước vào Dinh Độc Lập nhận bàn giao từ Tổng thống Dương Văn Minh. Từ khi ông bỏ Đảng, trở thành nhà bất đồng chính kiến, tên ông bị đục bỏ khỏi khoảnh khắc bi thương và oan nghiệt nhất của lịch sử Việt Nam đương đại.

Huy Đức khẳng định: Bùi Tín không có mặt ở Dinh Độc Lập vào thời điểm đó. Huy Đức là một người viết được cho là tử tế. Cuốn Bên Thắng Cuộc của anh do nhà xuất bản Người Việt tại Hoa Kỳ phát hành, không bị kiểm duyệt. Tại sao Huy Đức lại loại tên ông ra. Lẽ nào Huy Đức nhầm lẫn. Lẽ nào Huy Đức lại ngụy tạo lịch sử trắng trợn đến cỡ đó. Ông cười nhẹ nhàng, nhưng không trả lời rồi bảo: Cho đến giờ ông vẫn còn ân hận vì đã quá lời với Dương Văn Minh lúc đó. Ông vẫn còn nhớ như in khi ông đọc tờ thực đơn của bữa ăn trưa cuối cùng của tống thống Việt Nam Cộng Hòa: Cá thu kho mía và gân bò hầm sâm.

Ngày ông mất, truyền thông phương Tây tràn ngập những bài về ông. Con trai cưng của một Thượng thư Bộ Hình lẫy lừng trong triều đình Huế. Một người lính đã can dự vào trận Điện Biên Phủ và bị thương ở đó. Một phóng viên chiến trường cự phách. Một sỹ quan quân đội đã tham gia thẩm vấn những phi công Mỹ tại nhà tù khét tiếng Hỏa Lò. Một người đã tiếp nhận sự đầu hàng của vị Tổng thống Nam Việt Nam. Một sĩ quan cao cấp của Quân đội Nhân dân đào ngũ. Một nhà bất đồng chính kiến kiên cường. Một kiếp lưu vong bất khuất.

Tôi xót xa cho những năm tháng lưu đày lênh đênh thương nhớ vô tận của ông. Tôi hỏi ông có nghĩ đến cơ hội trở về. Ông bảo: “Người ta” có bắn tiếng sẽ cho ông về, sẽ phục hồi mọi quyền lợi cho ông, với một điều kiện. Ông phải im lặng. Ông không được viết lách phát biểu gì. Làm sao Bùi Tín có thể im lặng trước nỗi đau đớn tủi nhục của đồng bào mình.

Như bao nhiêu người Việt Nam khác cùng thế hệ, ông đã can dự vào cả bốn cuộc chiến liên tục, đẫm máu, dai dẳng và tàn khốc nhất trong lịch sử Việt Nam. Đánh Pháp. Đánh Mỹ. Đánh Khmer Đỏ. Đánh bá quyền Trung Quốc. Ông đã giành cả thời trai trẻ để tham dự vào đoàn quân quyết đập vỡ mặt nền Cộng hòa Pháp, quyết đánh bể đầu nền Tự do Mỹ.

Nhưng rồi, chính Pháp và Mỹ đã giang rộng vòng tay cưu mang ông những năm tháng lưu vong tận tuyệt. Cũng chính Pháp và Mỹ đã cho ông nếm hương vị của bầu khí quyển tự do vô tận mà ông cùng các đồng chí của ông hằng đánh đuổi. Cuộc đời ông là một bi kịch khổng lồ, một trò nhạo báng vĩ đại, một nghịch lý siêu phàm, một tấn hài cay đắng, một nhầm lẫn lịch sử.

Giữa ông và tôi rất khác nhau. Ông lừng danh. Tôi vô danh. Ông nổi tiếng tầm cỡ quốc tế. Tôi nổi tiếng tầm cỡ gia đình. Ông dày dạn. Tôi non kém. Ông sâu sắc. Tôi nông cạn. Nhưng ông và tôi giống nhau một điểm. Cả hai đến từ miền Bắc Việt Nam. Nguời anh em Cộng sản gọi chúng tôi là “bọn phản động”. Người anh em Cộng hòa coi chúng tôi là “bọn nằm vùng”. Chúng tôi lưu vong ngay giữa gia đình.

Dưới vòm phượng tím, bầu trời đang tối dần. Ông đọc bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” của cô giáo Lam, ở Hà Tĩnh. Tuổi 90, tay chống gậy, Bùi Tín bước từng bước chậm chạp và khó nhọc, nhưng giọng ông hùng hồn, mạch lạc và sang sảng. Ông nhấn từng chữ, gởi cả tâm tư vào câu hỏi đầu tiên của mỗi khổ thơ: Đất nước mình ngộ quá phải không anh? Đất nước mình lạ quá phải không anh? Đất nước mình buồn quá phải không anh? Đất nước mình thương quá phải không anh?

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

Những tia nắng cuối cùng trong ngày hắt lên. Ông nhọc nhằn ngồi xuống phiến đá lặng im như một pho tượng. Màn đêm nhạt nhòa buông xuống. Tôi đọc cho ông nghe câu thơ của Salvatore Quasimodo “Mỗi người đứng bơ vơ trên trái tim trái đất. Lòng xuyên qua một tia nắng mặt trời. Và chưa chi chiều đã tắt”.

Thi sỹ trẻ tuổi người Mỹ gốc Việt Ocean Vương vừa cho ra đời cuốn tiểu thuyết “On Earth We’re Briefly Gorgeous” – Trên mặt đất chúng ta chỉ huy hoàng trong chốc lát. Ngạn ngữ Việt có câu “Đời người sống gởi thác về”. Trịnh Công Sơn hát “Có đường phố nào vui. Cho ta qua một ngày”. Chúa Giê Su trước giờ lâm chung Ngài cầu nguyện: “Xin Cha ở với con giờ này. Mọi việc trên đất đã xong xuôi cả rồi”. Cuộc dạo chơi trên đất của Bùi Tín cũng đã xong xuôi.

Ông và thế hệ của ông đã đánh thức lương tri, đã gieo mầm mơ ước, đã thắp lên những tia hy vọng, tự do, đã đốt lên đốm lửa trong đêm dài tăm tối. Ông như người lính đã hoàn thành nhiệm vụ. Ông như người nông dân vừa cày xong thửa ruộng. Ông xứng đáng được yên nghỉ.

Giỗ đầu ông. Đốt nén nhang lòng, truy điệu một người lính đã nằm xuống. Ông sống khôn chết thiêng. Mong ông tha thứ. Tôi hứa đưa ông về nhà chơi, nhưng chưa kịp. Ông đã ra đi và chưa chi chiều đã tắt.

Trần Phương

Queen East Toronto, Canada

Tin Biển Đông: Việt Nam từ bỏ chủ quyền ở Đá Chữ Thập?

BTV Tiếng Dân

9-8-2019

Trong cuộc họp báo chiều 8/8/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông báo, nhóm tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương 8 đã rời khỏi thềm lục địa của Việt Nam, báo Tiền Phong đưa tin. Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Chiều ngày 7/8, nhóm tàu Hải Dương 8 đã dừng khảo sát địa chấn và rời khỏi vùng thềm lục địa phía đông nam của Việt Nam được xác định theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982”.

Lý Ngọc Hà, người mở đường thầm lặng

Phạm Thanh Nghiên

8-8-2019

Hình chị Lý Ngọc Hà chụp chung với ông Huỳnh Anh Tú. Đây là lần đầu tiên họ gặp lại nhau sau 19 năm. Nguồn: Phạm Thanh Nghiên

Tự bẻ gãy răng để khỏi phải lên truyền hình đọc “Bản nhận tội” do công an soạn sẵn. Ra toà nhận bản án 9 năm tù giam. Đi tù lặng lẽ, ra tù cũng lặng lẽ. Không được ai biết đến, không lời ca tụng ngợi khen. Đương nhiên, chẳng có giải thưởng nào giắt lưng. Nhưng khí phách ấy, tấm lòng ấy đã đủ để nhận được sự kính trọng, biết ơn và là bài học về sự can đảm, về đức tính khiêm nhường cho những người đi sau.

Câu trả lời của một sự im lặng

Nguyễn Văn Dũng

8-8-2019

Chàng thanh niên giơ cao khẩu hiệu đó đã đứng bất động trước tòa Lãnh sự Trung Quốc tại Sài Gòn ngày 5/6/2011, từ 10h45′ đến 13h30′, hướng biểu ngữ chống Tàu xâm lược Việt Nam về phía lãnh sự quán Tàu, khi công an ngăn chặn không cho đoàn biểu tình tiếp tục diễu hành tới đó.

VÀ ĐÂY LÀ THƠ CỦA MỘT THẰNG NÔNG DÂN VỀ CHÀNG THANH NIÊN:

Bạn Là Ai?

Bạn là ai, hỡi người bạn trai trẻ
Không một lời, bạn đứng thẳng hiên ngang
Mắt đăm đăm, bạn nhìn về một phía
Bóng quân thù, đang dày xéo quê hương
Mặc gió mưa, mặc nắng cháy thiêu người
Tay vươn thẳng, với lời nguyền yêu nước
Dáng đứng đó, đã đi vào ký ức
Tuổi trẻ hào hùng, của thế hệ hôm nay
Trường Sa ơi, tôi sẽ mãi cùng người
Dẫu có chết, không một lời nuối tiếc…

***

CÒN ĐÂY LÀ TÂM SỰ CỦA ANH ẤY NGÀY HÔM NAY: CÂU TRẢ LỜI CỦA MỘT SỰ IM LẶNG

Bãi Tư Chính nóng không? Rất nóng! Chủ quyền đất nước nóng không? Rất rất nóng! Tình hình biển Đông căng thẳng không? Rất rất rất căng thẳng!

Vậy tại sao tôi còn im lặng?!
Hay lòng tôi nguội lạnh rồi chăng?!
Tôi vô cảm với quê hương, tổ quốc rồi sao?!
Hay lẽ nào chí khí tôi đã bạc nhược rồi?!
Liệu tôi đã khuất phục trước kẻ thù và bạo quyền?!

KHÔNG!
KHÔNG!
KHÔNG!
Tuyệt đối KHÔNG!
Vậy tại sao tôi còn im lặng?!
Vậy tại sao tôi còn im lặng?!

Vậy tại sao tôi còn im lặng?!

“Xuống đường đi, tổ chức xuống đường đi. Dù đảng cộng sản không giữ, nhưng chúng ta nhất định phải giữ nước”. KHÔNG! “Phải biểu tình, không thể để mặc đảng cộng sản muốn làm gì thì làm được”. KHÔNG! “Im lặng sẽ mất nước, biểu tình đi, tôi theo cậu”. KHÔNG!

Mất nước. Chắc cũng sắp. Rất nghiêm trọng. Rất khủng khiếp. Rất kinh hoàng. Di họa muôn đời. Lầm than. Khổ ải. Đói rách. U tối. Chà đạp. Phỉ nhổ. Nguyền rủa. Đọa đày. Nô lệ. Nhục nhã. Khốn nạn. Dày vò…

Vậy tại sao tôi còn im lặng?!
Vậy tại sao tôi còn im lặng?!
Vậy tại sao tôi còn im lặng?!
Vậy tại sao tôi còn im lặng?!

Vì thứ tôi cần và phải chuẩn bị bây giờ, là một cuộc chiến tranh vệ quốc, là một cuộc chiến tranh khẳng định, kiến thiết, bảo vệ nền độc lập, là một cuộc chiến tranh gìn giữ chủ quyền và đòi lại lãnh thổ.

Biểu tình trong lòng một chế độ im lặng trước ngoại xâm thì được cái gì?

Quốc tế nhìn thấy và giúp đỡ ư? Suốt cuộc tranh đấu bảo vệ chủ quyền hàng chục năm nay, qua biết bao những cuộc biểu tình lớn nhỏ, bị đàn áp đến đổ máu, tù tội bao phen, quốc tế có thấy không? Có! Nhưng họ cũng chỉ giúp được đến thế thôi.

Hay còn muốn bắt họ đem quân đội đi đánh Tàu cộng cho ta? Đừng ảo tưởng viễn vông thêm nữa. Vấn đề nằm ở chính chúng ta, họ thực sự đã giúp đỡ hết khả năng có thể, chỉ là chính chúng ta không có đủ năng lực, sức mạnh, trình độ tiếp nhận và sử dụng hiệu quả sự giúp đỡ đó. Chính chúng ta kém cỏi và vô dụng, không phải là thế giới tàn nhẫn thờ ơ.

