Thấy gì qua vụ bị “bắt cóc” hay “đầu thú” của ông Trịnh Xuân Thanh?

Blog RFA

Song Chi

3-8-2017

Đơn tự thú của Trịnh Xuân Thanh. Ảnh chụp màn hình.

Thấy gì qua vụ bị “bắt cóc” hay “đầu thú” của ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch phụ trách công nghiệp – thương mại UBND tỉnh Hậu Giang, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC)?

Sự thê thảm của một nền báo chí chính thống bị trói tay

Từ khi có internet, nhất là từ khi facebook phát triển, trở thành kênh trao đổi, chia sẻ thông tin chính của các nhà báo tự do và những người quan tâm đến tình hình chính trị ở VN, chúng ta thấy báo chí chính thống thường xuyên phải chịu thua facebook và báo chí bên ngoài trong việc đưa tin, bình luận về nhiều sự kiện ở VN. Không phải tất cả các nhà báo chính thức đang ăn lương của nhà nước đều kém tài, nhưng ai cũng biết họ đã bị nhà cầm quyền trói tay, trước mỗi sự việc, cái nào được phép nói, cái nào không, khi nào nói và nói như thế nào, tất cả đều được chỉ đạo.

Bang giao Đức – Việt căng thẳng vì tình báo Việt Nam bắt cóc người tị nạn chính trị

Vũ Ngọc Yên

4-8-2017

Lãnh đạo CS Leon Trotsky bị ám sát chết ngày 21/8/1940. Ảnh: Getty

Sau khi nhật báo Tageszeitung (taz) tại Bá Linh có bài viết về một người ti nạn chính trị tên Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, giới truyền thông Đức từ thông tấn xã Đức (DPA) đến các tờ báo lớn như Süddeutsche Zeitung, Frankfurter Allgemeine, Die Welt, Focus, Handelsblatt đồng loạt loan tin vào ngày 2.8.2017 về hành vi gây chấn động trong dư luận Đức và cộng đồng người Việt Nam tại quốc gia này.

Chủ trương bắt cóc để được gì?

Kông Kông

4-8-2017

Hình ảnh mới nhất của ông Trịnh Xuân Thanh trên VTV tối qua. Ảnh chụp màn hình.

Theo phía Đức, ông Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc”, còn theo phía Việt Nam thì ông Trịnh Xuân Thanh về “đầu thú”. Để giải tỏa dư luận chẳng có gì khó. Cứ cho tổ chức họp báo công khai ngay để ông Trịnh Xuân Thanh tự trả lời các câu hỏi. Còn kéo dài thời gian mới tổ chức họp báo (ví dụ nếu có) thì khác. Khác vì trong thời gian dài đó biết bao nhiêu diễn biến âm thầm và rất phức tạp xảy ra ở hậu trường nên chẳng còn ai tin nữa! Và cơ hội đó đã qua rồi.

Việt Nam: Mặt trái của Thiên đường

4-8-2017

Từ sự kiện Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, truyền thông Đức nhìn về Việt Nam bằng ánh mắt khác. Tư liệu trong clip này của hãng tin Đức ZDFheute thực hiện, báo Tiếng Dân lược dịch.

Wolfgang Büttner thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cho biết: “Đối với những nhà báo, sẽ không còn khả năng săn tin, viết bài độc lập nếu họ không chấp nhận nguy hiểm, rủi ro bị tấn công hay bị đưa ra tòa, kết án vì những tội trạng mơ hồ”.

Việt Nam là nước bị cai trị bởi chính quyền độc tài đảng cộng sản. Chúng tôi không khuyên bạn đừng nên đến đó nhưng bạn nên tự tìm hiểu và ý thức rằng nơi bạn đến sẽ không có nhân quyền“.