Biểu tình để tập cho quen với ý thức đòi hỏi quyền biểu đạt ư? Vô nghĩa, dân này khoe mẽ thì thích, chứ nghiêm túc, tử tế thì chưa. Tôi là một kẻ có mặt trong nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra. Tôi cũng là một trong rất ít những người trong các cuộc biểu tình ấy phải chạy đôn chạy đáo để kết nối các nhóm nhỏ luôn sẵn sàng tách rời nhau vì phấn khích, vì thiếu tập trung, vì không quan sát.

Tôi cũng là một trong rất ít những kẻ chạy tới chạy lui dẹp đường và xin lỗi người dân lưu thông vì đã cản trở và làm ảnh hưởng đến họ. Tôi cũng là một trong rất ít người đã đạp tung dải barrier chắn ngang đường Nguyễn Văn Chiêm và càn lấn vượt qua lớp bảo vệ để 2 đoàn biểu tình nhập vào làm một tiến về Nhà thờ Đức Bà.

Nhưng trong những cuộc biểu tình lên đến cả ngàn người ấy, có được bao nhiêu kẻ như tôi? Hay được bao nhiêu kẻ như những người chạy vòng quanh phát nón, phát nước cho đoàn người?

Chẳng mấy, các cuộc biểu tình đã diễn ra của chúng ta đều mang nặng tính phô diễn cá nhân, đi cho sướng chân, gào cho sướng miệng, và chụp hình đăng facebook cho sướng với nhau. Những người như tôi, chỉ khi nào tình cờ lọt vào ống kính của một ai đó, thì người ta mới biết rằng chúng tôi có xuất hiện ở đó, trong khi hầu hết người biểu tình thì điểm danh và vỗ ngực bằng những tấm hình. Để làm gì?

Biểu tình để tập luyện cho quen, để trở nên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, để chuẩn bị cho những cuộc biểu tình vô tiền khoáng hậu? Không, hoàn toàn không cần thiết. Điều cần thiết duy nhất chỉ đơn giản là mỗi người phải minh định được ta có mặt ở nơi đó, thời khắc ấy với mục đích tối thượng là gì. Tâm sáng, tự khắc sẽ thấy đường và tự khắc sẽ biết phải hành động thế nào. Không ai trở nên chuyên nghiệp cho dù có tập luyện bao nhiêu nhưng với một tâm thế nửa vời, mông lung, hờ hững. Ngược lại, hãy xác tín mục tiêu cuối cùng, thì tự khắc sẽ biết cách để đi đến đích.

Chúng ta biểu tình cũng đông đấy, cũng dữ dội đấy, cũng can trường trước đàn áp bạo lực đấy. Nhưng tiếc thay chúng ta chẳng đồng lòng, yếu tố cần thiết và quan trọng nhất. Nên chúng ta tan rã, và chúng ta nhận lãnh hậu quả. Tôi cũng từng bị đập đến vẹo cả sống mũi, những người nặng hơn thì toác đầu, sứt trán, gãy tay, gãy chân, nặng hơn cả là tù tội. Nhưng rồi chúng ta được gì sau khi đã trả một cái giá đắt như vậy?

Không, chẳng gì cả, chẳng gì ngoài một chút ảo giác tự hào, một chút hưng phấn và an ủi cho chính bản thân mình. Chứ ta có thực sự thấy tự hào không, khi mà giặc ngoại xâm vẫn ngày càng lấn sâu vào bờ cõi. Không. Ta có tự hào được không khi nhìn thấy quê hương vẫn từng ngày rệu rã, mục nát, tang hoang. Cũng không.

Chất lượng của phong trào đấu tranh quá thấp, và có xu hướng ngày càng suy giảm, thụt lùi. Đôi khi tôi tự hỏi, những người đang đối lập với nhà cầm quyền cộng sản hôm nay, có điều gì khác biệt không? Mâu thuẫn quan điểm thì có đấy, nhưng sự văn minh, tinh thần tiếp thu, cởi mở, tiến bộ thì có khác gì? Vậy thì có khác chăng chỉ là một bên có toàn bộ quyền lực, một bên thì không mà thôi?!

Chúng ta thậm chí khiếm khuyết trầm trọng tư duy tổ chức, trình độ quản lý và năng lực kiến thiết để đảm đương trọng trách phục hưng quốc gia nếu như chế độ cộng sản sụp đổ nữa kìa. Chỉ có những kẻ biết phải làm gì và biết cách thức để làm những việc ấy sau cộng sản, mới sẽ có thể kết thúc chế độ cộng sản.

Mấy ngày trước, tôi có tình cờ theo dõi vụ việc xung đột dẫn đến ẩu đả và tấn công nhau trên đất Thái giữa anh Đỗ Đức Hợp và anh Đoàn Huy Chương. Tôi từng gặp anh Hợp một lần khi cùng về An Giang dự đám cưới. Dù không trực tiếp kết nối và chưa trò chuyện riêng bao giờ, nhưng qua những gì thể hiện, tôi đánh giá anh Hợp là một người nhiệt huyết và có chiều sâu, nhưng cũng nóng tính và bộc trực.

Trước đây anh Hợp cũng từng mâu thuẫn với anh Long Trần – một người bạn của tôi, nhưng vì vốn dĩ không ưu tiên tâm sức và thời gian cho những chuyện cá nhân của người khác nên tôi cũng không theo dõi và nắm rõ. Và quan điểm của tôi rất rõ ràng, là một người đàn ông bước ra xã hội thì phải tự xử lý được những vấn đề xảy đến với mình. Nên dù có nghe phong phanh chuyện ấy nhưng tôi cũng cho qua một bên và không dùng nó để phán xét ai cả. Với những mâu thuẫn cá nhân, nếu không được nhờ thì tôi sẽ tuyệt đối không chủ động can dự hay can thiệp.

Khi Đoàn Huy Chương ra tù, tôi đã từng đến đón anh ở phòng Công Lý & Hòa Bình dòng Chúa Cứu Thế. Tôi trân trọng anh Chương vì sự tỉnh thức rất sớm của anh, và dù không được ăn học nhiều, anh đã can đảm đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động. Nói thế để hiểu rằng tôi không có ác cảm hay thiên lệch cho bất kỳ ai. Và sau vụ việc vừa xảy ra thì cảm xúc duy nhất của tôi là thất vọng. Cũng là tại tôi thôi, thất vọng bởi vì đã từng tôn trọng, tin và kỳ vọng, là tự mình chứ có ai bắt đâu.

Sau sự việc này, sau khi nghe những câu thách thức của anh Chương trên các livestream và nhìn những cú đá của anh Hợp với một người đã bị khống chế ngồi bệt bên đường thì cả hình ảnh anh Hợp và anh Chương trong tôi đều không còn nhiều giá trị và ý nghĩa. Anh Chương đã từng phải ngồi tù đến 9 năm chỉ vì đấu tranh cho quyền lợi công nhân, tôi luôn cảm kích và trân trọng điều đó. Song điều đó không có nghĩa rằng, anh không cần phải nỗ lực hơn, gia tăng thực lực và trình độ bản thân hơn.

Tôi thấy điều gì qua sự vụ, những sự cáo buộc đầy cảm tính mà thứ được gọi là bằng chứng thì chỉ là những lời qua tiếng lại vu vơ. Như thế thì làm sao mà trách tòa án VN xét xử chúng ta cũng với những bằng chứng kiểu như thế được. Rõ ràng ở đây có những nhầm lẫn nghiêm trọng giữa bản chất thực của sự việc và suy diễn về sự việc/ lời kể về sự việc/ đồn đoán về sự việc/ thông tin một chiều về sự việc. Chứng cứ mà như thế, thật chẳng khác gì tòa án cộng sản Việt Nam.

Anh Chương và những người bạn đi cùng đã tị nạn ở nước ngoài một thời gian dài, nhưng khi gặp sự cố vẫn không thể giao tiếp một cách căn bản nhất được với người khác bằng ngôn ngữ bản địa hay tiếng Anh thì thực sự là một điểm rất đáng phải nhìn lại. Phải chăng bấy lâu nay, chúng ta vẫn chiến đấu như những đứa trẻ trần truồng xông lên võ đài?! Không thực lực, không vũ khí, không giáp chắn, không võ nghệ…

Nhưng tôi không nhắc đến để tấn công hay chỉ trích cá nhân ai. Ở đây, tôi chỉ muốn dùng hình ảnh cụ thể này để nói về thực trạng đáng buồn của phong trào đấu tranh dân chủ – mà theo quan điểm riêng tôi thì gọi là phong trào đối lập thôi, chứ dân chủ hay không, dân chủ bao nhiêu thì còn chưa biết.

Chúng ta đã từng thấy những công an, dân quân, thanh niên xung phong đánh người biểu tình ôn hòa không phản kháng, hôm nay chúng ta cũng đã thấy rằng chúng ta cũng hành xử với nhau như vậy. Chúng ta đã từng lên án người cộng sản, nhà cầm quyền cáo buộc, đấu tố chúng ta không bằng chứng, không lý lẽ, hôm nay chúng ta cũng đã thấy được chính mình đối đãi với nhau như thế. Chúng ta cáo buộc ban tuyên giáo cộng sản thao túng truyền thông, dắt mũi dư luận, nhưng hôm nay chúng ta đã thấy chính chúng ta tự xỏ dây qua mũi mình rồi chạy theo sau họ.

Lại nhớ, năm 2009 tôi bị tạm giam vì in áo chống Bauxite Tây Nguyên. Thay vì bảo vệ tôi, một phe phái và bộ phận đấu tranh khi ấy lại quay sang tấn công và cho rằng tôi là mật vụ cộng sản cài cắm, rằng tôi là kẻ chỉ điểm để 2 người in áo khác ở miền Trung và miền Bắc cũng bị bắt. Trong khi, tôi thực tế còn không biết là có người khác cũng in áo giống như mình.

Năm 2011, khi tôi đứng bất động nhiều giờ trong cuộc biểu tình chống Trung cộng trước lãnh sự quán của chúng ở Sài Gòn, những kẻ đã từng vu cáo tôi tiếp tục luận điệu rằng tôi nhận nhiệm vụ của cộng sản để làm như thế, chứ không thì làm sao tôi dám… và nhiều vụ việc khác nữa, cho đến tận bây giờ, ngay lúc này thì cũng vẫn có một luồng dư luận âm ỉ sau lưng, cáo buộc tôi là gián điệp cộng sản.

Và những người đưa ra cáo buộc ấy, họ vẫn tự nhận mình là người đấu tranh cho Việt Nam tự do, dân chủ, cũng vẫn đang sinh hoạt cùng với phong trào đấu tranh dân chủ vậy. Cũng giống như vì tôi không chọn lựa cách thức khoe khoang những giấy mời, giấy triệu tập, kể lể những chuyện bị khó dễ, sách nhiễu, hành hạ thì người ta nghiễm nhiên cho rằng tôi không hề bị, và họ sẵn tiện khẳng định luôn rằng bởi tôi là an ninh cộng sản nên như thế.

Bạn biết không, khi người ta không thực sự can đảm, họ nghĩ mọi hành động họ không dám làm, không làm được thì cũng sẽ không có ai làm được. Và khi người ta không thực sự công tâm, nếu bạn chưa bị bịt miệng hay thoát nạn, họ nói bạn là tay sai của cường quyền, còn nếu bạn bị hãm hại, truy bức, trả thù, họ sẽ nói rằng đó chỉ là diễn kịch, bạn vẫn phải là tay sai của cường quyền, trong mắt họ.

Tôi chẳng minh oan hay giãi bày cho mình, nhưng tôi nói ra để nghiêm túc nhìn nhận xem nhận thức của chúng ta đang hạn chế đến mức nào, chúng ta thiển cận và cực đoan, cố chấp ra sao.
Cũng như người ta sẵn sàng lao vào sát phạt, tấn công, hủy hoại, lăng mạ, chém giết nhau khi bất đồng, xung đột hay bêu rếu, hạ bệ, triệt tiêu nhau khi cho rằng người này trục lợi ít tiền trợ giúp, người kia tiêu pha mấy đồng từ sự đóng góp của cộng đồng trong khi chính bản thân mỗi người thì vẫn hàng ngày đóng đủ các sắc thuế để nuôi dưỡng và chăm bẵm, vỗ béo cho cái chế độ mà họ vẫn cực lực lên án và chống lại. Không một chút phàn nàn.