Trả giá đối ngoại để giải quyết đối nội – Bài toán tất yếu để giải quyết khủng hoảng niềm tin

LTS: Một độc giả vừa gửi tới bài viết của nhà báo Nguyễn Huy Toàn, (thuộc truyền hình Công an Nhân dân), đưa ra quan điểm khác về sự kiện bắt Trịnh Xuân Thanh. Để có thông tin đa chiều, xin được giới thiệu cùng quý độc giả bài viết này:

___

FB Nguyễn Huy Toàn

3-8-2017

Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: internet

Hai hôm nay mạng xã hội nóng rừng rực. Tin Trịnh Xuân Thanh về đầu thú chưa kịp nguội thì bây giờ lại nóng lên với hàng loạt trích dẫn các bài báo, các trang mạng từ nước ngoài, chủ yếu là từ Đức, về việc họ phản kháng và cho rằng lực lượng An ninh Việt Nam đã “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh trên đất nước họ. Nhiều người tải hình ảnh, trích dẫn một vài mẩu tin rồi để đấy, có người bình luận vu vơ vài câu không đầu, không cuối.

Với tôi, điều này không hề bất ngờ, bởi biết rằng để bắt được Trịnh Xuân Thanh là vấn đề không dễ và Bộ Công an, Bộ Ngoại giao cũng thừa biết những vấn đề phức tạp sẽ xảy ra sau khi bắt Trịnh Xuân Thanh ở Đức. Nếu đúng như báo chí Đức đưa tin là Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc” thì cũng không có giải pháp nào tốt hơn là phải chịu trả giá về mặt đối ngoại để giải quyết vấn đề đối nội.

Mạng xã hội nóng vì Trịnh Xuân Thanh ‘lên VTV’

BBC

3-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh “xin lỗi” trong đoạn phim chiếu trong chương trình thời sự của VTV tối 3/8. Ảnh chụp màn hình VTV.

Với nhiều tình tiết mới xuất hiện dồn dập trong những ngày qua, vụ ông Trịnh Xuân Thanh “ra đầu thú” ở Việt Nam tiếp tục làm nóng mạng xã hội Việt Nam, nhất là từ sau khi ông Thanh xuất hiện trong một đoạn phim trong chương trình thời sự của VTV3 tối ngày 3/8.

Các nhà báo, luật sư, facebooker đã có nhiều bài đưa tin và bình luận về vụ án mà nhiều người cho là “như trong phim” này.

Đơn xin tự thú phải được ‘bảo mật tuyệt đối’

Bình luận về ‘đơn xin tự thú’ được VTV3 nói là của ông Trịnh Xuân Thanh trong chương trình thời sự ngày 3/8, Luật sư Lê Công Định viết trên Facebook:

Đức vẫn yêu cầu cho Trịnh Xuân Thanh ‘trở về Đức’

BBC

3-8-2017

Bộ Ngoại giao Đức nhắc lại yêu cầu “để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức” sau khi ông Trịnh Xuân Thanh nói lời “xin lỗi” trong chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tối 3/8.

VTV nói họ đã liên hệ cơ quan an ninh điều tra “để tìm hiểu” và chiếu đoạn phim được nói là quay ngày 31/7.

Được BBC hỏi về phản ứng sau khi VTV đưa tin, Bộ Ngoại giao Đức nói họ không có gì bổ sung ngoài tuyên bố đã ra hôm 2/8.

Luật sư của Trịnh Xuân Thanh hé lộ nhiều tình tiết mới

VOA

Viễn Đông

3-8-2017

Hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh trên Truyền hình Việt Nam tối 3/8. Ảnh chụp màn hình từ clip VTV.

Nữ luật sư đại diện cho ông Trịnh Xuân Thanh ở Đức hôm 3/8 cho VOA Việt Ngữ biết rằng thân chủ của mình từng “lo sợ cho tính mạng” và rằng không có chuyện ông “đầu thú”.

Huy Đức đã lầm…

FB Phùng Anh Kiệt

3-7-2017

Cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, TBT Nguyễn Phú Trọng và Trịnh Xuân Thanh. Ảnh cắt từ clip và internet

Trong vụ Trịnh Xuân Thanh bị tình báo phía Việt Nam tại Đức, bắt và chuyển sang một nước thứ ba, trước khi đưa về Việt Nam khiến quan hệ giữa Đức và Việt Nam căng thẳng. Trong ngày, Đức đã trục xuất đại sứ lẫn tham tán (người được xem là tình báo Việt Nam tại Đức) trong vòng 48 tiếng. Bối cảnh đó, nhà báo Huy Đức nhận định rằng, phản ứng của Đức là đáng tiếc với ngụ ý rằng, hoạt động bắt Trịnh Xuân Thanh ở Đức là hợp lý và cản trở điều đó là sai (*).

Vụ Trịnh Xuân Thanh: ‘Cơ quan tố tụng có đi đến tận cùng sự thật?’

BBC

3-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thành được cho là đang làm thủ tục xin tỵ nạn ở Đức trước lúc “bị bắt cóc”. Ảnh: AFP

Một luật sư ở Sài Gòn nói với BBC rằng nếu có hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh thừa nhận rằng mình đã “đầu thú” để được hưởng tình tiết giảm nhẹ hình phạt thì đây sẽ là “câu trả lời thỏa đáng cho hình ảnh, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”.

Căng thẳng ngoại giao giữa Việt Nam và Đức dấy lên sau khi Bộ Ngoại giao Đức nói với BBC rằng ông Trịnh Xuân Thanh ‘bị bắt cóc’ và yêu cầu nhân viên tình báo Việt Nam rời khỏi Đức trong vòng 48 giờ.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Cộng sản xuất khẩu côn đồ, dân chủ cuội xuất khẩu tư duy cừu sang Đức

Thập Toàn, viết từ CHLB Đức

3-8-2017

Suốt mấy ngày vừa rồi cho đến tận hôm qua, tìm kiếm các thông tin về Trịnh Xuân Thanh (TXT) trên các trang báo mạng của Đức mà không có, ngoại trừ ngày hôm qua có trang Stern.de có vài dòng điểm tin, nhưng thông tin lại giống như điểm lại tin từ báo của CS Hà Nội. Nhưng chiều nay đi làm về, tôi nấu ăn và bật radio lên nghe, đập ngay vào lỗ tai là bản tin thời sự, nhắc đến TXT, nhưng bản tin cũng vẫn nói “được cho là…”

Kiểu gì thì cũng vỗ tay một nửa vì ít nhất một con chuột của cái bình cộng sản cũng đã vào lò nướng. Còn một nửa chỉ được vỗ khi TXT xuất hiện tại tòa. Với những gì CS nói, khó mà tin tưởng được.

Tham nhũng & Thế giới văn minh

FB Huy Đức

3-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Khi Nguyễn Tấn Dũng bị loại tại Đại hội 12, một nhà ngoại giao phương Tây tại Sài Gòn hỏi tôi, “Cô Phượng rồi sao?”. Tôi nói, “Bà nên hỏi cô ấy; nhưng tôi e nước Mỹ và Phương Tây sẽ có thêm nhiều công dân giàu có và tôi muốn lưu ý bà, tiền đấy là xương máu của nhân dân chúng tôi”.

Nếu quả thật, Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc” thay vì bị dẫn độ, phản ứng của Đức là dễ hiểu. Việt Nam chắc chắn có khó xử dù bây giờ họ có thể gửi cho phía Đức những phủ nhận của TXT (bắt cóc thì điều quan trọng nhất là phải có nạn nhân). Tôi không đủ thông tin để bình luận thêm. Chỉ suy nghĩ rất nhiều về điều này. Mấy năm qua tôi tham gia nhiều dự án của các định chế quốc tế giúp VN phòng, chống tham nhũng, bây giờ chính những nơi mong muốn VN thực sự chống tham nhũng đó có khả năng trở thành nơi trú ẩn cho những tên trộm cướp tiền bạc của nhân dân tôi hung hãn nhất.

Hà nội tăng đàn áp bất đồng vì Tổng thống Mỹ ít quan tâm?

VOA

3-8-2017

Phiên tòa xét xử blogger Mẹ Nấm ở tỉnh Khánh Hòa, thứ Năm 29/6/2017. (Vietnam News Agency via AP)

Việt Nam đã tăng cường đàn áp giới bất đồng trong một chiến dịch trấn áp lớn nhất tính từ nhiều năm nay, mà giới hoạt động nói là do thái độ thiếu quan tâm về vấn đề nhân quyền của chính quyền Tổng thống Trump, theo hãng tin Reuters hôm 2/8. Chiến dịch đàn áp leo thang trong thời gian dẫn tới hội nghị APEC sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11 năm nay, có sự tham dự của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Một nhà quan sát tình hình Việt Nam khuyến cáo Hà nội chớ nên phớt lờ vấn đề nhân quyền và dân quyền, vì bất cứ nước nào muốn phát triển lâu dài đều phải chú trọng tới các quyền này.