Thanh lọc phong trào là tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là tận diệt những người túng thiếu, khổ sở đang lên tiếng cùng với mình. Những kẻ lừa đảo, trục lợi, nhân danh phong trào thì cần phải vạch mặt, tẩy chay, nhưng đôi khi có những tình huống thực sự khó khăn, chẳng đặng đừng cũng lôi nhau ra tận diệt thì thật là nhỏ nhặt.

Bản thân tôi từng có những lúc khốn đốn, cùng kiệt nên tôi rất hiểu. Cũng may là tôi chỉ nhờ cậy những người vô cùng thân thiết, gần gũi với mình và hoàn toàn trên danh nghĩa cá nhân chứ chưa ngửa tay ra xin xỏ hay đón nhận một sự giúp đỡ nào của cộng đồng nhân danh này nọ, không thì chắc cũng đã trở thành nạn nhân và bị hủy diệt bởi những vụ lùm xùm như thế.

Năm 2012, tôi bị tai nạn giao thông tưởng chết, phải nằm cấp cứu hơn tháng trời trong bệnh viện, và tưởng sẽ vĩnh viễn bị liệt cả hai chân. Bạn bè tôi đều cho rằng, đó là do an ninh cộng sản làm, nhưng tôi thì không tin như vậy. Vì kẻ thù thực sự của tôi chỉ có Trung Cộng, và vì sau những cuộc biểu tỉnh năm 2011 mà lãnh sự quán Trung cộng ở Sài Gòn phải cay cú dời đổi từ vị trí đắc địa 4 hướng tụ về ở ngã 4 Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai sang một vị trí bên đường ở Hai Bà Trưng. Không cay cú, tức tối sao được, thế nên nếu muốn giết chết tôi, thì chỉ có Trung Cộng.

Bạn bè nói tôi công khai sự việc vừa để vạch trần sự tàn ác vừa để kêu gọi sự giúp đỡ, viện trợ của cộng đồng nhưng tôi từ chối. Tôi không có chứng cứ gì, và tội thực sự hiểu cộng đồng này. Cũng như từ khi bắt đầu, thì tôi đã xác định chấp nhận. Nên tôi kiên quyết tự gánh chịu và giải quyết một mình. Người ta cùng nhau nuôi quan tham chế độ cộng sản cả ngàn tỷ mỗi ngày, nhưng không thể bao dung cho những người cùng chiến đấu với mình chỉ vài đồng lẻ. Vì thế mà người cộng sản cũng coi thường chúng ta, họ nhìn thấy và càng tin tưởng hơn rằng, chúng ta cũng chỉ là những kẻ tranh giành quyền lợi mà thôi.

Ai bao dung, tha thứ được đến đâu, thì người ấy có thể làm những việc to lớn đến đó. Ai chấp chiếm đến cỡ nào, thì kẻ ấy cũng nhỏ nhen như vậy. Tôi tin là như thế. Tiếc rằng, lòng hận thù và chấp chiếm của chúng ta dành cho nhau quá lớn, lớn hơn cả so với những kẻ thù thực sự. Thật là một nỗi oan khiên, đày đọa.

Tổ quốc là lòng biết ơn, tổ quốc là tinh thần trách nhiệm, tổ quốc là tình yêu thương, đùm bọc, tổ quốc là sự bao dung, tha thứ và cứu chuộc. Thế chúng ta có tổ quốc không? Nếu không có tổ quốc, thì lấy cái gì để mà yêu nước?!

Năm 2014, trước hiểm họa ngoại xâm đến từ Trung Cộng, tôi đã từng dự định và lên kế hoạch tự thiêu để bảo vệ tổ quốc. Tôi đã định lập một tế đàn dưới tượng Trần Hưng Đạo, đọc diễn văn tạ tội với tiền nhân, cha ông, cắt máu mình để rửa sạch mọi thù hận và nguyền rủa đã đeo bám suốt bấy lâu trong lòng dân tộc và hỏa thiêu mình, hòng thổi lên ngọn lửa đoàn kết, đồng lòng của tất cả người Việt Nam để chống ngoại xâm. Điều này những anh em thân thiết nhất với tôi biết rõ, bởi tôi đã nhờ sự hỗ trợ của họ nhằm thực hiện cho bằng được. Bởi tôi biết nhà cầm quyền, hay thậm chí là người đi đường cũng sẽ không để yên cho tôi hành động và đạt được mục đích cũng như không thể lan tỏa thông điệp nếu tiến hành chỉ một mình.

Tất cả anh em đã phản bác và từ chối hỗ trợ. Thế là tôi vẫn sống, lại tiếp tục sống để nhận ra rằng, nếu lúc đó tôi có chết như vậy, thì cái chết đó cũng sẽ hoàn toàn vô nghĩa. Bởi lòng thù hận của dân tộc này quá khủng khiếp và người ta thậm chí sẵn sàng hủy diệt nhau chỉ vì những thứ rất nhỏ nhặt, tầm thường. Có lẽ, đó là oán khí ngút trời của hàng triệu triệu những linh hồn đã ai oán nằm xuống suốt chiều dài mấy ngàn năm dựng nước, tranh đoạt, xâm lấn và giữ nước. Từ ngày đó đến nay, tôi đã chứng kiến rất rất nhiều điều. Những điều rất đáng buồn.

Tôi không xem bất kỳ người Việt Nam nào là kẻ thù. Điều này không có nghĩa rằng mọi sai trái, tội lỗi, bất công đều được thứ tha và xóa bỏ. Mà nó có nghĩa là tôi muốn tất cả mọi tội trạng được xét xử nghiêm minh trước một hệ thống luật pháp văn minh, công bằng và nhân bản. Tất cả chúng ta nợ nhau, nợ xã hội này bản khế ước ấy, vì đã quá lười nhác, mê muội, ươn hèn.

Chúng ta nợ chính những cảnh sát, những công an, dân phòng, bảo vệ đã phang dùi cui vào mình lúc biểu tình, bởi chúng ta đã quá thờ ơ để cho một lũ chính trị gia salon ngồi làm trò hề trong phòng lạnh của tòa nhà Lập Pháp. Đó chính là những kẻ tội đồ đã được tiếp tay bởi chúng ta để nguệch ngoạc, trây trét ra một cái hệ thống pháp luật kệch cỡm, xuẩn ngốc, phi lý, thiển cận, bất công đến mức cần phỉ nhổ. Chúng ta trút giận lên kẻ thừa hành mệnh lệnh mà lại bỏ qua những kẻ cầm đầu, và quên luôn bổn phận của chính mình.

Thế nên, tôi bây giờ không muốn thấy người Việt tiếp tục đánh đập nhau, bỏ tù nhau, triệt hạ nhau. Tôi muốn nhìn thấy những thiện chí, hơn là những xung đột. Tôi muốn thấy những người tù được thả, chứ không muốn thấy ai bị bắt giữ thêm. Tôi muốn thấy kẻ quyền lực phải biết nhún nhường, và kẻ mạnh phải biết dùng sức mạnh của mình để bảo vệ chứ không phải để tiêu diệt.

Tôi muốn nhìn thấy sự đồng lòng, chứ không muốn nhìn thấy sự lợi dụng và mưu tính. Bao nhiêu tù nhân chính trị được trả tự do, sẽ có bấy nhiêu triệu người xuống đường biểu tình thậm chí là cầm súng chống quân xâm lược. Chỉ khi đó, việc biểu tình mới thực sự có giá trị và ý nghĩa. Bằng không, tôi sẽ tiếp tục im lặng. Vì chiến tranh đã là điều chắc chắn phải xảy đến rồi.

Hãy lớn lên đi những con người Việt Nam, dù muộn nhưng nếu thực sự nỗ lực thì vẫn kịp. Đất nước này cần những bản lĩnh Hồng Kông, Đài Loan, Israel để kiến dựng nền độc lập, đòi lại đất đai và bảo toàn chủ quyền, lãnh thổ của mình. Điều đang thiếu và cần phải có ở nơi này, ngay bây giờ, là những con người trưởng thành có thể hóa giải được thù hận và đem thương yêu gieo rắc vào mỗi tâm hồn.

__________

* Vì người chụp ảnh, thằng nông dân, và chàng thanh niên đều không quan trọng chuyện tên tuổi nên tôi cũng không nêu tên của họ. Các bạn copy đăng lại cũng không cần ghi nguồn từ fb tôi. Chúng ta đều có tên là VIỆT NAM.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cần phải chấn chỉnh báo chí quốc doanh

LTS: Bài viết của nhà báo Bá Tân đưa ra những ý kiến cần thiết cho thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên, ý kiến cho rằng TT Nguyễn Xuân Phúc “cần phải chấn chỉnh báo chí quốc doanh khi trích dẫn phát biểu, phải chọn lọc những ý kiến ‘để đời’, mang tầm chiến lược” của Thủ tướng để trích dẫn, e rằng không thích hợp, bởi làm như vậy, chẳng khác nào bảo thủ Tướng làm thêm công tác kiểm duyệt báo chí đối với các phát biểu của mình.

Biểu tình vẫn tốt hơn, khi mang ý nghĩa “kép”

Mạc Văn Trang

7-8-2019

Gần đây có vẻ Chính quyền muốn người dân xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn ở Bãi Tư Chính, thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng nhiều người lên tiếng “tẩy chay”.

Chính quyền để làm gì?

Mạc Văn Trang

6-8-2019

Hôm qua 2 cháu ở làng Vũ La gửi cho tôi mấy Video clip và nhắn, quê mình khổ quá, nguy lắm ông ơi, cháu sợ sắp đánh nhau, xảy ra án mạng…

Thảo luận “Văn chương để làm gì?” (5): Nghĩ gì sau sự phân ly trong Văn đoàn Văn Việt?

Hà Sĩ Phu

6-8-2019

Phần 1: Từ một thực tiễn có chút đáng buồn

Đang có chuyện “lùm xùm” phân ly trong hội Văn Việt, mà cả đôi bên với tôi đều là bầu bạn thân quen. Chuyện nhỏ, rồi cũng quên đi nhưng cũng có đôi điều nên nhớ lại. Chuyện đem ra tranh cãi chỉ là quan niệm và sở thích về thơ.

Đơn tố cáo của Nguyễn Tất Thắng, Trại 771 – Bộ Quốc phòng, về cái chết của Trần Bắc Hà

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN TỐ CÁO

(Về việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, làm cho ông Trần Bắc Hà chết trong trại tạm giam của Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Cục trưởng Cục C03- Bộ Công an)

Quách Duy – Võ Văn Thưởng: 1-1

Blog VOA

Trân Văn

5-8-2019

Quách Duy, chuyên viên Văn phòng UBND TP.HCM. Nguồn: FB nhân vật

“Cầu thủ” Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy khối Dân Chính Đảng TP.HCM thuộc “Đội CHỈNH ĐỐN ĐẢNG” vừa thực hiện thành công cú phạt đền, sút vào lưới “Đội THEO ĐẢNG”, gỡ hòa 1-1, trong trận đấu thuộc khuôn khổ “Giải TIN YÊU ĐẢNG” diễn ra trên “sân CHỐNG THAM NHŨNG”.

Chúng đã cướp, đang cướp và sẽ còn cướp

Đoàn Bảo Châu

5-8-2019

Mấy ngày qua những bài viết về bãi Tư Chính tràn ngập trên FB. Người dân không xuống đường biểu tình nhưng lòng yêu nước thì không thế lực nào kể cả chính quyền Trung Quốc hay bọn ôm đít chúng có thể tước đi được.

Người ta ném đi lá cờ

Trung Bảo

5-8-2019

Sáng ngày 5/8, cuộc biểu tình ở Hongkong diễn ra ở hình thái đình công. Các báo Hongkong cho hay có ít nhất 150 chuyến bay bị huỷ và hầu hết các chuyến tàu tốc hành phải dừng vì nhân viên đình công. Đặc khu trưởng Carie Lam cho biết nền kinh tế hòn đảo này bị “thiệt hại nghiêm trọng”. Thế nhưng, hình ảnh chắc chắn khiến Bắc Kinh nổi giận đó là người biểu tình hạ và ném lá cờ Trung Quốc xuống biển.

Bãi Tư Chính bộc lộ rõ sai lầm chiến lược của Cộng sản Việt Nam

Trung Nguyễn

4-8-2019

Có lẽ không một người Việt Nam yêu nước nào lại không hồi hộp ngóng đợi tin tức về bãi Tư Chính, nơi đang diễn ra cuộc đụng độ giữa hai người anh em cộng sản Trung Quốc – Việt Nam, để giành quyền kiểm soát bãi cạn này.