Thạc sĩ Trần Tuấn Kiệt, giảng viên Trường Cao đẳng Cần Thơ, bị bắt vì điều 258

LTS: Thêm một người bị bắt vì điều 258, Bộ luật Hình sự, lần này là giảng viên trường Cao đảng Cần Thơ, thạc sĩ Trần Tuấn Kiệt. Báo PLTP đưa tin: “Trước đó, ông Kiệt bị Trường CĐ Cần Thơ kỷ luật vì đơn vị cho rằng ông viết bình luận trên Facebook gây ảnh hưởng xấu đến lãnh đạo“. Bài báo không nói ông Kiệt đã viết trên Facebook những gì, gây ảnh hưởng xấu đến lãnh đạo ra sao. Vào Facebook của ông Kiệt cũng không thấy bài viết nào của ông, hay là ông đã viết trên Facebook rồi đã gỡ bỏ?

Bài báo cho biết, nhà chức trách “nhận được đơn tố cáo về ông Kiệt có hành vi đe dọa giết người“, nhưng không nói ông đe dọa ai, bằng hung khí gì. Sau đó báo đưa tin, “xác minh xét thấy Kiệt lợi dụng các quyền tự do của mình xâm phạm đến lợi ích của Trường CĐ Cần Thơ và cá nhân ông Trần Thanh Liêm, Hiệu trưởng trường…“.

Tri ân đến các anh Đài, Lượng, chị Nga và những ai ai

Paulus Lê Sơn

2-8-2017

Nguyễn Văn Đài, Lê Đình Lượng và Trần Thị Nga. Ảnh cắt từ internet

Thấm thoát đã được hai năm tôi bước ra khỏi nhà tù nhỏ sau bốn năm bị cầm tù. Ngày 3 tháng Tám năm 2015 là ngày tôi không thể quên được trước vòng tay yêu thương của các anh chị, bằng hữu khắp nơi đã dang rộng vòng tay đón chờ. Những gương mặt ngày đó, có người tôi đã quen từ trước lúc bị cầm tù, có người mới nhìn thấy lần đầu. Mặc nhiên tất cả đã đem lại hơi ấm cho tôi sau những ngày trong chốn lao tù lạnh lẽo cô đơn.

Có thể đã xảy ra vụ bắt cóc ở Bá-linh: Từ vườn Tiergarten về Việt Nam

Taz/ FB Bạch Nhị Hà

Tác giả: Marina Mai

Dịch giả: Hùng Hà

2-8-2017

Bức ảnh của ông Trịnh Xuân Thanh được cho là đã giúp mật vụ VN tìm ra ông Thanh. Ảnh: internet

Ngay giữa Bá-linh, mật vụ Việt Nam được cho là đã bắt cóc một cựu công chức bị thất sủng. Và rồi người này đã lại xuất hiện – ở Hà Nội.

BERLIN taz | Những người đàn ông vũ trang, dường như thuộc mật vụ Việt Nam, được cho là đã bắt cóc một người Việt Nam vào ngày 23.07.1972. Phát ngôn viên của cảnh sát Bá-linh Winfrid Wenzel đã phát biểu về việc này với taz: “Chúng tôi đang điều tra với lý do nghi ngờ về vụ việc bắt cóc và bắt người tống tiền”. Chi tiết thêm sẽ được biết qua Văn phòng báo chí của Công tố viện Bá-linh.

Tuy nhiên, phát ngôn viên của cơ quan này, Martin Steltner, không muốn phát biểu. Nhưng đài BBC và truyền thông mạng Việt ngữ ở Bá-linh đã đưa tin, có những nhân chứng độc lập người Đức có lẽ đã nhìn thấy vụ bắt cóc và xác nhận với cảnh sát. Theo những lời tường thuật, nhân chứng 51 tuổi này đã bị lôi lên một chiếc xe hơi và được đưa sang một quốc gia châu Âu láng giềng ngay sau đó.

Trịnh Xuân Thanh nên đòi được xử công khai

Blog VOA

Bùi Tín

2-8-2017

Trịnh Xuân Thanh trên báo chí Việt Nam.

Trịnh Xuân Thanh, nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang, nguyên đại biểu Quốc hội, trốn ra nước ngoài tháng 9/2016, bị truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế về tội «làm trái quy định Nhà Nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng», gây nên thua lỗ 3.300 tỷ đồng.

Theo tin của bộ Công an, ngày 31/7 vừa qua, Trịnh Xuân Thanh về nước, ra «đầu thú» tại cơ quan Cảnh sát điều tra tại Hà Nội.

Một tin rất ngắn của bộ Công an được các báo lề phải trong nước đưa lại, không có bình luận, cũng không có chi tiết nào được biết thêm.

Đừng để phải chết chùm!

Blog RFA

VietTuSaiGon

30-7-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng từng nói “Nhìn tổng quan, đất nước có bao giờ được như hôm nay?”. Và nếu mang câu nói này ra mổ xẻ, có vẻ như nó chính xác 100% với hiện tình đất nước. Và cái chữ “được”, chữ then chốt trong câu nói này cũng chính xác 100%.

Được nhìn thấy sự thật, được hiểu biết chính trị, được lo lắng, được cõng nợ, được nổi giận, được im lặng nhìn hàng loạt vấn đề sai trái của nhà cầm quyền, được ăn cá nhiễm độc, được lội bùn đỏ bì bõm, được biểu tình và gào khản cổ kêu đòi công lý trước khi công an gô cổ đánh đập, được đi xe buýt hiện đại trong cách hành xử của người thô lỗ mông muội, được chứng kiến cảnh xe container và cảnh sát giao thông rượt đổi nhau như phim hành động… Có cả hàng ngàn cái được, trong đó, được nhất vẫn là nhìn đồng hồ nợ công nhích dần từ 700 Mỹ kim, rồi 800, 900, và gần đây là 1000 Mỹ kim/đầu người, con số này biến thiên nhanh chóng trong vòng chưa đây 5 năm!

Một bước “tiến” của chế độ khủng bố Kim Jong Un VN

Kông Kông

1-8-2017

Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: internet

Trong bài Chế độ C.H XHCN nghĩa Kim Jong-un VN, nói đến bản chất khủng bố của chế độ Kim Jong Un VN khi Hà Nội dùng những Phan Sơn Hùng công khai vào tận trong phòng của hai phụ nữ đơn thân để tấn công. Dư luận lúc đó sôi nổi một thời gian ngắn rồi cũng đâu vào đấy. Bị quên lãng!

Còn chế độ thì chỉ giải thích vu vơ qua chuyện, cho thấy đó chính là chủ trương nhất quán. Vì thế việc tiếp tục khủng bố, bắt các nhà tranh đấu ôn hòa vẫn ngày một gia tăng, chỉ nội trong tháng Bảy nầy đã có 2 bản án phi nhân và chế độ vừa bắt cóc vừa khủng bố thêm 5 người tranh đấu nữa!

Thả MS Chính, Việt Nam đang cần gì ở Mỹ?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

1-8-2017

USCIRF website giới thiệu hồ sơ Mục sư Nguyễn Công Chính và bà Trần Thị Hồng. Ảnh chụp màn hình.

Với trường hợp chính thể Việt Nam, cơ chế trả tự do cho tù nhân lương tâm luôn là sự khởi đầu cho một mối lợi đặc biệt hay sống còn nào đó của chế độ này.

Ngày 29/7/2017, Mục sư Tin Lành Nguyễn Công Chính, người mà vào năm 2010 đã bị chính quyền Việt Nam xử án tù 11 năm với cáo buộc mơ hồ “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” khi ông giúp đỡ cho các người Tây Nguyên theo đạo Tin Lành và tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo của họ, người đã thường bị ngược đãi và tra tấn trong nhà tù, “bất ngờ” được trả tự do nhưng với điều kiện chưa có gì thay đổi: Mục sư Chính cùng vợ và 5 người con phải lên máy bay “tống xuất” sang Hoa Kỳ.