Vỡ

Thọ Nguyễn

4-8-2019

Nhờ giao tiếp với bạn đọc mà tôi vỡ ra nhiều điều. Hóa ra các bạn trẻ 17-18 tuổi không biết rằng, chỉ cách đây vài năm, hô khẩu hiệu “Hoàng Sa, Trường Sa – Việt Nam” là ăn đòn, mặc quần áo, đội mũ có dòng chữ HS-TS-VN là gặp rắc rối.

Biện pháp cơ bản: Lập Quyền Dân

Nguyễn Đình Cống

4-8-2019

Ngày 4-8-2019, Nhị Lê có trả lời phỏng vấn trên báo Tiền Phong, với những phát biểu rất đáng chú ý trong bài: “Ngăn ‘chuyến tàu vét’ trước thềm Đại hội Đảng: Chặn mầm họa lợi ích nhóm”. Ông đã vạch ra những bất cập, những thối nát do lợi ích nhóm, do tư duy nhiệm kỳ. Nào là: “Ai cũng vô can, vì núp bóng cái tập thể, cái quyết sách chung, chứ không thấy trách nhiệm quyền lực cá nhân đâu cả. Nói gì tới kiểm soát quyền lực nữa. Đây chính là “khoảng trống” quyền lực cần phải chỉnh đốn và lấp đầy!

Lược thuật đám tang nhà tranh đấu Nguyễn Thanh Giang

Đào Tiến Thi

3-8-2019

Mỗi lần sắp đi viếng một anh em trong đội ngũ đấu tranh (chống Tàu Cộng xâm lược và bảo vệ quyền dân) từ giã cõi trần, hoặc chỉ viếng thân nhân của họ thôi, là chúng tôi bồn chồn lo lắng không yên.

Nguyễn Hà Phan – Bi hay hài?

3-8-2019

LTS: Nhân sự kiện ông Nguyễn Hà Phan qua đời, chúng tôi xin được đăng lại bài viết của nhà văn Lê Phú Khải “Nguyễn Hà Phan – Bi hay hài”, chương 7e, Hồi ký Lời Ai Điếu của nhà ký Lê Phú Khải, để mọi người có thêm thông tin về con người của ông Nguyễn Hà Phan.

____

Lê Phú Khải

“Anh Hai Nam Bộ” Nguyễn Hà Phan. Photo Courtesy

Đầu năm 1994, sau chuyến đi Điện Biên Phủ đầu tiên để giúp anh Tuất Việt làm số báo “SGGP – 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”, tôi về Hà Nội và đến báo Nhân Dân gặp Mai Phong, Trưởng ban bạn đọc của báo. Tôi bảo với Mai Phong, vừa đi Điện Biên Phủ về, có chai rượu hổ cốt, muốn rủ ông lên chỗ ông Nguyễn Hà Phan ở Ban Kinh tế chơi, gạ ông ấy kiếm ít mồi để nhậu. Anh cho tôi mượn cái điện thoại bàn của anh để gọi cho ông ấy… Mai Phong nhìn chai rượu của tôi, tuy có dán cái “mác” Lai Châu ở vỏ nhưng giá chỉ có 14.000 đồng. Phong nói: ông có đùa không thế, đang giờ làm việc mà đòi lên gặp Bộ Chính trị để nhậu!

Không cần Mai Phong đồng ý, tôi nhấc điện thoại bàn của anh lên (hồi đó chưa có di động phổ biến như bây giờ) gọi cho ông Sáu Phan. Từ đầu dây đằng kia, ông Sáu Phan kêu tôi “lên ngay!”. Thế là tôi kéo Mai Phong lên số 10 Nguyễn Cảnh Chân, khu Ba Đình. Chỗ Sáu Phan ngồi làm việc là trường Albert Sarraut cũ thời Tây.

Quen biết với ông Nguyễn Hà Phan từ lúc ông còn là Chủ tịch tỉnh Hậu Giang cũ. Tôi từng được Tổng biên tập Tuất Việt ủy nhiệm làm đặc phái viên của Báo SGGP để phỏng vấn ông nhiều lần. Và, tôi cũng hết sức ủng hộ tỉnh Hậu Giang về mặt thông tin tuyên truyền những chủ trương rất đúng đắn của tỉnh dưới thời ông Hà Phan. Vì thế, việc ông Sáu Phan gặp tôi ở Hà Nội là việc vui đối với ổng.

Khi chúng tôi lọc cọc chở nhau bằng xe đạp đến nơi thì đã thấy Sáu Phan bày ra vài thứ đồ nhậu khô… Được vài tuần rượu, Sáu Phan rút thuốc ra hút. Đặc điểm lớn nhất, dễ nhận ra ở Sáu Phan là, ông hút thuốc liên tục, hết điếu này nối điếu kia. Sáu Phan mời tôi và Mai Phong hút thuốc. Thấy ông đưa thuốc “mác” “Con ngựa trắng” mời khách thì tôi lấy làm lạ nên hỏi: Khi xưa ông là quan đầu tỉnh mà hút tòan ba số (555) inter, nay lên quan nhất phẩm triều đình lại hút thuốc này sao? Sáu Phan than phiền: Ra đây Ban Tài chính quản trị TW nó cho hút thuốc gì thì được hút thuốc đó. Tiếp khách cũng thế, đâu có được như ở nhà…

Thấy thế, tôi bảo với anh Y, thư ký riêng của Sáu Phan đang ngồi gần đó: Nhờ anh bảo cô Tuyết ở Ban Tài chính qua đây tôi gặp. Y nói: Ở Ban Tài chính có đến 3 cô Tuyết, nhà báo muốn gặp cô Tuyết nào? Tôi nói: muốn gặp cô Tuyết có chồng là ông Nguyễn Thanh làm bên Hải quan…

Anh Y lập tức xua tay, nói: Cô Tuyết ấy là cấp trên của tôi, tôi không dám gọi. Tôi nói: Thì anh cứ bảo cô ấy, có anh Lê Phú Khải ở miền Nam ra, muốn gặp cô ấy.

Lát sau cô Tuyết xuất hiện. Cô em tôi (Tuyết là em họ tôi, con người chú thứ ba của tôi, là Lê Phú Ninh, quyền Chánh Văn phòng Bộ Công an) rất vui vẻ: Em chào bác! Bác mới ở miền Nam ra? Sao không báo để em đem xe ra sân bay đón bác!

Tôi cười nói: Ra chơi với ông Sáu đây thôi… có gì mà phải đón với rước! Sau đó tôi nói: Sao Ban Quản trị lại bắt ông Sáu hút thuốc “Con ngựa trắng” thế này? Xưa kia ở Cần Thơ ông ấy toàn tiếp tôi bằng ba số cơ mà?!

Cô Tuyết phân trần: Ban TCQT chúng em liên kết với tỉnh Khánh Hòa sản xuất kinh doanh thuốc này, rồi bán lại cho Văn phòng TW. Văn phòng phân phối cho các bác ấy tiếp khách… Bác thông cảm! Cô Tuyết chỉ nói có thế rồi chào ông Hà Phan… Trước khi về, cô còn dặn tôi khi nào ra Bắc thăm bác Sáu, nhớ gọi điện để cô cho xe ra đón…

Sở dĩ tôi đề nghị anh Y kêu cô Tuyết sang là có ý muốn giới thiệu với cô quan hệ thân mật của tôi với ông Hà Phan, để cô ấy “ưu tiên” với “ông bạn” già của tôi. Vì tôi biết các vị như Hà Phan ở địa phương còn sướng hơn cả vua chúa ngày xưa. Nay ra triều đình xa vợ con, nước lọ, cơm niêu là khổ lắm, lại không quen biết ai. Các quan chức ở Hà Nội hết giờ làm việc là về trình diện các quan bà hết, không như ở Miền Nam hết giờ là đi nhậu. Cỡ như Sáu Phan, ở Hà Nội lại càng cô đơn (!).

Tuyết về rồi… Sáu Phan bảo tôi: Biết đâu cô Tuyết là em ông. Ở đây cô ấy quan trọng lắm, tay hòm chìa khóa của TW là ở tay cô ấy!!!

Lê Thị Tuyết sinh năm 1942, cùng tuổi với tôi. Cô sinh ra trong một gia đình đông con. Ông chú tôi có tới 7 người con, cô là thứ 2. Hồi nhỏ trong gia đình họ Lê Phú của tôi chỉ có tôi là cháu đích tôn là được cưng chiều từ nhỏ, còn các cháu nội của ông bà tôi từ bé đã rất vất vả vì các chú tôi đi cách mạng quanh năm! Gia đình phó thác cho các bà vợ. Cô Tuyết học hành chẳng được là bao, mười mấy tuổi cô đã phải đi gánh nước gạo cho mẹ nuôi lợn ở Bãi Giữa (Bãi Phúc Xá). Cô vào làm nhà nước, được vô nơi kín cổng cao tường này có lẽ là nhờ cái lý lịch “con nhà nòi”.

Nhưng cô là người thông minh, có bản lĩnh và rất nhân hậu. Ở địa vị cao (Phó Ban Tài chính quản trị TW Đảng), nắm vật chất của Đảng trong tay nhưng cô thẳng thắn, khiêm nhường, tận tụy với công việc, và rất công bằng trong mọi sự phân chia của cải… nên được cán bộ công nhân viên của Ban Tài chính quản trị TW và Văn phòng TW Đảng quí mến.

Ngày cô mất, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi một bức thư tay dài, chia buồn với gia đình cô. Bức thư ấy tôi đã được đọc. Những lời của Đại Tướng thật chân tình, những đánh giá của Đại Tướng về cô không công thức, giáo điều như mọi nghi thức với một người đã chết mà người ta thường thấy. Những điều ông viết làm người ta phải ngạc nhiên về nhận xét của một nhân vật lớn của đất nước đối với một cán bộ nhân viên bình thường: “Chị Tuyết ra đi để lại một tấm gương sáng của một người cán bộ hết lòng làm tròn nhiệm vụ, một người phụ nữ mẫu mực về lối sống và đạo đức cách mạng. Ký tên Võ Nguyên Gíap”. Là thư đề ngày 22/2/1999- Hà Nội.

Riêng đối với tôi, tuy chúng tôi là anh em cùng dòng tộc nhưng ở xa, ít tiếp xúc. Tuy vậy, cô Tuyết có cách cư xử mà tôi cho là chính xác, thông tuệ. Cô biết thừa tư tưởng “bất đồng chính kiến” của tôi với chế độ mà cô là một quan chức có hạng. Có lần tôi từ miền Nam ra Bắc, đến thăm nhà đấu tranh dân chủ nổi tiếng Nguyễn Kiến Giang… nào ngờ lại gặp đúng lúc nhân viên an ninh chuyên theo dõi Nguyễn Kiến Giang đang ngồi ở nhà ông. Anh Kiến Giang liền giới thiệu: Đây là nhà báo Lê Phú Khải, Thường trú của Đài TNVN ở Miền Nam ra chơi…

Tay an ninh này vốn có tính đa nghi cố hữu của nghể nghiệp… nên đã nghi ngờ tôi ra Bắc để móc nối với Kiến Giang, mời Kiến Giang vào Sài Gòn dự một cuộc hội thảo về dân chủ do một nhóm trí thức Sài Gòn sắp tổ chức. Thế là họ đã lần ra quan hệ họ hàng từ hai chữ “Lê Phú”. Họ đã đến gặp Lê Quân, em họ, con ông chú thứ 3 của tôi là Lê Phú An, cậu ta là công an an ninh văn hóa… để xác minh về nhân thân của tôi. Sau đó, gặp cô Lê Thị Tuyết để nhờ cô khuyên giải tôi đừng quan hệ với “phần tử xấu” Nguyễn Kiến Giang – Người từng là cán bộ lãnh đạo của Nhà xuất bản Sự Thật (!).

Nhưng cô Tuyết là một người phụ nữ thông minh, hiểu nhẽ đời, cô không hề nói gì với tôi cả, vì biết rõ nói tôi cũng chẳng nghe. Và cũng biết rõ tôi chẳng có gì sai cho dù là chơi với ông Kiến Giang. Vài năm sau, gặp vợ tôi ra Hà Nội chơi, cô mới kể lại câu chuyện cậu công an gặp cô nói về tôi mấy năm trước. Cô cũng chẳng có lời khuyên nào với tôi nhắn qua vợ tôi, trái lại khi vợ tôi than: Ở địa phương, cán bộ lãnh đạo khốn nạn lắm, chỉ lo đấu đá quanh năm… thì cô nói: Chị cứ nhân lên sự 1000 lần sự khốn nạn của địa phương nó sẽ là Trung ương…!

Cô em tôi là như thế. Với những người như ông anh họ của cô là tôi, cô “chơi bài ngửa”, không nói thì ông anh cũng biết, nên cô không cần giấu. Và cô cũng biết, chẳng ai giấu gì được lịch sử! Trong một xã hội như thế, cô phải sống và cô sống tử tế, chân thực với mọi người. Với địa vị ấy, cô phải lo bố trí nhà ở, xe cộ đi về, đến cả chăn màn quần áo cho các vị quan to ở TW. Có lẽ vì thế mà cô biết rõ nhân cách của từng vị trong Bộ Chính trị qua những việc cụ thể, đời thường.

Khi tôi còn làm phóng viên của Đài Truyền hình VN, có lần gặp tôi, cô nói: Em thấy các phóng viên của Đài Truyền hình hay sang Văn phòng TW nhờ bọn em gọi điện từ Văn phòng TW qua đài, đề nghị với giám đốc Đài cử họ đi tháp tùng Thủ tướng đi nước này, nước nọ. Em chẳng thấy bác sang bên chúng em bao giờ! Tôi nói ngay: Tôi rất sợ phải đi tháp tùng một vị Thủ tướng vô tích sự như ông Phạm Văn Đồng!!! Cô em tôi đã cười rất tươi khi nghe tôi nói thế!

Lúc ông Hoàng Văn Hoan bỏ trốn, tôi cũng đang công tác ở Đài Truyền hình. Báo đài lúc đó la ầm lên là ông HVH phản bội, dấu hiệu phản bội đã thấy rõ từ… lâu (!). Gặp tôi, cô Tuyết nói ngay… Bác Hoan chẳng phản động gì cả. Khi họp Bộ Chính trị, bác Lê Duẩn nói thì các bác Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp cứ cắm đầu xuống mà nghe, không ai dám ngẩng đầu lên, không ai dám nói nửa lời, chỉ có bác Hoan là dám đập bàn cãi lại, cãi nhau tay đôi (!).

Về trường hợp Hoàng Văn Hoan, tôi cũng được một lần Tướng Qua kể như sau: Ở Hội nghị Geneve, khi Phạm Văn Đồng kêu ai làm việc thì người đó run lắm, lo chuẩn bị tối ngày, chỉ có ông Hoan là ung dung tự tại… hai tay đút túi quần, ra sân đá banh cho đến lúc gặp Phạm Văn Đồng!

Về cái chuyện các phiên họp của Bộ Chính trị thì rất khôi hài. Cô Tuyết kể với vợ tôi: Đến em cũng không được vào phục vụ mà chỉ có quyền chỉ huy các nhân viên vào phòng họp phục vụ bưng bê. Các nhân viên đó phải được tuyển lựa từ Cao Bằng, Lạng Sơn về, toàn dân tộc thiểu số để họ không quen biết ai ở Hà Nội, biết gì họ cũng không có ai để mà nói…

Cô Tuyết hóm hỉnh nói với vợ tôi: Nhưng chị lạ gì, con gái thì nó phải hành kinh hàng tháng. Khi hành kinh đứa nào cũng muốn thủ trưởng cho nghỉ nhiều, thế là nó phải nịnh em. Mà muốn nịnh em thì chỉ có cách nghe được cái gì trong cuộc họp BCT thì ghé tai em nói nhỏ để… làm quà! Đứa nào cũng thế. Vì thế họp gì, nói gì em đều biết hết. Thời Lê Duẩn thì Lê Duẩn mắng mỏ người khác như mắng gia nhân, đầy tớ, đến sau này thì cá mè một lứa, Phan Văn Khải thì bảo Trần Đức Lương nên trả lại những quả đồi mà ông ta đã chiếm để làm villa, biệt thự. Trần Đức Lương thì mắng lại PVK rằng, mày hãy về bảo thằng con mày đừng giết người nữa rồi hãy bảo tao trả lại mấy quả đồi… Họ mắng chửi nhau còn hơn hàng tôm, hàng cá rồi lại khuyên nhau “vì sự ổn định đất nước”, “vì sự nghiệp lớn”, nên gác lại mọi chuyện, rồi lại hỷ hả với nhau, đâu lại vào đó!

Cái thời ông Trần Xuân Bách đưa ra lý thuyết đa nguyên, cô Tuyết còn kể với vợ tôi: Trong Bộ Chính trị lúc đó chia rẽ và nghi kỵ nhau lắm, đi họp ai cũng được vợ chuẩn bị một chai nước riêng, để trong túi, khi khát thì lén quay đi, rót uống… Bánh kẹo, nước ngọt bầy ra la liệt nhưng chẳng ai dám đụng vô một miếng. Thế là bọn nhân viên của em nó tha hồ bóc ra … để cuối cuộc họp chia nhau… vui như tết !!!

Có lần cô Tuyết kể trực tiếp cho tôi nghe, khi cần vụ của Lê Đức Thọ đem một cái chăn bông đã rách nát đến đổi chăn bông mới, cô nói với chú cần vụ này: Thủ trưởng của cậu tiết kiệm quá, chăn rách cả mền, lòi cả bông ra thế này mới chịu đem đổi.

Cậu ta cười nói: Tiết kiệm cái con tiều! Tối nào trước lúc đi ngủ ông ta cũng nắn bóp cái chăn đến nửa tiếng đồng hồ, chỉ sợ người ta gài mìn thôi… nên chăn mới rách bươm ra như thế. Tối qua, bông nó xổ ra, bay tứ tung làm ông ấy ho suốt đêm nên sáng nay mới bảo tôi đem đổi!!!

Chẳng những lo nhà, lo xe, cô còn lo chia quà Tết cho TW nữa. Số là, những năm bao cấp, mỗi lần ra họp TW, các tỉnh phía Nam còn đem cả tấn gạo ngon, hàng tạ tôm, cá khô ra biếu TW ăn Tết. Thế là cô phải thức cả trưa, cả tối để lo chia quà và đem đến từng nhà các vị TW.

Lo vật chất, cô Tuyết còn phải lo cả chuyện “tình cảm” cho các vị đó. Cô kể: Khi bà vợ hai của Lê Duẩn báo sẽ ra Bắc, thì lập tức cô phải điều bác sỹ đến khám sức khỏe cho bà cả. Rồi theo kịch bản, bác sỹ la lối lên “sức khỏe chị Cả kém lắm rồi, phải đi Tam Đảo nghỉ ngơi!!!” Khi bác sỹ đến khám, có cả hai nữ công an mặc quân phục, đeo súng bên hông rất oai để “bảo vệ” chị Cả đi Tam Đảo an dưỡng… Thấy mình oai quá, chị Cả đi liền. Thế là tối đó, đưa Tổng Bí thư lên biệt thự ở Hồ Tây, chị Hai từ Sài Gòn ra, xuống sân bay là đưa thẳng đến biệt thự!

Có lần cô còn tố cáo với vợ tôi: Lê Duẩn tàn độc lắm, có lần ngủ với cô y tá được cử đến để đấm bóp cho ông ta. Sau khi ngủ với cô y tá này, ông ta ra hiệu phải…Cô Tuyết nói nguyên văn với vợ tôi: Em là phụ nữ, có chồng có con, lại theo đạo Phật, không bao giờ em làm điều thất đức….

Lê Duẩn là như vậy. Cuộc tắm máu đồng đội của Lê Duẩn ở Tết Mậu Thân là tội ác trời không dung, đất không tha. Biết là lộ, là thua rồi vẫn cứ lùa quân đi vào chỗ chết. Nhiều chiến binh ở Nam Bộ còn sống sót trong Tết Mậu Thân đã kể với tôi, quân ta đi đánh thì máy bay do thám của địch bay trên đầu, địch biết hết nên đánh đợt hai đi 100, về chỉ còn 1, 2… Nếu chỉ đánh để làm tan rã ý chí xâm lược của Mỹ, để Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán… như bọn bồi bút vẫn hô hoán về trận Mậu Thân 68 thì chỉ cần một mũi tấn công thọc sâu vào Sứ quán Mỹ như ý kiến của Tướng Giáp là đủ.

Hơn ai hết, cô Tuyết ở nơi kín cổng cao tường này nên biết rõ mọi chuyện.

Có lần Nguyễn Văn Linh thấy cô tận tụy với công việc phục vụ… đã định đề bạt cô làm Trưởng ban Tài chính Quản trị TW, nhưng cô từ chối với lý do là phụ nữ, không đủ năng lực làm lớn (!). Khi ông chú ruột tôi là Lê Phú Hào, đại diện Thông tấn xã Việt Nam tại Paris, từng phục vụ Lê Đức Thọ – phiên dịch Tiếng Anh tại hòa đàm Paris, đầu năm 1980 ly khai, cư trú chính trị tại Pháp, thì lập tức ông Trần Xuân Bách, Chánh văn phòng TW Đảng, đưa vấn đề lý lịch của cô Tuyết ra xét, định vu cho cô là khai man lý lịch vì Lê Phú Hào cũng là chú ruột của Lê Thị Tuyết. Nhưng nằm trong cái “tổ con tò vò” nên cô “rất thuộc bài” và “cao tay ấn”. Ngay ngày đầu tiên được tin chú mình trở thành “kẻ phản Đảng”, cô đã khai bổ sung lý lịch và nộp ngay cho tổ chức Đảng nên ông Trần Xuân Bách chẳng làm gì được cô!

Cán bộ ở Ban Tài chính quản trị bình luận về sự việc này là vì cô Tuyết đã có lần dám phê phán cô Thịnh – là vợ trẻ mới cưới của ông Bách, do cô này cậy thế chồng là ông lớn, lộng hành, vô kỷ luật (!). KGB của Liên Xô lúc đó đã gọi Thịnh là Giang Thanh của Việt Nam. Ông Bách trước kia cũng mù mờ như mọi ông trung ương, Bộ Chính trị khác, nhưng từ sau khi ông được TW giao cho nghiên cứu tình hình thế giới đang biến động, ông lập một đơn vị chuyên nghiên cứu, dịch sách báo tài liệu nước ngoài cho ông đọc. Đọc rồi ông thấy hoảng quá, tư tưởng ông có chuyển biến nên mới đề xuất đa nguyên, chỉ đa nguyên trong đời sống xã hội, trong tư duy thôi, chưa nói gì đến đa Đảng. Vậy mà ông đã bị khai trừ ra khỏi TW (!).

Cô Tuyết cũng có lần kể cho tôi nghe những chuyện thật cảm động, như chuyện ông Hòang Quốc Việt khi về hưu rồi, theo tiêu chuẩn vẫn được đi nghỉ mát Vũng Tàu (Cơ sở của Ban Tài chính Quản trị TW có ở tất cả mọi nơi trên đất nước). Nhưng tuổi già, đi môt mình thì buồn lắm, nên ông HQV đã đến xin với cô cho thêm một suất nữa cho ông bạn già của ông là cán bộ thường, không có tiêu chuẩn đi nghỉ Vũng Tàu từ Hà Nội cùng đi. Kể đến đây cô dừng lại rồi chép miệng nói: Một vị khai quốc công thần như bác HQV mà phải đến tận nơi, xin một cán bộ vô danh tiểu tốt so với công trạng của các bác như em thì buồn quá! Em giải quyết liền. Và từ đó, mỗi lần có bác cán bộ cách mạng lão thành nào đủ tiêu chuẩn đi nghỉ hàng năm, em đều hỏi bác có cần rủ môt người bạn già nào nữa cùng đi cho vui không, để cháu giải quyết (!). Nhiều bác mừng lắm, vui như trẻ em…

Cô Tuyết cũng nói với tôi về khó khăn trong việc thu hồi nhà công vụ và đồ đạc của Nhà nước khi các cán bộ cao cấp đã thôi làm việc. Cô ca ngợi, chỉ có bác Huỳnh Tấn Phát là ngay sau lúc nghỉ hưu đã gọi cô đến để trả lại ngôi biệt thự số 9, đường Nguyễn Đình Chiểu (nay là trụ sở Hội nhà văn). Bác Phát còn dẫn cô đi từng phòng, kiểm tra từng thứ đồ đạc của Nhà nước còn đầy đủ, nguyên vẹn như lúc nhận nhà… sau đó mới trao chìa khóa ngôi biệt thự này cho Ban TCQT TW.

Nhớ lại chuyện cô Tuyết kể về bác Huỳnh Tấn Phát, tôi lại liên hệ đến lời ông Kiệt nói về lòng yêu nước của trí thức Nam Bộ…. “họ hy sinh cả một sự nghiệp, một điền trang lớn, vinh hoa phú quí…” để đi kháng chiến vì yêu nước. Những người như Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Hữu Thọ, Lương Đình Của, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Khắc Viện… đi theo cách mạng không vì tài sản, vì xe hơi nhà lầu mà vì lý tưởng yêu nước cao cả. Còn kẻ khố rách áo ôm đi theo cách mạng thì sau khi cách mạng thành công, họ say sưa cấu xé nhau để tranh giành của cải, tiền bạc, say sưa tham nhũng… rồi chính họ lại chết vì cuộc tranh giành đó. Xã hội Việt Nam hôm nay là dẫn chứng hùng hồn điều đó.

Cách mạng Pháp 1789 nổ ra khi giai cấp tư sản đang lên, chính nhà vua Louis 16 đã phải vay tiền của các chủ nhà băng để trang trải nợ nần cho triều đình. Giai cấp tư sản chỉ dựa vào sức mạnh bạo lực của đông đảo nông dân đói khổ để lật đổ bọn phong kiến và tăng lữ, sau đó nắm lấy chính quyền, nâng cấp xã hội Pháp từ phong kiến lạc hậu lên xã hội công nghiệp tiên tiến. Bi kịch của cách mạng vô sản là kẻ khố rách áo ôm, dốt nát lại lên nắm quyền. Để che đậy cho sự dốt nát đó, Việt Nam hiện nay có biết bao ông tiến sĩ, giáo sư đã được học tắt, học “đón đầu”, mua bằng giả… Sự dốt nát của đám “trí thức” cận thần này đang làm trò cười cho cả thế giới đã internet hóa mà trường hợp của đại tá giáo sư tiến sĩ Trần Đăng Thanh là một điển hình… chẳng kém gì các nhân vật điển hình trong văn học như Chí Phèo, Thị Nở!!!

***

Lại nói về bữa nhậu với ông Sáu Phan tại Ban Kinh tế TW ở Hà Nội năm đó. Chúng tôi lai rai cho đến xế chiều. Trước khi chia tạy, Sáu Phan bảo tôi: Muốn nhờ Phú Khải một việc! Tôi nghe lạ tai quá nên vặc lại: Ai đời một Uỷ viên BCT lại phải đi nhờ một công dân hạng hai ngoài Đảng bao giờ? Nhưng Sáu Phan quả quyết: Việc này phải nhờ Phú Khải mới xong!

Đại để là Sáu Phan nhờ tôi nói với Tổng Biên tập SGGP Vũ Tuất Việt xóa nợ cho nhà thơ Nguyễn Bá ở Cà Mau vì vay tiền của Báo SGGP mở xưởng làm giấy rồi vỡ nợ, không trả được phải đi tù (!).

Sáu Phan nhấn mạnh, ông thân với Tuất Việt, nói nó xóa nợ cho Nguyễn Bá. Ông còn nói: Ai lại bỏ tù một nhà thơ bao giờ. Thả Nguyễn Bá ra để nó đi làm ăn mới có tiền mà trả nợ chớ…

Tôi nghe Sáu Phan nói thấy rầu quá! Rõ ràng tư duy của ông là tư duy tình cảm, tư duy đức trị giữa lúc người ta thực thi pháp trị (tất nhiên là chỉ thực thi pháp trị với những người như Nguyễn Bá và với dân đen…). Tuất Việt đâu phải tòa án mà tha bổng cho Nguyễn Bá được. Với lại báo Sài Gòn là báo quốc doanh, đâu phải báo tư nhân của riêng Tuất Việt mà Tuất Việt có thể xóa nợ để cứu Nguyễn Bá khỏi tù tội.

Chính cái tư duy đức trị bảo thủ này đã làm hại Sáu Phan. Khi ở Cần Thơ, Hậu Giang, Sáu Phan là một “anh Hai Nam Bộ” thứ thiệt, cởi mở, phóng khoáng, tư duy tân tiến… Ông nổi tiếng là một người giản dị, dễ gần. Ông có thể tì giấy lên đùi để ký vào một văn bản cho một cán bộ cấp dưới ngay trên hè phố… để giải quyết một công việc gấp… Ấn tượng rất mạnh của tôi lần đầu tiên gặp Sáu Phan là, ông chủ tịch một tỉnh lớn nhất đồng bằng này đã đạp xe đạp vào tận một ngõ hẻm để thăm tôi tại Cần Thơ. Ngay tại buổi gặp đầu tiên ấy, ông đã bàn với tôi là phát động một cuộc tuyên truyền trên báo chí cho một năm lấy tên là “Năm văn hóa xã hội” của Hậu Giang. Trong năm văn hóa xã hội đó, sẽ vận động các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lương thực dành một phần tiền trong quĩ giao tiếp được nhà nước cho phép, chỉ vài phần trăm nhưng rất lớn… để xây trường học, trạm xá, làm đường cho vùng sâu, vùng xa của Hậu Giang. Trong cuộc họp báo có mời cả các nhà báo và văn nghệ sĩ ở TP.HCM xuống để tuyên bố mở đầu năm VHXH…

Đêm hôm trước, ông còn bàn riêng và hỏi tôi, để thực hiện tiết kiệm, mỗi người dự tiệc chỉ một lon bia thôi có được không? Tôi bảo: Nên 3 lon, thằng nào không uống được thì thằng khác nó gánh, thế cho vui vẻ, không nên tiết kiệm quá, nhất là có anh em từ xa đến… Ông đồng ý ngay, còn khen tôi là “sâu sắc”!

Về việc đi tù của nhà thơ nổi tiếng của Miền Tây Nam bộ một thời là Nguyễn Bá, vì vay tiền tỷ để mở xưởng kinh doanh làm giấy, nhưng báo nào năn nỉ xin mua chịu giấy, Nguyễn Bá cũng cho chịu nên vỡ nợ, phải đi tù. Chuyện ông nhà thơ mở xưởng làm giấy này ở Việt Nam chẳng khác nào chuyện ông nhà văn Banzăc ở bên Tây năm xưa, cũng mở xưởng in, kinh doanh được ít lâu là vỡ nợ, phải đi trốn nợ ở lầu 5 một căn nhà phố xép tại Paris. Sau này chính quyền Paris có mua lại cả căn nhà có phòng Banzăc đã trốn nợ ở đó đề làm bảo tàng Banzăc!

Còn ở nước ta thì hai ông Uỷ viên BCT đều tìm cách can thiệp cho một nhà thơ nổi tiếng vì kinh doanh thua lỗ mà phải đi tù (!) Nhưng ông Sáu Kiệt thì khôn ngoan hơn ông Sáu Phan nhiều. Ông đã đến thăm tù nhân Nguyễn Bá với tư cách một công dân nhưng đang “mặc áo” Thủ tướng, chỉ thăm thôi, không can thiệp gì cả. Vậy mà ít lâu sau Nguyễn Bá được ra tù với nhiều lý do, trong đó lý do chủ yếu là “đã cải tạo tốt”!!!

Kể từ khi Sáu Phan ra Bắc làm quan to, tôi được nghe nhiều thông tin rằng, ông được các vị ở Hà Nội quí mến lắm vì tính tình giản dị, cần kiệm, chan hòa với mọi người, đặc biệt ông Tổng Bí thư Đỗ Mười rất tín nhiệm.

Từ khi biết tôi có quan hệ thân tình với Sáu Phan, cô Tuyết mỗi lần có dịp gặp đều thông tin cho tôi về Sáu Phan. Có lần cô nói, bác Đỗ Mười nhận xét: Thằng Sáu Phan cho vào cối giã nó cũng không chết!

Một lần khác cô lại nói, bác Đỗ Mười bảo: Kỳ này để thằng Sáu Phan làm TBT để khỏi mang tiếng là cứ cái chức TBT phải do thằng Bắc Kỳ nắm!!!

Tôi còn được nghe cố vấn Nguyễn Văn Linh luôn đi vận động cho Sáu Phan lên làm Thủ tướng. Nghe được những chuyện như thế, tôi thấy lo. Được những ông đại bảo thủ, giáo điều, u mê, lú lẫn… như thế mà khen thì chắc là Sáu Phan… hỏng rồi (!). Đúng là “gần mực thì đen” như các cụ ta nói! Nhưng đó là suy luận theo logic, còn biến động của tư duy lại phức tạp. Engel từng nói, mọi sự vật đều biến động liên tục và vận động trong thời gian và không gian, trong các vận động đó, vận động của tư duy là phức tạp nhất.

Nếu ông Sáu Phan lên nắm các chức vụ chủ chốt trong Đảng như ngườ ta dự đoán thì chưa biết là rủi hay may cho đất nước này, cho Đảng Cộng sản này. Tôi nói vậy vì trước Đại hội 8 tôi có ra Hà Nội. Mỗi năm tôi thường ra một lần như thường lệ. Trước khi về tôi có đến thăm Sáu Phan, tôi nói: Ra Hà Nội lâu rồi, trước khi về đến thăm ông Sáu. Sáu Phan nói: Tôi biết ông ra lâu rồi và toàn đến chơi các “thứ dữ”, giờ mới đến chơi tôi.

Thì ra Sáu Phan đã biết tôi ra Hà Nội và đã đi những đâu. Tôi đành “thú nhận”: Tôi vừa đến chơi Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Kiến Giang, Dương Thu Hương… Sáu Phan nói: Thế là tốt. Mai mốt tôi làm việc (ý nói làm lớn hơn) phải nhờ ông làm cầu nối để tôi gặp các vị đó, đối thoại với anh chị em… Ông còn khoe: Tôi là người bảo lãnh để anh Phan Đình Diệu tham gia Mặt trận Tổ quốc, trong khi các vị khác phản đối ầm ầm…

Sáu Phan đã nghĩ đến đối thoại với những người tôi vừa kể trên từ những năm đó, thì không thể xem thường ông ta được (Sáu Phan còn sống đó). Trên chính trường, sự im lặng chờ đợi đôi khi cần thiết hơn là sự bộc lộ quan điểm rõ ràng mà sớm quá. Người Phương Tây có câu ngạn ngữ: “Ai nói đúng sớm quá là sai lầm” (Ceux qui ont raison trop tot, on tort).

Khi ông Sáu Phan thất sủng, bị khai trừ ra khỏi Đảng vì lý do như thông báo của Đảng CSVN đến từng chi bộ, tôi là một trong những người đến thăm ông sớm nhất tại số nhà 14, đường Nguyễn Trãi, Cần Thơ. Ông rất cảm động và còn đưa tôi vào buồng, giới thiệu tôi với bà vợ đang bị bệnh nằm đó: Đây là anh Khải ở Báo Nhân Dân đến thăm tôi!

Sáu Phan ít nghe đài, đọc báo là chủ yếu nên cũng như nhiều người, vẫn đinh ninh tôi ở báo Nhân Dân. Và chính vì sự nhầm lẫn này đang gây cho tôi nhiều chuyện rất vớ vẩn (!) Một lần chín giờ đêm rồi, tôi còn được cơ quan mang đến cho một bao thư to, đề ngoài người gửi là Văn phòng Chính phủ, người nhận là Lê Phú Khải, địa chỉ Báo Nhân Dân. Thấy đúng tên mình, tôi bóc thư ra xem thì nội dung đại ý Văn phòng CP đã nhận được đơn của nhà báo Lê Phú Khải, kiện ông Trương Tấn Sang đã bắt con ông đi nghĩa vụ quân sự không đúng luật v.v…

Tôi biết ngay là người ta lộn tôi với ông Trần Quốc Khải ở báo Nhân Dân nên sáng hôm sau tôi phải phóng xe tới 40 Phạm Ngọc Thạch trao trả lại thư cho báo Nhân Dân. Đến dịp 30-4-1995, sắp kỷ niệm 20 năm ngày thống nhất đất nước, tôi được cử đi phỏng vấn Chủ tịch TPHCM Trương Tấn Sang. Cuộc phỏng vấn xong, ông Sang vỗ vai tôi bảo: Thôi chuyện cũ kiện cáo nhau, bỏ qua nhé! Tôi ngạc nhiên quá và vụt nhớ ra là vụ kiện ông Sang của ông Trần Quốc Khải ở báo Nhân Dân mấy năm trước. Vậy là VPCP cũng gửi cả công văn thông báo vụ kiện cáo đó cho Chủ tịch TP.HCM Trương Tấn Sang. Tôi phải giải thích sự nhầm lẫn này cho ông Sang hay. Cả hai chúng tôi đều cười!

Công bằng mà nói, ông Sang là một người tử tế. Nếu ông nhỏ nhen mà thù ghét tôi thì thiếu gì cách để ông “trị” tôi! Chưa hết, một lần tôi xuống một huyện xa của Sóc Trăng công tác, tối đêm rồi còn có người gõ cửa phòng, yêu cầu tôi hoàn trả lại số tiền tạm ứng… nhận viết một cuốn tiểu thuyết cho huyện mà đã mấy năm không thấy tiều thuyết ra đời! Tôi lại biết ngay là nhầm tôi với ông Trần Quốc Khải…

Còn nhiều chuyện rắc rối do ông Trần Quốc Khải, nổi tiếng là “hâm” trong làng báo VN này gây cho tôi…

***

Chuyến thăm Sáu Phan vừa bị “tai nạn” chính trị đó, tôi thấy ông tỏ ra không buồn rầu, bi quan gì cả, ông chỉ than phiền: Tôi chẳng khai báo gì cả, nó vặn cả răng tôi đây này – Ông chỉ vào hàm răng của mình – Nhà thơ Viễn Phương và nhà văn Sơn Nam bị tù và giam cùng xà lim với tôi, hai vị đó đều là bạn của Phú Khải, thử hỏi hai người đó xem tôi có khai không? Viễn Phương viết thư cho anh Mười (Đỗ Mười – LPK) minh oan cho tôi, thư của hắn còn đem ra phường công chứng chữ ký nữa, trước khi gửi đi Hà Nội.

Tôi suýt bật cười khi nghe Sáu Phan nói: “đem ra phường công chứng chữ ký”. Ở cái thời buổi “kim tiền” này, người ta đi công chứng chữ ký của các đại ca, đại gia… ai mà đi công chứng chữ ký của nhà thơ, vậy nhà thơ có giá thế sao?

Về Sài Gòn rồi, tôi nhân danh chuyên viên của cơ quan, làm giấy mời nhà thơ Viễn Phương đến số 7 Nguyễn Thị Minh Khai, nơi cơ quan tôi đóng để phỏng vấn nhà thơ vể tình hình thơ ca Miền Nam!!! Tôi phải “mở ngoặc” nói rõ về cái chức danh “chuyên viên” của tôi. Không hề có chức danh này ở cơ quan báo chí, chỉ có phóng viên, biên tập viên mà thôi. Nhưng vì lúc đó tôi đã 55-56 tuổi, có tên trên nhiều tờ báo của cả nước, là tác giả của hàng chục đầu sách, được mời đi giảng ở nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, lớp trung học, đại học báo chí… mà ở cơ quan thì viết một cái tin ngắn cũng phải trình cho cấp phó phòng, trưởng phòng duyệt theo qui chế. Kẻ ngồi duyệt được thiên hạ bình luận là trình độ “dân phòng”, nên nó chướng quá. Giám đốc cơ quan thường trú Đài Tiếng nói VN tại TPHCM là Đào Quang Cường lúc đó liền sáng kiến ra chức danh “chuyên viên”. Ông tuyên bố với cơ quan tôi là chuyên viên, làm việc trực tiếp với giám đốc, khi nào giám đốc yêu cầu thì đến, không phải làm việc 8 tiếng ở cơ quan. Thế là tôi được ở nhà để “nghiên cứu”!!!

Phỏng vấn qua loa nhà thơ Viễn Phương, và sau đó không quên gửi ông cái nhuận bút ở mức cao nhất của qui định trả nhuận bút nhà nước ban hành, tôi mới hỏi nhà thơ rất đáng kính này: Tôi nghe nói cái thư anh minh oan cho anh Sáu Phan gửi cho ông Đỗ Mười, anh còn cẩn thận đi công chứng chữ ký Viễn Phương phải không? Viễn Phương trừng mắt qua cặp kính trắng, nói gọn lỏn: Có chứ! Có chứ!!!

Sở dĩ những người như tôi, còn dám “… nán lại cái phút giây cực lạc, để sống thêm ít phút nhọc nhằn trên cõi đời ô trọc này…” (Sêchxpia) là vì còn những người “ngây thơ” như nhà thơ Viễn Phương. Chắc chắn ông Viễn Phương mà đi buôn bán, kinh doanh thì lại vỡ nợ, vô tù hoặc phải đi trốn nợ như ông Nguyễn Bá và ông Banzăc mà thôi!

Từ khi Sáu Phan “về vườn” ở Cần Thơ, tôi thường hay lui tới chơi với ông… Vì thế có lần ông bảo tôi: Ở cái tỉnh Cần Thơ này, nhiều cán bộ bảo tôi chơi thân với Phú Khải, tôi bảo chúng nó… “thì hai thằng ngoài Đảng chơi với nhau là đương nhiên”! (Sáu Phan lúc đó đã bị khai trừ Đảng).

Vậy mà ngày Mùng hai Tết Quí Tỵ 2013 vừa qua, tôi đến chúc Tết… ông còn than với mọi người có mặt lúc đó tại nhà ông: Lúc tôi là Uỷ viên Bộ Chính trị, tôi bảo Phú Khải để tôi giới thiệu Phú Khải vào Đảng, tôi mà giới thiệu thì chi bộ nào nó chả kết nạp, vậy mà Phú Khải không nghe… Bây giờ vẫn là người ngoài Đảng (!).

Thế đó. Sáu Phan là bi hay hài… xin bạn đọc suy xét hộ tôi. Chuyện về Sáu Phan còn dài dòng lắm, nếu tôi là một tiểu thuyết gia, có thể có cả một cuốn truyện bi hài về ông và … cả tôi nữa. Ví như cái thư ông gửi cho tôi năm 1995, được đạo diễn Trần Cương ở Đài Truyền hình VN tự tiện bóc ra, rồi đem đọc cho mọi người nghe, rồi anh ta rêu rao rằng: Ai đời một Uỷ viên BCT đương kim mà lại đi nhờ một thằng ngoài Đảng, ba lăng nhăng như thằng Phú Khải góp ý “nhiều mặt khác cho Đảng”! Cái Đảng này nó đến ngày mạt rồi. Đi rêu rao chán, rồi anh mới đem lá thư đã bóc trả cho tôi. Tôi bảo anh: Theo luật thư từ, nếu tôi kiện, anh phải 6 tháng tù giam! Trần Cương lại nhe răng cười! Trong làng báo ở Sài Gòn ai cũng biết Trần Cương là anh chàng suốt đời bông phèng như thế, dù anh được đào tạo căn cơ ở Liên Xô về báo chí, nói Tiếng Nga như gió. Anh hơn tôi 2 tuổi.

Cái thư Sáu Phan gửi cho tôi từ Hà Nội, dấu bưu điện trên bao bì thư đề ngày 15.4.1995-10000A, nguyên văn như sau:

“Được anh gửi cho bài nói về 20 năm Đồng bằng Sông Cửu long, tôi xem thấy hay, chụp gửi cho các anh lãnh đạo và Tiểu ban chuần bị văn kiện đai hội 8.

Rất cần được anh góp ý nhiều mặt khác cho Đảng.

Chúc anh, gia đình, bạn bè khỏe mạnh. Thân mến”

Ký tên: Sáu Phan

Thủ bút của Nguyễn Hà Phan. Ảnh: LPK

Cái bài nói về “20 năm Đồng bằng Sông Cửu long” như Sáu Phan nhắc đến nó trong thư, tôi đã đưa Báo SGGP đăng dịp 30.4.1995 trong hai số báo ngày 18.4.1995 và 19.4.1995.

Cũng như quan hệ với ông Sáu Kiệt, tôi đi lại với Sáu Phan là nhằm tìm hiểu những vấn đề của ĐBSCL mà 2 ông đều là những cuốn từ điển sống về vùng quê sông nước này.

Với đại đa số nhân dân và những người ngoài Đảng như tôi thì những đấu đá quyền lực nội bộ trong Đảng, người ta ít quan tâm. Vấn đề tôi quan tâm là những người lãnh đạo của đảng cầm quyền khi ở vị trí cao nhất, họ có quan điểm thế nào? Sẽ dẫn dắt đất nước đi về đâu? Nhân dân sẽ được lợi gì trong những chính sách họ ban hành ra?…

Xét từ tiêu chí đó thì việc đánh giá cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Hà Phan còn bỏ ngỏ… Vì ông chưa được “làm việc” như ông đã nói với tôi. Còn những người đã được đảng cầm quyền giao việc, giao nhiệm vụ thì nhân dân đã rõ (!).

Mời đọc: Lời Ai Điếu – Hồi ký Lê Phú Khải

 

Tin nhân quyền ngày 3-8-2019

BTV Tiếng Dân

3-8-2019

Hôm qua 2/8, tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã rời khỏi nhà tù nhỏ ở Trại 5, Thanh Hóa, sau khi thi hành xong bản án 8 năm tù giam. Minh Mẫn bị bắt đầu tháng 8/2011, khi mới 26 tuổi và bị kết án 8 năm tù, 5 năm quản chế, trong vụ án 14 Thanh niên Công giáo. Cùng bị bắt trong vụ án này có mẹ của cô là bà Đặng Ngọc Minh, lãnh án 3 năm tù giam, 2 năm quản chế và anh trai là Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, nhận án treo.

Một bản lĩnh trí thức nữa vừa ra đi

Tương Lai

2-8-2019

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 72

TS Vũ Quốc Tuấn (trái) và GS Đào Xuân Sâm. Ảnh: Tương Lai

Thế là một người anh lớn đáng kính và vô vàn yêu quý của tôi đã ra đi. Dường như tôi đã linh cảm được điều này cách nay mấy tuần khi qua điện thoại anh nói với giọng trầm buồn, ngắt quãng “Hoàng Tuỵ bệnh nặng lắm. Biết thế mà chịu không đến thăm được. Cũng đến cõi cả rồi.

Tôi đã viết về anh trong bài khóc tiễn đưa giáo sư Hoàng Tuỵ, “càng xốn xang hơn khi quãng mấy năm gần đây giáo sư Đào Xuân Sâm hay gọi điện thoại cho tôi để yêu cầu tôi cung cấp tin tức để rồi cùng anh đưa ra những phân tích nhận định. Vị lão tướng ấy, người thay mặt cho tất cả chúng tôi hứa với thủ tướng Võ Văn Kiệt tại buổi chia tay với ông trong ngôi nhà quen thuộc – số 6 đuờng Chùa Một Cột sau khi ông Sáu Dân rời khỏi mọi chức vụ nay chỉ nghe chứ không thể đọc được nữa, đôi mắt của ông đã hỏng vì gặp sự cố sau khi mổ. Ông gọi cho tôi là do thế. Lúc thì mười lăm, hai mươi phút, lúc thì hơn nửa giờ: “Tớ chịu chết không thể đọc gì được về những ‘mênh mông thế sự’ và ‘tin đáng đọc’ cậu gửi hàng tuần, may ra đôi lần có cháu nó đến thì nhờ nó đọc cho, nhưng cũng năm thì mười hoạ thôi, đành phải gọi để nghe thôi vậy”.

Câu chuyện của Trường Sa

Nguyệt Quỳnh

2-8-2019

Khi cuộc đấu tranh giành quyền con người đang xảy ra tại Hồng Kông, khi những tinh hoa của phong trào dân chủ ở xứ sở này đang làm cả thế giới ngưỡng phục, khi hầu hết người VN cũng đang hướng về cuộc đấu trí ngoạn mục của người dân Hồng Kông với tất cả lòng ngưỡng mộ, tôi muốn nhắc với chúng ta về một người con gái của đất nước mình. Ngày hôm nay, ở Trà Vinh có một mái nhà nho nhỏ đang ấm lên vì được đón cô trở về.

Nguyễn Đặng Minh Mẫn trước khi bị bắt. Photo Courtesy

Không có con đường nào dẫn tới dân chủ mà không có những hy sinh. Tôi cũng muốn được sưởi ấm trái tim của chúng ta bằng câu chuyện của cô. Và tôi tin rằng để nói một lời cám ơn đến chị, không gì hơn là chia sẻ lòng biết ơn đó đến với mọi người.

Trong một dịp rất tình cờ, các bạn tù đã gọi tên cô là Trường Sa. Trường Sa, tên một hòn đảo đã mất, đối với nhiều người VN, Trường Sa được đánh dấu bằng nỗi đau, bằng ký ức của một cuộc hải chiến đẫm đầy máu lệ. Nhưng cái tên Trường Sa khi đặt cho người thiếu nữ này, nó đem lại cho chúng ta một niềm hy vọng, nỗi ấm áp, và đầy ắp yêu thương.

Tên thật của cô là Nguyễn Đặng Minh Mẫn. Cô nhỏ người, xinh xắn, nhưng khuất phục được cô là một điều không tưởng. Năm 2011, Minh Mẫn bị bắt cùng với mười ba thanh niên khác. Đây là vụ án lớn nhất vào thời điểm bấy giờ, tất cả đã bị khép với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”. Minh Mẫn là một trong ba người lãnh án nặng nhất. Trước tòa, cô cương quyết không nhận tội, chỉ xin giảm án nhẹ cho mẹ và anh trai. Về phần mình, Mẫn nói: “Với tôi thì không cần thiết, vì những gì tôi làm thì tôi chịu và tôi không cần sự khoan hồng”.

Kết quả, tòa án Nghệ An đã tuyên án Mẫn lên đến tám năm tù!

Vận mệnh, tai ách của đất nước đã áp đặt lên người phụ nữ VN những điều vượt quá sức chịu đựng của họ. Tuy nhiên, tám năm thanh xuân cùng những gì được nghe về Mẫn đã khiến tôi tự hào về cô, về những người phụ nữ của đất nước mình. Niềm tự hào đó có lúc đã làm tôi rơi nước mắt. Có người mẹ nào trên thế giới này phải chịu trói tay, chứng kiến những oan sai của con mình như mẹ của Minh Mẫn, của Phan Kim Khánh, của Trần Hoàng Phúc, … Tôi nhớ tiếng gào khóc của mẹ anh Hoàng Đình Cương bên ngoài phiên xử của con và tôi không khỏi rưng rưng trước sự dũng cảm của chị Huệ, mẹ TNLT Huỳnh Đức Thanh Bình.

Trước bản án khắc nghiệt 10 năm của con trai, chị Huệ đã nhiều đêm mất ngủ. Chị nhớ ánh mắt cương nghị của con, nhớ bàn tay con đặt lên ngực như một lời nguyện thề dấn thân, và chị viết cho con: “Mẹ chỉ muốn xin lỗi con, vì những giọt nước mắt yếu đuối của một người mẹ. Giờ mẹ sẽ đi cùng con trên chặng đường đầy cam go này, yêu nước không có tội con ạ …!”.

Ơi những người mẹ yêu con! Những người mẹ yêu thương cuộc đời của con hơn cả chính bản thân mình. Chính các chị đã cho đất nước này những người con gái, con trai như Mẫn, như Phúc, như Khánh, như Bình, … Chính các chị đang viết nên những giá trị mới cho một xã hội đang khủng hoảng niềm tin này.

Ở vào cái thời điểm của năm 2010, nhắc đến hai chữ Hoàng Sa, Trường Sa là một điều cấm kỵ đối với lãnh đạo cộng sản. Vậy mà, một ngày kia người ta bỗng bắt gặp ba chữ viết tắt HS.TS.VN ở khắp mọi nơi. Ngày ấy, Mẫn là một trong những người đã đóng góp tích cực cho phong trào này. Cô đã đi khắp hang cùng ngõ hẻm, dùng sơn xịt, kẻ chữ, vẽ chữ, rải truyền đơn, …

Ban đầu HS.TS.VN chỉ xuất hiện ở những nơi hoang vắng, nhưng dần dần nó lộ diện ngay cổng trường học, công khai bên góc phố, trên bến xe, nơi tấp nập đông người qua lại. Thoạt đầu, người ta thấy nó ở Bình Dương, rồi lan đến Củ Chi, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Hới, Quảng Bình, Thanh Hoá, Nam Định, Phan Thiết, Ban Mê Thuột, Sài Gòn v.v… Trong những bóng người hàng đêm, âm thầm trên khắp các nẻo đường đất nước, đi viết lên thông điệp khẳng định chủ quyền biển đảo của tổ quốc có cái bóng dáng bé nhỏ của hai mẹ con Mẫn. Gia đình Mẫn có tổng cộng bốn người, thì hết cả ba đã bị bắt. Mẹ, anh trai và cô. Cả ba đều cùng bị kết án với điều “79 BLHS”.

Vào đến trại giam, những tháng đầu tiên, Mẫn đã khiến quản giáo và bạn tù suốt nhiều dãy phòng của trại giam B34 phải nể phục. Ngay từ nhỏ, Mẫn đã rất bám mẹ. Khi biết mẹ cũng bị giam trên lầu, một lần quá nhớ, Mẫn đã viết cho mẹ trên cái bo cơm bằng nhựa hàng chữ: “bé Ty nhớ má wá” (bé Ty là tên ở nhà của cô). Chẳng biết cái bo cơm có luân phiên đến được tay người mẹ hay không, nhưng hàng chữ đã khiến Minh Mẫn bị biệt giam đến 15 ngày. Hết hạn, quản giáo buộc cô phải viết đơn xin tha, nhưng Mẫn không đồng ý. Cô cho rằng họ tùy tiện bắt giam thì phải tự ý thả, cô nhất quyết không làm đơn. Lần lữa hết một tháng, rồi một tháng 10 ngày, cuối cùng quản giáo đành phải thả cô ra.

Tám năm trong tù của Mẫn là tám năm chúng ta nghe về những cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của cô. Năm 2014, nghe tin Trung Cộng đem giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa nước ta. Khi đi lao động, một lần nữa, Minh Mẫn và mẹ đã viết lên nón lá những chữ viết tắt khẳng định chủ quyền biển đảo. Cả hai đã bị quản giáo tịch thu mất nón lá. Tuy nhiên, điều xúc động bất ngờ là những ngày sau đó, họ lại nhìn thấy ba chữ HS.TS.VN được viết trên nón lá của những người bạn tù khác. Rồi có lẽ, để nói lên một lời tri ơn sâu xa nhất đến hai mẹ con, những người bạn tù đã gọi họ bằng cái tên Hoàng Sa và Trường Sa. Mẫn mang tên Trường Sa là từ đó.

Khi bị chuyển ra trại giam ở Thanh Hóa, Minh Mẫn liên tiếp bị kỷ luật. Cứ vài tháng chúng ta lại nghe tin cô tuyệt thực. Năm 2014, cô tuyệt thực hai lần cùng TNLT Cấn Thị Thêu và Hồ Thị Bích Khương để phản đối trại giam cho xây 4 lớp cửa cách ly tù nhân chính trị. Năm 2015, cô tuyệt thực cùng TNLT Tạ Phong Tần để phản đối hành vi tàn bạo, khắc nghiệt của trại giam, … Minh Mẫn đã cho chúng ta thấy rõ một điều SỢ HÃI là thứ vũ khí điều khiển xã hội hiệu quả nhất mà lãnh đạo CS mong muốn. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chưa bao giờ Mẫn trao cho họ thứ vũ khí đó.

Nếu ngày hôm nay bạn chưa dám lên tiếng vì những bất công đang diễn ra quanh mình, nếu bạn còn im lặng trước những án oan sai của người yêu nước, nếu bạn tiếp tục chấp nhận sống với những BOT bẩn, … xin được tặng bạn những con búp bê của Mẫn. Những con búp bê do Mẫn tự tay làm và gởi ra cho mẹ những lần cô được thăm nuôi.

Những con búp bê do TNLT Nguyễn Đặng Minh Mẫn làm khi còn ở trong tù. Ảnh: Tác giả gửi tới

Phải nói là chưa có một thông điệp nào từ nhà tù lại mạnh mẽ, tươi thắm và đáng yêu đến thế. Đó là những con lật đật mặc áo, đội mũ, mang màu cờ vàng của miền Nam VN; những con lật đật mang hình quốc hoa của tổ chức Việt Tân, một tổ chức mà Mẫn tham gia.

Giờ này có lẽ Minh Mẫn đang ngồi trên một chuyến xe đò trở về Trà Vinh. Xin được chào đón Mẫn bằng những bông hoa tươi thắm và xin được khép lại câu chuyện ở đây. Câu chuyện của Trường Sa, một trong những câu chuyện đã làm nên Việt Nam.

Vĩnh biệt Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang

Đoàn Bảo Châu

2-8-2019

Vào năm 2000, trước khi Clinton sang Việt Nam, hồi ấy tôi cộng tác với hãng thông tấn AP (Associated Press) của Mỹ với tư cách là phóng viên ảnh.

Phân xã trưởng gọi điện hỏi tôi có thể giúp một số người bạn một công việc khó khăn không? Tôi chỉ nghĩ “khó khăn” ở đây là đi xa, đi đêm về hôm, nên nhận lời ngay.

Sự thật về cái chết của ông Trần Bắc Hà

LTS: Chúng tôi nhận được bài viết sau đây, cung cấp nhiều thông tin quan trọng về cái chết của ông Trần Bắc Hà, tuy nhiên có một số chi tiết trong bài mà chúng tôi không có điều kiện kiểm chứng. Trong thời buổi trong nước không có tự do thông tin, người dân khó có thể biết được những sự thật mà lẽ ra họ cần phải biết.

Tham nhũng và chống tham nhũng

Dương Quốc Chính

1-8-2019

Tối qua xem chương trình Đối diện của VTV, đại khái nó là chương trình tuyên truyền để phản bác lại truyền thông tự do là mạng xã hội. Chương trình có phỏng vấn 1 số Facebooker lề phải, hay còn gọi là DLV, như thượng tá Minh bên báo QĐND. Các anh đấu tố 1 số KOLs “phản động” như Hiếu gió, Lê Trung Khoa, Thái Văn Đường và Phạm Chí Dũng (không hiểu sao đưa anh này vào chung nhóm với mấy anh em hải ngoại kia?).

Đường sống của loài người: Sử quan nhân đạo

Tạ Dzu

1-8-2019

“Đạo kỷ là sự trông về trước, ngoái về sau, đứng vào lập trường của loài người tìm đường đạo”. (Lý Đông A, Chìa Khoá Thắng Nghĩa)[1].

Lạm bàn về “Chiến lược nhân tài”

Nguyễn Đình Cống

1-8-2019

Trong công cuộc phát triển, VN tuy có đạt vài kết quả về kinh tế, nhưng đã phạm phải một số sai lầm và gặp nhiều bế tắc. Một trong những nguyên nhân chính là “thiếu nhân tài”, đặc biệt là ở cấp chiến lược. Vì thế mà ĐCS loay hoay với việc “Quy hoạch CB”. Gần đây Bộ Nội vụ lại làm đề án “Chiến lược quốc gia về thu hút trọng dụng nhân tài” (gọi tắt là Chiến lược nhân tài).

Chuyện bỏ tù Hà Văn Nam

Nguyễn Lân Thắng

31-7-2019

Công an dàn hàng ngang ngăn cản người dân tham dự phiên tòa xử Hà Văn Nam ở UBND xã Đào Viên, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Photo Courtesy

Tôi có thời gian khá dài đã tìm cách tiếp cận để hiểu và chia sẻ với những nhóm đấu tranh chống BOT bẩn từ nam ra bắc. Tuy vậy hầu như nhóm nào cũng có sự e dè không chỉ với tôi mà còn với anh em hoạt động cũ khác.

Hãy xin lỗi những thanh niên, sinh viên và người dân vì lên án Trung Hoa mà bị tù!

Nguyễn Khắc Mai

31-7-2019

Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc Hội, Chánh án tối cao: Hãy xin lỗi những thanh niên, sinh viên và người dân vì lên án Trung Hoa mà bị tù!

Thảo luận “Văn chương để làm gì?” (1): Nhân 5 năm, đôi điều tâm sự

Văn Việt

Nguyên Ngọc

31-7-2019

Văn Việt: Vừa qua, trên FB có chuyện “lùm xùm” liên quan đến Giải Thơ Văn Việt. Bỏ qua một bên những thái độ thiếu kìm chế, thậm chí mạt sát, quy chụp, nổi lên một vấn đề tưởng chừng như xưa cũ: Văn chương để làm gì?