Chân dung một nữ an ninh tên Yến

FB Phạm Đoan Trang

31-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: báo HNM

Tựa đề này phỏng theo tên ca khúc “Chuyện tình nàng trinh nữ tên Thi” (Hoàng Thi Thơ, sáng tác khoảng năm 1970). Nhưng nhân vật trong bài viết dưới đây thì chẳng có gì lãng mạn, khả ái như nàng Thi, bởi cô ta làm cái nghề mà chúng ta vẫn thường gọi là “an ninh cộng sản”.

Đó là Nguyễn Thị Yến, 38 tuổi, công tác tại A67, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an Việt Nam, và là người “phụ trách” – tức là kiểm soát – tôi và một vài anh em nữa ở Hà Nội.

Đảng cộng sản đang sợ gì?

FB Phạm Đoan Trang

31-7-2017

“Trịnh Bá Phương: ‘Chế độ Cộng sản này sắp sụp đổ rồi'”. Ảnh: internet.

Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an mở rộng chuyên án “Nguyễn Văn Đài và đồng bọn”, bắt thêm 5 người. An ninh TP. Hà Nội mở rộng chuyên án “Vũ Quang Thuận và đồng bọn”, tăng cường vây ráp và triệu tập các thành viên của truyền hình Chấn Hưng Nước Việt.

Bà Nguyễn Tuyết Lan: Tôi đã được ôm con tôi vào lòng!

FB Nguyễn Tuyết Lan

31-7-2017

Bà Tuyết Lan cùng hai cháu ngoại tranh đấu cho con gái bà. Ảnh: internet

Sáng nay, thứ hai 31/07/2017, theo qui định của Trại giam Khánh Hòa tôi lại đi thăm Quỳnh và lòng vừa hy vọng vừa lo âu, không biết có gặp được con gái không. Hy vọng là vì nhớ đến lời hứa của ông Phan Quang Nhẫm, trưởng trại giam Khánh Hòa, sẽ giải quyết cho gặp Quỳnh vào cuối tháng 7 theo qui định. Lo âu vì là đã nhiều lần trong quá khứ, những lời hứa hẹn đã bị thất hứa.

Lần này, hy vọng của tôi đã trở thành hiện thực. Tôi là người đầu tiên được trại giam giải quyết cho tôi được gặp người thân.

Bản lên tiếng của Hội Anh em Dân chủ, phản đối việc bắt giữ bốn nhà hoạt động

Hội Anh em Dân chủ

31-7-2017

Phản đối việc bắt giữ các ông Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển.

Bốn nhà bất đồng chính kiến vừa bị công an CSVN bắt, từ trái, Phạm Văn Trội, Trương Minh Ðức, Nguyễn Bắc Truyển, và Mục Sư Nguyễn Trung Tôn. Ảnh: Facebook

Sáng ngày 30/7/2017, công an Việt Nam ở Hà Nội, Sài Gòn và Thanh Hóa đã đồng loạt bắt giữ các ông Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội và Nguyễn Bắc Truyển. Cả bốn cựu tù nhân lương tâm này đều bị nhà cầm quyền Việt Nam khởi tố theo Điều 79 “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Họ đều là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức XHDS thành lập ngày 24/04/2013.

LS Lê Ngọc Luân: Tôi sẽ gửi thư khẩn cấp cho Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng

FB LS Lê Ngọc Luân

31-7-2017

Thân chủ của LS Lê Ngọc Luân, là người bị đồng đội đánh đập. Ảnh chụp màn hình video clip.

Anh trai của người bị đánh dập tinh hoàn đã trốn được về nhà tối ngày hôm qua. Sau khi được người dân giúp đỡ, một nhà báo quen tôi trên facebook gọi nói có cháu làm taxi, và tôi đã bí mật liên hệ với anh taxi để giúp em. Thời điểm đó, người dân nói, bên trong đã chỉ đạo, đánh kẻng truy bắt nên cần trốn gấp. Tôi sốt hết cả ruột gan, may mắn xe taxi cũng đến đúng lúc, em leo lên xe và đi thẳng về nhà cách đó 200 km.

Nếu bị bắt, có thể em sẽ bị bắt viết và ký vào các tài liệu bất lợi. Sáng nay gia đình lên doanh trại yêu cầu đưa người em về để đi chữa bệnh vì thời gian nghĩa vụ đã hết. Không biết đơn vị có cho không.

Em gái đòi công lý cho anh trai đã bị giết chết

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP

Kính gửi:         

– Bộ Công An

– Quý tổ chức bảo vệ quyền con người.

– Quý cơ quan ngôn luận, báo chí, đài phát thanh. 

Tôi là Phạm Thị An. Năm sinh: 1992. Nghề nghiệp: buôn bán. Chỗ ở hiện tại: khối 1, phường Vinh Tân, TP Vinh, Nghệ An. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: xóm 8, xã Hưng Phúc, Hưng Nguyên, Nghệ An.

Tôi làm đơn này để kêu cứu khẩn cấp về việc anh trai tôi là Phạm Văn Đồng bị giết hại tại khối Châu Hưng, phường Vinh Tân, TP Vinh, Nghệ An.

Bốn nhà hoạt động bị bắt

Bộ Công an

30-7-2017

Mục sư Nguyễn Trung Tôn. Ảnh: internet

Ngày 30/7/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 06 bị can trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” xảy ra tại Hà Nội và một số địa phương khác.

Nghệ An đồng loạt thắp nến cầu nguyện cho ông Lê Đình Lượng

Tâm Ngọc

29-7-2017

Nghệ An – Chiều tối ngày 29 tháng Bảy năm 2017,  tại Giáo xứ Vĩnh Hoà diễn ra thánh lễ cầu nguyện cho cầu nguyện cho ông Lê Đình Lượng bị nhà cầm quyền Nghệ an bắt hôm 24 tháng Bảy. Cùng thời điểm nhiều Giáo xứ tại Giáo phận Vinh đồng loạt thắp nến cầu nguyện cho ông Lê Đình Lượng, và cho công lý, hòa bình, cho những tù nhân lương tâm đang bị cầm tù.

Thử tìm hướng đi mới cho vụ “đánh” GS Ngô Bảo Châu

Nguyễn Hoa Lư

29-7-2017

GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: internet

Tuần báo Văn Nghệ thành phố HCM ngày 26 tháng 7 vừa qua có bài với có tiêu đề đanh thép như một lời tuyên án “Ngô Bảo Châu trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình”. Ngay lập tức, cả tác giả An Chiến và bổn báo đã hứng chịu một trận cuồng phong của sự giận dữ kinh miệt trong cộng đồng mạng. Một tờ văn chương sang trọng như vậy mà sao lại cho đăng một bài viết đầy những lời lẽ chửi bới, lăng nhục, hằn học, đe dọa theo cách giang hồ như vậy?

Tuyên bố của Đặc ủy Nhân quyền Bärbel Kofler về việc kết án bà Trần Thị Nga 9 năm tù

German Embassy Hanoi

28-7-2017

Hình ảnh phiên tòa xử bà Trần Thị Nga. Ảnh chụp màn hình clip TTXVN

Tuyên bố của Đặc ủy Nhân quyền Bärbel Kofler về việc kết án 9 năm tù đối với nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga

Về bản án dành cho nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam Trần Thị Nga, hôm qua ngày 27.7, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Bà Bärbel Kofler, đã tuyên bố như sau:

‘‘Tôi thấy bàng hoàng trước việc bà Trần Thị Nga bị một tòa án tại Việt Nam tuyên phạt mức án rất nặng là 9 năm tù giam. Bà Nga đã sử dụng các biện pháp ôn hòa để đấu tranh chống tham nhũng và sự tùy tiện cũng như tranh đấu cho dân oan, quyền của người lao động và bảo vệ môi trường. Sự cống hiến của bà đã được tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên dương nhân ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay.